1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

bài tập Kiểm toán nội bộ

32 2,5K 31

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 56,77 KB

Nội dung

Bản chất của KTNB: Kiểm toán nội bộ: Là một chức năng đánh giá độc lập được thiết lập trong một tổ chức nhằm kiểm tra và đánh giá các hoạt động của tổ chức như là mọi hoạt động phục vụ

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN NỘI BỘ

1. Bản chất của kiểm toán nội bộ Phân biệt KTNB với KSNB

a Bản chất của KTNB:

Kiểm toán nội bộ: Là một chức năng đánh giá độc lập được thiết lập trong một tổ

chức nhằm kiểm tra và đánh giá các hoạt động của tổ chức như là mọi hoạt động phục vụ cho tổ chức

 Bảo đảm độ tin cậy và tính trung thực của thông tin

 Bảo đảm sự tuân thủ các chính sách, quy định của đơn vị cũng như của nhà nước

 Bảo vệ tài sản của đơn vị

 Bảo đảm sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn lực của đơn vị

 Bảo đảm đạt được các mục tiêu, chương trình được thiết lập

b Phân biệt kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ:

DANH MỤC KIỂM TOÁN NỘI BỘ KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP

Kiểm tra tính chính xác củaBCTC

Kiểm tra tính tuân thủ các quy định của công ty

Kiến thức kế toán – kiểm toán

Kiến thức về thuế

Trang 2

Kiến thức về quản lý, quản lý rủi ro

Yêu cầu về kỹ

năng công việc

Có óc phân tích nhạy bén phát hiện các điểm không hợp lý

Có kỹ năng giao tiếp

Có kỹ năng thuyết phục ban lãnh đạo trong việc ngăn ngừa cácrủi ro

Có kỹ năng thuyết trình

Có óc phân tích nhạy bén phát hiện các điểm không hợplý

Có kỹ năng giao tiếp

c Phân biệt Kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ:

Giống nhau:

Bản chất của KSNB và KTNB đều là hướng tới quản trị rủi ro trong doanh nghiệp.Tính chủ quan cao của Ban lãnh đạo dễ làm cho hoạt động của KSNB và KTNB không phân tách rõ ràng

Khác nhau:

Kiểm toán nội bộ: Là một chức

năng đánh giá độc lập được thiết lập

trong một tổ chức nhằm kiểm tra và đánh

giá các hoạt động của tổ chức như là một

hoạt động phục vụ cho tổ chức

Kiểm toán nội bộ có vai trò tư vấn,

đề xuất, đánh giá nhưng không tham gia

vào quá trình xây dựng hệ thống kiểm

soát nội bộ

Để có thể hoàn thành vai trò của

mình, kiểm toán nội bộ cần am hiểu hệ

thống quản lý và hệ thống kiểm soát nội

bộ

Kiểm soát nội bộ: Là hệ thống các

thủ tục, chính sách được thiết kế và thực hiện trong đơn vị để thực hiện các mục tiêu quản lý

Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ

là trách nhiệm của CEO, các trưởng phòng ban, và toàn bộ nhân viên trong tổchức

Kiểm soát nội bộ là hệ thống không thể thiếu trong mọi tổ chức ở bất kỳ quy

mô nào Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ cần dựa trên những nguyên tắc và phương pháp cụ thể

Kiểm toán nội bộ: Là một bộ phận trong hệ thống kiểm soát nội bộ

2 Đối tượng của kiểm toán nội bộ.

Trang 3

Quy chế kiểm toán nội bộ (áp dụng cho DNNN) do Bộ tài chính ban hành 1997 nêu rõ kiểm toán nội bộ có 3 chức năng: kiểm tra, xác nhận và đánh giá, cụ thể gồm các nhiệm

vụ sau:

Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ

Kiểm tra và xác nhận về chất lượng, độ tin cậy của thông tin kinh tế, tài chính của báocáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt

Kiểm tra việc tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, quản lý kinh doanh, đặc biệt sự tuân thủ luật pháp, chính sách chế độ tài chính, kế toán, chính sách, nghị quyết, quyết định củaHội đồng quản trị, của Ban Giám đốc doanh nghiệp

