1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PT Dân tộc nội trú

93 1,1K 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PT Dân tộc nội trú

Trang 1

Luật giáo dục 2005 quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính

tích cực tự giác, chủ động , tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên…” (Khoản 2 Điều 5)[29]

Với môn sinh học Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mục tiêu về kỹ năng:

"Phát triển kĩ năng học tập, đặc biệt là tự học: Biết thu thập và xử lí thông tin; lập bảng biểu, sơ đồ, đồ thị làm việc cá nhân và làm việc theo nhóm; làm báo cáo nhỏ, trình bày trước tổ, lớp " [8, tr.6]

Với đối tượng HS DT, trung tâm nghiên cứu giáo dục dân tộc chỉ rõ “Đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, giúp HS biết cách tự học và hợp tác trong tự học, tích cực chủ động, sáng tạo trong phát hiện và giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh tri thức mới, giúp HS tự đánh giá năng lực của bản thân” [44, tr

25]

1.2 Xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn giáo dục:

Trong điều kiện của xã hội hiện đại, khi mà khoa học và công nghệ phát triển rất mạnh mẽ, sự bùng nổ của cách mạng thông tin đã tác động, ảnh hưởng sâu

Trang 2

sắc đến giáo dục nói chung và quá trình dạy học nói riêng, trong hoàn cảnh như vậy, giáo dục ý thức tự học, tự học một cách thường xuyên có kế hoạch và phương pháp đúng đắn, khoa học cho HS phổ thông nói chung và HS dân tộc nói riêng là một nhiệm vụ bắt buộc và trách nhiệm nặng nề của ng ười thầy Chỉ có dạy cách học và học cách tự học, tự học sáng tạo mới đáp ứng được yêu cầu cao của sự phát triển xã hội

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài : “ Một số biện pháp

nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PT DTNT”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu tình hình khó khăn của học sinh dân tộc, liên qua trực tiếp đến năng lực tự học trong quá trình học tập SGK Sinh học 10 mới

- Xây dựng cơ sở lí luận và thực tiễn của giải pháp nâng cao năng lực tự học thực chất là hình thành và sử dụng tốt các kĩ năng tự học cho học sinh dân tộc trong quá trình học tập sinh học 10 hiện hành, vận dụng đối với học sinh dân tộc nội trú cấp phổ thông trung học

3 Khách thể nghiên cứu

Quá trình dạy học sinh học

4 Đối tượng nghiên cứu

Năng lực tự học của học sinh trường PT dân tộc nội trú trong quá trình dạy học sinh học

5 Giả thuyết khoa học

Nếu bồi dưỡng để HS trường PT DTNT có được các năng lực tự học trong khâu sử dụng SGK, các hoạt động trong lớp và ngoài lớp, thì sẽ tạo cho các em lòng ham thích, sự tự tin, tính tích cực chủ động trong học tập và đặc biệt sẽ nâng cao được chất lượng học tập bộ môn đáp ứng yêu cầu học tập bộ môn SH đổi mới

6 Những điểm mới của đề tài

Trang 3

* Phỏt hiện tỡnh hỡnh thực tiễn khả năng tự học của học sinh dõn tộc đối với bộ mụn sinh học qua cỏc số liệu điều tra

* Xỏc lập cơ sở lớ luận và thực tiễn cựng cỏc giải phỏp đối với việc nõng cao năng lực tự học cho học sinh núi chung và HS trường PT DTNT núi riờng

7 Giới hạn nghiờn cứu

* Đối tượng nghiờn cứu đại diện: HS ở trường PT Dõn tộc nội trỳ Điện biờn và trường PT Vựng cao Việt Bắc

* Bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh với hỡnh thức làm việc với SGK, bài giảng trờn lớp và hoạt động học tập ngoài lớp

* Thụng qua vớ dụ phần II: Sinh học tế bào

8 Nhiệm vụ nghiờn cứu

- Phỏt hiện những khú khăn đặc thự của học sinh trường PT Dõn tộc nội trỳ trong quỏ trỡnh học tập bộ mụn sinh học

- Bồi dưỡng năng lực tự học, và cỏch thức bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh núi chung và học sinh trường PT Dõn tộc nội trỳ núi riờng

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra, đỏnh giỏ tớnh khả thi của giả thuyết đề ra

9 Phương phỏp nghiờn cứu

9.1 Phương phỏp nghiờn cứu lớ thuyết:

Nghiờn cứu cỏc văn kiện của Đảng, cỏc văn bản phỏp quy của Nhà nước, Bộ GD-ĐT, cỏc tài liệu chuyờn mụn, SGK và cỏc tài liệu khỏc để phõn tớch tổng hợp hệ thống những thụng tin cú liờn quan đến đề tài

9.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn giáo dục: - Đối thoại với giáo viên sinh học và học sinh

- Sử dụng phiếu điều tra

9.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

- Địa điểm TN sư phạm: Giảng dạy TN một số giờ ở trường PT Vùng Cao Việt Bắc và trường PT DTNT Điện Biên theo phương pháp đã đề ra

Trang 4

- Thời gian làm TN: Từ 17 9 2007 đến 12.1.2008 - Phân tích kết qủa thực nghiệm

9.4 Phương pháp thống kê toán học để xử lí số liệu các kết quả thực nghiệm

* Phân tích - đánh giá định lượng các bài kiểm tra thông qua các tham số đặc trưng

* Phân tích định tính : Phân tích kết quả bài kiểm tra của HS để thấy rõ :

+ Về hứng thú học tập và mức độ tích cực của học tập + Mức độ nắm vững và độ bền đối với kiến thức học tập 10 Cấu trỳc của luận văn

Phần mở đầu

Phần kết quả nghiên cứu: Gồm 4 chương

Chương 1: Tổng quan tài liệu

Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao năng lực tự học

môn sinh học 10 cho học sinh trường PTDTNT

Chương 3: Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10

cho học sinh trường PTDTNT

Chương 4: Thực nghiệm sư phạm

Phần kết: Kết luận và đề nghị Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 5

Phần II: Kết quả nghiên cứu

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề tự học và hướng dẫn tự học trong giáo dục nhà trường

Trong lịch sử phỏt triển giỏo dục, tổ chức quỏ trỡnh học tập theo hướng tăng cường tớnh tự học của học sinh là vấn đề được quan tõm và nghiờn cứu từ lõu Về vấn đề tự học như vai trò của tự học, năng lực tự học của HS, cách

thức rèn luyện năng lực tự học cho HS nói chung và HS trường PT DTNT nói riêng đã được nhiều tác giả nghiên cứu

1.1.1 Trờn thế giới

- Ngay từ cổ đại, nhiều nhà giỏo dục lỗi lạc như Xụcơrat ( 470-399 TCN), Khổng Tử (551 -479 TCN) … Đó từng núi đến tầm quan trọng to lớn của việc phỏt huy tớnh tớch cực, chủ động của HS và núi đến nhiều biện phỏp phỏt huy tớnh tớch cực nhận thức

- Từ thế kỉ 17 đến thế kỉ 19 nhiều nhà giỏo dục lớn như J.A Conmesky (1592-1670); Jacques Rousseau(1712-1778); A.Đixtecvec (1790-1866) …Trong cỏc cụng trỡnh nghiờn cứu của mỡnh về giỏo dục phỏt triển trớ tuệ đều đặc biệt nhấn mạnh: Muốn phỏt triển trớ tuệ bắt buộc người học phải phỏt huy tớnh tớch cực, độc lập, sỏng tạo để tự mỡnh dành lấy tri thức Muốn vậy phải tăng cường khuyến khớch người học tự khỏm phỏ, tự tỡm tũi và suy nghĩ trong quỏ trỡnh học tập [14, tr.26-33]

- Ở Phỏp, vào năm 1920 đó hỡnh thành những "nhà trường mới", đặt vấn đề phỏt triển năng lực trớ tuệ của học sinh, khuyến khớch cỏc hoạt động do chớnh học sinh tự quản

- Nhiều tỏc giả Liờn Xụ (cũ) và xó hội chủ nghĩa Đụng Âu, đứng trờn quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, cỏc nhà giỏo dục khụng những khẳng định vai trũ và tiềm năng to lớn của họa động tự học trong giỏo dục nhà trường

Trang 6

Đặc biệt nhiều tác giả còn nghiên cứu sâu sắc cách thức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của người học Trong đó nêu lên những biện pháp tổ chức hoạt động độc lập nhận thức của học sinh trong quá trình dạy như: Catxchuc G.X; Retzke R; Ilina T.A; Brunop E.p - Bropkina E.P; Picaxistưi P.I [32, tr.9 ]

- Động cơ học tập và giáo dục đúng đắn được N.A.Rubakin; H.Smitman và nhiều nhà giáo dục học coi là yếu tố quan trọng nhất có tính quyết định đến hiệu quả tự học, vì nó thúc đẩy người học tích cực chủ động trong tự học[32, tr.10 ]

- Những năm 30 của thế kỷ XX, nhiều nhà giáo dục ở Châu Á cũng quan tâm sâu sắc đến lĩnh vực tự học của học sinh - sinh viên T.Makiguchi - người Nhật, nhà sư phạm lỗi lạc đã trình bày các tư tưởng nổi tiếng trong tác phẩm "giáo dục vì cuộc sống sáng tạo" Ông cho rằng, giáo dục có thể coi là quá trình hướng dẫn tự học mà động lực của nó là kích thích người học tạo ra giá trị để đạt đến hạnh phúc của bản thân và cộng đồng [23]

- Về nhiệm vụ của giáo dục được Unesco nghiên cứu và chỉ rõ “Để đáp ứng thành công nhiệm vụ của mình, giáo dục phải được tổ chức xoay quanh bốn loại hình học tập cơ bản, mà trong suốt cuộc đời của mỗi con người, chúng sẽ là những trụ cột về kiến thức: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người”[ 42,tr 71]

Ngày nay, chủ trương giáo dục của mọi quốc gia trên thế giới đều khẳng định: Lên lớp mà GV chỉ thông báo kiến thức là ít có hiệu quả, cần thay dần việc thông báo bằng việc tổ chức HS tự tìm tòi để phát hiện kiến thức

