(Bài thảo luận Quản trị tài chính) Mô hình quản trị khoản phải thu và thực tế công tác quản trị khoản phải thu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn SABECO

19 55 5
(Bài thảo luận Quản trị tài chính) Mô hình quản trị khoản phải thu và thực tế công tác quản trị khoản phải thu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia  Rượu  Nước giải khát Sài Gòn  SABECO

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

(Bài thảo luận Quản trị tài chính) Mô hình quản trị khoản phải thu và thực tế công tác quản trị khoản phải thu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn SABECO (Bài thảo luận Quản trị tài chính) Mô hình quản trị khoản phải thu và thực tế công tác quản trị khoản phải thu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn SABECO (Bài thảo luận Quản trị tài chính) Mô hình quản trị khoản phải thu và thực tế công tác quản trị khoản phải thu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn SABECO (Bài thảo luận Quản trị tài chính) Mô hình quản trị khoản phải thu và thực tế công tác quản trị khoản phải thu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn SABECO (Bài thảo luận Quản trị tài chính) Mô hình quản trị khoản phải thu và thực tế công tác quản trị khoản phải thu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn SABECO (Bài thảo luận Quản trị tài chính) Mô hình quản trị khoản phải thu và thực tế công tác quản trị khoản phải thu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn SABECO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Bộ môn Quản trị tài chính SẢN PHẨM TỰ HỌC VÀ THẢO LUẬN NHÓM Học phần: Quản trị tài chính 1.3 Nhóm 10 Lớp: 2102FMGM0211 Tên đề tài Mô hình quản trị khoản phải thu và thực tế công tác quản trị khoản phải thu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - SABECO Kết quả đánh giá các thành viên nhóm STT Họ và tên 82 Nguyễn Phương Thảo 83 Nguyễn Thị Thanh Thảo 84 Trịnh Thị Bích Thảo 85 Vũ Phương Thảo 86 Phạm Quang Thiện 87 Nguyễn Thị Minh Thư 88 Đỗ Thanh Thương 89 Nguyễn Thị Thương 90 Nguyễn Thị Thúy Lớp Mã sinh viên Xếp loại Kí nhận Phân công Nhóm trưởng Trịnh Thị Bích Thảo Quản trị tài chính Nhóm 10 LỜI MỞ ĐẦU Chúng ta đang chứng kiến sự phát triển của đất nước và các doanh nghiệp trong nước Sự kiện Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do, các FTA kiểu mới đã mở thêm nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trong nước Bên cạnh những thuận lợi có được thì các thách thức luôn tiềm ẩn song song Điều này đòi hỏi hoạt động quản trị của doanh nghiệp phải thật sáng suốt để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển Năm 2020 vừa qua, đại dịch Covid-19 đã khiến cho nền kinh tế toàn cầu bị chững lại Tuy nhiên Việt Nam đạt tăng trưởng 3% và là một trong số ít các quốc gia có mức tăng trưởng dương Doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với vấn đề về tài chính rất nghiêm trọng, rất nhiều công ty phải đóng cửa hoặc phá sản Để hỗ trợ các doanh nghiệp, Nhà nước cùng với các ngân hàng đã có những giải pháp nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bám trụ qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của Covid -19 Song những biến động trong lĩnh vực tài chính như tỷ lệ lãi suất, tỷ giá, tỷ lệ lạm phát, nợ xấu, giá nguyên - nhiên - vật liệu và mọi chi phí đầu vào không ngừng tăng lên, khách hàng thanh toán chậm, thậm chí mất vốn Câu hỏi các doanh nghiệp cần giải đáp là làm thế nào có thể tồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh, hoặc ít nhất là duy trì qua thời kỳ khó khăn này Để có điều kiện phát triển trong những năm sau Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động quản trị, đặc biệt là là quản trị khoản phải thu của doanh nghiệp trước tình hình hiện nay, nhóm 10 chúng em chọn thực hiện đề tài “Mô hình quản trị khoản phải thu và thực tế công tác quản trị khoản phải thu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - SABECO” 2 Quản trị tài chính Nhóm 10 CHƯƠNG 1 Cơ sở lý thuyết về quản trị khoản phải thu 1.1 Lý thuyết về khoản phải thu và quản trị khoản phải thu 1.1.1 Khái niệm, phân loại, nội dung các khoản phải thu Khoản phải thu là bộ phận tải sản của doanh nghiệp đang bị các đơn vị hoặc cá nhân khác chiếm dụng mà doanh nghiệp có trách nhiệm thu hồi Quản trị khoản phải thu là quá trình quản lý tài sản của doanh nghiệp đang bị khách hàng chiếm dụng Đảm bảo cho doanh nghiệp thu hồi được khoản tiền nợ đúng hạn với chi phí thấp, giảm các khoản thu khó đòi, tạo ra lợi thế về vốn, giúp quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Phân loại khoản phải thu theo đối tượng Phải thu của khách hàng: Là khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, bất động sản đầu tư, tài sản cố định (TSCĐ), cung cấp dịch vụ Đối tượng phải thu: các khách hàng có quan hệ kinh tế với doanh nghiệp về mua sản phẩm, hàng hóa, nhận cung cấp dịch vụ, kể cả TSCĐ, bất động sản đầu tư Phải thu nội bộ: Là các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với đơn vị cấp trên, giữa các đơn vị trực thuộc, hoặc các đơn vị phụ thuộc trong một doanh nghiệp độc lập, các doanh nghiệp độc lập trong Tổng công ty về các khoản vay mượn, chi hộ, trả hộ, thu hộ, hoặc các khoản mà doanh nghiệp cấp dưới có nghĩa vụ nộp lên đơn vị cấp trên hoặc cấp trên phải cấp cho cấp dưới Đối tượng phải thu là đơn vị cấp trên, hoặc đơn vị cấp dưới trong quan hệ thanh toán nội bộ Phải thu khác: Là khoản phải thu ngoài phạm vi các khoản phải thu khách hàng, thu nội bộ Các khoản thu khác bao gồm: + Giá trị tài sản thiếu đã được phát hiện nhưng chưa xác định được nguyên nhân, phải chờ xử lý; + Các khoản phải thu về bồi thường vật chất do cá nhân, tập thể trong và ngoài đơn vị gây ra như mất mát, hư hỏng vật tư, hàng hóa, tiền vốn, đã được xử lý bắt bồi thường; + Khoản cho vay, cho mượn vật tư, tiền vốn có tính chất tạm thời không lấy lãi; + Các khoản đã chi cho hoạt động sự nghiệp, chi dự án, chi đầu tư XDCB, chi phí sản xuất, kinh doanh nhưng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải thu hồi; + Các khoản đơn vị nhận uỷ thác xuất khẩu chi hộ cho đơn vị uỷ thác xuất khẩu về phí ngân hàng, phí giám định hải quan, phí vận chuyển, bốc vác; + Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận phải thu từ các hoạt động đầu tư tài chính; + Các khoản phải thu phát sinh khi cổ phần hóa công ty nhà nước, như: Chi phí cổ phần hóa, trợ cấp cho lao động thôi việc, mất việc, hỗ trợ đào tạo lại lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá, 3 Quản trị tài chính Nhóm 10 Phân loại khoản phải thu theo thời gian Các khoản phải thu ngắn hạn: Là các khoản phải thu khách hàng, khoản trả trước cho người bán, phải thu nội bộ, phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng, và các khoản phải thu khác tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán dưới 1 năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh sau khi trừ đi dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi Các khoản phải thu dài hạn: Là các khoản phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu nội bộ dài hạn, các khoản phải thu dài hạn khác và số vốn kinh doanh đã giao cho các đơn vị trực thuộc, tại thời điểm báo cáo có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên 1 năm hoặc trên một chu kỳ kinh doanh sau khi trừ đi dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 1.1.2 Khái niệm quản trị khoản phải thu Quản trị khoản phải thu là hoạt động nhằm mục tiêu cơ bản là tìm ra giới hạn hợp lý cho việc mở tín dụng và cách thức huy động các nguồn lực cho công tác thu nợ Quyết định liên quan đến công tác quản trị khoản phải thu gồm: Xác định các tiêu chuẩn tín dụng - Thời hạn tín dụng - Thủ thuật đánh giá tín dụng - Chính sách thu nợ Các quyết định này quan trọng với doanh số, lợi nhuận cũng như độ lớn của khoản phải thu trong công ty Như vậy, nhà quản trị tài chính cần hết sức thận trọng trong công tác quản trị khoản phải thu Quản trị khoản phải thu là làm sao phải giảm tối đa được các khoản phải thu để có thể giảm thiểu ở mức thấp nhất các rủi ro có thể gặp phải Khách hàng là những người đưa doanh nghiệp vào những tình huống và nguy cơ bị mất mát cao khi họ cố tình kéo dài thời hạn thanh toán hoặc là không chịu thanh toán Khi đó buộc doanh nghiệp phải thêm các khoản phát sinh như: - Doanh nghiệp phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn trong việc thu nợ - Doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn vào tài sản lưu động Do đó quản trị khoản phải thu là doanh nghiệp phải đưa ra được công tác thu hồi nợ mềm dẻo, linh hoạt để tránh mất lòng tin với khách hàng nhưng làm sao cũng phải giảm thiểu được tỷ lệ mất mát ở mức có thể chấp nhận được 1.2 Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng 1.2.1 Chính sách tín dụng Bán chịu hàng hóa là một hình thức doanh nghiệp cấp tín dụng cho các khách hàng của mình và là nguyên nhân phát sinh các khoản phải thu Chính sách tín dụng mà một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ảnh hưởng đến độ lớn và rủi ro của các khoản phải thu Chính sách tín dụng của doanh nghiệp được thực hiện thông qua kiểm soát các biến số: Tiêu chuẩn tín dụng: là sức mạnh tài chính tối thiểu và uy tín hay vị thế tín dụng có thể chấp nhận được của khách hàng mua chịu Nếu khách hàng có sức mạnh tài chính 4 Quản trị tài chính Nhóm 10 hay vị thế tín dụng thấp hơn những tiêu chuẩn đó thì sẽ bị từ chối cấp tín dụng theo hình thức bán chịu hàng hóa Tiêu chuẩn tín dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chính sách của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, giá trị sản phẩm cao hay thấp Chiết khấu thanh toán: là biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm bằng cách thực hiện việc giảm giá đối với những trường hợp mua hàng trả tiền trước thời hạn Thời hạn bán chịu: là quy định về độ dài thời gian của các khoản tín dụng Chiết khấu thanh toán và thời hạn bán chịu chỉ rõ hình thức của khoản tín dụng Chính sách thu tiền: bao gồm các quy định về cách thức thu tiền như: thu 1 lần hay nhiều lần, hay trả góp và biện pháp xử lý đối với các khoản tín dụng quá hạn 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng Điều kiện của doanh nghiệp Đặc điểm về sản phẩm, ngành nghề kinh doanh và tiềm lực tài chính là những yếu tố tác động trực tiếp đến chính sách tín dụng của doanh nghiệp Doanh nghiệp có quy mô lớn, tiềm lực tài chính mạnh, sản phẩm có thời gian sử dụng lâu dài thường cho phép doanh nghiệp mở rộng chính sách tín dụng hơn những doanh nghiệp ít vốn, quy mô nhỏ, sản phẩm dễ hư hỏng, khó bảo quản Điều kiện của khách hàng - Được đánh giá dựa vào những yếu tố sau: Vốn hay sức mạnh tài chính: là thước đo về tình hình tài chính của một doanh nghiệp, ảnh hưởng đến rủi ro thanh toán Khả năng thanh toán: được đánh giá qua các hệ số thanh toán chung, hệ số thanh toán nhanh, hệ số thanh toán lãi vay, của khách hàng Tư cách tín dụng: là thái độ tự giác đối với việc thanh toán nợ của khách hàng Yếu tố này rất quan trọng vì mỗi giao dịch tín dụng là một sự hứa hẹn thanh toán Vật thế chấp: là tài sản khách hàng dùng đảm bảo cho món nợ của mình Điều kiện kinh tế: là sự phát triển của nền kinh tế nói chung và mức độ phát triển của từng vùng nói riêng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thanh toán nợ của khách hàng Lợi ích kinh tế đạt được khi thực hiện chính sách tín dụng Để đánh giá lợi ích kinh tế đạt được khi thực hiện chính sách tín dụng, doanh nghiệp cần dự báo các yếu tố sau: Số lượng, giá bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dự kiến tiêu thụ Thông thường, doanh thu có xu hướng tăng lên khi các tiêu chuẩn tín dụng được nới lỏng, tỷ lệ chiết khấu tăng, thời gian bán chịu dài và phương thức thu tiền ít gắt gao Các chi phí phát sinh do tăng các khoản nợ: chi phí quản lý nợ phải thu, chi phí thu hồi nợ, chi phí rủi ro So sánh lợi nhuận gộp do doanh số bán tăng lên với những chi phí tăng thêm do sự thay đổi của chính sách tín dụng Chính sách tín dụng ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nếu các tiêu chuẩn quá cao có thể loại bỏ các khách hàng tiềm năng, làm giảm lợi nhuận Nếu tiêu chuẩn tín dụng quá thấp, có thể tăng doanh số bán nhưng đồng thời làm tăng rủi ro tín dụng, tăng các khoản nợ khó đòi cũng như các chi phí thu tiền 5 Quản trị tài chính Nhóm 10 1.3 Mô hình các khoản phải thu Mô hình tổng quát để đưa ra quyết định khoản phải thu 1.4 Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với các khoản phải thu khó đòi 1.4.1 Phòng ngừa rủi ro Phòng ngừa rủi ro đối với khoản phải thu là nhu cầu cần thiết đối với mọi doanh nghiệp để ổn định tình hình tài chính, tăng hiệu quả của chính sách tín dụng Rủi ro đối với khoản phải thu thường bao gồm: rủi ro do không thu hồi được nợ (rủi ro tín dụng) và rủi ro do tác động của sự thay đổi tỷ giá, lãi suất Để phòng ngừa thực tế phát sinh khoản phải thu khó đòi, ngoài việc phải tìm hiểu kỹ khách hàng để xác định giới hạn tín dụng như đã nêu trên, căn cứ vào kết quả phân loại nợ phải thu doanh nghiệp cần phải lập dự phòng đối với khoản phải thu khó đòi Việc lập dự phòng có thể xác định theo những tỷ lệ % nhất định trên từng loại khoản phải thu, hoặc theo khách nợ đáng ngờ Cách thức này giúp doanh nghiệp có thể chủ động đối phó khi rủi ro xảy ra Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định quản lý tài chính doanh nghiệp hiện hành, căn cứ để ghi nhận khoản nợ phải thu khó đòi phải là những khoản nợ đã quá hạn từ 2 năm trở lên, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ, hoặc những khoản nợ chưa quá hạn 2 năm nhưng con nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản Mức lập dự phòng không được vượt quá 20% tổng số nợ phải thu của doanh nghiệp tại thời điểm 31 tháng 12 hàng năm và đảm bảo doanh nghiệp không bị lỗ Đối với các rủi ro do tác động của tỷ giá, lãi suất có thể lựa chọn các nghiệp vụ kinh doanh trên thị trường ngoại hối và thị trường tiền tệ như: nghiệp vụ kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi tiền tệ và lãi suất, lựa chọn loại tiền vay… 1.4.2 Xử lý đối với các khoản phải thu khó đòi Trên cơ sở phân loại các khoản nợ quá hạn, tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan của từng khoản nợ, doanh nghiệp phải có các giải pháp thích hợp để nhanh chóng 6 Quản trị tài chính Nhóm 10 thu hồi tiền vốn trong thanh toán theo nguyên tắc hiệu quả, linh hoạt và kiên quyết Tùy từng trường hợp cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn hoặc sử dụng kết hợp một số giải pháp sau: + Cơ cấu lại thời hạn nợ: doanh nghiệp có thể điều chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc gia hạn nợ cho khách hàng nếu doanh nghiệp đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ nhưng có thể trả nợ đầy đủ theo thời hạn nợ cơ cấu lại + Xóa một phần nợ cho khách hàng + Thông qua các bạn hàng của khách nợ để giữ hàng + Bán nợ + Tranh thủ sự giúp đỡ của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng để phong tỏa tài sản, tiền vốn của khách nợ + Khởi kiện trước pháp luật CHƯƠNG 2 Thực tế các khoản phải thu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - SABECO 2.1 Giới thiệu chung về SABECO Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, tên giao dịch SABECO (Saigon Beer-Alcohol-Beverage Joint Stock Corporation) kinh doanh trong lĩnh vực bia, rượu và nước giải khát tuy nhiên SABECO chỉ thật sự thành công và để lại dấu ấn trong lòng người tiêu dùng với 2 thương hiệu bia Saigon và bia 333 SABECO tiền thân là một xưởng bia nhỏ do ông Victor Larue - một người Pháp tại Đông Dương lập ra tại Sài Gòn vào năm 1875 Năm 2008, SABECO chính thức khánh thành Nhà máy Bia Sài Gòn - Củ Chi, được đánh giá là hiện đại bậc nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ Năm 2016, SABECO chính thức niêm yết cổ phiếu trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán là SAB Tầm nhìn: Phát triển SABECO thành Tập đoàn công nghiệp đồ uống hàng đầu của Việt Nam, có vị thế trong khu vực và quốc tế Thị phần của doanh nghiệp Đến năm 2020 SABECO tiếp tục là đơn vị dẫn đầu về sản lượng bia với 40,9% thị phần Heineken, Habeco và Carlsberg vẫn chiếm các vị trí thứ 2, thứ 3 và thứ 4 với thị phần lần lượt là 23%, 18,4% và 8% Phần còn lại của thị trường là của các công ty nước ngoài như Sapporo và AB InBev cũng như các công ty bia nhỏ trong nước như Masan (bia Sư Tử Trắng) chiếm 9,7% 7 Quản trị tài chính Nhóm 10 2.2 Thực tế công tác quản trị khoản phải thu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu - Nước giải khát Sài Gòn SABECO 2.2.1 Phân tích các khoản phải thu tại Sabeco Theo báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán công ty cổ phần bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn Sabeco từ năm 2018 đến 2020 Bảng 1 Các khoản phải thu của Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn – SABECO từ năm 2018 đến 2020 ( Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu 2018 2019 2020 A Phải thu ngắn hạn 765.630.597.003 568.608.377.917 590.846.416.109 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 244.119.166.060 157.654.572.653 69.331.890.605 Trả trước cho người bán ngắn hạn 74.757.986.951 54.679.363.371 164.204.071.490 Các khoản phải thu ngắn hạn khác 473.750.492.186 702.587.109.178 699.600.027.317 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (55.871.302.744) (346.312.667.285) (342.289.573.303) Tài sản thiếu chờ xử lý B Phải thu dài hạn 28.874.254.550 - - 5.860.731.012 9.110.080.970 11.958.390.566 8 Quản trị tài chính Nhóm 10 Phải thu dài hạn của khách hàng 6.077.549.878 6.005.003.018 5.988.013.018 Phải thu về cho vay dài hạn 4.000.000.000 4.000.000.000 4.000.000.000 Phải thu dài hạn khác 35.180.710.917 38.495.491.775 41.278.370.471 (39.397.529.783) (39.390.413.823) (39.307.992.923) Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi Nhận xét: Các khoản phải thu của Sabeco bao gồm phải thu dài hạn và ngắn hạn Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn bao gồm: Phải thu ngắn hạn của khách hàng, trả trước cho người bán ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn khác, dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi Và các khoản phải thu dài hạn bao gồm: Phải thu dài hạn của khách hàng, phải thu về cho vay dài hạn, phải thu dài hạn khác và khoản dự phòng phải thu dài hạn khó đòi Tổng các khoản phải thu dài hạn tăng dần đều theo các năm nhưng khoản thu ngắn hạn lại vô cùng biến động Cụ thể, tổng các khoản phải thu dài hạn tăng từ 5.860.731.012 (đồng) năm 2018 tăng lên 9.110.080.970 (đồng) năm 2019 và đạt mức 11.958.390.566 (đồng) tại năm 2020 Tổng khoản thu ngắn hạn năm 2018 từ 765.630.597.003 (đồng) giảm 25,73% xuống còn 568.608.377.917 (đồng), sau đó có sự 9 Quản trị tài chính Nhóm 10 tăng nhẹ lên 590.846.416.109 (đồng) vào năm 2020 Nguyên chính sự giảm sút này là do những tác động xấu từ Covid 19, đợt dịch bệnh gây ra cuộc khủng hoảng lớn, ảnh hưởng kinh tế nước nhà Biểu đồ thể hiện các khoản phải thu ngắn hạn của Sabeco từ 2018 đến 2020 (VNĐ) Đáng chú ý, khoản dự phòng phải thu khó đòi ngắn hạn có sự tăng đột biến Cụ thể, cuối năm 2018 giá trị khoản này là 55.871.302.744 (đồng) Tuy nhiên, khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi năm 2019 đạt 346.312.667.285 (đồng) - tăng 6,2 lần so với 2018, khoản này có giá trị là 342.289.573.303 (đồng) vào năm 2020 Đây như là một cuộc khủng hoảng đòi hỏi Sabeco cần có những biện pháp thích ứng với những biến động này Những khoản phải thu khác cả ngắn hạn và dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng những khoản phải thu của doanh nghiệp Khoản phải thu ngắn hạn khác bao gồm: phải thu do chênh lệch giữa giá trị hợp lý của các khoản đầu tư và phần vốn góp trong công ty liên kết, phải thu về lãi tiền gửi, về cổ tức và phải thu khác Khoản phải thu dài hạn khác gồm ký quỹ, ký cược dài hạn và khoản phải thu khác Trong đó, khoản phải thu do chênh lệch giữa giá trị hợp lý của các khoản đầu tư và phần vốn góp trong công ty liên kết của 3 năm chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tổng các khoản phải thu ngắn hạn khác và luôn giữ nguyên là 277.230.733.543 VNĐ Khoản phải thu về lãi tiền gửi năm 2020 là 329.185.963.259 VNĐ tăng gấp đôi 2018 (150.223.096.267) VNĐ Khác khoản phải thu về cổ tức và phải thu còn lại cũng có thay đổi theo từng năm 10 Quản trị tài chính Nhóm 10 Từ 2018 đến 2020, ngoại trừ khoản phải thu về cho vay dài hạn ở mức cố định là 4.000.000.000 VNĐ, thì những khoản phải thu dài hạn còn lại của Sabeco đều thay đổi theo chiều hướng tăng khá khiêm tốn Biểu đồ thể hiện thành phần các khoản phải thu ngắn hạn khác từ 2018 đến 2020 Đơn vị VNĐ Trong khoản phải thu dài hạn khác, ký quỹ ký cược dài hạn chiếm phần lớn và tăng dần theo các năm, tăng 3.314.780.858 VNĐ từ 2018 đến 2019, tăng 2.792.778.696 VNĐ từ 2019 đến 2020 Khoản phải thu dài hạn còn lại không có sự thay đổi nhiều trong giai đoạn này Biểu đồ thể hiện các khoản phải thu dài hạn khác của Sabeco từ 2018 đến 2020 (VNĐ) 11 Quản trị tài chính Nhóm 10 Ngoài ra vào năm 2018, Sabeco có 1 loại khoản phải thu là tài sản thiếu chờ xử lý 28.874.254.550 đồng Tài sản thiếu chờ xử lý bao gồm: Thuế thu nhập cá nhân, hàng tồn kho và tài sản khác Sabeco đã kịp thời sớm kiểm soát khoản tiền này Điều này đã thể hiện công ty đang đi khá đúng hướng trong việc quản trị các khoản phải thu và nợ khó đòi của mình Bảng 4 Tài sản thiếu chờ xử lý năm 2018 của Sabeco (VNĐ) Thuế thu nhập cá nhân 8.409.516.549 Hàng tồn kho 3.352.447.961 Tài sản khác 17.112.290.040 Tổng 28.874.254.550 Bảng 5 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Sabeco các năm 2018, 2019, 2020 (VNĐ) Chỉ tiêu Doanh thu thuần Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 2018 2019 2020 35.948.522.561.947 37.899.059.501.295 27.961.323.837 011 8.084.139.172.396 9.550.628.692.014 8.501.094.784.449 Doanh thu hoạt động tài chính 630.350.383.424 889.852.505.295 974.401.634.870 Chi phí tài chính 74.634.952.869 93.009.586.460 105.449.377.566 12 Quản trị tài chính Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Nhóm 10 5.351.023.454.534 6.674.606.249.538 6.076.410.836.146 39.416.186.972 11.570.375.424 35.407.489.819 4.402.749.946.424 5.370.147.708.542 4.936.845.970.254 Lợi nhuận khác Lợi nhuận sau thuế Nhận xét: Doanh thu thuần hợp nhất cao nhất vào năm 2019 với 37.899.059.501.295 VNĐ, và giảm còn 27.961.323.837.011 VNĐ năm 2020 Lợi nhuận gộp cao nhất trong 3 năm gần đây là 9.550.628.692.014 VNĐ cùng vào năm 2019, tương ứng tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu thuần năm 2019 là gần 25,2% Doanh thu hoạt động tài chính tăng dần, nó đạt mức cao nhất vào năm 2020 với 974.401.634.870 VNĐ, tương ứng chi phí tài chính cũng tăng dần và đạt đỉnh vào năm 2020 Lợi nhuận sau thuế của Sabeco những năm gần đây khá cao, lợi nhuận đạt được vào mức 5.370.147.708.542 VNĐ năm 2019 Bảng 6 Tỷ lệ nợ phải thu tồn đọng trên vốn của Sabeco các năm 2018, 2019, 2020 (Đơn vị %) STT Các khoản phải thu Tỷ lệ nợ phải thu trên vốn 2018 1 2020 Tổng phải thu 3,45 2,14 2,20 Phải thu của khách hàng 1,12 0,61 0,26 Trả trước cho người bán 0,33 0,20 0,60 Các khoản phải thu khác 2,28 2,75 2,71 0,0178 0,0148 0,0146 0,43 1,43 1,39 Phải thu về cho vay 2 2019 Dự phòng các khoản phải thu khó đòi Nhận xét: Tỷ lệ nợ tồn đọng trên vốn của Sabeco từ 2018 đến 2020 khá biến động Cụ thể, tại cuối năm 2018 tỷ lệ khoản phải thu trên vốn là 3,45%; tỷ lệ này có dấu hiệu giảm xuống còn 2,14% vào năm 2019; chỉ còn 2,20% năm 2020 Tỷ lệ khoản phải thu của khách hàng trên tổng vốn của Sabeco cũng chung xu hướng giảm xuống từ 2018 đến 2020, 2018 là 1,12%; 2019 là 0,61%; 2020 còn 026% Tỷ lệ khoản trả trước cho người bán lại trên vốn biến động không theo chiều hướng nhất định, 2018 tỷ lệ này ở 0,33% 13 Quản trị tài chính Nhóm 10 giảm xuống 0,20% vào 2019 và tăng lên 0,60% năm 2020 - mức cao nhất trong ba năm gần đây Tỷ lệ khoản dự phòng các khoản thu khó đòi trên vốn năm 2019 là cao nhất 1,43%, trong khi tỷ lệ này năm 2018 chỉ là 0,43% 2.2.2 Mô hình quản trị khoản phải thu tại Sabeco Trong một vài năm gần đây, dịch Covid- 19 đã gây ảnh hưởng đến lĩnh vực nước giải khát nói chung và ngành bia rượu nói riêng Do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chính phủ đã ban hành quy định giãn cách xã hội ở một số thành phố lớn, yêu cầu không tụ tập đông người, các quán ăn, quán nhậu hay những quán bar, Karaoke bắt buộc phải đóng cửa tạm thời để tuân thủ những quy định phòng chống dịch bệnh Ngoài ra, sản phẩm bia rượu chủ yếu tiêu thụ mạnh trong các mùa lễ hội, lễ tết hay những địa điểm ăn uống vui chơi giải trí, do đó, tác động của dịch bệnh đã tác động mạnh mẽ và tiêu cực đến Sabeco, nhà phân phối, đối tác và nhà cung cấp của Sabeco Trước tình hình này, Sabeco đã thực hiện mô hình nới lỏng chính sách bán chịu nhằm thu hút ở thị trường rộng tăng khả năng lợi nhuận Đi kèm với chính sách nới lỏng bán chịu là những điều khoản bán chịu gồm các điều khoản xác định độ dài thời gian hay thời gian bán chịu và tỷ lệ chiết khấu áp dụng nếu khách hàng trả sớm hơn thời gian bán chịu cho phép của doanh nghiệp Tăng khoản phải thu Nới lỏng chính sách bán chịu Tăng chi phí vào khoản phải thu Tăng doanh thu Tăng lợi nhuận đủ bù đắp tăng chi phí không Tăng lợi nhuận RA QUYẾT ĐỊNH Mô hình nới lỏng chính sách bán chịu Việc các bên thay đổi điều khoản bán chịu lại liên quan đến thay đổi thời hạn bán chịu và thay đổi tỷ lệ chiết khấu Tùy vào thời gian và từng đối tượng khách hàng mà Sabeco sẽ áp dụng những chính sách mở rộng hay thu hẹp thời gian bán chịu và dựa vào đó để tăng hay giảm tỷ lệ chiết khấu Những thông tin về chính sách tín dụng của các đối thủ cạnh tranh cũng là những cơ sở quan trọng để Sabeco ra quyết định về chính sách bán chịu của mình đối với những 14 Quản trị tài chính Nhóm 10 khách hàng chung, nhằm mục đích sẽ chiếm được nhiều thị phần nhất có thể mà vẫn đảm bảo lợi nhuận thu về Công tác thu hồi nợ của Sabeco Công tác thu hồi nợ hợp lý của Sabeco giúp các khoản phải thu nhanh chóng được thu hồi, tăng cơ hội xoay nhanh đồng vốn, đảm bảo dòng vốn luôn được lưu chuyển và được tận dụng một cách tối đa Hệ thống kiểm soát nợ chuyên nghiệp Đa số các doanh nghiệp lớn như Sabeco đều phát triển hệ thống kiểm soát nợ chuyên nghiệp Hệ thống sử dụng các kỹ thuật phân tích và kiểm soát nợ; phân loại khách hàng và thực hiện xếp hạng tín dụng Sau đó, căn cứ vào kết quả phân tích từ hệ thống, Sabeco đưa ra quyết định về chính sách bán chịu, hạn mức tín dụng và điều khoản thanh toán cho từng khách hàng Thu hút khách hàng có mức độ tín nhiệm cao Việc lựa chọn và thu hút khách hàng có mức độ tín nhiệm cao là cần thiết và phù hợp với những sản phẩm, thương hiệu, điều kiện tài chính của Sabeco Giúp hạn chế, giảm thiểu những khoản nợ khó đòi; tăng vốn kinh doanh; đạt hiệu quả tài chính Nhân viên được đào tạo về nghiệp vụ quản lý nợ và phân tích tín dụng thương mại Việc đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về công tác quản lý nợ được Sabeco đặc biệt quan tâm Do hệ thống phân tích nêu trên chỉ dừng lại ở việc phân tích kết quả, các quyết định vẫn do nhân viên Sabeco thực hiện Nên chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên cần phải thành thạo để có thể ra quyết định đúng đắn thích ứng với thay đổi từ bên ngoài Sabeco đồng cảm với những khó khăn mà khách hàng của mình gặp phải, do đó những chính sách tăng thời hạn luôn được ưu tiên Nhìn thấy được những lợi ích trong việc hợp tác với Sabeco, các đối tác khách hàng cũng điều chỉnh việc trả nợ một cách hợp lý hơn, đúng thời hạn hơn Sabeco bố trí nhân sự theo dõi khoản phải thu nhằm đảm bảo các khoản nợ được thu đúng hạn Ngoài ra, công ty thực hiện những thông báo nhắc nhở hạn thanh toán, gửi thư cảm ơn và tỏ lòng muốn hợp tác lâu dài,… Đối với những khoản nợ khó đòi, Sabeco cải tiến chính sách hỗ trợ, hoa hồng được áp dụng sao cho phù hợp hơn, hiệu quả hoạt động các cửa hàng, các đại lý được nâng cao, các cửa hàng được mở rộng đã làm tăng số lượng khách hàng mua sản phẩm của công ty, hoạt động thu hồi đạt hiệu quả cao Nhờ vậy mà tỷ lệ thu hồi các khoản nợ là khá cao 2.2.3 Hiệu quả công tác quản trị khoản phải thu của Sabeco Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp, các chỉ tiêu đánh giá khoản phải thu đã giúp công ty SABECO nhận thấy rõ vấn đề nào cần phải chấn chỉnh cải thiện cho kỳ sau và những hiệu quả tốt cần duy trì Để hiểu rõ hơn về công tác quản lý các khoản phải thu, chúng ta xem xét tốc độ thu hồi nợ của công ty SABECO qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 9 Tốc độ thu hồi nợ của Sabeco (Đơn vị: VNĐ) 15 Quản trị tài chính Chỉ tiêu Nhóm 10 2018 2019 35.948.522.561.947 37.899.059.501.295 27.961.323.837 011 753.455.728.248 674.604.893.451 590.261.631.781 Vòng quay 48 56 47 Kỳ thu tiền bình quân 7,5 ngày 6,43 ngày 7,66 ngày Doanh thu thuần Các khoản phải thu bình quân 2020 Nhận xét: Số vòng quay các khoản phải thu biến động qua từng năm Vòng quay khoản phải thu năm 2019 là 56 vòng tăng hơn so với năm 2018 chỉ là 48 vòng và năm 2020 giảm xuống còn 47 vòng, cho thấy tình trạng gia tăng các khoản nợ xấu của công ty và khả năng kiểm soát dòng tiền khó khăn hơn Số vòng quay năm 2020 giảm so với năm 2019 do tình hình dịch bệnh covid-19 ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như việc kinh doanh của các công ty trong đó có SABECO Vì thế trong tình hình khó khăn như vậy, số vòng quay các khoản phải thu sẽ giảm hơn nhiều so với năm 2019 Tuy nhiên vòng quay các khoản phải thu tăng chứng tỏ hiệu quả của công ty trong việc thu các khoản phải thu từ khách hàng là khá cao Điều đó chứng tỏ khách hàng trả nợ sớm và đúng hạn, ít xảy ra trưởng hợp khách hàng trì hoãn trả nợ Trong năm 2018, công ty phải mất bình quân 7,5 ngày để thu hồi các khoản nợ Trong năm 2019, công ty mất 6,43 ngày để thu hồi các khoản và năm 2020 mất 7,66 ngày Điều này cho ta thấy chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của công ty là rất tốt Công ty đã thu hồi các khoản nợ một cách nhanh chóng góp phần làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty 2.2.4 Nguyên nhân các khoản phải thu khó đòi tại Sabeco Nguyên nhân khách quan Do tình hình kinh tế chung: Khả năng thanh toán của khách nợ yếu, do việc gặp khó khăn trong kinh doanh sản xuất như không tiêu thụ được hàng hóa; kinh doanh thua lỗ; bị bên thứ ba, đơn vị khác chiếm dụng vốn;… Đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid như hiện nay, hầu hết các công ty đều gặp khó khăn về tài chính do tình hình kinh doanh bị ảnh hưởng, nhiều công ty đã đóng cửa do không có những chính sách thích ứng kịp thời đối với kinh tế Vì thế để thu hồi hết các khoản phải thu đối với các công ty nói chung và Sabeco nói riêng đều trở nên khó khăn và khó kiểm soát được Nguyên nhân chủ quan Trong quản lý các khoản phải thu khách hàng Công ty chưa cụ thể và chi tiết các điều khoản về điều kiện thanh toán, phương thức thanh toán cũng như thời gian thanh toán… trong hợp đồng ký kết với các đối tác, nhất là đối với các đối tác mới 16 Quản trị tài chính Nhóm 10 Công ty phân loại nợ theo 3 phần là các khoản phải thu khách hàng, các khoản phải thu trả trước người bán, và các khoản phải thu khác nhưng chưa phân loại được đối tượng nợ, từ đó khó đưa ra được hệ thống cơ cấu nợ mới cho những khách hàng suy giảm khả năng chi trả nhưng có thể chi trả khi cơ cấu thời hạn nợ mới Trong quản lý các khoản phải thu trả trước cho người bán Về khoản trả trước cho những nhà thầu về công nghệ sản xuất cũng như nguyên vật liệu đầu vào của công ty thì công ty cần có một khoản chi phí đặt trước cho các nhà cung cấp Nhưng với các khoản trả trước này thì công ty chưa xác định được rõ khoản thu nào có thể thu được về ngay tùy theo mức độ cần thiết hoặc cần phải thay đổi nhà cung ứng khác CHƯƠNG 3 Đánh giá và đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản trị khoản phải thu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn SABECO 3.1 Đánh giá chung 3.1.1 Ưu thế Kiểm soát tối ưu các khoản phải thu mới phát sinh, ổn định dòng lưu động vốn Linh hoạt trong việc kiểm soát, thay đổi các biến số của chính sách tín dụng để thích ứng với các biến động tiêu cực của môi trường Công tác thu hồi thông tin của đối thủ cạnh tranh và khách hàng được cập nhật liên tục, nhờ đó, có sự điều chỉnh hợp lí các chính sách tín dụng với từng đối tượng khách hàng Số vòng quay các khoản phải thu tăng, tăng tốc độ lưu động vốn, giúp mở rộng hoạt động kinh doanh hiệu quả 3.1.2 Hạn chế Dự phòng khó đòi tăng, tăng chi phí quản, làm tăng nguy cơ rủi ro tài chính Việc xây dựng hệ thống và chính sách quản lý với các khách hàng mới chưa hiệu quả Khoản thanh toán ngay tăng mạnh và đột ngột do doanh nghiệp chưa kiểm soát tốt khoản thanh toán ngay với các nhà cung ứng, gây rủi ro cao với việc doanh nghiệp phải tăng thêm các chi phí đề phòng rủi ro, có thể gây thiếu vốn cho các hoạt động khác 3.2 Đề xuất Hiêụ quả cuả hoaṭ đông ̣ về cać khoan̉ phaỉ thu không chỉ là trach ́ nhiêm ̣ cuả bộ phâṇ taì chinh ́ - kế toań trong công ty mà nó coǹ là sự phôí hợp giữa cać bô ̣ phâṇ khać như bộ phâṇ bań hang, ̀ phong ̀ kinh doanh, bộ phâṇ dich ̣ vụ khach ́ hang… ̀ Cać bô ̣ phâṇ phaỉ có sự kêt́ hợp chắt chẽ ngay từ luć điêù tra thông tin về khach ́ hang, ̀ nhà cung ứng để ra quyêt́ đinh ̣ cụ thể về cać điêù khoan̉ liên quan đêń khoan̉ vay trong hợp đông ̀ kí kêt́ với khach ́ hang ̀ cung ̃ như xać đinh ̣ được trước cać khoan̉ phaỉ trả ngay cuả minh ̀ với nhà cung ứng 17 Quản trị tài chính Nhóm 10 Luôn luôn lưu trữ dưới dạng tài liệu mọi giao dịch, liên hệ của doanh nghiêp̣ với khách hàng như email, thư, cuộc gọi, đòi nợ, công ty có thể c ần những th ứ này cho vi ệc tranh tụng sau này Đôí v ới cać khoan̉ phaỉ thanh toań ngay; nh ằm giam ̉ thiêủ được cać khoan̉ phaỉ thanh toań ngay công ty câǹ có s ự l ựa choṇ kĩ cang ̀ đôí v ới cać nha ̀ cung ứng Ngoaì vâń đề về chât́ l ượng san̉ phâm, ̉ dich ̣ vu,̣ hệ thông ́ cung ứng….tuỳ vaò tinh ̀ hinh ̀ taì chinh ́ cuả công ty mà có nh ững ưu tiên l ựa choṇ nhà cung ứng khać nhau Để đề phong ̀ viêc̣ cać khoan̉ phaỉ thanh toań ngay t ăng đôṭ ngôṭ công ty nên có nh ững thoả thuâṇ rõ rang ̀ về th ời haṇ tra,̉ tỷ lệ chiêt́ khâunêu ́ ́ trả tr ước han , ̣ đông ̀ th ời câǹ có quỹ trich ́ lâp̣ d ự phong ̀ ví d ụ nh ư d ự phòng gi ảm giá hàng t ồn kho, d ự phòng t ổn thất các khoản đầu tư, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa dịch vụ, dự phòng nợ phải thu khó đòi M ỗi lo ại nên có m ột t ỷ l ệ trích l ập d ự phòng riêng và có phòng qu ản lý v ấn đề này Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn đối với những cá nhân, t ổ ch ức th ực hi ện công tác qu ản tr ị tài chính c ủa công ty Ngoaì ra công ty cung ̃ câǹ xác định rõ cá nhân có trách nhiệm thu hồi nợ, có chính sách thưởng xứng đáng cho nhân viên thu đượ c cać khoan̉ n ợ xâu ́ 18 Quản trị tài chính Nhóm 10 KẾT LUẬN Các khoản phải thu chiếm một phần quan trọng trong tổng tài sản và còn ảnh hưởng đến phần doanh thu của công ty Song công tác quản lý quản phải thu cũng vô vùng quan trọng đối với các doanh nghiệp Bài thảo luận này, nhóm 10 chúng em đã tiến hành phân tích thực trạng các khoản phải thu và công tác quản trị khoản phải thu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu Nước giải khát Sài Gòn - SABECO Trong thực tế, hoạt động quản lý các khoản phải thu là vô cùng khó khăn, công tác quản trị khoản phải thu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn SABECO bên cạnh những ưu điểm vẫn còn những điểm hạn Dựa vào đó, nhóm 10 chúng em đã thảo luận và đưa ra một số đề xuất Mong rằng Sabeco có thể áp dụng nó vào thực tế và đạt được hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý khoản phải thu của mình PHỤ LỤC Bảng 2 Khoản phải thu ngắn hạn khác (Đơn vị: VNĐ) Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Phải thu do chênh lệch giữa giá trị hợp lý của các khoản đầu tư và phần vốn góp trong công ty liên kết 277.230.733.543 277.230.733.543 277.230.733.543 Phải thu về lãi tiền gửi 150.223.096.267 313.539.765.595 329.185.963.259 Phải thu về cổ tức 19.345.526.000 48.821.912.232 37.954.694.500 Phải thu khác 26.951.136.376 62.994.688.808 55.228.636.015 473.750.492.186 702.587.109.178 699.600.027.317 Tổng Bảng 3 Khoản phải thu dài hạn khác của Sabeco (VNĐ) Chỉ tiêu Ký quỹ, ký cược dài hạn Phải thu khác Tổng 2018 2019 27.151.945.917 30.466.726.775 33.259.505.471 8.028.765.000 8.028.765.000 8.018.865.000 35.180.710.917 38.495.491.775 41.278.370.471 19 2020 Quản trị tài chính Nhóm 10 Mục Lục 20 ... CHƯƠNG Thực tế khoản phải thu Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - SABECO 2.1 Giới thiệu chung SABECO Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn, tên giao dịch SABECO. .. tích thực trạng khoản phải thu công tác quản trị khoản phải thu Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu Nước giải khát Sài Gòn - SABECO Trong thực tế, hoạt động quản lý khoản phải thu vơ khó khăn, cơng tác. .. thu Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - SABECO? ?? Quản trị tài Nhóm 10 CHƯƠNG Cơ sở lý thuyết quản trị khoản phải thu 1.1 Lý thuyết khoản phải thu quản trị khoản phải thu 1.1.1

Ngày đăng: 15/05/2021, 21:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1. Cơ sở lý thuyết về quản trị khoản phải thu

  • 1.1 Lý thuyết về khoản phải thu và quản trị khoản phải thu

    • 1.1.1 Khái niệm, phân loại, nội dung các khoản phải thu

    • 1.1.2 Khái niệm quản trị khoản phải thu

    • 1.2 Chính sách tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng

      • 1.2.1 Chính sách tín dụng

      • 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách tín dụng

      • 1.3 Mô hình các khoản phải thu

      • 1.4 Phòng ngừa rủi ro và xử lý đối với các khoản phải thu khó đòi

        • 1.4.1 Phòng ngừa rủi ro

        • 1.4.2 Xử lý đối với các khoản phải thu khó đòi

        • CHƯƠNG 2. Thực tế các khoản phải thu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - SABECO

        • 2.1 Giới thiệu chung về SABECO

        • 2.2 Thực tế công tác quản trị khoản phải thu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn SABECO

          • 2.2.1 Phân tích các khoản phải thu tại Sabeco

          • Bảng 4 Tài sản thiếu chờ xử lý năm 2018 của Sabeco (VNĐ)

            • 2.2.2 Mô hình quản trị khoản phải thu tại Sabeco

            • 2.2.3 Hiệu quả công tác quản trị khoản phải thu của Sabeco

            • 2.2.4 Nguyên nhân các khoản phải thu khó đòi tại Sabeco

            • CHƯƠNG 3. Đánh giá và đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản trị khoản phải thu tại Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn - SABECO

            • 3.1 Đánh giá chung

            • 3.2 Đề xuất

            • KẾT LUẬN

            • PHỤ LỤC

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan