1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mạng lưới kênh phân phối ở Công ty Giấy Bãi Bằng

62 637 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 546 KB

Nội dung

Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mạng lưới kênh phân phối ở Công ty Giấy Bãi Bằng

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của mỗidoanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh Trong nền kinh tế thịtrường ngày nay các công ty sử dụng nhiều trung gian phân phối thực hiệncác chức năng khác nhau để đảm bảo hiệu quả trong việc đưa sản phẩm củacông ty đến tay người tiêu dùng sau cùng Vì thế, để một công ty hoạt độngcó hiệu quả thì ban lãnh đạo công ty phải tìm mọi cách để quản lý tốt nhất hệthống kênh phân phối của mình, làm sao đảm bảo hệ thống kênh phân phốihoạt động hiệu quả nhất, luôn đưa được hàng hoá tới người tiêu dùng saucùng một cách thuận tiện nhất, đồng thời thoả mãn lợi ích của các thành viêntrong kênh phân phối tốt nhất.

Quyết định về kênh phân phối trở thành một trong những quyết địnhquan trọng nhất mà ban lãnh đạo công ty phải thông qua Các kênh phânphối mà công ty lựa chọn sẽ ảnh hưởng tới các quyết định khác trong chínhsách marketing hỗn hợp của công ty, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sảnxuất kinh doanh của công ty Vì thế việc thường xuyên nghiên cứu, nắm rõtình hình hoạt động của hệ thống kênh phân phối là hết sức cần thiết đối vớibất cứ công ty nào.

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty Giấy Bãi

Bằng(BAPACO) em đã lựa chọn đề tài: "Một số kiến nghị nhằm hoàn

thiện mạng lưới kênh phân phối ở Công ty Giấy Bãi Bằng" cho chuyên đề

tốt nghiệp của mình.

Trang 2

Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn

thiện mạng lưới phân phối sản phẩm của Công ty Giấy Bãi Bằng trên cơ sởthực trạng hệ thống kênh phân phối của công ty.

Đối tượng nghiên cứu là việc tổ chức và hoạt động của kênh phân phối

tại công ty Giấy Bãi Bằng, tìm ra các mặt mạnh mặt yếu của các loại kênh.Kết cấu chuyên đề gồm có ba chương.

Chương I Tổng quan về kênh phân phối.

Chương II Tổ chức mạng lưới kênh phân phối ở công ty Giấy Bãi

Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Tứ, giảng viên KhoaQTKDCN&XD Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và cán bộ nhân viênCông ty Giấy Bãi Bằng đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập tốtnghiệp và hoàn thành đề tài này!

Hà nội, tháng 5 năm 2002.

Sinh viên.

Hán Thanh Long.

Trang 3

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, kênh phân phối ngày càng khẳngđịnh được vai trò và tầm quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm của doanhnghiệp Tuy nhiên, hiện nay còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về kênhphân phối.

Dưới góc độ quản lý vĩ mô: "Kênh phân phối là tập hợp các dòng vậnđộng của hàng hoá, dịch vụ từ người sản xuất tới người tiêu dùng".

Dưới góc độ người tiêu dùng "kênh phân phối là một hình thức làm chohàng hoá sẵn sàng ở những nơi mà người tiêu dùng mong muốn mua đượcsản phẩm với giá cả hợp lý".

Các nhà kinh tế học lại quan niệm:” Hệ thống kênh phân phối là mộtnguồn lực then chốt ở bên ngoài doanh nghiệp Thông thường phải mấtnhiều năm mới xây dựng được và không dễ gì thay đổi được nó Nó có tầm

Trang 4

quan trọng không thua kém gì các nguồn lực then chốt trong nội bộ như: conngười, phương tiện sản xuất, nghiên cứu…Nó là cam kết lớn của công ty đốivới rất nhiều các công ty độc lập chuyên về phân phối và đối với những thịtrường cụ thể mà họ phục vụ Nó cũng là một cam kết về một loạt các chínhsách và thông lệ tạo nên cơ sở để xây dựng rất nhiều những quan hệ lâu dài”.(Theo nhà kinh tế học Corey)

Dưới góc độ của người sản xuất” Kênh phân phối là sự tổ chức cácquan hệ bên ngoài nhằm thực hiện các công việc phân phối để đạt được mụctiêu phân phối của doanh nghiệp trên thị trường”.

Từ những quan điểm trên có thể nhận thấy một cách tổng quát nhấtkênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụthuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất đếntay người tiêu dùng.

Như vậy có thể nhận thấy rằng kênh phân phối là một tổ chức tồn tạibên ngoài cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp, nó được quản lý dựa trên cácquan hệ đàm phán thương lượng hơn là sử dụng các quyết định nội bộ Đểphát triển một hệ thống kênh phân phối người sản xuất có thể sử dụng cáckênh đã có và thiết lập các kênh mới nhưng bao giờ cũng dựa trên sự phâncông công việc giữa các thành viên tham gia kênh.

2 Vai trò và chức năng của kênh phân phối.

2.1 Vai trò của kênh phân phối.

Kênh phân phối là công cụ chính của doanh nghiệp trong lĩnh vực phânphối, trao đổi hàng hoá làm thoả mãn những nhu cầu cụ thể của nhóm kháchhàng mục tiêu, khắc phục những ngăn cách về thời gian, không gian vàquyền sở hữu hàng hoá và dịch vụ với những người muốn sử dụng chúng.

Trang 5

Kênh phân phối thực hiện quá trình chuyên môn hoá và phân công laođộng để nâng cao hiệu quả quá trình sử dụng các yếu tố trong sản xuất kinhdoanh, đáp ứng được sự phát triển của thị trường cũng như sự phong phú đadạng của nhu cầu.

Tóm lại kênh phân phối có các vai trò chính là:

số lượng.

2.2 Chức năng của kênh phân phối.

Kênh phân phối là con đường mà hàng hoá được lưu thông từ người sảnxuất đến tay người tiêu dùng Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà khắcphục được những khác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữangười sản xuất với những người sử dụng các hàng hoá và dịch vụ Tất cả cácthành viên của kênh phải thực hiện những chức năng chủ yếu sau:

Nghiên cứu thị trường: Nhằm thu thập thông tin cần thiết để lập

chiến lược phân phối.