Tóm lại hoạt động tự học đã được các tác giả xem xét tương đối cụ thể, từ vai trò của tự học, các kỹ năng tự học cần thiết đến các điều kiện để tổ chức quá trình tự học đạt kết quả

Trang 7

Hoạt động tự học được các tác giả kết luận là nó phải được thực hiện trong mối quan hệ tương tác hợp lý giữa các yếu tố, cá nhân người học, giá o viên và các điều kiện hỗ trợ khác

Thời kì thực dân Pháp đô hộ, giáo dục nước ta rất chậm đổi mới hoạt động tự học không được nghiên cứu và phổ biến, nhưng thực tiễn giáo dục lại xuất hiện nhu cầu tự học có tính tự giác rất cao ở nhiều tầng lớp xã hội

Ở Miền Nam thời Mỹ - nguỵ, hoạt động tự học đã được chú ý nghiên cứu bởi nhiều tác giả, trong đó phải kể đến Đinh Gia Trinh với quan niệm có 2 hình thức học là học lấy và học ở nhà trường Ông cho rằng: “Học lấy là tự mình học lấy triết học, khoa học, văn chương, không cần theo sự giảng dẫn tuần tự của một ông thầy … Người ta ai cũng cần học lấy dù cả những người đỗ đạt cao” [44]

Hoạt động tự học thực sự được nghiên cứu nghiêm túc và triển khai từ khi nền giáo dục cách mạng ra đời (1954) trong đó Chủ tịch Hồ Chí Minh, một tấm gương sáng về tình thần và phương pháp tự học đã dạy: "Về cách học, phải lấy tự học làm nòng cốt"[ 30 tr 67]

Thủ tướng Phạm Văn đồng, một trong những học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh, đã tiếp nhận thể hiện và làm phong phú tư tưởng, sự nghiệp giáo dục của Người Đồng chí chỉ rõ: “Đối với các em HS điều quan trọng có tầm cỡ rộng lớn là tránh tham lam nhồi nhét, tránh lối học vẹt, chỉ cần học thuộc lòng điều thầy giảng, đối với GV cần sử dụng phương pháp dạy người học suy

Trang 8

nghĩ, tìm tòi, hiểu rộng hơn điều thầy nói, mở rộng tư duy và năng lực sáng tạo của người học …, Làm sao cho giờ học là cơ hội để thầy trò thảo luận tranh luận từ đó các em rút ra nhữngđiều cần học, cần biết…”[13, tr 47-51], Trong lí luận và thực tiễn Đồng chí cũng chỉ rõ "Phương pháp giáo dục không phải chỉ là những kinh nghiệm, thủ thuật trong truyền thụ và tiếp thu kiến thức mà còn là con đường để người học có thể tự học, tự nghiên cứu chứ không phải là bắt buộc trí nhớ làm việc một cách máy móc, chỉ biết ghi rồi nói lại "[10]

Trong nghị quyết của bộ chính trị về cải cách giáo dục (11/1/1979) đã viết "Cần coi trong việc bồi dưỡng hứng thú, thói quen và phương pháp tự học cho HS, hướng dẫn HS biết cách nghiên cứu SGK, thảo luận chuyên đề ghi chép tài liệu, tập làm thực nghiệm khoa học" Chính vì vậy việc nghên cứu những vấn đề này có tính thời sự và đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu

Từ năm học 1977 đến nay, có rất nhiều tác giả với các công trình viết về vấn đề tự học như tác giả Nguyễn Hiến Lê[25], Nguyễn Cảnh Toàn [37], [38],

[39], [40], Nguyễn Kỳ[21], [22], §Æng Vò Ho¹t, Hµ ThÞ §øc [18], Lª Kh¸nh B»ng [7], Nguyễn Như Ất [39], Nguyễn Văn Hộ [19]… Khi nói về tự học GS

Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng “ Cốt lõi của học là tự học Hễ có học là có tự học, vì không ai có thể học hộ người khác được Nhiệm vụ của chúng ta là "biến quá trình dạy học thành quá trình tự học", tức là khéo léo kết hợp quá trình dạy học của thầy với quá trình tự học của trò thành một quá trình thống nhất biện chứng” [40, tr 60-66]

Riêng lĩnh vực SH có rất nhiều công trình nghiên cứu về tự học điển hình như Đinh Quang Báo [3] [4] [5][6], Nguyễn Đức Thành[43], Trần Bá Hoành[16] [17] và nhiều tác giả khác Trong các công trình nghiên cứ u của mình, tác giả Trần Bá hoành đã phân tích cơ sở khoa học, cách thiết kế bài học sinh học theo phương pháp tích cực và kỹ thuật thực hiện các phương pháp tích cực như KT xác định mục tiêu bài học sử dụng câu hỏi, phiếu học tập, kỹ thuật đánh giá

Trang 9

Trong đó ông nhấn mạnh Phát triển trí sáng tạo của học sinh, Ông chỉ rõ "Giáo viên phải biết hướng dẫn, tổ chức cho học sinh tự mình khám phá kiến thức mới, dạy cho học sinh không chỉ kiến thức mà cả phương pháp học, trong đó cốt lõi là phương pháp tự học… Nếu rèn luyện cho người học có được kĩ năng, phương pháp, thói quen tự học, biết ứng dụng những điều đã học vào những tình huống mới, biết phát hiện và tự lực giải quyết vấn đề đặt ra sẽ tạo cho họ lòng ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có trong mỗi người Làm được như vậy thì kết quả học tập sẽ tăng gấp bội, HS sẽ có thể tiếp tục tự học khi vào đời, dễ dàng thích ứng với cuộc sống xã hội"[17, tr.50]

Nhiều công trình, nhiều bài báo viết về tự học nói chung ở các lĩnh vực như “Một số vấn đề cần thiết khi hướng dẫn HS tự học” - Thái Duy Tuyên; “Dạy học phát huy năng lực cá nhân của học sinh”– Nguyễn Gia Cầu và nhiều bài báo khác

Một số luận án tiến sỹ của các tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh; Hoàng Thị Lợi, Nguyễn Thị Tính … Nhiều luận văn thạc sỹ viết về những vấn đề có liên quan đến tự học như luận văn của các tác giả Bùi Thúy Phượng, Vũ Phương Thảo, Ngô thị Mai Hương …Các tác giả đã nêu và phân tích cơ sở khoa học của hoạt động tự học, cơ sở tâm lí học, giáo dục học, xã hội học… Các tác giả đã khẳng định rõ các yếu tố thuộc về cá nhân ( nội lực) có vai trò quyết định đối với kết qủa học tập trong đó có năng lực tự học, ngoài ra các yếu tố bên ngoài như biện pháp hướng dẫn của giáo viên, phương pháp, phương tiện cũng có vai trò quan trọng

Việc nghiên cứu về kỹ năng học tập và bồi d ưỡng phương pháp tự học cho học sinh trường PTDTNT đã được một số tác giả đề cập đến như: Phạm Vũ Kích “Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường PTDTNT”, Hà Văn Định “Hoạt động ngoài giờ lên lớp ”, Lê Bình “Một số kinh nghiệm huy động tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp ”, Phạm Hồng Quang “ Ứng

Trang 10

dụng một số biện pháp tổ chức học tập ngoài giờ lên lớp cho học sinh trường PTDTNT các tỉnh phía bắc”, Trần Thị Ph ương Hà “ Các giải pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường PTDTNT tỉnh Yên Bái”, Hoàng Thị Lợi “Biện pháp rèn luyện kĩ năng ôn tập cho HS trường PT DTNT”…

Việc nghiên cứu các hình thức tổ chức học tập nhằm rèn luyện kĩ năng học tập cho học sinh trường PTDTNT đã được các tác giả đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau: Từ việc cải tiến nội dung, ph ương pháp dạy học đến kiểm tra đánh giá việc học bài của học sinh

*Tóm lại: Qua tìm hiểu các công trình trên thế giới và trong n ước nghiên

cứu về tự học tôi có một số nhận xét sau:

+ Tự học, vai trò của tự học là vấn đề được bàn luận xuyên suốt các thời kì lịch sử nhân loại, mang ý nghĩa triết học Nhưng càng về sau càng được soi sáng thêm về cơ sở giáo dục học và tâm lí học

+ Tự học là một nhu cầu, một năng lực cần có của mọi người, đặc biệt trong thời đại ngày nay Do đó mục tiêu quan trọng của các nhà trường là trang bị cho HS phương pháp tự học

+ Có nhiều tác giả nghiên cứu về tự học đối với sinh viên và học sinh phổ thông, có một số ít viết về tự học đối với học sinh trường PTDTNT nhưng các công trình này chủ yếu m ới phản ánh một cách khái quát việc tổ chức hoạt động học tập cho học sinh dân tộc trong giờ lên lớp hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp, chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu vào việc nghiên cứu các biện pháp tổ chức tự học cho học sinh trường PTDTNT dưới góc độ môn Sinh học 10

+ Để tổ chức, nâng cao năng lực tự học cho HS có hiệu quả, cần làm rõ cơ sở lí luận và thực tiễn của các biện pháp, trên cơ sở đó xây dựng được các biện pháp nâng cao năng lực tự học cho phù hợp nhằm phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo, rèn luyện kĩ năng tự học và nâng cao chất lượng học tập bộ môn của HS

Trang 11

* Tự học có hướng dẫn: “Tự học có hướng dẫn là việc học cá nhân và tự chủ, đượ c sự g iúp đỡ v à tă ng cường của mộ t số y ếu tố như GV ( có hướng dẫn), như công nghệ giáo dục hiện đại“[15, tr 459]

Việc tự học có hướng dẫn có thể được cụ thể hóa theo mô hình sau: - Thu nhận thông tin: Qua đọc SGK, tài liệu, qua quan sát, qua thí nghiệm, qua bài tập, qua tư liệu mạng internet, qua nghe giảng và ghi chép

- Xử lý thông tin: Phân tích, tổng hợp, khái quát, nhận xét đánh giá, phê phán, tự trình bày, ứng dụng, lập bảng hệ thống

- Tự kiểm tra, tự điều chỉnh: Qua trả lời của bạn, qua tự trả lời, qua tổng kết của thầy

