Câu hỏi ôn thi phương pháp nghiên cứu khoa học có đáp án

11 13.1K 99
Câu hỏi ôn thi phương pháp nghiên cứu khoa học có đáp án

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Câu 1: Nêu sự khác nhau giữa nghiên cứu định lượng và nghiên cứu định tính. Định tính Định lượng Mục tiêu Xây dựng lý thuyết khoa học dựa vào quy trình quy nạp Kiểm định lý thuyết khoa học dựa vào quy trình suy diễn. Phương pháp và công cụ 2 phương pháp: GT và tình huống 3 công cụ: Thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi và quan sát. 2 phương pháp: Khảo sát và thử nghiệm Công cụ: -Thu thập dữ liệu: phỏng vấn, khảo sát - Xử lý dữ liệu: phân tích thống kê đơn- đa biến Đề cương Là một kế hoạch nghiên cứu Kết cấu chặt chẽ, theo trình tự rõ ràng: giới thiệu; tổng kết lý thuyết, mô hình NC và giả thuyết; thiết kế, phương pháp và công cụ nghiên cứu. Cỡ mẫu Nhỏ Lớn Chọn mẫu Phi xác suất, có mục đích Xác suất Kiểu dữ liệu Mô tả bằng lời nói, hình ảnh Lọc dữ liệu bằng công cụ mã hóa lời nói (đôi khi có trợ giúp của máy tính) Mô tả lời nói, lượng hóa dữ liệu bằng mã hóa để phân tích thống kê bằng máy tính Phân tích dữ liệu Phân tích con người, phi định lượng là chủ yếu Phân tích bằng máy tính, phương pháp toán và thống kê là chủ đạo An ninh dữ liệu Khá chặt chẽ, tiếp cận dữ liệu hạn chế Dữ liệu có thể bị rò rỉ Chuẩn bị cho người tham dự Thường có sự chuẩn bị trước Không chuẩn bị trước để tránh thiên lệch Can dự của nhà nghiên cứu Nhà nghiên cứu là xúc tác Bị hạn chế, kiểm soát để tránh thiên lệch. Câu 2 : Thế nào là một bài nghiên cứu tốt ? (tham khảo tài liệu Nguyễn Đình Thọ, tr.41) Các điểm cơ bản của một bài nghiên cứu tốt (Feldman, 2004): - Câu hỏi nghiên cứu phải thật sự quan trọng và cần thiết - Bài NC phải cho thấy chúng ta đã nắm vững những NC đã có trong lãnh vực chúng ta đang nghiên cứu. - Phạm vi của bài NC cần phải đầy đủ - Phải định nghĩa các khái nhiệm nghiên cứu chính xác, rõ ràng - Xây dựng các mối liên hệ lý thuyết rõ ràng. - Bài NC cần được hướng dẫn bởi lý thuyết nền - Bài NC cần xác định rõ ràng hướng tập trung và phạm vi của nó. - Văn viết phải rõ ràng, xúc tích - Bài NC cần cung cấp những phê bình, đánh giá. - Bài NC cần phải cho thấy sự khác biệt có ý nghĩa so với NC đã có và có ý nghĩa trong thực tiễn. Câu 3 : Nêu các loại thang đo, cho ví dụ. (tham khảo tài liệu tr.252) Thang đo Đặc điểm Định tính Định danh Để xếp loại, không có ý nghĩa về mặt lượng Các dạng: - Câu hỏi 1 lựa chọn. - Câu hỏi nhiều lựa chọn Thứ tự Để xếp thứ tự, không có ý nghĩa về lượng Các dạng: - Câu hỏi buộc sắp xếp thứ tự - Câu hỏi so sánh cặp Định lượng Quãng Đo khoảng cách, có ý nghĩa về lượng nhưng gốc 0 không có ý nghĩa Các dạng: - Thang Likert: dùng để đo lượng một tập các phát biểu của khái niệm. - Thang đo đối nghĩa: tương tự thang Likert, nhưng trong thang đo này nhà NC dùng 2 nhóm từ ở hai cực có nghĩa trái ngược nhau. - Thang Stapel: là biến thể của thang đo đối nghĩa, trong đó nhà NC dùng một phát biểu ở trung tâm thay vì 2 phát biểu đối nghịch nhau. Tỉ lệ Đo độ lớn, có ý nghĩa về lượng và gốc 0 có ý nghĩa Các dạng: - Hỏi trực tiếp dữ liệu đã ở dạng tỉ lệ - Thang đo tổng hằng số Câu 4: Nêu các phương pháp chọn mẫu, điều kiện áp dụng cho từng phương pháp cụ thể. (tài liệu tr.232) CHỌN MẪU THEO