1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

BÀI TẬP luật môi trường

11 2,2K 14

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 34,08 KB

Nội dung

BT HK Luật môi trường

Luật môi trường lớp N01 ĐẶT VẤN ĐỀ Nước là một nhân tố quan trọng cấu thành nên môi trường. Nước là một dạng tài nguyên, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng như của cả hành tinh. Nhưng trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác quá mức tài nguyên nước, các tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn nước, việc phát triển đô thị và công nghiệp nhưng không có biện pháp quản lý chặt chẽ và xử lý chất thải theo yêu cầu đã làm ô nhiễm tài nguyên nước. Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, vì vậy để phát triển bền vững thì nước ta cần chú trọng việc phát triền kinh tế kết hợp với bảo vệ nguồn tài nguyên, trong đó có tài nguyên nước. Nhận thức rõ điều này, em xin chọn đề tài: “Phân tích, bình luận các quy định về xử lý vi phạm hành chính về quản lý, bảo vệ nguồn tài nguyên nước”. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC. 1. Khái niệm và vai trò của tài nguyên nước. 1.1. Khái niệm tài nguyên nước. Dưới góc độ môi trường, nước được coi là thành phần cơ bản là yếu tố quan trọng hàng đầu. Con người và các loài sinh vật không thể sống được nếu như thiếu nước. Bất cứ một sự thay đổi, biến động nào về nước cũng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến con người và mọi sinh vật. Dưới góc độ pháp luật, nguồn nước là khái niệm chỉ các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo, có thể khai thác, sử dụng được bao gồm sông, suối, kênh, rạch, biển, đầm, ao, hồ, các tầng nước dưới đất, nước mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. [Type text] Page 1 Luật môi trường lớp N01 Theo Điều 2 Luật tài nguyên nước, tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển trong lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra còn có những nguồn nước khác thuộc phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật khác. 1.2. Vai trò của tài nguyên nước. Nước tham gia vào thành phần cấu trúc sinh quyển, điều hòa các yếu tố khí hậu, đất đai, sinh vật. Nước còn đáp ứng yêu cầu đa dạng của con người trong sinh hoạt hàng ngày, tưới tiêu cho nông nghiệp, sản xuất công nghiệp, sản xuất điện năng và tạo nhiều cảnh quan đẹp. Nước có vai trò rất lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội. 2. Thực trạng nguồn nước ở Việt Nam và sự cần thiết phải bảo vệ tài nguyên nước bằng pháp luật. 2.1. Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam. Trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng, trong đó có vấn đề ô nhiễm nguồn nước. Cùng với sự gia tăng dân số, nạn thiếu nước sạch cho ăn, uống, sinh hoạt đã trở thành một hiện tượng khá phổ biến ở một số vùng trong nước ta. Chất lượng nước đang là một trong những vấn đề nhức nhối nhất. Ở một số nơi, nồng độ các chất gây ô nhiễm vượt nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Nghiêm trọng hơn là người ta đã phát hiện thấy các hóa chất như: phenol, cyanua – chất cực kỳ độc hại đối với sức khỏe con người ở một số nguồn nước mặt. Một số vùng ven biển ở gần các thành phố và khu công nghiệp, hàm lượng chất phù sa lơ lửng, dầu, kẽm, coliform trong nước lớn gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Nước thải bao gồm cả nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải bệnh viện đã làm ô nhiễm hàng loạt ao hồ. 2.2. Sự cần thiết phải xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước. [Type text] Page 2 Luật môi trường lớp N01 Như đã phân tích ở trên, vai trò của nguồn nước không những thể hiện ở những ảnh hưởng to lớn đối với cuộc sống, sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của nhiều ngành kinh tế. Đứng trước thực trạng nguồn nước đang có xu hướng ngày càng xấu đi: suy thoái, cạn kiệt xảy ra ở nhiều nơi, việc bảo vệ nguồn nước đang trở thành yêu cầu bức thiết. Bảo vệ nguồn nước đòi hỏi phải áp dụng nhiều giải pháp tổng thể, trong đó việc