Đề tài tìm hiểu quy tắc nội tại và quy tắc biến đổi của hệ thống ngữ pháp Chăm cổ, dựa vào tài liệu văn khắc bia ký, thông qua giải đọc các văn tự trên đó, quy nạp, phân tích, truy nguồn, so sánh các hiện tượng ngữ pháp đó. Xác định khái niệm hệ thống ngữ pháp Chăm-Phạn hỗn hợp (Hybrid Sanskrit-Chamic grammatical system).
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-
Huang Xianmin (Hoàng Tiên Dân)
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT VÀI HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP
TIẾNG CHĂM QUA MỘT SỐ BIA KÝ CHĂM-PA
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Hà Nội - 2020
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN
-
Huang Xianmin (Hoàng Tiên Dân)
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT VÀI HIỆN TƯỢNG NGỮ PHÁP
TIẾNG CHĂM QUA MỘT SỐ BIA KÝ CHĂM-PA
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 8229020.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Trí Dõi
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam Ďoan Ďề tài: ―Bước Ďầu nghiên cứu một vài hiện tượng ngữ pháp tiếng Chăm qua một số bia ký Chăm-pa‖ là một công trình nghiên cứu Ďộc lập dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn: GS.TS Trần Trí Dõi Ngoài ra không có bất cứ sự sao chép của người khác Đề tài, nội dung báo cáo là sản phẩm mà tôi Ďã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình học tập, sưu tập và phân tích tài liệu Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hoàn toàn trung thực Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam Ďoan của mình
Tác giả luận văn
HUANG XIANMIN
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn, tác giả
Ďã nhận Ďược sự Ďộng viên, khuyến khích và tạo Ďiều kiện giúp Ďỡ nhiệt tình của các cấp lãnh Ďạo, của các thầy giáo, cô giáo, anh chị em, bạn bè Ďồng nghiệp và gia Ďình
Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, phòng Sau Ďại học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn và Ďặc biệt là các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy các chuyên Ďề của toàn khóa học Ďã tạo Ďiều kiện, Ďóng góp ý kiến cho tác giả trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS Trần Trí Dõi - Người Ďã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp Ďỡ tác giả tiến hành các hoạt Ďộng nghiên cứu khoa học Ďể hoàn thành luận văn này
Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiết sót, tác giả rất mong nhận Ďược các ý kiến Ďóng góp chân thành từ các thầy giáo, cô giáo, Ďồng nghiệp, bạn bè
Tác giả luận văn
HUANG XIANMIN
Trang 5
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn Ďề tài 3
2 Mục Ďích nghiên cứu 5
3 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tương và phạm vi nghiên cứu 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Cấu trúc của luận văn: 7
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGỮ ÂM VÀ CHỮ VIẾT CHĂM CỔ 8
1.1 Hệ thống ngữ âm 9
1.1.1 Hệ thống ngữ âm tiếng Chăm hiện Ďại 9
1.1.2 Hệ thống ngữ âm tiếng Chăm cổ 12
1.1.3 Quy tắc hợp âm 15
1.2 Hệ thống chữ viết 17
CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG NGỮ PHÁP CHĂM CỔ QUA VĂN KHẮC BIA KÝ 21
2.1 Các từ loại trong Chăm cổ 21
2.1.1 Danh từ 22
2.1.2 Đại từ 29
2.1.3 Số từ 33
Trang 62.1.4 Động từ 36
2.1.5 Tính từ 42
2.1.6 Tiểu từ 44
2.1.7 Tiểu kết 47
2.2 Trật tự cấu tạo câu 48
2.2.1 Câu Ďơn 48
2.2.2 Câu phức 52
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH NHỮNG VĂN KHẮC CỤ THỂ 55
3.1 Bia ký C.43 Drang Lai 55
3.2 Bia ký C.30 B1 Rầm cửa hướng Nam của đền thờ chính trong quần thể tháp Chăm Po Nagar 62
3.3 Bia ký C.30 B2 Rầm cửa hướng Nam của đền thờ chính trong quần thể tháp Chăm Po Nagar 67
3.4 Tiểu kết 70
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
PHỤ LỤC 80
Trang 8Quán (回回館) dịch giúp Trong sách Quỳnh Châu Phủ Chí (瓊州府志;
1617 sau CN) ghi rằng từng có người Nhai Châu tên Bồ Thịnh (蒲盛)
làm quan Thông Sự Chiêm Thành (占城通事) trong triều Ďình: “Bồ
Thịnh, dĩ hiểu Chiêm Thành phiên tự, thụ Hồng Lư Tư Tân Thự Tự Ban
(蒲盛,以曉占城番字,授鴻臚司賓署序班)‖ (Dịch: Bồ Thịnh, vì hiểu chữ Chiêm Thành, trao cho quan chức Hồng Lư Tư Tân Thự Tự Ban) Năm 1471, quân Ďội người Kinh chiếm lấy Ďô thành Chăm-pa, nước Chiêm Thành diệt vong trong dòng sông lịch sử
Hiện nay trong phạm vi thế giới, Ďa số học giả chủ yếu quan tâm Ďến vấn Ďề lịch sử Chăm-pa, ít người bàn về vấn Ďề Chăm ngữ Nhưng Ďiều này không thể phủ nhận tính quan trọng của việc nghiên cứu Chăm ngữ Chăm ngữ là một ngôn ngữ chiếm vị trí rất quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử và ngôn ngữ các dân tộc của cả khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng Việt Nam là một quốc gia chịu sự ảnh hưởng văn hóa ngoại lai rất mạnh từ hai phía: phía Bắc là văn hóa Trung Hoa, phía Nam
là văn hóa Ấn Độ; vậy văn hóa từ Ấn Độ Ďã ảnh hưởng Ďến Việt Nam như thế nào? Có biểu hiện về mặt văn hóa như thế nào? Nếu muốn làm rõ những vấn Ďề có liên quan Ďến sự tiếp xúc văn hóa Ďó, hoặc là lịch sử của Vương quốc Chăm, hoặc chính là những vấn Ďề trực tiếp liên quan Ďến ngôn ngữ Chăm, thì chúng ta không thể bỏ qua quá trình nghiên cứu Chăm ngữ, trong Ďó có tiếng Chăm cổ là một bộ phận
Trang 92 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu quy tắc nội tại và quy tắc biến Ďổi của hệ thống ngữ pháp Chăm cổ, dựa vào tài liệu văn khắc bia ký, thông qua giải Ďọc các văn tự trên Ďó, quy nạp, phân tích, truy nguồn, so sánh các hiện tượng ngữ pháp
Ďó Xác Ďịnh khái niệm hệ thống ngữ pháp Chăm-Phạn hỗn hợp (Hybrid Sanskrit-Chamic grammatical system)
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để Ďạt Ďược mục tiêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu Ďược Ďặt ra như sau:
-Xác lập khái niệm và lý luận tiền Ďề bào gồm: giới thiệu quá trình phát triển của tiếng Chăm, từ PAn (Proto-Austronesian) Ďến PMP (Proto-Malayo-Polynesian), rồi Ďến PC (Proto-Chamic), Chăm cổ (Old Cham), cuối cùng Ďến tiếng Chăm hiện Ďại
-Trình bày các hiện tượng ngữ pháp Chăm cổ qua các bia ký cụ thể Hiện nay vẫn chưa có công trình nào Ďó chuyên bàn về hệ thống ngữ pháp Chăm cổ Ďược khắc trên bia Ďá, nhất là về những khái niệm cơ bản nhất: hệ thống ngữ pháp Chăm cổ gồm những yếu tố nào, mỗi một từ loại trong hệ thống Ďược thể hiện qua hình thức như thế nào? Có quy luật biến hình như thế nào? Vì vậy, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn này sẽ tập trung vào những vấn Ďề trên, căn cứ vào những bia ký Ďã Ďược sưu tập trong tay, trình bày rõ những vấn Ďề Ďã Ďược nêu trên
Trang 104 Đối tương và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: hệ thống ngữ pháp Chăm cổ (hạn Ďịnh trong một số bia ký cụ thể)
-Phạm vi nghiêm cứu: trong phạm vi văn khắc bia ký Ďược bảo tồn tại Bảo tàng Ďiêu khắc Chăm Đà Nẵng, Việt Nam và một số văn khắc Ďược lưu trữ tại học viện Viễn Đông, Pháp Về nội dung nghiên cứu, luận văn này còn sẽ bàn Ďến cả hệ thống chữ viết và hệ thống ngữ âm của Chăm cổ Hạt nhân của luận văn là hệ thống ngữ pháp Chăm cổ, vấn Ďề này chúng tôi cũng sẽ thảo luận kỹ hơn: bao gồm phân loại các loại từ cũng như Ďặc Ďiểm của mỗi một tiểu loại trong Chăm cổ; trật tự cấu tạo câu Cuối cùng, luận văn này sẽ thông qua giải thích một số văn khắc bia
ký cụ thể Ďể chứng minh sự tồn tại và tính hợp lý của hệ thống ngữ pháp Chăm Phạn hỗn hợp
5 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu rõ các vấn Ďề Ďã Ďược nêu ra ở phần trên, chúng tôi
sẽ áp dụng những phương pháp nghiên cứu khoa học như sau trong quá trình nghiên cứu:
-Phương pháp miêu tả phân tích và tổng hợp Miêu tả phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách miêu tả và phân tích chúng thành từng bộ phận Ďể tìm hiểu sâu sắc về Ďối tượng Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin Ďã Ďược phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới Ďầy Ďủ và sâu sắc về Ďối tượng
Trang 11- Thủ pháp so sánh Trong luận văn này, thủ pháp so sánh sẽ bao gồm cả hai tầng diện là so sánh Ďồng Ďại và so sánh lịch sử
6 Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở Ďầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn có bố cục như sau:
Chương 1: Hệ thống chữ viết và ngữ âm Chăm cổ
Chương 2: Hệ thống ngữ pháp Chăm cổ qua văn khắc bia ký
Chương 3: Phân tích những văn khắc cụ thể
Trang 12PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA NGỮ ÂM VÀ CHỮ VIẾT
CHĂM CỔ
Ngôn ngữ Chăm hoặc Ďược gọi là ―sap Cam‖, là ngôn ngữ của dân
tộc Chăm Là một ngôn ngữ thuộc chi nhánh Melayu-Chamic trong ngữ
hệ Đa Đảo, tiếng Chăm có hệ thống ngữ âm riêng của mình; nhưng trong hành trình lịch sử phát triển, do sự ảnh hưởng rất lớn tử nhiều yếu tố bên ngoài, tiếng Chăm cũng chịu sự tác Ďộng và Ďã tiếp thu rất nhiều Ďặc trưng từ ngôn ngữ khác Nhiều từ mới trong các ngôn ngữ xung quanh cũng Ďược ồ ạt Ďưa vào tiếng Chăm cùng với sự lan truyền của văn hóa
và tôn giáo, trong Ďó Ấn Độ có Ďóng vai trò rất quan trọng
Sau khi Lâm Ấp dựng nước (từ Ďầu thế kỷ công nguyên) mãi Ďến thế
kỷ X, XI sau công nguyên, trong quãng thời gian dài gần 10 thế kỷ này, người Chăm Ďã dựng lên nhiều kiến trúc bằng Ďá với kỹ thuật cao siêu tuyệt vời Ďể thực hiện các chức năng làm lễ, thờ cúng v.v Cùng với những kiến trúc này, chữ Chăm cổ cũng Ďược khắc lên trên Ďó: hoặc là dựng bia khắc chữ, hoặc là khắc trực tiếp trên mặt tường Ďể ghi chép nguyên nhân xây dựng công trình, hoặc là ca ngợi công Ďức của nhà vua Trong phạm vi bia ký Chăm cổ Ďã Ďược phát hiện và sưu tập, chúng tôi thấy rằng, ngôn ngữ mà người Chăm cổ sử dụng có sự khác biệt rất lớn với tiếng Chăm hiện Ďại, cả mặt chữ viết, từ vựng và ngữ pháp Ngôn ngữ Chăm cổ cụ thể là một thứ ngôn ngữ như thế nào? Nhất là hệ thống
Trang 13ngữ pháp của nó có những Ďặc trưng gì? Những vấn Ďề này khiến chúng tôi cảm thấy tò mò
Trong luận văn này, chúng tôi sẽ thảo luận cụ thể về loại ngôn ngữ Ďược sử dụng trên bia ký này, về cả phương diện ngữ âm và hệ thống ngữ pháp của nó Đến cuối luận văn sẽ giải thích cụ thể 3 bài bia ký mà chúng tôi, có thể qua Ďó tìm hiểu sâu hơn về ngôn ngữ xa xưa này nói riêng cũng như văn hóa lịch sử Chăm cổ nói chung
1.1 Hệ thống ngữ âm
1.1.1 Hệ thống ngữ âm tiếng Chăm hiện Ďại
Trước khi bàn Ďến hệ thống ngữ âm Chăm cổ, chúng tôi xin Ďiểm qua hệ thống ngữ âm tiếng Chăm hiện Ďại
Xét về bảng chữ cái Akhar Thrah của tiếng Chăm, tổng cộng có 35
phụ âm và 6 nguyên âm Ďơn (còn Ďược gọi là nguyên âm Ďộc lập theo Ấn Độ) Cụ thể như sau:
Bảng chữ cái phụ âm tiếng Chăm Ďương Ďại Phụ Âm
Loại I Vô Thanh
Còn có phụ âm loại II:
Ngoài các phụ âm nêu trên ra, tiếng Chăm còn có 2 phụ âm Ďược gọi
là Phụ âm loại III, Ďó là:
Trang 14Loại III sa (tha) pa
Sở dĩ bảng chữ cái tiếng Chăm phải chia ra thành ba bảng riêng là vì thực ra, khi nhìn vào tất cả bảng chữ cái nêu trên, ta dễ dàng nhận ra các phụ âm loại I Ďược sắp xếp theo một trật tự rất quy củ và ngăn nắp theo vị trí và phương thức cấu âm Chúng ta có thể sắp xếp Ďược như thế này là
vì nó chịu sự ảnh hưởng của ngôn ngữ Phạn Bảng phụ âm loại I thật ra chính là tương ứng với bảng phụ âm tiếng Phạn; nhưng trong tiếng Phạn,
âm răng còn có thể chia thành 2 loạt là âm răng thường và âm răng quặt
lưỡi Mà trong loại phụ âm loại II, ngoài phụ âm Sa ra, Ďều có chữ cái
tương Ďương trong tiếng Phạn mà ở Ďó nó Ďược gọi là bán phụ âm Còn hai phụ âm còn lại là phụ âm loại III, chúng tôi phải dựa vào góc nhìn phát triển lịch sử Ďể phân tích và nhìn nhận
Sau Ďây tôi xin liệt ra bảng nguyên âm Ďơn:
Bảng chữ cái nguyên âm Ďơn tiếng Chăm Ďương Ďại
Nguyên âm Ďơn tức là nguyên âm Ďộc lập, những nguyên âm này có
thể tự tạo ra một âm tiết vắng phụ âm Ďầu Như: aia (nước), ada (con vịt),
idung (mũi), oh (không), sa-ai (anh) Nếu các nguyên âm muốn kết hợp
với một phụ âm khác thì phải nhờ vào các phụ tố nguyên âm ở trước hoặc
ở trên, thậm chí ở dưới phụ âm Ngoài nguyên âm Ďơn ra, tiếng Chăm còn
có khá nhiều nguyên âm kép Sau Ďây là bảng nguyên âm tiếng Chăm theo phương thức phiên âm IPA của Gérard Moussay:
Trang 15Bảng nguyên âm tiếng Chăm
Vừa /e/ /ə/ /e:/ /ə:/ /ə/ /ə:/ /o/ /o:/
Tiếng Chăm còn có 4 âm Ďệm là /i, w, r, l/ Trên thực tế, 4 âm Ďệm này lại có thể chia ra thành 2 nhóm nhỏ theo phẩm chất của chúng, Ďó là nhóm
âm Ďệm bán nguyên âm /i/ và /w/; nhóm âm Ďệm phụ âm Ďôi /r/ và /l/
Về âm cuối, tiếng Chăm có 11 âm cuối, cụ thể như sau: /-k, -p, -t, -ŋ, -n, -m, -w, -y, -r, -l, -h/ Nhưng hiện nay, trong ngữ âm từ giao tiếp thực tế hằng ngày của người Chăm ở Việt Nam, âm cuối /-r/ Ďã hòa nhập vào âm cuối /-n/; và một phần âm cuối /-p/ cũng Ďã trùng lặp với âm cuối /-k/ Ở một số nơi cư trú của người Chăm tại Ďồng bằng sông Cửu Long, người
ta thậm chí còn nói âm cuối /-k/ thành /-ʔ/ Để minh họa những sự biến Ďổi như trên, chúng tôi xin lấy những ví dụ cụ thể Ďể giải thích như sau:
từ akhar [akʻar] (chữ viết) giờ Ďã Ďồng âm với từ akhan [akʻan] (váy); ngap [ŋap] (làm) và ngâk [ŋak] (dấu âm chữ Chăm) giờ cũng Ďã Ďồng âm với nhau và cùng chuyển thành âm Ďọc là [ŋaʔ]
Tiếng Chăm không có thanh Ďiệu với tác dụng khu biệt nghĩa của từ, nhưng lại tồn tại 2 âm vực khác nhau là âm vực cao và âm vực thấp Nói một cách Ďơn giản: những âm tiết với phụ âm Ďầu hữu thanh thường thuộc về âm vực thấp, Ďường nét phát âm có xu hướng hạ xuống; ngược lại, những âm tiết bắt Ďầu một phụ âm vô thanh hoặc là phụ âm zero thì
Trang 16thường Ďược phát âm thành âm vực cao
1.1.2 Hệ thống ngữ âm tiếng Chăm cổ
Trong bài văn này, chúng tôi Ďang bàn về tiếng Chăm cổ, nên chúng tôi Ďã tái lập lại bảng âm vị Chăm cổ Muốn làm rõ vấn Ďề này, trước hết chúng tôi phải nắm Ďược các ngôn ngữ nằm trong chi nhanh Chamic, rồi thông qua so sánh, Ďối chiếu với cả phân tích các cặp âm vị tương ứng giữa các ngôn ngữ có liên quan, mới có thể tái lập lại hệ thống ngữ âm tiếng Chăm cổ
Chi nhánh Chamic bao gồm các ngôn ngữ cụ thể như tiếng Chăm, tiếng Haroi (còn Ďược gọi là tiếng Hroi, tiếng Hrway hoặc là tiếng Bahnar Chăm), tiếng Tsat, tiếng Roglai (Tiếng Roglai: phương ngữ Bắc Roglai lại Ďược gọi là tiếng Radlai, tiếng Adlai, tiếng Rayglay hoặc là tiếng Raglai Dân số sử dụng ngôn ngữ này theo thống kê của năm 1981 là 20,000 người), tiếng Hồi Huy (Tiếng Hồi Huy 回輝: thứ ngôn ngữ này Ďược sử dụng chủ yếu tại các vùng thôn làng lâm cận thành phố Tam Á
三亞, Đảo Hải Nam, Trung Quốc, chủ thế sử dụng là cộng Ďộng dân tộc thiểu số bản xứ mà theo Ďạo Hồi Theo số liệu thống kê của năm 1990, nhân số sử dụng tiếng Hồi Huy là khoảng 5000 ngườ) và tiếng Aceh (Tiếng Aceh: ngôn ngữ này chủ yếu Ďược sử dụng tại Khu tự trị Aceh trên Ďảo Sumantra, In-Ďô-nê-xi-a Gồm cả 7 loại phương ngữ, tổng dân số sử dụng khoảng 3 triệu người (1999).) Còn tiếng Chăm ở Việt Nam có 2 vùng phương ngữ và Ďược Ďặt tên theo vi trí phân bố của chúng là Chăm
Trang 17Đông và Chăm Tây Các ngôn ngữ trong chi nhánh Chamic như tiếng Aceh có quan hệ gần gũi với các ngôn ngữ thuộc chi nhánh Melayu, Ďương nhiên, trong bản thân tiếng Aceh vốn có nhiều từ là trực tiếp vay mượn từ Bahasa Indonesia, chính vì vậy lại có nhà nghiên cứu cho ý kiến rằng nên xếp tiếng Aceh vào chi nhánh Sunda, bên cạnh Ďó là có học giả cho rằng tiếng Aceh vẫn thuộc chi nhánh Malayo-Chamic
Sau Ďây chúng tôi xin nêu ra bảng âm vị phụ âm tiếng Chăm cổ tái lập trước
(mũi tên)
Trang 18bốn paʔ păʔ păʔ pɯɘt
Thông qua bảng trên chúng tôi có thể thấy rằng p-, pl- và pr- trong tiếng Chăm có tương ứng với p-, pl- và pr- trong tiếng Gia-lai, và tương ứng với p- và m- trong tiếng Rode Vì vậy, Chăm cổ: *p- > Chăm hiện Ďại: p-
Tương tự như vậy, chúng tôi so sánh t- với th- trong tiếng Chăm hiện
Ďại với lại các ngôn ngữ tương quan, nhờ Ďó có thể tìm thấy lai nguyên của hai phụ âm này, cụ thể như sau:
Trang 19mắt mata mɘta - mata
Trong Ďó, từ ―biết‖ trong Bahasa Indonesia là ―tahu‖, trong tiếng Sama là ―taʔu‖ (Tiếng Sama: thuộc nhóm ngôn ngữ Sama-Bajaw, chủ yếu
phân bố tại quần Ďảo Mindanao của Phi-líp-pin.); từ ―năm‖ trong Bahasa Indonesia là ―tahun‖, trong tiếng Sama là ―tahun‖; từ ―kho‖ trong tiếng
Sama là ―tohoʔ‖ và trong tiếng Molbog lại là ―tuʔug‖(Tiếng Molbog: thứ
ngôn ngữ này chủ yếu Ďược sử dụng tại quần Ďảo Balabac thuộc pin, dân số sử dụng 7,000 người (1987).) Như vậy thì rõ ràng chúng tôi
Phi-líp-có thể rút ra quan hệ là: Chăm cổ: *t- > Chăm hiện Ďại: t- Đồng thời, th- trong tiếng Chăm hiện Ďại có nguồn gốc là *t-h- từ Proto Chamic (Chăm-
Aceh) Về bảng Ďối chiếu từ vựng cơ bản giữa Chăm cổ với Proto Malayo
- Polynesian thì xin tham thảo phần phụ lục ở cuối bài
1.1.3 Quy tắc hợp âm
Trong văn bản Chăm cổ, nếu gặp phải hai từ vay mượn từ tiếng Phạn (hoặc là Phạn ngữ Chăm hóa) Ďứng cạnh nhau, thì phải xem xét chúng có phù hợp quy tắc hợp âm hay không? Nếu có thì phải biến Ďổi âm Ďọc của chúng, rồi dẫn Ďến thay Ďổi ký hiệu chữ viết Vì vậy, khi chúng tôi bắt Ďầu Ďọc một tấm bia nào Ďó, trước hết phải tìm ra các chỗ hợp âm Ďể tách rời nhau các từ Ďược viết gắn vào nhau, như vậy mới có thể giúp cho việc
Trang 20lý giải Ďúng nội dung của văn bản bia ký
Khái niệm hợp âm không chỉ riêng trong hệ thống Phạn ngữ có, trong các ngôn ngữ hiện Ďại như tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Georgia, tiếng Mông Cổ Ďều có hiện tượng quy tắc này; nhưng trong các ngôn ngữ trên, quy tắc hợp âm trong Phạn ngữ là phức tạp nhất, Ďcùng với Ďó, Ďặc Ďiểm Ďã Ďược Chăm cổ kế thừa một cách Ďầy Ďủ và hoàn hảo Sau Ďây chúng tôi xin trình bày một cách khái quát về hệ thống hợp âm trong tiếng Chăm cổ Muốn Ďi vào quy tắc hệ thống hợp âm, trước hết chúng tôi nhất thiết phải biết Ďến khái niệm ―các Ďẳng cấp nguyên âm‖ trong Chăm cổ Thực
ra khái niệm này cũng bắt nguồn từ Phạn ngữ Trong chương Ďầu tiên
―Atha saṃjñāḥ (Thuật ngữ)‖ của ―Śivasūtra (Kinh Śiva)‖ (lại Ďược gọi là
―Maheśvarasūtra‖), sau này Ďược ―Aṣṭādhyāyī‖ trích dẫn có câu rằng: ―a
i uṇ; ṛ ḷ k; e oṅ; ai auc‖ Câu này Ďã thể hiện rất rõ các tính chất khác
nhau của từng tiểu nhóm nguyên âm trong tiếng Phạn Nhưng lý giải theo câu trong kinh văn là Ďiều không dễ dàng, vì vậy có thể dựa vào bảng sau
Ďể minh họa:
Các phương thức hợp âm trong Chăm cổ có thể tổng kết thành hai
loại lớn: Hợp âm trong câu (Sandhi) và Hợp âm nội tại Sau Ďây là những
quy tắc cơ bản của hai loại hợp âm này:
Trang 21Hợp âm trong câu:
- Hai nguyên âm Ďơn giản cùng loại khi ghép vào nhau thì trở thành
nguyên âm dài, như: devī iva (như Thiên nữ) sẽ Ďược viết thành devīva;
- Nguyên âm a khi kết hợp với i hoặc ī sẽ trở thành e, như: śrī
[ca]mpeśvara (Cát tường Chăm-pa Tự tại thiên vương) do campa và iśvara cấu thành; pāṇḍurāṅgeśvara (賓童龍王Tân Đồng Long Vương)
Ďược cấu tạo từ pāṇḍurāṅga và iśvara;
- Ký hiệu visarga sẽ Ďược giữa nguyên khi Ďứng trước các âm s, ṣ và
ś như: namaś śivāya (Nam mô thần śiva) sẽ Ďược cấu thành bởi namaḥ
cùng với śivāya Có khi ký hiệu visarga lại Ďược Ďồng hóa với các âm s, ṣ
và ś như: namaśivāya (Nam mô thần śiva);
- Nếu âm cuối của từ trước là phụ âm vô thanh, sau Ďó Ďi với một phụ âm hữu thanh không bật hơi, thì phụ âm vô thanh Ďó sẽ Ďược hữu
thanh hóa, như: tad [ga]cchantu (hãy Ďi như vậy), nguyên vị của tad là
tat, vì chịu sự ảnh hưởng của phụ âm g ở Ďằng sau, nên phụ âm t bị hữu
thanh hóa Cũng trong bia ký C.150 này, chúng tôi có thấy nếu phụ âm vô
thanh Ďứng trước các âm s, ṣ và ś thì vẫn sẽ Ďược giữ nguyên, như: etat
sarvvaṁ (vậy tất cả)
1.2 Hệ thống chữ viết
Từ bia ký bằng Ďá Ďược khai quật tại làng Võ Cạnh, thành phố Nha Trang Ďến tài liệu chép tay hiện Ďại, chúng tôi có thể thấy rằng văn tự (chữ viết) của tiếng Chăm Ďã có nhiều lần thay Ďổi Nói chung ký hiệu
Trang 22văn tự của Chăm ngữ vay mượn từ tiếng Phạn; cụ thể hơn là từ một dạng
ký tự viết tay ở cao nguyên Decan thuộc miền Nam Ấn Độ; dạng thức văn tự Ďó qua Ďường biển Ďược lan truyền Ďến vương quốc Phù Nam (hiện nay, so sánh ký hiệu chữ viết trên bia ký Ďược khai quật tại Việt Nam và Cam-pu-chia, chúng ta vẫn có thể phát hiện Ďược sự giống nhau giữa chúng), cuối cùng Ďược người Chăm vay mượn và cải tiến dùng Ďể ghi chép ngôn ngữ của mình
Akhar Hayap còn gọi là chữ Chăm cổ, tức là chữ viết trên bia ký từ
thế kỷ thứ II Ďến thế kỷ thứ XV Ðây là hệ thống ký tự xuất phát từ chữ cái Devanagari của Phạn ngữ, nhưng Ďược chỉnh sửa lại theo phong cách
mỹ thuật của vương quốc Chăm-pa Chính vì thế, người Ấn Ðộ chuyên về văn hóa Phạn ngữ không thể Ďọc Ďược chữ viết Chăm cổ trên bia ký Chăm-pa Ðây là nét dạng của Akhar Hayap viết vào thế kỷ IX (Xem Quá trình cải biến ký tự chữ viết Chăm từ thế kỷ thứ IV Ďến năm 1978 của PGS.TS Po Dharma (Viện Viễn Đông Pháp)):
Oṁ namas sivāya, Sakarāja 788 kāla yāng Po Ku Srī Paramesvaravarmmadeva punah guhā nay
(Xin kính cẩn Ðấng Siva, vào năm saka 788 (=866 dương lịch), dưới
Trang 23triều Ďại Po Ku Sri Paramesvaravarmmadeva, hang Ďộng này Ďã Ďược trùng tu lại)
Trước văn khắc trên khoảng hai trăm năm, chúng tôi Ďã phát hiện C.87 Bia ký Mỹ Sơn B6 ( C.87 Bia ký Mỹ Sơn B6: bia ký này Ďược phát hiện gần cánh tây của công trình B6 tại Mỹ Sơn năm 1903 trong các Ďợt khai quật do EFEO tiến hành Ấn bản này do Arlo Griffiths thực hiện, dựa trên các bản dập của EFEO.):
[C.87 Bia ký Mỹ Sơn B6]
Sớm hơn về trước Ďó, trong văn khắc bia ký Đông Yên Châu, chúng tôi có thể tìm thấy dạng chữ còn cổ xưa hơn, nguyên thủy hơn, Ďơn giản hơn
Trang 24[bia ký Đông Yên Châu]
(1)Siddham! Ni yang nāga punya putauv Ya urāng sepuy di ko
(2)kurun ko jemā labuh nari svarggah Ya urāng paribhū d[i] ko (3)kurun saribu thun ko davam di naraka, d(e)ngan tijuh kulo ko
Trang 25CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG NGỮ PHÁP CHĂM CỔ QUA VĂN
KHẮC BIA KÝ 2.1 Các từ loại trong Chăm cổ
Nói về hệ thống ngữ pháp của Chăm cổ, trước hết không thể không nhận xét về lớp từ vựng của ngôn ngữ này Bởi vì từ nguyên của từ vựng tiếng Chăm cổ có thể Ďược chia thành hai lớp (Nguồn gốc PC và nguồn gốc vay mượn tiếng Phạn) rất rõ ràng, còn về tỷ lệ sử dụng giữa hai loại nguồn gốc này lại gần như tương Ďương Ngoài ra, từ tiếng Phạn Ďược nhập vào tiếng Chăm cổ thường không còn Ďược giữ nguyên, tức là không tuân theo quy luật biến Ďổi hoặc nguyên tắc biến hình vốn có trong tiếng Phạn nữa, thậm chí một số thực từ sau khi Ďược vay mượn vào tiếng Chăm cổ còn Ďược ngữ pháp hóa thành một từ cố Ďịnh trong những văn bản nhất Ďịnh Những hiện tượng như trên Ďã giúp chúng tôi có thể khẳng Ďịnh rằng, trong một khoảng thời gian lâu dài, hiện tượng xen kẽ từ vựng
và ngữ pháp giữa tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ Ďã làm cho chúng ta không thể tách riêng Ďược hai ngôn ngữ trong một văn bản Đây chính là
lý do tại sao sau Ďây chúng tôi sẽ nêu ra khái niệm hệ thống ngữ pháp Phạn - Chăm hỗn hợp (Hybrid Sanskrit-Chamic grammatical system) Khái niệm này chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn ở chương sau; sau Ďây tôi xin trình bày trước các bộ phận cấu thành hệ thống ngôn ngữ Chăm
cổ
Trang 262.1.1 Danh từ
Từ loại danh từ trong tiếng Chăm cổ giống như tiếng Phạn, có ba giống: giống Ďực (Masculine), giống trung (Neuter) và giống cái (Feminine) (Trong quyển ―Đại Đường Tây Vực Ký 大唐西域記‖ của cao tăng Huyền Trang 玄奘, gọi ba giống này là Nam thanh 男聲, Nữ thanh
女聲 và Trung gian thanh 中間聲.), ba số: số ít, số Ďôi và số nhiều; trong mỗi một số lại có chia ra thành tám cách: chủ cách (Nominative), trực bổ cách hoặc Ďược gọi là trực tiếp thụ cách (Accusative), công cụ cách (Instrumental), gián bổ cách hoặc Ďược gọi là vị cách (Dative), nguyên ủy cách hoặc Ďược gọi là Ďoạt cách hay li cách (Ablative), sở hữu cách hoặc Ďược gọi là thuộc cách (Genitive), vị trí cách (Locative) và hô cách (Vocative) (Trong một số sách tham khảo về tiếng Phạn, lại gọi tám cách này bằng tên khác: Thể cách 體格, nghiệp cách 業格, cụ cách 具格, vị cách 為格, tùng cách 從格, thuộc cách 屬格, y cách 依格 và hô cách
呼格.) Trong trường hợp có quy tắc, hậu tố cuối từ sẽ Ďược biến Ďổi như sau:
Trang 27Sở hữu cách -oṃ -ās
Hô cách / -au; (G.Trung) -ī -as; (G.Trung) -i
Nhưng trong tuyệt Ďại Ďa số trường hợp, từ căn kết thúc bằng nguyên âm sẽ không biến hình theo quy tắc trên, trong Ďó nhất là những
từ căn kết thúc bằng nguyên âm -a Từ căn số ít với nguyên âm -a là loại
duy nhất có hình thức riêng khi biến Ďổi theo Nguyên ủy cách
Trong tiếng Phạn, trực bổ cách có thể dùng riêng chỉ ―xu hướng hoặc mục Ďích của hành vi‖ mà không cần giới từ Ďi kèm Nhưng trong tiếng Chăm cổ, vì vốn có khá nhiều hình thức giới từ kế thừa từ PC, hoặc
là vay mượn từ các ngôn ngữ xung quanh, cho nên tác dụng của cách sử dụng Trực bổ cách này gần như không tìm thấy trong các văn bản Chẳng
hạn như: ― nau taṁl nagara yvan ( nau taṁl nagara yvan : C.43 Bi
ký Drang Lai; niên Ďại: không sớm hơn năm 1435 sau Công nguyên Mặt
A, hàng (15).)‖ (ra tới lãnh thổ của vua Việt); Vị trí cách cũng tương tự
như vậy: ― di (ma)ddhamagṛāma ( di (ma)ddhamagṛāma : như trên
Mặt A, hàng (20))‖ (ở Trung Thành)
Công cụ cách, chỉ phương thức, công cụ, nguyên nhân hoặc Ďi kèm Khi danh từ dạng công cụ cách dùng Ďể chỉ nguyên nhân thì thường sẽ Ďi
cùng với các giới từ cố Ďịnh Chẳng hạn như: ―tena
campāpuraparameśvarena mahārājādhirājena (tena campāpuraparameśvarena mahārājādhirājena : C.81 Bi ký Mỹ Sơn B1;
Trang 28niên Ďại: năm 712 sau Công nguyên Mặt B, hàng (1))‖ (bởi chúa tể vĩ Ďại
của thành phố Chăm-pa, chúa tể của các vị vua vĩ Ďại)
Nguyên ủy cách chỉ hành vi xảy ra từ Ďâu, hoặc là lý do, tiền Ďề của hành vi Sở hữu cách chỉ quan hệ sở hữu, nhưng có khi nó lại có tác dụng gần như Gián bổ cách Vị trí cách chỉ vị trí của sự vật hoặc hành vi Ďang xảy ra Nhưng trong tiếng Chăm cổ, trường hợp sử dụng Vị trí cách cũng rất ít, vì tự thân tiếng Chăm cổ Ďã có nhiều từ chỉ quan hệ vị trí
Nếu như từ căn danh từ giống Ďực kết thúc bằng nguyên âm -a, thì
sẽ Ďược biến Ďổi như sau:
aśva (ngựa)
Nguyên ủy cách aśvāt
Từ căn danh từ giống trung kết thúc bằng nguyên âm -a cũng tương
tự như trên, nhưng nếu là giống cái, thì lại có bảng sau:
Trang 29Số một Số đôi Số nhiều
Trực bổ cách kanyāṃ
Nguyên ủy cách kanyāyāḥ
Nếu như là từ căn danh từ giống Ďực kết thúc bằng nguyên âm -i
hoặc -u, thì lại có:
kavi (nhà thơ); paśu (súc vật)
Chủ cách kaviḥ paśuḥ kavī paśū kavayaḥ paśavaḥ
Dụng cụ cách kavinā paśunā kavibhyāṃ paśubhyāṃ kavibhiḥ paśubhiḥ
Nguyên ủy cách kaveḥ paśoḥ
Trang 30Tương tự như vậy, từ căn danh từ giống cái và giống trung kết thúc
bằng nguyên âm -i và -u lại có:
śuci (thuần khiết); mṛdu (cái mềm)
Số ít Số đôi Số nhiều Số ít Số đôi Số nhiều
Chủ cách śuciḥ śucī śucayaḥ mṛdu mṛdunī mṛdūni
Trực bổ cách śuciṃ
Dụng cụ cách śucyā śucibhyāṃ śucibhiḥ mṛdunā mṛdubhyāṃ mṛdubhiḥ
Nếu là từ căn kết thúc bằng phụ âm, thì vẫn dựa theo nguyên tắc của quy tắc biến hình Ďó
Danh từ trong tiếng Chăm cổ còn có một lớp khác là danh từ thuần Chăm, tức là lớp danh từ không có nguồn gốc từ tiếng Phạn Thực ra số lượng và tỷ lệ của lớp từ vựng này ngày càng Ďược tăng thêm Trong bia
ký Võ Cạnh, Nha Trang, ngoài nét chữ gần giống nhữ chữ viết Brāhmī ra,
từ Ďược sử dụng trong nội dung hầu như là từ của tiếng Phạn, cho nên có
Trang 31Ďá vẫn chưa có một chút dấu hiệu nào cho rằng nó Ďã Ďược bản Ďịa hóa Trong bài báo cáo ―K‘ouen-louen‖ của G.Ferrand có bàn Ďến hiện tượng ngôn ngữ Phạn hóa ở vùng Java, và trường hợp này cũng có thể ứng dụng
Ďể giải thích hiện tượng ngôn ngữ Phạn hóa Ďược diễn ra ở Chăm-pa Chúng tôi xin trích một Ďoạn như sau:
― trong tiếng Java hầu hết không có từ nào có thể đảm nhiệm chức
năng chứa đựng và quảng bá những kiến thức về xã hội, đạo đức và tôn giáo, vì họ vẫn chưa có nhận thức về những điều trên Vì vậy, trong mọi lĩnh vực, họ đều phải vay mượn và sử dụng ngôn ngữ riêng của Ấn Độ Những từ vựng được vay mượn đó, sau hai nghìn năm vẫn được sử dụng tại Quần đảo Indonesia.‖
Trong bia ký muộn hơn Ďó, chúng tôi có thể phát hiện Ďã có nhiều từ Chăm cổ Ďược xen kẽ giữa các câu tiếng Phạn Một ví dụ Ďiển hình là bia
ký Đông Yên Châu, tấm bia này Ďược khai quật tại vùng Quảng Nam; nội dung bia ký không dài, chỉ có ba hàng:
(1)Siddhaṃ! Ni yaṇ nāga punya putauv Ya urāṇ sepuy di ko
(2)kurun ko jemā labuh nari svarggah Ya urāṇ paribhū d[i] ko (3)kurun saribu thun ko davaṃ di naraka, d(e)ngan tijuh kulo ko
(Vinh quang! Vương quốc này Ďã có vua Là chúa tể của tất cả, có tất cả báu vật của thiên giới Vua này thống trị vương quốc và bảy mảnh Ďất cả một ngàn năm)
Trong văn bản trên, các từ như ―ni, yaṇ, punya, putauv, di, nari ‖
Trang 32Ďều là những từ Ďược gọi là ―thuần Chăm‖ Thực ra chúng tôi dùng khái niệm ―thuần Chăm‖ ở một mức Ďộ cẩn trọng Vì trong vốn từ Chăm cổ, từ tiếng Phạn với từ ―thuần Chăm‖ không có quan hệ loại trừ; nhưng ở Ďây chúng tôi vẫn tạm dùng như thế Ďể thuận tiện cho luận văn Như vậy
trong Ďó, ―ni‖ và ―yaṇ‖ Ďều chỉ ―Ďây, này‖, hai nghĩa này vẫn Ďược giữ nguyên trong Bahasa Indonesia, ―ini‖ và ―yang‖ Chăm hiện Ďại vẫn dùng
từ ―ni‖ Ďể chỉ ―này, Ďây‖; nhưng ―yaṇ‖ thì chỉ còn lại nghĩa thứ hai là chỉ
―thần linh‖ Từ ―putauv‖ nguyên dạng là ―putau‖, âm ―-v‖ là theo quy tắc hợp âm trong Phạn ngữ mà Ďược thêm vào ở phần cuối Ďể nối liền ―ya‖
―Putau‖ có nghĩa là ―vua‖, ở Ďây chúng tôi thấy rằng, nếu tiếp tục theo quy tắc biến hình cách danh từ trong Phạn ngữ, thì từ này bắt buộc phải
theo quy tắc biến hình giống cái mà biến Ďổi thành ―putauḥ (chủ cách)‖ hoặc ―putāvaṃ (trực bổ cách)‖ Vẫn là từ này, trong bia ký Ďược khắc
trên tường trong nội bộ tháp Chăm Po Nagar ở Nha Trang, có hai hàng ghi rằng:
(6)niy kāla rāja yāṁ pov ku vijaiya śrī
(7)harivarmmadeva putau di nagar caṁpā
(trong thời gian này, có Vua Śrī Harivarmmadeva (Śrī Harivarmmadeva: dịch theo nghĩa là Cát Tường Nhật Trụ Thiên Vương 吉祥日胄天王), tên Yang Po Ku (Yang Po Ku: tên này Ďược ghi trong sử thư Trung Quốc là 楊普俱), thống trị vương quốc Chăm-pa tại Vijaiya) Chúng tôi có thể thấy rằng trong hai Ďoạn bia ký Ďược trích ở phần
Trang 33trên, từ ―putau‖ Ďều giữ Ďược nguyên dạng chứ không biển Ďổi theo quy tắc của cách Đó chính là một Ďặc Ďiểm chung của lớp danh từ ―thuần Chăm‖
Một số danh từ trong Chăm cổ Ďến bây giờ vẫn còn Ďược người Chăm sử dụng trong hàng ngày, có lẽ nó sẽ xảy ra chuyển Ďổi ngữ âm, Ďây là một hiện tượng không thể tránh Ďược trong quá trình phát triển
ngôn ngữ trong dòng chảy lịch sử Từ ―putau‖ trên Ďến bây giờ vẫn dùng
Ďể chỉ ―vua‖, nhưng phải Ďọc thành ―pataw‖
Như vậy, lớp danh từ ―thuần Chăm‖ có tính chất giống như các ngôn ngữ khác thuộc họ Nam Đảo, tức là lớp danh từ này không xảy ra biến hình
2.1.2 Đại từ
2.1.2.1 Đại từ nhân xưng
Các Ďại từ như mad, asmad, tvad, yusmad trong tiếng Phạn hầu hết
chưa Ďược tìm thấy trong bia ký Chăm-pa Thực ra trong phạm vi khảo sát của chúng tôi (các bia ký Chăm-pa Ďược bảo tồn tại Bảo tàng Ďiêu khắc Chăm Đà Nẵng), chúng tôi cũng chưa tìm thấy bất cứ một bia ký nào có chứa Ďựng Ďại từ tiếng Chăm cổ Nhưng Ďiều này vẫn không thể tuyệt Ďối phủ nhận rằng trong tiếng Chăm cổ không tồn tại hệ thống Ďại
từ Vì trong tiếng Chăm hiện Ďại, hệ thống Ďại từ không những Ďầy Ďủ mà còn khá phong phú Đương nhiên, theo kết quả khảo sát của chúng tôi, hệ thống Ďại từ hiện nay chắc chắn có một số từ chịu sự ảnh hưởng hoặc vay
Trang 34mượn từ ngôn ngữ khác Cụ thể như sau:
ngôi thứ II hă, mei khaol hă, manaok hă
[Bảng hệ thống Ďại từ trong tiếng Chăm hiện Ďại]
Trong Ďại từ ngôi thứ I, chúng tôi có chứng cứ tin rằng ―kaw, hulun‖
là hai từ trức tiếp kế thừa từ Chăm cổ, hoặc càng Ďẩy sớm hơn là PMP Vì
trong bảng Ďối chiếu PC với PMP, chúng tôi Ďã tái lập ―kaw‖ thành
―*i-aku‖, hiện nay trong Bahasa Indonesia và Melayu vẫn giữ nguyên hình
thức hậu tố ―-ku‖ chỉ cách sở hữu của ngôi thứ I số ít Còn nguyên âm Ďôi
―-aw‖ trong Chăm hiện Ďại có sự tương ứng với ―-ɘw‖ trong tiếng Gia-lai,
―-ăw‖ trong tiếng Rode và ―-ɛɘ‖ hoặc ―-o‖ trong tiếng Aceh, chúng có nguồn gốc chung là Ďơn vị nguyên âm mở ―*u‖ trong Proto Aceh -
Chamic‖, và Ďiều này là dĩ nhiên
Còn từ ―hulun‖, vốn chỉ nghĩa ―nô lệ‖, tương Ďương với ―hamba‖
trong Melayu
Từ ―dahlak‖ có khả năng là một từ thuần Chăm, nhưng trong văn bản bia ký chúng tôi hiện vẫn chưa tìm Ďược từ này Từ ―drei‖ có vẻ bắt nguồn từ ―dṛiṁ‖ trong bia ký C.43 Drang Lai, nhưng Ďiều này vẫn chưa
Trang 35Ďược xác Ďịnh Theo Finot, ― chúng tôi Ďã tìm thấy hiện tượng nguyên
âm hóa kép (ṛ+ṁ), trừ khi chúng ta giả Ďịnh rằng sự khác biệt giữa chữ
viết quanh các ký hiệu r và ṛ phụ thuộc hoàn toàn vào ngữ cảnh.‖
Xét về ngôi thứ II, ―hă‖ Ďược tái lập lại trong Chăm cổ là ―*hi‖ Nguyên âm ―i‖ và ―a‖ vẫn thường xuyên thay thế lẫn nhau trong các
phương ngữ hiện Ďại của tiếng Chăm, Ďiều này không có gì Ďáng ngạc
nhiên Còn ―mei‖ có khả năng là vay mượn từ một ngôn ngữ thuộc PMP khác Vì trong PMP, chúng tôi có từ ―*i-kamu‖, từ này Ďược diễn biến thành hậu tố ―-mu‖ trong Bahasa Indonesia và Melayu hiện Ďại; thậm chí trong phương ngữ Trung của tiếng Việt, Ďại từ ―mi‖ cũng có khả năng Ďã
vay mượn từ Ďây
Còn trong ngôi thứ III, từ ―nyu‖ hiển nhiên là kế thừa từ ―ṅu‖ trong Chăm cổ, tương Ďương với hậu tố ―-nya‖ trong Bahasa Indonesia và
Melayu hiện Ďại Trong bia ký C.64 Mảnh Ďá vỡ ở Chiên Đàn (C.64 Mảnh Ďá vỡ ở Chiên Đàn: Ďược khai quật từ Tháp Chiên Đàn, tỉnh Quảng Nam; mảnh Ďá nguyên khối 240x80 cm; mảnh vỡ còn ở nguyên chỗ 94x190x80 cm; mảnh vỡ ở Bảo tàng 51x85x44 cm Niên Ďại Ďược công
bố là thể kỷ 11 sau công nguyên.) chúng tôi có thể tìm thấy từ này Ďược xuất hiện hai lần ngay ở phần Ďầu:
[A.1] hetu śanāpa di pūrvvakāla maṁn ma(d)[ā urāṁ] [B.1] (kā) ṅu
putau di nagara campa ṅu paliṅyak [naga](ra) urā(ṁ) ṅan
(Do một lời nguyện trong quá khứ, vì lý do Ďó Ďã có một kẻ trở
Trang 36thành vua của Ďát nước Chăm-pa, người Ďã tước Ďoạt Ďất nước )
Ở vị trí ngôi thứ III, còn có một Ďại từ Ďặc biệt là chuyển hóa từ
danh từ phổ thông dùng Ďể chỉ nể trọng, tôn vinh, Ďó là từ ―ra‖, có khi cũng Ďược viết thành ―uraṁ‖ Dạng thức cổ hơn là ―uraṁ‖, vốn chỉ
―người, người dân‖, có từ tương ứng cùng nguồn trong Bahasa Indonesia
và Melayu là ―urang‖, trong tiếng Aceh là ―orang‖; tiếng Chăm hiện Ďại vẫn bảo lưu cả hai dạng thức này là ―ra‖ và ―urang‖ (người, thợ), như ―ra
acaryak‖ (người hướng dẫn) hoặc ―urang yuer‖ (người Việt) Mà từ
―uraṁ‖ Ďược tìm thấy ra trong bia ký cũng rất nhiều, vẫn như trong bia
ký Đông Yên Châu:
(1) Siddhaṃ! Ni yaṇ nāga punya putauv Ya urāṇ sepuy di ko
(2)kurun ko jemā labuh nari svarggah Ya urāṇ paribhū d[i] ko (3)kurun saribu thun ko davaṃ di naraka, d(e)ngan tijuh kulo ko
(Vinh quang! Vương quốc này Ďã có vua Là chúa tể của tất cả, có tất cả báu vật của thiên giới Vua này thống trị vương quốc và bảy mảnh Ďất cả một ngàn năm)
Trong văn bản trên, ―uraṁ‖ Ďược viết thành ―urāṇ‖, nhưng chúng tôi
vẫn rất dễ dàng nhận ra Ďược
2.1.2.2 Đại từ chỉ vật
Trong Chăm cổ, chúng tôi Ďã tìm Ďã hai Ďại từ rõ ràng dùng Ďể chỉ
vật Đó là ―nī‖ và ―nan‖ ―nī‖ dùng Ďể chỉ ―Ďây, này‖, chỉ vật gần chỗ người nói; còn ―nan‖ thì chỉ nơi hoặc Ďồ xa người nói Vẫn là trong bia
Trang 37ký Ďược khắc trên tường tháp Chăm ở Po Nagar, Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa:
(5)di śakarāja 935 nī
(Trong năm Saka 935 này )
Rất rõ ràng ở Ďây ―nī‖ là một từ hạn Ďịnh thời gian Ďi trước
Đương nhiên, trong các bia ký Ďã Ďược giải Ďọc, chúng tôi cũng Ďã tìm thấy một số Ďại từ chỉ vật khác trong Chăm cổ vốn là vay mượn thẳng
từ Phạn ngữ, như sau:
[Mặt B](1)kośamukuṭobhayaṃ tat kīrtthistambhadvayopameyam iva
(2)yāvac candrādityau tāvad idaṃ susthitaṃ jagati
(Cầu mong Ďôi giáp và vương miện này, như là một biểu tượng của hai trụ cột về danh tiếng của ngày, lưu lại trên mặt Ďất cũng lâu dài như Mặt trời và Mặt trăng)
Trong văn bản trên, từ ―tat‖ là vay mượn trực tiếp từ Phạn ngữ
―tad‖, do quy tắc hợp âm thì biến hình thành ―tat‖, ở Ďây nghĩa là ―Ďó‖ Ngoài ra trong Chăm cổ còn tồn tại một loại Ďại từ như ―si‖ và
―yaṁ‖ có khả năng cùng nguôn gốc với Melayu là ―si‖ và ―yang‖(cũng có
ý kiến cho rằng Ďây là mạo từ), nhưng Ďiều này chúng tôi tạm chưa tìm thấy trong văn bản bia ký
2.1.3 Số từ
Hệ thống số từ chúng tôi chưa tìm thấy Ďược một từ nào trong bất kể bia ký nào trong phạm vi khảo sát của bài văn này Nhưng thông qua tài
Trang 38liệu khác với phương pháp so sánh lịch sử, chúng tôi vẫn có thể tái lập lại
hệ thống số từ trong Chăm cổ:
tiếng Việt Chăm cổ tái lập tiếng Việt Chăm cổ tái lập
*sa-lapan
[Bảng tái lập hệ thống số từ trong Chăm cổ]
Trong bảng trên có hai từ khả nghi là ―*dua-lapan‖ và ―*sa-lapan‖,
vì cấu trúc của chúng hiển nhiên có bao gồm hai phần là ―dua‖ (hai), ―sa‖ (một) cộng với ―lapan‖ (Ďến giờ chúng tôi vẫn chưa hiểu ý của ―lapan‖
cụ thể là gì) Trước khi bàn về vấn Ďề này, chúng tôi xin nêu ra một bảng khác Ďược trích từ quyển ―Nghiên cứu phân loại các ngôn ngữ Nam Đảo南島語分類研究‖ của Ngô An Kỳ, tác giả này cũng có nhắc Ďến một
số Ďặc trưng chung của các ngôn ngữ Nam Đảo:
Trang 39tiếng
Mác-san
tiếng Motu tauratoi hitu taurahani taurahanita g w auta
Trong bảng trên chúng tôi có thể nhìn thấy: trong tiếng Motu, số sáu
(tauratoi) và số tám (taurahani) là từ phái sinh của số ba (toi) và số bốn (hani); trong tiếng Mác-san, số sáu (cilicino) là từ phái sinh từ số ba (cilu), số chín (ɽuwatimcuon) là kết quả liên kết từ số một (cuon) và số tám (ɽuwalitɘk)
Ở Ďây ý của chúng tôi không phải nhấn mạnh rằng Chăm cổ cũng hoàn toàn giống như các ngôn ngữ trên mà có phương thức cấu tạo từ tương tự như nhau mà chỉ muốn nói: trong tiếng Chăm cổ, thật sự tồn tại phương thức cấu tạo hệ thống số từ giống như vậy Thậm chí, theo quan Ďiểm của Ngô An Kỳ, ―hệ thập phân trong các ngôn ngữ Nam Đảo là kết quả chịu sự ảnh hưởng của ngôn ngữ khác, chứ không phải bản thân họ Nam Đảo vốn có.‖
Bây giờ tiếp tục quay về vấn Ďề số tám và số chín trong tiếng Chăm cổ
Từ bảng tái lập hệ thống số từ, chúng tôi có thể rút ra Ďược một hình thức chung là ―dua/sa+ lapan‖ Ďể cấu tạo thành số Tám và số Chín Nhưng
Trang 40trong tiếng Chăm cổ, phương thức cấu tạo lại không giống trong các ngôn ngữ Ďược nêu trên là gấp Ďôi số ít thành số nhiều Về vấn Ďề này, GS Blust từng có một giải thích như sau: số Tám và số Chín trong Chăm cổ
Ďược cấu tạo theo mô hình phép trừ Bất kể là *samilan hay là *sa-lapan Ďều có nguồn gốc là *alap hoặc *ambil với nghĩa là ―trừ Ďi‖ Như vậy
chúng ta nên xét lại cấu trúc của số Tám và số Chín trong Chăm cổ là:
*sa+ambil+an / *sa+alap+an, và *dua+alap+an Điều này rõ ràng có
thể suy ra Ďược, số Tám (*dua+alap+an) là ―từ mười trừ hai‖, còn số Chín (*sa+ambil+an / *sa+alap+an) là ―từ mười trừ một‖ Quan Ďiểm
của Blust chúng tôi thấy hoàn toàn hợp lý với sự thật và hoàn toàn tán Ďồng Vì trong các tài liệu về những ngôn ngữ khác, chúng tôi cũng có thể tìm Ďược phương thức cấu tạo số Tám và số Chín tương tự như vậy
Trong tiếng Aceh, số Chín (sikurɯɘŋ) chín là Ďến từ *sa-kura:ŋ, còn
*kura:ŋ chính nó lại mang nghĩa là ―giảm xuống‖
2.1.4 Động từ
Hệ thống Ďộng từ trong Chăm cổ cũng Ďược phân chia thành hai lớp như danh từ: một lớp là Ďộng từ vay mượn từ Phạn ngữ, lớp thứ hai (chúng tôi vẫn tạm dùng tên gọi) là ―thuần Chăm‖ Trước hết, chúng tôi
sẽ bàn về hệ thống Ďộng từ Ďược vay mượn từ Phạn ngữ
2.1.4.1 Lớp Ďộng từ vay mượn từ Phạn ngữ
Động từ trọng tiếng Phạn trước hết phải chia theo dạng, bao gồm dạng chủ Ďộng (parasmaipadam), dạng trung gian (ātmanepadam) và