Xúc tiến khuyếch trương(cho những sản phẩm họ bán): Soạn

thảo và truyền bá những thông tin về hàng hoá.

Thương lượng: Để thoả thuận phân chia trách nhiệm và quyền

lợi trong kênh Thoả thuận với nhau về giá cả và những điều kiệnphân phối khác.

Phân phối vật chất: Vận chuyển, bảo quản và dự trữ hàng hoá.

Thiết lập các mối quan hệ: Tạo dựng và duy trì mối liên hệ với

những người mua tiềm năng.

Trang 6

Hoàn thiện hàng hoá: Làm cho hàng hoá đáp ứng được những

yêu cầu của người mua, nghĩa là thực hiện một phần công việccủa người sản xuất.

Tài trợ: Cơ chế tài chính giúp cho các thành viên kênh trong

thanh toán.

San sẻ rủi ro liên quan đến quá trình phân phối.

Vấn đề đặt ra là phải phân chia hợp lý các chức năng này giữa các thànhviên của kênh Nguyên tắc để phân chia các chức năng này là chuyênmôn hoá và phân công lao động.

3 Các dòng chảy trong kênh.

Trong mỗi kênh phân phối đều có các dòng chảy, các dòng chảy nàymột mặt nó thể hiện sự kết nối giữa các thành viên trong kênh mặt khác nócho biết hoạt động của kênh tốt đến mức nào Các dòng chảy chủ yếu trongkênh là: Dòng chuyển quyền sở hữu, dòng sản phẩm, dòng thông tin, dòngxúc tiến và dòng thanh toán.

Dòng chuyển quyền sở hữu: Thể hiện việc chuyển quyền sở hữu

sản phẩm từ thành viên này sang thành viên khác trong kênhphân phối Sự chuyển quyền sở hữu trong kênh phân phối chỉ gắnvới các thành viên chính thức trong kênh mà không gắn với cácthành viên bổ trợ như các công ty vận tải, hay các trung gian khácnhư đại lý, chi nhánh đại diện và môi giới.

Dòng chuyển quyền sở hữu được mô tả như sau:

Người sản xuất -> Bán buôn -> Bán lẻ -> Người tiêu dùng cuối cùng. Dòng sản phẩm: Diễn tả việc vận chuyển hàng hoá vật phẩm

thực sự trong không gian và thời gian từ địa điểm sản xuất tới địađiểm tiêu dùng qua hệ thống kho tàng và phương tiện vận tải.

Trang 7

Dòng sản phẩm cho biết sự phát sinh chi phí và thời gian cầnthiết để thực hiện các công việc phân phối vật chất trong mộtkênh phân phối nhất định Dòng sản phẩm không liên quan trựctiếp tới dòng chuyển quyền sở hữu nhưng nó lại có vai trò quantrọng đối với việc tiết kiệm chi phí, giảm bớt thời gian khi phânphối sản phẩm

Dòng sản phẩm được mô tả như sau:

Người sản xuất ->(Vận tải)->Bán buôn->( Vận tải)->Bán lẻ->Người tiêudùng

Dòng thanh toán: Là dòng vận động ngược chiều của tiền tệ và

chứng từ thanh toán từ người mua cuối cùng qua các trung giantrở lại người sản xuất.

Dòng thanh toán được mô tả như sau:

Người sản xuất <-Bán buôn<-Bán lẻ<-Người tiêu dùng sau cùng. Dòng thông tin: Cho thấy giữa các thành viên trong kênh trao đổi

thông tin với nhau, có thể là trao đổi giữa hai thành viên kế cậnhoặc không kế cận.

Dòng thông tin được mô tả như sau:

Người sản xuất <->Bán buôn<->Bán lẻ<->Người tiêu dùng sau cùng. Dòng xúc tiến: Mô tả những hoạt động xúc tiến khuyếch trương

hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên kênh.

4.Các loại kênh phân phối

4.1 Kênh trực tiếp: Đây là loại kênh phân phối mà qua đó người sản

xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng không thông qua bất kỳ mộttrung gian nào Khi sử dụng loại kênh này lợi nhuận của doanh nghiệp

Trang 8

không bị chia sẻ cho các trung gian khác, mặt khác doanh nghiệp có cơ hộitiếp xúc trực tiếp với khách hàng do vậy có thể nắm bắt chính xác nhu cầucủa người tiêu dùng cũng như sự thay đổi nhu cầu Tuy nhiên loại kênh nàychỉ thích hợp với những đoạn thị trường nhỏ khách hàng tập trung về mặt địalý Còn khi thị trường của doanh nghiệp trải dài trên một địa bàn rộng lớn thìviệc sử dụng loại kênh này gặp nhiều khó khăn do công ty phải duy trì mộtlượng lớn nhân viên bán hàng.

Kênh trực tiếp

4.2 Kênh gián tiếp: Đây là loại kênh mà giữa người sản xuất và người tiêu

dùng xuất hiện nhiều trung gian khác nhau làm nhiệm vụ đưa hàng hoá từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng Trong loại kênh này hàng hoá của doanh nghiệp có thể được tiêu thụ với tốc độ nhanh hơn, khối lượng lớn hơn,và sản phẩm được tiêu thụ trên một địa bàn rộng lớn hơn Việc sử dụng loại kênh này có thể làm giảm một phần lợi nhuận của doanh nghiệp do phải chiasẻ với các trung gian khác Đối với các trung gian doanh nghiệp có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành vi của họ trong việc tiêu thụ sản phẩm do họ là những tổ chức độc lập với doanh nghiệp Các thông tin về thị trường và thông tin phản hồi của khách hàng về sản phẩm có thể không chính xác khi về đến doanh nghiệp do phải qua nhiều cấp trung gian Hoạt động của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng nếu giữa người tiêu dùng và các trung gian hoặc giữa trung gian và người sản xuất sảy ra trục trặc Khi sử dụng các trung gian trong kênh phân phối, doanh nghiệp có thể giảm mức độmạo hiểm khi thâm nhập một thị trường mới do các trung gian là những người am hiểu về khu vực thị trường mà họ phụ trách và họ đã xây dựng được một mạng lưới phân phối.