nâng cao vai trò điều chỉnh bằng pháp luật là đặc biệt quan trọng. Một trong các các vấn đề mà pháp luật quy định để bảo vệ tài nguyên nước, đó là các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật đối với tài nguyên nước. II. QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ BẢO VỆ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC. 1. Khái quát về vi phạm pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ nguồn tài nguyên nước. 1.1. Vi phạm pháp luật về tài nguyên nước. Vi phạm pháp luật về tài nguyên nước là hành vi trái pháp luật, có lỗi do các chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại các quan hệ xã hội được Luật tài nguyên nước bảo vệ. Vi phạm pháp luật về tài nguyên nước có thể là hành vi không thực hiện các quy định về đánh giá tác động môi trường, vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn nước, vi phạm các quy định về xử lý chất thải… 1.2. Xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước. Xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên nước là hoạt động của cơ quan có thẩm quyển nhằm áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật tài nguyên nước. Điều 71 Luật tài nguyên nước 1998 quy định việc xử lý các quy định pháp luật về tài nguyên nước tùy tính chất, mức độ vi phạm mà các [Type text] Page 3 Luật môi trường lớp N01 cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các loại trách nhiệm pháp lý như: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm kỷ luật đối với các chủ thể có hành vi vi phạm. 2. Trách nhiệm hành chính của các tổ chức, cá nhân khi có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước phải chịu trách nhiệm pháp lý trước nhà nước, trước cộng đồng hoặc trước cá nhân bị thiệt hại. Tùy theo tính chất, mức độ của vi phạm pháp luật về tài nguyên nước mà trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có thể là trách nhiệm hành chính, dân sự hay hình sự… Việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước, một mặt buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi do hành vi vi phạm pháp luật tài nguyên nước gây ra, mặt khác ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật tài nguyên nước từ phía chủ thể khác. Việc áp dụng các dạng trách nhiệm pháp lý này có vai trò quan trọng để đảm bảo thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ tài nguyên nước bằng pháp luật. Một trong những trách nhiệm pháp lý mà các cá nhân, tổ chức phải gánh chịu là trách nhiệm hành chính, cụ thể trách nhiệm hành chính về vi phạm về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước như sau: - Trách nhiệm hành chính: Trách nhiệm này được áp dụng khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên nước. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là những hành vi vi phạm các quy định quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên nước, do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm và phải bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 quy định xử phạt vi [Type text] Page 4 Luật môi trường lớp N01 phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Các vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước thường là vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước, vi phạm các quy định về thăm dò khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước, vi phạm các quy định và các vi phạm khác trong lĩnh vực tài nguyên nước Theo quy định của pháp luật, tổ chức, cá nhân có hành vi xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức thấp nhất là 100.000 đồng, cao nhất là 300.000 đồng tùy theo mức độ tiêu chuẩn cho phép, khối lượng nước thải tính theo m3/ngày, xả thải vào môi trường chứa các chất thải nguy hại, các chất phóng xạ môi trường vượt quá vượt quá tiêu chuẩn cho phép có thể bị phạt tiền lên tới 500.000.000 đồng (xem Điều 10 Nghị định 117/2009/NĐ-CP). Ngoài hình phạt chính các chủ thể này còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép, buộc khắc phục hậu quả gây ra đối với môi trường. Các cá nhân, tổ chức có các vi phạm hành chính khác còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tà nguyên nước. Việc áp dụng trách nhiệm hành chính được tiến hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm: Chủ tịch UBND các cấp, thanh tra viên, chánh thanh tra chuyên ngành cả Bộ tài nguyên và môi trường và Sở tài nguyên và môi trường. III. THỰC TRẠNG VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC. 1. Thực trạng xử lý vi phạm hành chính về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. [Type text] Page 5 Luật môi trường lớp N01 Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai thường xuyên. Hiện nay, Thanh tra Bộ tài nguyên và môi trường được tổ chức và hoạt động theo Nghị định số 35/2009/NĐ-CP ngày 07/4/2009 của Chính phủ. Trong hội nghị tổng kết công tác thanh tra ngành Tài nguyên môi trường năm 2010 do Bộ tài nguyên và môi trường tổ chức tại Đắc Lắc, Chánh Thanh tra Bộ tài nguyên và môi trường Lê Quốc Trung cho biết: Trong năm 2010, Bộ đã cùng với Sở tài nguyên và môi trường các địa phương tổ chức hơn 1.000 đợt thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực liên quan đến tài nguyên nước. Qua đó lập biên bản hàng nghìn trường hợp vi phạm, xử phạt hành hành chính hơn 40 tỷ đồng. Trong lĩnh vực thanh kiểm tra các khu, cụm công nghiệp, nơi được coi là nguồn ô nhiễm môi trường chính hiện nay, cả nước hiện có 285/400 khu, cụm công nghiệp vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường, Bộ và các Sở đã lập biên bản vi phạm, xử phạt gần 9 tỷ đồng. Kết quả thanh tra, kiểm tra đã góp phần việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật và việc xử lý vi phạm hành chính có tính chất răn đe đối với các đối tượng vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. 2. Đánh giá việc xử lý vi phạm hành chính về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. 2.1. Ưu điểm. Số lượng văn bản trong xử lý vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước của chúng ta hiện nay đã tương đối lớn, bao gồm: Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Nghị định số 34/2005/NĐ-CP ngày 17/3/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. Về nội dung, các văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước nêu trên đã quy định rất cụ thể về đối tượng áp dụng, [Type text] Page 6 Luật môi trường lớp N01 chủ thể có thẩm quyền, cũng như chế tài xử phạt. Việc quy định trên tương đối rõ ràng và cụ thể giúp cho chủ thể có thẩm quyền và các tổ chức, cá nhân có thể dễ dàng thực hiện trên thực tế. Chế tài về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước được áp dụng với các mức khác nhau, tùy thuộc vào các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước. Thời gian vừa qua, các cơ quan hữu quan về tài nguyên môi trường ở các cấp đã có những hoạt động tích cực trong việc kiểm tra, đánh giá tác động ô nhiễm tài nguyên nước, từ đó đã xác định được mức độ gây thiệt hại của các cá nhân, tổ chức về vấn đề này. Việc xử lý triệt để các vi phạm hành chính liên quan đến tài nguyên nước đã phần nào răn đe tới các đối tượng vi phạm, cũng như nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo vệ tài nguyên nước. 2.2. Hạn chế. Thứ nhất, căn cứ theo các quy định về xử lý vi phạm hành chính về quản lý, bảo vệ tài nguyên nước, chúng ta thấy mức xử phạt còn quá nhẹ so với hành vi vi phạm. Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường đã quy định khá chi tiết về các hành vi vi phạm cũng như biện pháp xử lý với mức phạt tăng lên rất nhiều lần so với quy định trước đây. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hình thức chế tài quá nhẹ, không đủ sức răn đe, cụ thể theo quy định của nghị định này mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm chỉ là 500.000.000 đồng. Điều này dẫn đến việc các hành vi vi phạm đến tài nguyên nước vẫn tiếp tục diễn ra mà không có dấu hiệu suy giảm đáng kể. Thứ hai, việc xác định về các hành vi vi phạm đến quản lý, bảo vệ tài nguyên nước còn khá khó khăn và phức tạp. Cụ thể, rất khó xác định khối lượng xả thải nước ô nhiễm ra môi trường, hay nước thải vượt quy chuẩn bao nhiêu lần; trong chất thải có chứa chất thải nguy hại hay không hoặc việc xả thải có gây ô nhiễm và [Type text] Page 7 Luật môi trường lớp N01 ô nhiễm như thế nào… Đây là một vài khó khăn trong việc đánh giá các hành vi vi phạm. Việc xác định không chính xác sẽ dẫn đến việc xử lý vi phạm hành chính đối với các cá nhân, tổ chức sẽ không thực sự đúng đắn. Nguyên nhân chính ở đây là do công nghệ kiểm tra, đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước của nước ta còn nghèo nàn, lạc hậu. Thứ ba, chuyên môn của các nhân, cơ quan có thẩm quyền trong xử lý vi phạm hành chính về tài nguyên nước còn chưa cao. Vấn đề ô nhiễm tài nguyên nước là vấn đề còn khá mới mẻ, chỉ được quan tâm trong thời gian gần đây. Vì vậy, việc thiếu chuyên môn, nghiệp vụ của các cá nhân, cơ quan trên sẽ gây ảnh hưởng đến tính nghiêm mình của pháp luật cũng như xử lý chính xác các hành vi vi phạm về tài nguyên nước. Thứ tư, ý thức thực hiện pháp luật bảo vệ tài nguyên nước của người dân còn chưa cao. Mọi người chưa ý thức được tác hại của việc gây ô nhiễm tài nguyên nước. Mặt khác, công tác tuyên truyền về các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về vấn đề này còn chưa được quan tâm đúng mức. Điều này dẫn đến nhận thức của người dân về việc xử lý hành chính về tài nguyên nước còn nhiều hạn chế. IV. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG QUẢN LÝ, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC. Như đã phân tích các hạn chế ở trên, chúng ta cần có những biện pháp để khắc phục tình trạng trên và hoàn thiện hơn nữa về việc xử lý vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước. Cụ thể như sau:  Điều chỉnh tăng mức phạt xử lý vi phạm hành chính đối với tài nguyên nước. Tăng mức phạt trong xử lý hành chính sẽ tạo sự răn đe đối với các đối tượng vi phạm, đảm bảo thực thi pháp luật một cách hiệu quả. [Type text] Page 8 Luật môi trường lớp N01  Ban hành một số chính sách quản lý nhà nước phù hợp như:  Các chính sách về tài chính;  Các chính sách về quản lý hành chính;  Nâng cao năng lực quản lý;  Hiện đại hóa công nghệ và sản xuất thiết bị vật tư.  Công tác tuyên truyền, giáo dục . Cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục trên các phương tiện thông tin đại chúng về ý thức bảo vệ tài nguyên nước cũng như việc xử lý hành lý đối với hành vi vi phạm này.  Đổi mới công nghệ, phương tiện để đánh giá chính xác mức độ vi phạm của các hành vi vi phạm. Từ đó có thể xử lý vi phạm hành chính một cách chính xác.  Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế. Để thúc đẩy nhanh và có hiệu quả quá trình hội nhập chúng ta cần: Tích cực nghiên cứu học hỏi kinh nghiệm của các nước trong khu vực và các quốc gia trên thế giới trong vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước để tìm ra các giải pháp, các chính sách phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của nước ta hiện nay. KẾT LUẬN Bảo vệ tài nguyên nước đang trở thành một vấn đề sống còn của toàn nhân loại. Cùng với sự phát triển kinh tế, mức sinh hoạt của người dân ngày càng được nâng cao thì lượng nước thải gây ô nhiễm cũng tăng nhanh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường và chất lượng cuộc sống của con người. Vì vậy cần có sự xử lý vi phạm nói chung và xử lý vi phạm hành chính về vấn đề này nói riêng. Hi vọng trong thời gian tới, các quy định về xử lý vi phạm hành chính về [Type text] Page 9 Luật môi trường lớp N01 quản lý, bảo vệ tài nguyên nước của chúng ta sẽ ngày càng hoàn thiện và được áp dụng hiệu quả trên thực tế hơn nữa. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHÁO 1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật môi trường, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2011 2. Đại học Huế, Giáo trình luật môi trường, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội, 2007. 3. Luật bảo vệ môi trường năm 2005. [Type text] Page 10

Ngày đăng: 08/12/2013, 02:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w