1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích đối với môn đẩy tạ cho học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Đáng

14 4,1K 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 144,5 KB

Nội dung

PHẦN MỞ ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài: Trong những năm gần đây môn thể dục đã được sự quan tâm của ngành giáo dục và toàn bộ xã hội là một môn học đem lại cho học sinh một sức khoẻ tốt, một cơ thể phát triển hài hòa, tạo tiền đề góp phần thúc đẩy học tốt các môn học văn hoá khác, trong đó có môn điền kinh. Môn điền kinh là một môn thể thao đa dạng và phong phú, nó bao gồm các hoạt động tự nhiên của con người: đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và các môn phối hợp khác. Một số nội dung của môn điền kinh được coi là nội dung giảng dạy chính trong nhà trường từ cấp cơ sở tới cấp trung học. Nó vừa là một môn học rất cơ bản và làm tiền đề cho các môn học khác. Mặt khác, nó có thể đánh giá được thực tiễn và các tiêu chí rèn luyện thể lực khác của người học. Khi tham gia tập luyện môn điền kinh, không đòi hỏi sân bãi dụng cụ phức tạp, người tập có thể tận dụng mọi địa hình. Do đó, nó thu hút đông đảo mọi tầng lớp, mọi đối tượng tham gia tập luyện. Nó là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào việc rèn luyện và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng. Đặc biệt, nó còn là cơ sở để sớm phát hiện các tài năng trẻ cho nước nhà. Môn điền kinh tuy phong phú và đa dạng, song trong các nội dung thì nội dung đẩy tạ giữ một vai trò quan trọng và cơ bản, nó mang lại một sắc thái riêng rất đặc trưng. Nó không chỉ đòi hỏi người tập phải nắm vững kỹ thuật động tác mà đòi hỏi người tập cần phải phối hợp các giai đoạn thuần thục và nhịp nhàng. Tố chất vận động của môn đẩy tạ chính là tố chất sức mạnh mà đặc trưng cho tố chất sức mạnh là sức mạnh bột phát. Do đó việc nghiên cứu lựa chọn một số bài tập để áp dụng là công việc quan trọng và cần thiết, đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kỹ các bài tập bổ trợ và phương pháp tập luyện sao cho phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính. Từ đó, giúp cho các em có định hướng và có ý thức tập luyện thể dục thể thao nhằm phát triển thể lực. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Một số bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích đối với môn đẩy tạ cho học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Đáng" để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài:

Trong những năm gần đây môn thể dục đã được sự quan tâm của ngành giáo dục và toàn bộ xã hội là một môn học đem lại cho học sinh một sức khoẻ tốt, một cơ thể phát triển hài hòa, tạo tiền đề góp phần thúc đẩy học tốt các môn học văn hoá khác, trong đó có môn điền kinh Môn điền kinh là một môn thể thao đa dạng và phong phú, nó bao gồm các hoạt động tự nhiên của con người:

đi bộ, chạy, nhảy, ném đẩy và các môn phối hợp khác Một số nội dung của môn điền kinh được coi là nội dung giảng dạy chính trong nhà trường từ cấp cơ

sở tới cấp trung học Nó vừa là một môn học rất cơ bản và làm tiền đề cho các môn học khác Mặt khác, nó có thể đánh giá được thực tiễn và các tiêu chí rèn luyện thể lực khác của người học Khi tham gia tập luyện môn điền kinh, không đòi hỏi sân bãi dụng cụ phức tạp, người tập có thể tận dụng mọi địa hình Do

đó, nó thu hút đông đảo mọi tầng lớp, mọi đối tượng tham gia tập luyện Nó là một trong những yếu tố góp phần quan trọng vào việc rèn luyện và nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng Đặc biệt, nó còn là cơ sở để sớm phát hiện các tài năng trẻ cho nước nhà Môn điền kinh tuy phong phú và đa dạng, song trong các nội dung thì nội dung đẩy tạ giữ một vai trò quan trọng và cơ bản, nó mang lại một sắc thái riêng rất đặc trưng Nó không chỉ đòi hỏi người tập phải nắm vững kỹ thuật động tác mà đòi hỏi người tập cần phải phối hợp các giai đoạn thuần thục và nhịp nhàng

Tố chất vận động của môn đẩy tạ chính là tố chất sức mạnh mà đặc trưng cho tố chất sức mạnh là sức mạnh bột phát Do đó việc nghiên cứu lựa chọn một số bài tập để áp dụng là công việc quan trọng và cần thiết, đòi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kỹ các bài tập bổ trợ và phương pháp tập luyện sao cho phù hợp với từng lứa tuổi, giới tính Từ đó, giúp cho các em có định hướng và có ý thức tập luyện thể dục thể thao nhằm phát triển thể lực Xuất phát từ những vấn

Trang 2

nâng cao thành tích đối với môn đẩy tạ cho học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Đáng" để làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm.

2/ Mục đích và phương pháp nghiên cứu:

- Mục đích nghiên cứu: Đánh giá thành tích của học sinh và tác dụng của

một số bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành tích trong môn

đẩy tạ lưng hướng ném đối với học sinh lớp 11

- Phương pháp nghiên cứu:

+ Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

+ Phương pháp kiểm tra sư phạm

+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm

+ Phương pháp thông kê

3/ Phạm vi đề tài:

- Vận dụng được một số bài tập bổ trợ nhằm phát triển sức mạnh trong giai đoạn ra sức cuối cùng nhằm nâng cao thành tích đối với môn đẩy tạ lưng hướng ném khối 11 trường trung học phổ thông Nguyễn Đáng

- Sau khi xác định được các nhiệm vụ nghiên cứu cũng như được sự cho phép BGH nhà trường, Căn cứ vào thời gian và chương trình học tập của các em học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Nguyễn Đáng, chọn học sinh lớp: 11T3, 11A11 Năm học 2013 – 2014:

+ 11T3: Tổng số 30 em (trong đó 15 nữ 15 nam)

+ 11A11: Tổng số 37 em (trong đó 13 nữ 24 nam)

4/ Kế hoạch thực hiện:

Thời gian nghiên cứu đề tài: từ tháng 8/2013 đến tháng 4/2014

Trang 3

Phần 1 THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1 Cơ sở lý luận về rèn luyện sức mạnh môn đẩy tạ và lựa chọn các bài tập :

Lựa chọn các bài tập để phát triển sức mạnh đó là một quá trình chuyên môn hoá được hình thành trên kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên Việc sử dụng các bài tập thể chất nhằm mục đích phát triển và hoàn thiện các tố chất vận động, có khả năng quyết định tới việc đạt thành tích cao trong từng môn thể thao Đặc biệt, đối với các vận động viên, học sinh thực hiện môn đẩy tạ , ngoài

tổ chất khéo léo cần có sự kết hợp chặt chẽ với sức nhanh - mạnh, đặc biệt là sức mạnh bộc phát Bởi vì trong môn học này, ngoài các tố chất khác thì tố chất mạnh chiếm một vị trí hết sức quan trọng, Vì vậy, đòi hỏi giáo viên phải lựa chọn những bài tập sao cho phù hợp với nội dung bài học, phù hợp từng lứa tuổi và giới tính, có như thế mới đạt được mục đích đã đề ra

2 Các nguyên tắc giảng dạy :

Trong giảng dạy, muốn đạt được kết quả như mong muốn đòi hỏi giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc :

- Nguyên tắc nâng cao các yêu cầu của vận động : Nguyên tắc này đòi

hỏi phải thường xuyên đề ra cho học sinh các yêu cầu mới và cao hơn Nó đòi hỏi học sinh phải đấu tranh các yêu cầu này và phải thực hiện chúng liên tục Nguyên tắc này yêu cầu không được gián đoạn trong quá trình tập luyện mà phải thường xuyên hướng tới lượng vận động tối ưu và đặc biệt cần sắp xếp các bước quá độ trong các giai đoạn tập luyện thật khít để thành tích thể thao đạt tốt nhất

- Nguyên tắc sắp xếp các yêu cầu của lượng vận động theo chu kỳ:

Nguyên tắc này đòi hỏi phải tổ chức quá trình huấn luyện như một hệ thống của các chu kỳ lượng vận động mà hạt nhân của nó là việc chu kỳ hoá

Trang 4

- Nguyên tắc tự giác : Nguyên tắc này nhằm mục đích giáo dục học sinh,

sao cho học sinh có thể thực hiện được các yêu cầu đặt ra trong tập luyện một cách kiên trì sáng tạo trên cơ sở nhận thức tư tưởng đúng đắn, có năng lực tham gia tích cực vào việc học tập cũng như tập luyện