Trang 9

Kênh gián tiếp

Trong kênh gián tiếp người ta có thể chia ra làm các loại kênh có mứcđộ dài ngắn khác nhau dựa vào số lượng các trung gian có trong kênh:

-Kênh một cấp: Đây là loại kênh ngắn nhất trong các kênh gián tiếp

trong kênh này chỉ xuất hiện một loại trung gian trong quá trình phân phốisản phẩm, đó có thể là người bán lẻ trong kênh tiêu dùng các nhân, có thể làngười phân phối công nghiệp hoặc đại lý trong kênh tiêu dùng công nghiệp.

-Kênh hai cấp: Trong kênh có thêm người bán buôn đối với kênh tiêu

dùng cá nhân, và có cả đại lý và người phân phối công nghiệp trong kênhtiêu dùng công nghiệp Đối với hàng hoá tiêu dùng cá nhân, kênh nàythường được dùng đối với những hàng hoá có giá trị đơn vị thấp và thườngđược mua thường xuyên.

-Kênh ba cấp: Loại kênh này thường chỉ được sử dụng đối với những

hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng cá nhân Trong kênh này xuất hiện thêmngười đại lý bên cạnh người bán buôn và bán lẻ, kênh này được sử dụng khicó nhiều người sản xuất nhỏ và nhiều người bán lẻ nhỏ, một đại lý được sửdụng để giúp phối hợp cung cấp sản phẩm với khối lượng lớn.

4.3.Kênh hỗn hợp.

Thực chất đây là loại kênh được tạo nên khi doanh nghiệp sử dụngnhiều loại kênh cùng một lúc để phân phối một hoặc nhiều sản phẩm trênmột khu vực thị trường hoặc nhiều khu vực thị trường khác nhau.

Trang 10

Sự khác nhau giữa kênh tiêu thụ hàng công nghiệp và kênh tiêu thụhàng hoá tiêu dùng cá nhân.

Trong vấn đề tổ chức kênh phân phối khi căn cứ vào sản phẩm và đốitượng tiêu dùng có thể phân thành kênh phân phối dùng cho tiêu dùng cánhân và kênh phân phối dùng cho tiêu dùng công nghiệp.

Kênh tiêu dùng cá nhân là loại kênh mà sản phẩm chủ yếu phục vụ chonhu cầu tiêu dùng cá nhân Kênh này có đặc điểm là số lượng người mua lớntuy nhiên khối lượng trong mỗi lần mua nhỏ và thị trường trải dài trên mộtkhu vực rộng lớn Do vậy người sản xuất khó có điều kiện tổ chức mạnglưới bán hàng trực tiếp của mình do giới hạn về khả năng tài chính do vậy họphải sử dụng nhiều trung gian trong việc tiêu thụ sản phẩm Vì vậy đối vớiloại hàng hoá này kênh phân phối chủ yếu là những kênh dài và sử dụngnhiều trung gian trong quá trình phân phối sản phẩm Điều này làm cho sảnphẩm của người sản xuất có thể tiếp cận nhiều loại khách hàng và tạo ra sựcạnh tranh giữa các trung gian trong việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

Đối với kênh tiêu dùng công nghiệp: Sản phẩm lưu thông trong kênhnày chủ yếu dùng làm đầu vào cho quá trình sản xuất khác hoặc phục vụ chonhững hoạt động tiêu dùng mang tính công nghiệp Khách hàng trong kênhnày thường mua với khối lượng lớn trong mỗi lần mua và họ thường đã đượcxác định về mặt địa lý Do vậy kênh phân phối cho loại sản phẩm nàythường là kênh ngắn Mặt khác đây là những sản phẩm có giá trị đơn vị cao

Doanh nghiệp

Nhà phân phối trung gian

Người tiêu dùng

Trang 11

do vậy nếu sử dụng kênh dài sẽ làm tăng chi phí và có thể gặp phải rủi rotrong vận chuyển và bảo quản…

5 Các thành viên của kênh.5.1 Người sản xuất

Người sản xuất thường được coi là người bán thứ nhất, họ bán cái màhọ sản xuất ra Điểm xuất phát của quá trình vận động của hàng hoá là từ nơisản xuất, từ chính nơi mà nó được tạo ra Đây cũng chính là người giữ vaitrò điều khiển kênh, trong nhiều trường hợp họ là người đưa ra các quyếtđịnh về tổ chức kênh.

Người sản xuất thường phải giải quyết các vấn đề:

kinh doanh như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất.

áp dụng các biện pháp để tối ưu hoá các hoạt động Khi doanhnghiệp muốn xâm nhập một thị trường mới thì họ sẽ phải đưa racác quyết định về tổ chức kênh sao cho có hiệu quả.

5.2 Người bán buôn.

Đây là những người thực hiện hoạt động thương mại thuần tuý, mua đểbán Đặc trưng cơ bản của loại trung gian này là mua bán với một khốilượng lớn một loại hàng hoá nào đó Những người bán buôn có thể là cầunối giữa người sản xuất với người tiêu dùng cuối cùng trong lĩnh vực tiêudùng công nghiệp, có thể là cầu nối giữa người sản xuất và các trung giankhác trong kênh tiêu dùng cá nhân.

Những người bán buôn thường có thế lực kinh tế lớn, trong nhiềutrường hợp họ có khả năng khống chế thị trường chi phối cả người sản xuất

Trang 12

và người bán lẻ Hiện nay, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ ngườibán buôn có thể mở rộng phạm vi kinh doanh của mình mà không nhất thiếtphải phát triển một mạng lưới các đại lý hoặc các chi nhánh đại diện ởnhững khu vực cụ thể.

Người bán lẻ thường bị lệ thuộc chặt chẽ vào những người bán buônnhưng lại có xu hướng thiết lập mối quan hệ trực tiếp với người sản xuất đểhình thành nên những kênh ngắn ở những thị trường tập trung Mặt khác đâylà những người tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng sau cùng cho nên họcó lợi thế lớn trong việc tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu và thị hiếu người tiêudùng, nhất là những nhu cầu đơn lẻ, phân tán, có khả năng thích ứng nhanhvới sự biến động của thị trường.

5.4 Người đại lý.

Đây là một loại hình kinh doanh làm chức năng trung gian trong quátrình vận động của hàng hoá Đại lý không có quyền sở hữu hàng hoá mà chỉthực hiện việc phân phối, tiêu thụ hàng hoá cho doanh nghiệp và nhận đượclợi ích thông qua tỷ lệ hoa hồng do hai bên thoả thuận.

Trang 13

Trong công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp cần phải quantâm đến các đại lý làm nhiệm vụ tiêu thụ hàng cho doanh nghiệp chứ khôngphải là đại lý cho các nhà bán buôn.

Giữa đại lý và doanh nghiệp phải cùng nhau ký kết hợp đồng đại lý.Trong hợp đồng qui định rõ quyền lợi và trách nhiệm của mỗi bên trong quátrình tiêu thụ sản phẩm Để đảm bảo hiệu quả trong quá trình phân phối đòihỏi phải lựa chọn đúng đắn các đại lý

5.5 Chi nhánh đại diện.

Thực hiện việc tập hợp các đơn hàng và tổ chức thực hiện các đơn hàngnày Đồng thời thiết lập mối quan hệ tiếp xúc thăm dò thị trường, thực hiệncông việc bán hàng như những người bán buôn chuyên nghiệp Chi nhánhđại diện cũng cung cấp một số dịch vụ cho khách hàng đồng thời là cầu nốigiữa người sản xuất và khách hàng trong việc giải quyết các tranh chấp phátsinh.

5.6 Người phân phối công nghiệp.

Đây là những trung gian chỉ xuất hiện trung kênh tiêu dùng côngnghiệp, những trung gian này ở một số khía cạnh nào đó họ gần giống nhưngười bán buôn trong kênh tiêu dùng cá nhân Họ là những người mua sảnphẩm của công ty với khối lượng lớn để cung cấp cho các khách hàng côngnghiệp.

5.7 Người tiêu dùng

Đây là người sử dụng sản phẩm mua được vào việc thoả mãn nhu cầucủa họ Người tiêu dùng là mục tiêu và cũng là đích mà người sản xuất phảihướng tới Việc nắm bắt chính xác nhu cầu của người tiêu dùng cũng như dự

Trang 14

báo chính xác nhu cầu trong tương lai là điều kiện quan trọng quyết định sựtồn tại của doanh nghiệp.

II CÁC QUYẾT ĐỊNH TRONG VIỆC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KÊNH

1.Quyết định về thiết kế kênh.

Thiết kế kênh là toàn bộ các hoạt động có tính chủ động nhằm tổ chứcra các hệ thống kênh phân phối hoàn toàn mới hoặc cải tạo các kênh phânphối đã có trên thị trường Đây là một quyết định có tính chiến lược, nó ảnhhưởng trực tiếp tới việc thực hiện các chính sách bộ phận khác củaMarketing-mix như chính sách sản phẩm, chính sách giá, chính sách xúctiến.

Thiết kế kênh là một công việc hết sức phức tạp đòi hỏi phải nghiên cứukỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định Mặt khác công tác thiết kế kênh phảiđược tiến hành thường xuyên bởi vì nó không chỉ là tạo mới một kênh phânphối mà còn bao gồm cả việc cải tạo lại những kênh đã có sao cho có hiệuquả hơn.

Thiết kế kênh bao gồm tất cả những hoạt động từ khi thiết kế kênh, thửnghiệm và cho tới khi nào các kênh phân phối này được vận hành thực sự.

Một công ty phải đưa ra quyết định thiết kênh khi:

không đủ khả năng, đòi hỏi phải thiết kế hệ thống kênh phân phốimới cho sản phẩm này

có sự thay đổi của môi trường kinh doanh

Trang 15

 Có sự thay đổi từ các trung gian(Bổ xung thêm trung gian mớihoặc loại bớt một só trung gian cũ).

Khi tiến hành thiết kế kênh các công ty thường trải qua các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu thiết kế kênh: Các công ty phải xác định rõ

các mục tiêu định lượng cũng như định tính(Các mục tiêu định lượng thườngbao gồm: chi phí cho hoạt động của kênh, tốc độ chu chuyển của vốn, thờigian lưu kho bình quân…) Một khi mục tiêu đã được xác định thì việc thiếtkế kênh phải phù hợp với mục tiêu đã đề ra và mục tiêu chung của chiếnlược kinh doanh Thiết kế kênh phải đảm bảo thuận lợi cho việc kiểm soát,đánh giá và kênh phải đảm bảo tính hiện thực nghĩa là phải có khả năng ứngdụng trong thực tế.

Bước 2: Tập hợp và phân loại những công việc cần được tiến hành

trong kênh như vận chuyển hàng hoá, tổ chức kho trung gian, thu thập thôngtin, các hoạt động khuyếch trương…Trên cơ sở đó sẽ cụ thể hoá và phâncông công việc cho từng thành viên.

Bước 3: Phác thảo những cấu trúc kênh có thể có Nhiệm vụ chính của

bước này là xác định cho được kích thước của kênh( Chiều dài, chiều rộng,chiều sâu của kênh)

Bước 4: Sắp xếp và đánh giá những ảnh hưởng của môi trường tới cấu

trúc kênh dự kiến Mục đích chủ yếu là xác định mức độ ảnh hưởng của cácyếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp đến kênh như thế nào Đồngthời đánh giá mức độ phù hợp của cấu trúc kênh dự kiến trong những điềukiện nhất định.

Trang 16

Bước 5: Lựa chọn kênh tối ưu Dựa trên cơ sở các kênh phân phối đã

phác hoạ cùng với việc đánh giá ảnh hưởng của môi trường chọn lấy mộthoặc một số loại kênh hợp nhất, đây là những loại kênh có thể đảm bảo choviệc phân phối sản phẩm của doanh nghiệp được thực hiện với thời giannhanh nhất và chi phí nhỏ nhất.

Bước 6: Lựa chọn các thành viên của kênh Sau khi đã lựa chọn được

kênh phân phối phù hợp vấn đề đặt ra là phải tìm kiếm các trung gian phùhợp với mục tiêu phân phối của doanh nghiệp Đây là một công việc quantrọng có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của kênh do vậy đòi hỏi phảiđược tiến hành cẩn thận

2 Quyết định tìm kiếm các thành viên kênh.

Tìm kiếm thành viên kênh là một quá trình tìm kiếm đánh giá các thànhviên tiềm năng và xác định được một số thành viên có khả năng và sẵn sàngtham gia vào kênh phân phối.

Việc tìm kiếm và lựa chọn các trung gian là một công việc cần thiết, nógiúp cho công ty có thể tuyển chọn được những trung gian phù hợp khi có sựthay đổi trong kênh như việc tạo mới một kênh hoặc cơ cấu lại kênh cũ.

Các bước lựa chọn thành viên:

Bước 1: Thiết lập danh sách các thành viên tiềm năng: Đây là công việc

đi thu thập các thông tin về điều kiện, khả năng kinh doanh, sức mạnh thịtrường, uy tín…của các thành viên tiềm năng.

Bước 2: Đánh giá các thành viên tiềm năng Để thực hiện công việc này

trước hết công ty phải xây dựng được một hệ thống tiêu chuẩn dùng để đánh

Trang 17

giá, sau đó căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu đó tiến hành so sánh, đánh giá cáctrung gian Nhiệm vụ quan trọng nhất trong bước này là phải đưa ra đượcmột danh sách các nhà phân phối có đủ tiêu chuẩn để tiến hành chọn lựa.

Bước 3: Thuyết phục các thành viên có khả năng tham gia vào kênh

phân phối Để đảm bảo thuyết phục các thành viên này tham gia vào kênhcông ty có thể sử dụng các biện pháp như cam kết đảm bảo lợi ích cho cácthành viên, thực hiện các biện pháp hỗ trợ các thành viên trong việc tiêu thụsản phẩm

3 Đánh giá hoạt động của kênh.

Đánh giá hoạt động của kênh phân phối chính là xác định hiện trạngcủa kênh phân phối theo một số tiêu chuẩn nhất định trong mối liên hệ vớinhững mục tiêu chung trong chính sách phân phối của công ty như: Mứcdoanh số đạt được, mức độ lưu kho trung bình, thời gian giao hàng…

Việc đánh giá hoạt động của kênh có thể được tiến hành một cáchthường xuyên hoặc theo định kỳ Mục đích của việc đánh giá này là nhằmphát hiện ra những điểm mạnh và điểm yếu trong kênh phân phối để từ đó cóbiện pháp sử lý kịp thời đảm bảo cho kênh hoạt động hiệu quả Việc đánhgiá hoạt động của kênh là rất cần thiết vì tình trạng hoạt động của kênh sẽảnh hưởng trực tiếp tới khả năng tiêu thụ sản phẩm, duy trì thị phần củadoanh nghiệp Ngoài ra, các yếu tố của môi trường kinh doanh luôn thay đổicác nhà sản xuất không thể kiểm soát được sự thay đổi này cũng như tácđộng của nó đến hệ thống kênh phân phối của mình, do vậy các công ty phảitiến hành đánh giá hoạt động của kênh để có biện pháp điều chỉnh sao chocó hiệu quả

Trang 18

Thông thường khi đánh giá hoạt động của kênh thường trải qua cácbước sau:

Bước 1: Thiết lập và lựa chọn các tiêu chuẩn đánh giá

Trong bước này các nhà quản trị kênh phải thiết lập một hệ thống chỉtiêu dùng để đánh giá Các chỉ tiêu có thể là: Doanh số bán, mức độ lưu khotrung bình, thời gian giao hàng, cách sử lý hàng hoá thất thoát, mức độ hợptác giữa các thành viên, chi phí cho hoạt động của kênh…Sau đó đánh giá vàsắp xếp các chỉ tiêu theo tầm quan trọng và tiến hành cho điểm từng chỉ tiêu.

Bước 2: Thực hiện việc đánh giá hoạt động của kênh phân phối.

Để đảm bảo việc đánh giá được chính xác phải thu thập đầy đủ thôngtin cần thiết, những thông tin này có thể lấy từ các báo cáo định kỳ như báocáo bán hàng, báo cáo hàng tồn kho, doanh thu, biên bản giải quyết khiếunại của khách hàng,…Để đánh giá hoạt động của kênh ta đem so sánh mứcđộ thực hiện các chỉ tiêu cụ thể với mục tiêu đề ra và với mức độ thực hiệntrước đó, sau đó phân tích đánh giá mức độ thực hiện này theo các thang đovà theo đối tượng nghiên cứu Cuối cùng các nhà quản trị sẽ tổng hợp cácđánh giá, phân tích lại và đưa ra hiện trạng của kênh phân phối và các thànhviên kênh, chỉ ra những ưu điểm và hạn chế cũng như nguyên nhân của tìnhtrạng đó.

Bước 3: Đề xuất các giải pháp thực hiện.

Trong bước này các nhà quản trị kênh phải lựa chọn, cân nhắc các biệnpháp nhằm giải quyết tình trạng của kênh phân phối Các biện pháp này cóthể là cơ cấu lại kênh phân phối loại bỏ những trung gian hoạt động kémhiệu quả và tìm kiếm thêm những thành viên mới, tổ chức thêm một số kênhmới trên những thị trường mới; hoặc tập trung vào vấn đề khuyến khích cácthành viên trong kênh tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động.

Trang 19

4 Giải quyết các xung đột trong kênh:

Cho dù các kênh phân phối được tổ chức tốt đến đâu đi chăng nữa thìtrong kênh không thể tránh khỏi những xung đột và mâu thuẫn Các mâuthuẫn nảy sinh trong kênh phân phối có thể là mâu thuẫn theo chiều dọc(nảysinh giữa các cấp trong cùng một kênh), có thể là mâu thuẫn ngang(nảy sinhgiữa các trung gian trong cùng một cấp), hoặc giữa các kênh với nhau.

Các xung đột xảy ra trong kênh chính là các mâu thuẫn nảy sinh giữacác thành viên trong kênh Các xung đột đó bao gồm các xung đột liên quanđến lợi ích của các thành viên do không thống nhất về tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệhoa hồng, các hình thức bổ trợ; các xung đột liên quan đến phương thức bánhàng, điều kiện mua bán… Nguyên nhân gây ra các xung đột có thể là do sựkhác nhau về mục tiêu theo đuổi của các thành viên khi tham gia vào kênh,có thể là do sự không thích hợp về vai trò và quyền hạn của các thành viêntrong kênh, do sự khác biệt về nhận thức của các thành viên trong kênh…

Khi xảy ra xung đột trong kênh, các nhà quản trị kênh phải tìm hiểu rõnguyên nhân xuất phát của xung đột và đề xuất biện pháp giải quyết xungđột đó Các biện pháp có thể được áp dụng để giải quyết xung đột là:

- Chấp nhận những mục đích tối thượng hy sinh những mục tiêu khôngquan trọng Khi trong kênh xuất hiện các xung đột các nhà quản trị kênhphải căn cứ vào mục tiêu khi thết kế kênh để đề ra biện pháp giải quyết.Chẳng hạn khi nảy sinh mâu thuẫn giữa các trung gian trong việc tổ chứcmạng lưới tiêu thụ trên một khu vực thị trường(các trung gian lấn sang địabàn của người khác) nếu mục tiêu là giúp cho người tiêu dùng có thể muasản phẩm của công ty với điều kiện thuận lợi nhất thì nhà quản trị kênh cóthể duy trì xung đột này để tạo ra sự cạnh tranh giữa các trung gian trongviệc tổ chức tiêu thụ sản phẩm, nếu mục tiêu là khuyến khích sự hợp tác

Trang 20

giữa các thành viên thì khi xung đột này sảy ra công ty phải có biện phápgiải quyết buộc các trung gian tuân thủ phạm vi tiêu thụ của mình khôngnên để kéo dài…

- Trao đổi giữa các cấp trung gian với nhau làm cho họ hiểu và chấpnhận công việc của mình Hình thức này thường được áp dụng khi giữa cáctrung gian bất đồng về các chức năng kênh mà mình phải đảm nhận Khi đócác cuộc trao đổi giữa các thành viên với nhau có thể giúp họ hiểu và bằnglòng thực hiện nhiệm vụ của mình.

- Sử dụng pháp luật( Trong trường hợp phát sinh tranh chấp mà khôngthể giải quyết bằng con đường đàm phán).

Như vậy, quyết định về kênh phân phối thuộc một trong những quyếtđịnh phức tạp nhất mà công ty phải thông qua Mỗi kênh tạo ra một mức tiêuthụ và chi phí riêng Việc quản lý kênh đòi hỏi phải tuyển chọn được nhữngtrung gian phù hợp, đôn đốc động viên họ thực hiện tốt công việc được giao.Mặt khác phải thường xuyên đánh giá hoạt động của kênh phân phối đểkhông ngừng cải tiến hay thiết kế một kênh phân phối phù hợp hơn.

Trang 21

Sau một thời gian đàm phán, ngày 20 tháng 8 năm 1974 hợp đồng vềcông trình Nhà máy Giấy Bãi Bằng chính thức được ký kết, đây là một dựán nhằm cải thiện mức sống thông qua mở rộng sản xuất giấy nội địa tại BãiBằng Dự án bao gồm việc xây dựng một nhà máy liên hợp sản xuất bột giấyvà giấy cùng với việc đảm bảo cơ sở hạ tầng vật chất kỹ thuật cần thiết, vùngnguyên liệu và hỗ trợ đào tạo để đảm bảo bàn giao thành công cho phía ViệtNam.

Bãi Bằng đã dược thiết kế như một dự án hợp tác phát triển thay vì mộtdự án “chìa khoá trao tay”.

không có trong nước, những kiến thức kỹ thuật về thiết kế, quytrình sản xuất, xây dựng, lắp đặt, huấn luyện đủ mức cho phép

Trang 22

Việt Nam vận hành nhà máy và hỗ trợ nghành lâm nghiệp thôngqua giúp đỡ về lâm học, huấn luyện cách sử dụng và bảo dưỡngcác phương tiện vận tải, thiết kế hệ thống thu hoạch và vậnchuyển bao gồm cả việc xây dựng đường sá.

địa, các cơ sở vận tải, cảng, dịch vụ, tạo điều kiện đi lại cho độingũ người nước ngoài và vận hành các hoạt động lâm nghiệp cầnthiết để đảm bảo có đủ nguyên liệu sơ sợi cho nhà máy.

Thời gian tiến hành hoạt động xây dựng dự kiến kéo dài trong 5 năm(từ1974 đến 1979) tuy nhiên phải đến ngày 26 tháng 11 năm 1982 nhà máymới được khánh thành toàn bộ.

1.2 Quá trình phát triển.

1.2.1 Giai đoạn từ 1982 đến 1992.

Đây là giai đoạn sản xuất kinh doanh ban đầu sau khi khánh thành vớiđặc điểm là tiến dần đến sử dụng 100% nguyên liệu trong nước cho sản xuấtgiấy không còn sử dụng bột giấy nhập ngoại với sự giúp đỡ của chuyên gianước ngoài tới tận vị trí đốc công; cho đến ngày 30 tháng 6 năm 1990 tất cảcác chuyên gia cố vấn nước ngoài rời Bãi Bằng về nước Trong thời gian nàynhịp độ sản xuất phát triển không đồng đều, sản lượng giấy hàng năm chỉ đạtmức trên dưới 50% công suất thiết kế Lợi nhuận đạt được còn quá thấp, nênđời sống của người lao động chưa được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên trong hai năm 1990 và 1991 với sự đổi mới mạnh mẽ trongquản lý điều hành công ty đã vượt mức kế hoạch đặt ra Năm 1990 sản lượngđạt 103,9% kế hoạch, nộp ngân sách 13, 2 tỷ đồng Năm 1991 sản lượng đạt109,3% kế hoạch; nộp ngân sách 35 tỷ đồng, vượt kế hoạch 46%.

Trang 23

1.2.2 Giai đoạn từ 1992 đến nay.

Những năm đầu của thập niên 90 đây là thời kỳ khó khăn của ngànhgiấy nói chung và của Giấy Bãi Bằng nói riêng Hậu quả của cuộc khủngkinh tế vào cuối những năm 1980 làm cho nhu cầu về giấy giảm sút Mặtkhác giấy ngoại do không được quản lý tốt đã tràn ngập thị trường làm chohoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn Năm1993 chỉ sản xuấtđược 32.000 tấn giấy và không có lãi.

Những năm cuối của thập niên 90, tình hình thị trường giấy có nhiềubiến động theo hướng có lợi cho sản xuất kinh doanh Với việc Chính phủtăng thuế nhập khẩu giấy đã tạo điều kiện thuận lợi cho công ty đẩy mạnhhoạt động sản xuất kinh doanh Năm 1995 sản lượng giấy đạt 50.062 tấn đạt92,03% công suất thiết kế Năm1996 trong khi các doanh nghiệp khác đềubáo lỗ riêng công ty Giấy Bãi Bằng vẫn đạt mức lãi 42,8 tỷ đồng, cũng trongnăm này sản lượng giấy đạt 57.027 tấn vượt công suất thiết kế( công suấtthiết kế là 55000 tấn giấy/năm).

Do sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ công nhân viên mà trongnhững năm gần đây sản lượng giấy xuất ra ngày càng tăng , đời sống côngnhân ngày càng được đảm bảo Năm 2001 sản lượng giấy đạt 73.233 tấn,doanh thu 793.175 triệu đồng, lợi nhuận đạt 60.168 triệu đồng.

Trong chiến lược phát triển, công ty luôn xác định yếu tố con người làyếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của công ty Do vậy, ngoàitrường dạy nghề của công ty hàng năm công ty còn phối hợp với các trườngđại học mở các lớp bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên đi học, đặc biệt làđội ngũ cán bộ quản lý Ngoài ra công ty còn rất quan tâm tới việc nâng caođời sống vật chất và tinh thần của nhân viên.

Trang 24

Sau đây là tình hình lao động và thu nhập bình quân của người lao độngtrong 6 năm trở lại đây:

( người )

Lương bình quânngười/tháng ( 1000 đ)

2 Tình hình sản xuất kinh doanh

97,92101,19111,00 (Nguồn báo cáo sản xuất kinh doanh)

Trang 25

Biểu đồ sản lượng giấy thực tế sản xuất

1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001N¨m

Tuy không thể phủ định cố gắng của công ty trong việc đảm bảo sảnxuất phát triển nhưng nếu đem so sánh sản lượng thực tế với kế hoạch ta

Trang 26

thấy có sự không đồng nhất giữa hai chỉ tiêu này, tỷ lệ giữa thực hiện và kếhoạch lên xuống thất thường điều này cho thấy việc lập kế hoạch chưa sátvới thực tiễn mà công ty có thể đạt được.

Trong những năm tới, nhất là khi Việt Nam tham gia khu vực mậu dịchtự do AFTA Giấy Bãi Bằng sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt với giấy của cácnước trong khu vực cho nên công tác lập kế hoạch sản xuất cần phải cải tiến,nó phải được xây dựng dựa trên cơ sở điều tra dự báo nhu cầu của thị trườngvà hiện trạng của máy móc thiết bị bởi vì việc hoàn thành hay không hoànthành kế hoạch sản xuất đều gây khó khăn cho công ty.

Doanh thu(1000 đ)

Lợi nhuận(1000 đ)1992

1.479.8913.999.67842.827.72750.012.53760.664.15052.944.18850.427.38560.168.000 (Nguồn báo cáo sản xuất kinh doanh)

Trang 27

Trong những năm đầu sau khi mới được thành lập hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty phải tuân theo những chỉ tiêu pháp lệnh của Nhànước Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nướccông ty đã gặp không ít những khó khăn đặc biệt khi nền kinh tế mở cửagiấy ngoại tràn lan làm cho ngành giấy lao đao Tuy nhiên, bằng những cốgắng của đội ngũ các cán bộ công nhân viên, công ty đã dần dành lại chỗđứng của mình trên thị trường.

Qua số liệu tiêu thụ có thể thấy rằng công ty đã có cố gắng rất nhiềutrong việc tiêu thụ sản phẩm Trong những năm gần đây sản lượng tiêu thụluôn ở mức cao so với mức sản xuất ra đặc biệt trong năm 2001 khi mà sảnlượng giấy vượt mức kế hoạch hơn 7.000 tấn nhưng do tổ chức tốt công táctiêu thụ nên sản lượng giấy tồn kho chỉ hơn 2.000 tấn.

Một chỉ tiêu khác phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty là doanhthu Trong những năm gần đây, doanh thu luôn có xu hướng tăng lên nămsau cao hơn năm trước, doanh thu tăng một phần là do giá tăng(Có nhữngnăm giá tăng đóng góp tới 53% mức tăng doanh thu) tuy nhiên trong nhữngnăm gần đây giá giấy khá ổn định doanh thu tăng chủ yếu là do số lượng tiêuthụ tăng.

Năm 2001 doanh thu là 793.175 triệu tăng 98.833 triệu đồng (tăng14,23%) so với năm 2000 Lợi nhuận đạt 60.168 triệu đồng tăng 19,21 % sovới năm 2000.

Trong quá trình hoạt động công ty luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đốivới ngân sách quốc gia.

Năm 1997 nộp ngân sách : 53,654 tỷ đồngNăm 1998 nộp ngân sách : 59,499 tỷ đồng

Trang 28

Năm 1999 nộp ngân sách : 62,467 tỷ đồngNăm 2000 nộp ngân sách : 69,484 tỷ đồng Năm 2001 nộp ngân sách : 80,238 tỷ đồng

II TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA KÊNH PHÂN PHỐI 1.Những yếu tố ảnh hưởng tới việc lựa chọn kênh

1.1.Yếu tố sản phẩm.

Hiện nay sản phẩm chính của công ty là giấy cuộn, ngoài ra công tycòn sản xuất thêm một số loại giấy thành phẩm khác Đối với sản phẩm giấycuộn đây là loại sản phẩm có giá trị đơn vị cao khó vận chuyển, khách hàngchủ yếu của loại sản phẩm này là các khách hàng công nghiệp đó là các nhàxuất bản, các công ty in ấn, các công ty văn phòng phẩm và các cơ sở giacông xén kẻ giấy Đặc điểm chủ yếu của loại khách hàng này là thường muavới khối lượng lớn và giao hàng theo tiến độ của họ Do vậy đối với loại sảnphẩm này thường sử dụng các loại kênh ngắn(kênh trực tiếp hoặc thông quađại lý và chi nhánh).

Đối với sản phẩm là giấy thành phẩm như: giấy copy, vở, giấy vi tính,giấy telex,… thì việc sử dụng các loại kênh dài lại tỏ ra thích hợp hơn Vìloại sản phẩm này có giá trị đơn vị thấp, dễ vận chuyển và bảo quản, mặtkhác khách hàng của loại sản phẩm này rất phân tán.

1.2 Yếu tố môi trường.

Yếu tố môi trường ở đây bao gồm cả môi trường kinh doanh chung vàsự cạnh tranh của môi trường nghành

Trên phương diện lý thuyết khi nền kinh tế suy thoái sức mua giảm sútdo vậy các nhà sản xuất thường sử dụng các loại kênh ngắn và những dịchvụ không cần thiết làm tăng giá bán.