Phát hiện những sơ hở, yếu kém, gian lận trong quản lý, trong bảo vệ tài sản của doanh nghiệp, đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống quản lý, điều hành kinh doanh của doanh nghiệp

3 Trách nhiệm, quyền hạn của kiểm toán nội bộ

Trách nhiệm:

Thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch kiểm toán đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm

về chất lượng, tính trung thực, hợp lý của báo cáo kiểm toán

Tuân thủ luật pháp và các nguyên tắc, chuẩn mực nghề nghiệp

Khách quan, độc lập trong hoạt động Không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp

Tuân thủ nguyên tắc bảo mật

Quyền hạn:

Được độc lập về chuyên môn nghiệp vụ

Có quyền yêu cầu các bộ phận, cá nhân được kiểm toán và các bộ phận liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác kiểm toán

Được ký xác nhận trên báo cáo kiểm toán nội bộ

Đề xuất các giải pháp cải tiến công việc, hoàn thiện công tác quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, ngăn ngừa các sai sót, gian lận

Trang 4

Bảo lưu ý kiến kiểm toán Được quyền đề nghị cơ quan chức năng nhà nước xem xét lại quyết định bãi nhiệm kiểm toán viên nội bộ

4 Đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán nội bộ.

Nội dung Điều lệ đạo đức nghề nghiệp do IIA ban hành năm 1988, bao gồm các nội dungsau:

Trung thực, khách quan và cần mẫn trong việc thực hiện các nghĩa vụ và trách

Chỉ thực hiện những công việc xét thấy có khả năng hoàn thành với đầy đủ chuyên môn nghiệp vụ

Phải tuân thủ các Chuẩn mực nghề nghiệp

Bảo mật những thông tin có được trong quá trình kiểm toán

Phải không ngừng tham gia học tập, đào tạo để nâng cao trình độ nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc của mình

Trang 5

CHƯƠNG II: CƠ CẤU KIỂM SOÁT TRONG TỔ CHỨC

1 Mục tiêu của kiểm soát nội bộ:

Đối với BCTC, KSNB phải đảm bảo về tính trung thực và đáng tin cậy

Đối với tính tuân thủ: Đảm bảo việc chấp hành luật pháp và các quy định

Đối với mục tiêu hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động, KSNB giúp đơn vị bảo vệ

và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, bảo mật thông tin, nâng cao uy tín, mở rộng thị phần thực hiện các chiến lươc kinh doanh của đơn vị

2 Mô hình kiểm soát nội bộ (Theo COSO):

Kiểm soát nội bộ là một quy trình chịu ảnh hưởng bởi Hội đồng quản trị, các nhà quản lý và các nhân viên khác của một tổ chức, được thiết kế để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý trong việc thực hiện các mục tiêu:

 Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động

 Tính chất đáng tin cậy của báo cáo tài chính

 Sự tuân thủ các luật lệ và quy định hiện hành

Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ:

 Môi trường kiểm soát

 Đánh giá rủi ro

 Các hoạt động kiểm soát

 Thông tin vè truyền thông

 Giám sát

Môi trường kiểm soát:

Thiết lập không khí chung cho một tổ chức

Ảnh hưởng ý thức kiểm soát của mọi người trong tổ chức

Là nền tảng cho mọi nhân tố kiểm soát khác

Đánh giá rủi ro:

Mọi tổ chức đều đối mặt với các rủi ro bên trong và bên ngoài

Mọi tổ chức đều có các mục tiêu của nó

Trang 6

Đánh gía rủi ro là việc xác định và phân tích các rủi ro liên quan để đạt các mục tiêu lớn của tổ chức.

Các hoạt động kiểm soát:

Bao gồm các chính sách, quy trình và thủ tục mà giúp đảm bảo các định hướng của Ban giám đốc được thực hiện

Chúng đảm bảo các hoạt động cần thiết được tiến hành để quản lý rủi ro

Các hoạt động kiểm soát xảy ra xuyên suốt cả tổ chức, ở mọi cấp bậc và trong tất cả

bộ phận

Thông tin và truyền thông:

Thông tin được thu thập và truyền đạt đến các bộ phận, cá nhân trong đơn vị để có thể hoàn thành trách nhiệm của mình

Hệ thống thông tin trong một đơn vị bao gồm nhiều phân hệ, trong đó hệ thống thôngtin kế toán là một phân hệ quan trọng bao gồm ba bộ phận: chứng từ, sổ sách và báo cáo.Truyền thông là sự cung cấp thông tin trong đơn vị và với bên ngoài

Sự kiểm soát chỉ có thể thực hiện nếu các thông tin trung thực và đáng tin cậy, đồng thời quá trình truyền thông được thực hiện chính xác và kịp thời

Bảng tường thuật: Là sự mô tả bằng văn bản về hệ thống KSNB của đơn vị

Lưu đồ: Là những hình vẽ biểu thị hệ thống thông tin kê toán và các hoạt động kiểm soát có liên quan bằng những ký hiệu quy ước

Bảng câu hỏi về kiểm soát nội bộ: Là bảng liệt kê các câu hỏi đã chuẩn bị trước các quá trình kiểm soát bao gồm cả môi trường kiểm soát

Trang 7

CHƯƠNG III: BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ HỒ SƠ

Bằng chứng kiểm toán phải phù hợp với mục tiêu kiểm toán.

Các yếu tố rủi ro

 Rủi ro lấy mẫu

 Rủi ro ngoài mẫu

Xem xét quan hệ chi phí – lợi ích khi lựa chọn bằng chứng kiểm toán

Trọng yếu

2 Đánh giá sự thích hợp của bằng chứng kiểm toán:

Các tiêu chuẩn của bằng chứng kiểm toán:

Có liên quan đến mục tiêu và phạm vi kiểm toán

Đầy đủ, có hiệu lực, có liên quan, có hữu ích để cung cấp cơ sở cho các phát hiện vàkiến nghị của kiểm toán viên

Nếu có thể, cần xác định trước các kỹ thuật thu thập và phân tích bằng chứng, mở rộng và thay thế theo hoàn cảnh

Giám sát quá trình thu thập, phân tích, diễn giải và ghi chép bằng chứng để theo đúng và đạt được mục tiêu kiểm toán

Lập và xét duyệt hồ sơ lưu giữ bằng chứng kiểm toán

Thông tin phản hồi từ đối tượng kiểm toán:

Trong một chừng mực nào đó, thông tin phản hồi hữu ích đối với kiểm toán viên nội bộ

 Thông tin phản đối

 Thông tin xác nhận

Trang 8

CHƯƠNG 4: CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN

1 Quy trình kiểm toán nội bộ:

Một quy trình KTNB hoàn chỉnh thường trải qua 4 giai đoạn:

2 Lập kế hoạch kiểm toán:

a Công tác chuẩn bị:

Nghiên cứu các văn bản liên quan đến tình hình hoạt động kinh doanh của DN, nhiệm

vụ kỳ kế hoạch và các quy định, chính sách hiện hành

Đánh giá sơ bộ những điều kiện, môi trường ảnh hưởng đến hoạt động của DN

Tìm hiểu các chính sách, quy định ảnh hưởng đến đối tượng được kiểm toán

Xem xét các báo cáo, hồ sơ kiểm toán trước đó (nếu có), tóm tắt thông tin cần kiểm tra, thu thập và chuẩn bị các mẫu, chương trình cho cuộc kiểm toán sắp tới

b Lập kế hoạch kiểm toán:

GIAI ĐOẠN I

CHUẨN BỊ KIỂM

TOÁN

GIAI ĐOẠN III

BÁO CÁO KIỂM

Bước 6: Xử lý các phát hiện trong quá trình kiểm toán

Bước 7: Báo cáo kiểm toán

Bước 8: Theo dõi sau kiểm toán (Bước này quan

trọng)

Bước 9: Đánh giá cuộc kiểm toán

Trang 9

Xác định mục tiêu và phạm vi kiểm toán:

Xác định mục tiêu: Tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Cần phải khảo sát, kiểm tra hay đánh giá”

Khảo sát: Nhằm hiểu rõ hơn tình hình thực tế của đối tượng kiểm toán.

