1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam

77 1,9K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,57 MB

Nội dung

Hệ thống thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam

Trang 1

NguyÔn Thu Trang

HÖ thèng th«ng tin y tÕ vµ t×nh h×nh øng dông t¹i ViÖt Nam

LuËn v¨n th¹c sü xö lý th«ng tin vµ truyÒn th«ng

Hµ néi, n¨m 2008

Trang 2

Từ khoá tiếng việt:

- Chuẩn trao đổi dữ liệu y tế, - Y tế từ xa,

- Hệ thống thông tin y tế, - Bệnh viện điện tử, - Chuẩn HL7, DICOM

Từ khóa tiếng anh:

- Health information exchange standard;

- Telemedicine,

- Health information system, - eHospital,

- Health level seven,

- Digital Imaging and Communications in Medicine

Trang 3

Tôi là: Nguyễn Thu Trang

Lớp: Xử lý thông tin và truyền thông 2006 - 2008

Giáo viên hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đặng Văn Chuyết

Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung được trình bày trong bản luận văn này là kết quả tìm hiểu và nghiên cứu của riêng tôi, trong quá trình nghiên

cứu đề tài “Hệ thống thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam” các

kết quả và dữ liệu được nêu ra là hoàn toàn trung thực và rõ ràng Mọi thông tin trích dẫn đều được tuân theo luật sở hữu trí tuệ, có liệt kê rõ ràng các tài liệu tham khảo

Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm với những nội dung được viết trong luận văn này

Hà nội, ngày 7 tháng 11 năm 2008

HỌC VIÊN

NGUYỄN THU TRANG

Trang 4

MỤC LỤC

Trang Lời cam đoan 2

Mục lục 3 Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt 5

Danh mục các bảng 6 Danh mục các hình vẽ 7

Mở đầu 8 Chương 1 – Tổng quan về hệ thống thông tin y tế 9

1.1 Hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information System) 10 1.2 Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh (RIS) và Hệ thống lưu trữ và truyền ảnh (PACS)

2.2 Chuẩn trao đổi hình ảnh 35 Chương 3 – Tình hình ứng dụng hệ thống thông tin y tế ở Việt Nam 41

3.2 Các đề xuất giải pháp kỹ thuật xây dựng hệ thống thông tin y tế Việt Nam

46 3.2.1 Các mô hình truyền nhận dữ liệu có thể ứng dụng ở Việt Nam 46

Trang 5

3.2.4 mô hình 2 63

Kết luận 64 Tài liệu tham khảo 65

Phụ lục 66 Tóm tắt luận văn 76

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

TT Ký hiệu, chữ tiếng anh Định nghĩa

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.3 Cấu trúc đoạn loại sự kiện 25

Bảng 2.6 Cấu trúc đoạn thông tin khám bệnh 28

Bảng 2.8 Các lớp dịch vụ 37Bảng 2.9 DIMSE tổ hợp 38

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Hệ thống thông tin bệnh viện 11

Hình1.2 Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh 12

Hình 1.3 Mô hình kết hợp giữa HIS, RIS, và PACS 13

Hình1.4 Y tế từ xa 10

Hình 1.5 Tổ chức HL7 tại châu âu - thống kê tháng 12 năm 2003 18

Hình 2.1 Lịch sử phát triển của các phiên bản HL7 21

Hình 2.2 Các phần cấu thành nên một bản tin HL7 22

Hình 2.3 Quá trình truyền ảnh từ CT scanner tới trạm hiển thị 40

Hình 3.1 Mạng lưới bệnh viện và các cơ sở y tế khác ở Việt Nam và phân tuyến kỹ thuật 41

Trang 9

MỞ ĐẦU

Ngày nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật từ lý thuyết đến ứng dụng, người ta đang cố gắng đưa công nghệ thông tin vào tất cả mọi mặt của cuộc sống, trong đó lĩnh vực y tế ngày càng được quan tâm Ở Việt Nam, trong tương lai nhu cầu trao đổi thông tin giữa các bệnh viện trong nước và với các bệnh viện quốc tế là rất lớn; vì vậy yêu cầu về chuẩn hóa các giao tiếp (các dữ liệu trao đổi) đã được đề xuất và bước đầu triển khai, đây là việc hết sức cấp thiết đòi hỏi phải được đầu tư thích đáng về nguồn lực và trí tuệ

Qua quá trình học tập và công tác, qua việc nghiên cứu, đánh giá và theo dõi xu thế phát triển công nghệ thông tin y tế trên thế giới và tại Việt Nam, tôi đã đúc

kết lại trong luận văn “Hệ thống thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt

Nam”, có thể xem đây như một nền tảng lý thuyết, trên cơ sở đó đề xuất một số giải

pháp phù hợp với thực tiễn nước ta và được xem như cách chọn lựa một đường hướng phát triển công nghệ thông tin ứng dụng trong y tế

Với nội dung này, luận văn sẽ được bố cục làm 3 phần chính:

Phần 1: Tổng quan về hệ thống thông tin y tế – phần này sẽ giới thiệu tổng quan về hệ thống thống thông tin y tế, giới thiệu một số chuẩn thống nhất hóa về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa của thông tin y tế, đánh giá tình hình ứng dụng trên thế giới và những kết quả đạt được, từ đó cho thấy sự cần thiết phải xây dựng các chuẩn dao dịch thông tin này

Phần 2: Chuẩn HL7 và DICOM - phần này sẽ giới thiệu về hai chuẩn điển hình đang được ứng dụng rộng rãi nhất để lưu trữ và trao đổi dữ liệu y tế, lấy đó làm tiền đề định hướng cho công nghệ thông tin y tế Việt Nam

Phần 3: Tình hình ứng dụng hệ thống thông tin y tế ở Việt Nam; Các đề xuất giải pháp kỹ thuật xây dựng hệ thống

Trang 10

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN Y TẾ

Với nhiều quốc gia đang phát triển - trong đó có Việt Nam – vấn đề trao đổi dữ liệu y tế giữa các bệnh viện trong nước và với các bệnh viện quốc tếlà một vấn đề khá mới mẻ Khái niệm mạng gần như không còn xa lạ với người dân Việt Nam

ngày nay, nhưng người ta dường như vẫn còn mơ hồ với cái khái niệm “mạng y tế” Có thể định nghĩa mạng là một hệ thống kết nối nhiều thiết bị (hoặc tập hợp nhiều thiết bị) lại với nhau Mỗi điểm là một hoặc nhiều máy tính (gọi là mạng máy

tính); một hoặc hệ thống nhiều máy điện thoại (gọi là mạng điện thoại); một hay

nhiều thiết bị video (gọi là mạng truyền hình) với mục đích là truyền các dữ liệu máy tính (đối với mạng máy tính); truyền giọng nói, âm thanh (đối với mạng điện

thoại); truyền hình ảnh hoặc phim video (đối với mạng truyền hình) trong phạm vi

một văn phòng, một tòa nhà, một thành phố, một quốc gia hay giữa các quốc gia với nhau