Trang 29

Một yếu tố khác thuộc môi trường có ảnh hưởng không nhỏ đến việclựa chọn kênh phân phối đó là những quy định và ràng buộc pháp lý DoCông ty Giấy Bãi Bằng là thành viên của Tổng công ty Giấy Việt Nam nênphải chịu sự kiểm soát của Tổng công ty Giấy Việt Nam Tổng công ty GiấyViệt Nam kiểm soát giá bán cũng như những nơi mà Giấy Bãi Bằng có thểbán sản phẩm của mình điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc tổ chức mạnglưới kênh phân phối của công ty Ví dụ như công ty muốn phát triển mạnglưới bán hàng vào khu vực thị trường phía nam thì việc tổ chức tiêu thụ sẽgặp rất nhiều khó khăn do chính sách điều tiết tiêu thụ của Tổng công tyGiấy Việt Nam vì khu vực này có một số nhà máy giấy lớn của Việt Namnhư Công ty giấy Đồng Nai, Công ty giấy Tân Mai…

Yếu tố thị trường và cạnh tranh cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việclựa chọn kênh phân phối Thông thường, một công ty khi lựa chọn kênhphân phối phải đảm bảo kênh của mình sẽ hoạt động hiệu quả hơn của đốithủ cạnh tranh Tuy nhiên đối với Công ty Giấy Bãi Bằng trong điều kiện thịtrường giấy trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu, sự cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp trong nghành hầu như không có Do vậy yếu tố này không ảnhhưởng nhiều lắm đến việc lựa chọn kênh phân phối của công ty.

1.3 Năng lực tài chính của công ty

Khả năng tài chính của một công ty có ảnh hưởng rất lớn tới việc lựachọn và duy trì các loại kênh phân phối của một công ty Như đã biết mộtdoanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển thì phải có vốn tích luỹ để phát triểnsản xuất nguồn vốn này có thể hình thành bằng nhiều cách khác nhau tuynhiên nguồn chủ yếu là từ bán hàng.

Mỗi doanh nghiệp khi thiết kế kênh tiêu thường phải tính toán sao chonhanh chóng thu được tiền hàng để có thể tái sản xuất, đối với những doanh

Trang 30

nghiệp mà khả năng về tài chính không mạnh lắm thì họ thường sử dụngnhững loại kênh không dài lắm trong việc tiêu thụ sản phẩm Tuy nhiên đốivới những doanh nghiệp có khả năng tài chính vững mạnh thì vấn đề tàichính không ảnh hưởng nhiều lắm đến việc lựa chọn kênh tiêu thụ họ có thểduy trì nhiều loại kênh phân phối cùng một lúc

Năm 2001 tổng tài sản của công ty là 870.283.828.002 đồng trong đótài sản lưu động là 564.467.320.108 đồng(chiếm 64,86%) tài sản cố định là305.816.567.894 đồng(chiếm 35,14%).

Như vậy có thể thấy khả năng về tài chính của công ty khá vững mạnhđiều này cho phép công ty có khả năng duy trì nhiều loại kênh phân phốicùng một lúc trên cùng một thị trường để tiêu thụ một hoặc nhiều loại sảnphẩm

2 Tình hình tổ chức mạng lưới kênh phân phối ở công ty

Hiện nay công tác tiêu thụ cũng như việc giải quyết những vấn đề liênquan đến công tác tiêu thụ sản phẩm đều do phòng thị trường(thuộc sự quảnlý trực tiếp của Tổng giám đốc công ty) của công ty đảm nhận Phòng thịtrường hiện có 7 nhân viên đây là những người có trình độ cao, am hiểu vềthị trường.

Công việc chính của phòng thị trường là tìm kiếm các đại lý và cáctrung gian khác trong kênh phân phối, thực hiện việc tiêu thụ hàng hoá, thamgia hội chợ triển lãm, tổ chức các hội nghị khách hàng…

Trang 31

2.1 Mạng lưới kênh phân phối của công ty.

Sơ đồ mạnglưới phân phối của công tyCông ty Giấy Bãi Bằng

Khách hàng công nghiệp

Đại lý

Chi nhánh đại

Khách hàng công nghiệpKhách

hàng công nghiệp

Đại lý

Bán buônBán lẻ

Người tiêu dùng cuối cùng

Ngày đăng: 10/11/2012, 09:33

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2. Tình hình sản xuất kinh doanh - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mạng lưới kênh phân phối ở Công ty Giấy Bãi Bằng
2. Tình hình sản xuất kinh doanh (Trang 24)
Sau đây là tình hình lao động và thu nhập bình quân của người lao động trong 6 năm trở lại đây: - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mạng lưới kênh phân phối ở Công ty Giấy Bãi Bằng
au đây là tình hình lao động và thu nhập bình quân của người lao động trong 6 năm trở lại đây: (Trang 24)
2.2. Tình hình kinh doanh - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mạng lưới kênh phân phối ở Công ty Giấy Bãi Bằng
2.2. Tình hình kinh doanh (Trang 26)
Qua bảng trên có thể nhận thấy trong năm 2001 sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ thông qua các loại kênh gián tiếp(76,77%), kênh trực  tiếp chỉ tiêu thụ 16.502 tấn giấy(23,23%) tuy nhiên khách hàng trong loại  - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mạng lưới kênh phân phối ở Công ty Giấy Bãi Bằng
ua bảng trên có thể nhận thấy trong năm 2001 sản phẩm của công ty chủ yếu được tiêu thụ thông qua các loại kênh gián tiếp(76,77%), kênh trực tiếp chỉ tiêu thụ 16.502 tấn giấy(23,23%) tuy nhiên khách hàng trong loại (Trang 40)
1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1. Quá trình hình thành - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mạng lưới kênh phân phối ở Công ty Giấy Bãi Bằng
1. Quá trình hình thành và phát triển 1.1. Quá trình hình thành (Trang 61)
2. Tình hình sản xuất kinh doanh 2.1. Tình hình sản xuất - Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện mạng lưới kênh phân phối ở Công ty Giấy Bãi Bằng
2. Tình hình sản xuất kinh doanh 2.1. Tình hình sản xuất (Trang 62)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w