Hiểu được thế nào là cách thứ nghiên cứu khoa hoc
1. Liên hệ giữa đề cương làm bài của nhóm và bài giảng 1. Cách phát hiện vấn đề => câu hỏi NC 2. Cách nghiên cứu lý thuyết => phải học thuộc ít nhất 1 lý thuyết có liên quan trong đề cương + mô hình NC áp dụng 3. Cách phát triển giả thuyết => giả thuyết dạng gì 4. NC định tính, định lượng hay hỗn hợp 5. Thang đo sử dụng => vì sao sử dụng 6. Phương pháp lấy mẫu, thu thập dữ liệu, xác định cỡ mẫu ====> Học thuộc + hiểu tất cả quá trình làm đề cương. Những anh chị nào trong thời gian qua ko tham gia nhiều trong phần làm đề cương thì lưu ý 2. Hãy học dưới dạng so sánh,nhìn tổng quát, đọc thêm sách để hiểu rõ và triển khai ý tốt khi làm bài Để thuận tiện cho việc theo dõi và cập nhật, mọi người tham khảo “Bước 4: Một số chú ý để sử dụng file chia sẻ thuận tiện” file “Hướng đãn sử dụng google docs” ● https :// docs . google . com / document / d /11 L 3 GNUFyiroXemfLdFM 1 Uh 6 Oj - QAWFrp 8 hfNc 7 aw 66 g / edit ? hl = en # CHƯƠNG 1: Vai trò và Tầm quan trọng của Nghiên cứu Lý thuyết khoa học: Theo định nghĩa: Lý thuyết khoa học là 1 tập hợp của những khái niệm, định nghĩa và giả thuyết lý thuyết trình bày có hệ thống thông qua các mối quan hệ giữa các khái niệm, nhằm mục đích giải thích và dự báo các hiện tượng khoa học. Như vậy lý thuyết khoa học là một tập hợp của các giả thuyết lý thuyết. Có 2 thuật ngữ giả thuyết được sử dụng trong NCKH là: Giả thuyết lý thuyết (proposition) và Giả thuyết kiểm định (hypothesis). Giả thuyết lý thuyết là giả thuyết biểu diễn mối liên hệ giữa các khái niệm trong 1 lý thuyết khoa học. Trong một NCKH, khi chúng ta chưa thể kiểm định các mối liên hệ này bằng thực tiễn thì các mối liên hệ này là các giả thuyết lý thuyết. Khi chúng ta đưa ra các giả thuyết và thu thập thông tin để kiểm định các giả thuyết này thì giả thuyết đưa ra được gọi là giả thuyết kiểm định. Giả thuyết lý thuyết biểu diễn các mối quan hệ giữa các khái niệm nghiên cứu trong lý thuyết khoa học, còn giả thuyết kiểm định dùng để biểu diễn các mối liên hệ giữa các biến quan sát. Giả thuyết lý thuyết nói lên mối liên hệ (tương quan or nhân quả) giữa các khái niệm nghiên cứu và cô lập với những khái niệm khác ko được nêu. Tức là 1 lý thuyết khoa học có giới hạn của nó, xác định bằng các giả thuyết về giá trị, thời gian, không gian. Nghiên cứu là gì: Nghiên cứu là một quá trình tập hợp và xử lý thông tin một cách có hệ thống nhằm tăng sư hiểu biết của chúng ta về cách thức & lý do hành xử của sự vật hiện tượng xung quanh chúng ta. Ví dụ: Tại sao chọn Pepsi mà không chọn Coca? ĐN NC KH: Nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm hiểu về khoa học một cách có hệ thống (babbie 1986). - Nghiên cứu là dựa trên công trình nghiên cứu của người khác Nếu hiện nay chúng ta nghiên cứu mà không nắm được vấn đề đó trên thế giới đang nghiên cứu tới đâu thì việc chúng ta nghiên cứu không có giá trị. Nếu một luận văn mà chỉ toàn chép cơ sở lý thuyết từ sách ra mà thiếu các review công trình của người khác thì nhất là công trình của tác giả đầu ngành thì coi như người đó chưa nắm về nghiên cứu. Nghiên cứu trước dẫn dắt những nghiên cứu mới : Chú ý hạn chế của nghiên cứu cũ để đưa ra nghiên cứu mới Nghiên cứu không phải là sao chép nghiên cứu của người khác: tốn giấy mực -Nghiên cứu có thể được lặp lại Nghiên cứu cơ bản mô hình và áp dụng vào thị trường A→ lặp lại ở thị trường B → so sánh kết quả. Cùng một mô hình, kết quả nghiên cứu có khác nhau hay không? Kết quả nghiên cứu vẫn có giá trị đóng góp & có thể chấp nhận ở bậc thạc sỹ Trang 1 / 41 Nghiên cứu có thể lặp lại nhưng phải có tính phát triển, có bổ sung Lưu ý: Khả năng lập lại là tín hiệu của nghiên cứu khoa học đáng tin cậy Sự lặp lại chỉ dẫn những nghiên cứu trong tương lai Kinh nghiệm: Nghiên cứu lặp lại khá an toàn cho SV, chúng ta có thể chọn một công trình đã nghiên cứu ở Thái Lan or nước nào đó và lặp lại ở VN , có điều chỉnh mô hình.Không lặp lại luận văn ở Thư Viện - Nghiên cứu có thể khái quát hóa: Bản chất của nghiên cứu là có thể dùng nghiên cứu ở thị trường này khái quát hóa cho thị trường khác: Nghiên cứu nên áp dụng cho những tình huống ngoài ngữ cảnh mà nghiên cứu đã được thực hiện. - Nghiên cứu không nên được thực hiện độc lập với lý thuyết: ● NC dựa trên những lý do hợp lý ● NC phải gắn với lý thuyết Không bao giờ xây dựng cơ sở lý thuyết mà không có lý thuyết nền hỗ trợ cho nó - Nghiên cứu không phải là thu thập thông tin: không nên chỉ sử dụng tài liệu thu thập được & đưa ra gọi đó là công trình nghiên cứu. - Nghiên cứu không chỉ là việc chuyển tải từ vị trí này sang vị trí khác -Nghiên cứu không phải là lục lọi thông tin (Lưu ý tránh các nghiên cứu nhạy cảm, thông tin bí mật .) Nghiên cứu không phải là gây sự chú ý → Nghiên cứu là sự khởi đầu bằng một câu hỏi hay một vấn đề nghiên cứu Nếu không làm nổi bật vấn đề nghiên cứu từ đầu → dễ đi lạc đề Sự giống và khác nhau giữa NC định tính và định lượng Giống nhau: Đều là các PP NCKH Khác nhau: ĐỊNH TÍNH ĐỊNH LƯỢNG HỖN HỢP - Gắn liền với việc khám phá các lý thuyết khoa học - Dựa vào quá trình quy nạp - Gắn liền với việc kiểm định các lý thuyết khoa học - Dựa vào quá trình suy diễn - Phối hợp cả định tính và định lượng - Tổng hợp của cả hai quá trình Các trường phái NCKH: Suy diễn và quy nạp ● Suy diễn: bắt đầu từ lý thuyết nền để trả lời câu hỏi NC. Mang tính định lượng, kiểm định. ● Quy nạp: Theo hướng ngược lại với suy diễn. Từ thực tế -> lý thuyết mới hay Quan sát các hiện tượng KH để xây dựng mô hình và gthich các hiện tượng khoa học. Mang tính định tính ● Hỗn hợp: tổng hợp cả 2 trường phái trên. So sánh NC định tính và định lượng Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định lượng 1. Định nghĩa NCĐT là phương pháp thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà nhân học. NCĐL là phương pháp thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch. 2/ Lý thuyết: NCĐT theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải, không chứng minh chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu. NCĐL chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp NCĐL có thể chứng minh được trong thực tế và theo chủ nghĩa khách quan 3/ Phương hướng thực hiện: a/ Phỏng vấn sâu : - phỏng vấn không cấu trúc. a/ Nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến. b/ nghiên cứu đồng đại chéo có nghĩa là thiết kế n/c Trang 2 / 41 - phỏng vấn bán cấu trúc. - phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống. b/ Thảo luận nhóm: - thảo luận tập trung. - thảo luận không chính thức. c/ Quan sát tham dự: trong đó các dữ liệu được thu thập trong cùng một thời điểm. vd : nghiên cứu việc học của con gái ở thành thị và nông thôn. c/ Nghiên cứu lịch đại thì dữ liệu thu thập theo thời gian trong đó các dữ liệu được so sánh theo thời gian. d/ Nghiên cứu trường hợp là thiết kế nghiên cứu tập trung vào một trường hợp cụ thể. e/ Nghiên cứu so sánh là thiết kế n/c trong cùng một thời điểm hay qua nhiều thời điểm 4/ Cách chọn mẫu: a/ chọn mẫu xác xuất : - mẫu xác xuất ngẫu nhiên. - mẫu xác xuất chùm - mẫu hệ thống. - mẫu phân tầng. - mẫu cụm. a/ chọn mẫu xác xuất: - mẫu ngẫu nhiên đơn giản. - chọn mẫu hệ thống. - chọn mẫu phân tầng. - chọn mẫu cụm. 5/ Cách lập bảng hỏi: - không theo thứ tự. - câu hỏi mở. - câu hỏi dài. - câu hỏi gây tranh luận. - theo thứ tự. - câu hỏi đóng – mở. - câu hỏi được soạn sẵn. - câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích. - câu hỏi không gây tranh luận Sự khác nhau giữa nghiên cứu định tính và định lượng Sự khác nhau giữa nghiên cứu định tính và định lượng ĐỊNH LƯỢNG ĐỊNH TÍNH Kiểm tra những giả thiết mà nhà nghiên cứu bắt đầu Nắm bắt và khám phá ý nghĩ một khi nhà nghiên cứu bị chìm trong dữ liệu Những khái niệm dưới hình thức những biến số riêng biệt Những khái niệm dưới hình thức những chủ đề, sự tổng hợp và sự phân loại Đo lường là sự sáng tạo có hệ thống trước khi thu thập và chuẩn hóa dữ liệu Đo lường là sự sáng tạo trong cách ứng khẩu và thường riêng biệt hóa cho từng cá nhân hoặc nhà nghiên cứu Dữ liệu dưới hình thức là những con số từ việc đo lường chính xác Dữ liệu dưới hình thức những từ ngữ và hình ảnh từ tài liệu, quan sát và sao chép Lý thuyết là nguyên nhân phong phú và có tính suy diễn Lý thuyết có thể là nguyên nhân hoặc không và nó thường được quy nạp Bắt nguồn cho nghiên cứu là những tiêu chuẩn hay những giả định trước Bắt nguồn cho nghiên cứu là những quan điểm cá nhân Phân tích quy trình bằng cách thống kê, biểu bảng, hoặc bản đồ và thảo luận xem chúng thể hiện mối liên kết với giả thuyết như thế nào Phân tích quy trình bằng cách chép chủ đề hoặc tổng hợp từ bằng chứng và dữ liệu để trình bày bức tranh mạch lạc, thích hợp Nguồn: W. Lawrence Neuman, Socical research methods – Qualitative and Quantitative approaches. Nghiên cứu ứng dụng khác nc cơ bản khác nhau như thế nào ? + Giống nhau: đều giải quyết các vấn đề của người quản lý, các vấn đề nghiên cứu. + Khác nhau: ● Nc ứng dụng (applied research): làm sáng tỏ câu trả lời cho những câu hỏi rõ ràng liên hệ để đưa ra những hành động, chính sách cần thiết giải quyết vấn