3 Đặc điểm sinh lý học sinh khối 11:

Lứa tuổi 16, 17 ( lớp 11 ) cơ thể các em phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ phận của cơ thể phát triển chậm dần, chức năng sinh lý tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các cơ quan cũng được nâng cao, chiều cao phát triển chậm, cân nặng tăng dần Các em muốn tỏ ra mình là người lớn, được mọi người quan tâm, có sự hiểu biết nhất định, có khả năng phân tích; tổng hợp cao, hiếu động, thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống nên dễ dẫn đến nhiều sai sót

4.Giáo dục phẩm chất đạo đức :

Ở lứa tuổi này, tùy theo giới tính mà học sinh thường thể hiện cá tính khác nhau, tùy theo từng môn mà sự thể hiện thái độ: các em thường sai mê môn này và bỏ môn kia, có những lúc các em lại không thích các môn của giáo dục thể chất nên thường dẫn đến sai lầm mà giáo viên không lường trước Vì vậy, việc giáo dục phẩm chất đạo đức cá nhân cho học sinh là yếu tố quan trọng, giáo viên phải giúp cho học sinh có ý thức tự giác, trung thực, thương yêu, giúp đỡ, bạn bè,…, để cùng nhau phát triển và việc học tập được tốt hơn

5 Thực trạng giáo dục thể chất ở trường trung học phổ thông Nguyễn Đáng:

* Thuận lợi:

- Trường trung học phổ thông Nguyễn Đáng là trường lớn trong huyện,

có sân bãi rộng, Ban Giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến việc giảng dạy -học tập của giáo viên và -học sinh, luôn tạo mọi điều kiện để giáo viên hoàn thành tốt tiết dạy của mình

- Trường có nhiều giáo viên được tập huấn chuyên môn, phương pháp mới, nên việc trao đổi học hỏi kinh nghiệm với nhau dễ dàng hơn

Trang 5

- Được sự học tập tích cực của học sinh, sự giảng dạy tích cực của toàn thể thầy - cô tổ thể dục, nên có nhiều học sinh tham gia tập luyện; thi đấu và đạt nhiều giải cao tại Hội khỏe Phù đổng huyện và tỉnh

* Khó khăn: Trường có 45 lớp, đông học sinh, 10 giáo viên thể dục, 4

giáo viên dạy An ninh quốc phòng nên sân trường lúc nào cũng đông, sân bãi thiếu bóng mát nên ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh Vì vậy, là giáo viên giáo dục thể chất cần phải tìm ra những bài tập phù hợp với tình hình và phù hợp với lứa tuổi; giới tính; đặc điểm từng cá nhân nhằm nâng cao thể lực cho học sinh, giúp học sinh có ý thức và sai mê học tập

6.Ý nghĩa của các bài tập bổ trợ đối với môn đẩy tạ :

Đẩy tạ là một môn tương đối khó với học sinh, cần có sự phối hợp giữa các tố chất và vô cùng nguy hiểm, đòi hỏi học sinh phải tập luyện với ý thức tự giác, tích cực Đây là môn đặc trưng để rèn sức mạnh và ý chí cho học sinh Vì vậy, trong quá trình tập luyện giáo viên cần tìm ra một số bài tập bổ trợ phù hợp, nhằm giúp cho môn học sinh động và đạt hiệu quả Bài tập bổ trợ, giúp cho học sinh có sự khái quát về môn học và nhằm tăng mạnh, sự phối hợp khéo léo giữa các giai đoạn, từ đó giúp cho học sinh có sự tự tin trong quá trình tập luyện, học sinh có sự đam mê các môn thể dục thể thao; thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân - nơi công cộng, tác phong nhanh nhẹn, nếp sống lành mạnh, có tính kỷ luật, tinh thần tập thể và phòng tránh các tệ nạn xã hội: ma túy, rượu, thuốc lá, Từ đó, học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn đời sống

Trang 6

Phần 2 GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phương pháp nghiên cứu:

2.1.1/ Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Tôi tiến hành

nghiên cứu và phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan

2.1.2/ Phương pháp kiểm tra sư phạm;

- Tôi tiến hành kiểm tra sức nhanh ban đầu của học sinh đối với 2 lớp:

+ 11T3: Tổng số 30 em (trong đó 15 nữ 15 nam)

+ 11A11: Tổng số 37 em (trong đó 13 nữ 24 nam)

2.1.3/ Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Chia 2 nhóm thực nghiệm:

- Lớp 11T3 ngoài các bài tâp chuyên môn theo chương trình, kết hợp

các bài tập bổ trợ (tập sau khi tập những bài tập chuyên môn):

Ngoài các bài tập chuyên môn tôi áp dụng các bài tập bổ trợ sau:

1/ Bài tập 1: Nâng tạ lên, hạ tạ xuống 01 tay 2/ Bài tập 2: Tay đẩy tay

3/ Bài tập 3: Nằm Sấp nâng lên hạ xuống 01 tay

- Lớp 11A11 Tập các bài tập chuyên môn theo chương trình, không tập

luyện bài tập bổ trợ:

2.1.4/ Phương pháp thống kê:

Sau khi lấy kết quả kiểm tra lần đầu tôi tiến hành thống kê kết quả và so sánh

2.2/ Tiến hành nghiên cứu:

- Đối với lớp không tập luyện các bài tập thực nghiệm (11A11):

Trang 7

Đối với nhóm này chỉ áp dụng các bài tập chuyên môn đơn thuần học trên lớp, trong sách giáo viên, các bài tập phối hợp đồng đội trong suốt thời gian học

- Đối với lớp tập luyện các bài tập thực nghiệm (11T3):

Sau khi tập luyện các bài tập chuyên môn kết hợp thêm các bài tập thực nghiệm từ 8 - 10 phút Cách tiến hành trình tự như sau:

+ Bài tập1: Nâng tạ lên, hạ tạ xuống 01 tay

Sau tập luyện chuyên môn học sinh đã hồi phục, tôi tiến hành cho học sinh thực hiện: Đứng 02 chân rộng bằng vai khuỵ gối, tạ đặt trên lòng bàn tay sau đó đứng thẳng 02 chân và nâng tạ thẳng lên cao (thẳng tay), sau đó hạ xuống đồng thời khuỵ gối Thực hiện liên tục 10 lần/tay (nam) và 7 lần/tay (nữ) Thực hiện 2 lần

+ Bài tập 2: Tay đẩy tay

Hai em 01 nhóm đứng đối diện nhau, hai bàn tay mở đứng, đặt vào nhau khi có tính hiệu thì em này dùng sức đẩy tay em kia lùi lại, khi đẩy phải chú ý sau cho 01 tay đẩy đi, 01 tay lùi lại Cứ như thế thực hiện từ 03 đến 05 phút

+ Bài tập 3: Nằm Sấp nâng lên hạ xuống 01 tay

Nằm sấp, 01 tay chạm đất (tay còn lại đặt dọc theo thân) đồng thời hạ tay xuống sát đất sau đó nâng lên Thực hiện liên tục 10 lần sau đó đổi tay Riêng

nữ thực hiện 02 tay, 05 lần/tay

Trang 8

Phần 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Để đánh giá sức mạnh trong môn đẩy tạ cho học sinh lớp 11 của trường vấn đề đặt ra cho tôi là phải có các chỉ tiêu đánh giá Để giải quyết vấn đề trên tôi tiến hành các bước sau :

Bước 1: Thu thập tài liệu liên quan và các chỉ tiêu đã được sử dụng đánh giá thành tích đẩy tạ trong các tiêu chí đánh giá chung của sách giáo khoa lớp 11

Bước 2 : kiểm tra sức mạnh bộc phát của từng cá nhân theo tiêu chí đã đưa ra Qua đó tuyển chọn những bài tập có tác dụng cao và có tính khả thi trong thực tiễn

Bước 3 : Kiểm định độ tin cậy các chỉ tiêu để so sánh tìm ra các kết quả đạt theo tiêu chí đã đưa ra

3.1/ Thành tích qua kiểm tra:

- Nữ: đạt 3m50

- Nam: đạt 5m50

Kết quả lần 1 (m)

Kết quả lần 2 (m)

Kết quả lần 1 (m)

Kết quả lần 2 (m)

