TH1. Điều lệ công ty hợp danh ABC có một số nội dung như sau: 1 - Các thành viên hợp danh đều là người đại diện theo pháp luật của công ty Theo mục b,c khoản 1 điều 134 và khoản 1 điều 137 – Điều lệ này hợp pháp. Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó.
Ebook.VCU – www.ebookvcu.com PHẦN TÌNH HUỐNG. TH1. Điều lệ công ty hợp danh ABC có một số nội dung như sau: 1 - Các thành viên hợp danh đều là người đại diện theo pháp luật của công ty Theo mục b,c khoản 1 điều 134 và khoản 1 điều 137 – Điều lệ này hợp pháp. Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật và tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Mọi hạn chế đối với thành viên hợp danh trong thực hiện công việc kinh doanh hằng ngày của công ty chỉ có hiệu lực đối với bên thứ ba khi người đó được biết về hạn chế đó. 2 - Các thành viên hợp danh có quyền thảo luận và biểu quyết các vấn đề quản lý công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp vào công ty. Vấn đề này luật cho phép thỏa thuận. Điểm A khoản 1 điều 134 luật doanh nghiệp 2005 quy định về quyền thảo luận và biểu quyết, => nội dung này hợp lệ. 3 - Các thành viên hợp danh hưởng lãi và chịu lỗ theo nguyên tắc ngang nhau, không phụ thuộc vào tỷ lệ phần vốn góp trong công ty. Thành viên hợp danh là thành viên chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty hợp danh.Việc hưởng lãi và chịu lỗ là tùy vào sự thỏa thuận giữa các thành viên và có thể được quy định trong điều lệ công ty, pháp luật không hạn chế sự thỏa thuận này Điều e, g điều 1 khoản 1 điều 134. Lãi khoản 1e. Điều này hợp pháp. 4 - Các thành viên góp vốn có quyền tham gia thảo luận và biểu quyết về tất cả các công việc của công ty, Vấn đề này luật cho phép điều lệ quy định khác. Việc cho phép thành viên góp vốn biểu quyết tất cả các vấn đề của công ty sẽ làm việc sử dụng vốn hiệu quả hơn, và việc đầu tư vốn vào công ty sẽ hấp dẫn hơn. Theo Điểm khoản 1 điều 144 Luật Doanh nghiệp 2005 Điều này không hợp pháp do trái luật. Yêu cầu: Nhận xét về các nội dung trên trong Điều lệ của công ty hợp danh ABC ??? TH2. A, B, C là những người không bị cấm thành lập doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành, có nhu cầu cùng góp vốn thành lập một công ty để kinh doanh. Nguyện vọng của họ là công ty được thành lập phải đáp ứng những yêu cầu sau: - Có tư cách pháp nhân, có con dấu và trụ sở giao dịch - Chế độ trách nhiệm tài sản có khả năng hạn chế được rủi ro cho các thành viên - Các thành viên có thể hạn chế đợc người bên ngoài công ty thâm nhập vào công ty để trở thành thành viên của công ty. - Có điều kiện thuận lợi (về mặt pháp lý) trong việc huy động vốn Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Yêu cầu: Anh (chị) hãy lựa chọn cho A, B, C loại hình công ty thích hợp theo pháp luật hiện hành và giải thích tại sao? Giải quyết tình huống: 3 Thành viên : -> loại trừ cty tư nhân và Cty TNHH 2 thành viên. - Có tư cách pháp nhân, có con dấu và trụ sở giao dịch => có thể là công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần - Chế độ trách nhiệm tài sản có khả năng hạn chế được rủi ro cho các thành viên => loại bỏ công ty hợp danh - Các thành viên có thể hạn chế đợc người bên ngoài công ty thâm nhập vào công ty để trở thành thành viên của công ty. => loại bỏ công ty cổ phần, lý do: chỉ cần nắm cổ phần của công ty CP đã trở thành cổ đông của công ty.Việc công ty cổ phần bán cổ phần để huy động vốn là điều tất yếu. - Có điều kiện thuận lợi (về mặt pháp lý) trong việc huy động vốn => chứng minh dù khả năng huy động vốn của công ty THHH 2 thành viên trở lên không tốt bằng CTCP nhưng về mặt pháp lý thì vẫn có thể huy động vốn thuận lợi. Các hình thức huy động vốn của công ty THHH - Vay vốn - Phát hành giấy từ có giá Kết Luận: Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thỏa mãn tốt nhất yêu cầu của các nhà đầu tư. Công ty trách nhiệm hữu hạn TH3. Ngày 20/08/2006 ông Nguyễn Minh- Trưởng phòng kế hoạch công ty TNHH xây lắp và sản xuất vật liệu xây dựng Thiên Tâm (bên A) đã gặp ông Lê Bình- Giám đốc công ty TNHH thương mại An Bình (bên B) để ký hợp đồng số 05, theo đó bên A sẽ bán cho bên B 200 tấn xi măng PCB30 Bỉm Sơn. Tại điều 10 của bản hợp đồng có ghi rõ: " Hai bên cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có gì khó khăn, vướng mắc hai bên sẽ cùng nhau bàn bạc giải quyết. Bên nào vi phạm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trung tâm trọng tài X là nơi giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này." Trên thực tế bên A đã thực hiện việc giao hàng theo đúng thoả thuận trong hợp đồng nhưng bên B đã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo thoả thuận trong hợp đồng. Sau nhiều lần yêu cầu bên B phải thanh toán tiền hàng mà không nhận được phản hồi của bên B nên bên A đã nộp đơn khởi kiện bên B đến Trung tâm trọng tài X. Ngày 25/12/2006 Trung tâm trọng tài X đã thụ lý đơn kiện của bên A và sau đó gửi bản sao đơn kiện cho bên B. Ngay sau đó bên B đã có ý kiến phản đối thẩm quyền giải quyết của Trung tâm trọng tài X vì họ đã chứng minh vào thời điểm ký kết hợp đồng số 05 (ngày 20/08/2006) ông Nguyễn Minh không được giám đốc bên A uỷ quyền nên ông Minh không Ebook.VCU – www.ebookvcu.com phải là đại diện hợp pháp để ký hợp đồng số 05. Do vậy hợp đồng số 05 bị vô hiệu và đương nhiên thoả thuận trọng tài tại điều 10 của bản hợp đồng này cũng bị vô hiệu. Theo anh (chị) Trung tâm trọng tài X có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng số 05 không? Vì sao? Giả sử hợp đồng có hiệu lực pháp luật, hãy xác định trách nhiệm pháp lý của bên B trong hợp đồng nói trên. Giải quyết tình huống: Theo điều 127 BLDS Hợp đồng được coi là có hiệu lực khi thỏa mãn điều 122 BLDS Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự; b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện. 2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định. Hợp đồng này có hiệu lực do sự đồng y’ của cả bên bán và bên mua. ( 1 bên đã giao hàng, và 1 bên dù biết đại diện không hợp pháp nhưng vẫn ky’ ). Vậy dù có vấn đề về đại diện nhưng giao dịch vẫn tồn tại. Giải quyết vấn đề đại diện của hợp đồng. Điều 145 BLDS: Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện : 1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người đại diện hoặc người được đại diện đồng ý. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện phải thông báo cho người được đại diện hoặc người đại diện của người đó để trả lời trong thời hạn ấn định; nếu hết thời hạn này mà không trả lời thì giao dịch đó không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, nhưng người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện. 2. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch. Áp dụng khoản 1 điều 145 thì công ty A đã biết và phải biết về hợp đồng đã ký. Công ty An Bình có thể ra quyết định chấp nhận hợp đồng đã ký giữa người không có quyền đại diện với bên B. Do đó hợp đồng vẫn tiếp tục có hiệu lực và được thực thi. Áp dụng khoản 2: Trong thủ tục ký kết hợp đồng chắc chắn ông Nguyễn Minh Phải nêu rõ chức danh của mình (Trưởng phòng kế hoạch công ty TNHH xây lắp và sản xuất vật liệu Ebook.VCU – www.ebookvcu.com xây dựng Thiên Tâm) và không có văn bản chứng minh việc được ủy quyền đại diện. Vậy bên B thuộc trường hợp biết hoặc phải biết về việc công Nguyễn Minh không có thẩm quyền đại diện nhưng vẫn tham gia ký kết hợp đồng. Do đó bên B không có quyền đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự. *Trách nhiệm pháp lý của bên B nếu hợp đồng có hiệu lực ? • Hoàn thành hợp đồng • Bồi thường thiệt hại nếu có ( nếu bên A chứng minh được là có thiệt hại thực tế ) • Nộp tiền phạt hợp đồng nếu có TH4. An, Bình, Chương và Dung quyết định thành lập Công ty TNHH Phương Đông với ngành nghề mua bán thuỷ sản, vật tư ngành thuỷ sản vốn điều lệ 1 tỷ VND. Phòng DKKD tỉnh P đã cấp GCN DKKD cho Công ty Phương Đông vào 07/2006. Trong cơ cấu góp vốn do các thành viên Công ty thoả thuận thông qua thì Anh góp 200 tr tiền mặt (chiếm 20% VDL), Bình góp vốn là chiếc xe ô tô được các bên thoả thuận định giá là 200 tr (20%VDL), Chương góp vốn là kho bãi kinh doanh, các vật tư, thiết bị phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty và được các bên thoả thuận định giá là 500 tr (50%VDL), Dung góp vốn bằng tiền mặt 100 tr (10% VDL). Theo Điều lệ của Công ty do các bên nhất trí thông qua thì Chương làm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Bình làm giám đốc và An làm Phó Giám đốc Công ty. Điều lệ Công ty qui định Giám đốc là người đại diện theo PL của công ty. Các nội dung khác của bản Điều lệ tương tự như các quy định của Luật Doanh nghiệp. Sau khi Công ty hoạt động được một năm thì xảy ra những bất đồng giữa Chương và Bình. Với tư các là Chủ tịch Hội đồng thành viên và là người có vốn nhiều hơn, Chương đã ra một quyết định cách chức Giám đốc Công ty của Bình và bổ nhiệm An làm Giám đốc Công ty thay thế. Không đồng ý với quyết định trên, Bình vẫn tiếp tục giữ lại con dấu. Sau đó, với danh nghĩa công ty Phương Đông, là người đại diện theo PL, Bình ký hợp đồng vay trị giá 700 tr VND với Công ty Trường Xuân. Theo hợp đồng, Công ty Trường Xuân đã chuyển trước số tiền 300 tr VND cho Công ty Phương Đông (tổng giá trị còn lại của Công ty Phương Đông theo sổ sách kế toán tại thời điểm này là 1,2 tỷ VND). Tuy nhiên, toàn bộ số tiền này đã được Bình chuyển sang một tài khoản cá nhân của mình. Chương nộp đơn kiện Bình ra Toà yêu cầu Bình hoàn trả số tiền 300 tr VND, bồi thường các thiệt hại do Bình gây ra cho Công ty. Công ty Trường Xuân cũng nộp đơn kiện ra Toà yêu cầu Công ty Phương Đông phải hoàn trả số tiền 300 tr mà Công ty đã cho vay, bồi hoàn những thiệt hại cho Công ty Trường Xuân do Công ty Phương Đông vi phạm hợp đồng. Theo anh (chị): Thoả thuận góp vốn, chỉ định các chức danh, đại diện theo pháp luật của công ty khi thành lập doanh nghiệp có hợp pháp không? Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Quyết định cách chức Giám đốc công ty và bổ nhiệm Giám đốc mới của Chủ tịch Hội đồng thành viên có hợp pháp không? Thủ tục miễn nhiệm, bổ nhiệm Giám đốc trong công ty TNHH như thế nào? Hợp đồng mà Bình ký nhân danh công ty có hiệu lực không? Ai là người phải thanh toán nợ và bồi thường thiệt hại trong trường hợp trên? Rút ra bài học kinh nghiệm Giải quyết vấn đề Thoả thuận góp vốn, chỉ định các chức danh, đại diện theo pháp luật của công ty khi thành lập doanh nghiệp là hợp pháp. Về việc cách chức giám đốc, bổ nhiệm giám đốc mới của chủ tịch hội đồng thành viên là vi phạm pháp luật căn cứ theo điều 47 và điều 49 luật Doanh nghiệp thì chủ tịch hội đồng thành viên không có quyền cách chức, bổ nhiệm giám đốc. Việc cách chức và bổ nhiệm giám đốc thuộc thẩm quyền của Hội đồng Thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên chỉ có quyền thay mặt hội đồng thành viên để ký các quyết định này. Do quyết định cách chức giám đốc không có hiệu lực pháp luật nên Bình có đầy đủ tư cách để nhân danh công ty ký hợp đồng vay vốn với công ty Trường Xuân. Nhận xét yêu cầu của Chương: Yêu cầu Bình hoàn trả khoản tiền 300 triệu là hợp lý. nếu Bình không hoàn trả có thể bị yêu cầu khởi tố hình sự Hợp đồng mà Bình ký là có hiệu lực nên người phải thanh toán nợ và bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng là Công ty Phương Đông. Pháp luật quy định việc bồi thường trước tiên thuộc về công ty (pháp nhân) là để bảo đảm quyền lợi cho các bên liên quan. Sau đó các thiệt hại đối với công ty do các thành viên gây ra sẽ được xử lý nội bộ. Bài học kinh nghiệm: Chủ tịch hội đồng thành viên chỉ được ra quyết định cách chức và bổ nhiệm giám đốc mới sau khi đã có đủ sự đồng ý trong Hội đồng thành viên. Sau khi có quyết định cách chức giám đốc cần thu hồi con dấu và thông báo rộng rãi TH 5. Vương, Hùng, Thu cùng góp vốn thành lập Công ty TNHH Lửa Việt chuyên sản xuất, kinh doanh gas và các loại khí đốt với số VDL là 5 tỷ đồng. Thủ tục thành lập Công ty được tiến hành theo qui định của Luật Doanh nghiệp. Trong thoả thuận góp vốn do các thành viên nhất trí thì Vương góp 1 tỷ đồng tiền mặt ( 20%VDL), Hùng góp vốn 3 tỷ đồng (60% VĐL) trong đó phần vốn là mặt bằng, nhà xưởng và một số thiết bị sản xuất được các thành viên thoả thuận định giá 2 tỷ đồng, 1 tỷ đồng bằng tiền mặt. Thu góp 1 tỷ đồng bằng tiền mặt (20% VDL). Theo Điều lệ của Công ty thì Vương là Giám đốc, Hùng là Chủ tịch Hội đồng thành viên và cũng là người đại diện theo PL của công ty. Các nội dung khác của bản Điều lệ tương tự như các quy định của Luật Doanh nghiệp. Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Sau khi Công ty được cấp GCN DKKD, do Hùng không có đủ vốn góp bằng tiền mặt nên Hùng đã nhượng lại phần vốn góp của mình là 1 tỷ đồng bằng tiền mặt cho Liên. Hùng cho rằng mình là Chủ tịch Hội đồng thành viên, là người đại diện theo PL của Công ty và lại là người góp vốn nhiều nhất nên Hùng đã không thông báo trước việc chuyển nhượng vốn góp của mình cho hai thành viên còn lại. Hùng đã lập một hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp, trong đó Hùng vừa ký nhận với tư cách là người chuyển nhượng vốn vừa với tư cách là người đại diện theo PL của Công ty xác nhận việc chuyển nhượng này. Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng của Nhà nước. Công ty hoạt động được một thời gian thì giữa các thành viên Công ty xảy ra những bất đồng sâu sắc về vấn đề vốn góp và tỷ lệ phần vốn góp. Vương kiện Hùng ra Toà không thừa nhận phần vốn góp của Hùng vì cho rằng tất cả mặt bằng, nhà xưởng vẫn mang tên Hùng, Hùng chưa thực hiện việc chuyển quyền sở hữu các tài sản này cho Công ty. Trong đơn kiện của mình Vương yêu cầu Toà bác tư cách thành viên của Liên vì cho rằng việc chuyển nhượng vốn của Hùng và Liên là bất hợp pháp. Trong đơn kiện lại, Hùng cũng không thừa nhận phần vốn góp bằng tiền mặt của Vương vì chưa có chứng cứ gì chứng minh Vương đã tiến hành góp vốn cho Công ty. Đưa ra chứng cứ chứng minh phần vốn góp của mình, Hùng xuất trình hợp đồng xây dựng nhà xưởng với Công ty xây dựng Thanh Bình trong đó Công ty TNHH Lửa Việt là một bên đứng tên trong hợp đồng này, ngoài ra Hùng còn xuất trình bộ giấy tờ hoàn công các hạng mục nhà xưởng của công ty Lửa Việt do Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh cấp. Dựa trên những cơ sở này, Hùng cho rằng đây là những chứng cứ chứng minh cho phần vốn góp của mình. Còn Vương cho rằng mình đã góp đủ 1 tỷ vốn bằng tiền mặt cho Công ty Lửa Việt, đưa ra bằng chứng bằng việc xuất trình tờ Phiếu thu trong đó Vương tự nộp và tự xác nhận phần vốn đã nộp của mình. Theo anh (chị): Việc chuyển nhượng vốn góp sau khi Công ty được cấp GCN DKKD của Hùng có hợp pháp không? Các chứng cứ về việc góp vốn của Hùng, Vương có đủ để đảm bảo tính xác thực của phần vốn góp không? Liên có thể trở thành thành viên của Công ty Lửa Việt trong trường hợp nào? Rút ra bài học kinh nghiệm Giải quyết vấn đề: Theo luật Doanh nghiệp 2005 trong trường hợp Hùng không có đủ vốn góp thì sẽ có các hướng giải quyết sau đây: • Một hoặc một số thành viên nhận góp đủ số vốn chưa góp; • Huy động người khác cùng góp vốn vào công ty; • Các thành viên còn lại góp đủ số vốn chưa góp theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty. Việc chuyển nhượng phần vốn góp có căn cứ lại điều 38 luật Doanh nghiệp, và được thực hiện theo quy định tại điều 44 luật Doanh nghiệp. (ở đây không rơi vào trường hợp của điều 43, 45) Theo đó việc Hùng tự động chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty của Ebook.VCU – www.ebookvcu.com mình cho Liên mà không có ý kiến của các thành viên khác là sai. Việc chuyển nhượng này có thể bị hủy bỏ. Vậy yêu cầu của Vương tại tòa là có căn cứ pháp lý. Về vấn đề góp vốn của Vương, Hùng vào công ty: Các bằng chứng mà Vương, Hùng đưa ra là không thuyết phục. Văn bản có hiệu lực để chứng minh phần vốn góp của Vương vào công ty là: giấy chứng nhận phần vốn góp quy định tại khoản 4,5 điều 39 luật doanh nghiệp, Theo đó "4. Tại thời điểm góp đủ giá trị phần vốn góp, thành viên được công ty cấp giấy chứng nhận phần vốn góp. Giấy chứng nhận phần vốn góp có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty; b) Số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; c) Vốn điều lệ của công ty; d) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với thành viên là tổ chức; đ) Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên; e) Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp; g) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty. 5. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị rách, bị cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp." Vậy để chứng minh được phần vốn đã góp vào công ty thì Vương,Hùng phải có sự thỏa thuận với các thành viên khác và đánh giá lại giá trị các công việc đã thực hiện, các chi phí do Vương bỏ ra. Đối với Hùng, yêu cầu trước tiên là phải hoàn tất thủ tục chuyển giao quyền sử dụng bất động sản như đã cam kết . Ở đây Tòa sẽ không đứng ra để xác định phần vốn góp của Vương và Hùng Tại công ty (vì không có yêu cầu xác định) Tòa không thừa nhận việc Vương, Hùng đã góp đủ vốn vào công ty và yêu cầu các bên phải hoàn tất thủ tục góp vốn. Liên chỉ có thể trở thành thành viên của công ty trong trường hợp các thành viên còn lại trong công ty mua lại vốn của Hùng và Hùng đồng ý bán phần vốn còn thiếu cho Liên. TH 6.Ngày 8/8/2002, doanh nghiệp tư nhân Trường Lâm (địa chỉ tại 113 Hà Huy Giáp, phường Thạch Lộc, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh do bà Lê Kim Lan là chủ doanh nghiệp) ký hợp đồng mua bán máy chế biến gỗ với Công ty TNHH Gia công gỗ Việt Nam (tên giao dịch Vinawood; trụ sở chính đặt tại 152 Nguyễn Thị Tần, Phường 2 quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh). Trong hợp đồng các bên thoả thuận như sau: (1) Doanh nghiệp tư nhân Trường Lâm (Bên bán) bán cho Công ty TNHH Gia công gỗ Việt Nam (Bên mua) ba máy chế biến gỗ với giá như sau: Ebook.VCU – www.ebookvcu.com - 1 máy chà nhám 9 tấc, 2 trục (model DW-37RP) giá 11.000 USD - 1 máy rong ghép (model RL03030 giá 5.000 USD - 1 máy chép hình ngoài (model KL-36) giá 5.900 USD Thuế giá trị gia tăng (5%): 1.095 USD. Tổng giá trị hợp đồng là 22.995 USD (2) Các máy trên là hàng mới 100% do Đài Loan sản xuất. (3) Thời gian giao hàng vào ngày 12/8/2002. Địa điểm giao hàng là kho của doanh nghiệp tư nhân Trường Lâm. (4) Việc thanh toán được thực hiện bằng tiền đồng Việt Nam theo giá USD bán ra của Ngân hàng ngoại thương Thành phố Hồ Chí Minh tại thời điểm thanh toán. Tiền hàng được thanh toán làm 4 đợt: - Đợt 1: Ngay sau khi ký hợp đồng, bên mua phải thanh toán 140 triệu đồng, tương đương 9.000 USD - Đợt 2: Thanh toán tiếp 4.797 USD vào ngày 8/9/2002. - Đợt 3: Thanh toán tiếp 4.500 USD vào ngày 8/10/2002. - Đợt 4: Thanh toán nốt số tiền còn lại vào ngày 8/11/2002. Nếu Bên mua chậm thanh toán trong 3 ngày, kể từ thời điểm phải thanh toán theo thoả thuận thì Bên bán được quyền thu hồi máy mà không phải hoàn trả số tiền đã được thanh toán trước đó. (5) Bên bán có nghĩa vụ bảo hành máy 6 tháng, kể từ ngày giao hàng. Bên bán có nghĩa vụ lắp đặt, vận hành thử và hướng dẫn Bên mua sử dụng máy. Sau khi ký hợp đồng, Bên mua đã thanh toán cho Bên bán 140 triệu đồng. Bên bán đã lắp đặt, vận hành thử và bàn giao 3 máy chế biến gỗ cho Bên mua. Việc bàn giao này được thể hiện qua 3 biên bản nghiệm thu có đầy đủ chữ ký xác nhận của các bên. Ngày 8/9/2002, Bên mua thanh toán tiếp cho Bên bán số tiền tương đương 1.505 USD sau đó không tiếp tục thanh toán như quy định trong hợp đồng. Khi được Bên bán đốc nợ, Bên mua nhiều lần gửi công văn ghi nhận nghĩa vụ thanh toán và cam kết các thời điểm cụ thể để thanh toán đầy đủ tiền hàng cho Bên bán, nhưng đến các thời điểm này, Bên mua vẫn không thanh toán tiền hàng. Ngày 08/01/2003, Bên bán khởi kiện Bên mua tại Toà án với các yêu cầu 1. Buộc Công ty TNHH Gia công gỗ Việt Nam thanh toán số tiền còn thiếu theo hợp đồng là 13.490 USD. 2. Phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán tính theo lãi suất quá hạn áp dụng cho ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng Ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh, từ 8/9/2002 đến ngày nộp đơn là: 12.490 USD x 0,5%/tháng x 4 tháng = 249,8 USD. Tình tiết bổ sung Trên cơ sở đơn khởi kiện, Toà án đã thụ lý vụ án. Trong thủ tục đối chất, đại diện các bên đều thừa nhận các nội dung của hợp đồng mua bán máy và số tiền máy còn chưa thanh toán. Đại diện Công ty TNHH gia công gỗ Việt Nam giải thích việc chậm thanh toán của mình là do cả 4 máy trên trong quá trình hoạt động đều hay trục trặc, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty và gây nhiều thiệt hại cho Công ty. Đồng thời, đại diện Công ty Gia công gỗ Việt Nam yêu cầu Toà án buộc Bên bán phải nhận lại máy, trả lại toàn bộ Ebook.VCU – www.ebookvcu.com số tiền đã thanh toán và bồi thường cho Công ty các thiệt hại phát sinh do máy bị trục trặc là 100 triệu đồng. Tình tiết bổ sung Do các bên bất đồng quan điểm về chất lượng máy chế biến gỗ, Toà án đã trưng cầu giám định. Kết luận giám định của Trung tâm đo lường chất lượng 2 cho thấy máy móc trong tình trạng hoạt động tốt. Đại diện Bên bán tham gia tố tụng có văn bản thay đổi nội dung khởi kiện, theo đó bên nguyên đơn đề nghị Toà án buộc Bên mua phải hoàn trả lại toàn bộ 3 máy chế biến gỗ. Bên mua chấp nhận trả lại máy nhưng yêu cầu Bên bán phải trả lại số tiền đã thanh toán. Bên bán không chấp nhận và viện dẫn Điều (4) của hợp đồng: "Nếu Bên mua chậm thanh toán trong 3 ngày, kể từ thời điểm thanh toán theo thoả thuận thì Bên bán được quyền thu hồi máy mà không phải hoàn trả số tiền đã được thanh toán trước đó". Bên bán cho rằng số tiền này phải được coi là chi phí bồi thường thiệt hại khấu hao mà Bên mua lại chấp nhận thanh toán đầy đủ tiền hàng và tiền phạt do chậm thanh toán. Bằng các kiến thức đã học, anh (chị) hãy giải quyết vụ kiện trên. Vụ kiện này đã được rút lại như sau: Xác định hợp đồng tron vụ việc là hợp đồng thương mại, trong đó: Công ty VinaWood đã ký họp đồng trong đó có điều khoản quy định "Nếu Bên mua chậm thanh toán trong 3 ngày, kể từ thời điểm phải thanh toán theo thoả thuận thì Bên bán được quyền thu hồi máy mà không phải hoàn trả số tiền đã được thanh toán trước đó." Sau đó công ty VinaWood đã hoãn