ỨNG DỤNG MARKETING ONLINE ĐỂ BÁN HÀNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ MÊ TRANG
Chuyên đề tốt nghiệp Trang 1 GVHD: Trần Thị Tùng Quyên MỤC LỤC Trang ỨNG DỤNG MARKETING ONLINE ĐỂ BÁN HÀNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ MÊ TRANG 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .3 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CTCP CÀ PHÊ MÊ TRANG 33 CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP MARKETING ONLINE NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ MÊ TRANG .51 Cách làm marketing hiệu quả trên blog .73 Các website Groupon mua chung Việt nam .79 SVTT: Trần Ngọc Quan Chuyên đề tốt nghiệp Trang 2 GVHD: Trần Thị Tùng Quyên SVTT: Trần Ngọc Quan Chuyên đề tốt nghiệp Trang 1 GVHD: Trần Thị Tùng Quyên ỨNG DỤNG MARKETING ONLINE ĐỂ BÁN HÀNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÀ PHÊ MÊ TRANG. Phần mở đầu. 1.Sự cần thiết của đề tài. Trong bối cảnh kinh tế thị trường, cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi, các giá trị cốt lõi của sản phẩm không chênh lệch nhiều thì thương hiệu là chiếc chìa khoá tạo ra khác biệt giữa các doanh nghiệp. Chính thương hiệu không chỉ góp phần làm tăng giá trị của sản phẩm mà còn làm tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp, hay nói cách khác thương hiệu là tài sản vô hình của doanh nghiệp. Việt Nam hiện có gần 300.000 doanh nghiệp, đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các thương hiệu của Việt Nam xuất hiện trên thế giới vừa hiếm hoi, vừa không rộng rãi. Vươn ra thế giới, đưa sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp Việt Nam đến với toàn cầu mặc dù là khát khao song con đường xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là một sự mò mẫm, tìm kiếm buổi đầu. Nhận thức được vai trò to lớn của thương hiệu, trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của mỗi doanh nghiệp, bên cạnh những phương tiện quảng cáo truyền thống như TV, báo, tạp chí, Internet đóng vai trò quan trọng và là một phương tiện hiệu quả, tiết kiệm trong việc xây dựng nhận thức của người tiêu dùng đối với một thương hiệu bởi nhờ đó mà người làm marketing có thể sử dụng tất cả những ứng dụng của trang web, nhằm quảng cáo, tăng cường quan hệ với công chúng, xây dựng những cộng đồng trên mạng để tạo những ấn tượng tốt cho thương hiệu. Marketing là hoạt động không thể thiếu đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, nó là con đường để rút ngắn khoảng cách giữa thương hiệu với khách hàng tiềm năng. Nhưng càng ngày các phương pháp Marketing truyền thống càng bị bão hoà đối với khách hàng, chi phí cao nhưng hiệu quả lại giảm sút. Nhất là trong giai đoạn khủng hoảng hiện nay, khi mà hiệu quả Marketing phải được đặt lên hàng đầu. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức WTO và hiện nay đang hấp dẫn các công ty lớn về công nghệ như Intel và Microsoft đầu tư vào. Hai phần ba của dân số 85 triệu người của Việt Nam là những người trẻ dưới 30 tuổi và rất am hiểu về Internet. Với tốc độ phát triển SVTT: Trần Ngọc Quan Chuyên đề tốt nghiệp Trang 2 GVHD: Trần Thị Tùng Quyên từ 35%/năm - 37%/năm liên tục trong nhiều năm, tỷ lệ người sử dụng Internet Việt Nam đã vượt qua mức trung bình của thế giới là 16,9%. Theo Tổng cục Thống kê, tổng số người sử dụng Internet tại Việt Nam tính đến tháng 7/2011 là 31,1 triệu người, tăng 24% ( chiếm hơn 30% dân số Việt Nam) và 4 triệu người dùng Internet …Bởi vậy nếu biết tận dụng cơ hội này trong kinh doanh chúng ta có thể sẽ đạt được thành công. Mặt khác, Việt Nam là một trong những nước có sản lượng xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới. Nhưng thực sự cà phê xuất khẩu của Việt Nam có giá trị rất thấp so với các nước xuất khẩu cà phê khác. Do hầu hết đều xuất khẩu ở dạng thô sơ, hàm lượng chế biến rất ít. Mặc dù điều kiện tự nhiên khí hậu đã mang tới cho hương vị thơm ngon quyến rũ cho cà phê Việt không thua kém gì sản phẩm cà phê các nước khác, nhưng với người tiêu dùng thế giới thì thật sự cà phê Việt vẫn là một cái tên khá mới mẻ. Vậy hướng đi nào để một thương hiệu Việt có thể chinh phục thị trường quốc tế. Năm 2011 được cho là thời điểm bùng nổ của loại hình tiếp thị trực tuyến (marketing online). Tuy nhiên để áp dụng được mô hình kinh doanh trực tuyến phù hợp cho từng doanh nghiệp, từng ngành kinh doanh là cả một vấn đề. Do đó, điều quan trọng là mỗi doanh nghiệp phải xác định được các điều kiện cần có để áp dụng hình thức Marketing Online vào ngành kinh doanh của mình; các điều kiện đó là: xác định đúng thời điểm, có kiến thức và tư duy đúng, lựa chọn công cụ đúng, có chiến lược đúng. Nhưng có chiến lược thôi chưa đủ, bước tiếp theo cần làm là xây dựng hệ thống Marketing Online và hoạch định chiến lược cụ thể để hệ thống này hoạt động hiệu quả. Xét thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng Marketing Online đối với sự phát triển thương hiệu đối với các công ty trong thực tiễn, qua thời gian thực tập tại Công ty cổ phần cà phê Mê Trang nên em quyết định chọn đề tài: “Ứng dụng Marketing online để bán hàng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần cà phê Mê Trang “. Với hi vọng ngoài việc hệ thống lại một số kiến thức em đã được tích lũy qua gần ba năm dưới giảng đường và những sự hiểu biết bên ngoài em có thể góp phần nhỏ bé cho sự phát triển thương hiệu của Công ty được nhiều người biết đến hơn và sẽ sớm trở thành thương hiệu ngày càng có nhiều khách hàng trung thành hơn. Em xin chân thành cảm ơn! SVTT: Trần Ngọc Quan Chuyên đề tốt nghiệp Trang 3 GVHD: Trần Thị Tùng Quyên 2. Mục tiêu nghiên cứu. Thông qua nghiên cứu đề tài này có thể giúp công ty tìm ra hướng áp dụng kênh quảng cáo trực tuyến sao cho có được hiệu quả cao nhất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1. Đối tượng nghiên cứu. Chuyên đề nghiên cứu về toàn bộ hoạt động Marketing online của công ty cũng như tìm ra các hoạt động ứng dụng nó mà công ty còn chưa khai thác hết để tìm ra cách thức áp dụng sao cho đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. 3.2. Phạm vi nghiên cứu. Trong mảng chuyên đề hẹp này, em tập trung vào ưu điểm của phương pháp quảng cáo trực tuyến so với phương pháp quảng cáo truyền thống khác. Đồng thời nêu ra thực trạng ứng dụng marketing online của công ty cố phần cà phê Mê Trang và đưa ra một số giải pháp. 4. Phương pháp nghiên cứu. 4.1. Phương pháp. Về mặt phương pháp bài viết sử dụng phương pháp phân tích thống kê mô tả, kết hợp lý luận với thực tiễn nhằm phân tích thực trạng ứng dụng marketing online tại CTCPP cà phê Mê Trang và kết hợp so sánh giữa Marketing trực tuyến và marketing truyền thống. 4.2. Số liệu. Số liệu trong bài chủ yếu là lấy từ nguồn thứ cấp tại công ty cổ phần cà phê Mê Trang, được thu thập từ các phòng ban của công ty. Ngoài ra còn có các số liệu được thu thập từ các nguồn thông tin như: báo chí, mạng internett, các bài nghiên cứu, các bài viết trên các báo điện tử, sách tham khảo, giáo trình… CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN SVTT: Trần Ngọc Quan Chuyên đề tốt nghiệp Trang 4 GVHD: Trần Thị Tùng Quyên 1.1. Các khái niệm. 1.1.1. Khái quát chung về hoạt động Marketing. 1.1.1.1. Khái niệm về Marketing. Trải qua 100 năm hình thành và phát triển, nội dung của Marketing đã có nhiều thay đổi, khi dịch sang tiếng nước khác khó thể hiện đầy đủ và trọn vẹn. Do vậy nhiều nước vẫn giữ nguyên thuật ngữ tiếng Anh để sử dụng. Tại Việt Nam, thuật ngữ này thường được sử dụng thay cho từ “Tiếp thị”, nhất là trong giới chuyên môn. “Marketing là quá trình quản trị nhận biết, dự đoán và đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách có hiệu quả và có lợi” (CIM- UK’s Chartered Institue of Marketing). “Marketing là tiến trình hoạch định và thực hiện sự sáng tạo, định giá, xúc tiến và phân phối những ý tưởng, hàng hóa và dịch vụ để tạo sự trao đổi và thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức ” (AMA- American Marketing Association, 1985). “Marketing là những hoạt động thiết lập, duy trì và củng cố lâu dài những mối quan hệ với khách hàng một cách có lợi để đáp ứng mục tiêu của các bên. Điều này được thực hiện bằng sự trao đổi giữa các bên và thỏa mãn những điều hứa hẹn” (Theo Groroos, 1990). “Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân và các nhóm có thể đạt được nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên” (“Những nguyên lý tiếp thị”, Philip Kotler và Gary Armstrong, 1994). “Marketing là một hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch định, định giá, xúc tiến và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị trường mục tiêu nhằm đạt được những mục tiêu của tổ chức (“Fundamentals of Marketing”, William J.Stanton, Michael J. Etzel, Bruce J. Walker, 1994) 1.1.1.2. Vai trò & chức năng của Marketing. Vai trò của Marketing. Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế tập trung theo kế hoạch, sang nền kinh tế hướng theo thị trường trong những năm gần đây ta thấy hoạt động của các tổ chức kinh tế ở nước ta đã có những nét thay đổi rõ rệt. Vai trò chi phối của thị trường đối với hoạt động của các xí nghiệp càng ngày càng mạnh mẽ. Điều đó thôi thúc các xí nghiệp cần đến những biện pháp và kỹ thuật Marketing trong việc tổ chức điều hành và kiểm soát mọi hoạt động của mình. Vai trò của Marketing đối với hoạt động của xí nghiệp thể hiện trên những điểm sau : SVTT: Trần Ngọc Quan Chuyên đề tốt nghiệp Trang 5 GVHD: Trần Thị Tùng Quyên - Giúp khảo sát thị trường, hoạt động sản xuất và tiêu thụ, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách thiết thực. - Giúp giải quyết tốt mối quan hệ giữa xí nghiệp và thị trường. - Marketing chính là biện pháp cụ thể hoá kế hoạch kinh doanh tại xí nghiệp. - Giúp dung hoà tốt các mục tiêu của xí nghiệp. - Kích thích sự nghiên cứu và cải tiến sản xuất. Chức năng. Chức năng cơ bản của Marketing là dựa trên sự phân tích môi trường để quản trị Marketing, cụ thể là: - Phân tích môi trường và nghiên cứu Marketing: dự báo và thích ứng với những yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại; tập hợp các thông tin để quyết đinh các vấn đề Marketing. - Mở rộng phạm vi hoạt động: lựa chọn và đưa ra cách thức thâm nhập những thị trường mới. - Phân tích người tiêu thụ: xem xét và dánh giá những đặc tính, yêu cầu, tiến trình mua của người tiêu thụ; lựa chọn các nhóm người tiêu thụ để hướng các nỗ lực Marketing vào. - Hoạch định sản phẩm: phát triển và duy trì sản phẩm, dòng và tập hợp sản phẩm, hình ảnh sản phẩm, nhãn hiệu, bao bì; loại bỏ sản phẩm yếu kém. - Hoạch định phân phối: Xây dựng mối liên hệ với trung gian phân phối, quản lý dự trữ, tồn kho, vận chuyển và phân phối hàng hóa và dịch vụ, bán sỉ và bán lẻ. - Hoạch định xúc tiến: thông đạt với khách hàng, với công chúng và các nhóm khác thông qua các hình thức của quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng cá nhân và khuyến mãi. - Hoạch định giá: xác định các mức giá, kỹ thuật định giá, các điều khoản bán hàng, điều chỉnh giá và sử dụng giá như một yếu tố tích cực hay thụ động. - Thực hiện kiểm soát và đánh giá Marketing: Hoạch định, thực hiện và kiểm soát các chương trình, chiến lược Marketing, đánh giá các rủi ro và lợi ích của các quyết định và tập trung vào chất lượng toàn diện. 1.1.1.3. Phân loại. Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động. Ngày nay, Marketing đã phát triển mạnh, áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau và được chia làm hai nhóm chủ yếu là Marketing trong kinh doanh và Marketing phi kinh doanh. SVTT: Trần Ngọc Quan Chuyên đề tốt nghiệp Trang 6 GVHD: Trần Thị Tùng Quyên Marketing trong kinh doanh: Marketing được ứng dụng trong những lĩnh vực sản xuất kinh doanh như: Marketing công nghiệp. Marketing thương mại. Marketing du lịch. Marketing dịch vụ. Marketing phi kinh doanh: hay còn gọi là Marketing xã hội. Hình thức Marketing này được ứng dụng trong những lĩnh vực chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục, xã hội… Căn cứ vào quy mô, tầm vóc hoạt động. Marketing vi mô: do các doanh nghiệp thực hiện. Marketing vĩ mô: do các cơ quan của chính phủ thực hiện nhằm định hướng phát triển các ngành kinh tế, hoặc thị trường chung cả nước. Căn cứ vào phạm vi hoạt động. Marketing trong nước: thực hiện Marketing trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Marketing quốc tế: do các tổ chức đa quốc gia thực hiện trên phạm vi toàn cầu. Căn cứ vào khách hàng. Marketing cho tổ chức: đối tượng tác động của Marketing là các nhà sử dụng công nghiệp, trung gian, các tổ chức chính phủ … Marketing cho người tiêu dùng: các cá nhân, hộ gia đình là đối tượng phục vụ của Marketing. Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo sản phẩm. Marketing sản phẩm hữu hình: Marketing được sử dụng trong những tổ chức cung cấp các loại sản phẩm cụ thể như thực phẩm, hàng kim khí điện máy,… Marketing sản phẩm vô hình: còn gọi là Marketing dịch vụ. Marketing được ứng dụng trong các tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển, bảo hiểm, du lịch, thông tin. 1.1.2. Online Marketing. 1.1.2.1. Khái niệm. Khái niệm về Online marketing. SVTT: Trần Ngọc Quan Chuyên đề tốt nghiệp Trang 7 GVHD: Trần Thị Tùng Quyên Online Marketing hay còn gọi là quảng cáo trực tuyến (E- marketing) là hình thức quảng cáo trên mạng, quảng cáo trên cộng đồng mạng nhằm thúc đẩy xúc tiến việc bán hàng, quảng bá thương hiệu, hình ảnh, dịch vụ của công ty đến với khách hàng bằng cách: - Tiếp thị bằng cỗ máy tìm kiếm (search engine marketing – SEM). Khi người sử dụng Internet gõ một từ khóa (keyword) đã được “mua” bởi một nhãn hàng, hoặc được tối ưu hóa bằng kỹ thuật SEO (search engine optimization), trang web của nhãn hàng đó sẽ hiện lên đầu tiên trong danh sách kết quả tìm thấy. Từ đó cơ hội khách hàng ghé thăm trang web, nắm thông tin và muốn mua sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ tăng lên. - Tiếp thị bằng thư điện tử (e-mail marketing). Những công ty cung cấp giải pháp e- mail (ESP) đều có gói quảng cáo này nên các doanh nghiệp có thể gửi thông tin tiếp thị đến hàng loạt địa chỉ e-mail với chi phí rẻ. Tuy nhiên, hình thức này có thể không đạt hiệu quả cao khi tình trạng thư rác (spam) ngày càng tràn lan. - Quảng cáo hiển thị như web banner/pop-ups hay quảng cáo đa phương tiện (rich media) hay quảng cáo tương tác (interactive advertising) như in-text/in-game. Đặt logo hay banner quảng cáo tại các trang web có số lượng truy cập lớn, trong đó có nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng của sản phẩm. Hoặc ứng dụng công nghệ đa phương tiện để tạo hình ảnh chuyển động đặc biệt trên trang web như flash. Hình thức này đòi hỏi sự đầu tư cao về ý tưởng, thiết kế mỹ thuật. Bù lại, các thành phần đa phương tiện rất cuốn hút, sáng tạo và có khả năng tương tác giúp xác định đối tượng khách hàng. - Quảng cáo qua Web 2.0 như blog hay các diễn đàn. Cộng đồng trên mạng luôn có chung những quy tắc, luật lệ hay những giá trị. Người làm tiếp thị sẽ dễ dàng xác định được đối tượng khách hàng tiềm năng tùy theo đặc tính của cộng đồng và truyền đạt những thông điệp tiếp thị, quảng cáo một cách nhẹ nhàng, kín đáo nhưng có khả năng lây lan (viral marketing) trong cộng đồng. Khái niệm về thương mại điện tử. Thương mại điện tử xuất hiện cùng với sự phổ cập mạng Internet và máy tính từ cuối những năm 1990 đầu những năm 2000. Thương mại điện tử được biết đến với khá nhiều tên gọi, phổ biến nhất là Thương mại điện tử, bên cạnh đó là các tên gọi như kinh doanh điện tử, thương mại phi giấy tờ, marketing điện tử. Tại Việt Nam, thương mại điện tử thường được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử là SVTT: Trần Ngọc Quan Chuyên đề tốt nghiệp Trang 8 GVHD: Trần Thị Tùng Quyên việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông. Theo nghĩa rộng, thương mại điện tử là việc ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông vào các hoạt động quản lý và kinh doanh. 1.1.2.2. Mô hình Marketing Online. Internet đang phát triển rất nhanh, cùng với sự ra đời của ADSL, cáp quang .chi phí truy cập ngày càng giảm, chính vì vậy mà Marketing trực tuyến đang trở nên ngày càng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Có các loại mô hình marketing trực tuyến khác nhau bao gồm : Marketing trực tuyến để bán hàng trực tiếp: Đây là mô hình sử dụng Internet để bán trực tiếp sản phẩm hoặc dịch vụ. Không chỉ các các doanh nghiệp cung cấp phần mềm, nhạc số, máy tính và thiết bị mạng có thể bán và phân phối sản phẩm hữu hình và dịch vụ qua mạng, các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành khác như bất động sản, thời trang, ô tô, xe máy .cũng đã và đang gặt hái được nhiều thành công nhờ áp dụng mô hình này. Đặc trưng của mô hình này là, việc giao hàng đối với hầu hết các sản phẩm, dịch vụ vẫn được thực hiện theo cách truyền thông. Mô hình này hiện chưa phát triển lắm tại Việt Nam do hệ thống thanh toán trực tuyến chưa phát triển mạnh.Phổ biến hơn cả vẫn là việc áp dụng Marketing trực tuyến để thực hiện dịch vụ trước và sau bán hàng. Dịch vụ trước bán hàng: Trong với mô hình này, các doanh nghiệp dùng trang web của mình để cung cấp các dịch vụ trước bán hàng. Cách thức cơ bản nhất là cung cấp phiên bản trực tuyến của các tài liệu marketing của doanh nghiệp trên trang web. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể quảng cáo trực tuyến ở trang web của bạn hoặc ở các trang web có mật độ truy cập cao để quảng bá sản phẩm cũng như sử dụng chiến dịch thư điện tử để gửi thông điệp quảng cáo tới số lớn khách hàng với chi phí thấp. Dịch vụ sau bán hàng: Doanh nghiệp cũng thể dùng các công cụ hỗ trợ khách hàng tự động trên trang web của mình để giảm thiểu khối lượng công việc cho đội ngũ chăm sóc khách hàng qua điện thoại. Việc này có thể thực hiện bằng cách cung cấp câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp nhất hoặc đưa lên mạng các phiếu thu thập ý kiến để ghi nhận ý kiến của khách hàng. SVTT: Trần Ngọc Quan . nam .79 SVTT: Trần Ngọc Quan Chuyên đề tốt nghiệp Trang 2 GVHD: Trần Thị Tùng Quyên SVTT: Trần Ngọc Quan Chuyên đề tốt nghiệp Trang 1 GVHD: Trần Thị. ơn! SVTT: Trần Ngọc Quan Chuyên đề tốt nghiệp Trang 3 GVHD: Trần Thị Tùng Quyên 2. Mục tiêu nghiên cứu. Thông qua nghiên cứu đề tài này có thể giúp công