1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương tiện đến trường của sinh viên trường đại học thương mại

70 1,2K 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 398,09 KB

Nội dung

Sau khi học môn phương pháp nghiên cứu khoa học, , nhómnghiên cứu đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định sử dụng phương tiện đến trường của sinh viên trường Đạihọc

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Nghiên cứu khoa học hay tiếng anh gọi là Scientific Research làquá trình áp dụng các phương pháp nghiên cứu từ những ngườinghiên cứu có trình độ chuyên môn nhằm tìm ra kiến thức mới,những ứng dụng kỹ thuật có hiệu quả và những mô hình mới có ýnghĩa với thực tiễn Hoạt động trong nghiên cứu khoa học là đi tìmhiểu, quan sát, thí nghiệm và đôi khi phải trải nghiệm thử,… dựatrên cơ sở những gì đã thu thập được về số liệu, tài liệu,… Từ đó cóthể rút ra khái niệm cụ thể của nghiên cứu khoa học chính là việcthực hiện tổng hợp một chuỗi các phương pháp để nghiên cứu tìm raquy luật mới, khái niệm, hiện tượng mới,… đã được chứng minhtrong quá trình nghiên cứu thông qua khảo sát hay qua những sốliệu, tài liệu đã được thu thập Và nghiên cứu khoa học đã được ứngdụng thành môn phương pháp nghiên cứu khoa học cho các trườngĐại học để sinh viên có thể tiếp cận và rèn luyện, đặc biệt là có thểphục vụ cho các đề tài hay cuộc thi nghiên cứu khoa học sau này

Sau khi học môn phương pháp nghiên cứu khoa học, , nhómnghiên cứu đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định sử dụng phương tiện đến trường của sinh viên trường Đạihọc Thương Mại” thông qua việc thiết lập bảng hỏi và chọn mẫu đểgóp một nguồn tài liệu đáng tin cậy để sinh viên cùng tham khảo vềvấn đề này và đưa ra những nhân tố khách quan, những con số cụthể, từ đó rút ra được cường độ tác động của từng nhân tố đến quyếtđịnh lựa chọn phương tiện đi lại

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU i

MỤC LỤC ii

CHÚ THÍCH iv

CHƯƠNG I : CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1

1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1

1.2 Tuyên bố tên đề tài 1

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng nghiên cứu 2

1.5 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.6 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu 3

1.6.1 Giả thuyết nghiên cứu 3

1.6.2 Mô hình nghiên cứu 4

1.7 Mục đích nghiên cứu 4

1.8 Thiết kế nghiên cứu 5

CHƯƠNG II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 7

2.1 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng 7

2.1.1 Giới tính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên 7

2.1.2 Tuổi tác ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện 7

2.1.3 Tài chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đi lại của sinh viên 8

Bên cạnh các vấn đề về giới tính, các đặc điểm về thu nhập cá nhân, hộ gia đình của mỗi sinh viên cũng tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện của sinh viên Nghiên cứu có liên quan về yếu tố này được thực hiện bởi Ralph Buehler, 2011 nói rằng: 8

2.1.4 Quyền sở hữu phương tiện đi lại ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đi lại của sinh viên 8

2.1.5 Đặc điểm chuyến đi ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đi lại của sinh viên 9

Trang 3

2.1.6 Chất lượng dịch vụ và phương tiện ảnh hưởng đến

quyết định lựa chọn phương tiện đi lại của sinh viên 9

2.1.7 Nhận thức và thái độ đối với môi trường ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đi lại của sinh viên 10

2.2 Các kết quả đã nghiên cứu 10

2.3 Vận dụng các kết quả đã nghiên cứu 17

2.4 Cơ sở lý luận 18

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19

3.1 Tiếp cận nghiên cứu 19

3.1.1.Phương pháp định tính 19

3.1.2.Phương pháp định lượng 19

3.2 Giả thuyết nghiên cứu 19

3.3 Thiết kế nghiên cứu 19

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu 19

3.3.2 Xác định chuẩn dữ liệu 20

3.3.3 Xác định nguồn thu nhập dữ liệu 20

3.3.4 Xác định phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể 20

3.4 Công cụ thu thập thông tin 20

3.5 Quy trình thu thập thông tin 21

3.6 Xử lí và phân tích dữ liệu 22

CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 23

4.1 Kết quả nghiên cứu định lượng: 23

4.1.1 Thống kê mô tả: 23

4.1.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha: 31 4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA: 36

4.1.4 Phân tích tương quan Pearson: 40

4.1.5 Phân tích hồi quy đa biến: 40

Bảng 4.25 Kết quả phân tích hồi quy đa biến Coefficients a 41 4.2 Kết quả nghiên cứu định tính: 46

CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ THẢO LUẬN 49

5.1 Kết luận 49

5.2 Thảo luận 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

PercentValid Percent hợp lệTỷ lệ phần trăm

Corrected Item-Total Correlation Tương quan biến tổng

Cronbach's Alpha if Item Deleted Alpha Cronbach nếu Deleted câu này KMO and Bartlett's Test Kiểm định KMO và Bartlett

Total Variance Explained Tổng phương sai trích

Unstandardized Coefficients Hệ số chưa chuẩn hóa

Standardized Coefficients Hệ số đã chuẩn hóa

Trang 5

Variances đồng nhất của phương sai

Trang 6

CHƯƠNG I : CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1.1 Bối cảnh nghiên cứu

Hàng ngày, trên các bản tin thời sự hay trên những trang báo thì các thông tin về giao thông đôi lúc khiến chúng ta phải giật mình và lo sợ

Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, 12 tháng qua (tính từ ngày 15.12.2019 đến 14.12.2020), toàn quốc xảy ra 14.510 vụ tai nạn giao thông, làm chết 6.700 người, bị thương 10.804 người

Thương mại lại nằm trên tuyến đường “nóng” của Hà Nội- Cầu Giấy Thật dễ dàng đểnhận ra sự bế tắc trong tình hình giao thông ở đây: tắc đường, tai nạn, xe cộ chèn lên

cả vỉa hè, đặc biệt vào giờ cao điểm – đến vỉa hè cũng tiềm ẩn nguy cơ tai nạn…

1.2 Tuyên bố tên đề tài.

Đối với sinh viên nói chung , hầu hết phải đối mặt với việc chi tiêu sao cho tiết kiệm Vì vậy mỗi người luôn cố gắng chọn cho mình phương án sử dụng tiền sao cho hiệu quả, tối ưu nhất để từ đó lựa chọn cho mình phương tiện di chuyển phù hợp nhất

Từ việc xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến nhu cầu chọn phương tiện đến trường của sinh viên, có thể phần lớn đưa ra được những hướng giải quyết tích cực hơn cho vấn đề phương tiện đi lại Là những sinh viên năm nhất của trường Đại học Thương mại, nhóm nghiên cứu cũng đang có những mối quan tâm đến việc sử dụng phương

Trang 7

tiện gì phù hợp để đến trường Nên sau khi nhận thấy sự cần thiết của vấn đề nói trên, nhóm tác giả quyết định nghiên cứu về đề tài “Những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên Đại học Thương mại”.

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

 Mục tiêu chung: Tìm ra các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng phương tiện đến trường của sinh viên trường Đại học Thương Mại

 Mục tiêu cụ thể:

 Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài

 Xây dựng mô hình, giả thuyết của vấn đề nghiên cứu

Xác định phương pháp nghiên cứu, phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

Tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu trên thực tế

Trình bày kết quả nghiên cứu

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng phương tiện đến trường của sinh viên trường Đại học Thương Mại

1.5 Câu hỏi nghiên cứu

 Câu hỏi nghiên cứu 1: Khoảng cách có phải là nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng phương tiện đến trường của sinh viên trường Đại học Thương Mại không?

 Câu hỏi nghiên cứu 2: Tài chính có phải là nhân tố ảnh hưởng tới quyết định

sử dụng phương tiện đến trường của sinh viên trường Đại học Thương Mại không?

 Câu hỏi nghiên cứu 3: Sự thuận tiện có phải là nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng phương tiện đến trường của sinh viên trường Đại học Thương Mại không?

 Câu hỏi nghiên cứu 4: Sức khỏe có phải là nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng phương tiện đến trường của sinh viên trường Đại học Thương Mại không?

 Câu hỏi nghiên cứu 5: Vấn đề về môi trường có phải là nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng phương tiện đến trường của sinh viên trường Đại học Thương Mạikhông ?

Trang 8

 Câu hỏi nghiên cứu 6: Xu hướng có phải là nhân tố ảnh hưởng tới quyết định

sử dụng phương tiện đến trường của sinh viên trường Đại học Thương Mại không ?

 Câu hỏi nghiên cứu 7: Có những yếu tố nào ảnh hướng tới quyết định sử dụngphương tiện đến trường của sinh viên trường Đại học Thương Mại ?

1.6 Giả thuyết và mô hình nghiên cứu.

1.6.1 Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Khoảng cách có thể là nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử

dụng phương tiện đến trường của sinh viên Đại học Thương Mại

Giả thuyết 2: Tài chính có thể là nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng

phương tiện đến trường của sinh viên Đại học Thương Mại

Giả thuyết 3: Sự thuận tiện có thể là nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử

dụng phương tiện đến trường của sinh viên Đại học Thương Mại

Giả thuyết 4: Sức khỏe có thể là nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng

phương tiện đến trường của sinh viên Đại học Thương Mại

Giả thuyết 5: Vấn đề về môi trường có thể là nhân tố ảnh hưởng tới quyết

định sử dụng phương tiện đ.ến trường của sinh viên Đại học Thương Mại

Giả thuyết 6: Xu hướng có thể là nhân tố ảnh hưởng tới quyết định sử dụng

phương tiện đến trường của sinh viên Đại học Thương Mại

1.6.2 Mô hình nghiên cứu

Trang 9

1.7 Mục đích nghiên cứu

Ý nghĩa lý luận:

- Nghiên cứu đề tài này với mong muốn được góp một nguồn tài liệu đáng tin

cậy để sinh viên cùng tham khảo về vấn đề này

- Đưa ra những nhân tố khách quan, những con số cụ thể, từ đó rút ra được

cường độ tác động của từng nhân tố đến quyết định lựa chọn phương tiện đi lại

Ý nghĩa thực tế:

- Đưa ra những hạn chế, những ưu điểm, nhược điểm của từng phương tiện

Nhằm nâng cao chất lượng các phương tiện công cộng, khuyến khích sinh viên sử

dụng các phương tiện thân thiện với môi trường, giúp cải thiện tình hình giao thông

như: xe đạp, đi bộ, xe bus…

- Bài nghiên cứu cung cấp cho các bạn sinh viên có những cơ sở khoa học đáng

tin cậy để nhìn nhận nhiều mặt về vấn đề an toàn giao thông và môi trường, cũng như

là nguồn tài liệu để nhà trường nắm bắt được tình hình sử dụng phương tiện đi lại của

sinh viên để dễ dàng quản lý và hỗ trợ sinh viên tốt hơn

- Với các doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ đi lại- khảo sát là bước quan

trọng để doanh nghiệp nhận định lại loại hình giao thông nào được sinh viên ưa

Yo ur text here

Quyết định sử dụng phương tiện đến trường của sinh

viên ĐHTM

Trang 10

chuộng hơn, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh ổn định để cải thiện về giá cả chất lượng và vấn đề bảo vệ môi trường để phục vụ tốt nhất - đáp ứng những nhu cầu của sinh viên đi lại cũng như tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp

1.8 Thiết kế nghiên cứu

o Phạm vi thời gian: Từ 22/01/2021 đến 15/4/2021

o Phạm vi không gian: Trường Đại học Thương Mại

o Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đi lại được thực hiện theo hai bước chính gồmnghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức

+ Nghiên cứu sơ bộ: Được thực hiện thông qua nghiên cứu định tính, với kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung gồm:

Phân tích tổng hợp

Thảo luận, trao đổi

So sánh đối chiếu, từ đó hình thành phiếu câu hỏi khảo sát chính thức + Nghiên cứu chính thức: Thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách thu thập thông tin qua phiếu khảo sát chi tiết, phân tích qua biểu đồ tròn và dùng phần mềm SPSS để xử lý dữ liệu

- Công cụ thu thập dữ liệu: + định tính: phỏng vấn sâu

+ định lượng: bảng câu hỏi tự quản lý được tạo bằng Google Form, sau đấy gửi qua Internet đến những người được khảo sát

- Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu:

+ Nghiên cứu định tính: phương pháp phỏng vấn

+ Nghiên cứu định lượng: phương pháp khảo sát

- Quy trình nghiên cứu được tóm tắt qua sơ đồ sau:

Trang 11

Tổng quan tài liệu

Giả thuyết NC

Thiết kế NC

Trang 12

CHƯƠNG II TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng.

Các nghiên cứu trước về lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên đã chứng minh rằng quyết định lựa chọn phương tiện đi lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau bao gồm: Tuổi tác, giới tính, tài chính, đặc điểm chuyến đi, sự sở hữu phương tiện, chất lượng phương tiện và dịch vụ, nhận thức và thái độ

2.1.1 Giới tính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên.

Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng yếu tố giới tính quyết định phần lớn vàolựa chọn loại hình phương tiện di chuyển Satiennam và cộng sự (2011) cũng như Thamizh Arasan và Vedagiri (2011) đã phát hiện ra xác suất chuyển sang phương tiệncông cộng ở phụ nữ cao hơn Tương tự, nghiên cứu của Alvinsyah, Soehodho và Nainggolan’s (2005) kết luận nam giới có sở thích lái xe hơn và ít có xu hướng

chuyển sang phương tiện công cộng hơn Morikawa và cộng sự(2003) cũng phát hiện

ra rằng nam du khách thích sử dụng ô tô hoặc xe máy hơn phụ nữ trong trường hợp các thành phố của Nhật Bản, ngoại trừ Nagoya Nurised, Rahmat và Ismail (2007) cũng phát hiện ra rằng phụ nữ có nhiều khả năng sử dụng phương tiện công cộng hơn

ở Malaysia Tại Đài Loan, Chang và Wu (2005) kết luận rằng trong số những người cao tuổi, nam giới tự lái xe nhiều hơn nữ giới

Tương tự nghiên cứu của Buehler được tiến hành vào năm 2011 cho rằng các bạn sinh viên nữ thường có khả năng lái xe thấp hơn các bạn nam, thường chọn cho mình phương tiện đến trường là xe bus, xe đạp hoặc đi bộ, tùy thuộc vào khoảng cách

di chuyển Còn các bạn nam thì với khả năng lái xe tốt hơn thường chọn cho mình cácphương tiện như xe máy, ô tô

2.1.2 Tuổi tác ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện

Tuổi tác cũng có ý nghĩa Abuhamoud, Rahmat và Ismail (2011) có mối quan hệ tích cực giữa tuổi và khả năng sử dụng phương tiện giao thông công cộng Nurised, Rahmat và Ismail (2007) cho biết người cao tuổi sẵn sàng chuyển sang

Trang 13

phương tiện công cộng hơn nếu độ tuổi lái xe hợp pháp tối thiểu được nâng lên và chất lượng dịch vụ giao thông công cộng được cải thiện Morikawa và cộng sự(2003) cũng nhận thấy sự ưa thích phụ thuộc vào phương tiện cá nhân ở những người từ 18 tuổi trở lên, trong khi dân số lớn tuổi (65 tuổi trở lên) ở Nagoya, Nhật Bản thích đi xe buýt hơn Nolan (2001) cũng phát hiện ra rằng các hộ gia đình trẻ thường di chuyển nhiều hơn và có chi tiêu cao hơn cho giao thông, cả tư nhân và công cộng

2.1.3 Tài chính ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đi lại của sinh viên.

Bên cạnh các vấn đề về giới tính, các đặc điểm về thu nhập cá nhân, hộ gia đình của mỗi sinh viên cũng tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện của sinh viên Nghiên cứu có liên quan về yếu tố này được thực hiện bởi Ralph Buehler, 2011 nói rằng:

“Cả Đức Và Mỹ, các gia đình có thu nhập cao hơn thì sẽ lựa chọn ô tô và ít chuyến đi hơn bằng phương tiện công cộng, đi bộ và xe đạp Ở Hoa Kỳ, việc xử dụng

xe hơi phổ biến hơn trong tất cả các nhóm thu nhập” Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên hiện nay cho thấy sinh viên

có điều kiện về kinh tế sẽ lựa chọn phương tiện đến trường bằng xe điện, xe máy, ô tô thay vì các phương tiện công cộng Việc một sinh viên sở hữu phương tiện có thể tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện của sinh viên đó Sinh viên năm 3, 4 khi đã

ổn định kinh tế từ việc đi làm thêm cũng có xu hướng thay đổi phương tiện di chuyển

từ phương tiện công cộng sang phương tiện cá nhân

2.1.4 Quyền sở hữu phương tiện đi lại ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đi lại của sinh viên.

Trong nghiên cứu của Dielemen và cộng sự(2002) tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn phương tiện đi lại cho nhiều mục đích khác nhau Kết quả cho thấy rằng với mục đích di chuyển, việc sở hữu phương tiện khiến cho cá nhân có khả năng lựa chọn xe ô tô cho chuyến đi của mình cao hơn Ở một nghiên cứu khác của Com-mins và Nolan( 2011) nghiên cứu quyết định lựa chọn phương tiện đi làm và đã đưa ra kết luận rằng những người sở hữu xe thường ít có khả năng đi bộ, đi xe bus Tương tự, sinh viên đang sở hữu một phương tiện cá nhân thường lựa chọn sử dụng

Trang 14

phương tiện đó đến trường mà ít sử dụng các phương tiện công cộng hay đi bộ để đến trường.

2.1.5 Đặc điểm chuyến đi ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện

đi lại của sinh viên.

Trong bài nghiên cứu có tên là những nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện của G.adom-Asamoah,Seth Asare Okyere, E.A.K.Senayah,2015 có nhắc đến rằng : Khoảng cách giữa nhà và trường học là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức giao thông đến trường, đặc biệt là với các phương thức không có động cơ (Frank và Co, 2008) Do đó, loại phương thức lựa chọn bị ảnh hưởng bởi mức độ gần hay xa Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng khoảng cách là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc lựa chọn các

phương thức khác ngoài đi bộ Iranwan và Sumi (2011) đã tiết lộ điều này với nghiên cứu Indonesia của họ rằng khi khoảng cách giữa nhà và trường học tăng lên các chương trình 'đi bộ đến trường' trở nên không hiệu quả nhưng các chương trình 'xe đạp đến trường' được khuyến nghị như một giải pháp thay thế tốt hơn

2.1.6 Chất lượng dịch vụ và phương tiện ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đi lại của sinh viên.

Chất lượng dịch vụ và phương tiện cũng là một yếu tố quyết định đến hình thức di chuyển của sinh viên Để thu hút đông đảo sinh viên sử dụng phương tiện cá nhân đơn vị cung cấp dịch vụ phải cải thiện chất lượng dịch vụ , làm tăng sự hài lòng của khách hàng( theo nghiên cứu của Kang và James,2004, Seth và cộng sự, 2008) đồng nghĩa sẽ làm tăng tính trung thành của khách hàng với dịch vụ( Kim và cộng sự,

2004, Seth và cộng sự, 2008, Hanzaee và nasimi, 2012) Bởi vậy cải thiện chất lượng dịch vụ làm tăng sự hài lòng của khách hàng có thể là chìa khóa cho việc chuyển sang

sử dụng xe bus của sinh viên từ đó giảm được mật độ phương tiện cá nhân

Trang 15

2.1.7 Nhận thức và thái độ đối với môi trường ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đi lại của sinh viên.

Việc lựa chọn phương tiện di chuyển là một hành vi liên quan đến môi trường và do đó sẽ chịu ảnh hưởng từ thái độ và nhận thức về môi trường của sinh viên Lý thuyết về hành vi dự định cho rằng thái độ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của con người Halpenny(2005) cũng cho rằng thái độ và nhận thức về môi trường có tác động đến ý định hành vi môi trường Các bằng chứng thực nghiệm về hành vi có liên quan đến môi trường của Hini và Kearns(1995) và Scott và Willits(1994) là cơ sở để nghiên cứu kiểm chứng mối quan hệ giữa thái độ và nhận thức môi trường đến quyết định lựa chọn phương tiện đi lại của mình vừa giảm ô nhiễm môi trường do khói bụi, vừa tăng sức dẻo dai cho bản thân lại tiết kiệm được các chi phí như xăng xe, bảo dưỡng,…

2.2 Các kết quả đã nghiên cứu.

S.K.Meead và cộng sự (2009), Đánh giá các mặt ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương thức đi lại của học sinh (Evaluating the facors affecting student travel mode choice )

Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn phương thức

di chuyển của học sinh trong trường bằng cách sử dụng mô hình logit đa thức Nghiêncứu đã chỉ ra rằng có 4 nhân tố ảnh hưởng đó là độ tuổi, giới tính, thu nhập hộ gia đình và khoảng cách từ nhà đến trường Trong đấy yếu tố thu nhập của hộ gia đình là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất trong số các biến số được xem xét mâu thuẫn với kết quảcủa Jensen trong bài nghiên cứu “ Làm thế nào để có được một hành trình đến trường

an toàn (2008)” Thứ hai đó là khoảng cách hay trong bài nghiên cứu được thay thế bằng cụm từ “ trường học khu vực lân cận” cũng ảnh hưởng tới việc ra quyết định của học sinh Nghiên cứu cũng chỉ ra thêm về ảnh hưởng của các yếu tố đô thị như mật

độ, cư trú và cân bằng việc làm, khu vực thương mại/dân cư để nâng cao hiểu biết về

sự lựa chọn phương thức đi lại của sinh viên

Trang 16

Ralph Buehler, 2011 “ Determinants of transport mode choice: a comparison of Germany and the USA” (Các yếu tố quyết định lựa chọn

phương thức di chuyển: so sánh giữa Đức và Mỹ)

Nghiên cứu này cho rằng: Khoảng cách, mật độ dân số, thu nhập hộ gia đình, giới tính, mục đích di chuyển, vòng đời hộ gia đình là những biến ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phương tiện di chuyển Phương pháp nghiên cứu phân tích thống kê mô tả và đa biến Hình thức lấy dữ liệu ở mỗi quốc gia

là khác nhau Như ở Đức nhà nghiên cứu đã tiến hành gửi giấy khảo sát qua thư, trong khi tất cả các cá nhân ở Hoa Kỳ được phỏng vấn qua điện thoại Cảhai cuộc khảo sát đều được tiến hành phân tích không phản hồi Sau đấy chuyển đôi các biến phân tích về cùng một biến để dễ dàng phân tích số liệu

Ở cả hai quốc gia các cá nhân sẽ ít chuyến di chuyển bằng ô tô nếu họ gần các phương tiện giao thông công cộng Kết quả phân tích này cảnh báo các nhà hoạch định và chính sách của Mỹ, các nhà sản xuất hạn chế kỳ vọng của họ về những thay đổi lâu dài nhanh chóng trong lựa chọn phương tiện cá nhân của người dân

Dong Wang và Yan Liu 2015 “Factors Influencing Public

Transport Use: A Study of University Commuters' Travel and Mode Choice Behaviours”( Những nhân tố ảnh hưởng tới việc sử dụng phương tiện công cộng )

Nghiên cứu này nhắm mục tiêu đến các sinh viên và nhân viên của UQ sống ở Vùng Đông Nam Queensland Sử dụng các cuộc khảo sát dựa trên web được thực hiện trong hai năm liên tiếp 2013 và 2014 tại Đại học Queensland (UQ).Nhóm nghiên cứu đã sử dụng IBM SPSS®v20 để phân tích thống kê và ESRI ArcGIS Desktop 10.3 để phân tích không gian Tuy nhiên số câu hỏi là rất lớn và phức tạp nên đến năm 2014 một phương pháp tiếp cận theo lộ trình

đã được áp dụng trong thiết kế bảng câu hỏi của năm 2014 để giảm tổng số câu hỏi mà mỗi người trả lời nhận được Thu về 8977 phiếu trả lời

Trang 17

Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phương tiện công cộng là giá vé trên mỗi km, khoảng cách, thời gian Và kết luận rằng: Giá vé trên mỗi

km ảnh hưởng tới sinh viên nhiều hơn nhân viên UQ Tuy nhiên khoảng cách ảnh hưởng tương tự nhau đối với họ Phân tích không gian về việc sử dụng phương thức đi lại của UQ cho thấy mối tương quan không gian với việc cung cấp cơ sở hạ tầng giao thông công cộng chất lượng cao, tầm quan trọng của khảnăng tiếp cận trong việc thúc đẩy sử dụng phương tiện giao thông tích cực Cácchính sách can thiệp vào các nhóm người dùng cụ thể sẽ hiệu quả hơn để khuyến khích sử dụng phương tiện giao thông công cộng

Nguyễn Trọng Hoài, Hồ Quốc Tuấn ( 5/2015), Phân tích hành vi lựa chọn phương tiện giao thông của người dân đô thị Việt Nam: Nghiên cứu điển hình Thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Từ nghiên cứu trên cho thấy rằng đa số các yếu tố được kể đến đều ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện Các yếu tố có thể kể đến như yếu tố nhânkhẩu học, điểm kinh tế- xã hội, đặc điểm sở hữu phương tiện và đặc điểm chuyến đi Quan trọng hơn, nghiên cứu này đã cho nhóm chúng tôi thấy rằng các yếu tố thái độ đối với môi trường và phản ứng đối với môi trường và phản ứng đối với chính sách cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương tiện Trong đó, đáng chú ý là sự sẵn lòng hành động vì môi trường và phản ứng chính sách Theo đó, mức độ sẵn lòng hành động vì môi trường nâng cao khả năng đi bộ hoặc xe đạp, đồng thời cá nhân sẽ phản ứng với chính sách hạn chế phương tiện cá nhân theo hướng tăng sử dụng xe đạp Bên cạnh đó nghiên cứu này cũng có những hạn chế do những điểm đặc thù của đối tượng nghiên cứu Dữ liệu thu thập được không cho phép xem xét phương

án sử dụng ô tô và xe buýt, và đồng thời bỏ qua các mục đích khác khi sử dụng

phương tiện giao thông như đi giải trí, đi làm thêm, Quy mô khảo sát cũng là một hạn chế của nghiên cứu này Những nghiên cứu trong tương lai có thể được thực hiện theo một số hướng mở rộng quy mô khảo sát để xem xét lựa chọn phương tiện ô tô cá nhân và xe buýt, mở rộng phạm vi bảng hỏi để thu thập thêm thông tin nhằm phân tíchlựa chọn phương tiện cho những mục đích khác như đi học, mua sắm, giải trí

Trang 18

Vũ Thu Hằng (2010), Một số giải pháp hạn chế tai nạn giao thông đường bộ tại Việt Nam

Nghiên cứu đã chỉ ra cho chúng tôi biết rõ hơn rằng đi bộ là một ý tưởng không tồi cho sinh viên hay nhiều người khác làm phương tiện đi học hoặc đi làm để giảm thiểu tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường và hơn hết

đi bộ còn có thể nâng cao thể lực cho bản thân.Và đi bộ thích hợp nhất cho những sinh viên ở trọ gần hoặc nhà gần trường Vừa đỡ được chi phí đi lại vừa đảm tính an toàn tránh được nhiều rủi ro trên đoạn đường đến trường

PGS.TS Hà Nam Khánh Giao và Trần Thị Hồng Hiệp (2017), Nghiên cứu tác động của các yếu tố hành vi lựa chọn xe khách Phúc Thuận Thảo, tuyến Thành phố Tuy Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu này xem xét các yếu tố tác động đến hành vi lựa chọn xe khách Phúc Thuận Thảo, tuyến Thành phố Tuy Hòa và Thành phố Hồ Chí Minh, với quy mô nghiên cứu khá là rộng bằng việc khảo sát 180 hành khách

Sử dụng phương pháp nghiên cứu truy hồi với 05 thành phần tác động đến hành vi lựa chọn xe khách Phúc Thuận Thảo, sắp theo thứ tự độ mạnh giảm dần: chất lượng dịch vụ, sự hài lòng, giá trị dịch vụ, chuẩn chủ quan, nhận thứckiểm soát hành vi Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị đối với Ban Quản lý doanh nghiệp xe khách Phúc Thuận Thảo nhằm giúp nâng cao khảnăng bán hàng Kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai tổng thể

(Independent- samples T- test) cho thấy không có sự khác biệt giữa nam và nữ đối với hành vi lựa chọn xe khách Phúc Thuận Thảo Phương pháp phân tích sâu ANOVA với kiểm định Post Hoc Test bằng phương pháp Bonferroni cho thấy nhóm độ tuổi từ 18 - 25 tuổi và nhóm trên 45 tuổi có sự khác biệt về hành

vi lựa chọn xe khách Phúc Thuận Thảo

Nghiên cứu này đã đem đến cho nhóm chúng tôi không chỉ biết một phương pháp mà nhiều phương pháp nghiên cứu, các cách kiểm tra giả thuyết của nhóm đưa ra có hợp lí với thực tế hay không Giúp phân chia ra được ra đối

Trang 19

tượng khảo sát về giới tính có sự chênh lệch khảo sát như thế nào? Sinh viên năm nhất, năm hai, năm ba và năm cuối của Đại học Thương Mại có những quyết định như nào trong việc lựa chọn phương tiện nào để đi tới trường.

Nguyễn Thị Hồng Mai (2014), Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống vận tải hành khách công cộng trong đô thị

Nghiên cứu đã chỉ rõ hơn về vấn đề dịch vụ ở đây có ảnh hưởng đến lựa chọn phương tiện đi lại của người dân cụ thể là giám sát điều hành hoạt động của phương tiện và người điều khiển phương tiện trên đường chưa tốt, dẫn đến chất lượng dịch vụ chưa cao, làm giảm tính hấp dẫn của dịch vụ nên chưa thu hút được đông đảo người dân sử dụng Số lượng người dân sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng thấp đồng nghĩa với hiệu quả hệ thống vận tải hành khách công cộng mang lại chưa cao

Nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra để người dân tham gia vận tải hành khách công cộng với số lượng đông dảo hơn thì ta cần phải nâng cao hệ thống dịch vụ vận tải hành khách công cộng Đến đây ta đã thấy yếu tố dịch vụ lại một lần nữa đóng góp vai trò quan trọng trong việc quyết định sử dụng phương tiện công cộng Tuy nhiên nghiên cứu lại không chỉ ra được còn có những trường hợp vẫn lựa chọn phương tiện công cộng mặc dù chất lượng dịch

vụ không hề tốt, hiện tượng quá tải diễn ra thường xuyên nhưng vẫn phải chọn phương tiện công cộng vì nó có chi phí rẻ nhất Điển hình là sinh viên, học sinhnhững đối tượng có tài chính hạn hẹp sử dụng vận tải hành khách công cộng nhiều nhất

PGS.TS Huỳnh Văn Sơn (2012), Văn hóa giao thông trong môi trường học đường

Từ cuốn sách chỉ ra đã cho ta biết rằng khoảng cách đến trường là một nhân tố quan trọng quyết định đến việc lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên Cuốn sách cũng đưa ra những thái độ, tâm lí, tình trạng tiêu biểu coi

Trang 20

thường văn hóa giao thông Bên cạnh đó cuốn sách nhấn mạnh, văn hóa giao thông hay ý thức con người khi tham gia giao thông cũng đóng góp một phần không thể thiếu đến quyết định lựa chọn phương tiện.

Nguyễn Văn Điệp (2011), Nghiên cứu đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị tại Việt Nam, Luận án tiến sĩ

kinh tế, Đại học Giao thông Vận tải

Luận án đã nghiên cứu và làm rõ luận điểm, vai trò của hệ thống vận tải hànhkhách công cộng trong các đô thị nói chung và vận tải hành khách bằng xe buýt nói riêng Đánh giá thực trạng hệ thống vận tải công cộng bằng xe buýt ở các đô thị của nước ta, đặc biệt là hai thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; Xây dựng hệ thống phương pháp và chỉ tiêu đánh giá và nâng cao chất lượng giao thông công cộng; đặc biệt, là trực tiếp góp phần khắc phục hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn ở nước ta hiện nay

Làm rõ thực trạng về công tác đánh giá hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Việt Nam hiện nay, những mặt được và chưa được Sự chậm chễ, sự không liên hoàn của công việc đánh giá dẫn đến hệ thống vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt chưa được hoàn thiện kịp thời để phù hợp với nhu cầu đi lại của người dân, hệ lụy là tắc nghẽn giao thông trầm trọng, nhất là Hà Nội

và TP Hồ Chí Minh

Ngô Thanh Chương (2008), Quy trình tổ chức quản lí và hiệu quả

xã hội hóa vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở đô thị Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến vận tải hành khách công cộng ở các đô thị Việt Nam, tác giả đã chỉ rõ: Xã hội hóa vận tải hành khách công cộng là một hoạt động ý nghĩa trong đáp ứng nhu cầu đi lại trong thành phố Các đô thị và thành phố của Việt Nam những năm gần đây đã

có nhiều chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển vận tải hành khách công cộng trong đó chủ yếu là vận tải bằng xe buýt nhằm cải thiện tình trạng giao thông đô thị

Trang 21

Từ nghiên cứu cho ta thấy rằng khi xã hội ngày càng phát triển kèm theo là sự phát triển lớn mạnh, ngày càng hoàn thiện của các phương tiện vận chuyển công cộng v và điều đó góp phần thúc đẩy người dân cũng như sinh viên lựa chọn phương tiện này.

 Ana Barberan, João de Abreu e Silva, Andres Monzon, 2017

“Factors influencing bicycle use: a binary choice model with panel

data”( Những yếu tố ảnh hưởng tới việc xử dụng xe đạp)

Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đó là thái độ, vấn đề về môi trường,

sự an toàn, rủi ro, dễ chịu, phù hợp với phong cách sống, hiệu quả Các biến tiềm ẩn cơ bản được thu thập thông qua phân tích nhân tố Trong phân tích nhân tố, bình phương nhỏ nhất không trọng số (ULS) đã được sử dụng

Varimax với chuẩn hóa Kaiser đã được áp dụng để thu được một phép quay trực giao và phương pháp Anderson-Rubin là phương pháp được sử dụng để tính điểm yếu tố Để xác định những biến số ảnh hưởng đến việc mọi người có hoặc không đi làm bằng xe đạp (phản hồi nhị phân) dựa trên dữ liệu bảng (các quan sát lặp lại của từng cá nhân), một mô hình logit nhị thức hiệu ứng ngẫu nhiên đã được áp dụng Có dạng:

y it¿

= γ ' X it + ε it

ε it = v it + μ i

y it=1,¿ ¿)

Nghiên cứu cũng khẳng định tầm quan trọng của các đặc điểm xã hội học và thái

độ của cá nhân đối với việc đi xe đạp Cần nhấn mạnh vai trò của việc thay đổi nhận thức và thái độ để thúc đẩy đi xe đạp Điều này có thể được giải quyết bằng nhận thức các chiến dịch, nâng cao cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất hoặc các biện pháp can thiệp khác

 Yaser Hatamzadeh, Meeghat Habibian, Ali Khodaii, 2016

“Effective factors in walking mode choice of different age groups for school

Trang 22

trips”( Các yếu tố tác động trong việc lựa chọn phương thức đi bộ đến trường của các nhóm tuổi khác nhau )

Theo nghiên cứu này việc đi bộ đến trường bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tốbao gồm : đặc điểm phân chia, đặc điểm hộ gia đình, đặc điểm chuyến đi, và yếu tố môi trường Dữ liệu để phân tích lấy từ nghiên cứu quy hoạch giao thông toàn diện của Rasht vào năm 2007 Các mô hình logit nhị phân riêng biệtđược phát triển cho các nhóm tuổi khác nhau trong các chuyến đi đến trường

Kết quả cho thấy bên cạnh một số điểm tương đồng, hành vi đi bộ giữa các nhóm tuổi khác nhau trong các chuyến đi đến trường là khác nhau Vì tuổi tác chỉ có ý nghĩa đối với trẻ em từ 5 đến 14 tuổi nhưng không ảnh hưởng đến học sinh trung học (McDonald ,2008)

Nghiên cứu còn chỉ ra rằng giới tính có sự phân hóa giữa việc đi bộ Cho rằng học sinh nữ sẽ đi bộ ít hơn học sinh nam Do đặc điểm hộ gia đình là khác nhau Thêm vào đó yếu tố thời tiết cũng ảnh hưởng khá rõ rệt việc đi đến trường vào buổi chiều chỉ có tác động tích cực và đáng kể đến việc lựa chọn phương thức đi bộ của học sinh tiểu học và trung học

2.3 Vận dụng các kết quả đã nghiên cứu

Bài thảo luận của chúng tôi đã vận dụng được rất nhiều các kết quả của các nghiên cứu trước đó về đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng phương tiện để đi đến trường”

Bên cạnh đó nghiên cứu của nhóm chúng tôi cũng đưa ra một số quan điểm mới

về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên Đại Học Thương Mại

+ Khoảng cách là nhân tố ảnh hưởng khá nhiều đến quyết định lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên Đại Học Thương Mại, từ mẫu

+ Chi phí sinh hoạt của sinh viên theo từng năm là yếu tố có ảnh hưởng tới quyếtđịnh đến việc sử dụng phương tiện đến trường của sinh viên Đại Học Thương Mại Sinh viên năm nhất và năm hai đa số họ chưa tự lập được cuộc sống, mà ngược lại còn

Trang 23

phụ thuộc nhiều vào gia đình cả về đời sống kinh tế lẫn tình cảm, chưa có nhiều mối quan hệ xã hội khác do đó, chủ yếu bộ phận này thường đi xe bus hoặc đi bộ đến trường Mặt khác, sinh viên năm thứ ba và năm thứ tư do đã hòa nhập được với cuộc sống tự lập, có nhiều mối quan hệ khác nhau cùng với nhu cầu làm thêm để rèn luyện bản thân cũng như để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình, có khả năng chi trả thêm các chi phí sử dụng dịch vụ của bản thân nên họ có xu hướng chuyển dần sang sử dụng phương tiện cá nhân như xe máy, xe đạp để đến trường.

+ Xu hướng cũng là yếu tố tác động đến quyết đinh lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên Do nhu cầu cá nhân muốn thể hiện bản thân hay vì thần tượng của họ là người đứng đầu trong cuộc hưởng ứng đi bộ, sử dụng phương tiện công cộng , do bạn bè sở hữu nên bản thân sinh viên cũng muốn sở hữu cái tương tự…

2.4 Cơ sở lý luận

Nghiên cứu: Bao hàm bất cứ sự thu thập dữ liệu, thông tin và dữ liệu nhằm thúc đẩy tri thức( Martyn Shuttleworth (2008) “Definition of Research” ) Là một quá trình có các bước thu thập và phân tích thông tin nhằm gia tăng sự hiểu biết của chúng ta về một chủ đề hay một vấn đề( Cresswell, J.W.(2008) Educational

Research)

- Nhân tố ảnh hưởng: Nhân tố là các yếu tố chủ yếu gây ra, tạo ra cái gì đó Ảnh hưởng nghĩa là tác động (có thể từ người, sự việc hoặc hiện tượng) có thể làm dần dần

có những biến đổi nhất định trong tư tưởng, hành vi hoặc trong quá trình phát triển ở

sự vật hoặc người nào đó Chính vì vậy, “nhân tố ảnh hưởng” chính là nhân tố chính làm tác động đến con người hay sự vật sự việc nào đó

- Quyết định: Là ý kiến lựa chọn dứt khoát về việc làm cụ thể nào đó sau khi đã cân nhắc

- Phương tiện: Ở đây ý muốn nói đến phương tiện giao thông, tức là cách thức

để cho con người có thể sử dụng để di chuyển

- Sinh viên: Nghĩa là người người học ở bậc đại học, cao đẳng

- Đại học: Là bậc học trên trung học, và nằm trong hệ thống giáo dục “Đại học Thương mại” là tên của một trường đại học nằm trong hệ thống giáo dục, và có cơ sở chính ở thành phố Hà Nội, giảng dạy về các chuyên ngành liên quan đến kinh tế

Trang 24

- Sinh viên trường Đại học Thương Mại: Là tập thể các sinh viên đang học tập làhoạt động trong môi trường của Trường Đại học Thương Mại.

Trang 25

CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Tiếp cận nghiên cứu

Nhóm lựa chọn phương pháp tiếp cận quy nạp cùng với phương pháp nghiên cứuhỗn hợp (kết hợp cả định tính và định lượng) Nghiên cứu định tính và định lượng được thực hiện đồng thời nhưng độc lập với nhau trong thu thập và phân tích dữ liệu Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính và định lượng, nhóm nghiên cứu có thể so sánh

và phân tích nhằm hiểu rõ ràng hơn các vấn đề nghiên cứu

3.1.1.Phương pháp định tính

Mục đích nhằm thăm dò, tìm hiểu sâu các nhân tố tác động đến quyết định lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên Đại học Thương Mại để thiết lập bảng câu hỏi, tiến hành thu thập dữ liệu

3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Việc lựa chọn phương tiện đi lại đối với sinh viên là vấn đề rất quan trọng vàcần thiết, phải đặc biệt chú ý những yếu tố nhất định ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn phương tiện ấy của sinh viên như khoảng cách, thời gian di chuyển, giá cả, chất lượng sử dụng phương tiện, nhận thức về môi trường và các yếu tố chủ quan khác (giađình, bạn bè, xã hội, … )

3.3 Thiết kế nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp chọn mẫu

Nhóm nghiên cứu lựa chọn phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên và phi ngẫu nhiên

Trang 26

3.3.2 Xác định chuẩn dữ liệu

Dữ liệu định tính và định lượng cần thu thập: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên Đại học Thương Mại và các thôngtin liên quan đến việc quyết định sử dụng phương tiện đến trường của sinh viên

3.3.3 Xác định nguồn thu nhập dữ liệu

Nhóm xác định nguồn thu nhập dữ liệu thứ cấp qua giáo trình, mạng Internet Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp nhóm đã thiết kế bảng hỏi khảo sát trực tuyến bằng Google Form để thu thập dữ liệu

3.3.4 Xác định phương pháp thu thập dữ liệu cụ thể

Phần nghiên cứu định tính: Nhóm thực hiện thảo luận nhóm không tập trung để

thu thập thông tin liên quan đến quyết định lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên Đại học Thương Mại

Phần nghiên cứu định lượng: Thu thập bằng phương pháp điều tra khảo sát thông

qua phiếu khảo sát Do thời gian có hạn, quy mô nhỏ, điều kiện nhân lực không cho phép nên nhóm quyết định điều tra với số lượng 220 sinh viên trên tổng 20000 sinh viên Đại học Thương Mại

3.4 Công cụ thu thập thông tin

- Phương pháp nghiên cứu định tính: Nhóm nghiên cứu sử dụng công cụ phỏng

vấn với mục đích thu thập thông tin ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên Đại học Thương Mại

- Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nhóm sử dụng Google Form để thiết kế

phiếu điều tra khảo sát online Phiếu điều tra khảo sát gồm 3 phần:

Phần 1: thông tin, quan điểm cá nhân của sinh viên về quyết định sử dụng

phương tiện đến trường: tình trạng sử dụng phương tiện hiện tại, lý do sử dụng

phương tiện đó, tiêu chí lựa chọn phương tiện, thời gian di chuyển

Trang 27

Phần 2: thông tin về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến quyết định lựa chọn phương tiện đến trường thông qua các biến nghiên cứu với thang đo likert 5 cấp độ

1 Hoàn toàn không đồng ý

3.5 Quy trình thu thập thông tin

Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: chọn mẫu ngẫu nhiên và phi ngẫu nhiên:

- Chọn mẫu ngẫu nhiên: Tiến hành điều tra khảo sát với bất kì sinh viên ở mọi khóa của Trường Đại học Thương Mại Và phát phiếu điều tra với số lượng định sẵn

để có kết quả chung nhất về các nhân tố ảnh hưởng

- Chọn mẫu phi ngẫu nhiên: dùng phương pháp chọn mẫu định mức Chọn 220 sinh viên có tuổi từ 18 đến 22 (cả nam và nữ), khóa học năm 1 đến năm 4 thuộc tất cả các ngành học: Kế toán – Kiểm toán, Marketing, Quản trị nhân lực,…… trong năm học 2020-2021 trên tổng 20.000 sinh viên Đại học Thương Mại

Cỡ mẫu: 220

Quy trình tiến hành trên thực tế:

- Phỏng vấn online một số bạn sinh viên để xác định những yếu tố tác động đến quyết định sử dụng phương tiện đến trường của sinh viên

- Thiết lập bảng hỏi điều tra định tính và định lượng, sử dụng Google Form tạo phiếu điều tra online với lượng câu hỏi phù hợp để khảo sát

Trang 28

3.6 Xử lí và phân tích dữ liệu

Bằng phương pháp thống kê mô tả, và phân tích hồi quy Binary Logistic bằng phần mềm thống kê IBM SPSS 22.0 và Excel được sử dụng Nhóm nghiên cứu chọn lọc tất cả các kết quả điều tra được ra được kết quả khái quát nhất về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên Đại học ThươngMại

Trang 29

CHƯƠNG IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Kết quả nghiên cứu định lượng:

4.1.1 Thống kê mô tả:

4.1.1.1 Tổng quan kết quả nghiên cứu:

Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra và đã thu được 220

phiếu hợp lệ cho phân tích thống kê Trong 220 người tham gia khảo sát thì có 100% cho biết thông tin đáp ứng yêu cầu và được phân bố theo các đặc điểm sau

Thông tin về năm học:

Trang 30

Percent

ValidPercent

Hình 4.1 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ sinh viên các năm

Kết quả điều tra sinh viên trường Đại học Thương Mại trong 11 khoa đào tạo bao gồm sinh vên năm nhất, sinh viên năm hai, sinh viên năm ba và sinh viên năm tư thu được tổng số phiếu là 220 phiếu điều tra Số lượng sinh viên năm nhất trả lời chiếm tỷ lệ cao nhất với 114 phiếu tương ứng với 51,8%, tiếp đến sinh viên năm hai với 55 phiếu (chiếm 25%)và sinh viên năm ba với 40 phiếu (chiếm 18,1%), ít nhất là sinh viên năm tư chiếm số phiếu thấp nhất là 11 phiếu tương ứng với 5% Điều này dễ hiểu bởi giai đoạn đề tài được thực hiện khi các sinh viên năm cuối đã hoàn thành khóa luận và chuẩn bị tốt nghiệp nên nhóm tiếp cận còn hạn chế trong khi sinh viên năm nhất một số khoa phải xuống cơ sở Hà Nam để học tập

Thông tin về giới tính:

Frequen

Valid Percent

Cumulati

ve PercentVali

Trang 31

Hình 4.2 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ giới tính sinh viên

Theo kết quả bảng trên cho thấy số phiếu sinh viên nữ trả lời cao hơn so với số phiếu trả lời của sinh viên nam, điều này được giải thích do trường Đại học Thương Mại là một trong số trường thuộc khối ngành kinh tế vì vậy số sinh viên theo học đa phần là nữ giới Chính vì vậy tỷ lệ trả lời của nữ giới cao hơn so với nam giới là điều

dễ hiểu

Phương tiện đến trường của sinh viên Đại học Thương Mại:

Phương tiện đến trường

Cumulative Percent

Trang 32

61 phiếu (chiếm tỷ lệ 27,7%), đi bộ với 51 phiếu (chiếm 23,1%) và

xe đạp điện với 23 phiếu (chiếm 10,4%), lựa chọn ít nhất là xe đạp với 14 phiếu tương ứng với 6,3% Điều này cũng dễ hiểu khi đa phầncác bạn sinh viên từ năm 2 trở lên sẽ thuận tiện cho việc đi làm thêm hơn khi di chuyển bằng phương tiện xe máy, bên cạnh đó với

đa số các bạn sinh viên năm nhất còn chưa quen thuộc với đường

xá, cuộc sống ở Hà Nội và chọn nơi ở gần với trường học thì xe bus

và đi bộ là lựa chọn ưu tiên nhất

Trang 33

Các yếu tố khác ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn phương tiện đến trường của sinh viên:

Frequenc

ValidPercent

CumulativePercent

Khoảng cách từ nơi ở đến trường của sinh viên Đại học Thương Mại:

Trang 34

Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ khoảng cách từ nơi ở đến

trường của sinh viên

Ở biểu đồ này ta có thể thấy được phần lớn sinh viên lựa chọn nơi ở cách trường khá gần, khoảng cách từ 1km đến 3km chiếm tỷ lệcao nhất với 35,91%, dưới 1km chiếm 27,27%, từ 3km đến 5km chiếm 21,82% và trên 5km chiếm tỷ lệ thấp nhất với 15%

Frequency Percent

ValidPercent

CumulativePercent

Trang 35

Thời gian di chuyển từ nơi ở đến trường của sinh viên Đại học Thương Mại:

Frequency Percent

ValidPercent

CumulativePercent

Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện tỉ lệ thời gian di chuyển từ nơi ở

đến trường của sinh viên

Có thể thấy, từ biểu đồ thể hiện tỷ lệ khoảng cách từ nơi ở đến trường của sinh viên, thì ảnh hưởng của yếu tố khoảng cách đối với thời gian đến trường của sinh viên có liên quan mật thiết với nhau,

Ngày đăng: 17/05/2021, 12:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w