1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly 100m cho nam học sinh khối 10 trường THPT cẩm thuỷ i

11 11 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

1 MỞĐẦU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI GDTC là một trong những nội dung cơ bản của việc giáo dục toàn diện cho học sinh đó là giáo dục về các mặt "Đức, Trí, Thể, Mỹ " nhằm góp phần giáo dục các tố chất vận động, nhân cách, đạo đức lối sống, tác phong làm việc, ý thức tổ chức kỷ luật Thông qua các tiết học thể dục, học sinh rèn luyện phát triển tố chất về sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự khéo léo, khả năng mền dẻo là những tố chất vận động cơ bản cần thiết với tất cả mọi người trong cuộc sống bình thường và đặc biệt trong học tập, lao động và chiến đấu bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, với các nhiệm vụ : - Giáo dục tư tưởng đạo đức, thể lực, trí lực, thẩm mỹ và các nhiệm vụ chuyên môn khác - Giáo dục lòng yêu nước, yêu XHCN, mong muốn cống hiến sức mình để đạt được thành tích đem vinh quang về cho Bản thân và cho tổ quốc - Trong xã hội hiện đại, khoa học kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi con người phải có sức khỏe tốt từ đó sẽ có khả năng xử lý công việc nhanh, hiệu quả trong quá trình học tập và lao động - Để góp phần vào việc giải quyết các vấn đề đặt ra ở trên cần phải nghiên cứu đưa ra một số phương pháp, bài tập bổ trợ sao cho phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao các tố chất vận động cơ bản cho học sinh Trong đó việc giáo dục sức nhanh cho học sinh thông qua môn chạy 100m trong chương trình GDTC ở trường THPT là một trong những yếu tố rât quan trọng Xuất phát từ mục đích trên, Tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài"Một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly 100m cho nam học sinh khối 10 trường THPT Cẩm Thuỷ I" 1.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: -Đẩy mạnh phong trào tập luyện TDTT hướng tới các cuộc thi học sinh giỏi và HKPĐ các cấp -Lựa chọn, sắp xếp một số phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tốt năng lực thể chất cho từng học sinh, nâng cao hiệu quả môn học chạy cự li 100m ở trưởng THPTCẩm Thuỷ 1 - Thông qua quá trình điều tra sư phạm, áp dụng các bài tập bổ trợ vào đối tượng nghiên cứu và với kết quả của đề tài này, chúng tôi mong được đóng góp vào sự nghiệp khoa học, làm phong phú thêm phương tiện giáo dục thể chất giúp cho quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh đạt kết quả cao 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Học sinh nam khối 10 trường THPT Cẩm Thủy 1 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Phương pháp đọc tài liệu tham khảo - Phương pháp dùng bài thử - Phương pháp thực nghiệm sư phạm - Phương pháp so sánh và đối chiếu 1 2 NỘI DUNG 2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN Khái niệm về tố chất vận động sức nhanh: Là năng lực thực hiện nhiệm vụ vận động với thời gian ngắn nhất Sức nhanh biểu hiện ở 3 hình thức cơ bản sau:  Phản ứng nhanh  Tần số công tác nhanh  Thức hiện công tác đơn nhanh 2.1.1 Giáo dục phản ứng nhanh Giáo dục sức mạnh phản ứng vận động đơn giản: Là vận động viên phản ứng lại tín hiệu biết trước bằng những thao tác xuất hiện đột ngột Ví dụ: Đang chạy bình thường khi nghe tín hiệu thì dừng lại ngay hoặc khi nghe tín hiệu thì chạy ngược lại ngay chiều vừa chạy hoặc chạy xuất phát ở nhiều tư thế khác nhau như: Đứng thẳng – xuất phát, đứng vai hướng chạy xuất phát đứng, lưng hướng chạy – xuất phát, ngồi – xuất phát…Hoặc sử dụng phương pháp cảm giác vận động, giáo dục cho vận động viên có khả năng phân biệt được thời gian ngắn nhất, người nào có khả năng phân biệt thời gian ngắn nhất sẽ có khả năng phản ứng đơn giản cao.Vì vậy phương pháp cảm giác vận động nhằm phản ứng cho người tập phát triển khả năng phân biệt thời gian ngắn Thông thường sử dụng phương pháp này người ta chia làm 3 giai đoạn:  Giai đoạn 1: Cho vận động viên thực hiện bài tập tốc độ, về đích thông báo thành tích vận động viên đạt được  Giai đoạn 2: Cũng như bài tập giai đoạn 1, nhưng cho vận động viên dự đoán thành tích đạt được, sau đó thông báo cho vận động viên biết  Giai đoạn 3: Yêu cầu người tập thực hiện bài tập trước 2.1.2 Giáo dục tốc độ thực hiện động tác đơn nhanh Tốc độ thực hiện các bài tập ngoài các chức năng quy định tốc độ nó còn phụ thuộc kỹ thuật, sức mạnh, độ dẻo, của các khớp và sự linh hoạt của thần kinh cơ Thông thường để giáo dục rèn luyện động tác đơn nhanh, co tay xà đơn nhanh, ngồi xuống – đứng lên nhanh; chạy đạp sau; bật xa; chạy tốc độ 20m, 30m … Có các phương pháp cơ bản trong giáo dục tốc độ: Phương pháp lặp lại: Cho người tập lặplại trọn vẹn các thành phần bài tập (lặp lại cường độ, thời gian, quảng nghỉ) Trong quá trình sử dụng bài tập tốc độ tối đa sẽ gây nên hiện tượng nợ dưỡng và thời gian trả nợ dưỡng ở các bộ phận, cơ quan trong cơ thể không đồng thời, đồng nhất, cơ quan thực vật hồi phục chậm hơn cơ quan thần kinh(động vật) 2 Để khắc phục tình trạng này, chúng ta hãy sử dụng hình thức nghỉ ngơi tích cực, hình thức nghỉ ngơi tích cực được sử dụng ngay bài tập tốc độ tối đa nhưng với tốc độ nhỏ, mục đích là để duy trì hưng phấn thần kinh, cho cơ quan tuần hoàn trở về như ban đầu tuyệt đối không để VĐV nghỉ ngơi ở trạng thái tĩnh hoặc nghỉ ngơi quá lâu gây trùng cơ và giảm bớt sự hưng phấn thần kinh Phương pháp biến tốc: Tức là xen kẽ tốc độ tối đa với bình thường tốc độ nhỏ như chạy 30m, tốc dộ trung bình rồi đến 30m tốc độ tối đa, tiếp theo 30m tốc độ nhỏ, cứ như vậy lặp đi lặp lại Ngoài ra phương pháp trò chơi và thi đấu để tạo cảm xúc mãnh liệt cho người chơi, tạo tốc độ tối đa cho người tập 2.1.3 Giáo dục tần số động tác nhanh Ta thường sử dụng các bài tập tốc độ, bài tập này đòi hỏi người tập phải thực hiện tốc độ tối đa, kỹ thuật đạt mức kỹ xảo, thời gian đòi hỏi người tập phải giáo dục sức mạnh tốc độ kết hợp giáo dục sức mạnh đơn thuần Để giáo dục tần số động tác nhanh ta thường sử dụng các biện pháp như: Chạy nhanh tại chỗ như di chuyển trong 5 giây,10 giâynhảy giây nhanh trong 15giây, 20giây, hoặc chạy nhanh cự ly 20m,30m, 40m tại chỗ đánh tay, vỗ tay nhanh… 2.1.4 Sức mạnh tốc độ: Được thực hiện ở những hoạt động nhanh và khắc phục trọng tải Trong đó lực và tốc độ có mối tương quan tỷ lệ nghịch với nhau 2.1.5Sức nhanh tốc độ: Để phát triển sức nhanh tốc độ (tần số động tác) người ta sử dụng các bài tập phát huy được tốc độ tối đa các bài tập có chu kỳ Phương pháp sử dụng ngắn chủ yếu vẫn là phương pháp lặp lại, tăng và biến đôỉ cự li Cần lựa chọn sao cho tốc độ không giảm đi vào giai đoạn cuối của bài tập Ở lứa tuổi THPT việc phát triển tốc độ và sức mạnh tốc độ đã phổ biến, bên cạnh đó còn sử dụng đến sức bền, mềm dẻo và sự khéo léo, chúng cũng ảnh hưởng rất nhiều đến môn chạy nói chung và chạy cự li ngắn nói riêng Vì vậy sự kết hợp hài hoà giữa các tố chất kể trên với kỹ thuật tác động là một vấn đề cơ bản để nâng cao thành tích 2.2THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN Để nghiên cứu đề tài này các nhiệm vụ sau được đặt ra: 2.2.1 Nhiệm vụ 1 Để giải quyết các nhiệm vụ trên, các phương pháp sau được đặt ra 2.2.1.1Phương pháp đọc tài liệu tham khảo: - Sách giáo khoa lý luận và phương pháp giáo dục thể chất - Học và tiếp thu chuyên đề thay sách 3 - Dự các tiết dạy mẫu giáo viên giỏi - Một số luật điền kinh 2.2.1.2 Phương pháp dùng bài thử: Để xác định sự biểu hiện về các tổ chức sức nhanh, sức mạnh tốc độ của nam học sinh trường THPT Cẩm Thuỷ 1, chúng tôi dùng các bài thử sau: * Đo thành tích chạy tốc độ 30m trước và sau thực nhiệm: TTCB: Đối tượng ở tư thế xuất phát cao  Cách thực hiện: Đối tượng chạy với tốc độ tối đa  Cách đo: Tính thời gian từ lúc xuất phát đến thời điểm chạm đích (đơn vị thành tích tính bằng giây) * Chạy nâng cao đùi tại chỗ: TTCB: Hai chân đứng nghiêm, hai tay thả lỏng tự nhiên, mắt nhìn thẳng  Thực hiện: Chạy nâng đùi cao ngang hông song song với mặt đất giữa cảng chân với đùi tạo thành một góc 90 0, tiếp xúc đất bằng 1/2 bàn chân phía trước, tay thả lỏng tự nhiên  Cách đo: Tính số lần thực hiện động tác trong vòng 30 giây * Đo thành tích chạy 100m của nam học sinh trường THPT Cẩm Thuỷ 1  TTCB: Đối tượng chạy xuất phát thấp  Thực hiện: Chạy với tốc độ tối đa  Cách đo: Tính thời gian từ lúc xuất phát đến khi chạm đích (đơn vị tính bằng giây) 2.2.1.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm Xuất phát từ những cơ sở lý luận và cơ sở sinh lý của môn chạy 100m chúng tôi đã ứng dụng các bài tập bổ trợ sau đây vào tập luyện * Đi bước nhỏ tại chỗ Mục đích: Nâng cao khả năng thả lỏng của cổ chân, giảm lực trống trước khi chạy TTCB: Lấy chân phải làm trụ, kiễng gót chân trái hai tay thả lỏng tự nhiên, mắt nhìn thẳng Yêu cầu: Cẳng chân thả lỏng, chống trước bằng 1/2 bàn chân phía trên gần với điểm đại của trọng tâm cơ thể, chân lăng sau biên độ hẹp không hất gót ra sau, nâng tổng trọng tâm cơ thể lên cao, chân thẳng gót không chạm đất, thân trên thả lỏng tự nhiên mắt nhìn thẳng về trước, luôn chuyển trọng tâm cơ thể sang hai chân liên tục, quá trình thực hiện trọng tâm ít dao động Định lượng: Thực hiện từ 2 đến 3 lần, mỗi lần từ 15’’ đến 20’’, thời gian nghỉ giữa các lần là từ 1 – 1,5 phút * Chạy nâng cao đùi tại chỗ Mục đích: Bổ trợ cho động tác lăng trước khi chạy thực hiện chính xác phát triển sức mạnh của các cơ chân, cơ lưng, cơ đùi Tăng cường độ dài và tần số bước chạy bổ trợ tích cực cho động tác đạp sau khi chạy TTCB:Đứng nghiêm nhìn thẳng, thân người thả lỏng tự nhiên Yêu cầu: Chống trước bằng 1/2 bàn chân phía trên gần với điểm dọi của trọng tâm cơ thể Đạp sau chân thẳng, nâng trọng tâm cơ thể lên cao góc độ đạp 4 sau lớn Lăng sau không hất gót, chủ yếu nâng đùi lên cao ra trước thân trên thẳng tự nhiên, cẳng chân thả lỏng Yêu cầu: Thực hiện với tần số nhanh tối đa Định lượng: Thực hiện từ 3 – 4 lần/buổi mỗi lần từ 15” đến 20” thời gian nghỉ giữa các lần tập là 1 – 1,5 phút * Chạy đạp sau di chuyển 20m Mục đích: Nâng cao năng lực vận động phối hợp giữa chân đạp và chân lăng, phát triển sức mạnh cơ đùi, cơ cẳng chân và cơ bàn chân.Tăng cường và phát huy lực đạp sau, tăng tốc độ khi chạy TTCB: Đứng ở tư thế xuất phát cao Yêu cầu: Lăng trước: Đùi nâng cao gần như chạy, cổ chân thả lỏng góc độ giữa đùi và cẳng chân bằng 900 Chống trước: Tiếp xúc đất bằng 1/2 bàn chân phía trên, nhanh chóng miết về sau Đạp sau: Nhanh chóng duỗi hết các khớp từ hông đến cổ chân nhất trí với hướng chạy, góc độ đạp sau khoảng 450 Lăng sau: Khi kết thúc động tác đạp sau chân đạp duỗi thẳng rồi nhanh chống gập khớp gối đưa ra trước không hất gối theo hướng ra trước, thân trên ngả về trước từ 750 – 800, mắt nhìn về trước Yêu cầu: Tay đánh tự nhiên chân nọ tay kia và tăng độ dài bước chạy Định lượng: Thực hiện bài tập từ 4 – 5 lần x 20m Thời gian nghỉ giữa các lần thực hiện từ 1 – 2 phút * Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay: Mục đích: Tăng cường phát triển tần số, bổ trợ cho kỹ thuật giảm lực cản của không khí Yêu cầu: Tay đánh từ sau ra trước lên cao theo trục dọc của trọng tâm cơ thể, trọng tâm cơ thể nhập nhô theo nhịp đánh tay, tốc độ đánh tay nhanh dần đều và đạt tới tấn số tối đa Định lượng: Thực hiện từ 4 – 5 lần/buổi, mỗi lần từ 10 – 15 giây Thời gian nghỉ giữa các lần là 1 phút * Chạy nâng cao đùi di chuyển 20m: Mục đích: Tăng cường và phát triển tần số Yêu cầu: Thực hiện với tần số tối đa, bước chạy ngắn, đùi nâng cao, tay đánh tự nhiên Định lượng: Thực hiện từ 2 – 3 lần x 20m/buổi Thời gian nghỉ giữa các lần từ 1 – 2 phút *Các bài tập phát triển tốc độ - Chạy tốc độ 30m, 40m xuất phát cao Yêu cầu: Chạy với tốc độ tối đa, sử dụng 85 % sức, khi chạy trọng tâm cơ thể không giao động nhiều sang hai bên Định lượng: Thực hiện từ 4-5 lần/ buổi Thời gian nghỉ từ các lần là 1- 2 phút 2.2.1.4 Phương pháp so sánh vàđối chiếu 5 Sau khi đã lựa chọn được một số bài tập bổ trợ, chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 40 nam học sinh khối 10 và số học sinh đó được chia thành 2 nhóm như sau: * Nhóm đối chứng (A) gồm 20 nam học sinh tập luyện theo phương pháp mà giáo viên ở trường THPT Cẩm Thuỷ1 sử dụng * Nhóm thực nghiệm (B) gồm 20 nam học tập luyện áp dụng các bài tập bổ trợ đã được lựa chọn Quá trình thực nghiệm được tiến hành trên học sinh có cùng độ tuổi, cùng giới tính và cùng thời gian tập luyện như nhau Mỗi tuần hai buổi, mỗi buổi từ 15 phút đến 20 phút, đầu buổi hoặc cuối buổi tuỳ thuộc vào nội dung cơ bản của buổi học Thời gian tập luyện tiến hành trong vòng 10 tuần, mỗi tuần 2 buổi tổng là 20 buổi Khi xây dựng được tiến trình giảng dạy các bài tập bổ trợ tôi đãbiên soạn thang điểm kiểm tra thành tích và kỹ thuật chạy cự li 100(m) cho nam học sinh khối 10 trường THPT Cẩm Thuỷ1 Bảng 1: Thang điểm kiểm tra thành tích chạy cự ly 100mcủa nam học sinh khối 10 trường THPT Cẩm Thuỷ1 Điểmthành tích Thành tích chạy 100m 10.0 9.0 8.0 7.0 6.0 5.0 4.0 3.0 2.0 11”50 11”51 – 12”10 12”11 – 12”30 12”31 – 12”50 12”51 – 12”70 12”71 – 12”90 12”91 – 13”10 13”11 – 13”30  13”31 2.3 CÁC GIẢI PHÁP Đà THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2.3.1 Nhiệm vụ 2: Thực nghiệm sắp xếp các bài tập bổ trợ vào chương trình dạy học chính khoá Mỗi tuần hai buổi, mỗi buổi từ 15 phút đến 20 phút, đầu buổi hoặc cuối buổi tuỳ thuộc vào nội dung cơ bản của buổi học Thời gian tập luyện tiến hành trong vòng 10 tuần, mỗi tuần 2 buổi tổng là 20 buổi Nhân dịp chuẩn bị chào mừng ngày thành lập Đoàn thanh niên, bộ môn tiến hành tổ chức thi giữa các lớp để chọn đội tuyển tham gia thi cấp tỉnh Sau khi đội tuyển được thành lập sẽ tiến hành tập luyện sớmchuẩn bị tham gia thi cấp tỉnh 6 Trong quá trình dạy học chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 40 học sinh nam của 2 lớp 10a3 và 10a5, 40 học sinh này được chia thành 2 nhóm: Mỗi nhóm gồm 20 em Nhóm đối chứng(A) thuộc lớp 10a3 và nhóm thực nghiệm(B)thuộc lớp10a5 Trong khi tập luyện các bài tập bổ trợ yêu cầu người tập phải thực hiện đầy đủ lượng vận động của bài tập đã được lựa chọn 2.3.2 Nhiệm vụ 3 Đánh giá kết qủa đạt được trong năm học thực hiện, sau khi đã lựa chọn được một số phương pháp bài tập bổ trợ để nâng cao thành tích môn chạy cự ly 100m nam đã xây dựng phong trào tập luyện trong nhà trường đặc biệt tạo không khí sôi nổi, sự đam mê yêu thích bộ môn điền kinh, chúng tôi đã đạt được những thành tích sau: 2.3.2.1 Về chất lượng học tập của học sinh trong giờ học chính khóa: Đa số các em đều thích học, tự tin và mạnh dạn hơn trong các giờ học Học sinh rất hứng thú khi tham gia học tập, tạo giờ học luôn sôi nổi và có hiệu quả cao 2.3.2.2 Về chất lượng tham gia các hoạt động của huyện: Khi huyện nhà tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ - TDTT và các hoạt động xã hội nhân đạo, học sinh đã tích cực tự tin, chủ động với các hoạt động, đem lại cho các buổi hoạt động đó một cách hiệu quả nhất 2.3.2.3 Về chất lượng tham gia các kỳ thi cấp tỉnh: Phong trào tập TDTT của trường THPT Cẩm Thuỷ 1 đã tăng lên rõ rệt cả về số lượng lẫn chất lượng Cụ thể: Năm học 2019 - 2020: Tham gia HKPĐ Tỉnh Thanh Hoá lần thứ X, Trường THPT Cẩm Thuỷ 1 riêng nội dung điền kinh đạt : 11 giải ( Trong đó 02 giải nhất, 01 giải nhì, 01 giải ba, 07 giải khuyến khích ) 2.4 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, VỚI BẢN THÂN, ĐỒNG NGHIỆP VÀ NHÀ TRƯỜNG So sánh thành tích trước và sau thực nghiệm chóng t«i ®· tiÕn hµnh kiÓm tra cña hai nhãm ®èi chøng vµ thùc nghiÖm, kÕt qu¶ kiÓm tra ®îc tr×nh bµy ë c¸c b¶ng sau: Bảng 2: Kết quả kiểm tra thành tích trước thực nghiệm Test chạy 100m của 40 nam học sinh khối 10 trườngTHPT Cẩm Thủy I(N=20) Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Kết quả Số HS % Số HS % Học sinh đạt điểm Giỏi 1 5 1 5 Học sinh đạt điểm Khá 6 30 5 25 Học sinh đạt điểm TB 11 55 11 55 Học sinh đạt Yếu 2 10 3 15 7 Biểu đồ 1: Biểu diễn thành tích chạy 100m trước thực nghiệm của 40 nam học sinh khối 10 trường THPT Cẩm Thủy I 60 50 40 30 20 Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm 10 0 đ HS ạt ểm đi i giỏ đ HS ạt ểm đi á kh HS ểm đi t đạ h bìn g n tru đ HS ạt ểm đi u yế Bảng 3: Kết quả kiểm tra thành tích sau thực nghiệm Test chạy 100m của 40 nam học sinh khối 10 trườngTHPT Cẩm Thủy I(N=20) Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm Kết quả Số HS % Số HS % HS đạt điểm Giỏi 2 10 6 30 HS đạt điểm Khá 7 35 8 40 HSđạt điểm TB 10 50 6 30 HS yếu 1 5 0 0 Biểu đồ 2: Biểu diễn thành tích chạy 100m sau thực nghiệm của 40 nam học sinh khối 10 trường THPT Cẩm Thủy I 60 50 40 30 20 Nhóm đối chứng Nhóm thực nghiệm 10 0 đ HS ạt ểm đi i giỏ đ HS ạt ểm đi á kh HS ểm đi t đạ h bìn g n tru 8 đ HS ạt ểm đi u yế Bảng 4: Thành tích trước và sau thực nghiệm Test chạy 100m của100 nam học sinh khối 10 trườngTHPT Cẩm Thủy I(N=20) Kết quả Trước thực nghiệm( %) Sau thực nghiệm(%) Đối chứng(A) HS đạt điểm Giỏi HS đạt điểm Khá HS đạt điểm TB HS đạt điểm yếu Thực nghiệm(B) Đối chứng(A) 5 30 55 10 5 25 55 15 10 35 50 5 Thực nghiệm(B) 30 40 30 0 Biểu đồ 3: Biểu diễn thành tích chạy 100m của nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm 60 50 40 30 20 Nhóm đối chứng trước thực nghiệm Nhóm đối chứng sau thực nghiệm 10 0 HS tđ đạ m iể i giỏ HS tđ đạ m iể á kh HS tđ đạ m iể n tru h ìn b g HS tđ đạ m iể u yế Biểu đồ 4 Biểu diễn thành tích chạy 100m của nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm trường THPT Cẩm Thủy I 60 50 40 30 20 Nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm Nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm 10 0 HS tđ đạ m iể i giỏ HS tđ đạ m iể á kh HS tđ đạ m iể n tru h ìn b g HS tđ đạ 9 m iể u yế Trước thực nghiệm: Thành tích môn chạy 100m, xuất phát thấp của hai nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là tương đối đồng đều, thậm chí nhóm đối chứng còn có phần tốt hơn so với thành tích nhóm thực nghiệm Nhìn vào bảng 2 ta thấy: - Số học sinh đạt điểm giỏi của nhóm đối chứng (A) là 1 học sinh, chiếm tỉ lệ 5% Còn số học sinh đạt điểm giỏi của nhóm thực nghiệm(B) là 1 học sinh chiếm tỉ lệ 5% - Số học sinh đạt điểm khá của nhóm đối chứng(A) là 6 học sinh, chiếm tỉ lệ 30% Còn số học sinh đạt điểm khá của nhóm thực nghiệm(B) là 5 học sinh chiếm tỉ lệ 25% - Số học sinh đạt điểm trung bình của nhóm đối chứng(A) là 11 học sinh, chiếm tỉ lệ 55% Còn số học sinh đạt điểm trung bình của nhóm thực nghiệm(B) là 11 học sinh chiếm tỉ lệ 55% - Số học sinh đạt điểm kém của nhóm đối chứng(A) là 2 học sinh, chiếm tỉ lệ 10% Còn số học sinh đạt điểm kém của nhóm thực nghiệm(B) là 3 học sinh chiếm tỉ lệ 15% Nhìn vào bảng 2 và biểu đồ 1, phân tích kết quả ta thấy thành tích của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm tương đối đồng đều nhau và số học sinh đạt điểm yếu còn đang chiếm một tỉ lệ nhất định Sau thực nghiệm: Sau 10 tuần chúng tôi áp dụng một số phương pháp bổ trợ phát triển sức nhanh trong chạy cự ly 100m vào cho nhóm thực nghiệm(B) tập luyện Chúng tôi tiến hành kiểm tra thành tích của cả hai nhóm Nhìn vào bảng 3 và biểu đồ 2 ta thấy sau thực nghiệm không những nhóm thực nghiệm(B) tăng rõ lên về thành tích mà điểm kỹ thuật của nhóm thực nghiệm(B) cũng tốt hơn nhóm đối chứng rất nhiều Cụ thể là: - Số học sinh đạt điểm giỏi của nhóm đối chứng(A) là 2 học sinh, chiếm tỉ lệ 10% Còn số học sinh đạt điểm giỏi của nhóm thực nghiệm(B) là 6 học sinh chiếm tỉ lệ 30% - Số học sinh đạt điểm khá của nhóm đối chứng(A) là 7 học sinh, chiếm tỉ lệ 35% Còn số học sinh đạt điểm khá của nhóm thực nghiệm (B) là 8 học sinh chiếm tỉ lệ 40% - Số học sinh đạt điểm trung bình của nhóm đối chứng (A) là 10 học sinh, chiếm tỉ lệ 50% Còn số học sinh đạt điểm trung bình của nhóm thực nghiệm (B) là 6 học sinh chiếm tỉ lệ 30% - Số học sinh đạt điểm kém của nhóm đối chứng(A) là 1 học sinh, chiếm tỉ lệ 3,33% Riêng nhóm thực nghiệm (B) không còn học sinh nào bị điểm kém Như vậy sự tăng lên rõ rệt về thành tích của môn chạy 100m của nhóm thực nghiệm (B) đã cho chúng ta thấy rằng việc áp dụng phương pháp và các bài tập bổ trợ sức nhanh trong môn chạy 100m cho nam học sinh khối 10 trường THPT Cẩm Thuỷ 1 đã đưa ra kết quả có tính khoa học Đây là những bài tập có tính thực tiễn cao, có thể áp dụng rộng rãi vào giảng dạy nội dung chạy 100m ở trường THPT Cẩm thuỷ1 10 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 KẾT LUẬN 3.1.1 Kết quả Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ đề ra, dựa vào kết quả các số liệu thu được qua phân tích xử lý, đánh giá trong quá trình nghiên cứu đề tài đã đạt được kết quả cao, được áp dụng rộng rãi trong toàn trường , cụ thể như sau: a Qua một thời gian nghiên cứu đề tài chúng tôi đã tạo ra phong trào tập luyện môn chạy 100m nói riêng, môn điền kinh và các môn TDTT khác nói chung sôi nổi, rộng khắp trong nhà trường b Chất lượng giờ học môn thể dục được nâng lên đáng kể c Chất lượng tham gia các hoạt động của huyện và tỉnh đạt thành tích cao hơn 3.1.2 Một số hạn chế Mặc dù việc áp dụng phương pháp mới đã nâng cao chất lượng và phát triển phong trào tập luyện môn chạy 100m nói riêng, môn điền kinh và các môn TDTT khác nói chung trong nhà trường đã đạt được thành tích cao hơn nhưng việc tập luyện lại phụ thuộc vào thời tiết, cơ sở vật chất của nhà trường Vì vậy nhiều tiết dạy không thực hiện được do thời tiết, do cơ sở vật chất chưa đảm bảo, nên phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của bộ môn nói riêng và chất lượng giáo dục chung của nhà trường 3.2 KIẾN NGHỊ Muốn đản bảo hiệu quả trong tập luyện để nâng cao thành tích trong các môn học giáo viên cần: Tham mưu với BGH tăng cường cơ sở vật chất sân bãi, mua sắm đầy đủ để đảm bảo cho học sinh có đủ dụng cụ tập luyện Đề nghị BGH bố trí sân bãi hợp lý để góp phần nâng cao hiệu quả của môn điền kinh nói riêng và các TDTT khác nói chung BGH cần quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt cho môn học TDTT phát triển hơn nữa Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi được rút ra trong quá trình luyện tập cho học sinh Rất mong được các đồng nghiệp góp ý để sáng kiến được phong phú và hoàn thiện hơn Thanh Hóa, ngày 15 tháng 05 năm 2021 Xác nhận của Thủ trưởng đơn vị Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Hoàng Văn Dũng 11 12 ... 100 (m) cho nam học sinh kh? ?i 10 trường THPT Cẩm Thuỷ1 Bảng 1: Thang ? ?i? ??m kiểm tra thành tích chạy cự ly 100 mcủa nam học sinh kh? ?i 10 trường THPT Cẩm Thuỷ1 ? ?i? ??mthành tích Thành tích chạy 100 m 10. 0 9.0... Còn số học sinh đạt ? ?i? ??m gi? ?i nhóm thực nghiệm(B) học sinh chiếm tỉ lệ 5% - Số học sinh đạt ? ?i? ??m nhóm đ? ?i chứng(A) học sinh, chiếm tỉ lệ 30% Còn số học sinh đạt ? ?i? ??m nhóm thực nghiệm(B) học sinh. .. chứng nhiều Cụ thể là: - Số học sinh đạt ? ?i? ??m gi? ?i nhóm đ? ?i chứng(A) học sinh, chiếm tỉ lệ 10% Còn số học sinh đạt ? ?i? ??m gi? ?i nhóm thực nghiệm(B) học sinh chiếm tỉ lệ 30% - Số học sinh đạt ? ?i? ??m nhóm

Ngày đăng: 18/05/2021, 12:10

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w