Luận văn
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÍ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS PHAN TRỌNG NGỌ
Hà Nội -2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các dữ liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Nguyễn Ngọc Quỳnh dao
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 8
1.1 Tổng quan nghiên cứu trí tuệ cảm xúc và trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân 8
1.2 Trí tuệ cảm xúc 16
1.3 Trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân 28
1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân 56
1.5 Một số cách hình thành và phát triển trí tuệ cảm xúc 62
Tiểu kết chương 1 65
CHƯƠNG 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN 66
2.1 Nghiên cứu lý luận 66
2.2 Nghiên cứu thực tiễn 67
Tiểu kết chương 2 88
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN .89
3.1 Thực trạng trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân tại Thành phố Hồ Chí Minh 89
3.2 So sánh mức độ trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân qua hai công cụ đo (Test MSCEIT và hệ thống bài tập)
115
3.3 Trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân trên một số bình diện 118
3.4 Các yêu tố ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân .122
3.5 Kết quả thực nghiệm nâng cao một số năng lực trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân 135
Tiểu kết chương 3 146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
MỤC LỤC PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
EQ : Emotion Quotient
ĐTB : Điểm trung bình GĐDNTN : Giám đốc doanh nghiệp tư nhân MSCEIT : Mayer Salovey Caruso Emotional Intelligent Test
TN : Thực nghiệm
Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TTCX : Trí tuệ cảm xúc
Stt : Số thứ tự
Trang 6DANH SÁCH CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1 Cách tính điểm từng câu theo đáp án 74
Bảng 2.2 Mô hình thực nghiệm của từng nhóm nghiên cứu 87
Bảng 3.1 Mức độ trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN qua test MSCEIT 89
Bảng 3.2 So sánh mức độ trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiêp tư nhân với giáo viên tiểu học Hà Nội, giáo viên trung học cơ sở Tây Ninh, người lao động trẻ Việt Nam 91
Bảng 3.3 Mức độ bốn nhóm năng lực trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN 94
Bảng 3.4 Mức độ tám mặt biểu hiện trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN 98
Bảng 3.5 Mức độ trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN qua hệ thống bài tập 101
Bảng 3.6 Mức độ năng lực trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN phân tích trên các nhóm năng lực theo hệ thống bài tập 103
Bảng 3.7 Năng lực nhận biết cảm xúc của GĐDNTN theo hệ thống bài tập 104
Bảng 3.8 Năng lực vận dụng cảm xúc của GĐDNTN theo hệ thống bài tập 106
Bảng 3.9 Năng lực thấu hiểu cảm xúc của GĐ DNTN theo hệ thống bài tập 108
Bảng 3.10 Năng lực điều khiển cảm xúc của GĐDNTN theo hệ thống bài tập 111
Bảng 3.11 Kiểm nghiệm Chi bình phương và tương quan Pearson về mức độ trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN qua hai công cụ đo (Test MSCEIT và hệ thống bài tập) 115
Bảng 3.12 So sánh mức độ trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN qua hai công cụ đo (Test MSCEIT và hệ thống bài tập) 116
Bảng 3.13 Kết quả so sánh TTCX của GĐDNTN theo giới tinh` .118
Bảng 3.14 Kết quả so sánh TTCX của GĐDNTN thro trình độ học vấn 118
Bảng 3.15 Tương quan giữa mức độ TTCX của G ĐDNTN với thâm niên công tác, tuổi 119
Bảng 3.16 Mức độ TTCX phân bố theo thâm niên công tác 120
Bảng 3.17 Mức độ TTCX phân bố theo độ tuổi của GĐDNTN 121
Bảng 3.18 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến thực trạng TTCX của GĐDNTN tại Thành phố Hồ Chí Minh 122
Bảng 3.19 Nhận thức của G ĐDNTN về vai trỏ và sự cần thiết của TTCX 125
Trang 7Bảng 3.20 Tự đánh giá của G ĐDNTN về sự ảnh hưởng của TTCX đến các mối quan hệ của bản thân .126 Bảng 3.21 Một số yếu tố tâm lý cá nhân ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc GĐDNTN 128 Bảng 3.22 Ảnh hưởng công việc đến trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN 129 Bảng 3.23 Các mối quan hệ của GĐDNTN ảnh hưởng đến trí tuệ cảm xúc 132 Bảng 3.24 Một số thói quen trong hoạt động thường nhật ảnh hưởng đến trí tuệ
cảm xúc của GĐDNTN 133 Bảng 3.25 So sánh mức độ TTCX của GĐDNTN giữa nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm 135 Bảng 3.26 So sánh mức độ TTCX của GĐDNTN ớ nhóm đối chứng trước và sau thực nghiệm 137 Bảng 3.27 So sánh mức độ TTCX của G ĐDNTN ở nhóm thực nghiệm trước và sau thực nghiệm 140 Bảng 3.28 So sánh mức độ trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN giữa nhóm thực nghiệm
và nhóm đối chứng sau thực nghiệm 142
Trang 8DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Mức độ hai lĩnh vực ở TTCX của GĐDNTN tại Thành phố Hồ Chí Minh 97 Biểu đồ 3.2 So sánh biểu hiện trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN giữa nhóm đối chứng
và nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm 138 Biểu đồ 3.3 So sánh biểu hiện trí tuệ cảm xúc của GĐDNTN giữa nhóm đối chứng
và nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm 144
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Trí tuệ cảm xúc (TTCX) có vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động của mỗi cá nhân Nó không chỉ là yếu tố đảm bảo hiệu quả của hành động mà còn là yếu tố hướng đạo, dẫn đường cho hành động, đặc biệt trong những tình huống cấp bách hay bất ngờ Ngoài ra TTCX còn là yếu tố thúc đẩy hay kìm hãm một hành động Người có năng lực TTCX sẽ có nhiều cơ hội và khả năng thành công trong cuộc sống và công việc TTCX hay kĩ năng con người đóng vai trò quan trọng hơn các kĩ năng về mặt kỹ thuật trong việc quyết định một người quản lí tài năng hay chỉ
là một người đảm nhiệm vị trí tròn vai
Trong lĩnh vực kinh tế, giám đốc doanh nghiệp tư nhân (GĐDNTN) có thể là chủ doanh nghiệp, có thể là “chủ tịch hội đồng quản trị”, là người được thuê hay bổ nhiệm làm giám đốc quản lí một doanh nghiệp tư nhân Họ là người đứng đầu của
bộ máy quản lí doanh nghiệp với hiệu lực điều hành, chỉ huy cao nhất trong doanh nghiệp, có toàn quyền sử dụng quyền hạn được giao Họ là đầu mối vận hành mọi hoạt động theo định hướng phát triển của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về kết quả, hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
Đối với những GĐDNTN, TTCX đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi vì trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp có tồn tại và phát triển được hay không tuỳ thuộc rất nhiều vào vai trò của người giám đốc Những giám đốc doanh nghiệp thành công không chỉ là người có khả năng tính toán giỏi, biết đưa ra những ý tưởng kinh doanh táo bạo, sáng tạo, biết nhận định và lựa chọn những giải pháp kinh doanh một cách thông minh, nhanh nhạy… mà cần có những năng lực khác Chính những năng lực TTCX sẽ giúp họ định hướng tốt hơn cho chiều hướng phát triển của doanh nghiệp, của bản thân và lựa chọn người phù hợp nhất cho những định hướng của mình Điều này giúp họ có thể quản lí và lãnh đạo tốt hơn để duy trì hoạt động của doanh nghiệp, đứng vững trên thương trường và có
đủ khả năng hội nhập kinh tế thế giới
Trang 10Hiện nay, tình hình hoạt động kinh tế của đất nước nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng đang diễn biến phức tạp, khó khăn Những năm gần đây tăng trưởng GDP giảm Nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thua lỗ, dẫn đến phá sản Đến cuối 2011, số doanh nghiệp phải giải thể, ngừng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất tăng 24,7% so với năm trước Bốn tháng đầu năm 2012, cả nước có trên 17.700 doanh nghiệp làm thủ tục giải thể và ngừng hoạt động, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm, trong đó nhiều nhất là các doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ, công nghiệp, khai khoáng, xây dựng và bất động sản Trước thực trạng kinh tế như vậy,
áp lực công việc, trách nhiệm cá nhân khiến GĐDNTN dễ dàng rơi vào những trạng thái mất cân bằng tinh thần, dẫn đến những ứng xử, phản ứng không phù hợp, thiếu bình tĩnh trong xử lí các tình huống kinh doanh… Nhiều vấn đề liên quan đến đời sống tinh thần, cảm xúc đặt ra cho GĐDNTN nên vai trò của TTCX càng quan trọng, cần thiết
Vai trò của TTCX trong công việc của nhà quản lí và lãnh đạo doanh nghiệp
đã được thừa nhận Đặc biệt đối với GĐDNTN khi bản thân họ phải chịu nhiều sức
ép về mối quan hệ con người một cách trực tiếp, thì sức mạnh của TTCX ở bản thân người giám đốc lại càng trở thành yêu cầu cao Tuy nhiên, trong thực tế nhiều chương trình đào tạo, bồi dưỡng giám đốc doanh nghiệp hiện nay mới chỉ chú trọng đến việc cung cấp những kiến thức chuyên ngành mà chưa quan tâm đúng mực đến việc rèn luyện những phẩm chất, huấn luyện những kĩ năng cần thiết cho sự thành công trong công việc sau này Một số khóa học đã tổ chức những chuyên đề nhằm huấn luyện một số kĩ năng như kĩ năng thuyết trình, kĩ năng tạo động lực và động viên nhân viên, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng quản lí xung đột, kĩ năng giải quyết vấn đề nhưng chưa thực hiện được việc hình thành TTCX cho các giám đốc doanh nghiệp một cách hệ thống và hiệu quả
Như vậy, trong thực tiễn đang xuất hiện mâu thuẫn giữa một bên là vai trò quan trọng của TTCX trong hoạt động của GĐDNTN hiện nay với việc đào tạo hay bồi dưỡng TTCX cho đội ngũ GĐDNTN còn chưa được quan tâm đúng mức Trước thực trạng này, để giúp cho các giám đốc doanh nghiệp duy trì và vận hành tổ chức
Trang 11của mình một cách thành công, góp phần vào sự phát triển kinh tế cho nước nhà, cần phải có một chương trình đào tạo một cách toàn diện không chỉ là trí tuệ, kiến thức chuyên ngành mà cả TTCX cho họ Muốn vậy trước hết cần có những công trình nghiên cứu thực trạng về những vấn đề liên quan
Xuất phát từ những lí do trên, đề tài: “TTCX của các GĐDNTN tại Tp HCM” được triển khai
2 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá được thực trạng TTCX của GĐDNTN tại
Tp HCM; xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới TTCX của GĐDNTN Trên cơ
sở đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao TTCX cho các GĐDNTN này
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Phân tích, tổng hợp và hệ thống hóa một số vấn đề lí luận về TTCX, xây dựng các khái niệm công cụ của đề tài, xác định những cấu thành TTCX nói chung và TTCX của GĐDNTN nói riêng
3.2 Làm rõ thực trạng mức độ TTCX của giám đốc doanh nghiệp trên các khía cạnh cụ thể: mức độ năng lực nhận biết, hiểu, sử dụng và điều khiển cảm xúc của các GĐDNTN cũng như thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến TTCX của GĐDNTN tại Tp HCM
3.3 Thiết kế và tổ chức thực nghiệm tác động nhằm nâng cao một số thành tố TTCX còn hạn chế trong TTCX của GĐDNTN
4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
TTCX của GĐDNTN
4.2 Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu gồm 120 giám đốc trong các doanh nghiệp tư nhân tại
Tp HCM, 30 nhân viên dưới quyền và 10 đồng nghiệp (của các GĐDNTN)
5 Giới hạn nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung:
Trang 12Đề tài chỉ nghiên cứu một số cấu thành cơ bản trong cấu trúc TTCX của GĐDNTN như nhận biết cảm xúc, thấu hiểu cảm xúc, vận dụng cảm xúc và điều khiển cảm xúc trong một số tình huống giao tiếp đặc thù của GĐDNTN
- Giới hạn về phạm vi:
Đề tài chỉ khảo sát một số GĐDNTN đang hoạt động tại Tp HCM
6 Giả thuyết nghiên cứu
TTCX của GĐDNTN tại Tp HCM chỉ ở mức độ trung bình Những cấu thành TTCX của GĐDNTN ở mức độ không giống nhau Mức độ năng lực vận dụng và điều khiển cảm xúc còn hạn chế TTCX của GĐDNTN chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố như: kinh nghiệm cá nhân, trình độ học vấn và khí chất Nếu các giám đốc doanh nghiệp được tham gia vào những hoạt động nhằm nâng cao hiểu biết về TTCX trong công việc và hình thành những năng lực cảm xúc bằng những hình thức khác nhau như: tham gia sinh hoạt chuyên đề, tham gia các khóa học chuyên biệt, trải nghiệm các bài tập … thì có thể nâng cao năng lực nhận biết cảm xúc, thấu hiểu, vận dụng cảm xúc và đặc biệt là năng lực điều khiển cảm xúc trong công việc
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
Để nghiên cứu về TTCX của các GĐDNTN tại Tp HCM, chúng tôi tiếp cận
từ những hướng sau: Tâm lí học trí tuệ, Tâm lí học kinh doanh và Tâm lí học quản
lí Cách tiếp cận dựa trên hệ thống quan điểm:
7.1.1 Quan điểm hoạt động
Tâm lí, ý thức được nảy sinh bởi hoạt động Hoạt động là qui luật chung nhất của tâm lí người Sự phát triển phức tạp và các chuyển hóa của hoạt động kéo theo
sự phát triển phức tạp và chuyển hóa của tâm lí Ngoài ra, phản ánh tâm lí không bao giờ tách rời hoạt động, hoạt động vừa tạo ra tâm lí vừa sử dụng phản ánh tâm lí làm
khâu trung gian của hoạt động, tác động vào đối tượng
Nghiên cứu tâm lí đặc biệt chú ý đến sự vận động của hệ thống các quan hệ giữa các thành tố của cấu trúc vĩ mô của hoạt động - một bên là điều kiện, mục đích, động cơ và bên kia tương ứng với thao tác, hành động và hoạt động
Trang 13Vì vậy nghiên cứu TTCX của các giám đốc doanh nghiệp không tách rời hoạt động của chính họ nghĩa là thông qua các hoạt động của giám đốc (quản lí, lãnh đạo, vận hành ) các mặt biểu hiện của TTCX sẽ được xem xét, nghiên cứu một cách cụ thể Tổ chức các hoạt động tác động thiết thực là một cách để giám đốc định hướng thay đổi mức độ TTCX
7.1.2 Quan điểm hệ thống
TTCX là một năng lực và biểu hiện cụ thể của đời sống tâm lí Do đó, TTCX của GĐDNTN được xem xét trong mối liên hệ với thế giới khách quan bên ngoài, nhất là trong mối quan hệ công việc, với đồng nghiệp
7.1.3 Quan điểm thực tiễn
TTCX của GĐDNTN chịu sự tác động và ảnh hưởng bởi những yếu tố nhất định trong điều kiện thực tiễn Tiếp cận trí tuệ của GĐDNTN phải gắn với việc tìm hiểu điều kiện thực tiễn hoạt động của GĐDNTN và gắn với từng trường hợp cụ thể
Con người là một thực thể xã hội Hành vi của cá nhân được xem là kết quả tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau Vì vậy nghiên cứu TTCX của GĐDNTN trong mối tương quan nhiều yếu tố như: yếu tố tâm lí cá nhân, tâm lí xã hội, điều kiện hoàn cảnh kinh tế xã hội
7.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
7.2.1 Những phương pháp nghiên cứu tài liệu
Khái quát hóa, hệ thống hóa một số vấn đề lí luận cơ bản, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Phân tích một số văn bản nhằm tìm hiểu thêm vấn đề nghiên cứu và rút kinh
nghiệm cho việc nghiên cứu
7.2.2 Những phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp trắc nghiệm
- Phương pháp điều tra bằng hệ thống bài tập
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
Trang 14- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp xử lí số liệu bằng thống kê toán học
Nội dung và cách tiến hành các phương pháp sẽ được phân tích trong chương 2 của Luận án
8 Đóng góp mới của luận án
8.1 Về lí luận
Luận án hệ thống hóa những quan điểm khoa học về TTCX, làm rõ các khái niệm trí tuệ, TTCX, TTCX của GĐDNTN, các cấu thành của cấu trúc TTCX của GĐDNTN, những tiêu chí xem xét TTCX của GĐDNTN và xác lập được những yếu tố ảnh hưởng đến TTCX của GĐDNTN
Những nghiên cứu lí luận góp phần bổ sung lí luận về Tâm lí học trí tuệ, Tâm
lí học quản lí và Tâm lí học kinh doanh, làm cơ sở lí luận cho việc thiết kế các chương trình nâng cao năng lực TTCX, năng lực quản lí và lãnh đạo
8.2 Về thực tiễn
Luận án đã chỉ ra được thực trạng mức độ TTCX của GĐDNTN tại Tp HCM được biểu hiện qua các yếu tố như: năng lực nhận biết, hiểu, vận dụng và điều khiển cảm xúc Từ đó giúp cho các đơn vị đào tạo nhận biết được những năng lực còn hạn chế của GĐDNTN để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp và đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội
Luận án đã xây dựng được một hệ thống bài tập phù hợp với nghề giám đốc dùng để tìm hiểu mức độ TTCX của GĐDNTN
Luận án đã xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến TTCX của GĐDNTN cũng như tìm ra nguyên nhân của thực trạng TTCX của GĐDNTN tại thành phố Hồ chí Minh
Luận án đã xác lập một số biện pháp nhằm nâng cao một số năng lực còn hạn chế trong TTCX của GĐDNTN tại Tp HCM và thực hiện thành công góp phần định hướng áp dụng trong thực tiễn
Trang 159 Cấu trúc luận án
Luận án dài 150trang bao gồm các phần: mở đầu, 3 chương (chương 1- Cơ
sở lí luận; chương 2- Tổ chức và phương pháp nghiên cứu; chương 3- Kết quả nghiên cứu thực trạng và thực nghiệm), kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục Ngoài ra, luận án còn có bảng hướng dẫn chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu, sơ đồ và danh mục các công trình đã được công bố của tác giả luận án
Trang 16CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TRÍ TUỆ CẢM XÚC CỦA
GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
1.1 Tổng quan nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc và trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân
1.1.1 Một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Có thể nói, ngay từ thời xa xưa, khi loài người chưa biết nhiều về cơ chế hoạt động của bộ não thì TTCX đã phát triển cùng với sự phát triển của loài người TTCX chính là những yếu tố chủ yếu để con người trong thời kỳ săn bắt, hái lượm
có thể tồn tại, thích nghi và sống cùng nhau Trong thời cổ đại, người đầu tiên đề cập đến TTCX là Aristote Trong tác phẩm “Đạo đức học cho Nihcomachean”, Aristote đã lấy hành vi trí tuệ của cuộc sống làm đối tượng nghiên cứu [Dẫn theo 45] Ông cho rằng bản thân những xúc cảm không phải là vấn đề mà chính tính đúng đắn và cách biểu hiện của chúng mới là quan trọng Vấn đề là làm thế nào để trí tuệ ăn nhập với những xúc cảm của chúng ta Có thể nói đây là một trong những
ý tưởng nghiên cứu khá sớm liên quan đến TTCX nói chung và những ứng dụng của nó
Ngày nay có thể khái quát các nghiên cứu liên quan đến TTCX thành năm giai đoạn chính:
* Giai đoạn 1900 - 1969: Trí tuệ và cảm xúc được nghiên cứu tương đối tách biệt
Vào những năm 1900, mặc dù các định nghĩa truyền thống về trí tuệ nhấn mạnh tới yếu tố nhận thức như là trí nhớ và khả năng giải quyết vấn đề, nhiều nhà khoa học có ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ đã bắt đầu nhận ra tầm
quan trọng của khía cạnh “ngoài nhận thức” (non - cognitive) Đơn cử như ngay từ
những năm 1920, nhà tâm lí học người Mỹ E.L Thorndike, được xem là người khơi nguồn khái niệm TTCX, đã sử dụng khái niệm “hiểu biết xã hội” để miêu tả kĩ năng hiểu và quản lí người khác
Trang 17Sau đó David Wechsler (1943), một trong những người đầu tiên đưa ra trắc nghiệm IQ, đã nhận ra tầm quan trọng của yếu tố cảm xúc Ông đã đề cập đến trí thông minh cảm xúc và trí thông minh xã hội trong các bài báo của mình [44]
Năm 1948 một nhà nghiên cứu người Mỹ, R.W Leeper, đã phát triển khái niệm tư duy cảm xúc và cho rằng yếu tố này là một thành phần của tư duy logic [ Dẫn theo 85] Đến năm 1955, Albert Ellis đưa ra một liệu pháp tâm lí hình thành những hành vi cảm xúc có ý thức cho con người Phương pháp này giúp con người kiểm soát cảm xúc của họ một cách có ý thức và mang tính logic Đây là một trong những đóng góp khá cơ bản và quan trọng
* Giai đoạn 1970 - 1989: Các nhà Tâm lí học nghiên cứu sự ảnh hưởng lẫn nhau
giữa trí tuệ và cảm xúc Có thể nói đây là giai đoạn tiền thân của khái niệm TTCX
Năm 1983, trong cuốn Frames of Mind: The Theory of Multiple
Intelligences [Dẫn theo15], Howard Gardner đã giới thiệu về trí thông minh đa
thành phần, trong đó bao gồm “Trí tuệ giữa các cá nhân” - interpersonal (khả năng hiểu những ý định, động cơ và mong muốn của người khác) và “Trí tuệ trong cá nhân” - intrapersonal (khả năng hiểu ai đó, tán đồng cảm nhận của người đó, cảm giác sợ hãi và động cơ thúc đẩy) Trong quan sát của H Gardner, các kiểu trí tuệ truyền thống như IQ, không thể giải thích một cách đầy đủ khả năng nhận thức của con người
Wayne Payne là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ trí tuệ cảm xúc (TTCX) trong luận án tiến sĩ của ông: “Nghiên cứu về cảm xúc- Phát triển TTCX” vào năm
1985 Tuy nhiên, thuật ngữ gần tương tự đã xuất hiện trước đó do Leuner nêu ra vào năm 1966
Vào năm 1980, một nhà Tâm lí học người Israel, Reuven Bar - On nhà Tâm
lí học Istael (Quốc tịch Mỹ) đã đề xuất một mô thức tiên phong về năng lực cảm xúc Sau đó Greenspan cũng đồng thời đề xuất mô hình TTCX vào năm 1985 [82]
* Giai đoạn 1990 - 1993: Sự ra đời của khái niệm TTCX
Nối tiếp vào năm 1990, hai nhà Tâm lí học Peter Salovey giảng dạy tại trường Đại học Yale và John Mayer thuộc trường Đại học New Hampshire đã đưa
Trang 18ra lí thuyết khá toàn diện về năng lực cảm xúc (1990) Cũng trong năm này, các tác giả này đưa ra những minh chứng đầu tiên về cách thức đo lường khái niệm mới này Những nhà nghiên cứu này cũng thừa nhận rằng khái niệm ban đầu họ đưa ra
về TTCX một phần nào đó là mô hình pha trộn, bởi vì nó tích hợp nhiều khía cạnh nhân cách có thể liên quan đến TTCX Đến năm 1993, hai nhà nghiên cứu này đưa
ra thang đo năng lực TTCX đầu tiên (MEIS)
* Giai đoạn 1994 – 1997: Khái niệm TTCX được mở rộng và phổ biến
Vào năm 1995 D Goleman xuất bản quyển “TTCX”, đây là một trong những cuốn sách bán chạy nhất trên toàn thế giới và đã mở ra những hướng nghiên cứu về cách đo đạc chỉ số EQ khác nhau Đến năm 1997 lí thuyết về TTCX đã được chỉnh sửa và được thừa nhận rộng rãi trong giới học thuật Cũng vào năm 1997, J Mayer
và P Salovey điều chỉnh lại định nghĩa TTCX và cho rằng TTCX gắn liền với cách thức cá nhân lí luận về cảm xúc và nó bao hàm bốn khả năng: việc nhận biết, vận dụng, hiểu và điều chỉnh cảm xúc Dựa trên định nghĩa này mô hình TTCX thuần năng lực được xây dựng [71,81]
Năm 1997, R Bar - On xem xét TTCX trong phạm vi lí thuyết nhân cách, đưa ra mô hình Well - being, trong đó đặc điểm nhân cách được cho là quyết định
sự thành công trong cuộc sống nằm ngoài trí tuệ nhận thức gồm năm lĩnh vực với
mười lăm yếu tố Ông đưa ra Thang mục chỉ số cảm xúc [The Emotional Quotient
Inventory - (EQ - i)], ông tiếp cận TTCX theo mô hình pha trộn sử dụng những thang mục tự tường thuật để đánh giá TTCX EQ - i đo lường một dãy những kĩ năng, tiềm năng và năng lực phi nhận thức ảnh hưởng đến khả năng thành công của
một người khi đương đầu với những áp lực và đòi hỏi của môi trường [75]
* Giai đoạn 1998 - đến nay: Giai đoạn phát triển những nghiên cứu mang tính ứng
dụng, đặc biệt trong công việc và trong quản lí lãnh đạo
Vào năm 1998 D Goleman cho ra đời tác phẩm “TTCX ứng dụng trong công việc”, công trình này đã đánh dấu bước ngoặc quan trọng, đó là khái niệm TTCX được thừa nhận rộng rãi và manh tính ứng dụng cao, đồng thời mở ra một
Trang 19thời kỳ mới với những quan niệm mới đó là TTCX là một yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự thành công của con người [17]
R Sternberg (1998) - nhà Tâm lí học chuyên nghiên cứu về năng lực của loài người, xuất phát từ giả thuyết là con người cần chú ý nhiều hơn về một loại trí tuệ
mà ông đặt tên là Trí tuệ thành công (successful intelligence), hay là khả năng thích nghi, phát triển và lựa chọn các điều kiện hoàn cảnh để hoàn thành những mục đích của mình và của xã hội cùng nền văn hoá nơi cá nhân đó sống Nó liên quan đến ba năng lực chính: phân tích, sáng tạo và óc thực tế [Dẫn theo 64, tr 14]
Cũng vào năm 1998, Schutte đề xướng thước đo TTCX tường thuật SRETT, ông cũng tiếp cận TTCX theo mô hình pha trộn, đó là một thang đo tường thuật ngắn dựa trên sự hiểu biết của Schutte về mô hình ban đầu nguyên thuỷ của P Salovey và J Mayer - đề cập đến năng lực tự giám sát và phân biệt cảm xúc cũng như sử dụng cảm xúc để hướng dẫn tư duy và hành động [85]
Năm 2002, J Mayer, P Salovey và Caruso đưa ra trắc nghiệm MSCEIT (Mayer - Salovey - Caruso Test of Emotionnal Intelligence) để đo bốn nhánh chính của TTCX Tương tự như các test về trí tuệ nhận thức, MSCEIT đòi hỏi việc tư duy phân tích và sự đồng nhất những câu trả lời về hai tiêu chí xác thực Một là tiêu chí thống nhất chung dựa trên tỉ lệ phản hồi của người tham gia đối với mỗi nội dung của trắc nghiệm và hai là tiêu chí chuyên gia dựa trên tiên đoán của 21 thành viên thuộc Hội nghiên cứu Cảm xúc Quốc tế (Mayer et al, 2003) [84]
Vào các năm 2000, 2001, 2002 và 2003, điểm qua các lí thuyết vế TTCX mô hình (ban đầu) của J Mayer gắn liền với khả năng cá nhân xử lý và suy luận cảm xúc Các nhà nghiên cứu như J Mayer, Robert, Zeider, Matthews, P Salovey, Caruso và Lopes đã phân biệt mô hình khả năng của họ với những mô hình pha trộn khác của TTCX Họ khẳng định rằng thuật ngữ TTCX được giải phóng khỏi phạm
vi của cả trí thông minh lẫn cảm xúc, vì những cái gọi là mô hình pha trộn đã kết hợp những khả năng tinh thần (như khả năng tri nhận cảm xúc) với những phẩm chất tự tường thuật (như lạc quan và sự thoải mái tâm lý) trong khi những phẩm chất này hoàn toàn biệt lập với cách tiếp cận của họ về khả năng tinh thần [76] [77]
Trang 20Vào hai năm 2003 và 2004, hai tác giả M Bracket và J Mayer đã nghiên cứu mối tương quan giữa ngôn từ và TTCX Hai ông nhận định rằng có thể phân biệt TTCX với trí tuệ ngôn ngữ nhưng cả hai có mối tương quan với nhau TTCX cũng tương quan thuận nhiều hơn với những tương tác xã hội tích cực trong khi tương quan nghịch với việc sử dụng trái phép thuốc và chất có cồn và cả với việc gây hấn, hung hăng Ngoài ra, tương tự như trí tuệ nhận thức, TTCX chỉ có tương quan với các đặc nét nhân cách Các tác giả cho rằng cả tính dễ chịu và TTCX đều đề cập đến các thuộc tính cảm xúc đóng góp vào chất lượng các mối quan hệ xã hội, dẫu là giữa chúng có những khác biệt quan trọng [Dẫn theo 76]
Sau đó liên tiếp những nghiên cứu lí thuyết cũng như những tác phẩm mang tính ứng dụng của các nhà Tâm lí học trên thế giới ra đời Những tác phẩm, những công trình nghiên cứu đã chứng minh và thể hiện tính ứng dụng cao của TTCX cũng như vai trò của nó đối với công việc và cuộc sống của con người Có thể kể đến một số tác giả sau:
Jordan, Ashkanasy và Hartel (2002) đã nêu rõ vai trò của TTCX đối với sự thiếu tự tin cũng như phản ứng của nhân viên Nhiều tác giả khác cũng đã nhận định TTCX có ảnh hưởng đến khả năng đối diện với những sự thay đổi
Bên cạnh đó, hai nhà Tâm lí học người Canada Steven J Stein và Howard E Book với “Trí tuệ cảm xúc và sự thành công của con người” (Emotional Intelligence and your Success) (2006) đưa ra lí luận về TTCX, vai trò của yếu tố này với nghề nghiệp và sự thành công của con người…
Cũng vào giai đoạn này, vấn đề về mối quan hệ của TTCX với những khía cạnh nhất định của năng lực lãnh đạo bắt đầu được quan tâm nhiều hơn
K Law và C Wong đã chứng minh ảnh hưởng của TTCX đối với những người lãnh đạo vào những năm 2000 Trong nghiên cứu thăm dò đầu tiên của mình, các tác giả đã nghiên cứu tỉ mỉ và luận chứng rằng TTCX là điểm cốt lõi biến thiên
có ảnh hưởng đến biểu hiện của những người lãnh đạo [Dẫn theo 64, tr.17]
Tác phẩm “Nhà quản lí tài năng” của tác giả Noriyuki Sasaki đã tổng hợp các vấn đề mà một nhân viên muốn trở thành nhà quản lí phải trang bị cho mình
Trang 21như các kiến thức cơ bản, vai trò, kĩ năng cũng như chuẩn bị về mặt tinh thần Các vấn đề được tác giả giới thiệu bao gồm: những kĩ năng quản lí cần thiết, phong cách lãnh đạo tự nhiên, cảm quan thông tin cao, tinh thần “đứng mũi chịu sào”, hành động tiên phong, quan sát bằng “ba con mắt”, quản lý cảm xúc…[37] Có thể đề cập đến nghiên cứu của Daus và Harris vào năm 2003 được tiến hành trên sinh viên, nhóm tác giả đi đến kết luận là sự nắm và quyền chuyển giao quyền lãnh đạo dường như liên quan đến các mặt của TTCX Đến năm 2005, tác giả Lopes và đồng nghiệp
đã xem xét tiềm năng lãnh đạo như khả năng giám sát và tìm ra mối quan hệ đáng chú ý với TTCX Bên cạnh đó, cũng vào năm 2005, nhóm tác giả Rosete và Ciarrochi cũng chỉ ra rằng khả năng nhận dạng xúc cảm dự báo năng lực lãnh đạo hiệu quả hơn là các biện pháp đánh giá nhận thức và nhân cách truyền thống
Ngoài ra, một số nghiên cứu có đề cập đến trí tuệ và TTCX của nhà lãnh đạo
mà cụ thể là giám đốc doanh nghiệp Vào năm 2003, nghiên cứu của Coetzee và Schaap trên 100 giám đốc cho thấy sự chuyển giao quyền lực có liên quan đến tổng thể TTCX Các nghiên cứu này khẳng định rằng TTCX là một yếu tố khá quan trọng của người quản lí doanh nghiệp đặc biệt cần thiết trong quản trị nguồn nhân lực, trong quá trình lãnh đạo doanh nghiệp mà cụ thể là quá trình thương lượng - đàm phán, ra quyết định hay thực thi các chiến lược quản lí trong công tác điều hành doanh nghiệp Roger Fisher và Daniel Shapiro (2005) trong cuốn “Sức mạnh của TTCX” (Using emotions as you negotiate) đã đề cập đến khả năng ứng dụng TTCX trong đàm phán thương lượng [42]
Tác phẩm “Vị giám đốc hiệu quả” của tác giả Ken Blanchard và Steve Gottry đã giúp cá nhân nhìn nhận lại bản thân cũng như đề ra giải pháp để mọi lĩnh vực mà mình đang theo đuổi để đạt hiệu quả cao nhất với thông điệp đầy sức thuyết phục và thực tế Cá nhân sẽ biết chọn thời điểm thích hợp để khởi hành cuộc hành trình của mình, biết chọn những người bạn đồng hành thích hợp và tận tâm thực hiện những việc đúng đắn trên suốt chặng đường để đạt mục đích Những yếu tố này không thể thiếu nền tảng là TTCX [26]
Trang 22Như vậy, các công trình nghiên cứu về TTCX ở một số nước trên thế giới đã được thực hiện khá phong phú và đã đưa ra những nhận định có giá trị Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu chuyên biệt về TTCX của giám đốc doanh nghiệp chưa được thực hiện nhiều dù rằng bước đầu đã được quan tâm
1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở trong nước
Nghiên cứu về TTCX là một lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới mẻ tại Việt Nam Tuy nhiên có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về lĩnh vực này theo hai hướng chính:
Hướng 1: Nghiên cứu TTCX nói chung
Ở Việt Nam thuật ngữ TTCX bắt đầu được đề cập đến vào năm 1997 tại một hội thảo của các nhà nghiên cứu thuộc chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước
KX - 07 do nhà nghiên cứu Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm
Sau đó một thời gian, trong Tạp chí Tâm lí học số 6- 2000 có bài viết của tác giả Nguyễn Huy Tú với tiêu đề: “TTCX - bản chất và phương pháp chẩn đoán”
Trong khuôn khổ chương trình khoa học xã hội cấp nhà nước KX - 05 chu kỳ
2001 - 2005, do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm đã xác định TTCX là một trong ba thành tố trí tuệ (trí thông minh, trí tuệ sáng tạo, và trí tuệ cảm xúc) Các nhà nghiên cứu như Trần Trọng Thủy, Lê Đức Phúc, Nguyễn Huy Tú và Nguyễn Công Khanh
đã hoàn thành việc thích ứng bộ công cụ MSCEIT và sử dụng do lường TTCX cho các nhóm khách thể học sinh phổ thông, sinh viên, người lao động trẻ Việt Nam [30]
Đề tài: “Nghiên cứu phát triển trí tuệ (chỉ số IQ, EQ và CQ) của học sinh, sinh viên và lao động trẻ đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp nhà nước KX- 05-06” do viện Chiến lược chương trình giáo dục thực hiện và Trần Kiều chủ nhiệm đề tài Đề tài đã nêu ra thực trạng mức độ trí tuệ của giới trẻ hiện nay (2005) [30]
Nhìn chung hướng nghiên cứu này nhìn nhận TTCX là một chỉ số trí tuệ của con người và khách thể nghiên cứu là thanh niên, sinh viên và học sinh
Trang 23Hướng 2: Nghiên cứu TTCX ở một số lĩnh vực nghề nghiệp
Luận án tiến sĩ Tâm lí học do Nguyễn Thị Dung thực hiện: “TTCX của giáo viên chủ nhiệm lớp trường trung học cơ sở” được bảo vệ vào năm 2008 tại Viện khoa học giáo dục Việt Nam cũng đã phân tích về TTCX, cấu trúc TTCX của một nhóm khách thể ở một nghề nghiệp cụ thể [13]
Luận án tiến sĩ của tác giả Dương Thị Hoàng Yến nghiên cứu “TTCX của giáo viên tiểu học” được bảo vệ vào năm 2010 cũng tiếp tục hướng nghiên cứu này trên một nhóm khách thể khác [64]
Tác giả Nguyễn Thị Dung và Dương Thị Hoàng Yến đã khảo sát thực trạng TTCX của đối tượng là giáo viên, đồng thời đề xuất biện pháp tác động nâng cao TTCX Tuy nhiên những biện pháp đó chưa thực sự hướng đến thực hành nhằm hướng dẫn cho các nhóm đối tượng cách thức mới để nâng cao TTCX
Những đề tài nghiên cứu trên tập trung chủ yếu vào đối tượng là giáo viên nhưng chưa được thực hiện mở rộng với những đối tượng đa dạng khác Gần đây có một số nghiên cứu liên quan đến TTCX trong hoạt động lãnh đạo và quản lý như:
Tác giả Ngô Thị Kim Dung với bài viết: “Stress và những giải pháp giảm stress ở cán bộ quản lí”, tạp chí Tâm lí học số 5 năm 2010 [12]
Tác giả Phan Thị Mai Hương với bài viết: “Giao tiếp giữa lãnh đạo và công nhân trong các doanh nghiệp hiện nay”, tạp chí Tâm lí học số 8 năm 2010 [21] Sau
đó, tác giả tiếp tục thể hiện sự quan tâm đến vấn đề này thông qua bài viết “Mâu thuẫn lãnh đạo - công nhân và giải quyết mâu thuẫn”, tạp chí Tâm lí học số 11 năm
2010 Các bài viết này dù không đề cập trực tiếp đến TTCX của những người quản
lý, lãnh đạo nhưng cũng là những nghiên cứu có liên quan cần tham khảo
Như vậy, các công trình nghiên cứu trong nước về TTCX trong hoạt động nghề nghiệp bước đầu được quan tâm Tuy nhiên, trong quá trình tìm hiểu về các nghiên cứu liên quan đến giám đốc doanh nghiệp chúng tôi chưa tìm thấy một công trình nào nghiên cứu về TTCX của GĐDNTN Chính vì thế thực hiện đề tài nghiên cứu: “TTCX của GĐDNTN tại Tp HCM” nhằm góp phần làm sáng tỏ hơn về TTCX trong công việc, đặc biệt công việc có liên quan đến hoạt động của các quản
Trang 24lí và lãnh đạo, đồng thời gợi mở một hướng mới tiếp cận mới trong việc tổ chức các hoạt động nâng cao TTCX cho các GĐDNTN tại TP HCM
1.2 Trí tuệ cảm xúc
1.2.1 Trí tuệ
1.2.1.1 Khái niệm về trí tuệ
Từ điển Anh - Việt, đề cập đến khái niệm Trí tuệ (Intelligence) như là năng lực lập luận của trí óc để có được kiến thức, khả năng hiểu biết rộng và khả năng lập luận tốt
Theo từ điển Tâm lí học “Trí tuệ là mức độ phát triển nhất định của hoạt động tư duy của nhân cách, đảm bảo khả năng đạt được các tri thức mới và sử dụng chúng có hiệu quả trong các hoạt động sống, là khả năng thực hiện quá trình nhận thức và giải quyết vấn đề có hiệu quả” [15, tr 213]
Có khá nhiều tác giả nghiên cứu trí tuệ và cho rằng trí tuệ là một dạng năng lực nhận thức, năng lực học tập:
B.G Ananhiev xem trí tuệ là đặc điểm tâm lí phức tạp của con người mà kết quả của công việc học tập và lao động phụ thuộc vào nó [ Dẫn theo 36, tr 41]
Tác giả V.V Bogoxlovki và những người khác (1973) xem hệ thống những thuộc tính trí tuệ của nhân cách đảm bảo cho sự tương đối dễ dàng trong việc nắm các tri thức, được hiểu là các năng lực chung [Dẫn theo 44]
Một số nhà nghiên cứu khác như: L Terman, X.L Rubinstein, N.A Menchinxcaia… cho rằng trí tuệ là năng lực tư duy trừu tượng Quan niệm này được sự tác đồng của nhiều tác giả Đơn cử như X.L Rubinstein xem hạt nhân của trí tuệ là các thao tác tư duy hay N.A Menchinxcaia xem đặc trưng của trí tuệ là sự tích lũy vốn tri thức và các thao tác trí tuệ để con người tiếp thu tri thức [44]
Tác giả L Terman (1937) cho rằng trí tuệ là năng lực phát triển tư duy trừu tượng Theo cách hiểu này thì chức năng của trí thông minh là sử dụng có hiệu quả các khái niệm và tượng trưng [44]
Tác giả N.A Menchinxkaia xem đặc trưng của trí tuệ là sự tích luỹ vốn trí thức và các thao tác trí tuệ để con người tiếp thu được tri thức [44, tr.15]
Trang 25Nhiều tác giả nghiên cứu trí tuệ ở góc độ khác, đó chính là năng lực thích
ứng, thích nghi Đây là quan niệm phổ biến nhất trong tâm lí học được nhiều nhà nghiên cứu tán thành nhất Đề cập đến quan điểm này có thể nêu ra một số đại diện khá nổi tiếng như: V.B Stern, B Zazzo, X.L Rubinstein
Tác giả V Stern xem trí tuệ là năng lực chung của cá nhân, đặt tư duy một cách có ý thức vào những yêu cầu mới Đây là năng lực thích ứng tinh thần đối với nhiệm vụ và điều kiện mới của đời sống [51, tr.72]
Hay tác giả David Wechsler xem trí tuệ là năng lực chung của cá nhân, được thể hiện trong hoạt động có mục đích, trong sự phán đoán và thông hiểu đúng đắn, làm cho môi trường thích nghi với những năng lực của mình [51, tr.72]
Tác giả X.L Rubinstein khẳng định rằng trí tuệ chỉ có thể được vạch ra trên bình diện của những mối quan hệ qua lại có hiệu lực cụ thể của cá nhân với môi trường xung quanh
Từ những khái niệm khác nhau về trí tuệ, chúng tôi quan niệm về khái niệm
trí tuệ như sau : Trí tuệ là mức độ phát triển nhất định của hoạt động của nhân
cách, là năng lực đảm bảo đạt được các tri thức mới và sử dụng chúng có hiệu quả trong các hoạt động sống, năng lực hiểu các mối liên hệ sẵn có giữa các yếu tố của tình huống và thích nghi để thực hiện cho lợi ích bản thân
1.2.1.2 Bản chất của trí tuệ
Bản chất của trí tuệ là yếu tố cốt lõi của vấn đề trí tuệ Chỉ khi nào làm rõ bản chất của nó mới có đủ cơ sở, đủ điều kiện để hiểu được cách nào là phù hợp để tác động làm thay đổi trí tuệ của một con người Bản chất của trí tuệ chỉ có một nhưng mỗi tác giả lại đi theo các hướng khác nhau, khai thác trí tuệ dưới những nghiên cứu của riêng mình vì vậy đến bây giờ vẫn chưa thể thống nhất được bản chất của trí tuệ
Trong số rất nhiều tác giả, chúng tôi lựa chọn quan điểm của tác giả Sternberg, đây là một quan điểm được khá nhiều người biết đến, đã và đang vận dụng trong nghiên cứu và thực tiễn Ông cho rằng bất cứ sự giải thích nào về trí tuệ phải giải quyết được ba vấn đề:
Trang 26- Thứ nhất, phải có khả năng liên kết trí tuệ với thế giới bên trong của con người và giải thích được cái gì xảy ra khi con người suy nghĩ một cách thông minh
- Thứ hai, có khả năng giải thích mối quan hệ giữa thế giới bên ngoài với trí tuệ con người và giải thích được trí tuệ vận hành trong thế giới hiện thực như thế nào
- Thứ ba, phải liên kết giữa thao tác trí tuệ với kinh nghiệm cá nhân
Từ quan điểm đó, ông xây dựng lí thuyết ba thành phần trí tuệ gồm:
+ Cấu trúc: chính là cấu trúc của kĩ năng tư duy Trong cấu trúc này có ba thành phần: siêu cấu trúc, thực hiện và tiếp nhận Thành phần siêu cấu trúc là thành phần điều khiển, có chức năng lập kế hoạch, theo dõi và đánh giá các chiến lược giải quyết vấn đề của cá nhân Thành phần thực hiện, giúp cá nhân triển khai các chỉ dẫn của thành phần siêu cấu trúc Thành phần tiếp thu tri thức, liên quan chủ yếu đến khả năng tiếp thu và sủ dụng ngôn ngữ cho phép ta nắm được ý của ngữ cảnh trong quá trình giải quyết vấn đề
+ Kinh nghiệm: cho phép chỉ ra trong kinh nghiệm cá nhân chỗ nào trí tuệ cần tập trung và mang tính quyết định Kinh nghiệm làm tăng khả năng giải quyết các nhiệm vụ mới và làm cho việc xử lý thông tin có tính chất tự động nhiều hơn + Điều kiện: là mối quan hệ giữa các hành vi trí tuệ của cá nhân với hoàn cảnh bên ngoài Nó là lực đẩy của trí tuệ, là sự thích ứng của trí tuệ.Theo quan điểm của tác giả, ông cho rằng có ba yếu tố để nhận biết trí tuệ của con người gồm: các kĩ năng
xử lí thông tin; kinh nghiệm của họ về những thông tin (những tình huống, bài tập); điều kiện trong đó họ đang thực hiện các bài tập được giao (văn hóa, thời đại, tuổi tác…)[Dẫn theo 36, tr.53 ]
Từ quan điểm trên, chúng tôi cho rằng bản chất của trí tuệ đó chính là năng lực con người giải quyết các vấn đề (một cách tốt nhất hoặc sáng tạo) trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định
1.2.1.3 Các loại trí tuệ
Có thể chia các quan niệm về trí tuệ thành hai nhóm:
- Quan niệm trí tuệ đơn nhân tố: đại diện là các nhà nghiên cứu như Galton,
Spearman và Stern Tuy nhiên quan niệm này nhanh chóng trở nên lạc hậu và không
Trang 27thể giải thích được những trường hợp xuất hiện các tài năng ở các lĩnh vực khác nhau
- Quan niệm trí tuệ đa nhân tố:
Năm 1938, L Thurstone , nhà Tâm lí học người Mỹ, đã xác định được bảy nhân tố trí tuệ mà ông gọi là “năng lực trí tuệ nguyên thủy” (PMAs): tính toán bằng
số, thông hiểu ngôn ngữ, tưởng tượng không gian, trí nhớ liên tưởng, suy luận, lưu loát về từ ngữ, tốc độ tri giác
Nhà Tâm lí học Mỹ , J.P.Guilford (1988), đã đề xuất mô hình 3 chiều của trí tuệ con người Mô hình này được tạo thành từ 6 loại thao tác, 5 kiểu nội dung, 6 hình thức sản phẩm tạo thành 180 nhân tố Mô hình cấu trúc trí tuệ (Structure-of-intellect model) ra đời đã khẳng định những năng lực trong cấu trúc này là sự kết hợp của cả trí sáng tạo và trí tuệ xã hội Mô hình trí tuệ của J P Guilford không chỉ đáng chú ý về số lượng các nhân tố mà còn đặt ra hướng nghiên cứu về một loại trí tuệ mới- trí tuệ xã hội, một loại trí tuệ hiện hữu trong mối quan hệ xã hội của con người- và được tác giả gọi là năng lực nhận thức hành vi [Dẫn theo 44]
Sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, Cattell và Horn đã xây dựng lí thuyết trí tuệ hai nhân tố gồm trí tuệ lỏng (Fluid Intelligence) và trí tuệ kết tinh (Crystallized Intelligence)
*Trí tuệ lỏng gồm năng lực tư duy, trí nhớ và tốc độ chế biến thông tin, liên quan chủ yếu đến năng lực có tính bẩm sinh
*Trí tuệ kết tinh gồm các kiến thức thu được trong môi trường văn hóa xã hội
Vì vậy, có thể xem mô hình trên là mô hình trí tuệ đa nhân tố, trong đó có những nhân tố được hình thành chủ yếu do cá nhân học hỏi trong môi trường xã hội Howard Gardner, nhà Tâm lí học Mỹ, vào năm 1993, đã đưa ra thuyết đa trí tuệ (MI), thừa nhận có nhiều thành phần trí tuệ trong năng lực của con người và trong mỗi cá nhân thường có một dạng trí tuệ nổi trội Gardner đề xuất tám kiểu trí tuệ của con người gồm: trí tuệ ngôn ngữ, trí tuệ âm nhạc, trí tuệ logic - toán học, trí tuệ không gian, trí tuệ vận động, trí tuệ về tự nhiên, trí tuệ về bản thân, trí tuệ về
Trang 28người khác Như vậy hai kiểu trí tuệ về bản thân và người khác bao trùm sự cố gắng của cá nhân trong việc hiểu cả hành vi, động cơ và cảm xúc của bản thân và người khác Hai kiểu trí tuệ này có liên quan mật thiết đến TTCX
Năm 1985, R Sternberg, nhà Tâm lí học hiện đại Mỹ, chuyên gia về nghiên cứu trí tuệ, trên cơ sở quan sát quá trình chế biến thông tin đã đề xuất thuyết ba nhân tố của trí tuệ gồm trí tuệ phân tích, trí tuệ sáng tạo, trí tuệ thực tiễn (Practical Intelligence - PI hay Practical Wisdom - PW)
Năm 1998, H Eysenck đã tổng hợp các quan niệm và các nghiên cứu để đề
ra mô hình ba tầng bậc của trí tuệ Chúng bao gồm trí tuệ sinh học, trí tuệ tâm trắc,
và trí tuệ xã hội Cho đến nay, các nhà Tâm lí học cũng phát hiện ra nhiều khả năng trí tuệ khác Họ chia chúng thành ba nhóm chính: trí thông minh trừu tượng (khả năng hiểu và xử lý những ký hiệu toán học và ngôn ngữ), trí thông minh cụ thể (khả năng hiểu và xử lý thông tin từ các đồ vật), trí thông minh xã hội (khả năng hiểu và thiết lập quan hệ với mọi người) TTCX là một yếu tố thuộc nhóm trí tuệ xã hội
1.2.2 Trí tuệ cảm xúc
1.2.2.1 Khái niệm về trí tuệ cảm xúc
TTCX là một vấn đề còn nhiều tranh cãi, phức tạp và đang được nghiên cứu sâu rộng Vì thế, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về TTCX Xung quanh vấn đề này, có rất nhiều định nghĩa khác nhau theo quan điểm của mỗi nhà nghiên cứu Có thể phân chia thành hai dòng quan điểm về TTCX như sau:
* Quan điểm về TTCX theo kiểu thuần năng lực tâm thần
Trên cơ sở quan niệm của Howard Gardner về sự tồn tại một dạng trí tuệ cá nhân bao gồm trí tuệ về mối quan hệ giữa cá nhân và trí tuệ cá nhân hướng nội, năm
1990, P Salovey và J Mayer đã đưa ra khái niệm TTCX: “TTCX là khả năng hiểu
rõ cảm xúc bản thân, thấu hiểu cảm xúc của người khác, phân biệt được chúng và
sử dụng những thông tin ấy để hướng dẫn suy nghĩ và hành động của mình” [76, tr.99] Năm 1997, P Salovey và J Mayer đã giới hạn TTCX thành khái niệm năng lực trí tuệ và tách biệt nó với những đặc điểm nhân cách cảm xúc xã hội truyền thống, mô hình này được gọi là mô hình EI 97, mô hình này được thừa nhận và ổn
Trang 29định đến nay TTCX được định nghĩa: “TTCX dùng để chỉ năng lực nhận thức các ý nghĩa của xúc cảm và mối quan hệ giữa chúng, để lập luận cũng như giải quyết vấn
đề trên cơ sở những ý nghĩa và mối quan hệ đó TTCX tham gia vào những năng lực nhận thức xúc cảm, đồng hoá các cảm nhận có liên quan đến xúc cảm, thấu hiểu thông tin về những xúc cảm đó và quản lí chúng”
Trong một quyển sách xuất bản năm 1996, H Steve cũng đồng ý với các tác giả trên, theo đó: “TTCX là sự kết hợp giữa sự nhạy cảm về cảm xúc có tính chất tự nhiên với các kĩ năng quản lí cảm xúc có được nhờ vào việc tự học hỏi, nhằm giúp con người đạt được hạnh phúc trong cuộc sống” [Dẫn theo 36, tr.176] Ông cho rằng: TTCX là một tiềm năng bẩm sinh để cảm nhận, sử dụng, giao tiếp, nhận biết, ghi nhớ, mô tả, xác định, học hỏi, quản lí, hiểu và giải thích cảm xúc
Tác giả R.E Boyatzis (1999) quan niệm TTCX là năng lực nhận biết những xúc cảm của mình và của người khác để tự thúc đẩy mình, kiểm soát quản lí cảm xúc của mình và điều khiển quản lí các quan hệ với người khác [Dẫn theo 86]
Nhà Tâm lí học người Anh, Edward De Bono cho rằng: “TTCX là năng lực giúp cá nhân đi sâu phân tích, khám phá và làm bộc lộ cảm xúc của chủ thể ra ngoài” [86]
* Quan điểm TTCX theo kiểu hỗn hợp
Quan điểm này xem TTCX là sự hỗn hợp hay pha trộn giữa các năng lực tâm thần và các năng lực không phải tâm thần (các nét nhân cách không thuộc các năng lực trí tuệ như nhiệt tình, kiên trì…)
R Bar - On quan niệm hiểu biết cảm xúc và xã hội có ảnh hưởng đến khả năng đối phó có hiệu quả của con người đối với môi trường và hoàn cảnh, Ông cho rằng TTCX là nhóm các năng lực phi nhận thức và những kĩ năng có ảnh hưởng đến khả năng thành công của một người trong hoàn cảnh người đó phải đương đầu với những yêu cầu và sức ép từ môi trường [78, tr.14]
Mô hình TTCX của D Goleman được gọi là mô hình TTCX hỗn hợp vì tác giả xem TTCX như một tập hợp những đặc tính và xã hội Trong các tác phẩm phổ biến kiến thức khoa học của mình thì theo quan niệm của D Goleman (1995), các
Trang 30năng lực được gọi là TTCX bao gồm tự kiềm chế, kiểm soát, nhiệt tình, kiên trì và năng lực động cơ hóa bản thân (tự thúc đẩy mình) [Dẫn theo 64, tr.36]
Dựa trên quan niệm của D Goleman, R E Boyatzis và Sala nghiên cứu TTCX dưới góc độ các năng lực trong phạm vi công việc: “Năng lực TTCX là năng lực nhận thức, thấu hiểu và sử dụng những thông tin xúc cảm về bản thân và người khác để dẫn tới hoặc tạo ra những kết quả tích cực và hiệu quả” [86, tr 41]
Hiện nay TTCX được các nhà Tâm lí học trên thế giới định nghĩa như là năng lực tác động một cách có hiệu quả lên những ham muốn của bản thân (R.Busk, 1991; E.L.Ykovleva, 1997); năng lực hiểu sự thể hiện của nhân cách ra bên ngoài thông qua cảm xúc, dùng trí tuệ để phân tích, tổng hợp vấn đề, trên cơ sở đó điều tiết cảm xúc của mình (P Salovey, J Mayer, 1994; G.G Gorskova, 1999) [86]
Bản chất trí tuệ là năng lực của cá nhân làm sáng tỏ một cái gì đó Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu tập trung nghiên cứu mặt nhận thức của trí tuệ Nhờ có trí tuệ,
cá nhân nhận thức nhanh hơn, sâu hơn, đầy đủ hơn Trong thực tiễn, người ta thường sử dụng mặt nhận thức để so sánh trí tuệ của người này với người khác Điều này khi chuyển vào TTCX sẽ giúp cá nhân nhận ra được cảm xúc của mình, để phân biệt giữa cảm xúc và TTCX Cảm xúc là quá trình tâm lí, trạng thái tâm lí tồn tại thực ở mỗi cá nhân khi có một kích thích nào đó Nhưng có thể cá nhân đó không biết mình có hay không cảm xúc đó Muốn biết mình có hay không phải do mức độ của TTCX
Trí tuệ là năng lực kiểm soát và điều khiển hành vi của cá nhân Trí tuệ giúp
cá nhân điều khiển hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh (tạo ra khả năng thích ứng) Đây chính là mặt năng động của trí tuệ Nhờ có trí tuệ, cá nhân có thể linh hoạt, mềm dẻo trong hành động, lựa chọn các phương tiện, phương pháp hành động, trong việc huy động các kiến thức, kinh nghiệm đã có vào việc xử lí tình huống cụ thể Điều này khi chuyển vào TTCX sẽ giúp cá nhân kiểm soát và điều chỉnh được cảm xúc của mình; giúp cá nhân lựa chọn được các cách thức, phương tiện biểu đạt cảm xúc của mình để mang lại lợi ích cho bản thân trong ứng xử
Trang 31Từ lí luận về trí tuệ, bản chất của trí tuệ và các quan điểm về TTCX, trong
luận án này, TTCX được hiểu là một dạng năng lực tổng hợp bao gồm năng lực nhận biết, hiểu rõ cảm xúc, thấu hiểu cảm xúc của bản thân và của người khác,
là năng lực vận dụng cảm xúc vào trong suy nghĩ, điều khiển cảm xúc của bản thân và những người liên quan
1.2.2.2 Mô hình Trí tuệ cảm xúc
Năm 1990, P Salovey và J Mayer lần đầu tiên đưa ra mô hình TTCX, cho đến nay đã có một số mô hình TTCX được đề xuất: mô hình của D Goleman (1995), R Bar - On (1997), Robert K.Cooper và Ayman Sawaf (1997), Hendrie Weisinger (1998)… Nhìn một cách tổng quát có thể phân thành hai nhóm mô hình TTCX bao gồm: mô hình TTCX thuần năng lực và mô hình TTCX hỗn hợp
* Mô hình TTCX thuần năng lực
Đại diện tiêu biểu cho mô hình TTCX theo quan điểm này là P Salovey và J Mayer Ban đầu hai ông cho rằng mô hình TTCX bao gồm bốn loại năng lực:
- Tiếp nhận cảm xúc: năng lực phát hiện giải mã các cảm xúc trên gương mặt, tranh ảnh, giọng nói và các nền văn hóa (cultural artifact) Tiếp nhận cảm xúc đại diện cho một khía cạnh của TTCX
- Sử dụng cảm xúc: năng lực khai thác các cảm xúc để thuận tiện cho nhiều hành vi nhận thức, ví dụ như nghĩ và giải quyết vấn đề TTCX cá nhân có thể tích lũy đầy
đủ ngay lúc con người thay đổi tâm trạng để phù hợp nhất với công việc
- Hiểu cảm xúc: năng lực thấu hiểu các ngôn ngữ cảm xúc, hiểu rõ các mối quan hệ phức tạp giữa các cảm xúc Đơn cử như hiểu cảm xúc, khả năng nhạy bén trước các thay đổi rất nhỏ giữa các cảm xúc và khả năng nhận biết và mô tả các cảm xúc tiến hóa theo thời gian
- Quản lí cảm xúc: năng lực điều chỉnh cảm xúc của bản thân và của người khác Vì vậy, TTCX cá nhân có khai thác các cảm xúc, thậm chí cả những cảm xúc tiêu cực
và quản lí chúng để đạt được mục tiêu đã định
Sau này hai ông cho rằng TTCX của con người bắt nguồn từ bốn yếu tố cơ bản và chúng vận hành giống như những kết nối của ADN Nếu chúng được nuôi
Trang 32dưỡng với kinh nghiệm, những yếu tố này sẽ giúp con người phát triển những kĩ năng và năng lực cơ bản cho TTCX Không hoàn toàn giống như ADN sinh học, tuy nhiên những yếu tố tạo nên TTCX có thể phát triển vì thế con người có thể gia tăng nhanh chóng TTCX của họ Mỗi yếu tố thể hiện những năng lực, tất cả sẽ giúp bạn nâng cao TTCX Chúng được phân thành những mức độ có sự liên hệ và tùy thuộc vào những năng lực đã có trước đó:
- Năng lực cảm nhận, đánh giá, biểu lộ cảm xúc một cách chính xác, bao gồm các khả năng cá nhân nhận thức được cảm xúc của họ và suy nghĩ của họ về cảm xúc đó
- Năng lực truy cập và phát những cảm xúc theo nhu cầu để có thể dễ hiểu bản thân và người khác Việc đánh giá cảm xúc của người khác và thể hiện cảm xúc
đó đều liên quan đến sự thấu cảm
- Năng lực hiểu những cảm xúc và những nguyên nhân của nó Đề cập tới kinh nghiệm cảm xúc của cá nhân và những xử sự để thay đổi, điều hoà cảm xúc
- Năng lực điều chỉnh cảm xúc để thúc đẩy sự phát triển cảm xúc và trí tuệ Cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động, vì vậy việc sử dụng cảm xúc để điều khiển hành vi là một trong những thành phần quan trọng trong TTCX
Tổng kết các tài liệu nghiên cứu về TTCX cho đến thời điểm này, nhóm các nhà phản biện trong lĩnh vực nghiên cứu về TTCX gồm Matthew, Zeidners và Roberts (2005) giới thiệu mô hình TTCX bao gồm các khía cạnh của nhiều mô hình TTCX hiện tại và được diễn đạt gần giống với mô hình TTCX của P.Salovey, J.Mayer và D.Caruso Theo đó, TTCX bao gồm: năng lực nhận dạng và diễn đạt xúc cảm, đồng hoá xúc cảm vào tư duy và điều chỉnh cả những xúc cảm tích cực và tiêu cực ở bản thân và người khác [78]
* Mô hình TTCX hỗn hợp
Khác với mô hình TTCX thuần năng lực, các mô hình TTCX hỗn hợp đều pha trộn nhiều yếu tố và mở rộng ý nghĩa của cấu trúc Đại diện cho mô hình TTCX hỗn hợp như mô hình Bar - On, Cooper và Sawap, D Goleman…
Trang 33Nhà tâm lí học Mỹ R Bar - On, cho rằng TTCX là một dãy các năng lực phi nhận thức và những kĩ năng ảnh hưởng đến năng lực một người thành công trong hoàn cảnh phải đương đầu với những yêu cầu và sức ép từ môi trường [84, tr.46] TTCX theo quan niệm trên bao gồm năng lực như sau: năng lực làm chủ xúc cảm của mình (thể hiện ở sự tự nhận ra xúc cảm bản thân, ở tính chủ động, tự trọng, tự lập và sự tự hiện thực hóa), năng lực điều khiển xúc cảm bên ngoài cá nhân mình (thể hiện trong các quan hệ cá nhân, trong trách nhiệm xã hội và ở sự đồng cảm với người khác), năng lực thích ứng (thể hiện trong giải quyết vấn đề trong kiểm tra xúc cảm qua thực tiễn và trong tính mềm dẻo của tư duy kềm chế các stress), năng lực tiết chế stress (thể hiện ở sự chịu đựng stress khi gặp phải, ở khả năng kiểm soát được tính bốc đồng, xung tính, năng lực giữ tâm trạng chung cân bằng thể hiện ở sự hạnh phúc, tinh thần lạc quan)
Theo Robert K.Cooper va Ayman Sawaf, TTCX bao gồm bốn yếu tố nền tảng, đó là: xây dựng sức mạnh bản thân (Emotional Literacy), xây dựng nguồn cảm hứng cho bản thân và người khác (Emotional Fitness), xây dựng những tính cách cốt lõi và sự ảnh hưởng (Emotional Depth), cảm nhận được những cơ hội và sáng tạo tương lai (Emotional Alchemy) [82]
Tác giả H Weisinger quan niệm TTCX trong công việc bao gồm hai phần: những yếu tố bên trong, làm thế nào để phát triển và sử dụng nó trong sự quan tâm với chính bản thân và những yếu tố liên quan đến người khác, làm thế nào để ảnh hưởng đến những quan hệ với người khác [85, tr.55]
Dựa trên sự tổng kết nhiều công trình nghiên cứu, D Goleman (1995) đã đưa
ra mô hình TTCX hỗn hợp bao gồm năm khu vực: hiểu biết về cảm xúc của mình (thể hiện ở sự tự nhận biết cảm xúc của mình khi nó xảy ra ở mọi lúc), quản lí cảm xúc (thể hiện ở năng lực xử lý cảm xúc một cách thích hợp, ở năng lực an ủi, động viên con người, năng lực tìm ra phương pháp để loại bỏ những sợ hãi, lo lắng, giận
dữ và buồn đau), tự thúc đẩy/động cơ hoá mình (thể hiện ở năng lực điều khiển cảm xúc hướng vào mục đích hành động), nhận biết cảm xúc của người khác (thể hiện ở khả năng đồng cảm với người khác, bao gồm sự nhạy cảm, quan tâm đến người
Trang 34khác và khả năng đoán trước được những triển vọng cả họ, làm cho mình phù hợp với điều người khác cần và mong muốn), xử lí các quan hệ (thể hiện ở khả năng điều khiển cảm xúc ở người khác và biết phối hợp hài hoà với người khác)
Tuy nhiên, sau này D Goleman (2001) đã có sự điều chỉnh và đưa ra cấu trúc TTCX gồm hai loại đúp (2 x 2) các hoạt động tạo ra năng lực tổng thể nhằm nhận biết và điều khiển cảm xúc ở mình và người khác:
NĂNG LỰC CÁ NHÂN
(Quan hệ với mình)
NĂNG LỰC XÃ HỘI (Quan hệ với người khác)
- Kiểm soát xung đột
- Lãnh đạo có tầm nhìn, khôn ngoan
- Xúc tác để thay đổi
- Xây dựng các mối quan hệ
- Tinh thần đồng đội và sự hợp tác Tác giả R Boyatzis và cộng sự (2000) dựa trên mô hình hỗn hợp của D Goleman để tiếp cận TTCX trong bối cảnh một tổ chức Tác giả R Boyatzis đưa ra
mô hình TTCX gồm bốn nhóm kĩ năng: tự nhận thức bản thân, tự kiểm soát, nhận thức xã hội, kĩ năng xã hội Bốn nhóm kĩ năng này bao gồm nhiều thành tố khác nhau không giới hạn riêng biệt ở những kĩ năng liên quan đến xúc cảm (như tự nhận thức xúc cảm bản thân) mà liên quan nhiều hơn đến các kĩ năng xã hội (như lãnh đạo, quản lí xung đột, thúc đẩy người khác) hoặc liên quan đến cấu trúc nhân cách
và động cơ (như tự tin, định hướng công việc, óc sáng tạo) [73, tr 43]
Ngoài ra, V Dulewics và cộng sự (2000) đã xác định bốn mươi năng lực nghề nghiệp và chia nhỏ các năng lực nghề nghiệp thành ba nhóm: năng lực cảm xúc, năng lực trí tuệ và năng lực quản lí Mười sáu trong bốn mươi năng lực này được chia thành sáu nhóm năng lực TTCX, bao gồm: sự nhạy cảm, sự thành công,
Trang 35sự kiên cường, ảnh hưởng và khả năng thích nghi, sự quyết đoán và thẳng thắn, nghị lực, lãnh đạo Những năng lực TTCX này được lựa chọn hướng tới sự liên kết tương đối rộng các đặc điểm, giá trị và hành vi của một cá nhân [Dẫn theo 64, tr.38].
- Tự kiểm soát: Tính bốc đồng, quản lí stress, điều chỉnh xúc cảm
- Tính nhạy cảm: Sự biểu lộ xúc cảm, các kĩ năng quan hệ với người khác, sự thấu cảm, nhận thức xúc cảm (bản thân và người khác)
- Tính hòa đồng: Khả năng thích ứng, tự động cơ hoá, sự quyết đoán, quản lí xúc cảm (người khác), kĩ năng xã hội
Với góc độ tiếp cận này, tác giả nhấn mạnh cách xem xét TTCX như đặc điểm nhân cách hơn là các năng lực nhận thức và cấu trúc này được gọi là “TTCX đặc điểm”
Dựa trên các mô hình cấu trúc TTCX cũng như các biểu hiện của nó, đặt trong phạm vi đề tài có thể nhấn mạnh đến các cấu thành sau khi nói đến loại hình TTCX dựa trên quan điểm của nhóm tác giả J Mayer và P Salovey:
- Năng lực nhận biết cảm xúc - khả năng phát hiện giải mã các cảm xúc trên gương mặt, tranh ảnh, giọng nói
- Năng lực thấu hiểu cảm xúc - khả năng thấu hiểu các mối quan hệ phức tạp giữa các cảm xúc, khả năng nhận biết và mô tảcác cảm xúc tiến hóa theo thời gian
- Năng lực vận dụng cảm xúc - khả năng sử dụng các cảm xúc để nhận thức
- Năng lực điều khiển cảm xúc - khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân
và của người khác
Trang 361.3 Trí tuệ cảm xúc của giám đốc doanh nghiệp tư nhân
1.3.1 Giám đốc doanh nghiệp tư nhân
1.3.1.1 Doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân
Từ điển Tiếng Việt định nghĩa doanh nghiệp như sau: “Doanh nghiệp là tổ chức hoạt động kinh doanh của những chủ sở hữu có tư cách pháp nhân, nhằm mục đích kiếm lời ở một hoặc nhiều ngành [39, tr.218]
Về góc độ pháp lí, theo Khoản 1 Điều 4 Luật doanh nghiệp ban hành ngày 29 tháng 11 năm 2005 của Việt Nam, khái niệm về doanh nghiệp được hiểu như sau:
“Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện ổn định các hoạt động kinh doanh.” Trên thực tế doanh nghiệp được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, hãng [29, tr.15]
Căn cứ vào Luật Doanh nghiệp 2005, và căn cứ vào chế độ trách nhiệm có thể phân loại các doanh nghiệp thành hai loại: doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm
vô hạn và chế độ trách nhiệm hữu hạn
- Theo pháp luật Việt Nam, các doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn
cụ thể gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài không tiến hành đăng ký lại theo Nghị định 101/2006/NĐ - CP
Những doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm hữu hạn là những doanh nghiệp
mà ở đó chủ sở hữu chỉ phải chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ và nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp Điều đó có nghĩa là khi số tài sản của doanh nghiệp không đủ để trả nợ thì chủ sở hữu không có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp [29, tr.14]
Chế độ trách nhiệm hữu hạn của các loại doanh nghiệp trên thực chất là chế
độ trách nhiệm hữu hạn của các nhà đầu tư - thành viên/chủ sở hữu công ty
- Doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là loại hình doanh nghiệp mà ở
đó chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất
cả tài sản của mình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài
Trang 37chính của nó Theo pháp luật Việt Nam, có hai loại doanh nghiệp có chế độ trách nhiệm vô hạn là doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh
Thực chất chế độ trách nhiệm vô hạn của loại doanh nghiệp này là chế độ trách nhiệm vô hạn của chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và của thành viên hợp danh công ty hợp danh Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh
sẽ chịu trách nhiệm đến cùng về mọi nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp mà không giới hạn ở phần tài sản chủ doanh nghiệp, các thành viên hợp danh đã bỏ vào đầu tư kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh Điều này có nghĩa là nếu tài sản của doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh không đủ để thực hiện các nghĩa vụ về tài chính của doanh nghiệp khi các doanh nghiệp này phải áp dụng thủ tục thanh lý trong thủ tục phá sản, chủ sở hữu doanh nghiệp và các thành viên hợp danh phải sử dụng cả tài sản riêng không đầu tư vào doanh nghiệp để thanh toán cho các khoản nợ của doanh nghiệp
Tóm lại, dựa vào sự phân loại doanh nghiệp theo hình thức pháp lý của Luật doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân được hiểu là doanh nghiệp do một
cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân Căn cứ vào sự phân loại theo chế độ trách nhiệm thì doanh nghiệp tư nhân thuộc có chế độ trách nhiệm vô hạn - là loại hình doanh nghiệp mà ở đó chủ sở hữu doanh nghiệp có nghĩa vụ phải trả nợ thay cho doanh nghiệp bằng tất cả tài sản của mình, khi doanh nghiệp không đủ tài sản để thực hiện các nghĩa vụ tài chính của nó
Và cũng chính vì những đặc điểm trên, nên GĐDNTN có những đặc điểm khác với giám đốc doanh nghiệp nhà nước
Xét về phương diện Tâm lí học, doanh nghiệp tư nhân là một nhóm xã hội
mà trong đó các thành viên có một hoạt động chung là tổ chức sản xuất, kinh doanh mang lại lợi ích kinh tế cho ông chủ và qua đó cho bản thân Các quan hệ xã hội trong nhóm có những đặc điểm khác với các thành viên trong tổ chức doanh nghiệp nhà nước
Trang 381.3.1.2 Khái niệm giám đốc doanh nghiệp tư nhân
a Khái niệm giám đốc doanh nghiệp
Giám đốc (Giám đốc điều hành) (tiếng Anh: Chief executive officer - CEO)
là chức vụ cao nhất của một tập đoàn, công ty hay tổ chức, phụ trách tổng điều hành một tập đoàn, công ty, tổ chức hay một cơ quan
Trong một số công ty, giám đốc (CEO) cũng là chủ tịch hội đồng quản trị Một số công ty khác, một người đảm nhiệm chức giám đốc điều hành trong khi một người khác nắm quyền chủ tịch Vị trí chủ tịch và tổng giám đốc có thể được tách biệt nhưng vẫn liên quan đến nhau trong quá trình quản lí công ty
Giám đốc doanh nghiệp là người có vai trò lãnh đạo và quản lí doanh nghiệp
Họ có thể là chủ doanh nghiệp, là người có quyền lợi trong công ty hoặc được thuê
để thực hiện vai trò lãnh đạo và quản lí doanh nghiệp
Vì vậy để hiểu rõ khái niệm giám đốc doanh nghiệp, chúng ta cần làm rõ những khái niệm sau: lãnh đạo doanh nghiệp, quản lí doanh nghiệp
* Lãnh đạo doanh nghiệp
Tùy theo từng khía cạnh nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu có các định nghĩa khác nhau về nhà lãnh đạo
Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được định nghĩa cùng với sự ràng buộc của tính cách, cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lí và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng
House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc [77]
Theo Maxwell thì nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng [24] Robert Greenleaf đã “phát minh” ra một từ mới: “Nhà lãnh đạo phục vụ” Ý tưởng của ông là những nhà lãnh đạo tốt nhất trước hết phải tự xem họ như những người phục vụ Họ còn là người định hướng, người quản lí, người huấn luyện, người làm chủ thay đổi, người làm gương
Trang 39Tác giả Howard Gardner trong cuốn sách “Leading minds” - viết về một số nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX, gọi lãnh đạo là một cá nhân có ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc hoặc hành vi của con người thông qua lời lẽ hoặc các minh chứng cá nhân [20]
Tuy nhiên trong một số trường hợp, người được mệnh danh là nhà lãnh đạo thì không thực hiện được công việc lãnh đạo Vì vậy, trong thực tế, thường có hai kiểu nhà lãnh đạo: nhà lãnh đạo chức vị và nhà lãnh đạo thật sự
- Nhà lãnh đạo chức vị có quyền hành do vị trí, nghi thức, truyền thống và các cơ cấu tổ chức đem lại Nhà lãnh đạo này sử dụng chức vụ để gây ảnh hưởng lên người khác Mọi người sẽ không phục tùng nhà lãnh đạo này nếu sự việc nằm ngoài thẩm quyền của ông ta
- Nhà lãnh đạo thật sự là nhà lãnh đạo dùng tài năng, phẩm chất của mình để gây ảnh hưởng tới mọi người, lôi cuối mọi người đi theo con đường của họ Đây mới là những nhà lãnh đạo có giá trị bền vững, sức mạnh của họ đến tự nhiên xuất phát từ con người họ chứ không phải từ cái gì bên ngoài họ
Dù nhìn nhận theo cách nào, một nhà lãnh đạo phải đảm bảo được ba yếu tố: khả năng tạo tầm nhìn, khả năng truyền cảm hứng và khả năng gây ảnh hưởng Hiểu một cách đơn giản, nhà lãnh đạo là người có khả năng tạo ra tầm nhìn cho một tổ chức hay một nhóm và biết sử dụng quyền lực của mình để gây ảnh hưởng cho những người đi theo thực hiện tầm nhìn đó
Dựa trên những tài liệu khác nhau kết hợp với quan điểm nghiên cứu đề tài,
chúng tôi cho rằng: Lãnh đạo doanh nghiệp là một quá trình mà thông qua đó, một
người tác động lên những người khác nhằm thực hiện mục tiêu và điều hành tổ chức doanh nghiệp theo cách khiến cho nó trở nên chặt chẽ hơn và làm việc hiệu quả hơn
* Quản lí doanh nghiệp
Nhà quản lí (manager) là người đảm nhận trách nhiệm dẫn dắt, lãnh đạo, hướng dẫn hoạt động quản lí cho một tổ chức hay một nhóm đối tượng quản lí nhất định thông qua việc sử dụng các nguồn tài nguyên khác nhau về nhân lực, tài chính,
Trang 40vật tư, tri thức và giá trị vô hình làm cho tổ chức ấy hoàn thành được những mục tiêu nhất định Một tổ chức, hay một nhóm đối tượng quản lí có thể thuộc bên sản xuất hay dịch vụ, kinh doanh hay phi lợi nhuận, thuộc khu vực tư hay khu vực công, hành chính hay sự nghiệp…
Nhà quản lí doanh nghiệp được xác định dựa trên những yếu tố: vị trí, nhiệm
vụ và hoạt động của nhà quản lí doanh nghiệp Thông thường, nhà quản lí một doanh nghiệp là tổng giám đốc, giám đốc điều hành (CEO - Chief Executive Officer), giám đốc dự án, giám đốc sản phẩm, giám đốc chương trình, phó giám đốc, trưởng phòng, “quản trị viên”
Giám đốc điều hành (CEO) là vị trí quan trọng nhất, mang tính “chìa khóa”,
để tạo nên sự chuyên nghiệp ấy cho tất cả mọi công đoạn trong tổ chức và hoạt động doanh nghiệp, kể cả khâu sản xuất, kinh doanh hay xây dựng thương hiệu Cấp trên của CEO là Hội đồng quản trị hay hội đồng cổ đông (nếu là công ty cổ phần) hoặc hội đồng thành viên (Công ty trách nhiệm hữu hạn) Vai trò chủ yếu của một nhà quản lí là thực hiện tốt nhiệm vụ mà cấp trên tin tưởng giao phó Cấp dưới của CEO là các Giám đốc chức năng và toàn bộ máy nhân sự của công ty
Trước đây, người ta vẫn thường cho rằng công việc của nhà quản lí là dẫn dắt nhân viên thực hiện những công việc của doanh nghiệp Họ cần phải biết lập kế hoạch, tổ chức và điều phối, kiểm tra và giám sát, hỗ trợ và khuyến khích nhân viên Trong giai đoạn hiện nay, họ còn phải là người hướng dẫn, biết tạo ra môi trường thuận lợi để giao tiếp, biết tìm ra những phương thức làm việc tốt hơn, đẩy mạnh tăng trưởng, tăng hiệu quả hoạt động và tăng lợi nhuận, đồng thời thu hút và đào tạo những tài năng mới để tiếp tục duy trì sự ổn định và phát triển của công ty Một CEO phải thực hiện được hai nhiệm vụ chính là xây dựng, duy trì một mô hình kinh doanh thành công và xây dựng một tổ chức thật sự hiểu mình
b Khái niệm giám đốc doanh nghiệp tư nhân
Tác giả Hoàng Phê định nghĩa doanh nhân là “Người làm nghề kinh doanh”, đồng thời còn có từ doanh gia, được định nghĩa là “nhà doanh nghiệp, nhà kinh