1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1 số giải pháp Marketing để hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩmtại ngân hàng NHTMCP Sài Gòn (SCB) - chi nhánh Ngân hàng hà nội

23 655 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 158,5 KB

Nội dung

1 số giải pháp Marketing để hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm tại ngân hàng NHTMCP Sài Gòn (SCB) - chi nhánh Ngân hàng hà nội

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Một nền kinh tế hiện đại đòi hỏi một mức độ phát triển nhất định của ngành dịch vụ đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng – một trong những ngành dịch vụ điển hình nhất Trong xu thế phát triển chung đó, ngành Ngân hàng đã phát huy được thế mạnh của mình, đã dần khẳng định được vị thế trụ cột của mình trong nền kinh tế Và Ngân hàng TMCP Sài Gòn đã đóng góp một phần đáng kể trong thành công của toàn ngành Xuất thân từ Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992, sau 5 năm đổi tên thương hiệu và phát triển, từ 8/4/2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện qua sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng được nâng cao cũng như sự định hình rõ nét thương hiệu SCB trong cộng đồng SCB đã được ghi nhận những thành công của mình như:

Cúp vàng thương hiệu Việt Nam 2005 và 2006Cúp vàng thương hiệu mạnh năm 2006

Ba cúp vàng Sản phẩm uy tín chất lượng năm 2006 dành cho 3 sản phẩm “Tiết kiệm tích lũy, tặng thêm lãi suất cho khách hàng từ 50 tuổi”; “Tín dụng dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ”; “Tín dụng tiêu dùng”.

Danh hiệu “ Doanh nghiệp Việt Nam uy tín, chất lượng năm 2006”…Và còn rất nhiều thành công khác Là Ngân hàng bắc tiến hơi muộn so với các ngân hàng khác song SCB đã nhanh chóng khẳng định được vị thế của mình trên địa bàn Hà Nội với sự tăng nhanh chóng về doanh số, lợi nhuận tại Chi nhánh Hà Nội Đó là lý do em chọn SCB – Chi nhánh Hà Nội để tìm hiểu trong bài trình bày của mình.

Trang 2

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN (SCB) – CHI NHÁNH HÀ NỘI.

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển, mạng lưới hoạt động

Xuất thân từ Ngân hàng TMCP Quế Đô được thành lập năm 1992, sau 5 năm đổi tên thương hiệu và phát triển, từ 8/4/2003 đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – SCB đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính Việt Nam, thể hiện qua sự tăng trưởng không ngừng về lợi nhuận hàng năm, chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng được nâng cao cũng như sự định hình rõ nét thương hiệu SCB trong cộng đồng Năm 2006 có thể được coi là một năm thành công của SCB với các chỉ tiêu kinh doanh năm do Đại hội đồng cổ đông đề ra đều được hoàn thành vượt mức, cả về quy mô tăng trưởng lẫn chất lượng hoạt động, tạo nền móng vững chắc để ngân hàng thực hiện tốt chiến lược phát triển 2006 – 2010, với một số kết quả tiêu biểu như: tổng tài sản của Ngân hàng đạt gần 11000 tỷ đồng, gấp 2,7 lần so với năm 2005 Vốn điều lệ và tích lũy đạt 695 tỷ đồng, gấp 2,5 lần so với năm 2005 Kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2007 đã khắc họa được hình ảnh SCB vững chắc ổn định và không ngừng lớn mạnh Tổng tài sản SCB đạt hơn 23000 tỷ đồng tăng 114,66% so với đầu năm 2007, tổng huy động đạt hơn 21000 tỷ đồng tăng 114,63% so với đầu năm và dư nợ tín dụng đạt hơn 17800 tỷ đồng, tăng 117% so với đầu năm 2007 Hiện SCB đang đứng hàng thứ 4 về tổng tài sản và đứng hàng thứ 3 về dư nợ tín dụng so với các ngân hàng TMCP khu vực TPHCM Mạng lưới hoạt động trải dài từ Nam chí Bắc, đến nay là hơn 40 điểm tại khu vực phía Bắc, miền Trung, TPHCM, khu vực Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện tại vốn điều lệ và các quỹ của SCB đạt hơn 2000 tỷ đồng Sau khi được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ủy ban chứng khoán Việt Nam, tháng 12/2007, SCB phát hành trái phiếu chuyển đổi với tổng mệnh giá phát

Trang 3

hành là 1399999500000 đồng Theo đó thì đến đầu năm 2009 vốn điều lệ SCB sẽ đạt hơn 3000 tỷ đồng Như vậy SCB đạt trước hạn mức vốn điều lệ tối thiểu cho một ngân hàng theo quy định của nhà nước.