Như vậy, “mạng y tế” được hiểu là một hệ thống kết nối nhiều thiết bị y tế

với nhau nhằm mục đích truyền dữ liệu y tế giữa các hệ thống trong cùng một bệnh viện, giữa các cơ sở y tế khác nhau, thậm chí giữa các quốc gia trên thế giới

Ta biết, môi trường thông tin trong ngành y tế là một môi trường phức tạp và đa dạng; Ngoài các thông tin hành chính (gồm: các văn bản, quy chế, các quyết định, thông báo, hướng dẫn…) còn có các thông tin phục vụ khám chữa bệnh cũng phải được quản l ý như: Thông tin về quản l ý hành chính (quản l ý đội ngũ y bác sĩ, quản l ý vật tư, quản l ý tài chính…); Thông tin bệnh viện (quản l ý bệnh nhân, quản l ý hồ sơ bệnh án), ví dụ: để chẩn đoán cho một bệnh nhân, chúng ta cần thông tin về bệnh sử, thông tin kết quả thǎm khám như: xét nghiệm (xét nghiệm huyết học, sinh hoá, vi sinh, tế bào ), thông tin về chẩn đoán chức nǎng (Điện tim ECG, điện não EEG, hô hấp ), thông tin về hình ảnh (X-quang, siêu âm, CT, MRI ), thậm chí cả những ngân hàng dữ liệu chứa đựng những tri thức hỗ trợ cho việc ra quyết định Những thông tin này đặc biệt quan trọng giúp cho bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác

Trang 11

và kịp thời đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân Chính vì vậy yêu cầu về lưu trữ, xử l ý và trao đổi thông tin giữa các cơ sở y tế là thực sự rất cần thiết để phục vụ chẩn đoán và đối chiếu sau này

Vì vậy, khi mạng y tế ra đời, lập tức xuất hiện các mạng đặc thù dùng riêng

cho các bệnh viện, đó là: Hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information

System - HIS); hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh (Radiology Information System - RIS); hệ thống lưu trữ và truyền ảnh (Picture Archiving and Communication System - PACS); Y tế từ xa (telemedicine)…

1.1 Hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information System)

Dù quy mô các bệnh viện là rất khác nhau; trong từng bệnh viện lại có những chức nǎng cụ thể và những trọng tâm chuyên môn khác nhau, nhưng dòng thông tin và yêu cầu về thông tin ở các bệnh viện về cơ bản là giống nhau Trước hết, đó là dòng thông tin quản lý - liên quan tới quản lý nhân sự; quản lý tài chính; quản lý cơ sở vật chất, quản lý bệnh nhân, phần cơ bản nhất và đặc trưng nhất trong y tế Thứ hai là dòng thông tin liên quan đến bệnh nhân - trong đó phân ra bệnh nhân nội trú và bệnh nhân ngoại trú, với khu vực cận lâm sàng là khu vực dùng cho cho cả hai dòng bệnh nhân này Tất cả những thông tin này sẽ được chứa đựng trong HIS (Hospital Information System) Theo thống kê, khoảng 60 - 70% thông tin thường được truy cập trong bệnh viện liên quan đến hệ thống này[Y học từ xa : Đại cương và những bước khởi đầu].

Khi tập cơ sở dữ liệu của HIS tuân thủ đúng chuẩn quốc tế, HIS sẽ cho phép

trao đổi thông tin hai chiều giữa các phòng ban, giữa các khoa trong bệnh viện, và giữa các bệnh viện với nhau

Một điển hình trong việc quản lý dữ liệu y tế thành công là dự án DIFF của Luxemburg, dự án này phải mất 4 nǎm để giải quyết vấn đề phát triển các phần mềm quản lý, trong đó riêng 18 tháng đầu là xác định nội dung tối thiểu của bệnh án điện tử (Electronic Patient Record – EPR), 14 tháng tiếp sau là phát triển - tích hợp - hoàn thiện một tập hợp các thành phần phần mềm tạo nên bệnh án Hiện nay, đã

Trang 12

xuất hiện các bệnh án dưới dạng đa truyền thông (MMR- Multi Media Record) rất hay được sử dụng phối hợp với PACS trong chẩn đoán hình ảnh từ xa

Mặc dù chỉ cho phép quản lý các thông tin y tế dạng text nhưng HIS đã phát huy hiệu quả rất tốt, đặc biệt đối với đặc điểm ngành y tế Việt Nam, vì vậy hầu hết các bệnh viện quy mô vừa và lớn đã triển khai hệ thống này

Hình 1.1 Hệ thống thông tin bệnh viện

1.2 Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh (RIS) và hệ thống lưu trữ và truyền ảnh (PACS):

¾ Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh:

Việc ra đời RIS là nhằm mục đích hỗ trợ các công việc quản trị cũng như các hoạt động thăm khám bệnh nhân trong khoa chẩn đoán hình ảnh, tăng khả năng chia sẻ thông tin phục vụ chẩn đoán và điều trị vì đây là điểm nút mà hầu như tất cả bệnh nhân đều phải đi qua; đồng thời do dữ liệu chẩn đoán hình ảnh vừa nhiều lại vừa có tính đặc thù cao, nên các mạng thông tin chẩn đoán hình ảnh ra đời sẽ hỗ trợ công tác quản lý dữ liệu bệnh viện một cách đáng kể

Quản lý hành chính

Quản lý các dịch vụ hỗ trợ lâm sàng

Quản lý bệnh nhân

Quản lý tài chính Quản lý chuyển viện/nhập viện/xuất viện

Liên hệ bệnh nhân & thân nhân

Quản lý vật tư

Quản lý vật tư Quản lý các dịch vụ

Quản lý dịch vụ Quản lý nhân sự

Trang 13

Hình1.2 Hệ thống thông tin chẩn đoán hình ảnh

Khác biệt của RIS với HIS đó là RIS cho phép quản lý cả dữ liệu về hình ảnh và văn bản chứ không đơn thuận là quản lý văn bản dạng text như trong HIS Dữ liệu ảnh thu nhận được từ các thiết bị như Xquang, chụp cắt lớp điện toán, cộng hưởng từ, siêu âm,… sẽ được lưu giữ lại dưới dạng tập các ảnh số hóa Đây chính là tập cơ sở dữ liệu mà RIS quản lý

Tuy nhiên, cấu trúc của RIS cũng gần giống với HIS nhưng ở mức độ nhỏ hơn, với nhiệm vụ chính là:

(1) Tạo định dạng và lưu trữ các báo cáo về chẩn đoán; (2) Thao tác với các bản ghi về bệnh nhân và danh mục phim;

(3) Giám sát trạng thái từng bệnh nhân, các đợt thăm khám, các thiết bị phục vụ chẩn đoán;

(4) Thực hiện phân tích sơ bộ và phân tích thống kê; hỗ trợ chẩn đoán và điều trị

Trang 14

¾ Hệ thống lưu trữ và truyền ảnh:

Lúc đầu RIS giúp cho quản lý điều hành khoa chẩn đoán hình ảnh có hiệu quả hơn, tuy nhiên, với khoa chẩn đoán hình ảnh thì các dữ liệu dạng văn bản chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với các dữ liệu ảnh, do đó cần phải có một hệ thống PASC (Picture archiving and Communication System) nhằm lưu trữ, phân phối và truyền hình ảnh, nâng cao chất lượng chẩn đoán

Chính nhờ PACS mà có thể truyền hình ảnh để chẩn đoán hình ảnh từ xa

(Teleradiology)

Tổng kết ở các nước tiên tiến đều đi đến một kết luận duy nhất: việc ứng dụng các hệ thống này trong y tế đã tǎng cao một cách đáng kể hiệu quả phục vụ, và giảm thiểu chi phí ở tất cả các bệnh viện nhờ vào việc lưu trữ, xử lý, truyền tải thông tin một cách có hệ thống, nhanh chóng, chính xác [Y học từ xa : Đại cương và những bước khởi đầu].

Hình 1.3 Mô hình kết hợp giữa HIS, RIS, và PACS

Trang 15

1.3 Y tế từ xa (Telemedicine)

Sau khi đã hoàn thiện việc quản lý tại các phòng ban, thì bước tất yếu và logic tiếp theo là kết nối các mạng cục bộ tại từng bệnh viện bằng các đường truyền viễn thông Việc kết nối này đưa đến một sự thay đổi về chất trong phương thức hoạt động của các bệnh viện Nếu mạng máy tính cho phép ta sử dụng chung tài nguyên của mỗi máy tính, thì xa hơn nữa, kết nối mạng giữa các bệnh viện tạo điều kiện cho chúng ta khai thác chung tiềm nǎng của mỗi bệnh viện về chuyên gia, tư liệu, tri thức

Hình1.4 Y tế từ xa

Để từ xa có thể can thiệp, chẩn đoán, ra quyết định về một ca bệnh bất kỳ, điều trước hết là phải có đầy đủ thông tin về ca bệnh đó Những thông tin này phải

Trang 16

được tổ chức hợp lý, tập hợp lại rồi gửi đi một cách trọn vẹn Nhiều khi các hình ảnh và dữ liệu của bệnh nhân phân tán theo thời gian, không gian và nằm rải rác, vì thế bài toán về y học từ xa phải bắt đầu từ bài toán về tổ chức và quản lý hệ thông tin trong bệnh viện

Một ví dụ kinh điển và đầy tính thuyết phục cho y học từ xa đó là chẩn đoán hình ảnh từ xa Các hình ảnh cần thiết dùng cho chẩn đoán được truyền theo đường viễn thông về những trung tâm lớn có những chuyên gia giỏi Tại đây, các chuyên gia sẽ đưa ra lời chẩn đoán của mình và kết quả được gửi trở lại nơi có bệnh nhân Toàn bộ quy trình có thể được tiến hành trực tuyến (online) hay không trực tuyến (offline), tuy nhiên phải đảm bảo độ trễ về thời gian (nếu có) là có thể chấp nhận được về mặt y học Nếu bệnh viện có nhiều máy chẩn đoán hình ảnh thì trước khi truyền hình ảnh đi, việc tổ chức các PACS tại từng bệnh viện là rất cần thiết Và lúc đó, công tác chẩn đoán hình ảnh có thể được thực hiện từ bất cứ nơi nào trong bệnh viện: tại vǎn phòng khoa, tại phòng hội chẩn - giao ban, tại các khoa điều trị, miễn là ở nơi đó có cài đặt một trạm làm việc với phần mềm tương ứng Như vậy, những khoảng cách vốn là ngǎn trở trong từng bệnh viện sẽ được khắc phục

Để làm được điều ấy, hình ảnh ở các thiết bị sinh hình phải tuân theo đúng chuẩn DICOM (chương 2), ảnh phải được lấy ra theo phương thức số hoá và lưu trữ lại trên máy chủ lưu trữ Lẽ đương nhiên, phần cứng của PACS có đòi hỏi những yêu cầu nhất định, nhưng phần mềm quản lý hệ thống cũng như phần mềm chuyên dụng để xem hình, xử lý, lưu trữ và phân phối hình cũng phải có sự chuẩn hóa; có như vậy giữa các hệ thống khác nhau mới có thể hiểu được thông tin và việc trao đổi như vậy mới có ý nghĩa

Muốn truyền hình ảnh giữa các trung tâm cần phải sử dụng một máy chủ truyền thông khác để gửi hình từ PACS cục bộ ở trung tâm này tới PACS cục bộ ở trung tâm khác (hoặc bệnh viện khác) Với hệ thống mạng y tế như trên, bất cứ nơi nào có trạm làm việc - không phụ thuộc vào khoảnh cách - chúng ta đều có thể xem, xử lý, và in hình để hoàn thiện một ca chẩn đoán bằng hình ảnh, giống như ta đang ngồi ngay bên thiết bị sinh hình

Trang 17

Một trong những triển vọng phát triển mạng y tế từ xa (telemedicine) là ứng

dụng công nghệ truyền không đồng bộ (ATM - Asynchronous Transfer mode), tạo

khả nǎng đồng thời truyền âm thanh, dữ liệu và hình ảnh video với tốc độ cao Tính đến năm 2005, Telemedicine đã được triển khai tại 60 quốc gia trên thế giới và cũng có được những kết quả khả quan

Nhật Bản có thể coi là một trong những nước có công nghệ viễn thông rất phát triển Việc nghiên cứu về Telemedicine đã được chú trọng từ lâu Chỉ trong vài nǎm, số chương trình ứng dụng Telemedicine đã tǎng nhanh, các lĩnh vực ứng dụng cũng phát triển không ngừng Nǎm 1997, có khoảng 140 chương trình chẩn đoán điều trị từ xa thông qua mạng dịch vụ tích hợp kỹ thuật số LSDN của ngành viễn thông Nǎm 1998, Nhật Bản đã có 155 hệ Telemedicine, trong đó có 68 hệ Teleradiology, 23 hệ chẩn đoán hình ảnh, 20 hệ chǎm sóc y tế từ xa (Home health), 6 hệ Telemedicine trong nhãn khoa, 3 hệ trong nha khoa và 9 hệ khác

Ngành y tế Trung Quốc cũng đã quan tâm tới việc ứng dụng công nghệ thông tin và kỹ thuật cao từ nhiều nǎm nay Nhiều công ty sản xuất phần mềm của Trung Quốc và nước ngoài đã nghiên cứu triển khai hàng loạt giải pháp nhằm tổ chức các mạng cục bộ quản lý bệnh viện (HIS), hệ thống lưu trữ và truyền ảnh động (PACS), dịch vụ y tế gia đình qua mạng (Telehome Health Care), Teleradiology, Telediagnose, … Những sự phát triển này một mặt tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật cao trong công tác y tế, mặt khác có tác dụng kích thích nguồn đầu tư cho nghiên cứu và triển khai ứng dụng mới, đặc biệt là Telemedicine trong tương lai

Vấn đề truyền thông trong y tế phát triển một cách nhanh chóng tại các nước có nền y học tiên tiến và có cơ sở kinh tế, kỹ thuật cao với hai hướng phát triển chủ yếu:

(1) Hướng thứ nhất là nghiên cứu tổ chức mạng và đường truyền: Các dữ

liệu y tế, y học gồm vǎn bản, âm thanh, hình ảnh, được tổ chức xử lý và khai thác

Trang 18

qua các mạng cục bộ (LAN - Local Area Network), mạng diện rộng (WAN - Wide

Area Network), Intranet và Internet

(2) Hướng thứ hai là phát triển các phần mềm quản lý dữ liệu nhằm xây dựng các hệ quản lý thông tin bệnh viện cho phép lưu trữ, xử lý, khai thác cơ sở dữ

liệu để phục vụ việc chẩn đoán và điều trị Vấn đề đặt ra trong bài toán quản lý này

là làm sao chuyển được tất cả các thông tin đó thành dữ liệu có cấu trúc Đã có một số tổ chức đưa ra những quy định để thống nhất hóa các dữ liệu y tế về cả cấu trúc và ngữ nghĩa, điển hình là hai chuẩn: chuẩn lưu trữ và trao đổi dữ liệu dạng văn bản – HL7; và chuẩn trao đổi dữ liệu hình ảnh – DICOM

1.4 Một số chuẩn ứng dụng trong y tế để thống nhất hóa về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa dữ liệu

Với dữ liệu y tế dạng text, tổ chức Heath Level Seven (tổ chức HL7) đã định ra chuẩn HL7 với mục đích xây dựng nên một mô hình thống nhất để diễn tả các thông tin y tế; cách thức (quy tắc) trao đổi dữ liệu; thống nhất về định nghĩa các thực thể liên quan (ví dụ, về ngữ nghĩa: thống nhất tuân theo từ điển thuốc, từ điển xét nghiệm, mã quản lý bệnh tật theo Tổ chức y tế thế giới IDC10, mã hoạt chất thuốc theo hệ thống phân loại về thuốc và hoạt chất của Tổ chức Y tế thế giới ATC - Anatomical Therapeutic Chemical Classification System, mã quản lý kháng sinh đồ theo Tổ chức Y tế thế giới WHONET…; về cú pháp: thống nhất về kiểu dữ liệu, về cấu trúc từng mục dữ liệu trao đổi…)

HL7 đã ngày càng chứng tỏ được vị thế của mình khi hiện tại hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều thành lập tổ chức này để đáp ứng tốt nhất yêu cầu dịch vụ y tế Điển hình của việc ứng dụng thành công là các nước như Mỹ, Canada, Australia, Đức, Anh… Hiện nay, HL7 có tới 450 tổ chức thành viên và giải quyết được tới 65 % lượng thông tin trong bệnh viện [Y học từ xa : Đại cương và những bước khởi đầu] Chuẩn này được dùng trong việc xác lập các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân, các kết quả thǎm khám lâm sàng, nhập viện, chuyển viện, ra viện, các kết quả xét nghiệm, dùng thuốc

Trang 19

Hình2.1 Thống kê tổ chức HL7 - tháng 12 năm 2003 [HL7 Activities in Europe]

Một chuẩn cũng khá phổ biến dùng trong chẩn đoán hình ảnh là chuẩn DICOM (Digital Imaging and Communication in Medicine – Chuẩn cho việc số hóa và truyền ảnh) Chuẩn này được áp dụng chủ yếu trong các thiết bị sinh hình, mạng PACS, các trạm làm việc và các bộ lưu trữ, và yêu cầu tất cả các hãng công nghiệp y tế – trên thế giới – khi chế tạo thiết bị đều phải tuân theo chuẩn này Hay nói một cách khác, chính giới công nghiệp đã xác lập nên các tiêu chuẩn này và hiện họ tiếp tục chia ra 20 nhóm làm việc trong 3 tiểu ban để xác lập những chuẩn mới

Ngoài ra, còn có một số chuẩn khác cũng được sử dụng như:

(1) Tại Mỹ có chuẩn EDI (EDI- Electronic Data Interchange), ứng dụng trong y tế là ANSI ASC X12: là tập các giao thức truyền dữ liệu về bệnh nhân, chủ yếu sử dụng trong thanh toán tài chính;

(2) Tại châu âu, CEN cũng đưa ra chuẩn tương thích của mình là CEN T215, với các chức năng như: EN 13606 – các chuẩn truyền thông tin bệnh án điện tử; CONTSYS (EN 13940) hỗ trợ việc chuẩn hoá hồ sơ bệnh án HISA (EN 13967) là chuẩn truyền thông giữa các hệ thống trong môi trường thông tin y tế

Trang 20

(3) ISO - ISO TC 215 cung cấp các chuẩn công nghệ cho bệnh án điện tử (EHR – Electronic hospital records); ISO 18308 mô tả cấu trúc một bệnh án điện tử

(4)Chuẩn CORBAMED (Common Obje\t Request Broker Architecture) - là chuẩn có ưu việt lớn trong nhận dạng nhân sự

Luận văn này xin tập trung trình bày cấu trúc của hai chuẩn là HL7 DICOM, đây là hai chuẩn đang được ứng dụng rộng rãi nhất trong y tế ở nhiều nước và đang bắt đầu được định hướng ứng dụng tại Việt Nam

Trang 21

CHƯƠNG II CHUẨN HL7 & DICOM

2.1 Chuẩn lưu trữ và trao đổi dữ liệu dạng văn bản – HL7

¾ Sự hình thành và phát triển của chuẩn:

Với mục đích cung cấp một quy định (chuẩn) chung cho việc trao đổi, quản lý và tổng hợp dữ liệu y tế, quản lý các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, bằng cách định nghĩa ra một giao thức giữa các hệ thống thông tin y tế khác nhau, tháng 10 năm 1987, tổ chức Health Level 7 (viết tắt là HL7) đã xây dựng nên một chuẩn riêng cho hệ thống thông tin bệnh viện và trở thành phiên bản đầu tiên Tới năm 1994, chuẩn này đã được ANSI (Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ - American National Standards Institute) chính thức công nhận [http://en.wikipedia.org/wiki/HL7] Cũng từ đó, các phiên bản HL7 v.2 và v.3 lần lượt ra đời, được cập nhật và phát triển rộng khắp

¾ Các phiên bản

Phiên bản 1.0:

Chuẩn dự thảo phiên bản 1.0 được đưa ra vào tháng 10 năm 1987 Chuẩn được dùng để trao đổi, hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân, quản lý, chuyển giao và đánh giá các dịch vụ chăn sóc sức khỏe khác Đặc biệt chuẩn đã cho phép hỗ trợ các dịch vụ đòi hỏi có sự trao đổi giữa các hệ thống

Phiên bản 2.x:

Nguyên mẫu của phiên bản 2 được chuẩn bị từ sau phiên bản 1.0 và được giới thiệu lần đầu tiên năm 1988, gồm các phiên bản 2.0 (năm 1988), 2.1 (năm

1990), 2.2 (năm 1994), 2.3 (năm 1997), 2.3.1 (năm 1999), và 2.4 (năm 2001) Trong

đó phiên bản HL7 v2.3 và HL7 v2.3.1 đang được sử dụng rộng rãi và được ANSI (Viện tiêu chuẩn quốc gia Hoa Kỳ) chính thức công nhận

Trang 22

Hình 2.1 Lịch sử phát triển của các phiên bản HL7

Phiên bản HL7 v2.x khá đơn giản và thuần túy là chuẩn trao đổi bản tin: bản tin ADT (Admission Discharge Transfer); văn bản quản trị bệnh nhân; báo cáo y tế; tài chính, dịch vụ chăm sóc bệnh nhân,… HL7 v2.3.1 có thêm những nâng cấp để hỗ trợ tính pháp lý, các cải tiến cho phép liên kết quốc tế để tận dụng hết thế mạnh của chuẩn giao tiếp

Cấu trúc của HL7 v2.x:

Trong phiên bản 2.3.1, tổ chức HL7 đã định nghĩa ra 92 loại bản tin và khoảng hơn 300loại sự kiện, mỗi bản tin gồm các đoạn bản tin hoặc nhóm đoạn bản tin tạo thành, đoạn bản tin lại được cấu thành từ các trường Có thể tóm lược như trên hình 2.2

xắp xếp theo thứ tự đã định nghĩa bởi tổ chức HL7 Ví dụ, ADT – là bản tin về

thông tin bệnh nhân; PRE – là bản tin liên quan đến thuốc và mã hóa thuốc; BRA –

là bản tin liên quan đến tài chính… xem bảng 1 – phụ lục A

Trang 23

Hình 2.2 Các phần cấu thành nên một bản tin HL7

liệu Trong bản tin HL7 có những đoạn bắt buộc và có những đoạn tùy chọn Mỗi

segment sẽ được đặt tên và xác định bằng ID của segment đó Ví dụ, bản tin ADT chứa các đoạn: MSH – đoạn header (xác định địa chỉ nguồn, địa chỉ đích và những thông tin liên quan tới bản tin); EVN – đoạn loại sự kiện (xác định loại sự kiện là nhập viện, chuyển viện hay xuất viện, thanh toán tài chính,…); PID – đoạn mã bệnh

nhân… xem bảng 2 – phụ lục A

đoạn mà nó nằm trong đó và vị trí của nó trong đoạn Ví dụ, PID-5 là trường thứ 5 trong đoạn mã bệnh nhân; mỗi trường lại chứa các thành phần con (component)

Các thành phần con: được biểu diễn bởi các kiểu dữ liệu giới thiệu trong

bảng 3 phụ lục A

Loại dữ liệu: Loại dữ liệu giới hạn nội dung và định dạng của trường dữ

liệu, một số loại dữ liệu là mã hoặc là kết hợp của các loại dữ liệu khác

Nhóm các đoạn bản tin

Các thành phần con Trường dữ liệu (vd: PD1, DB1, IN2…)

Trang 24

| Dấu ngăn cách trường ^ Dấu ngăn thành phần & Dấu ngăn thành phần con ~ Dấu ngăn cách lặp

{} Dấu cho biết một hoặc nhiều nhóm segment có thể được lặp lại[] Dấu cho biết các nhóm segment này là tùy chọn

Chuẩn HL7 quy định các nội dung sau:

(1) Điều khiển truy vấn: Mô tả cấu trúc chung của các bản tin, các quá trình tạo

bản tin, các kiểu sự kiện.ư

(2) Quản trị bệnh nhân: Cơ chế tạo và thành phần chi tiết của các bản tin liên

quan đến quá trình nhập / xuất / chuyển viện của bệnh nhân

(3) Nhập y lệnh: Cấu trúc các bản tin khi có y lệnh, ví dụ như: theo dõi các dấu

hiệu sống, yêu cầu xét nghiệm, siêu âm, chụp mạch… Các y lệnh thường có liên quan mật thiết với từng bệnh nhân

(4) Báo cáo quan sát: Mô tả các giao thức để gửi dữ liệu của bệnh nhân, ví dụ

như: kết quả khám bệnh, kết quả chẩn đoán… từ ứng dụng này sang ứng dụng khác

(5) Các tập tin tham khảo chung: Các bản tin nhằm đồng bộ các tập tin tham

khảo, ví dụ: tập tin về các bác sỹ, người sử dụng và mật khẩu Các bản tin này nhằm đảm bảo một môi trường đồng nhất giữa các ứng dụng

(6) Bệnh án và quản trị tài liệu: Cấu trúc mô tả các bản tin khi cần tạo các bệnh

án hoặc tài liệu liên quan tới quá trình điều trị bệnh nhân

(7) Lập lịch: Mô tả các bản tin nhằm kết nối các sự kiện liên quan tới quá trình

lập lịch Sử dụng các dịch vụ như: khám, siêu âm, chụp chiếu,… và các tài nguyên khác

(8) Chuyển viện: Mô tả các bản tin cần tuân thủ khi bệnh nhân chuyển viện (9) Chăm sóc bệnh nhân: Các bản tin phát sinh trong quá trình chăm sóc bệnh

nhân

Nguyên tắc mã hóa trong HL7:

Trang 25

Khuôn dạng bản tin quy định theo nguyên tắc mã hóa của HL7 gồm các trường dữ liệu, các trường này có độ dài thay đổi và được ngăn cách bởi một ký tự ngăn cách trường Các nguyên tắc mô tả cách mã hóa của các kiểu dữ liệu trong một trường được quy định riêng Các trường dữ liệu được kết hợp lại thành các nhóm logic được gọi là các đoạn Các đoạn được ngăn cách bởi các ký tự phân đoạn Mỗi đoạn bắt đầu với một giá trị chữ 3 ký tự, giá trị này được nhận dạng trong một bản tin Các đoạn có thể là bắt buộc phải có, hoặc tùy chọn, hoặc lặp lại tùy thuộc vào cấu trúc bản tin

Bộ ký tự hiển thị mã ASCII (gồm các giá trị hexa trong khoảng 20 đến 7E) là bộ ký tự mặc định để biểu diễn các bản tin HL7

Ví dụ về cấu trúc bản tin ADT ứng với sự kiện A01 (nhập/xuất viện):

Sự kiện A01 được dùng trong trường hợp bệnh nhân nhập viện Sự kiện này được nhập từ hệ thống nhập viện và được gửi tới các khoa/phòngliên quan như: khoa dược, phòng y tá, phòng tài chính, khoa xét nghiệm, khoa chẩn đoán… Với bản tin này, cấu trúc của nó cơ bản như sau (chú ý là không bắt buộc tất cả các thành phần của trường đều phải có

ADT^A01 Nhập viện, chuyển viện, xuất viện

MSH Đoạn Header của bản tin

EVN Đoạn loại sự kiện

PID Mã bệnh nhân [PD1] Thông tin bổ xung

[ { NK1 } ] Đoạn thông tin về thân nhân

PV1 Đoạn thông tin về khám bệnh [ PV2 ] Đoạn thông tin về khám bệnh (bổ xung)

[ { OBX } ] Thông tin về kết quả / theo dõi bệnh [ { AL1 } ] Thông tin về dị ứng

Trang 26

[ { DG1 } ] Thông tin chẩn đoán [ DRG ] Thông tin liên quan tới chẩn đoán

[ { PR1 Đoạn thủ tục hành chính }]

[ { GT1 } ] Người bảo lãnh [

[ IN2 ] Thông tin bổ xung về bảo hiểm [ {IN3} ] Thông tin bổ xung về bảo hiểm }

]

[ ACC ] Thông tin về tai biến

Bản tin mã hóa theo chuẩn HL7 v2.3.1 (sự kiện ADT^A01 – bệnh nhân nhập viện) như sau:

MSH||STORE|MISSION|MINE|LAUREL|199801181007|security|ADT|MSG00201||| <CR>

Bản tin được dịch là: Bệnh nhân John B Doe, II, mã bệnh nhân là 1234567,

nam giới, da trắng, sinh ngày 1 tháng 7 năm 1947, sống tại 371 Sanfrancisco, nhập viện ngày 18 tháng 1 năm 1998 lúc 10 giờ 05 phút sáng, được bác sỹ William K.Smith xét nghiệm và điều trị Bệnh nhân được chỉ định nằm viện tại giường số 01, phòng 345, tổ chăm sóc 100 Phần thân nhân có vợ là Linda E.Doe Ứng dụng gửi là Store, bản tin được gửi từ Mission tới ứng dụng nhận là Minesau khi bệnh nhân nhập viện 2 phút

Trang 27

Loại

MSH|ký tự mã hóa|ứng dụng gửi|địa chỉ bên gửi|ứng dụng nhận|địa chỉ bên nhận|thời gian bản tin được tạo|thông tin về bảo mật|loại bản tin|ID của bản tin|ID của phiên bản|số phiên bản| và một số trường tùy chọn

Đoạn loại sự kiện:

Bảng 2.3

Cấu trúc đoạn loại sự kiện:

Trang 28

EVN|mã sự kiện|thời gian thực hiện bản tin|thời gian sự kiện được lập kế hoạch|lý do sự kiện|thông tin thời gian sự kiện xảy ra

Trường mã sự kiện – ví dụ: A04

Trường lý do sự kiện: trường này được phân thành: do bệnh nhân yêu cầu – giá trị là 01, do thầy thuốc yêu cầu – giá trị là 02, do yêu cầu khác – giá trị là 03

Trường thông tin thời gian sự kiện: ví dụ, trong sự kiện chuyển viện (A02), trường này chứa thông tin về thời gian khi bệnh nhân được chuyển Trong sự kiện hủy bỏ chuyển viện, trường này sẽ chứa thông tin về thời gian khi sự kiện bị hủy bỏ

Đoạn thông tin bệnh nhân:

Bảng 2.4

Cấu trúc đoạn thông tin bệnh nhân:

Trang 29

SEQ LEN DT OPT ELEMENT NAME

PID|số lần xuất hiện của bệnh nhân|ID của bệnh nhân|định danh bệnh nhân|tên bệnh nhân|tên thân nhân bệnh nhân|ngày tháng năm sinh|giới tính|tên hiệu|địa chỉ của bệnh nhân|số điện thoại|ngôn ngữ|tình trạng hôn nhân|tín ngưỡng|quốc tịch| và một số trường tùy chọn

Trường số lần xuất hiện: nếu bệnh nhân tới khám lần đầu, trường này sẽ có giá trị là 1

Trường định danh bệnh nhân: chứa thông tin để xác định tính duy nhất của bệnh nhân

Đoạn thông tin về thân nhân:

Bảng 2.5

Cấu trúc đoạn thông tin về thân nhân:

Trang 30

NK1|số lần xuất hiện|tên thân nhân bệnh nhân|mối quan hệ|địa chỉ thân nhân bệnh nhân|số điện thoại thân nhân|thời gian thân nhân có mối quan hệ với bệnh nhân|thời gian thân nhân kết thúc mối quan hệ với bệnh nhân|nghề nghiệp|cơ quan, tổ chức có liên quan|tình trạng hôn nhân|giới tính|ngày tháng năm sinh|điều kiện sống|thông tin xác nhận quyền công dân của thân nhân|mức độ công khai mối quan hệ với bệnh nhân|quốc tịch|cách liên hệ với thân nhân|tình trạng công việc của thân nhân| và một số trường tùy chọn khác

Thông tin khám bệnh:

Bảng 2.6

Cấu trúc đoạn thông tin khám bệnh:

Trang 31

12 2 IS O Preadmit Test Indicator

Trang 32

bổ xung về bảo hiểm|chế độ ăn uống|trạng thái giường bệnh| và một số trường tùy chọn khác

Vì ứng dụng được triển khai trên nền web nên việc xây dựng các bản tin bằng ngôn ngữ có cấu trúc là một vấn đề rất cần thiết, ví dụ, bản tin trên có thể được dịch sang dạng HL7 v.2 xml như sau :

<ADT_A01> <MSH>

<MSH.1>|</MSH.1> <MSH.3>

<HD.1>STORE</HD.1> </MSH.3>

<MSH.4>

<HD.1>MISSION</HD.1> </MSH.4>

<MSH.5>

<HD.1>MINE</HD.1> </MSH.5>

<MSH.7>199801181007</MSH.7> <MSH.8>security</MSH.8> <MSH.9>

<CM_MSG.1>ADT</CM_MSG.1> </MSH.9>

<MSH.10>MSG00201</MSH.10> </MSH>

<EVN>

<EVN.1>01</EVN.1>

<EVN.2>199801181005</EVN.2> </EVN>

<PID>

<PID.3>PATID1234567</PID.3> <PID.5>

<XPN.1>Doe</XPN.1> <XPN.2>John</XPN.2> <XPN.3>B</XPN.3> <XPN.3>II</XPN.3> </PID.5>

Trang 33

<PID.7>19470701</PID.7> <PID.8>M</PID.8>

<PID.10>C</PID.10> <PID.11>

<XAD.1>371 MAIN AVE</XAD.1> <XAD.2>SAN FRANCISCO</XAD.2> <XAD.3>CA</XAD.3>

<XAD.4>94122-0619</XAD.5> </PID.11>

<PID.13>

<XTN.1>45-681-2888</XTN.1> </PID.13>

<NK1> <NK1.2>

<XPN.1>Doe</XPN.1> <XPN.2>Linda</XPN.2> <XPN.3>E</XPN.3> </NK1.2>

<NK1.3>

<SPO.1>wife</SPO.1> </NK1.3>

</NK1> <PV1>

<PV1.2>I</PV1.2> <PV1.3>

<IS.1>100</IS.1> <IS.2>345</IS.2> <IS.3>01</IS.3> </PV1.3>

<PV1.7>

<XCN.1>00135</XCN.1> <XCN.2>SMITH</XCN.2> <XCN.3>WILLIAM</XCN.3> <XCN.4>K</XCN.4>

</PV1.7>

<PV1.10>SUR</PV1.10> <PV1.11>ADM</PV1.11> </PV1>

Trang 34

Mặc dù phiên bản này đang được sử dụng rộng rãi như một chuẩn quốc tế nhưng ở phiên bản này vẫn còn gặp khá nhiều nhược điểm như: tiến trình tích hợp dữ liệu phức tạp, giới hạn về cú pháp mã hoá dữ liệu, khó khăn trong việc thay đổi các thích ứng với các thông số đặc trưng, khó khăn trong việc đánh giá tiến trình thực hiện, thiếu chức năng hỗ trợ cho việc bảo mật, thiếu chức năng hỗ trợ công nghệ mới như XML, Web…

Một nhược điểm rất lớn của HL7 v2 mà nó liên quan trực tiếp tới mục đích sử dụng đó là: Trong khi các nhà cung cấp hệ thống thông tin y tế được yêu cầu là tạo ra các hệ thống linh hoạt trên diện rộng thì HL7 lại cố gắng định danh tất cả các tiến trình mà nó có thể nhận biết được Trên thực tế thì không một người sử dụng hay một hệ thống nào có thể quy định sử dụng tất cả các đề xuất đưa ra bởi HL7

Để khắc phục những nhược điểm của phiên bản 2.x, từ năm 1996, tổ chức HL7 đã hướng tới nghiên cứu phiên bản mới là HL7 v3.0, đến năm 2001 phiên bản này chính thức được triển khai

Phiên bản 3.0:

Về cơ bản, khác hẳn phiên bản 2.x, phiên bản này đi vào tiếp cận hướng đối tượng cho việc trao đổi dữ liệu y tế, mô hình thông tin mở, rõ ràng và toàn diện Hiện tại, HL7 v3 vẫn đang được xây dựng và bình chọn từ nhiều tổ chức trên thế giới, dù vậy HL7 vẫn khuyến cáo các hệ thống mới xây dựng nên sử dụng phiên bản này

Ví dụ về một hồ sơ bệnh án theo cấu trúc như sau : <Person>

<entity_id root="1"/>

<legal_id dateTime="19880421120000"issuer="Medicare"1234 5678 9 </legal_id>

<name

dateTime="19320924120000"><given>Huong</given><surname>NguyenThu</surname></name>

<gender>mail</gender><birthTime>19320924120000</birthTime>

Trang 35

<maritalStatus dateTime="19881024120000">married</maritalStatus> <addr dateTime="19990501120000">100 Hoang Quoc Viet</addr> <telephone dateTime="19990501120000">+84 983 106 882</telephone> <email dateTime="19990501120000">huongnt@gmail.com</email> </person>

<Observation dateTime="20060702120000"><observer>Dr Lien</observer> <parameter>

<name>family_history</name>

<value>Nguyen Thu Huong comes from a nice family She parents were all healthy well She has brothers and a sister who are all healthy She has a daughter and a son who are healthy</value>

</parameter> </Observation>

<Observation dateTime="20060702091100"><observer>Gribbles Pathology</observer>

</parameter> </Observation>

<Procedure dateTime="19950312102500">

Trang 36

<performer>Dr Lien</performer><place>Incretology</place> <targetSite>left foot</targetSite>

<description>Surgical removal of a plantar wart</description> </Procedure>

<SubstanceAdministration dateTime="20031124120000"> <performer>Dr Lien</performer>

<substance>acetylsalicylic acid</substance>

<dose>300 mg b.i.d</dose><route>oral</route><duration>cho 2 ngay</duration>

</SubstanceAdministration>

<PatientEncounter dateTime="19950312144000"> <place>Incretology</place>

<end_dateTime>19950312120000</end_dateTime> </PatientEncounter>

Tuy nhiên, chuẩn HL7 mới chỉ quan tâm tới việc trao đổi dữ liệu dưới dạng văn bản (text) chứ không quy định cho việc lưu trữ và trao đổi hình ảnh, trong khi dữ liệu hình ảnh (ảnh chụp Xquang, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, ảnh siêu âm…) lại là những thông tin quan trọng và chiếm phần nhiều trong dữ liệu y tế Vì thế việc xây dựng một chuẩn cho phép kết nối các thiết bị tạo ảnh y tế với nhau là điều rất cần thiết