việc thanh toán mà không đưa ra lý do trong các công văn hồi đáp văn bản đốc nợ của bên bán. Tiếp theo khi bị kiên ra Tòa , bên mua (Vinawood) đã đưa ra lý do là "cả 4 máy trên trong quá trình hoạt động đều hay trục trặc, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty và gây nhiều thiệt hại cho Công ty". Đánh giá lý do của bên Vinawood đưa ra là vô lý vì: • Bên bán đã lắp đặt, vận hành thử và bàn giao 3 máy chế biến gỗ cho Bên mua. Việc bàn giao này được thể hiện qua 3 biên bản nghiệm thu có đầy đủ chữ ký xác nhận của các bên. • Thứ hai tính tới ngày khởi kiện, sản phẩm vẫn trong thời hạn bảo hành (Thời hạn bảo hành là 6 tháng tính từ ngày 12/08/2002) do đó nếu các thiết bị thường xuyên bị hỏng thì bên nua có quyền khiếu nại với bên bán nhưng bên mua đã không có khiếu nại nào. • Thứ ba Toà án đã trưng cầu giám định. Kết luận giám định của Trung tâm đo lường chất lượng 2 cho thấy máy móc trong tình trạng hoạt động tốt. Vậy lý đo của công ty VinaWood đưa ra bị bác bỏ Ebook.VCU – www.ebookvcu.com Mặt khác, việc bảo hành sản phẩm và thanh toán là 2 vấn đề độc lâp trong hợp đồng nên dú máy móc có vấn đề thì bên mua vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Việc Bên mua đơn phương hoãn thời gian thanh toán tiền cho bên bán là hành vi vi phạm hợp đồng. Vậy có đủ căn cứ để áp dụng điều khoản phạt mà 2 bên đã ký. Xét yêu cầu của bên bán. Bên bán đã rất khôn ngoan khi đưa ra yêu cầu thực thi hợp đồng và cho rằng số tiền này phải được coi là chi phí bồi thường thiệt hại khấu hao mà Bên mua lại chấp nhận thanh toán đầy đủ tiền hàng và tiền phạt do chậm thanh toán. Ngược lại nếu bên mua coi đây là một điều khoản phạt hợp đồng thì số tiền đã thanh toán là tiền phạt. nhưng thoe luật thương mại 2005 thì "Điều 301. Mức phạt vi phạm Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này." Điều 266. Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai Đây sẽ là các bên phải tranh luận trước tòa PHẦN LÝ THUYẾT. Để giúp các bên có cơ sở để thực hiện hợp đồng hoặc cơ quan có thẩm quyền có cơ sở giải quyết tranh chấp phát sinh khi ký kết hợp đồng trong thương mại. Luật thương mại năm 2005 đã quy định một số trường hợp cụ thể như sau: Thứ nhất: Trường hợp không thỏa thuận hoặc không thỏa thuận rõ về giá Luật thương mại 2005 ( Điều 52 ) quy định “ Trường hợp không có thỏa thuận về giá hàng hóa, không có thỏa thuận về phương thức xác định giá và cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá của hàng hóa được xác định theo giá của loại hàng hóa đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng tới giá cả. Bộ luật dân sự 2005 ( Điều 412) cũng quy định: “ Trong trường hợp thỏa thuận mức giá hoặc phương thức xác định giá không rõ ràng thì giá của tài sản được căn cứ vào giá thị trường tại địa điểm và thời điểm giao kết”. Thứ hai: Trong trường hợp không thỏa thuận về hàng hóa. . đồng số 05 (ngày 20/08/20 06) ông Nguyễn Minh không được giám đốc bên A uỷ quyền nên ông Minh không Ebook. VCU – www. ebookvcu. com phải là đại diện hợp pháp. Có điều kiện thuận lợi (về mặt pháp lý) trong việc huy động vốn Ebook. VCU – www. ebookvcu. com Yêu cầu: Anh (chị) hãy lựa chọn cho A, B, C loại hình công