Sử dụng hệ thống câu hỏi hướng dẫn HS tự lực phân tích hình vẽ, Bảng biểu trong SGK.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PT Dân tộc nội trú (Trang 47 - 50)

Bảng biểu trong SGK.

Ví dụ: Khi hướng dẫn HS ôn tập phần cấu trúc của các đại phân tử của tế bào có thể đặt các câu hỏi: trong tế bào có những đại phân tử hữu cơ chủ yếu nào? Hãy liệt kê các thành phần hóa học cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ đó? Chỉ rõ các đơn phân cấu tạo nên các đại phân tử và liên kết hóa học cơ bản được hình thành giữa các đơn phân đó?

Em hãy trả lời các câu hỏi trên bằng cách điền vào bảng sau: Đại phân tử Chứa các nguyên tố Các đơn vị cơ bản Liên kết hóa học giữa các đơn phân Đại diện 1 2 3 4 *Chú ý:

+ Cần đưa nhiều loại câu hỏi ( câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn, Câu hỏi điền khuyết, câu hỏi ghép đôi), các câu hỏi cần phong phú đa dạng. Đối với HS PTDTNT, GV cần quan tâm đến câu hỏi mang tính tái hiện thông hiểu từ đó nâng dần lên những câu hỏi khó có tính vấn

đề, câu hỏi vận dụng giải thích hiện tượng thực tế và câu hỏi vận dụng trong đời sống. Cần tránh những câu hỏi quá đơn điệu ( hỏi cho để có câu hỏi), cũng như tránh những câu hỏi quá khó vượt quá khả năng hiểu biết của HS ( câu hỏi đánh đố HS).

+ Để giúp HS trả lời câu hỏi, GV nên hướng dẫn HS biết xác định yêu cầu của câu hỏi và nghĩa của các từ dùng để hỏi ( xác định từ chìa khóa trong mỗi câu hỏi), hướng dẫn cách trả lời các loại câu hỏi khác nhau. + Khi HS trả lời câu hỏi, GV cần quan tâm đến mặt nội dung và cả hình thức thông qua cách trình bày để sửa chữa, uốn nắn kịp thời cho HS từ cách phát âm, cách dùng từ cho đến cách diễn đạt. Đối với HS trường PTDTNT, GV nên tăng cường khen các em dù là câu trả lời đúng hay là trả lời sai ( thực ra một câu trả lời sai cũng có ý nghĩa trong quá trình dạy học, vì có thể từ cái chưa đúng đó mà gợi ý các em hướng tư duy, mặt khác nếu chê sẽ dẫn đến thái độ tự ti và tâm trạng không muốn tham gia nữa của nhiều em HS).

+ GV có thể kích thích HS biết tự ra câu hỏi hoặc bài tập cho bạn hoặc cho thầy.

3.3.2.2 Phiếu học tập - một phương tiện quan trọng trong việc hướng dẫn tự học của HS trường PTDTNT dẫn tự học của HS trường PTDTNT

*Khái niệm phiếu học tập.

Phiếu học tập ( PHT ) hay còn gọi là phiếu hoạt động (activity sheet) hay phiếu làm việc ( work sheet )

PHT là những “ tờ giấy rời“ , in sẵn những công tác độc lập hoặc làm theo nhóm nhỏ được phát cho từng học sinh tự lực hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học hoặc tự học ở nhà. Mỗi PHT có thể giao cho học sinh một hoặc vài nhiệm vụ nhận thức cụ thể nhằm hướng tới kiến thức kỹ năng hay rèn luyện thao tác tư duy để giao cho học sinh.

*Vai trò của phiếu học tập trong việc hướng dẫn học sinh tự học

Đối với hoạt động tự học PHT là một biện pháp hữu hiệu đễ hỗ trợ học sinh trong việc tự lực chiến lĩnh tri thức. Nó có tác dụng định hướng cho học sinh cần nắm bắt nội dung phần này như thế nào? nội dung nào là nội dung trọng tâm? Với vai trò đó nó đã giúp đỡ người thầy rất nhiều trong hoạt động dạy học, làm cho chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao nhất là trong xu thế hiện nay việc tự học trở nên rất quan trọng

* Sử dụng PHT trong hướng dẫn tự học.

Có nhiều phương tiện hỗ trợ cho việc tự học của HS, tuy nhiên, trong số đó PHT là loại phương tiện thông dụng nhất của GV nhằm hỗ trợ HS tự học. Sử dụng PHT trong hướng dẫn tự học là công cụ hỗ trợ cho GV trong hoạt động dạy học. GV sử dụng PHT để định hướng, hướng dẫn học sinh cách tự học, tránh việc học mò mẫm không có định hướng, không đúng trọng tâm và không có phương pháp tự học.

Có các hình thức sau:

*Sử dụng PHT trong khâu hình thành kiến thức mới

Gồm các bước sau:

- Bước 1: Giao và nhận nhiệm vụ học tập: GV giao PHT cho HS (GV chuẩn bị phiếu từ trước) , gợi ý cho HS cách tìm thông tin, cách giải quyết yêu cầu của phiếu, tương ứng với giai đoạn hướng dẫn của thầy.

Trong bước này GV nêu tình huống, phát PHT để xác định để xác định nhiệm vụ học tập cho HS. HS nhận nhiệm vụ học tập qua các yêu cầu ghi sẵn trong PHT như: đọc SGK, quan sát các phương tiện trực quan nghiên cứu sơ đồ: Tranh câm, băng hình, bảng phụ ... để thực hiện công việc hoàn thành PHT như trả lời câu hỏi, hoàn thành bảng biểu, điền vào ô trống, rút ra nhận xét, kết nối thông tin 2 cột, chú thích tranh câm, điền tiếp vào sơ đồ.

- Bước 2: Thu thập thông tin:

Để thực hiện các yêu cầu mà giáo viên đề ra học sinh phải tự thu thập thông tin, trong quá trình học sinh thu thập thông tin giáo viên cần giúp đỡ bằng cách gợi ý qua một số câu hỏi định lượng từ đó học sinh thu thập thông tin cần thiết để thực hiện yêu cầu nêu ra.

-Bước 3: xử lý thông tin hoàn thành PHT.

Dựa vào yêu cầu cụ thể của PHT, học sinh HS tự đọc tìm tòi, quan sát, phân tích, tổng hợp thông tin theo yêu cầu của PHT, làm việc cá nhân hoặc trao đổi, thảo luận theo nhóm thống nhất đáp án trả lời các câu hỏi, hoặc các nhiệm vụ khác trong phiếu.

- Bước 4: Trình bày kết quả.

Sau khi từng cá nhân hay nhóm tìm ra đáp án cần hoàn thành PHT, giáo viên yêu cầu đại diện mỗi nhóm trình bày, giải thích, báo cáo, tranh luận những kết quả đã làm theo yêu cầu PHT đã đề ra.

Trong khi HS thảo luận thầy giữ vai trò là người trọng tài, nhận xét, thẩm định kết quả của học sinh. Học sinh tự đánh giá sản phẩm ban đầu của mình, tự sửa chữa, điều chỉnh.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao năng lực tự học môn sinh học 10 cho học sinh trường PT Dân tộc nội trú (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)