2.1.2 Chuẩn trao đổi hình ảnh

Với mục đích cung cấp một cấu trúc mở để các thiết bị tạo ảnh của các nhà sản xuất khác nhau có thể kết nối được với nhau (tức là có thể trao đổi, chia sẻ thông tin trong môi trường y tế, đặc biệt là môi trường PACS); Năm 1983, hai tổ

chức ACR (viết tắt của American College of Radiology) và NEMA (viết tắt của The

National Electrical Manufacturers Association) đã kết hợp thành một ủy ban nhằm

thống nhất và xây dựng nên một chuẩn riêng cho việc lưu trữ và trao đổi hình ảnh

Trang 37

Phiên bản đầu tiên là chuẩn ACR-NEMA được công bố năm 1985 xác định việc truyền bản tin từ điểm tới điểm; xác định khuôn dạng dữ liệu

Phiên bản thứ hai ra đời năm 1988, ngoài những chức năng đã có ở phiên bản đầu tiên, ở phiên bản này đã định nghĩa ra phần cứng và giao thức phần mềm cũng như từ điển dữ liệu chuẩn Tuy nhiên vấn đề kết nối mạng lại chưa rõ ràng qua cả hai phiên bản trên, vì thế phiên bản thứ 3 ra đời và lấy lên là DICOM (viết tắt của Digital Imaging and Communication in Medicine)

Có thể đưa ra khái niệm về chuẩn DICOM là chuẩn định nghĩa ra các quy

tắc định dạng và trao đổi hình ảnh y tế cũng như các thông tin liên quan, nói cách khác, nó tạo nên một “ngôn ngữ” chung cho phép “giao tiếp” hình ảnh và các thông tin y tế liên quan giữa các thiết bị và hệ thống trong mạng thông tin y tế

Sự ra đời của chuẩn DICOM có ý nghĩa rất quan trọng để bắt tay, lưu trữ, in ấn và thu/nhận hình ảnh trong y tế Tiêu chuẩn này bao gồm cả việc định nghĩa cấu trúc tập tin và giao thức truyền thông tin (giao thức ứng dụng sử dụng nền tảng TCP/IP); các tập tin DICOM có thể được trao đổi lẫn nhau giữa các hệ thống khi các hệ thống này có khả năng thu nhận hình ảnh và dữ liệu bệnh nhân theo định dạng DICOM

Hiện tại chuẩn này đã được phát triển ổn định và được hầu hết các công ty sản xuất các thiết bị tạo ảnh y khoa hỗ trợ Các hệ thống PACS do vậy nhất thiết phải tuân thủ chuẩn DICOM

Phạm vi và trường ứng dụng của DICOM:

Chuẩn DICOM định ra sự trao đổi thông tin giữa các thiết bị tạo ảnh và hệ thống mạng thông tin Chuẩn DICOM có mục đích:

(1) Định ra bộ giao thức ứng dụng trong truyền tin qua mạng (mà các thiết bị phải tuân theo);

(2) Định ra cú pháp và ngữ nghĩa của lệnh; các thông tin liên quan được trao đổi sử dụng các giao thức này;

Trang 38

(3) Định ra các dịch vụ lưu trữ trung gian; khuôn dạng file; cấu trúc thư mục y tế… tạo điều kiện cho việc truy nhập thông tin lưu trữ trên các phương tiện trung gian (do qua trình truyền tin phải thông qua các phương tiện này); (4) Định ra thông tin nào được sử dụng chuẩn

Tuy nhiên chuẩn này lại không quy định mức độ thích nghi; ngoại trừ một số phần dành riêng cho việc này

Trao đổi thông tin trong DICOM:

Tiêu chuẩn DICOM 3.0 có 2 lớp thông tin là: lớp đối tượng và lớp dịch vụ Lớp đối tượng định nghĩa các đối tượng (bệnh nhân, thiết bị ảnh, thông tin xét nghiệm) Lớp dịch vụ định nghĩa các dịch vụ (lưu trữ, in, chất vấn, truy vấn ) Mỗi

lớp có 1 từ điển định nghĩa các thuộc tính để mã hoá dữ liệu chính xác

Lớp đối tượng:

Các lớp đối tượng DICOM bao gồm lớp tiêu chuẩn và lớp tổ hợp Mỗi lớp tiêu chuẩn bao gồm các đặc tính vốn có của thực thể hiện diện trong thế giới thực Thông tin ngày xét nghiệm, thời điểm tạo ảnh là đặc tính của lớp xét nghiệm bởi đặc tính này là vốn có của bất kỳ xét nghiệm nào được thực hiện Còn thông tin tên bệnh nhân lại là đặc tính vốn có của lớp bệnh nhân Sử dụng các lớp đối tượng cho phép xử lý ảnh y tế chính xác và hiệu quả hơn Vì thế chuẩn DICOM 3.0 định nghĩa các lớp đối tượng rất chính xác

Lớp tổ hợp là do ACR-NEMA định nghĩa từ các thông tin tổ hợp của các thiết bị ảnh khác nhau Tuy nhiên vì hoạt động DICOM 3.0 là phiên bản ra đời dựa trên tiêu chuẩn ACR-NEMA nên nó cần thích ứng chuẩn ACR-NEMA do vậy nó vẫn bao hàm các lớp tổ hợp (chú ý lớp tổ hợp định nghĩa không chính xác bằng lớp tiêu chuẩn)

Bảng 2.2

Các lớp đối tượng DICOM

Lớp tiêu chuẩn hoá

Bệnh nhân Xét nghiệm

Ngày đăng: 10/11/2012, 10:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. - Hệ thống thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
Bảng 2.1. (Trang 23)
Bảng 2.2. - Hệ thống thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
Bảng 2.2. (Trang 27)
Bảng 2.3. - Hệ thống thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
Bảng 2.3. (Trang 27)
Bảng 2.4. - Hệ thống thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
Bảng 2.4. (Trang 28)
SEQ LEN DT OPT ELEMENT NAME 28 80  CE  O Nationality   - Hệ thống thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
28 80 CE O Nationality (Trang 29)
Bảng 2.5. - Hệ thống thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
Bảng 2.5. (Trang 29)
Bảng 2.6. - Hệ thống thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
Bảng 2.6. (Trang 30)
212 ISO Living Arrangement 22 80  CE  O Publicity Code  - Hệ thống thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
212 ISO Living Arrangement 22 80 CE O Publicity Code (Trang 30)
Bảng 2.3 - Hệ thống thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
Bảng 2.3 (Trang 39)
Bảng 3.5 - Hệ thống thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
Bảng 3.5 (Trang 40)
Bảng 3.4 - Hệ thống thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
Bảng 3.4 (Trang 40)
Bảng 3. Cỏc kiểu dữ liệu dựng trong bản tin HL7 - Hệ thống thông tin y tế và tình hình ứng dụng tại Việt Nam
Bảng 3. Cỏc kiểu dữ liệu dựng trong bản tin HL7 (Trang 75)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w