Kiểm tra: Nhằm kiểm tra mức độ tuân thủ của đối tượng kiểm toán.

Đánh giá: Nhằm xác định sự hữu hiệu và hiệu quả của các thủ tục, chính

sách hay các hoạt động tại đơn vị

Xác định phạm vi: Trả lời cho câu hỏi: “Khía cạnh hay hoạt động nào cần khảo sát, kiểm tra hay đánh giá?”

Để xác định phạm vị kiểm toán, KTV cần chú ý đến các khía cạnh sau:

 Sự đầy đủ của hệ thống KSNB

 Sự hữu hiệu của hệ thống KSNB

 Chất lượng hoạt động trong việc thực hiện những nhiệm vụ được giao

Tìm hiểu thông tin cơ bản:

KTV phải hiểu được hoạt động kinh doanh của khách hàng Thông thường những thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng mà KTV cần tìm hiểu:

 Hiểu biết chung nền kinh tế

 Lĩnh vực hoạt động của đơn vị

 Hiểu biết về sự tổ chức và hoạt động của đơn vị

Muốn tìm hiểu hoạt động kinh doanh và lĩnh vực kinh doanh của đơn vị, KTV cần:

 Đánh giá các dữ liệu về ngành (dựa vào tài liệu báo chí công bố hoạc tạp chí của ngành)

 Đánh giá các thông tin quan trọng (dựa vào báo cáo của ban quản trị, báo cáo trước khi kết thúc năm)

 Quan sát hoạt động của công ty khách hàng

 Thực hiện phỏng vấn ban quản trị công ty khách hàng

 Xem xét các tài liệu của KTV năm trước

 Xác định tồn tại của các bên liên quan

Để thực hiện tốt các công việc, KTV thường sử dụng phương pháp:

Nghiên cứu tài liệu:

Trang 10

 Hồ sơ thường trực

 Hồ sơ kiểm toán kỳ trước

Trao đổi với người quản lý

Chọn lựa đội ngũ KTV và các nguồn lực:

Tùy thuộc vào quy mô, độ phức tạp của đối tượng kiểm toán để lựa chọn đội ngũ KTV phù hợp

Khi lựa chọn đội ngũ kiểm toán cần chú ý:

 Thời gian thực hiện của cuộc kiểm toán

 Số lượng KTV tham gia

 Năng lực KTV tham gia cuộc kểm toán

 Các chi phí phát sinh liên quan

Lập chương trình kiểm toán sơ bộ:

Chương trình kiểm toán sơ bộ là văn bản trình bày về kế hoạch thực hiện cuộc kiểm toán bao gồm: xác định mục tiêu, phạm vi kiểm toán, dự kiến thời gian kiểm toán, các thủtục kiểm toán và đội ngũ KTV tham gia

Chương trình kiểm toán thường do trưởng nhóm lập và được phê duyệt bởi trưởng phòng KTNB

Thông báo cho đối tượng kiểm toán:

Nội dung thông báo bao gồm:

 Thời gian dự kiến thực hiện cuộc kiểm toán

 Mục tiêu và phạm vi kiểm toán

 Các báo biểu, tài liệu, thông tin và nhân sự phục vụ cuộc kiểm toán

 Các thủ tục báo cáo kết quả kiểm toán theo dự kiến và vấn đề theo dõi sau kiểm toán

Xác định những vấn đề liên quan đến báo cáo kết quả kiểm toán:

Hầu hết các cuộc kiểm toán nội bộ đều yêu cầu một cuộc thuyết trình và một báo cáokiểm toán bằng văn bản Do đó KTV cần lưu ý các yêu cầu này ngay từ giai đoạn chuẩn

bị để có thể có những công việc thích hợp trong khi tiến hành cuộc kiểm toán

Trình duyệt quyết định kiểm toán

Trang 11

Các dạng phê duyệt quyết định kiểm toán:

 Chương trình kiểm toán được phê duyệt cho từng định kỳ bởi Tổng giám đốc và được thông báo cho ủy ban kiểm soát

 Chương trình kiểm toán được phê duyệt cho từng cuộc kiểm toán bởi Tổng giám đốc và Ủy ban kiểm soát

 Chương trình kiểm toán được phê duyệt trong nội bộ Bộ phận kiểm toán nộibộ

Trang 12

CHƯƠNG 5: THỰC HIỆN KIỂM TOÁN

1 Mô tả và phân tích hệ thống KSNB:

Mô tả và phân tích hệ thống kiểm soát nội bộ: nhằm giúp đánh gía sơ bộ về rủi ro kiểm soát và qua đó kiểm toán viên xác định phương hướng và phạm vi kiểm tra, thiết kế các thủ tục kiểm toán

 Phỏng vấn: KTV phỏng vấn những nhân viên quan trọng trong vị trí kế toán

 Kiểm tra tài liệu:

 Quan sát việc áp dụng các thủ tục kiểm soát:

 Thực hiện các thủ tục kiểm soát (Walk – through)

2 Đánh giá về hệ thống KSNB:

Đánh giá ban đầu về hệ thống KSNB:

KTV phải lập bảng: “Bảng đánh giá KSNB”, bảng này phải bao gồm các nội dung chính sau:

 Mục tiêu kiểm toán

 Kết quả khảo sát hệ thống KSNB

 Bản chất và tính nghiêm trọng của các rủi ro

 Các thủ tục kiểm soát thích hợp

 Đánh giá của KTV

Đánh giá lại rủi ro của đối tượng kiểm toán:

Khi rủi ro được đánh gía lại thấp hơn, kiểm toán viên chuyển sang việc xử lý các phát hiện và viết báo cáo kiểm toán

Trang 13

Khi rủi ro được đánh gía lại cao hơn, kiểm toán viên sẽ phải tiến hành mở rộng các thử nghiệm chi tiết.

3 Xử lý những phát hiện trong kiểm toán:

Bảng xử lý phát hiện kiểm toán bao gồm các nội dung:

Thực trạng: Là những vấn đề KTV phát hiện được trong thực tế (việc mô tả thực

trạng cần phải đầy đủ thông tin và cụ thể)

Tiêu chuẩn: Là những chính sách, thủ tục, chuẩn mực hoặc các quy định mà đối

tượng kiểm toán cần tuân thủ

Hậu quả: Là tác động đã xảy ra hoặc có thể xảy ra của thực trạng Khi phân tích hậu

qủa cần dựa trên 5 loại rủi ro liên quan đến KSNB:

 Độ tin cậy và sự trung thực của thông tin thấp

 Không tuân thủ các chính sách, kế hoạch, thủ tục và các quy định

 Hoạt động không hữu hiệu

 Tài sản không đảm bảo an toàn

 Đối tượng kiểm toán gây ảnh hưởng xấu đến sự thành công của đơn vị

Sau khi nhận dạng rủi ro, kiểm toán viên cũng cần đánh giá mức độ nghiêm trọng của hậu quả

Nguyên nhân: Việc phân tích nguyên nhân nhằm giải thích lý do dẫn đến thực trạng,

từ đó giúp đưa ra kiến nghị thích hợp Ngoài ra, đôi khi có những rủi ro xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân khách quan, KTV cần trao đổi với cán bộ quản lý để xác định nguyên nhân thực sự và chủ yếu để tìm ra giải pháp hữu ích

Kiến nghị: là những đề xuất của KTV để giải quyết những tồn tại hiện có Các kiến

nghị cần cụ thể và liên quan chặt chẽ đến thực trạng

Những nhân tố ảnh hưởng đến kiến nghị:

 Kiến nghị có thể giải quyết được vấn đề không?

 Kiến nghị có mang tính khả thi hay không?

 Kiến nghị có phù hợp với các hoạt động khác của đơn vị?

 Kiến nghị có hiệu quả về mặt chi phí không?

 Kiến nghị là một giải pháp dài hạn, ngắn hạn hay chỉ là giải pháp tình thế?

 Kiến nghị có phù hợp với nhu cầu và hoạt động của đối tượng kiểm toán

Trang 14

Phân loại kiến nghị:

 Giữ nguyên hệ thống hiện hành

 Bổ sung hệ thống hiện hành

 Mua bảo hiểm hoặc lập các quỹ dự phòng cho các rủi ro đã phát hiện

 Điều chỉnh các tỉ lệ lợi nhuận trên các hoạt động liên quan đến rủi ro

Trang 15

CHƯƠNG 6: BÁO CÁO KIỂM TOÁN

1 Dự kiến và phác thảo báo cáo kiểm toán:

KTV cần hình dung và phác thảo Báo cáo kiểm toán ngay từ đầu cuộc kiểm toán Thiết kế của Báo cáo kiểm toán cũng cần được thảo luận trước và thường bao gồm những vần đề sau:

 Khuôn mẫu tổng quát của báo cáo kiểm toán

 Địa chỉ, tên, chức danh người nhận

 Mục tiêu, phạm vi kiểm toán

 Độ dài của báo cáo kiểm toán

 Cách thức trình bày các phát hiện kiểm toán và mức độ chi tiết đủ để “gây ấn tượng” cho người đọc

 Các loại thông tin làm cơ sở cho các phát hiện và kiến nghị, bao gồm các phụ lục, bảng biểu hoặc đồ thị…

 Việc đưa vào báo cáo các thông tin nhạy cảm

2 Họp kết luận với đối tượng kiểm toán:

Nội dung cuộc họp thường bao gồm các vấn đề sau:

 Giải thích mục đích và phạm vi kiểm toán

 Giải thích vắn tắt về phương pháp kiểm toán

 Nêu các nhận xét thích hợp, tích cực về sự hợp tác và giúp đỡ của đối tượng kiểm toán

 Nêu các nhận xét thích hợp, tích cực về các hoạt động, hệ thống và thủ tục tại đối tượng kiểm toán

 Thảo luận về các phát hiện kiểm toán và kiến nghị Tiếp nhận các ý kiến phản hồi

 Nêu rõ báo cáo sẽ được gởi cho ai, từng phần hay toàn bộ báo cáo Hỏi ý kiến của đối tượng kiểm toán về vấn đề này Nhấn mạnh đến yêu cầu bảo mật

 Cho biết dự kiến báo cáo sẽ hoàn thành và gởi đi khi nào

 Nêu yêu cầu phản hồi thông tin

Trang 16

 Hỏi đối tượng kiểm toán có cần thiết giữ lại báo cáo dự thảo để xem xét không Nếu không thì thu hồi lại Nếu đối tượng kiểm toán muốn giữ lại thì nhắc họ mộtcách lịch sự rằng phải sử dụng cẩn thận và hủy đi khi dùng xong.

 Xem xét đối tượng kiểm toán có còn đề xuất gì về công việc kiểm toán không

 Cám ơn về các ý kiến phản hồi

3 Trình bày báo cáo kiểm toán:

Báo cáo kiểm toán thường bao gồm các bộ phận sau:

Bìa báo cáo kiểm toán: Gồm những nội dung sau:

 Tựa báo cáo kiểm toán: nêu mục đích và tên đối tượng kiểm toán

 Ngày hoặc kỳ kiểm toán

 Tên của bộ phận kiểm toán nội bộ

Báo cáo tổng quát: Trình bày vắn tắt những nét chính của cuộc kiểm toán: mục đích,

phạm vi, các phát hiện và ý kiến kiểm toán viên; bao gồm những nội dung sau:

 Ngày báo cáo

 Tên các kiểm toán viên tham gia

 Các nơi nhận báo cáo

Các thông tin chủ yếu: Giúp người đọc nhanh chóng nắm bắt những phát hiện chủ

yếu Có 2 phương pháp trình bày:

Phương pháp 1: Giải thích ngắn gọn các phát hiện chủ yếu và sắp xếp theo thự

tự gỉam dần độ quan trọng Kèm theo mỗi phát hiện là nhận xét chung hoặc kết luận của KTV

Phương pháp 2: Liệt kê các phát hiện, tổng hợp nguyên nhân, giải thích và tư vấn

Ngày đăng: 13/01/2016, 23:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w