Ngoài ra, SCB còn tạo dựng thế mạnh của mình bằng việc liên minh, liên kết với các ngân hàng NH quốc doanh Cụ thể, SCB ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với NH Đầu tư và Phát triển VN (BIDV), Nh ngoại thương (Vietcombank) và NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn VN (Agribank) Nhờ đó, SCB đã có được thế chủ động cần thiết trong kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực tài chính trong giai đoạn cạnh tranh và phát triển.

Gia nhập WTO mở ra cơ hội cho các ngân hàng trong nước tăng cường học hỏi kinh nghiệm, nâng cao trình độ công nghệ và quản trị ngân hàng Với nhận thức đó, SCB đang từng bước thực hiện đổi mới công nghệ và hiện đại hóa ngân hàng Bên cạnh việc ra mắt dịch vụ ngân hàng hiện đại SCB- Ebanking nhằm tiết kiệm thời gian và gia tăng tiện ích cho khách hàng, SCB xúc tiến trang bị hệ thống ngân hàng lõi (Core Banking System) tiên tiến với công nghệ Temenos T24 và hợp tác với tập đoàn IBM nhằm cập nhật và ứng dụng các công nghệ tiên phong trong các dự án công nghệ thông tin.

Về quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực tại SCB, SCB đã thực hiện cải tổ lại bộ máy tổ chức từ tháng 4/2007 với sự tư vấn của tập đoàn tài chính quốc tế IFC và công ty BTC Trên cơ sở mô hình mới, SCB nâng cao vai trò quản trị, đặc biệt là quản trị rủi ro, phù hợp hơn với tốc độ phát triển Bên cạnh đó chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại từ cấp quản lý đến cấp đội ngũ cán bộ công nhân viên, bổ sung nguồn nhân lực trẻ được đào tạo bài bản từ các trường ĐH Ngân hàng và ĐH Kinh tế thông qua thi tuyển trực tiếp…nhằm có được đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp phục vụ nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.

Trang 4

Với phương châm “ SCB luôn hướng đến sự hoàn thiện vì khách hàng”, cùng với khát khao vươn lên của tập thể SCB, chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng rằng SCB sẽ trở thành một trong những ngân hàng TMCP hiện đại đa năng tại VN, tiến lên khẳng định uy tín và vị thế cạnh tranh trong tiến trình hội nhập với thị trường tài chính trong nước và quốc tế.

thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại hối và vàng, kiều hối, thẻ, tư vấn nhà đất, SMS Banking, Internet Banking, đầu tư trực tiếp, Repo chứng khoán, ngân quỹ.

1.3 Mô hình tổ chức

Sơ đồ tổ chức SCB chi nhánh Hà Nội.

Trang 5

Phó giám đốc

Giám đốc

Phòng giao dịch hoàn kiếm

Phòng giao dịch Thanh Xuân

Phòng giao dịch Ba Đình

Phòng giao dịch Cầu giấy

Phòng hành chính nhân sự

Phòng tín dụng

Phòng giao dịch Đống Đa

Phòng giao dịch Thanh NhànPhòng kế toán,

ngân quỹ

Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ

Trang 6

1.4 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban

 Ban Giám đốc

Ban giám đốc của Ngân Hàng SCB - chi nhánh Hà Nội có trách nhiệm điều hành hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng, và cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên địa bàn của thành phố Hà Nội.

Mọi hoạt động của chi nhánh đều phải thuộc phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao và tuân theo đúng chỉ đạo nghiệp vụ từ Ngân hàng SCB Sài Gòn.

Giám đốc chi nhánh:

Là người được tổng giám đốc NHNo Việt Nam bổ nhiệm, là người có quyền hạn cao nhất tại chi nhánh và chịu trách nhiệm điều hành hoạt động chung của chi nhánh đối với NHNo cấp trên và đối với nhà nước theo quy định hiện hành.

Giám đốc còn là người quyết định các hoạt động liên quan đến việc kinh doanh như: ký các chứng từ, đồng ý cho vay, bảo lãnh

Trang 7

Tư vấn pháp luật về việc thực thi kí kết các hợp đồng, tham gia tố tụng để giải quyết các vấn đề có lien quan đến tài sản và con người của chi nhánh theo sự ủy quyền của giám đốc

Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc tại chi nhánh.

Tiếp nhận, luân chuyển giấy tờ, công văn đến, đi đúng địa chỉ, tuân thủ mọi quy định về quản lý hành chính, văn thư, in ấn tài liệu phục vụ cho hoạt động tại chi nhánh.

Thực hiện công tác xây dựng cơ bản, sửa chữa tài sản cố định mua sắm công cụ lao động.

Thực hiện công tác thông tin tuyên truyền, quảng cáo, tiếp rthi theo chỉ đạo của ban Giám đốc.

Đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoá tinh thần, thăm hỏi ốm đau, hiếu, hỉ đối với các cán bộ công nhân viên.

Đề xuất, bố trí nguồn nhân lực của chi nhánh và các phòng hợp lý, có hiệu quảTrực tiếp quản lý hồ sơ của các cán bộ thuộc chi nhánh,hoàn chỉnh hồ sơ cán bộ nghỉ chế độ theo quy định chính phủ và ngành ngân hang.

Thực hiện công tác thi đua khen thưởng của chi nhánh.

Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác học tập trong và ngoài nước, tổng hợp theo dõi cán bộ đi công tác, được đào tạo.

 Phòng tín dụng

Tham mưu cho Giám đốc về việc xây dựng chính sách tín dụng, chiến lược đầu tư trung, dài hạn và kế hoạch hàng năm của Chi nhánh đối với khách hàng là các cá nhân Việt Nam và nước ngoài.

Tham mưu xây dựng quy chế, quy trình chuẩn của Chi nhánh đối với hoạt động kinh.

Trang 8

Phối hợp các Phòng, Ban xác định danh mục cho vay của chi nhánh trong từng thời kỳ, định mức tiêu chuẩn dòng sản phẩm đối với khách hàng.

- Tổ chức triển khai, quản lý và hỗ hoạt động tín dụng trong toàn Chi nhánh nhằm đạt chỉ tiêu doanh thu lợi nhuận tăng trưởng, hoạt động kinh doanh hiệu quả và an toàn theo kế hoạch do Ban Điều hành giao.

- Phát triển và triển khai các sản phẩm huy động từ dân cư và doanh nghiệp cho toàn Chi nhánh.

- Phát triển, triển khai thực hiện dịch vụ kiều hối cho toàn Chi nhánh.

- Phát triển, triển khai các hoạt động phi mậu dịch phục vụ khách hàng cá nhân khác như: nhờ thu séc, thu đổi séc du lịch…

Trang 9

- quản lý kho quỹ của Chi nhánh hoạt động an toàn hiệu quả, xử lý các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt được nhanh chóng, chính xác, kịp thời.

- Quản lý tiền mặt tại chi nhánh.

- Cân đối quỹ tiền mặt chi nhu cầu an toàn ngân hàng

- Thực hiện chế độ hạch toán kế toán thống kê theo pháp lệnh kế toán thống kê quy định về hách toán kế toán của Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

- Xây dựng, quyết toán kế hoach tài chính, kế toán tiền lương của SCB – chi nhánh Hà Nội

- Quản lý giám sát và thực hiện tốt chế độ chi tiêu tại chi nhánh- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước

- Tổ chức công tác thu, chi tiền mặt trực tiếp rtại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng

- Nghiên cứu triển khai việc thực hiện ứng dụng công nghệ tin học công tác điện toán phục vụ kinh doanh trong chi nhánh.

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định

 Phòng Kiểm soát nội bộ Chức năng:

Tham mưu cho Giám Đốc xây dựng và ban hành các cơ chế - chính sách, các quy chế - quy trình làm cơ sở pháp lý trong quá trình hoạt động của SCB trong mọi lúc – mọi nơi đều thông suốt, tuân thủ đúng pháp luật, kiểm soát rủi ro, phát triển an toàn – hiệu quả.

Tham mưu cho Giám đốc về việc giải quyết các đơn thư khiếu nại tố cáo liên quan đến cán bộ nhân viên và hoạt động của SCB – Chi nhánh Hà Nội.

 Nhiệm vụ:

Trực tiếp quản lý và điều hành hệ thống kiểm tra – kiểm soát nội bộ (KSNB) trong toàn hệ thống thực hiện công tác KT – KSNB trên tất cả mọi lĩnh vực hoạt

Trang 10

động của SCB theo đúng quy chế - quy trình và quy định của SCB – chi nhánh Hà Nội; đôn đốc kiểm tra – giám sát, báo cáo Giám đốc về tình hình chỉnh sửa các sai sót theo kiến nghị của Thanh tra NHNN, của các ngành chức năng và của KTNB.

Đầu mối làm việc với thanh tra NHNN và các cơ quan ban ngành hữu quan theo sự phân công - ủy nhiệm của Giám Đốc.

 Phòng giao dịch

Là đơn vị hạch toán báo sổ và có con dâu riêng, được phép thực hiện một phần các nội dung của Chi nhánh theo ủy quyển của Giám đốc Chi nhánh theo các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước và của Ngân hàng TMCP Sài gòn – Chi nhánh Hà Nội.

Trang 11

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN (SCB) – CHI NHÁNH HÀ NỘI

2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội

2.1.1 Tình hình huy động vốn

Nhận biết được tầm quan trọng của việc huy động vốn đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh, chi nhánh không ngừng phát triển và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn với chi phí tối ưu, tận dụng từ các nguồn trên địa bàn quận cũng như thủ đô.

2 1.1.1 Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTMCP Sài gòn – chi nhánh Hà Nội

Bảng2 1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHTMCP Sài gòn – chi nhánh Hà Nội

Đơn vị: Triệu đồngChỉ tiêu

Tỷ trọng(%)

1.Tiền gửi của TCTD

2 Tiền gửi của TCKT và dân cư

4 Tổng nguồn huy động

Qua bảng số liêu trên ta thấy lượng vốn huy động của ngân hàng tăng lên một cách vượt bậc theo thời gian.Đặc biệt là trong 2006 và 2007 Mặc dù mới được thành

Trang 12

lập và đi vào hoạt động từ năm 2005 nhưng có thể nói đến nay lượng vốn huy đông được là khá đáng kể Trong năm 2007 tổng lượng vốn huy động được là 6556 tỷ, tăng hơn 5400 tỷ và đạt 487,38 % so với năm 2006.Lý giải cho sự tăng lên này là lượng tiền gửi của TCKT và dân cư năm 2007 tăng 908,15% so với năm 2006 có thể coi như một sự gia tăng đột biến Tiền gửi của đối tượng khách hàng luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động của ngân hàng ( chiếm trên 90% tổng nguồn huy động), nhưng để tăng được loại nguồn này đòi hỏi các đơn vị phải co kế hoach cũng như các cách thức huy động hợp lý để thu hút khách hàng, và vấn đề này đã được chi nhanh thực hiện tốt trong năm 2006, cũng như trong năm 2007

Vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác: 422533 tr.đồng chiếm 6,9% trong tổng nguồn vốn huy động Đây là nguồn đảm bảo cho thanh khoản và hoạt động đầu tư tín dụng đang tăng trưởng khá nhanh để bắt kịp tốc độ tăng quy mô vốn điều lệ của chi nhánh trong thời gián tới.Và mặc dù lượng tiền gửi của các TCTD giảm nhẹ, năm 2007 giảm 10,57% so với năm 2006 nhưng bù lại các nguồn huy động khác của ngân hàng cũng tăng khá mạnh trong 2 năm, năm 2007 đạt 141,9 tỷ đồng, tăng hơn 600% Đây thật sự là các con số ấn tượng cho thấy được khả năng huy động và khai thác nguồn của chi nhánh trong thời gian qua.Với những số liệu khả quan từ hoạt động huy động vốn báo hiệu những điểm sáng với hoạt động sử dụng nguồn( hoạt động cho vay, bảo lãnh…

2.1.1.2 Cơ cấu nguồn huy động theo thời gian

Để thấy rõ hơn tình hình huy động vốn việc phân loại nguồn vốn theo thời gian cũng luôn được chi nhánh chú trọng:

Đơn vị: Triệu đồng

Trang 13

Tỷ trọng(%)1.Tiền gửi

2.Tiền gửi có kỳ hạn

3 Tổng nguồn huy động

Dựa vào cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn là yếu tố quyết định để ngân hàng có thể điều chỉnh kỳ hạn của các khoản tín dụng cũng như hoạt động sử dụng vốn khác Từ bảng trên cho thấy Tổng lượng tiền gửi cũng tăng mạnh qua các năm Tiền gửi không kỳ hạn qua các năm có xu hướng giảm xuống về tỷ trọng trong cơ cấu nhưng xét về giá trị vẫn tăng lên qua các năm 2007 đạt 869735 triệut( Tăng 310,29 %so với năm 2006) Đặc điểm của nguồn vốn này là tiết kiệm chi phí, lãi suất vừa phải nhưng khó kế hoạch hóa vì biến động lớn

Nhìn vào bảng ta thấy lượng tiền gửi có kì hạn tăng mạnh và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nguồn huy động Năm 2007 đạt 5686307 tr đồng tăng 529,23 % so với năm 2006 ( tăng 4872623 tr.đồng).Với kế hoạch mà ban lãnh đạo đặt ra và phượng thức hợp lý cũng như tăng cường mối quan hệ với các tổ chức cá nhân , chỉ tiêu này của chi nhánh đã có sự chuyển biến rõ rệt trọng năm 2007 giúp cho việc tập trung vào hoạt động tín dụng trung và dài hạn sẽ có hiệu quả hơn, và đây cũng là xu hướng chung của các ngân hàng thương mại VN hiện nay là tăng tỷ trọng nguồn vốn

Trang 14

trung và dài hạn trong cơ cấu nguồn huy động.

Nhìn chung việc huy động vốn của chi nhánh có những bước phát triển rõ rệt Để có thể khơi tăng nguồn tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế, SCB Hà Nội đã thực thi nhiều chính sách hợp lý như: Chính sách khuyến mại, chính sách lãi suất hấp dẫn với từng đối tượng khách hàng, miễn giảm phí thanh toán đối với khách hàng vay , ưu đãi đối với khách hàng chuyển doanh thu về SCB….

Ngoài ra chi nhánh đã mở dịch vụ thanh toán cho các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam, vừa góp phần khơi tăng nguồn vốn, vừa giúp chi nhánh dễ tiếp cận với thị trường.

2.1.2 Tình hình sử dụng vốn.

Việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, phù hợp với các nguồn huy động được luôn là bài toán khó với các ngân hàng,Chi nhánh Ngân hàng TMCP sài gòn cũng vậy: hoạt động chính là tìm kiếm các khoản vốn với chi phí thấp để sử dụng nhằm thu lợi nhuận Do giới hạn về quy mô hoạt động và do đặc thù của ngân hàng nên trong hoạt động sử dụng vốn thì hoạt động được đề cập ở đây chỉ tập chung vào hoạt động tín dụng.

Hoạt động tín dụng: bao gồm cho vay, bảo lãnh, chiết khấu Nói về hoạt động cho vay của chi nhánh , trước hết cần xem xét vấn đề dư nợ tín dụng, thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng dư nợ cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Chi nhánh Hà Nội

Ngày đăng: 10/11/2012, 11:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w