XÁC SUẤT Phương pháp ngẫu nhiên đơn giản - Các phần tử có xác suất tham gia vào mẫu như nhau và biết trước được. - Đơn giản, dễ thực hiện nếu khung mẫu hoàn chỉnh. - Sử dụng trong trường hợp đám đông có kích thước nhỏ. Phương pháp hệ thống - Nhà NC sắp xếp kích thước N của đám đông theo thứ tự 1 đến N, sau đó tính bước nhảy SI – N/n. Giá trị N/n là tỉ lệ chọn mẫu. Chọn ngẫu nhiên 1 điểm xuất phát để lấy mẫu theo tỉ lệ đã tính. - Giúp khắc phục khả năng phân bố không đều của PP chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản. Phương pháp phân tầng - Chia đám đông ra thành nhiều tầng gồm các nhóm nhỏ - đơn vị chọn mẫu. Các phần tử trong nhóm có tính đồng nhất cao, các phần tử giữa các nhóm có tính dị biệt. - Có tính đồng nhất cao  hiệu quả thống kê cao. Phương pháp chọn mẫu theo nhóm - Chia đám đông thành nhiều nhóm nhỏ - đơn vị mẫu. Các phần tử cùng nhóm dị biệt, khác nhóm đồng nhất. - Phù hợp với nghiên cứu đám đông chưa có khuôn mẫu hoàn chỉnh. CHỌN MẪU PHI XÁC SUẤT Phương pháp thuận tiện - Nhà NC chọn những phần tử nào mà học có thể tiếp cận được. Phương pháp - Nhà NC tự phán đoán sự thích hợp các phần tử để mời họ tham gia phán đoán vào mẫu  tính đại diện của mẫu sẽ phù thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm của nhà NC. Phương pháp phát triển mầm - Nhà NC chọn ngẫu nhiên một số phần tử cho mẫu. Sau đó thông qua phần tử ban đầu này hỏi ý kiến những người này để họ giới thiệu các phần tử khác cho mẫu. - PP này phù hợp trong các đám đông có rất ít các phần tử và rất khó xác định các phần tử này. Phương pháp định mức - Nhà NC dựa vào các đặc tính kiểm soát xác định trong đám đông để chọn số phần tử cho mẫu sao cho chúng có cùng tỉ lệ của đám đông theo các thuộc tính kiểm soát này. - Không cần kích thước của đám đông N mà chỉ cần phân bố của đám đông theo các thuộc tính kiểm soát. Câu 5 : Nêu quy trình chọn mẫu, cho ví dụ. (tài liệu tr.230) Quy trình chọn mẫu có thể được chia thành 5 bước: 1. Xác định đám đông nghiên cứu - Là khâu đầu tiên trong quá trình chọn mẫu. - Đám đông nghiên cứu chính là nguồn dữ liệu – đối tượng cần thu thập dữ liệu 2. Xác định khung mẫu - Là danh sách liệt kê đối tượng cần thu thập dữ liệu với các thông tin cần thiết cho chọn mẫu như: họ tên, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ,… 3. Xác định kích thước mẫu Kích thước mẫu phụ thuộc vào vào nhiều yếu tố như phương pháp xử lý (hồi quy, phân tích nhân tố khám phá EFA, độ tin cậy cần thiết,…Kích thước càng lớn càng tốt. 4. Chọn phương pháp chọn mẫu Chọn mẫu theo xác suất hoặc phi xác suất tùy theo mục tiêu nghiên cứu, tính tổng quát hóa của kết quả nghiên cứu, thời gian và chi phí. 5. Tiến hành chọn Tiến hành chọn các phần tử cho mẫu theo phương pháp chọn mẫu đã được xác định Ví dụ: Dùng đề tài của nhóm Câu 6: Cho một ví dụ về khái niệm đa hướng, đo lường khái niệm này, đánh giá thang đo của khái niệm này.(tài liệu tr.287) Khái niệm đa hướng (khái niệm bậc cao) là khái niệm bao gồm nhiều thành phần. Chúng ta không thể đo lường khái niệm này bằng một tập biến quan sát mà phải đo lường thông qua các thành phần của nó. VD: tài liệu tham khảo Câu 7 : Trình bày cách xác định phương pháp nghiên cứu cho một vấn đề nghiên cứu. Nêu ví dụ minh họa. ( tham khảo tài liệu Nguyễn Đình Thọ, TR.88-91, TR.49-55) Quy trình nghiên cứu bao giờ cũng được bắt đầu bằng cách xác định vấn đề hay khe hổng nghiên cứu và cụ thể hóa chúng thành các câu hỏi nghiên cứu. Khi đã tìm ra khe hổng nghiên cứu và đề ra được câu hỏi nghiên cứu, nhà NC có thể xác định phương pháp nghiên cứu cụ thể cho vấn đề nghiên cứu theo các quy trình sau: 1. Quy trình nghiên cứu xây dựng lý thuyết khoa học Vấn đề nghiên cứu đến từ nhiều nguồn khác nhau. Vì vậy chúng ta luôn phải tổng kết các nghiên cứu và lý thuyết đã có để xem xét chúng đã giải quyết được vấn đề nghiên cứu và lý thuyết ở mức độ nào. Khi minh chứng được là chưa có lý thuyết để trả lời được câu hỏi nghiên cứu, chúng ta đi đến quyết định là cần xây dựng một lý thuyết mới để giải thích hiện tượng khoa học đang nghiên cứu (trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã đề ra). Công việc tiếp theo của các nhà NC sau khi xác định sự cần thiết phải xây dựng lý thuyết khoa học là thiết kế và thực hiện một nghiên cứu để thu thập dữ liệu dùng cho xây dựng lý thuyết khoa học. Các phương pháp chúng ta có thể sử dụng phổ biến như: phương pháp GT, phương pháp tình huống và công cụ thu thập dữ liệu trong nghiên cứu định tính có thể được sử dụng như: quan sát, thảo luận nhóm, thảo luận tay đôi, 2. Quy trình nghiên cứu kiểm định lý thuyết khoa học Dựa vào câu hỏi nghiên cứu, nhà NC tìm kiếm lý thuyết phù hợp để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu, nghĩa là xây dựng mô hình và giả thuyết nghiên cứu và xây dựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu trong mô hình. Công việc tiếp theo là thực hiện nghiên cứu, bao gồm đánh giá thang đo và kiểm định mô hình nghiên cứu cùng với các giả thuyết. Tùy theo từng nghiên cứu cụ thể, quy trình này được thực hiện thông qua một hay nhiều nghiên cứu. 3. Quy trình hỗn hợp: xây dựng và kiểm định lý thuyết Từ câu hỏi nghiên cứu, nhà NC sử dụng kết hợp 2 quy trình xây dựng và kiểm định lý thuyết trong cùng dự án nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. Câu 8 : Trình bày quy trình xây dựng thang đo. Các tiêu chí đánh giá thang đo 1. Thang đo Khái niệm và phân loại thang đo: Thang đo là công cụ dùng để mã hoá các biểu hiện khác nhau của các đặc trưng nghiên cứu. Để thuận lợi cho việc xử lý dữ liệu trên máy vi tính người ta thường mã hoá thang đo bằng các con số hoặc bằng các ký tự. Việc thiết kế thang đo giúp ta có thể đo lường được các đặc tính của sự vật (chiều cao, cân nặng, mức độ hài lòng của người tiêu dùng đối với 1 sp,…), phục vụ cho việc phân tích định lượng các vấn đề nghiên cứu, mặt khác tạo thuận lợi cho việc thiết kế bảng câu hỏi phục vụ cho việc điều tra và cho việc xử lý dữ liệu sau đó. Có 4 loại thang đo: tỉ lệ, khoảng, thứ tự, định danh. Quy trình xây dựng thang đo (Tài liệu tr.299) Xây dựng thang đo là quá trình thiết kế và đánh giá một tập các biến quan sát dùng để đo lường khái niệm nghiên cứu cần đo lường. Churchil (1979) đã đưa ra quy trình xây dựng thang đo và được nhiều nhà nghiên cứu sử dụng để xây dựng các thang đo trong nghiên cứu của mình. Quy trình này có các bước cơ bản sau: 1. Xác định nội dung khái niệm dựa vào lý thuyết 2. Xây dựng tập biến quan sát (đo lường) thông quan nghiên cứu kinh nghiệm, thảo luận nhóm, 3. Thu thập dữ liệu 4. Đánh giá sơ bộ thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA trên cơ sở dữ liệu thu thập ở bước 3. 5. Tiếp tục thu thập dữ liệu 6. Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach alpha trên cơ sở dữ liệu thu thập ở bước 5. 7. Đánh giá giá trị của thang đo bằng phương pháp MTMM (multitrail – multimethod) và 8. Xây dựng chuẩn cho thang đo Quy trình này có nhược điểm phải thực hiện nhiều nghiên cứu với phương pháp khác nhau. Quy trình xây dựng và đánh giá thang đo của Nguyen (2007) dựa vào Churchil (1979) và Steenkamp &van Trijp (1991), với 3 bước cơ bản: 1. Xây dựng biến quan sát - Tra lý thuyết để xác định nội dung của một khái niệm - Nghiên cứu kinh nghiệm thông qua trao đổi với các nhà nghiên cứu có kinh nghiệm  kiểm tra nội dung của các biến quan sát  Thang đo nháp đầu  thực hiện nghiên cứu sơ bộ định tính với thảo luận nhóm và thảo luận tay đôi  thang đo nháp cuối để sẵn sàng cho khâu đánh giá sơ bộ. 2. Đánh giá sơ bộ thang đo Sau khi có thang đo nháp cuối cùng, chúng ta cần đánh giá độ tin cậy và giá trị của nó  cần thực hiện một nghiên cứu sơ bộ định lượng - Đầu tiên, đánh giá độ tin cậy thang đo bằng hệ số tương quan biến – tổng Cronbach anpha. - Sau kiểm tra Cronbach anpha, sử dụng phân tích nhân tố EFA để đánh giá tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. 3. Đánh giá chính thức thang đo Sau khi đánh giá sơ bộ thang đo và loại các biến không đạt yêu cầu, chúng ta có các thang đo chính thức của các khái niệm nghiên cứu và tiến hành kiểm địnhh chính thức thang đo  cần thực hiện nghiên cứu chính thức. - Kiểm định thang đo: tiếp tục sử dụng Cronbach anpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, tuy nhiên không nhất thiết . Có thể dùng CFA để kiểm định thang đo, CFA kiểm định được độ tin cậy tổng hợp, phương sai trích, tính đơn hướng, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. - Phân tích mô hình SEM (xem xét mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình) cho phép chúng ta kiểm định giá trị liên hệ lý thuyết. ( xem hình quy trình trong tài liệu tr.301) 2. Các tiêu chuẩn để đánh giá thang đo: Độ tin cậy: Một thang đo cung cấp những kết quả nhất quán qua những lần đo khác nhau được coi là đảm bảo độ tin cậy vì nó đã loại trừ được những sai số ngẫu nhiên, đảm bảo chất lượng của dữ liệu thu thập. Để đánh giá độ tin cậy của thang đo thường dùng 3 cách sau: -Đo lường lặp lại (test – retest): dùng 1 cách đo lường cho người trả lời nhưng ở hai thời điểm khác nhau (thường cách khoảng từ 2 đến 4 tuần) để xem kết quả thu được có tương tự nhau không. -Đo lường bằng dụng cụ tương đương: Dùng dụng cụ đo lường tương đương đối với cùng một sự vật để xem kết quả thu được có tương tự nhau không. Giá trị của thang đo: Là khả năng đo lường đúng những gì mà nhà nghiên cứu cần đo. Muốn đảm bảo gía trị của thang đo, cần xác định đúng các đặc tính cần đo và lựa chọn các cấp độ đo lường thích hợp. Giữa độ tin cậy và giá trị của thang đo có mối liên hệ chặt chẽ với nhau: Một thang đo muốn có giá trị thì phải đảm bảo độ tin cậy tức là loại trừ được sai số ngẫu nhiên. Một thang đo đảm bảo được độ tin cậy thì chưa hẳn đã có giá trị nếu còn tồn tại sai số hệ thống. Tính đa dạng của thang đo : Một thang đo phải đáp ứng được nhiều mục đích sử dụng : giải thích cho kết quả nghiên cứu, từ kết quả thu thập đưa ra những kết luận suy đoán khác Tính dễ trả lời: Khi thu thập dữ liệu bằng phương thức phỏng vấn, không được để xảy ra tình trạng người được hỏi từ chối trả lời vì khó trả lời, hay tình trạng đưa ra những nhận định sai lệch bản chất do cách đặt câu hỏi không phù hợp. Câu 9: Quy trình xây dựng bảng câu hỏi và cấu trúc bảng câu hỏi. (3 điểm) (tài liệu tr.261) Bảng câu hỏi là công cụ thu thập dữ liệu trong nghiên cứu. Có hai dạng chính:1- bảng câu hỏi chi tiết dùng thu dữ liệu trong nghiên cứu định lượng và 2- dàn bài hướng dẫn thảo luận dùng trong nghiên cứu định tính. Quy trình thiết kế bảng câu hỏi có thể được chia thành các bước sau: Bước 1: Xác định cụ thể dữ liệu cần thu thập. − Liệt kê đầy đủ và chi tiết, cụ thể các dữ liệu cần thu thập cho dự án nghiên cứu. − Khi thiết kế bảng câu hỏi cần dựa vào vấn đề nghiên cứu và nhu cầu thông tin đã xác định để thiết kế các câu hỏi cho việc thu thập các dữ liệu này Bước 2: Xác định dạng phỏng vấn. Có 4 dạng. Đây là bước quan trọng do tùy theo phương pháp được chọn ta sẽ thiết kế bảng câu hỏi khác nhau. a. Phỏng vấn trực diện: Là dạng phỏng vấn mà nhà nghiên cứu dùng nhân viên phỏng vấn đến nhà đối tượng phỏng vấn hay mời họ đến một địa điểm nhất định để phỏng vấn. Ưu điểm: − Do tiếp xúc trực tiếp nên kích thích được sự trả lời. − Giải thích các câu hỏi mà người trả lời chưa hiểu hay hiểu sai. − Suất trả lời (response rate) và suất hoàn tất của bảng câu hỏi sẽ cao. − Cho phép phỏng vấn viên sử dụng các trợ vấn cụ khi cần thiết. Nhược điểm: − Sự hiện diện của nhân viên phỏng vấn làm ảnh hưởng đến các trả lới của đối tượng phỏng vấn. − Chi phí cao. − Nếu quản lý không chặt chẽ thì có khả năng phỏng vấn viên tự điền vào bảng câu hỏi. b. Phỏng vấn qua điện thoại: Không phỏng vấn trực diện nhưng phỏng vấn viên có khả năng giải thích, kích thích sự trả lời mà ít ảnh hưởng đến các trả lời của họ. Ưu điểm: − Giảm chi phí − Suất trả lời và suất hoàn tất khá cao. Nhược điểm: − Bảng câu hỏi đòi hỏi mức độ chi tiết cao hơn phỏng vấn trực tiếp. − Không sử dụng được cho những đối tượng không có điện thoại. − Phỏng vấn viên phải giải thích bằng lời chứ không dùng các trợ vấn cụ. c. Phỏng vấn bằng cách gửi thư: Gửi thư đến đối tượng nghiên cứu để họ tự đọc và trả lời chúng. Ưu điểm: − Nếu tỷ suất trả lời cao thì chi phí thấp. − Các trả lời không chịu sự tác động của phỏng vấn viên. − Tránh được trường hợp phỏng vấn viên tự điền vào bảng câu hỏi. Nhược điểm: − Bảng câu hỏi đòi hỏi cao nhất về mức độ chi tiết và rõ ràng. − Suất trả lời và hoàn tất rất thấp. d. Phỏng vấn qua mạng internet: Ưu điểm: − Nhanh, ít tốn kém. Nhược điểm: − Suất trả lời thấp. − Các đối tượng không thuộc vào thị trường nghiên cứu. Bước 3: Đánh giá nội dung câu hỏi. − Nội dung câu hỏi ảnh hưởng đến khả năng hợp tác của người trả lời: tạo điều kiện cho họ mong muốn tham gia và trả lời trung thực. − Cần có những cách hỏi thích hợp nhưng thỏa mãn mục tiêu nghiên cứu của mình. − Tự trả lời các câu hỏi: 1. Người trả lời có hiểu câu hỏi không? 2. Họ có thông tin không? 3. Họ có cung cấp thông tin không?y 4. Thông tin họ cung cấp có đúng dữ liệu cần thu thập không? Bước 4: Xác định hình thức trả lời. Có 2 hình thức: a. Câu hỏi đóng: Là các câu hỏi có các trả lời cho sẵn và người trả lời sẻ lựa chọn một hay nhiều trả lời trong các trả lời cho sẵn. Được dung chủ yếu trong nghiên cứu định lượng. 1. Dạng câu hỏi đề nghị người trả lời chọn một trong hai. VD: Bạn có xe ôtô không. Câu trả lời lựa chọn là có hoặc không. 2. Dạng câu hỏi đề nghị sắp xếp thứ tự. VD: Hãy sắp xếp thứ tự mức độ ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của bạn (yếu tố nào quan trọng nhất đánh số 1, kém hơn đánh số 2 và ít quan trọng nhất đánh số 3). Câu trả lời để sắp xếp như sau: Giá , Thương hiệu , Mẫu mã . 3. Dạng câu hỏi cho nhiều lựa chọn.  VD: Trong các thương hiệu nước giải khát sau, bạn chọn thương hiệu nào. Câu trả lời lựa chọn: Coca Cola, Pepsi, Seven Up. Ưu điểm: − Thông tin dữ liệu thu thập được dễ dàng phân tích và xử lý. Nhược điểm: − Thiếu thông tin sâu và ít có sự khác biệt. − Thiên lệch do các câu trả lời định sẵn (do thiên lệch từ ý tưởng của người đặt ra câu hỏi). − Câu trả lời định sẵn nên có thể không phản ánh đúng ý kiến của người được hỏi, trả lời thiếu sự động não. b. Câu hỏi mở: Là dạng câu hỏi không có câu trả lời sẵn. Được dung chủ yếu trong nghiên cứu định tính. VD: Lý do nào bạn thích sử dụng dầu gội đầu 2 trong 1? Ưu điểm: − Người trả lời tự do diễn đạt hành vi và thái độ của mình tránh bị thiên lệch ý tưởng của người trả lời, họ phải động não. − Dữ liệu thu thập phong phú, cung cấp thông tin sâu (nhất là khi gặp người phỏng vấn có kinh nghiệm) − Đào sâu giúp nhà nghiên cứu thu được nhũng thông tin bên trong. Nhược điểm: − Các trả lời thường bị chệch do phỏng vấn viên tóm tắc các trả lời hơn là ghi đầy đủ những gì người trả lời diễn đạt. − Việc phỏng vấn, hiệu chỉnh và mã hóa dữ liệu tốn nhiều thời gian và công sức → chi phí cao. − Xử lý thông tin, phân tích dữ liệu khó hơn. Bước 5: Xác định cách dùng thuật ngữ, từ ngữ thích hợp (bao gồm cả dịch câu hỏi và mã hóa câu hỏi) Nguyên tắc: 1. Dùng từ đơn giản, dễ hiểu, quen thuộc, lịch sự mềm dẻo. Phải sử dùng thuật ngữ phù hợp với từng vùng nghiên cứu, bình thường hằng ngày. Cần phù hợp trình độ, kiến thức đối tượng trả lời. 2. Tránh câu hỏi dài dòng, càng chi tiết càng cụ thể càng tốt. 3. Tránh câu hỏi cho hai hay nhiều trả lời cùng một lúc. Tránh câu hỏi ghép hoặc không có lối thoát như không biết hoặc không bình luận. VD: kem Kido’s có ngon và bổ dưỡng không? 4. Tránh câu hỏi gợi ý kích thích người trả lời phản xạ theo hướng dẫn trong câu hỏi, định hướng trả lời. VD: Bạn có đồng ý sữa đặc có đường nhãn hiệu Cô Gái Hà Lan là loại sữa có chất lượng có chất lượng cao nhất không? Trong câu hỏi này, nhà nghiên cứu đã dẫn ý cho người trả lời về quan điểm chất lượng của nhãn hiệu. 5. Tránh câu hỏi có thang trả lời không cân bằng làm chệch thái độ của người trả lời. VD: Bạn có thích sữa đậu nành không? Thang đo trả lời sau sẽ làm chệch thái độ của người trả lời về hướng thích: Vô cùng thích (1), Rất thích (2) , Thích (3), Tạm được (4), Không thích (5). 6. Tránh câu trả lời bắt người ta phải ước đoán vì người ta không thể nhớ hoặc không thể ước đoán được, hoặc dựa trên giả định vì không kiểm chứng được. VD: Bạn dùng bao nhiêu kg thịt heo trong 1 tháng 7. Tránh hỏi trực tiếp những vấn đề riêng tư cá nhân. Bước 6: Xác định trình tự các câu hỏi. Thường được chia 3 phần: 1. Phần gạn lọc: bao gồm các câu hỏi nhằm mục đích chọn người trả lời trong thị trường nghiên cứu. 2. Phần chính: bao gồm các câu hỏi để thu thập dữ liệu cho mục tiêu nghiên cứu. 3. Phần dữ liệu về cá nhân người trả lời. Bước 7: Xác định hình thức ( đặc tính vật lý ) bảng câu hỏi – thiết kế trình bày. − Bảng câu hỏi có hình thức đẹp sẽ kích thích sự hợp tác của người trả lời. − Các phần nên được trình bày riêng biệt để hỗ trợ phỏng vấn viên trong qua trình phỏng vấn. Bước 8: Thử lần thứ 1 → Sửa chửa → Bản nháp cuối cùng Đây là khâu rất quan trọng trong việc thu thập dữ liệu. Sau khi thiết kế bảng câu hỏi cần phải tiến hành thử và sữa chữa để hoàn chỉnh bảng câu hỏi trước khi đưa vào phỏng vấn. Các yếu tố cần xem xét: tính hợp lý, độ dài, sắp xếp nội dung. Lần thử đầu tiên (α test) được thực hiện thông qua việc phỏng vấn, tham khảo ý kiến một số thành viên nghiên cứu khác trong đơn vị và điều chỉnh lại. Sau khi chỉnh sửa bảng câu hỏi này được gọi là bảng nháp cuối cùng. Bản nháp cuối cùng được qua lần thử thứ 2 (β test). Trong lần này, phỏng vấn người trả lời thực sự trong thị trường nghiên cứu nhưng không nhằm mục đích thu thập dữ liệu mà nhằm đánh giá bảng câu hỏi (đối tượng nghiên cứu có hiểu đúng câu hỏi không, thông tin họ cung cấp có đúng là thông tin cần thiết không, …). Hơn nữa, lần thử này nhằm kiểm tra khả năng phỏng vấn của phỏng vấn viên. Sau khi điều chỉnh ở lần thứ 2 này, chúng ta có bảng câu hỏi hoàn chỉnh, sẵn sàng cho công việc phỏng vấn. Câu 10 : Nêu cách viết một đề cương nghiên cứu. Lấy đề cương các anh/chị đã làm trong nhóm để minh hoạ. Đề cương nghiên cứu là một kế hoạch nghiên cứu trong đó mô tả và giải thích quá trình nghiên cứu một cách có hệ thống để nhằm hiểu biết hiện tượng, khoa học cần tìm hiểu. Đề cương nghiên cứu cần minh chứng ba điểm quan trọng: 1- nghiên cứu xứng đáng được thực hiện, 2- nhà nghiên cứu có đủ khả năng để thực hiện nghiên cứu, 3- nghiên cứu có được hoạch định rõ ràng và chặt chẽ để đảm bảo sự thành công cho dự án nghiên cứu không? (Marshall & Rossman 1999). Đề cương nghiên cứu định tính Đề cương nghiên cứu định lượng 1. Giới thiệu - Giới thiệu tổng quan về dự án nghiên cứu muốn đề xuất thực hiện. Cụ thể: giới thiệu vấn đề, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, làm rõ ý nghĩa của kết quả nghiên cứu (dự kiến) để 1. Giới thiệu - Giới thiệu tổng quan về dự án nghiên cứu muốn đề xuất thực hiện. Cụ thể: giới thiệu vấn đề, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu, làm rõ ý nghĩa của kết quả nghiên cứu (dự kiến) để thuyết phục người đọc. thuyết phục người đọc. 2. Tổng kết lý thuyết - Giới thiệu cơ sở lý thuyết đã có về chủ đề nghiên cứu. - Phải minh chứng được lý thuyết đã có chưa giải thích được hoặc giải thích chưa hoàn chỉnh về hiện tượng khoa học mà chúng ta đề nghị nghiên cứu. 2. Tổng kết lý thuyết, mô hình nghiên cứu và giả thuyết - Giới thiệu cơ sở lý thuyết đã có về chủ đề nghiên cứu. - Làm rõ lý thuyết nền sử dụng và những nghiên cứu trước đây đã giải quyết được những gì và những gì chưa giải quyết được để minh chứng được giả thuyết được suy diễn trong nghiên cứu này là mới và có ý nghĩa. 3. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu - Giới thiệu và các tiếp cận (định tính, cụ thể phương pháp) và biện luận cho sự phù hợp của cách tiếp cận đã chọn. - Giới thiệu chi tiết về thiết kế nghiên cứu, phương pháp và công cụ sử dụng để thu thập và phân tích dữ liệu 3. Thiết kế và phương pháp nghiên cứu - Giới thiệu chi tiết về thiết kế, quy trình và công cụ sẽ được sử dụng trong nghiên cứu. Biện luận cho sự phù hợp của từng phương pháp và công cụ đã chọn  để giúp đánh giá tính phù hợp và độ tin cậy của phương pháp sử dụng. Đề cương chung 1. Giới thiệu (đặt vấn đề) - Tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu - Trong vấn đề nghiên cứu, chọn chủ đề cụ thể là gì? Tại sao? - Tên đề tài là gì? - Đề tài có ích lợi gì? - Mục tiêu nghiên cứu là gì? + Hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng nghiên cứu + Hiểu quan hệ giữa các đặc tính của sv, ht nghiên cứu + Đề xuất giải pháp, ý kiến giúp cải tiến, đề xuất chính sách, phương án sản xuất, kinh doanh…. - Câu hỏi nghiên cứu là gì? + Câu hỏi nhằm mô tả sv, ht nghiên cứu + Câu hỏi nhằm tìm hiểu quan hệ giữa các đặc tính (biến) của sv, ht nghiên cứu. + Câu hỏi về các giải pháp, ý kiến, hoặc đề xuất chính sách có tính khả thi… 2. Tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết - Các lý thuyết nào liên quan đến đề tài này? + Các khái niệm + Các lý thuyết liên quan + Các mô hình nghiên cứu mang tính lý thuyết - Các vấn đề này đã được nghiên cứu như thế nào? + Ai đã nghiên cứu? + Dùng phương pháp nghiên cứu nào? + Kết luận thế nào? + Bài học kinh nghiệm về phương pháp là gì? 3. Phương pháp nghiên cứu - Giả thuyết nghiên cứu [...]... Cronbach anpha có giá trị biến thi n trong khoảng [0,1] Về lý thuyết, Cronbach anpha càng cao càng tốt, thang đo càng có độ tin cậy cao Tuy nhiên, hệ số Cronbach anpha quá lớn (α > 95) cho thấy có nhiều biến trong thang đo không có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu  hiện tượng trùng lắp trong đo lường Thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thi n trong...- - - + Trình bày các giả thuyết nghiên cứu tương ứng với câu hỏi nghiên cứu: giả thuyết mô tả, giả thuyết tương quan, giả thuyết giải thích (nguyên nhân, kết quả) Các loại số liệu cần thu thập cho nghiên cứu + Số liệu thứ cấp + Số liệu sơ cấp Nguồn và cách thu thập các loại số liệu + Số liệu thứ cấp : nguồn nào, ở đâu?... liệu ( điều tra, phỏng vấn,…) Phương pháp phân tích xử lý số liệu: + Thống kê mô tả + Thống kê so sánh + Thống kê liên quan (tương quan, hồi quy) + Công cụ phân tích (phần mềm thống kê excel, spss, anova, eview,…) Câu 11 : Ý nghĩa của hệ số Cronbach alpha (tài liệu tr.339) Hệ số Cronbach anpha dùng để đo lường độ tin cậy của thang đo ( bao gồm từ ba biến quan sát trở lên), không tính được độ tin cậy cho... chúng cùng đo lường một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu  hiện tượng trùng lắp trong đo lường Thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thi n trong khoảng [.70-.80] Nếu Cronbach α ≥ 60 là thang đo có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy . nghiên cứu + Đề xuất giải pháp, ý kiến giúp cải tiến, đề xuất chính sách, phương án sản xuất, kinh doanh…. - Câu hỏi nghiên cứu là gì? + Câu hỏi nhằm mô tả sv, ht nghiên cứu + Câu hỏi nhằm tìm hiểu

Ngày đăng: 17/05/2015, 21:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan