Bài tập kiểm soát nội bộ
BÀI TẬP KIỂM SOÁT NỘI BỘ Các hoạt động kiểm soát Bài 1 Tại Công ty TNHH sản xuất Huỳnh Quang có các thủ tục hoạt động được mô tả như sau: (a) Khi đặt hàng mua nguyên vật liệu, một liên của đơn đặt hàng được gửi cho bộ phận nhận hàng. Khi nhận hàng, nhân viên bộ phận nhận hàng sẽ ghi số thực nhận vào liên này của đơn đặt hàng và gửi về cho bộ phận kế toán để ghi sổ. Vật liệu sau đó sẽ được nhập vào kho. (b) Một chi nhánh bán hàng của công ty bao gồm một cửa hàng trưởng và hai nhân viên. Chi nhánh được mở một tài khoản giao dòch tại Ngân hàng đòa phương. Các khoản tiền thu của chi nhánh được nộp vào đây. Các sec rút tiền của tài khoản này phải có chữ ký của Cửa hàng trưởng hoặc Giám đốc tài chính công ty. Sổ phụ được gửi về cho Cửa hàng trưởng, ông này sẽ đối chiếu với sổ sách và lưu sổ phụ. Đònh kỳ, Cửa hàng trưởng sẽ lập một bảng kê các khoản chi trong kỳ nộp về Công ty. Yêu cầu : Đối với mỗi tình huống kể trên, hãy cho biết điểm yếu của kiểm soát nội bộ và loại gian lận hoặc sai sót nào có thể xảy ra. Sau đó cho biết thủ tục kiểm soát nào có thể điều chỉnh những điểm yếu này của kiểm soát nội bộ. Bài 2 Dưới đây là lưu đồ do kiểm toán viên lập để mô tả các thủ tục kiểm soát đối với chức năng mua nguyên vật liệu của Công ty Nam Việt, một công ty sản xuất quy mô trung bình(xem trang sau). Yêu cầu a. Nêu những điểm mạnh và yếu kém của kiểm soát nội bộ tại công ty Nam Việt. b. Nếu bạn là một kiểm toán viên độc lập, đang kiểm toán báo cáo tài chính của Nam Việt, bạn sẽ quan tâm đến các vấn đề gì? Các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB Bài 3 Trong thư quản lý gửi cho ban giám đốc công ty Hồng Quang, KTV đã có một số ý kiến như sau: (1) Các hoá đơn của người bán khi nhận được cần phải được một người có thẩm quyền ký duyệt cho thanh toán trên cơ sở đối chiếu với số lượng thực nhập trên Phiếu nhập kho và đơn giá trên đơn đặt hàng của đơn vò, cũng như kiểm tra lại việc tính toán trên hoá đơn. (2) Công ty nên ban hành một quy đònh về cách thức ứng xử của nhân viên mua hàng khi giao tiếp với nhà cung cấp, thí dụ khi được tặng quà (hiện vật, tiền), mời đi ăn uống… (3) Bộ phận kiểm toán nội bộ nên tổ chức trực thuộc giám đốc, không nên trực thuộc phó giám đốc tài chính như hiện nay. (4) Tất cả Phiếu nhập kho đều phải được đánh số thứ tự trước một cách liên tục. (5) Đònh kỳ tiến hành kiểm kê hàng tồn kho và điều chỉnh lại số liệu trên sổ sách theo số thực tế kiểm kê. BT- 1 (6) Những tập tin dữ liệu sao lưu dự phòng từ máy vi tính phải được sắp xếp và lưu giữ ở nơi an toàn để đề phòng mọi trường hợp bất trắc có thể xảy ra cho máy vi tính. (7) Hàng tháng nhà quản lý xem xét lại các báo cáo biến động về tình hình doanh thu và chi phí so với kế hoạch và phân tích nguyên nhân dẫn đến sự biến động. (8) Tất cả chứng từ thanh toán phải được đóng dấu “Đã thanh toán” khi chi trả. Yêu cầu : a) Cho biết mỗi đề xuất trên liên quan đến bộ phận nào của kiểm soát nội bộ (trong năm bộ phận : môi trường kiểm soát, đánh giá rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin và truyền thông, giám sát) và thuộc về nội dung nào trong bộ phận đó. b) Cho biết đối với mỗi điểm yếu kém trong kiểm soát nội bộ của đơn vò mà kiểm toán viên đã kiến nghò điều chỉnh như trên nếu không được đơn vò thực hiện thì có thể sẽ ảnh hưởng đến những khoản mục nào của báo cáo tài chính. Đánh giá rủi ro Bài 4 Bà Tám, khách hàng lâu năm của bạn, gần đây tham gia góp vốn kinh doanh vào Hội quán Chiều Xuân, một khách sạn mini cao cấp 18 phòng kèm theo dòch vụ café sân vườn tại Quận 9, TPHCM – đòa điểm đang thu hút đông đảo khách du lòch hiện nay. Bà Tám gọi điện muốn nhờ bạn tư vấn. Tình hình kinh doanh Chung quanh khu vực quận 9 có khoảng 20 khách sạn mini tương tự Chiều Xuân, ngoài ra còn có khoảng 15 quán café sân vườn đơn thuần (không bao gồm khách sạn), 6 khách sạn mini đơn thuần (không có café)… Thế mạnh của Chiều Xuân là các khách tham quan đến từ các tỉnh miền Tây, họ đi chơi ở các khu du lòch chung quanh và thường ngủ đêm ở khách sạn đồng thời tiêu xài khá rộng rãi. Họ thích Chiều Xuân vì thức ăn ngon, phong cách thân tình và dễ mến của những người phục vụ. Bà Tám đang lo lắng vì việc sửa chữa cầu Sàigòn gần đây có khuynh hướng làm giảm khách đến từ TPHCM. Bà cũng bức xúc trước một vài cuộc viếng thăm từ các cơ quan chức năng đòa phương về tình hình phòng chống tệ nạn xã hội, mặc dù ở Chiều Xuân chưa bao giờ xảy ra tình huống đáng tiếc nào. Một số khách sạn mini khác ở gần đó mới là nơi có các tệ nạn này; một vài nơi đã bò phạt với số tiền khá lớn. Bà Tám đang nghó đến một số cuộc tiếp xúc với chính quyền đòa phương để tạo quan hệ tốt. Bà dự đònh tài trợ cho một nhà trẻ gần đó nhưng còn e ngại vì khá tốn kém. Tình hình đầu tư Hội quán Chiều Xuân đã được xây dựng cách đây 2 năm (trước khi bà Tám đầu tư). Bây giờ một số công trình đã xuống cấp trong khi các quá xung quanh mới xây cất đẹp hơn nhiều. Một người bạn là kiến trúc sư đã tặng bà Tám một bản thiết kế mới rất ấn tượng, tuy nhiên nguồn kinh phí đầu tư khá cao. Trong khi đó, bà Tám đang dự kiến nâng cấp khu vực nhà hàng và tuyển thêm đầu bếp. Tình hình quản lý BT- 2 Bà Tám đã thuê vợ chồng anh Tâm để làm việc hàng ngày toàn thời gian tại Hội quán và trả lương cho họ hàng tháng. Họ sẽ ở luôn tại Hội quán trong một căn phòng phía sau Văn phòng Hội quán. Họ tuyển dụng và quản lý khoảng 4-5 nhân viên bán thời gian để dọn phòng, nấu bếp và phục vụ tại quán café. Vợ chồng anh Tâm có nhiệm vụ ghi chép sổ sách về tình hình thuê phòng, doanh thu café và nhận tiền từ khách hàng (tiền mặt). Hàng tuần họ nộp tiền vào Chi nhánh ngân hàng XCB tại Quận 9. Nhà bà Tám cách xa Hội quán, chỉ có thể ghé một tuần một lần. Bà Tám tin tưởng vào vợ chồng anh Tâm, mặc dù bà có hơi buồn vì doanh thu gần đây không tăng thêm. Theo kinh nghiệm của các bạn bè, bà Tám dự đònh trang bò một hệ thống tính tiền tự động, tuyển một nhân viên kế toán. Chi phí không lớn lắm nhưng bà ngại mất lòng vợ chồng anh Tâm. Yêu cầu Bạn hãy liệt kê và phân tích các rủi ro đe dọa đối với hoạt động của Chiều Xuân, biết rằng mục tiêu của bà Tám là trong vòng 2 năm tới phải thu hồi vốn đầu tư. BT- 3 BỘ PHẬN SẢN XUẤT KẾ TOÁN KHO MUA HÀNG NHẬN HÀNG PHẢI TRẢ BT- A The o số PR PR 1 2 3 PO 5 PR 3 C Invoice PR PR 1 B C D PO 1 2 3 4 5 6 Gởi Người bán 1 PO PR 6 1 Theo số PO PO PR 6 1 F E Từ Người bán RR 1 2 RR 2 PO 6 PR 1 Các chứng từ thanh toán RR 1 Invoice Theo số PO PR 2 Theo số PR PO 3 Theo số PO PO 3 PO 5 RR 1 2 3 Theo người bán PO 4 Theo người bán PO 4 RR 1 Invoice G 3 PO 5 PR CHÚ THÍCH PR : Phiếu đề nghò mua hàng (Purchase Requistion) PO : Đơn đặt hàng (Purchase Order) RR : Báo cáo nhận hàng (Receiving Report) Invoice : Hóa đơn A : Lập PR (3 liên) B : Lập PO (6 liên) C : Đính kèm PR với PO D : Nhận hàng, đếm và lập RR (3 liên) trên cơ sở PO và đếm thực tế. E : Đối chiếu PO, PR, RR và Invoice F : Lập chứng từ thanh toán sau khi đối chiếu PO, Invoice và RR. G : Thanh toán 4