đề. ● Nc cơ bản (basic research): tập trung giải quyết những câu hỏi phức tạp mang tính chất lý thuyết các vấn đề của người quản lý, ít tác động đến những quyết định, chính sách của nhà quản lý. Trang 3 / 41 Nghiên cứu hàm lâm và ứng dung ● Nguyên cứu hàm lâm : trong một ngành KH nào đó là nguyên cứu nhằm mục đích mở rộng kho tàng trí thức của ngành khoa học đó. Thường NG HL sẽ cho ra đời 1 lý thuyết mới. ● Nguyên cứu ứng dụng : Là nghiên cứu nhầm ứng dụng các thành tựu KH của ngành đó vào thực tiễn nhằm mục địch trực tiếp hỗ trợ cho việc ra QD. -> áp dụng KH để ng cứu các vấn đề của KD như marketing, nhân sự,… So sánh NC ứng dụng và NC hàn lâm Nghiên cứu ứng dụng Nghiên cứu hàn lâm Giải quyết vấn đề trong thực tiễn QTKD Giải quyết vấn đề về tri thức khoa học trong QTKD Vai trò của nghiên cứu hàn lâm trong thực tiễn ● Không có nghiên cứu hàn lâm thì không có nghiên cứu ứng dụng ● Nền tảng cho các nghiên cứu ứng dụng ● Không có gì thực tế bằng lý thuyết tốt ● Nghiên cứu hàn lâm thường không thể ứng dụng mà cần nghiên cứu tiếp theo để ứng dụng ● Nghiên cứu tiếp theo có thể ở dạng: Hàn lâm giải quyết vấn đề; Ứng dụng ra quyết định kinh doanh ● Cần phân biệt ứng dụng và nghiên cứu ứng dụng Phân loại nghiên cứu. a. Theo mức độ tổng quát và kết quả: ● Nghiên cứu cơ bản ( Basic Research) ● Nghiên cứu ứng dụng (Applied Research) b. Theo nguồn thông tin thu thập được ● Nghiên cứu nội nghiệp (desk research) ● Nghiên cứu hiện trường (Field Research) c. Theo quan sát và mô tả dữ liệu ● Nghiên cứu định tính (qualitative research) ● Nghiên cứu định lượng (quantitative research) d. Theo tính chất kết quả ● Nghiên cứu khám phá ( Exploratory) ● Nghiên cứu khẳng định ( Conclusive/ Confirmative) ● Nghiên cứu mô tả (descriptive) ● Nghiên cứu nhân quả (causal/association) Có bao nhiêu kiểu Nghiên cứu thường gặp ??? Trả Lời : 3 loai mô hình nghiên cứu: ● Mô hình miêu tả ● Mô hình thử nghiệm ● Mô hình bán thứ nghiệm 1. NC phi thực nghiệm Có 4 loại nghiên cứu phi thực nghiệm: a. Nghiên cứu Mô tả: - Mô tả những tính chất của hiện tượng đang tồn tại - Cung cấp một bức tranh tổng quát - Giữ vai trò là nền tảng cho các loại nghiên cứu khác b. Nghiên cứu Lịch sử: - Mô tả các sự kiện quá khứ trong ngữ cảnh của những sự kiện hiện tại hoặc quá khứ khác - Thông tin thứ cấp và sơ cấp c. Nghiên cứu Tương quan: - Tìm hiểu về các sự kiện chung chung Trang 4 / 41 - Liệu biết một sự kiện có thể dự báo một sự kiện khác - Không hàm ý về việc tạo ra kết quả d. Nghiên cứu Định tính: - Nghiên cứu hành vi trong các ngữ cảnh chính trị, xã hội, tự nhiên và văn hóa - Thường dẫn đến kết quả phi định lượng 2. Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm 1. Thực nghiệm thực: - Người tham gia được chỉ định vào các nhóm - Biến nghiên cứu (Treatment variable) được kiểm soát bởi nhà nghiên cứu - Kiểm soát các nguyên nhân tiềm ẩn của hành vi 2. Bán thực nghiệm: - Thành phần tham gia đã được chỉ định trước vào các nhóm - Hữu ích khi nhà nghiên cứu không thể điều khiển các biến Các tiêu chí đánh giá một nghiên cứu: 1. Có nghiên cứu các công trình đã hoàn thành và mới? 2. Vấn đề và mục tiêu NC có được phát biểu rõ ràng? 3. Giả thuyết nghiên cứu có rõ ràng? 4. Cách NC được thực hiện có rõ ràng? 5. Mẫu có đại diện cho đám đông? 6. Kết quả và thảo luận có phù hợp với vấn đề và mục tiêu nghiên cứu? 7. Trích dẫn có đầy đủ và mới? 8. Bạn có bất kỳ một phê phán nào về nội dung và hình thức? (tổng hợp thêm từ sách PPNCKH trong kinh doanh - Thầy Thọ): 9. Câu hỏi NC tốt: định nghĩa được cuộc khảo sát, xác định được giới hạn, và cung cấp định hướng cho NC 10. Các khái niệm NC phải được định nghĩa chính xác, rõ ràng, dựa trên những NC trước 11. Bài NC phải cho thấy được sự khác biệt có ý nghĩa so với các NC đã có và có ý nghĩa trong thực tiễn 12. Văn viết phải rõ ràng và súc tích Những điều quan trọng để thực hiện một nghiên cứu tốt: + Câu hỏi NC: phải thật sự cần thiết, hấp dẫn người đọc. + CS lý thuyết phải đầy đủ phù hợp. + Phạm vi của một bài nc: cần phải đầy đủ + Định nghĩa các KN NC phải đầy đủ, rõ ràng + Mối liên hệ lý thuyết phải rõ ràng và mang tích logic + Chú trọng các lý thuyết nền. + Xác định hướng tập trung và phạm vi ng cứu + Văn phải xúc tích + Phải có sự khác biệt so với những nghiên cứu trước, và có ý nghĩa ( quan trọng nhất ) ( Nguồn Sách PPNC – Thầy N Đình Thọ) Mối quan hệ giữa lý thuyết và giả thuyết Lý thuyết là nền tảng để xây dựng giả thuyết. Giả thuyết cần có các quan sát để kiểm định. Kết quả của kiểm định cho ta các tổng quát hoá. từ các tổng quát hoá này sẽ bổ sung cho lý thuyết. lý thuyết lại tiếp tục kích thích các giả thuyết mới. 1. ví dụ về nghiên cứu phi thực nghiệm và thực nghiệm Phi thực Thực Trang 5 / 41 nghiệm nghiệm Mô tả Lịch sử Tương quan Định tính Thực nghiệm thực Bán thực nghiệm Mục đích Mô tả những đặc tính của một hiện tượng đang tồn tại Liên hệ những sự kiện đã xảy ra trong quá khứ với những sự kiện hiện tại Kiểm qua mối quan hệ giữa các biến Kiểm tra hành vi con người trong bối cảnh xã hội, văn hóa và chính trị mà nó xảy ra Kiểm tra tính đúng đắn của các mối quan hệ nhân – quả Kiểm tra các mối quan hệ nhân quả mà không cần phải kiểm soát đầy đủ. Khung thời gian Hiện tại Quá khứ - Hiện tại hoặc quá khứ (trong mối tương quan) - Tương lai (dự đoán) Hiện tại hoặc quá khứ Hiện tại Hiện tại hoặc quá khứ Mức độ kiểm soát lên các nhân tố hoặc sự chính xác Không hoặc thấp Không hoặc thấp Thấp đến trung bình Vừa đến cao Cao Vừa đến cao Mã từ khóa để tìm kiếm trong các tiêu đề bài báo Describe Interview Review literature - Mô tả - Phỏng vấn - Cơ sở lý thuyết Past Decribe Relationship Related to Associated with Predicts Case study Evaluation Ethography Historical Research Survey Ví dụ A survey of dating practise of adolescent girls. Khảo sát thực tế hẹn hò của các cô gái vị thành niên. An analysic of Freud’s use of hypnosis as it relates to current psychotherapy . Phân tích cách sử dụng thuật thôi miên của Freud có liên quan đến tâm ký hiện tại. An investigation that focuses on the relationship between the number of hours of television watching and grade-point average. Một cuộc điều tra tập trung vào mối quan hệ giữa số giờ xem truyền hình và điểm thứ hạng trung bình. A case study analysis of the effectiveness of policies for educating all children. Một nghiên cứu phân tích hiệu quả của chính sách đối với giáo dục trẻ em. The effect of a preschool language program on the language skills of inner-city children. Ảnh hưởng của một chương trình ngôn ngữ mầm non lên các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ em trong nội thành Gender differences in spatial and verbal ability. Sự khác biệt của giới tính trong không gian và khả năng nói. Trang 6 / 41 2. giải thích vì sao 1 phương pháp điều tra khoa học sẽ đem về thông tin có giá trị bất kể kết quả đó có ý nghĩa hay không??????? Trang 7 / 41 Chương 2: Quy trình nghiên cứu Định nghĩa các biến Biến là 1 quan sát : ● Có nhiều giá trị khác nhau ● Biến số khác với hằng số (Chỉ có 1 giá trị duy nhất, không đổi) Mỗi khái niệm được đo lường dựa trên bất kỳ một trong bốn loại thang đo và có các mức độ chính xác về đo lường khác nhau được gọi là biến số. Mỗi biến số là 1 biểu tượng mà các con số hay các giá trị được gán vào Biến số là các đơn vị hợp lý của việc phân tích mà có thể nhận 1 trong tập các giá trị cho trước Sự khác nhau giữa khái niệm và biến số Khái niệm là các biểu tượng và có ý nghĩa khác nhau ở mỗi cá thể Biến số đo lường được với các cấp chính xác khác nhau Tính đo lường được là sự khác nhau giữa khái niệm và biến số Khái niệm không thể đo lường được Biến số đo lường được bằng các đơn vị đo lường kinh tế, thô sơ, chủ quan hay khách quan Các kiểu biến số Một biến số có thể được phân loại theo nhiều cách. Sự phân loại được tiến hành theo 3 cách Mối quan hệ nhân quả Thiết kế nghiên cứu Đơn vị đo lường Loại biến số Biến độc lập: Nguồn gốc gây ra thay đổi cho hiện tượng hay tình huống Biến phụ thuộc: kết quả của thay đổi gây ra bởi biến số độc lập => Mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc: ● Biến độc lập thì không bị mất đi ● Không thay đổi 1 cách có hệ thống với các biến khác ● Biến phụ thuộc nhạy cảm với những thay đổi của biến độc lập Biến kiểm soát: có ảnh hưởng tiềm ẩn đến biến phụ thuộc Biến ngoại lai: Có ảnh hưởng không thể dự báo được lên biến phụ thuộc Biến trung gian: Những biến liên quan đến biến độc lập hoặc biến phụ thuộc và che dấu mỗi quan hệ thật giữa biến độc lập và biến phụ thuộc ……………………… Loại biến số Định nghĩa Các hình thức thể hiện khác Phụ thuộc (Dependent) Một biến số được đo lường để xác định sự tác động (treatment) hay thay đổi (manipulation) của biến độc lập như thế nào Biến thành quả (outcome) Biến kết quả (result) Biến tiêu chí (Criterion) Độc lập (independent) Một biến số được thay đổi để xác định ảnh hưởng của nó đối với biến phụ thuộc •Tác động (treatment) •Yếu tố (Factor) •Biến dự đoán (Predictor) Kiểm soát (Control) Một biến số có quan hệ với biến phụ thuộc, mà sự ảnh hưởng của nó cần phải được loại bỏ •Biến giới hạn (Restricting) Ngoại vi Một biến số có quan hệ với biến phụ •Biến đe doạ Trang 8 / 41 (Extraneous) thựôc hoặc biến độc lập, không phải là mục tiêu nghiên cứu (Threatening) Điều tiết (Moderator) Một biến số có quan hệ với biến phụ thuộc hoặc biến độc lập và có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc •Biến tương tác (Interacting variable) Giả thuyết Giả thuyết là 1 mệnh đề phỏng đoán về mối quan hệ giữa 2 hay nhiều biến số Giả thuyết là 1 nhận định sơ bộ,một kết luận giả định về bản chất sự vật do người NC đạt ra để chứng minh hoặc bác bỏ Giả thuyết nghiên cứu là câu trả lời giả định cho câu hỏi nghiên cứu và bất biến trong quá trình nghiên cứ Giả thuyết phải phù hợp với điều kiện thực tế trong nghiên cứu, phù hợp với khung lí thuyết tác giả sử dụng, nhiều giả thuyết có khả năng kiểm nghiệm trong thực tế. Giả thuyết đóng vai trò là cơ sở, là khởi điểm của một công trình nghiên cứu, đồng thời cũng có vai trò định hướng cho công trình nghiên cứu đó. Giả thuyết nghiên cứu khi được kiểm chứng, được khẳng định thì sẽ là cơ sở lí luận giúp ta nhân thức sâu hơn về bản chất của đối tượng nghiên cứu. Ngay cả khi giả thuyết đó không phù hợp, bị bác bỏ thì quá trình kiểm chứng cũng rất có ích trong quá trình tìm kiếm chân lí của nhà nghiên cứu. Đặc tính của giả thuyết: Là 1 mệnh đề có tính định hướng Tính xác thực của nó chưa biết đến Trong hầu hết các trường hợp, xác định mối quan hệ giữa 2 hay nhiều biến số Đặc điểm: Giả thuyết cần đơn giản, cụ thể rõ ràng về khái niệm Giả thuyết phải có thể kiểm chứng được tức là phải dự kiến được các phương pháp và kỹ thuật thu thập và phân tích Giả thuyết phải dựa trên cơ sở quan sát các sự kiện riêng biệt. Mọi ý tưởng tuyệt đối hóa giả thuyết đều là sự sai phạm logic về bản chất quan sát khoa học Giả thuyết phải có liên quan đén hệ thống các tri thức khoa học của loài người Giả thuyết phải mang tính vận hành, nghĩa là nó được diễn giải bằng các số hạng có thể đo lường được Tầm quan trọng của giả thuyết nghiên cứu: Giúp ta suy nghĩ nhìn nhân kĩ hơn về câu hỏi nghiên cứu, hay chính xác hơn là mục tiêu nghiên cứu. Giả thuyết là sự trình bày mối quan hệ nhân – quả đôi khi cũng miêu tả cho thấy khuynh hướng của sự thay đổi và sự phát triển của đối tượng nghiên cứu Giả thuyết là công cụ, phương pháp luận chủ yếu cho việc tổ chức quá trình điều tra. Vai trò phương pháp luận của giả thuyết nghiên cứu thể hiện ở chỗ, nó là mắc xích, là quan điểm lí luận, là cơ sở thực nghiệm của nghiên cứu, giúp ta khoanh lại các phạm vi mà vấn đề nghiên cứu đặt ra Lưu ý Lí thuyết nghiên cứu ảnh hưởng đến giả thuyết nghiên cứu. Nhà nghiên cứu có khuynh hướng đưa ra giả thuyết trên nền tảng vững chắc của lí thuyết mà nhà nghiên cứu quan tâm và đặt niềm tin vào giá trị khoa học hay tính đúng đắn của nó. Giả thuyết là giả đinh kết quả của nghiên cứu nhưng lí thuyết là kết quả của quá trình kiểm nghiệm lâu dài bằng những luận điểm, chứng cứ khoa học. Nếu giả thuyết được chứng minh được tính đúng đắn bằng các bằng chứng khoa học thì nó khả năng trở thành lí thuyết nghiên cứu Hạn chế của giả thuyết nghiên cứu: Quá mong muốn khẳng định giả thuyết, do đó người nghiên cứu nếu không có cái nhìn khách quan thì dễ đưa cuộc nghiên cứu đi theo một hướng để nhằm khẳng định giả thuyết đặt ra. Việc đưa ra các giả thuyết nghiên cứu sẽ dễ dàng khiên người nghiên cứu bỏ qua các hiện tượng khác cùng đồng thời xảy ra trong quá trình nghiên cứu. Điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu Trang 9 / 41 Phân biệt giả thiết và giả thuyết • Giả thiết: (toán học) là mệnh đề được cho sẵn và không cần phải chứng minh. • Giả thuyết: Điều tạm nêu ra (chưa được chứng minh hoặc kiểm nghiệm) để giải thích một hiện tượng nào đó và tạm được công nhận. Điểm khác nhau cơ bản của giả thuyết và giả thiết là giữa cái cần chứng minh, cần kiểm nghiệm trong nghiên cứu và cái được cho sẵn, thừa nhận và không cần quan tâm đến việc chứng minh tính đúng sai của nó. Mẫu và đám đông Các định nghĩa Phần tử: Đơn vị mà nhà NC cần quan sát và thu thập dữ liệu ( cá nhân, hộ gia đình, tổ chức,…) Tổng thể: Tập hợp tất cả các phần tử được định nghĩa là thuộc phạm vi NC Tổng thể nghiên cứu: Tập hợp các phần tử mà thực tế có thể nhận dạng và lấy mẫu Đơn vị lấy mẫu: Một hay 1 nhóm các phần tử để từ đó thực hiện việc lấy mẫu trong mỗi giai đoạn của quá trình chọn mẫu Khung mẫu: Danh sách các đơn vị lấy mẫu có sẵn để phục vụ cho việc lấy mẫu Quy trình chọn mẫu 1. Định nghĩa tổng thể và phần tử 2. Xác định khung lấy mẫu 3. Xác định kích thước mẫu 4. Xác định phương pháp chọn mẫu 5. Tiến hành lấy mẫu theo phương pháp đã chọn Phân loại phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu xác suất ● Biết trước xác suất xuất hiện của các phần tử vào trong mẫu ● Quá trình chọn mẫu tuân theo quy luật toán, không thể tự ý thay đổi ● Các thông số của mẫu có thể dùng để ước lượng, kiểm nghiệm các thông số của tổng thể Chọn mẫu phi xác suất • Chọn các phần tử vào mẫu không theo quy luật ngẫu nhiên • Không biết xác suất xuất hiện của các phần tử. Chọn mẫu tùy thuộc vào nhà nghiên cứu • Không thể dùng các thông số của mẫu để ước lượng, kiểm nghiệm các thông số của tổng thể Các loại chọn mẫu phân chia theo xác suất và phi xác suất Chọn mẫu xác suất Chọn mẫu phi xác suất Ngẫu nhiên đơn giản Lấy mẫu thuận tiện Hệ thống Lấy mẫu phán đoán Phân tâng Lấy mẫu theo lớp Theo nhóm Lấy mẫu theo mầm Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản ● Các phần tử được chọn vào mẫu có xác suất là như nhau và biết trước ● Dùng bảng ngẫu nhiên để chọn phần tử cho mẫu ● Ưu điểm: Đơn giản nếu có 1 khung mẫu đầy đủ ● Nhược điểm: Khó khả thi khi tổng thể lớn Ví dụ: Chọn mẫu hệ thống ● Chọn ngẫu nhiên 1 điểm xuất phát, dựa vào bước nhảy để xác định các phần tử tiếp theo từ khung mẫu ● Đây là phương pháp sử dụng phổ biến hơn phương pháp ngẫu nhiên đơn giản ● Ưu điểm: Không cần khung mẫu hoàn chỉnh ● Nhược điểm: Mẫu sẽ bị lệch khi khung mẫu xếp theo chu kỳ và tần số bằng với bước nhảy Ví dụ: Chọn mẫu phân tầng ngẫu nhiên ● Tổng thể được chua ra nhiều tầng theo nguyên tắc: Cùng tầng đồng nhất, khác tầng dị biệt Trang 10 / 41