Nữ

1 Nguyễn Thị Thuỳ Ảnh 2.50 3.00 x 1 Nguyễn Quốc Anh 6.75 7.20

2 Nguyễn Chí Bền 5.00 6.80 2 Nguyễn Văn Bé Ba 5.55 5.60

3 Nguyễn Thị Nhã Ca 3.00 3.80 x 3 Nguyễn Huỳnh Bá 4.20 5.00

4 Phạm T Thảo Chương 3.50 4.20 x 4 Trần Minh Chí 5.00 5.30

6 Phan Phúc Đạt 6.30 7.90 6 Đinh Ng Trường Giang 5.10 5.50

Trang 9

8 Lê Thị Tuyết Hạnh 3.10 3.50 x 8 Dương Công Hậu 7.20 7.30

9 Nguyễn Việt Hương 3.50 4.00 x 9 Ng Thị Kim Hương 3.05 3.20 x

10 Nguyễn Trung Khánh 7.40 8.50 10 Phạm T Trúc Hưương 2.90 3.10 x

11 Nguyễn Minh Khôi 6.60 7.20 11 Đồng Công Kha 5.25 5.25

12 Đặng Nguyên Lợi 7.90 8.25 12 Nguyễn Hữu Khang 8.20 8.50

13 Hồ Thị Trà Mi 4.00 5.00 x 13 Nguyễn Đại Khang 9.00 9.10

14 Hồ Thị Băng My 2.75 3.10 x 14 Phạm Chí Linh 6.15 6.20

15 Từ Như Ngọc 3.00 3.50 x 15 Huỳnh Thị Cẩm Loan 3.00 3.00 x

16 Huỳnh Phước Nhã 7.00 8.00 16 Nguyễn Thị Ngọc Lợi 2.70 3.05 x

17 Trần Ng Cao Trí Nhân 8.60 9.00 17 Đoàn Hoàng Nghĩa 7.15 7.30

18 Lê Hiển Quyền 6.80 7.20 18 Trương Thành Nhân 5.15 5.20

19 Võ Lê Nhất Quỳnh 2.40 3.20 x 19 Huỳnh Như 3.15 3.20 x

20 Nguyễn Hà Sanh 5.00 6.00 20 Châu Tam Phong 5.20 5.50

21 Nguyễn T Hồng Thắm 3.20 3.80 x 21 Trần Thanh Phong 6.10 6.15

22 Trần H Xuân Thắng 5.10 6.70 22 Nguyễn Hữu Phước 7.00 7.00

23 Đinh Duy Thịnh 5.00 6.30 23 Lê Huỳnh Quang 5.00 5.00

24 Mai Hữu Thịnh 6.80 7.30 24 Nguyễn Thanh Sơn 5.00 5.10

25 Chiêm Mỹ Xuân Thư 3.30 4.10 x 25 Cao Nhựt Tân 6.00 6.25

26 Ng Thị Minh Trang 4.00 5.10 x 26 Nguyễn Nguyên Thảo 3.00 3.25 x

27 Võ Phạm Trúc 3.35 3.85 x 27 Lê Thị Cẩm Tiên 2.90 3.30 x

28 Trần Ngọc Th Vân 2.70 3.55 x 28 Ng Thị Kim Thuyền 2.80 3.50 x

29 Nguyễn Thị Như Ý 3.50 4.10 x 29 Ngô Thị Huỳnh Trang 5.00 5.20 x

30 Trần Tuấn Kiệt 4.90 5.20 30 Ng Thị Thuỳ Trang 3.40 3.50 x

31 Nguyễn Huỳnh Trang 3.30 3.00 x

32 Nguyễn Hoài Trọng 5.15 5.50

33 Lê văn Chánh Trung 6.10 6.25

34 Phạm Văn Trung 6.45 6.55

35 Lê Minh Trường 8.15 8.30

36 Nguyễn T Thanh Thảo 5.00 5.30 x

37 Nguyễn T Yến Xuân 3.35 3.40 x

Trang 10

3.2/ Tổng hợp thành tích kiểm tra:

- Tổng hợp thành tích qua kiểm tra lần 1:

Lớp

Lớp thực nghiệm Lớp không thực nghiệm

4

10 41.7 11 84.6

- Tổng hợp thành tích qua kiểm tra lần 2:

Lớp

Lớp thực nghiệm Lớp không thực nghiệm

Qua kết quả đạt 02 lần kiểm tra được tôi nhận thấy:

* kiểm tra lần 1: khi chưa thực hiện bài tập thực nghiệm thì tỷ lệ học sinh đạt theo tiêu chí đưa ra rất thấp:

+ Lớp 11T3: đạt 46,7%

+ Lớp 11A11: đạt 43,2%

* Kiểm tra lần 2: sau khi tiến hành thực nghiệm, lớp thực nghiệm áp dụng các bài tập sau khi thực hiện các bài tập trên lớp thì kết quả:

+ Lớp 11T3: đạt 86,7%

+Lớp 11A11: đạt 59,5%

Trang 11

- Lớp tiến hành thực nghiệm, thực hiện bài tập bổ trợ trong từng tiết học thì qua kết quả kiểm tra tỷ lệ học sinh có thành tích đạt rất cao, thành tích tăng lên rõ rệt, rất ít học sinh không đạt

- Lớp không tiến hành thực nghiệm, không tập bài tập bổ trợ trong từng tiết học thì qua kết quả kiểm tra tỷ lệ học sinh có thành tích đạt rất thấp Thành tích có tăng lên nhưng không cao

Như vậy: Sau thời gian thực nghiệm trên 02 lớp: lớp 11T3 ngoài việc thực hiện các bài tập theo phân phối chương trình, theo kế hoạch chung của trường còn tập luyện các bài tập bổ trợ sau mỗi tiết học, lớp 11A11 học theo kế hoạch giảng dạy chung của trường theo phân phối chương trình, thì qua kiểm tra thành tích lần 2 tỷ lệ học sinh lớp 11T3 có thành tích đạt cao hơn so với kiểm tra lần 1 và có nhiều học sinh đạt theo tiêu chí đưa ra; lớp 11A11 so với kiểm tra lần 1 thì qua kiểm tra lần 2 số học sinh đạt thành tích cao rất thấp Điều

đó chứng tỏ các bài tập bổ trợ có tác dụng rất nhiều trong quá trình giảng dạy -huấn luyện góp phần nâng cao thành tích cho các môn thể thao nói chung môn đẩy tạ nói riêng

Trang 12

KẾT LUẬN

1 Ý nghĩa của đề tài:

Qua quá trình giảng dạy bản thân đã áp dụng một số bài tập bổ trợ nêu trên vào các buổi học và tập luyện sức mạnh cho môn đẩy tạ, tôi thấy học sinh hoc tập rất tích cực, kết quả đạt sau quá trình tập luyện rất cao Vì vậy, trong công tác giảng dạy của giáo viên Thể dục khi dạy bất kỳ môn học nào cần chọn lựa bài tập bổ trợ phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, tạo cho học sinh khả năng thực hành, lòng say mê học tập Đặc biệt là rèn luyện các kỹ năng, tố chất vận động

2 Phạm vi áp dụng:

Đề tài “Một số bài tập bổ trợ phát triển sức mạnh nhằm nâng cao thành

tích đối với môn đẩy tạ cho học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Đáng" tôi áp

dụng ở mỗi tiết học của lớp 11T3, 11A11 trường trung học phổ thông Nguyễn Đáng Năm học 2013 - 2014

Đề tài trên có thể áp dụng trong quá trình giảng dạy nội dung phát triển sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh bộc phát trong trường trung học phổ thông

3 Kiến nghị:

Từ kết quả nghiên cứu trên tôi có thể rút ra kiến nghị như sau: Bất kì môn học nào của môn Thể dục, Thầy- Cô phải gắn bài giảng với thực tế cuộc sống,

tự tìm ra những bài tập phù hợp cho từng môn học Đặc biệt, là tư tưởng nhận thức của học sinh, mỗi giờ học của môn học giáo viên phải mang lại cho học sinh những hiểu biết mới, kích thích học sinh tự học, tự suy nghĩ, từ đó kết quả học tập mới đạt hiệu quả cao Vì vậy, trong quá trình giảng dạy giáo viên cần đưa ra một số bài tập bổ trợ phù hợp từng môn học nhằm nâng cao thể lực, thành tích cho học sinh

Trên đây là kinh nghiệm chủ quan của bản thân tôi Tuy có cố gắng nhưng ít nhiều đề tài còn hạn chế Rất mong sự đóng góp ý kiến của quý

thầy-cô, Hội đồng khoa học để trong quá trình giảng dạy đạt kết quả tốt hơn và tự

Ngày đăng: 06/06/2014, 20:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w