Trang 12

Như vậy người học là chủ thể, trung tâm tự mình chiếm lĩnh tri thức, chân lí bằng hành động của mình Thầy là tác nhân hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn cho trò tự học trong sự hợp tác với bạn

* Tóm lại:

- Tự học là một bộ phận, một thành phần của học, khi nói đều học thì bao giờ cũng gắn với tự học, nhưng không phải bất cứ sự học nào cũng là tự học Chỉ khi nào học sinh độc lập, tự lực thực hiện hoạt động học trong điều kiện không có sự tác động trực tiếp của giáo viên thì khi đó tự học mới xảy ra

- Có thể nói là con người ai cũng phải tự học, do vậy trong cuộc đời của mỗi người bao giờ cũng có hoạt động tự học song vấn đề quan trọng là tự học ở mức độ nào và tự học như thế nào

- Đặc điểm cơ bản quan trọng không thể thiếu của tự học là sự tự giác và kiên trì cao, sự tích cực, độc lập và sáng tạo của học sinh trong hoạt động học là tự mình thực hiện việc học

- Tự học có nhiều mức độ: Là tự học hoàn toàn và tự học có người hướng dẫn Tự học có hướng dẫn là hình thức tự học để chiếm lĩnh tri thức và hình thành kỹ năng tương ứng với sự hướng dẫn tổ chức chỉ đạo của giáo viên thông qua tài liệu hướng dẫn tự học

Như vậy tự học là tự mình thực hiện việc học, tự học không thể thiếu trong hoạt động học, trong đó học sinh phải biết huy động hết khả năng trí tuệ, tình cảm và ý trí của mình để lĩnh hội một cách sáng tạo tri thức kỹ năng, và hoàn thiện nhân cách của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên Kết quả tự học cao hay thấp phụ thuộc vào năng lực tự học của mỗi cá nhân và đặc biệt với học sinh phổ thông thì còn phải phụ thuộc rất lớn đến sự hướng dẫn của giáo viên

2.1.2.Năng lực tự học và sự hình thành năng lực tự học cho HS

Trang 13

* Năng lực: “Đặc điểm của cỏ nhõn thể hiện mức độ thụng thạo - tức là

cú thể thực hiện một cỏch thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt

động nào đú Năng lực gắn liền với những phẩm chất về trớ nhớ, tớnh nhạy

cảm, trớ tuệ, tớnh cỏch của cỏ nhõn Năng lực cú thể phỏt triển trờn cơ sở năng khiếu (đặc điểm sinh lớ của con người, trước hết là của hệ thần kinh trung ương), song khụng phải là bẩm sinh , mà là kết quả phỏt triển của xó hội và của con người (đời sống xó hội, sự giỏo dục và rốn luyện, hoạt động của cỏ nhõn)” [2] Năng lực được hỡnh thành và hoàn thiện dần trờn cơ sở rốn luyện cỏc kĩ năng

* Kĩ năng: Giai đoạn trung gian giữa tri thức và kĩ xảo trong quỏ trỡnh nắm vững một phương thức hành động Đặc điểm đũi hỏi sự tập trung chỳ ý cao, sự kiểm soỏt chặt chẽ của thị giỏc, hành động chưa bao quỏt, cũn cú động tỏc thừa Được hỡnh thành do luyện tập hay do bắt chước” [2]

Nói cách khác “Kĩ năng là một việc gì đó mà HS phải thể hiện cái phải làm Kĩ năng bao hàm một hành vi trong đó kiến thức, hiểu biết và lập luận được vận dụng một cách công khai“ [49, tr 35]

* Nâng cao năng lực tự học: Thực chất là hình thành và hoàn thiện hệ thống kĩ năng tự học Khi tiếp xúc với nguồn kiến thức khác nhau, học sinh cần có kỹ năng hành động tương ứng HS biết cách tổ chức, thu thập thông tin, xử lý thông tin, tự kiểm tra, tự điều chỉnh trong quá trình làm việc với các nguồn tri thức nghĩa là đã nắm được phương pháp học để học trên lớp và tự học Hoạt động học bao gồm một số hành động học có mục đích phù hợp, đáp ứng mục đích chung của hoạt động học, biết cách sắp xếp trình tự , các hành động một cách hợp lý, biết thực hiện các hành động học có kết quả Người nào biết lựa chọn, sắp xếp và thực hiện đúng các hành động theo đúng quy trình để đạt tới mục đích hoạt động thì người đó có phương pháp học

Trang 14

2.2 Hoạt động tự học của HS trường PTDTNT

* Qua nghiên cứu tài liệu của Phạm Hồng Quang [34], [35], Trầ n sĩ Nguyên [33], Hoàng Thị Lợi[26] và nhiều tài liệu khác{24], [9] về đặc điểm nhận thức, hoạt động tự học của HS DTNT có một số đặc điểm sau:

- Điểm nổi bật trong khả năng tư duy của học sinh dân tộc là thói quen lao động trí óc chưa bền, ngại động não Trong học tập nhiều em không biết lật đi lật lại vấn đề, phát hiện thắc mắc, suy nghĩ sâu sắc về vấn đề học tập Nhiều học sinh không hiểu bài nhưng không biết mình không hiểu ở chỗ nào Tư duy của học sinh dân tộc còn kém nhanh nhạy và linh hoạt, khả năng thay đổi giải pháp chậm, nhiều khi máy móc, dập khuôn Học sinh dân tộc thường thỏa mãn với cái có sẵn, ít động não đổi mới, khả năng độc lập tư duy và óc phê phán còn hạn chế Thao tác tư duy thể hiện ở khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát của học sinh còn phát triển chậm, thiếu toàn diện

-Học sinh dân tộc đa số chăm chỉ, chịu khó song phương pháp học tập nói chung chưa khoa học, thường tiếp thu tri thức một cách thụ động bằng các ghi nhớ, tái hiện Cố gắng ghi nhớ toàn bộ lời giảng của giáo viên rồi cố gắng lặp lại y nguyên, ngại đào sâu, suy nghĩ, tìm dấu hiệu bản chất của nội dung vấn đề nghiên cứu ( học vẹt)

- Hình thức học tập của HS vẫn hay sử dụng là học thuộc lòng trong vở ghi, các hình thức ôn tập mang tính tích cực ít được sử dụng, kỹ năng xây dựng dàn ý tóm tắt bài học, kĩ năng xây dựng sơ đồ , lập bảng tóm tắt của HS đa số ở mức yếu và hầu như chưa được hình thành

- Sự nỗ lực của bản thân trong tự học chưa cao, khi gặp những khó khăn trong học tập ( một bài tập khó, một vấn đề chưa hiểu “) hầu hết các em bỏ qua, một số ít hỏi bạn hỏi thầy, còn một số nhỏ tự mình mày mò, tiếp tục suy nghĩ, tìm tài liệu để giải quyết vấn đề

Trang 15

- Môi trường tự học khác với HS phổ thông Tự học của HS trường PTDTNT được diễn ra trong môi trường học tập giáo dục tập trung, dưới sự quản lý theo dõi, tổ chức điều khiển thống nhất ở những địa điểm nhất định thường là trên giảng đường tại các lớp học.Việc tự học của mỗi HS tốt hay không còn phụ thuộc ít nhiều vào việc tự học của các HS khác Do vậy việc tổ chức tự học cho HSDTNT phải có tổ chức hướng dẫn của giáo viên và liên quan đến việc tổ chức, quản lý giờ tự học trong tập thể

Như vậy với đặc điểm nhận thức, phương pháp học tập và những đặc điểm về hoạt động tự học của HS trường PTDTNT như đã trình bày ở trên, thì việc bồi dưỡng cho các em năng lực tự học nói chung và năng lực tự học bộ môn sinh học nói riêng là vấn đề rất quan trọng, cần giúp cho HS trường PTDTNT có phương pháp học hợp lý, khoa học mà trọng tâm chính là phương pháp tự học, cần đặc biệt nhấn mạnh việc rèn luyện cho các em thói quen tự học có khoa học, thường xuyên đặt ra các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Tại sao như thế này mà không phải thế kia? Nếu thế này thì sao? Cũng như rèn luyện cho các em một số kĩ năng trong tự học như: Kỹ năng làm việc với SGK, kĩ năng phân tích đồ thị, hình vẽ, kĩ năng lập đề cương, sơ đồ hóa, kĩ năng thảo luận nhóm trong quá trình học tập

2.3 Cơ sở của việc nâng cao năng lực tự học cho HS

2.3.1 Cơ sở triết học

Theo quan điểm triết học thì kết quả của hành động bị chi phối bởi hai yếu tố đó là nội lực và ngoại lực.Yếu tố ngoại lực trong học tập là sự tác động, hướng dẫn, tổ chức, đạo diễn của giáo viên Người thầy giỏi là người biết tự học sáng tạo suốt đời Yêú tố nội lực là vốn tri thức đã có, động cơ học tập, năng lực tự điều chỉnh và quan trọng nhất là nội lực Nội lực là nhân tố quyết định đến kết quả quá trình nhận thức và rèn luyện kĩ năng Do đó cần trú trọng đến yếu tố nội lực

Trang 16

Song tự học - thuộc quá trình cá nhân hoá việc học - không có nghĩa là học một mình, đơn thân độc mã, mà học trong sự hợp tác với các bạn, trong môi trường xã hội, dưới sự hướng dẫn của thầy và sự hợp tác của các bạn - ngoại lực Ngược lại, tác động của thầy và của môi trường xã hội sẽ kém hiệu lực nếu không phát huy được năng lực tự học của người học

Như vậy, kết hợp quá trình dạy với qúa trình tự học là nhằm làm cho “dạy“ và “tự học“ cộng hưởng được với nhau tạo ra chất lượng và hiệu quả cao để đạt mục tiêu đào tạo con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự

học

2.3.2 Cơ sở tâm, sinh lý học sư phạm

* Cơ sở tâm lí: Do đặc điểm tâm lí học lứa tuổi: ở HS PT (từ 15 - 18 tuổi), sự chú ý tập trung và độ bền cao hơn, khả năng ghi nhớ có tính khái quát hơn, mang tính chọn lọc và có phê phán hơn HS cấp TH cơ sở Phẩm chất tư duy sáng tạo, khả năng tự điều chỉnh, tự đánh giá cũng bộc lộ rõ hơn

Về mức độ phát triển cần đạt được là học sinh làm chủ từng bước các mối quan hệ xã hội của bản thân, phát triển nhân cách với tư cách là chủ thể xã hội.[46]

Với những đặc điểm tâm lí trên rất thuận lợi cho việc dạy - tự học vì dạy - tự học không phải là một phương pháp cụ thể nào đó mà nó bao gồm nhiều tập hợp phương pháp Hầu hết các phương pháp đều nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS và đều có đặc điểm chung là:

- Dạy học bằng việc tăng cường tổ chức các hoạt động cho HS - Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

- Tăng cường học tập cá nhân và hoạt động nhóm - Dạy HS tự đánh giá, tự điều chỉnh

Trang 17

* Cơ sở sinh lý học

Mô hình dạy - tự học (hướng dẫn tự học) có cơ sở sinh học là: “Học thuyết về phản xạ có điều kiện chủ động“ của B.F.Skinner với hai thí nghiệm nổi tiếng là: thí nghiệm dạy chim bồ câu tự tìm lấy thức ăn trong các hạt có hình thù giống nhau nhưng mầu sắc khác nhau, và thí nghiệm “ Dạy chuột đạp cần câu cơm“[26]

Theo học thuyết này, bài học là vì lợi ích của chính người học; mục đích học, nội dung học là do chính nhu cầu của người học Chim bồ câu tự tìm thấy thức ăn, chuột đạp từ cần câu cơm trong sơ đồ dạy học của Skinner là hình ảnh của người tự học, tích cực chủ động tìm ra kiến thức - thức ăn tinh thần bằng hành động của chính mình Đó chính là dạy - tự học trong đó việc học (tự học) thực chất là một quá trình:

- Tự tìm ra ý nghĩa, làm chủ các kỹ xảo nhận thức, tạo ta các cầu nối nhận thức trong tình huống học

- Tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thông tin từ môi trường sống xung quanh mình

- Tự học, tự nghiên cứu, tự tìm ra kiến thức bằng hành động của chính mình, cá nhân hoá việc học đồng thời hợp tácvới các bạn trong cộng đồng lớp học, dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo

Còn việc dạy thích hợp với quá trình học nói trên là một quá trình có bản chất là:

- Kết hợp quá trình học với quá trình tự học, quá trình giáo dục với quá trình tự giáo dục

- Kết hợp hữu cơ quá trình cá nhân hoá với quá trình xã hội hoá việc học

- Cộng hưởng dạy học với tự học, tạo ra chất lượng và hiệu quả giáo dục cao

Trang 18

Tóm lại, trên cơ sở hiểu được các vấn đề liên quan đến năng lực tự học, ta có thể vận dụng vào trong giảng dạy để hình thành năng lực tự học cho HS

2.4 cơ sở thực tiễn của để tiến hành biện pháp nâng cao NLTH cho HSDTNT

2 4.1 Phương pháp xác định thực trạng

Để tìm hiểu thực trạng của việc giảng dạy nói chung và việc rèn luyện năng lực tự học cho HS trường PT DTNT trong việc học sinh học 10 nói riêng, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:

*Sử dụng phiếu phỏng vấn

Chúng tôi đã sử dụng phiếu điều tra phỏng vấn để khảo sát 13 giáo viên

Sinh học đã và đang trực tiếp giảng dạy môn Sinh học, 300 em học sinh ở trường PT Vùng Cao Việt Bắc và trường Dân tộc nội trú Điện Biên

Chúng tôi đã thiết kế 3 phiếu khảo sát dành cho HS

Phiếu số 1: Khảo sát về những khó khăn thường gặp của HS trong việc học tập sinh học(SH) ở trường PT dân tộc nội trú

Phiếu số 2: Khảo sát về việc tự học môn sinh học ở trường PT dân tộc nội trú

Phiếu số 3: Khảo sát về cách thức thầy (cô) giáo bộ môn thường hướng dẫn HS tự học trong trường PT dân tộc nội trú

* Các phương pháp khác: Chúng tôi tiến hành dự giờ dạy, tham khảo bài soạn của một số giáo viên dạy môn sinh học 10, tiến hành quan sát hoạt động tự học của học sinh, gặp gỡ trao đổi với các giáo viên và học sinh về vấn đề quan tâm

2.4.2 Kết quả điều tra

Trang 19

Qua kết quả ở bảng [Phần phụ lục] kết quả điều tra có thể được tóm tắt như sau:

*Về những khó khăn thường gặp của HS trong việc học tập sinh học ở trường PT dân tộc nội trú

- HS trường PTDTNT thường gặp khó khăn khi phát biểu trước đám đông vì ngại ngùng, thiếu tự tin, một số HS gặp khó khăn trong diễn đạt bằng tiếng phổ thông (tiếng Việt) các kiến thức vốn đã hiểu (tức là tuy trong ó c thì hiểu mà lạ i khó khă n để nó i, v iết ra ), Đặ c biệt có 6 1% HS g ặp khó khăn trong việc tự tìm hiểu các loại sơ đồ , hình vẽ trong sách giáo khoa Qua dự giờ và trao đổi với HS chúng tôi thấy khi làm việc với hình vẽ, nhiều HS còn chưa chú ý xem xét các bộ phận các chi tiết cụ thể của hình vẽ, khă năng nhận biết ý nghĩa của các dấu hiệu và mối liên quan giữa các bộ phận trên hình vẽ còn rất hạn chế

*Về việc tự học môn sinh học ở trường PT dân tộc nội trú Qua kết quả ở bảng 1.2, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

- Về việc chuẩn bị bài mới trước khi lên lớp: Nếu các thầy cô giao nhiệm vụ, yêu cầu HS đọc bài ở nhà thì phần lớn HS có ý thức đọc trước, Nếu các thầy cô không giao nhiệm vụ, không yêu cầu HS đọc bài ở nhà thì chỉ một phần nhỏ các em tự giác đọc ( chủ yếu với các em học khá, giỏi) Qua điều tra thấy rằng hầu hết các em chỉ đọc lướt qua ( đọc lấy lệ hay đọc đối phó), một số có tìm hiểu xem nội dung bài sẽ học gồm những mục nào, nội dung nào, rất ít các em tìm thuật ngữ khó hiểu để dự định hỏi thầy cũng như tìm mối liên quan giữa kiến thức mới với kiến thức đã học

- Đối với việc sào bài ( tức là xem lại bài vừa học): Nhiều em không

xem lại bài vừa học mà các em chỉ có thói quen học bài cũ chuẩn bị cho việc kiểm tra bài của ngày hôm sau, một số chỉ xem qua ở mức đơn giản và một số các em xem lại bài kết hợp điều chỉnh vở ghi chép bài giảng trên

Trang 20

lớp và tìm hỉểu thêm những điều mà trên lớp hoặc nghe chưa rõ , hoặc khó hiểu nhưng không thường xuyên

- Về việc học bài cũ và thực hiện ôn tập chương: Hầu hết các em sử

dụng hình thức học thuộc lòng bài cũ thậm chí cả bài ôn tập chương cũng học thuộc ( có một số em không hiểu nhưng vẫn học thuộc), một số ít học bàng cách xây dựng đề cương, lập sơ đồ ( Grap ) làm bài tập thông qua dó mà ghi nhớ kiến thức Một số ít học kiến thức cơ bản của bài, chương và có thực hiện đọc thêm tài liệu để mở rộng kiến thức có liên quan nhưng mức độ còn ít Có thể kết luận rằng xu hướng chung của HS về TH là để chuẩn bị cho việc kiểm tra bài cũ của giáo viên để lấy điểm, một số để nắm vững những kiến thức cơ bản chứ ít có nhu cầu mở rộng, hiểu sâu kiến thức

- Về hoạt động của HS trong giờ lên lớp: Phần nhiều HS thụ động nghe giảng, ít động não suy nghĩ, chỉ trả lời khi thầy yêu cầu và không dám hỏi thầy khi có thắc mắc, ghi (chép lại ) theo nội dung đọc tóm tắt của thầy, chỉ có một số nhỏ HS tích cực, chủ động trong quá trình học như sẵn sàng trả lời câu hỏi của thầy nếu biết và thậm chí sẵn sàng hỏi lại thầy nếu có thắc mắc

- Về vấn đề thảo luận nhóm: Qua dự giờ và trao đổi với các em HS và

GV chúng tôi thấy: Khi giáo viên yêu cầu nghiên cứu SGK trao đổi nhóm và thảo luận, một số nhỏ HS không làm gì chỉ nghe các bạn trong nhóm làm và báo cáo, phần lớn các em có tham gia (để giáo viên không phê bình) nhưng không nhiệt tình Chỉ những HS học khá, hay phát biểu ( năng động) thì giữ vai trò chủ chốt trong giờ học khi GV sử dụng hình thức tra o đổ i nhó m Đa số cá c em biết bám sá t y êu cầ u của câ u hỏ i khi thảo luận song khả năng diễn đạt ý kiến rõ ràng, ngắn gọn và khả năng tranh luận đặc biệt là tranh luận để bảo vệ ý kiến của mình, của nhóm mình còn hạn chế

Trang 21

- Trong giờ lên lớp hầu hết giáo viên thường đặt các câu hỏi dễ, các câu hỏi tái hiện kiến thức cũ hoặc yêu cầu học sinh tóm tắt kiến thức cơ bản để từ đó dạy kiến thức mới, một số GV quan tâm đến việc hướng dẫn học sinh phân tích bảng biểu, sơ đồ, đồ thị, hình vẽ cũng như đặt ra các tình huống có vấn đề hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm để tìm ra kiến thức mới nhưng không thường xuyên

* Qua dự giờ, trao đổi chuyên môn và tham khảo giáo án của một số giáo viên dạy môn sinh học chúng tôi có nhận xét sau:

+ Tình hình hướng dẫn HS tự học qua giáo án: Trong giáo án chủ yếu là liệt kê những kiến thức cơ bản mà HS cần phải nắm được qua giờ giảng ở cột nội dung cũng như chỉ có những câu hỏi đơn giản tái hiện kiến thức cũ, câu hỏi phát hiện kiến thức mới ở mức đơn giản, thậm chí có nhiều câu hỏi chỉ để gọi là có câu hỏi ở cột phương pháp, đa số các giáo án chỉ chú ý đến kiến thức cần truyền đạt chứ ít chú ý đến việc rèn luyện các thao tác tư duy, kĩ năng chiếm lĩnh nội dung kiến thức Hầu hết các bài soạn chưa thể hiện rõ hoạt động của HS, chưa có các tình huống( dự kiến cho các thao tác, hoạt động rõ ràng) cụ thể mà chỉ chung chung, chưa có các biện

Trang 22

pháp tổ chức giúp HS hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức mới cũng như chưa có nội dung cụ thể hướng dẫn HS các công việc ở nhà như sào bài, học bài cũ và chuẩn bị bài mới Hay nói cách khác trong giáo án giáo viên chưa thể hiện rõ được ý đồ dạy học - tự học

+Tình hình hướng dẫn HS tự học qua giờ dạy:

- Trong một số tiết học giáo viên sử dụng phương pháp dạy học tích cực thì giờ học đạt hiệu quả rất tốt, các em HS hào hứng sôi nổi chủ động tích cực tham gia xây dựng bài giảng, trong các giờ học này vai trò của HS hầu như được huy động tối đa( nghiên cứu SGK, tóm tắt kiến thức, trả lời câu hỏi, tìm ví dụ minh họa, làm các bài tập sáng tạo, làm thí nghiệm và thậm chí các em còn tự đặt câu hỏi cho GV, vận dụng các kiến thức vừa học để giải thích các hiện tượng thực tế cũng như vận dụng trong đời sống của các em) Xong số giờ đạt được như vậy không được nhiều chủ yếu là các giờ dự thi giáo viên dạy giỏi, các giờ thao giảng và một số tiết học hàng ngày nhưng chủ yếu với các lớp chọn hoặc các lớp học khá

- Trong rất nhiều giờ dạy thì thấy rằng phần nhiều HS trong lớp còn thụ động chủ yếu nghe cô giảng, HS khác phát biểu và ghi chép nội dung kiến thức của bài, các em chỉ hiểu mang máng chưa nắm rõ bản chất Đa số GV vẫn lo không đủ thời gian cho giờ học ( lo cháy giáo án) vì vậy hoạt động của giáo viên chiếm phần lớn thời lượng của tiết học ( Giảng bài, đặt các câu hỏi và thậm chí phải tự trả lời câu hỏi), các em HS chủ yếu trả lời những nội dung câu hỏi dễ, câu hỏi có đáp án sẵn trong SGK, có ít HS trả lời được các câu hỏi mang tính phát hiện và nếu có thường phải mất nhiều thờ i g ian Việc g iả i mã hình v ẽ, sơ đồ , đồ thị chủ y ếu do GV g iả i thích, không có câu hỏi định hướng nghiên cứu cho HS

- Việc hướng dẫn HS chuẩn bị bài ở nhà nhiều GV chưa thật quan tâm mặc dù có thể nói rằng khâu này có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc

Trang 23

hướng dẫn HS tự học có hiệu quả, nâng cao được tính chủ động, sáng tạo trong quá trình học bài mới ở trên lớp Hầu hết GV chỉ nhắc các em về học bài cũ và chuẩn bị bài mới theo câu hỏi cuối SGK, chứ không hướng dẫn cụ thể các em học bài cũ như thế nào và chuẩn bị bài mới theo hệ thống câu hỏi nào

* Qua quan sát hoạt động tự học của HS trong giờ tự học buổi chiều và buổi tối theo quy định chúng tôi thấy rằ ng hầu hết cá c em ở các lớp ngồi tự quản rất trật tự, song chưa thật sự say mê tự hoc, chỉ khoảng 17 % các em nghiêm túc học, say mê, tích cực chủ động trong tự học, số còn lại vẫn tự học song không chuyên tâm, học môn này chưa song lại chuển sang môn khác, khi gặp bài khó thì bỏ dở, một số HS vẫn quen học theo lối học vẹt đọc to gây ảnh hưởng đến việc học của các bạn khác, một số ít ngồi chơi hoặc không làm gì “

Như vậy thực chất với hơn hai tiếng học buổi chiều và ba tiếng buổi tố i dà nh cho cá c em tự họ c là rấ t bổ ích nếu HS biết cá ch sử dụng nó Ngược lại sẽ quá lãng phí khi các em không chuyên tâm vào việc tự học và giờ học không hiệu quả Vấn đề này phụ thuộc trước hết vào yếu tố nội tại của HS song nó còn phụ thuộc rất lớn vào việc tạo hứng thú, tổ chức hướng dẫn tự học và quản lý giờ tự học cán bộ lớp, của GV và của cả nhà trường

Do vậy ngoài hướng dẫn HSTH như các trường PTTH khác thì với HS trường DTNT việc hướng dẫn cụ thể HS tự học, việc kiểm tra, tổ chức và quản lý giờ tự học là vô cùng quan trọng cần được quan tâm

Tóm lại: Qua kết quả điều tra cho phép rút ra một số nhận xét sau: *Thực trạng sử dụng các hình thức tự học của học sinh trường PT DTNT: Hình thức ôn tập của HS vẫn thường sử dụng là học thuộc lòng

Trang 24

những gì Giáo viên cho ghi Các hình thức ôn mang tính tích cực ít được HS sử dụng

* Thực trạng kĩ năng tự học của HS trường PT DTNT: Kết quả khảo sát cho thấy kĩ năng tự học như kĩ năng lập dàn ý, kỹ năng lập bảng tóm tắt, kỹ năng phân tích hình vẽ, đồ thị, kĩ năng làm việc với SGK của HS đa số còn yếu, cần được bồi dưỡng

* Giáo viên đối với việc nâng cao năng lực tự học cho HS trường PT DTNT: Giáo viên ở trường PT DTNT đã sử dụng một số biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học cho HS như: Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi, Hướng dẫn HS giải bài tập có một số giáo viên đã hướng dẫn HS biện pháp tự học tích cực khác như: Hướng dẫn HS xây dựng đề cương, xây dựng sơ đồ tóm tắt( GRAP), hướng dẫn HS phân tích đồ thị hình vẽ, tổ chức cho HS thảo luận Tuy nhiên việc hướng dẫn chủ yếu là do giáo viên chuẩn bị sẵn nội dung, giảng giải cho các em rồi yêu cầu HS làm lại.Việc phát huy tính tích cực chưa thực sự được trú trọng

*Việc tự học của HSDTNT hầu hết thời gian là tự học tập trung, do vậy có sự ảnh hưởng rất lớn giữa các cá nhân cũng như chịu ảnh hưởng của việc tổ chức quản lý giờ tự học của các giáo viên và của cả nhà trường

2.4.3 Nguyên nhân của thực trạng nói trên

Qua điều tra, phỏng vấn và tìm hiểu, chúng tôi thấy rằng thực trạng nói trên có thể do một số nguyên nhân sau :

Trang 25

- Do đặ c điểm tâm lý HSDT nhiều em cò n tự ti, bảo thủ, hay bằng lòng với những gì mình có, thiếu quyết tâm chưa kiên trì vượt khó, chưa xác định đúng động cơ thái độ học tập, chưa coi trọng học tập còn trông chờ ưu tiên như được cộng nhiều điểm, được cử tuyển, được học dự bị

- Tâm lý nhiều HS cho bộ môn sinh là môn phụ do vậy không quan tâm, không chịu đầu tư công sức, thời gian cũng như không hứng thú lắm đến học bộ môn này nên thường học đối phó mà chưa thực sự say mê, yêu thích môn học

- Một số HS yêu thích môn học nhưng lại chưa được hướng dẫn phương pháp tự học do vậy gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tự học

* Đối với GV:

- Phần lớn các GV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phương pháp dạy học truyền thống sang dạy học - tự học, song do ảnh hưởng của lối dạy truyền thống đã quá quen thuộc trong thời gian dài, do thói quen ngại thay đổi cái cũ cũng như ngại mất nhiều công sức, thời gian cho việc soạn bài theo hướng tăng dần tính tích cực của người học Do vậy những giờ dạy theo phương pháp dạy - tự học tăng cường hoạt động của HS chưa được nhiều

- Do các em HS có trình độ nhận thức không đều, rất nhiều em học yếu, ít nói do vậy tâm lý của nhiều GV chỉ lo dạy cho các em nắm được kiến thức cơ bản, còn việc rèn luyện, hướng dẫn phương pháp tự học rất hạn chế

- Bản thân một số ít GV chưa thật sự là tấm gương về tự học cho HS noi theo cũng như chưa thật sự quan tâm và hiểu sâu sắc về phương pháp dạy - tự học

- Nhiều giáo viên chưa được trang bị các phương pháp cơ bản về kỹ năng dạy - tự học

Trang 26

* Ngoài các nguyên nhân cơ bản trên chúng tôi thấy còn có một số nguyên nhân khác như thiếu tài liệu hướng dẫn tự học, do cơ sở vật chất còn chưa đáp ứng đủ cho việc đổi mới phương pháp như phòng học hiện đại, máy tính, đèn chiếu

Qua nghiên cứu thực trạng và nguyên nhân nói trên thì khẳng định rằng việc nâng cao năng lực tự học nói chung và năng lực tự học bộ môn sinh học nói riêng cho HS trường DTNT cần được quan tâm và trú trọng hơn nữa để không ngừng nâng cao chất lượng học tập của HS

Kết luận chương 2

1 Tự học là một thành phần của hoạt động học, tự học là một hoạt động phức tạp, nên để tổ chức tự học thành công cần nghiên cứu nhiều vấn đề về cơ sở triết học, tâm lí học đặc biệt là tâm lí học sư phạm và lí luận dạy học bộ môn

2 Yếu tố quan trọng nhất, đảm bảo cho việc nâng cao năng lực tự học cho HS thành công là phát huy nội lực của HS Do đó hoạt động của GV phải hướng vào việc hình thành kĩ năng, phương pháp tự học, tự thu nhận và sử lí thông tin

3 Khảo sát thực trạng việc dạy - học ở 2 trường PTDTNT cho thấy: Các kĩ năng tự học của HS và việc rèn luyện năng lực tự học cho HS còn nhiều hạn chế Sự hạn chế của thực trạng này do nhiều nguyên nhân, khách quan và chủ quan.Do vậy cần có các biện pháp tổ chức nâng cao năng lực tự học cho các em, thông qua đó kích thích động cơ, hứng thú học tập và tạo điều kiện cho HS học tích cực, chủ động góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS

Trang 27

Chương 3: Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học cho học sinh trường PTDTNT thông

qua giảng dạy phần sinh học tế bào - sinh học 10 3.1 Những nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PTDTNT

* Thực chất của việc nâng cao năng lực tự học của HS là phát triển và hoàn thiện các kĩ năng tự học cho HS Để hình thành một kĩ năng cần tuân thủ theo 5 giai đoạn sau:

- Xác định loại kĩ năng - Tri thức cho kĩ năng đó

Trang 28

- Làm mẫu - HS làm theo

- HS tự điều chỉnh để hoàn chỉnh và vận dụng một cách tự chủ và đưa vào hệ thống các kĩ năng chung [48,tr.141]

* Đảm bảo sự đồng bộ của các biện pháp và mỗi biện pháp cần có cách thức thực hiện hợp lý của cả giáo viên và HS

*Việc hình thành năng lực tự học của HS phải phù hợp với khả năng của HS, phù hợp với đặc điểm của môn học, chương trình thông qua các hình thức học tập của HS ( cá nhân và tập thể)

* Việc kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính khách quan, chính xác, tránh hạ chuẩn và tránh sự cứng nhắc khi kiểm tra đánh giá

*Phối hợp tốt giữa hoạt động học tập ở trên lớp và hoạt động tự học ở nhà

Phối hợp chặt chẽ giữa cách thức tổ chức quản lý của nhà trường với cách thức thực hiện của GV, HS trong trường PTDTNT, đồng thời phải đảm bảo phát huy vai trò tích cực chủ động của HS trong tự học

3.2 Đặc điểm kiến thức phần SHTB - Sinh học 10

Phần Sinh học tế bào được bổ sung rất nhiều kiến thức mới và hiện đại Nội dung được đi từ thành phần hóa học (chương I) đến cấu tạo tế bào (chương II), chuyển hóa vật chất và năng lượng (chương III) và cuối cùng là sự phân chia tế bào (chương IV) Như vậy, học sinh sẽ thấy tế bào được cấu tạo từ các phân tử ra sao, các phân tử tương tác với nhau tạo nên các bào quan, rồi các bào quan lại tương tác với nhau tạo nên tế bào có khả năng thực hiện các chức năng quan trọng của sinh vật như trao đổi chất và năng lượng cũng như sinh sản ra sao

- Bài hô hấp tế bào (với 3 quá trình: đường phân, chu trình Kreb và

Trang 29

chuỗi chuyền điện tử), bài quang hợp (với các phản ứng pha sáng và pha tối), bài chu kì tế bào và phân bào nguyên phân, giảm phân Đây là nội dung mới và khó Nếu HS chỉ làm việc với kênh chữ thì khó hình dung Nhờ hướng dẫn HS biết phân tích hình vẽ, sơ đồ mà năng lực cụ thể hoá kiến thức được hình thành

- Sách giáo khoa chú trọng đến dạy theo cách tích hợp cũng như gắn kiến thức với việc giải quyết những vấn đề của đời sống nên đòi hỏi giáo viên phải có một sự hiểu biết sâu rộng về các phân môn khác nhau của Sinh học cũng như có kiến thức tốt về hóa học và các môn khoa học khác Vì vậy có thể xem đây cũng là một thách thức đối với giáo viên và các trường nên có kế hoạch cập nhật kiến thức cho giáo viên một cách có hệ thống và thường xuyên hơn

Như vậy phần SHTB - SH 10 là một trong những phần kiến thức quan trọng và khó của chương trình, nếu nâng cao được năng lực tự học cho các em ở mảng kiến thức này thì các phần kiến thức khác các em sẽ biết cách học và đạt được yêu cầu cao của môn học

3.3 Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học cho học sinh trường PTDTNT thông qua giảng dạy phần SHTB “ SH 10

Qua điều tra , chúng tô i thấ y đố i v ớ i các em HS dân tộ c thì v iệc kích thích động cơ, hứng thú học tập bộ môn, việc GV sử dụng hệ thống câu hỏi tự lực, phiếu học tập, ngân hàng câu hỏi TNKQ tổ chức HS tự học có ảnh hưởng rất lớn đến công việc cũng như chất lượng tự học của HS, cũng qua kết quả điều tra chúng tôi thấy các em HSDT còn rất yếu về các kĩ năng như kĩ năng đọc SGK, kĩ năng làm việc với bảng biểu, hình vẽ trong SGK, kĩ năng thảo luận nhóm và kĩ năng phân tích và diễn đạt nội dung học được

Trang 30

Do vậy trong giới hạn của đề tài chúng tôi chỉ nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực tự học cho HS trường DTNT như: Nhóm các biện pháp rèn luyện kĩ năng tự học (biện pháp rèn luyện kĩ năng tìm câu trả lời cho câu hỏi; biện pháp rèn luyện năng lực cho HS trong làm việc với hình vẽ trong SGK; biện pháp rèn luyện kĩ năng thảo luận nhóm, biện pháp rèn luyện kĩ năng phân tích và diễn đạt nội dung học được); nhóm công cụ tổ chức nâng cao năng lực tự học cho HS ( sử dụng hệ thống câu hỏi, phiếu học tập, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan); việc soạn giáo án theo PP hướng dẫn tự học và biện pháp giáo dục, tổ chức và quản lý hoạt động tự học trong trường PTDTNT

3.3.1 Nâng cao năng lực tự học SH 10 cho HS trường PTDTNT thông qua các biện pháp rèn luyện kĩ năng tự học

3.3.1.1 Nâng cao năng lực tự học thông qua rèn luyện kĩ năng đọc SGK cho HS

* “Để nâng cao giá trị dạy học, GV phải xem SGK là công cụ để tổ chức hoạt động tự học của HS“ [5] SGK chứa đựng những kiến thức khoa học cơ bản và hệ thống nên HS có thể lĩnh hội kiến thức một cách logic, ngắn gọn, súc tích, rõ ràng và khái quát nhất Trong quá trình làm việc với SGK, HS không những chỉ nắm vững kiến thức mà còn rèn luyện các thao tác tư duy, hình thành kĩ năng, kĩ xảo đọc sách Với tư cách là nguồn cung cấp kiến thức cơ bản cho HS Do vậy điểm mấu chốt của việc nâng cao năng lực tự học cho HS là mỗi GV phải biết tổ chức cho HS cách làm việc với các bài học trong SGK

* Để giới thiệu cho HS cách làm việc với các bài học trong SGK, GV chỉ cho HS biết làm việc với bài học là làm việc với cả phần chữ và phần hình dựa theo các câu hỏi tương ứng ở phần đó, đồng thời chỉ ra cho HS thấy, để làm việc với bài học có kết quả thì có thể tiến hành theo quy trình sau:

Trang 31

1 Đọc và tìm hiểu sơ bộ về nội dung bài học: Tên bài, tìm hiểu thông tin ở đầu bài và đọc lướt qua xem trong bài có những tiểu mục gì để hiểu sơ bộ bài học nghiên cứu vấn đề gì?

2 Đọc kĩ và tìm hiểu nội dung khoa học của bài và nội dung các hoạt động cần thực hiện qua việc:

- Xác định các thuật ngữ mới trong bài, tìm hiểu nghĩa của những thuật ngữ đó

- Tìm hiểu ý nghĩa của các công thức, các số liệu bằng cách so sánh với những số liệu cùng loại về đối tượng mình đã biết

- Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi nêu ra ở phần đề mục hoặc cuối đoạn văn bản, sau đó tóm tắt ý chính của phần đó

- Nghiên cứu các hình vẽ, bảng biểu kết hợp với thông tin bằng lời và trả lời các câu hỏi kèm theo

3 Ghi tóm tắt dàn bài theo các nội dung cơ bản hoặc tìm hiểu nội dung của phần ghi nhớ cuối bài học

4 Vận dụng lý thuyết để trả lời các câu hỏi, bài tập bằng ngôn ngữ viết, nói ( kể cả bằng hình vẽ sơ đồ, bảng biểu) qua đó tự kiểm tra hoặc kiểm tra lẫn nhau về mức độ nắm vững tài liệu và kĩ năng vận dụng

Điều quan trọng là GV cần tổ chức cho HS vận dụng thường xyên quy trình trên khi tự học với bài học trong SGK, từng bước di chuyển kĩ năng sang các hoạt động phức tạp hơn

Sau khi HS đã nắm được cấu trúc của SGK, cách thức làm việc với các bài học, GV hướng dẫn HS kĩ năng tự học nói chung và kĩ năng làm việc với các thành phần cấu trúc của SGK nói riêng như kĩ năng làm việc với văn bản, hình vẽ bảng biểu, kĩ năng diễn đạt, kĩ năng làm việc nhóm để rút ra được những tri thức cần thiết.Việc nâng cao năng lực tự học cho HS nói chung và làm việc với SGK nói riêng cần thực hiện thông qua việc rèn

Trang 32

luyện các kĩ năng tự học Do giới hạn của đề tài chúng tôi đưa ra một số biện pháp sau:

3.3.1.2 Biện pháp rèn luyện kĩ năng tìm câu trả lời cho câu hỏi

* Để rèn luyện năng lực tự học trong việc tìm câu trả lời các câu hỏi cho HS trong quá trình nghiên cứu SGK, trong khâu chuẩn bị bài mới, khâu làm việc với SGK để phát hiện kiến thức mới trong giờ dạy hay trong quá trình ôn tập bài cũ, GV cần thực hiện các bước sau:

Bước 1: Giới thiệu cho HS biết cấu trúc và trình tự thực hiện các

thao tác của kĩ năng trả lời câu hỏi Bao gồm:

+ Đọc kĩ câu hỏi, phân tích và xác định rõ những yêu cầu của câu hỏi

+ Xác định nội dung bài học có liên quan đến câu hỏi

+ Xác định xem nội dung bài học có sẵn câu trả lời cho câu hỏi không? Nếu không thì có thể phân tích tổng hợp những kiến thức nào trong bài, vận dụng kiến thức đó dể trả lời câu hỏi

+ Nêu câu trả lời câu hỏi

Bước 2: Lấy ví vụ minh họa để HS biết cách thực hiện các thao tác

trên

Bước 3: Tổ chức luyện tập trong quá trình dạy học Việc tổ chức

luyện tập được tiến hành qua 2 giai đoạn:

+ Gia i đo ạn 1: Giáo v iên trực tiếp hướng dẫn HS cá ch trả lờ i câ u hỏi, với mục đích làm cho HS nắm được các trình tự thao tác của kĩ năng trả lời câu hỏi

+ Giai đoạn 2: Khi HS đã nắm được cách thức thực hiện trả lời câu hỏi và có khả năng thực hiện được các thao tác đó ở mức độ nhất định, GV đưa câu hỏi yêu cầu HS thực hiện trên phiếu học tập ( họăc hệ thống câu

Trang 33

hỏi cho về nhà) Đối với những câu hỏi khó đòi hỏi tư duy tổng hợp khái quát, GV cần hướng dẫn mang tính chất định hướng cho HS

Ví dụ: Khi dạy phần cấu trỳc húa học của ADN cú thể sử dụng cõu hỏi kết hợp với dựng PHT, quan sỏt tranh, ảnh động để hướng dẫn HS tự lực trong việc nghiờn cứu SGK và phõn tớch hỡnh vẽ của HS để tỡm kiến thức mới

(?) Quan sỏt File ảnh động Axit nuclờic kết hợp kiến thức đó học lớp 9, nghiờn cứu SGK, trả lời cỏc cõu hỏi sau:

1 AND cấu tạo theo nguyờn tắc nào ?

2.Cấu trỳc hoỏ học của một nuclờụtit? Cỏc nuclờụtit khỏc nhau ở thành phần nào? Từ đú suy ra cỏch gọi tờn cỏc nuclờụtit?

3 Quan sỏt file ảnh động Liờn kết hoỏ trị, Liờn kết H giữa cỏc đơn phõn, Liờn kết hoỏ trị giữa cỏc nuclờụtit, Cấu trỳc hai mạch của ADN- NTBS và cho biết:

a Liờn kết hoỏ học giữa cỏc nuclờụtit trờn một mạch của ADN và giữa cỏc nuclờụtit trờn 2 mạch của ADN được hỡnh thành như thế nào?

b 2 loại liờn kết này khỏc nhau như thế nào về độ bền vững? Sự khỏc nhau đú cú ý nghĩa gỡ?( Dành cho HS khỏ giỏi)

Từ hệ thống CH, GV hướng dẫn HS sẽ nghiờn cứu SGK kết hợp với quan sỏt tranh và trả lời cõu hỏi theo cỏc bước đó trỡnh bày ở trờn, với cỏc nội dung:

1.Để tỡm được cấu trỳc 1 nuclờụtit – GV yờu cầu HS quan sỏt tranh và chỉ rừ: một nuclờụtit cú những thành phần nào? So sỏnh cỏc thành phần trong 1 nuclờụtit ?( để tỡm ra điểm khỏc là c ỏc bazơnitơ) Cỏc thành phần đú liờn kết với nhau như thế nào? ( Chỳ ý số thứ tự của C ở đường đờoxi Riboza)

2 Với cõu 3, đõy là một cõu khú đũi hỏi HS vừa biết kết hợp kiến thức đó học với quan sỏt cũng như phỏt hiện kiến thức chưa núi rừ trong SGK Để giỳp HS trả lời được cõu hỏi này GV cú thể hướng dẫn :

Trang 34

- GV yờu cầu HS chỳ ý quan sỏt cỏc nuclờụtit trờn 1 mạch liờn kết với nhau bởi thành phần nào? Và bởi mối liờn kết nào?( Đường và axit phốtphoric, liờn kết cộng húa trị)

- Để phỏ vỡ liờn kết cộng húa trị này cần năng lượng cao hay thấp? Điều đú cú ý nghĩa gỡ với cấu trỳc của ADN? ( năng lượng cao - liờn kết bền vững - đảm bảo tớnh ổn định trong cấu trỳc của vật chất di truyền)

Tương tự GV hướng dẫn HS sử dụng SGK kết hợp quan sỏt hỡnh ảnh để trả lời được cỏc ý cũn lại:

- Cỏc nuclờụtit trờn 2 mạch của ADN được liờn kết với nhau như thế nào? bởi mối liờn kết gỡ? Liờn kết Hiđro là liờn kết yếu hay bền vững? (Liờn kết yếu) vậy liờn kết yếu cú lợi gỡ khi ADN thực hiện chức năng sao mó và phiờn mó? Nếu là liờn kết bền vững thỡ sao? Liờn kết yếu cú mõu thuẫn gỡ với sự ổn định cấu trỳc khụng gian của ADN?

3.3.1.3 Biện pháp nâng cao năng lực tự học cho HS khi làm việc với hình vẽ trong SGK

Về kĩ năng làm việc với hình vẽ, chủ yếu rèn luyện cho HS khả năng xác định xem hình vẽ cho biết điều gì, biết xem xét các chi tiết, các bộ phận trên hình vẽ ( mức độ 1), rèn luyện khả năng mô tả, rút ra các nhận xét khái quát về đặc điểm của đối tượng hay trình bày diễn biến của hiện tượng, quá trình được thể hiện qua hình vẽ ( mức độ cao hơn)

Hình vẽ trong SGk là phương tiện trực quan trình bày các đặc điểm cấu tạo của sự vật hoặc diễn biến của hiện tượng, quá trình ở dạng cố định, khái quát, loại bỏ những chi tiết thứ yếu Điều đó cho phép HS nghiên cứu các sự vật, hiện tượng, quá trình đó một cách dễ dàng hơn.Trong SGK sinh học 10 phần tế bào học có rất nhiều hình vẽ (29 hình) do vậy việc rèn luyện HS nâng cao năng lực tự học trong khi làm việc với hình vẽ trong tài liệu là vô cùng cần thiết

Trang 35

*Các bước rèn luyện năng lực cho HS trong làm việc với hình vẽ trong SGK

Để rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc với hình vẽ SGK cho HS, GV có thể tiến hành theo các trình tự sau:

Bước 1: Giới thiệu cho HS biết cấu trúc và trình tự thao tác của kĩ

năng làm việc với hình vẽ trong SGK

Cấu trúc và trình tự thực hiện các thao tác của kĩ năng làm việc với hình vẽ, GV cần giới thiệu cho HS biết là:

1 Xác định hình vẽ biểu diễn cái gì

2.Xác định các bộ phận có trên hình vẽ, đặc điểm, chức năng của mỗi bộ phận và mối liên hệ giữa chúng, xác định các kí hiệu đặc biệt có trên hình vẽ và ý nghĩa của chúng

3.Mô tả, rút ra nhận xét về đặc điểm của đối tượng hoặc trình bày diễn biến của hiện tượng, quá trình theo hình vẽ và những kết luận cần thiết

Bước 2: Lấy ví dụ minh họa để HS biết cách thực hiện các thao tác

trên

Bước 3: Tổ chức cho HS luyện tập kĩ năng trong quá trình học

Việc tổ chức luyện tập được tiến hành qua 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Giáo viên trực tiếp hướng dẫn HS cách phân tích hình vẽ Mục đích làm cho HS nắm được các trình tự thao tác của kĩ năng làm việc với hình vẽ trong SGK

+Giai đoạn 2: Khi HS đã nắm được cách thức thực hiện và có khả năng thực hiện được các thao tác đó ở mức độ nhất định, GV đưa câu hỏi yêu cầu HS thực hiện trên phiếu học tập ( hoặc hệ thống câu hỏi cho về nhà)

Khi tổ chức cho HS luyện tập kĩ năng làm việc với hình vẽ, GV yêu cầu HS nghiên cứu một hình vẽ nào đó trong SGK hoặc trong phiếu học

Trang 36

tập cùng hệ thống câu hỏi tự lực và trả lời các câu hỏi tương ứng với trình tự thao tác đã học

Vớ dụ: Khi dạy bài vận chuyển cỏc chất qua màng sinh chất, GV cần hướng

dẫn cho HS biết cỏch phõn tớch H 11.1 trong SGK( hỡnh 3.1) thỡ cỏc em đó nắm được cỏi cốt lừi của bài học, GV cú thể hướng dẫn HS làm việc với hỡnh vẽ như sau:

H 3.1:Sự vận chuyển cỏc chất qua màng sinh chất

+ Yờu cầu cỏc em xỏc định hỡnh vẽ biểu diễn nội dung gỡ và cú những thành phần nào ( cú màng sinh chất, cú cỏc con đường vận chuyển cỏc chất, cú cỏc chất, cỏc mũi tờn và năng lượng)

+ Yờu cầu HS chỳ ý trờn hỡnh màng sinh chất cú những cấu trỳc cơ bản nào? ( lớp kộp phụtpho lipit và kờnh Prụtờin) từ đú HS thấy được cỏc chất cú thể vận chuyển qua lớp kộp phụtpho lipit và kờnh Prụtờin

+ Hướng dẫn HS chỳ ý đếm số lượng cỏc chất giữa hai bờn màng và chiều mũi tờn tương ứng, cho biết ý nghĩa của sự khỏc biệt về số lượng cỏc

a

b

c

Trang 37

chất tan và chiều mũi tờn, từ đú HS nờu được cú hai hỡnh thức vận chuyển qua màng là theo chiều građien nồng độ ( thụ động) và ngược chiều građien( chủ động) và để vận chuyển theo hỡnh thức này cần điều kiện gỡ?

+ Cuối cựng hướng dẫn HS quan sỏt kĩ hỡnh kết hợp với kiến thức trong SGK để ghi chỳ được a, b, c là gỡ và chỉ ra được thế nào là vận chuyển thụ động, vận chuyển chủ động? Điểm khỏc biệt cơ bản giữa hai hỡnh thức này

* Một số điểm cần lưu ý khi rèn luyện kĩ năng làm việc với hình vẽ:

- Khi hướng dẫn HS làm việc với hình vẽ trong SGK cần nhắc nhở HS phải đi từ quan sát tổng thể sự vật, hiện tượng, sau đó quan sát các chi tiết, bộ phận để nhận thức đầy đủ về chúng, trên cơ sở đó tổng hợp các bộ phận, các đặc điểm riêng để hiểu sâu sắc về sự vật, hiện tượng, để rút ra được các thông tin cần thiết cho bài học

- SGK có nhiều loại hình vẽ với những chức năng khác nhau như hình vẽ minh họa, hoặc bổ sung thông tin và hình vẽ cung cấp thông tin Để HS hiểu và thu nhận được những thông tin cần thiết từ hình vẽ, GV cần lựa chọn những hình vẽ phù hợp nhất và GV cần hướng dẫn HS biết cách làm việc với các loại hình vẽ nêu trên

- Đối với những hình vẽ biểu diễn một tập hợp các đối tượng, để giúp HS nghiên cứu hình vẽ theo một trình tự có hệ thống, GV cần hướng dẫn HS sử dụng bảng biểu như một kế hoạch quan sát về phương diện ghi chép, sử lí kết quả nghiên cứu để rút ra nhận xét cần thiết

- Để giúp HS tự định hướng các thông tin cần khai thác từ hình vẽ, GV có thể hướng dẫn các em sử dụng dàn bài khái quát về các thành tố cấu trúc môn học để tự đặt ra các câu hỏi khi cần tìm hiểu hình vẽ

- Trong trường hợp không có tranh ảnh hình vẽ trong SGK, GV cần sử dụng máy chiếu phóng to hình vẽ trong SGK lên màn ảnh để HS cùng nghiên cứu các hình vẽ đó

Trang 38

- Đối với những hình vẽ phức tạp, GV cần tổ chức cho HS làm việc với hình vẽ kết hợp với thảo luận nhóm thông qua sử dụng phiếu học tập

-Trong quá trình hướng dẫn HS phân tích hình vẽ cần kết hợp với việc sử dụng hệ thống câu hỏi định hướng để hướng dẫn HS đi đến nội dung kiến thức cần nghiên cứu

3.3.1.4 Biện pháp rèn luyện kĩ năng diễn đạt nội dung đã đọc và đã học bằng sơ đồ, bảng biểu

* Việc diễn đạt nội dung có thể được thể hiện trong việc HS trả bài cũ nhưng cũng có thể dùng trong việc HS nghiên cứu SGK hay tài liệu theo hướng dẫn của GV từ đó HS diễn đạt lại nội dung đã học hay đã đọc được

Việc diễn đạt nội dung đã học và đã đọc có thể bằng văn nói hay văn viết.Việc diễn đạt này không phải là sự học thuộc, nhắc lại nguyên si những gì đã đọc và đã học được Nội dung trình bày đã được gia công để biến thành sản phẩm của người học

Việc trình bày hay diễn đạt nội dung đã học và đã đọc được là một kĩ năng rất quan trọng vì đó là một sản phẩm biểu thị phẩm chất nắm vững nội dung đã đọc và đã học

* Về hình thức thể hiện: HS có thể trình bày nội dung thông tin bằng nhiều hình thức khác nhau như bằng lời văn, đồ thị hay lập bảng biểu, sơ đồ“, dù bằng hình thức nào thì vấn đề mấu chốt là các em cần diễn đạt theo cách hiểu của bản thân chứ không phải chép lại nội dung tài liệu

* Nên hướng dẫn HS thói quen ôn tập cũng như thói quen trình bày vấn đề đã học, đã đọc bằng sơ đồ, bảng biểu

Sơ đồ, bảng biểu là sự khái quát tài liệu đã học đã đọc một cách có mục đích bằng những kí hiệu đặc trưng, ước lệ Đòi hỏi HS phải biết gia

Trang 39

công, sử lý các nội dung đã học, đã đọc ( tìm tòi, phân tích, tổng hợp, khái quát) để đi tới kiến thức cần lĩnh hội

Loại hình học tập này có thể vận dụng được hầu hết các bài giảng sinh học để giúp HS có thể tập hợp các kiến thức cơ bản của nội dung học tập một cách dễ nhìn, dễ hiểu, dễ nhớ hơn và đặc biệt giúp HS tiếp thu và ghi nhớ kiến thức một cách hệ thống, khái quát

*Việc rèn luyện năng lực diễn đạt nội dung sẽ giúp HS hình thành được sự linh hoạt trong tư duy và tư duy sáng tạo

*Các bước rèn luyện năng lực diễn đạt nội dung bằng sơ đồ, bảng biểu Việc rèn luyện năng lực phân tích diễn đạt nội dung gồm các bước

sau: Bước 1: Giới thiệu cho HS biết cách thức diễn đạt nội dung như:

+ Xác định nội dung cần diễn đạt là gì?

+ Xác định các nội dung và mối quan hệ giữa chúng

+ Trình bày các nội dung đó bằng hình thức hợp lý: Bằng sơ đồ, bằng đồ thị hay bảng biểu

Bước 2: Lấy ví dụ minh họa để HS biết cách thực hiện các thao tác trên Bước 3: Tổ chức cho HS luyện tập kĩ năng trong quá trình học

Cụ thể cách tổ chức có thể được tiến hành như sau:

- Trong mỗi giờ học GV ra câu hỏi, bài tập và kết hợp với dùng phiếu học tập để HS tóm tắt nội dung hay một vài phần trong bài, từ dạng nội dung đơn giản như mô tả sau dần đến nội dung xác định cơ chế và mối liên quan giữa các nội dung Nghĩa là HS phải sử dụng các biện pháp logic từ mức thấp cho đến mức cao hơn

- Lúc đầu GV có thể cho HS điền nội dung theo một sơ đồ định hướng hoặc bảng biểu chưa đầy đủ, khi HS đã quen thì yêu cầu HS độc lập tự diễn đạt nội dung đọc được của mình bằng hình thức phù hợp

Trang 40

Ví dụ 1: HS tóm tắt và diễn đạt nội dung bằng sơ đồ định hướng đơn giản ở hình thức này HS chỉ cần liệt kê tên của các chất hoặc các cơ chế hoặc các thành phần chưa đi sâu vào nội dung như: Khi dạy bài chu kì tế bào và quá trình nguyên phân có thể yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học ở lớp 9, đọc kiến thức trong SGK và quan sát hình vẽ để nêu được chu kì tế bào gồm những sự kiện cơ bản nào? Các sự kiện đó có quan hệ với nhau không? ( yêu cầu mô tả bằng sơ đồ) sau đó mới đi nghiên cứu diễn biến và các sự kiện trong các giai đoạn

Sơ đồ tóm tắt về chu kĩ tế bào

Ví dụ 2: HS tóm tắt và diễn đạt nội dung bằng sơ đồ thể hiện nội dung phức tạp ở hình thức này HS phải tư duy ở mức độ cao hơn, phải huy động các kĩ năng từ quan sát, đọc và rút ra những ý bản chất của vấn đề như: Khi dạy phần I của bài vận chuyển các chất qua màng sinh chất GV hướng dẫn HS thực hiện phiếu học tập sau:

Ngày đăng: 09/11/2012, 16:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ tóm tắt về chu kĩ tế bào. - Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PT Dân tộc nội trú
Sơ đồ t óm tắt về chu kĩ tế bào (Trang 40)
Hình thức tổ chức  Phương tiện dạy học - Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PT Dân tộc nội trú
Hình th ức tổ chức Phương tiện dạy học (Trang 58)
Bảng 3.1: Tần số điểm trước TN PA  Xi - Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PT Dân tộc nội trú
Bảng 3.1 Tần số điểm trước TN PA Xi (Trang 70)
Bảng 4.2: Tần suất ( fi %) qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm. - Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PT Dân tộc nội trú
Bảng 4.2 Tần suất ( fi %) qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm (Trang 71)
H 4.1  Đồ thị tần suất tổng hợp điểm số của  bài kiểm tra trước TN - Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PT Dân tộc nội trú
4.1 Đồ thị tần suất tổng hợp điểm số của bài kiểm tra trước TN (Trang 71)
Bảng 4.3: Tần suất hội tụ tiến qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm. - Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PT Dân tộc nội trú
Bảng 4.3 Tần suất hội tụ tiến qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm (Trang 73)
Hình 4.3 : Đồ thị biểu diễn đường tần suất hội tụ tiến tổng hợp của 3 bài kiểm  tra trong TN  ở hai khối lớp TN và ĐC - Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PT Dân tộc nội trú
Hình 4.3 Đồ thị biểu diễn đường tần suất hội tụ tiến tổng hợp của 3 bài kiểm tra trong TN ở hai khối lớp TN và ĐC (Trang 74)
Bảng 4.6: Tần suất hội tụ tiến qua các lần kiểm tra sau thực nghiệm. - Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PT Dân tộc nội trú
Bảng 4.6 Tần suất hội tụ tiến qua các lần kiểm tra sau thực nghiệm (Trang 76)
Hình 4.4: Bi ểu đồ  t ần suất tổng hợp của 2 bài kiểm tra sau TN - Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PT Dân tộc nội trú
Hình 4.4 Bi ểu đồ t ần suất tổng hợp của 2 bài kiểm tra sau TN (Trang 76)
Bảng 4.7: So sánh k ết quả TN và ĐC qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm Lần - Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PT Dân tộc nội trú
Bảng 4.7 So sánh k ết quả TN và ĐC qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm Lần (Trang 78)
1. Sơ đồ trên mô tả quá trình hô hấp trong tế bào. Hãy cho biết hô hấp nội  bào là gì? Vi ết phương trình tổng quát và nêu vai trò của quá trình đó trong  tế bào? - Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PT Dân tộc nội trú
1. Sơ đồ trên mô tả quá trình hô hấp trong tế bào. Hãy cho biết hô hấp nội bào là gì? Vi ết phương trình tổng quát và nêu vai trò của quá trình đó trong tế bào? (Trang 83)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w