1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt

111 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 2,2 MB

Nội dung

Mục đích của luận văn là bước đầu nghiên cứu việc đối chiếu chuyển dịch TNCK từ tiếng Trung sang tiếng Việt, cụ thể là thông qua hai loại đơn vị cấu tạo của thuật ngữ là từ và ngữ. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

CHEN CHEN

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐỐI CHIẾU

CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ CHỨNG KHOÁN

TRUNG - VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Luận văn là kết quả nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của TS.Phạm Thị Thúy Hồng, thuộc Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Ngoài các nội dung mà tôi đã dẫn trong luận văn, luận văn không bao gồm kết quả nghiên cứu của bất kỳ ai

Học viên CHEN CHEN

Trang 4

Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, đặc biệt là các bạn

bè người Việt Nam đã khích lệ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn

Xin trân trọng cảm ơn và kính chúc các thầy cô và các bạn sức khỏe, công tác thuận lợi!

Trang 5

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC BẢNG, BIỂU DÙNG TRONG LUẬN VĂN 5

PHẦN MỞ ĐẦU 6

1 Lý do chọn đề tài 6

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 9

2.1 Mục đích nghiên cứu 9

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 9

3 Đối tượng nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu 10

4.1 Phương pháp so sánh - đối chiếu 10

4.2 Phương pháp miêu tả 10

4.3 Thủ pháp thống kê - phân loại 10

4.4 Phương pháp đối chiếu chuyển dịch 11

4.5 Phương pháp nghiên cứu liên ngành 11

5 Ý nghĩa của đề tài 11

6 Bố cục của luận văn 12

CHƯƠNG 1 13

TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 13

1.1 Tình hình nghiên cứu 13

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc 13

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 18

1.2 Cơ sở lý luận 21

1.2.1.Khái niệm thuật ngữ 21

1.2.2 Thuật ngữ chứng khoán và tiêu chuẩn xác định thuật ngữ chứng khoán 26

1.2.3 Lý luận về đối chiếu ngôn ngữ học 27

Trang 6

1.2.4 Lý thuyết dịch thuật và quan hệ giữa đối chiếu ngôn ngữ với

lý thuyết dịch thuật 29

Tiểu kết chương 1 32

CHƯƠNG 2 33

ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ 33

CHỨNG KHOÁN TRUNG - VIỆT 33

2.1 Đặc điểm của thuật ngữ chứng khoán tiếng Trung xét theo góc độ từ loại 33

2.2 Đặc điểm của thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt xét theo số lượng âm tiết cấu tạo thuật ngữ 35

2.3 Đặc điểm của thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt xét theo cấu tạo của từ và cụm từ 40

2.3.1 Trường hợp thuật ngữ chứng khoán là từ 40

2.3.2 Trường hợp thuật ngữ chứng khoán là cụm từ (ngữ) 47

2.4 Thuật ngữ chứng khoán là từ kiêm loại 50

Tiểu kết chương 2 56

CHƯƠNG 3 57

PHÂN TÍCH ĐỐI CHIẾU CHUYỂN DỊCH THUẬT NGỮ CHỨNG KHOÁN TRUNG - VIỆT 57

3.1 Vấn đề tương đương dịch thuật 57

3.2 Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt là từ60 3.2.1 Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt là từ đơn 60

3.2.2 Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt là từ ghép 62

3.3 Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt là cụm từ 65

Trang 7

3.3.1 Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt

là cụm danh từ 69

3.3.2 Đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt là cụm động từ 73

3.4 Tương đồng và khác biệt sau khi đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt 80

Tiểu kết chương 3 82

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 88

PHỤ LỤC: BẢNG THUẬT NGỮ CHỨNG KHOÁN TRUNG - VIỆT 93

Trang 8

DANH MỤC TỪ, NGỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh : HOSE

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội : HNX

Trang 9

DANH MỤC BẢNG, BIỂU DÙNG TRONG LUẬN VĂN

Bảng 2.1: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt 35

Bảng 2.2 Đặc điểm TNCK Trung - Việt xét theo số lượng âm tiết cấu tạo thuật ngữ 38

Bảng 2.3 Thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt là từ ghép 46

Bảng 2.4 Các loại cụm từ trong TNCK tiếng Trung và tiếng Việt 48

Bảng 2.5: Tổng hợp TNCK Trung - Việt theo phương thức cấu tạo 55

Bảng 3.1 Đối chiếu chuyển dịch cấu tạo TNCK tiếng Trung là từ ghép 63

Bảng 3.2 Đối chiếu chuyển dịch cấu tạo TNCK Trung - Việt là cụm từ 67

Bảng 3.3 Đối chiếu mô hình chuyển dịch TNCK Trung - Việt là cụm danh từ 71

Bảng 3.4 Đối chiếu mô hình chuyển dịch TNCK Trung - Việt là cụm động từ 76 Bảng 3.5 Tương đồng và khác biệt khi đối chiếu chuyển dịch TNCK Trung - Việt 81

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thị trường tài chính, tiền tệ, đặc biệt là thị trường chứng khoán ở Trung Quốc đã có lịch sử tương đối lâu đời, có thể sánh ngang với các thị trường phát triển nhất của châu Âu, châu Mỹ Đầu tiên là Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) Thiên Tân thành lập tháng 6 năm 1949, tiếp đó là SGDCK Bắc Kinh thành lập tháng 2 năm 1950, tính đến nay, thị trường chứng khoán (TTCK của Trung Quốc đã có hơn 80 năm phát triển, là một trong những thị trường tài chính, tiền tệ quan trọng của khu vực châu Á nói riêng và thế giới nói chung

TTCK của Việt Nam còn rất non trẻ, tháng 7 năm 2000, Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) thành lập, khởi đầu cho sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam, tháng 3 năm

2005, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thành lập, và đến tháng 7

năm 2007, Luật chứng khoán Việt Nam chính thức có hiệu lực Tuy nhiên,

bởi tầm quan trọng của mình, mặc dù mới ra đời nhưng TTCK Việt Nam lại nhận được sự quan tâm rất lớn trong mọi lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế Như nhóm các Giáo sư, Phó Giáo sư, của Trường Đại học Kinh

tế thành phố Hồ Chí Minh đã nhận xét: “Ở Việt Nam, trong xu thế hội nhập

quốc tế, chúng ta đã hình thành TTCK có tổ chức và tập trung, và qua thực tiễn hoạt động, TTCK Việt Nam đã chứng minh sự cần thiết và vai trò cực lớn của nó đối với quá trình tạo lập, cung ứng vốn cho nền kinh tế Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước Cả về lý luận và thực tiễn, kiến thức về chứng khoán

và TTCK đang được quan tâm bởi nhiều đối tượng trong xã hội - đó là tín hiệu đáng mừng cho sự phát triển của TTCK Việt Nam” [37; 03]

Trang 11

Do mối quan hệ mật thiết về kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội, nhất là do có sự tương đồng về mặt thể chế chính trị và mô hình kinh tế nên

sự phát triển TTCK của Việt Nam đã có sự tham khảo rất nhiều từ TTCK Trung Quốc Có thể thấy hệ thống thuật ngữ trong ngành chứng khoán, và nói rộng ra là trong rất nhiều ngành kinh tế khác của Việt Nam Theo thống

kê, trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có tới 60% là các từ có nguồn gốc tiếng Hán (từ Hán Việt) [17; 01], vì vậy khi nghiên cứu bất cứ một đề tài nào liên quan đến đối chiếu ngôn ngữ, nhất là đối chiếu chuyển dịch, việc hiểu được hệ thống từ vựng Hán Việt trong tiếng Việt là rất quan trọng

Tác giả Chu Thị Hoàng Giang trong công trình “Thuật ngữ về thị trường

chứng khoán trong tiếng Việt” [11; 41] đã thống kê được trong đặc điểm về

nguồn gốc TNCK trong tiếng Việt thì nguồn gốc Hán Việt chiếm số lượng cao nhất trong tổng số các thuật ngữ của ngành chứng khoán là 587 đơn vị

(chiếm tỉ lệ 23,14%), ví dụ: cổ phiếu; chứng khoán; chuyển nhượng,…

Đáng chú ý là thuật ngữ có nguồn gốc Hán Việt kết hợp thuần Việt theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì cũng có số lượng lớn với 1057 đơn vị (chiếm

tỉ lệ 41,68%), ví dụ: bảng tính toán tổn thất chung; chỉ số biến động về lời

lãi; chỉ số giá cả sinh hoạt,…; thuật ngữ nguồn gốc Hán Việt kết hợp

nguồn gốc Ấn Âu có số lượng lớn thứ hai với 178 đơn vị (chiếm tỉ lệ

7,02%), ví dụ: chỉ số Herfindahl; hiệu quả quốc tế Fisher; chủ nghĩa

Mathus; điều khoản Jason,… Nắm được hệ thống thuật ngữ của ngành

chứng khoán nói riêng và ngành tài chính, tiền tệ nói chung cùng cách chuyển dịch Trung - Việt có vai trò rất quan trọng bởi những bản dịch chất lượng sẽ giúp các nhà đầu tư hiểu biết thêm về TTCK của Việt Nam, hỗ trợ khách hàng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ của các SGDCK cũng như của các CTCK, nhất là với đối tượng khách hàng là người Trung Quốc đang sinh sống và làm việc hoặc đang có ý định đầu tư vào các dự án của

Trang 12

Việt Nam Theo thống kê tính đến hết quý I năm 2019, đã có hơn 3000 người Trung Quốc mở tài khoản giao dịch ở Việt Nam và đang có xu hướng tăng lên trong thời gian tới, chỉ xếp sau người Mỹ, Châu Âu và Hàn Quốc Con số thống kê này cho thấy tiềm năng mở rộng đối tượng khách hàng là người Trung Quốc đối với các CTCK cũng như các công ty hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng,… là rất lớn [72]

Tuy nhiên, cũng như nhiều hệ thuật ngữ chuyên ngành khác, TNCK trong tiếng Việt cho đến nay vẫn chưa nhận được sự quan tâm, nghiên cứu sâu rộng của giới nghiên cứu Mặc dù đã có nhiều công trình từ điển đối dịch, từ điển giải nghĩa,… nhưng nhìn chung vẫn còn rất nhiều thuật ngữ chưa được sử dụng hoặc chuyển dịch chính xác, thậm chí còn có trường hợp sai nghĩa hoặc khó hiểu do không tìm được thuật ngữ hoặc cách giải thích tương đương Những điều này là khó khăn không chỉ cho giới học thuật, người học ngoại ngữ mà còn ảnh hưởng tới việc ký kết hợp đồng hoặc tiến hành đàm phán thương mại

Người viết luận đã học tiếng Việt được gần 7 năm, hiện đang làm công việc biên, phiên dịch cho một CTCK do người Trung Quốc làm chủ đầu tư mở tại Việt Nam nên rất hứng thú cũng như có kinh nghiệm thực tiễn trong việc chuyển dịch TNCK từ tiếng Trung sang tiếng Việt và ngược lại Đồng thời người viết cũng hiểu rõ đặc điểm, phương pháp và cả những khó khăn mà người phiên dịch gặp phải trong quá trình dịch thuật lĩnh vực chứng khoán Chính vì những lý do này, chúng tôi tin tưởng rằng đề tài

“Bước đầu nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt” sẽ là một đề tài có giá trị tham khảo và thực tiễn cho các

nghiên cứu sau này

Trang 13

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là bước đầu nghiên cứu việc đối chiếu chuyển dịch TNCK từ tiếng Trung sang tiếng Việt, cụ thể là thông qua hai loại đơn

vị cấu tạo của thuật ngữ là từ và ngữ

Ngoài ra, việc khảo sát, thống kê cũng nhằm tìm ra những đặc trưng mang tính quy luật khi tiến hành chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt (và ngược lại)

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi sẽ cố gắng thực hiện được các nhiệm vụ sau đây:

1) Bước đầu giới thiệu và khái quát được những quan điểm, khái niệm

về các lý luận liên quan đến thuật ngữ, thuật ngữ chứng khoán cũng như lý luận liên quan đến đối chiếu và chuyển dịch ngôn ngữ, cụ thể

ở đây là chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt

2) Thông qua các bảng thống kê, khảo sát, bước đầu khái quát được đặc điểm về cấu tạo, cách sử dụng TNCK là từ hoặc cụm từ (ngữ) Trên

cơ sở đó có thể chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong hệ thống từ, ngữ chứng khoán của tiếng Trung và tiếng Việt

3) Từ kết quả so sánh, đối chiếu đặc điểm, cấu tạo TNCK trong tiếng Trung và tiếng Việt, bước đầu đưa ra được các tổng kết mang tính quy luật khi tiến hành chuyển dịch TNCK từ tiếng Trung sang tiếng Việt

3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống thuật ngữ (gồm từ và ngữ) được sử dụng trong thị trường chứng khoán (TTCK) tiếng Trung và cách

chuyển dịch thành các từ ngữ tương đương trong tiếng Việt

Trang 14

4 Phương pháp nghiên cứu

Ở đây cũng cần nhấn mạnh rằng hiện nay ở cả Trung Quốc và Việt Nam đều chỉ có rất ít từ điển Trung - Việt (hoặc Việt - Trung, hoặc Anh -Trung - Việt) liên quan đến lĩnh vực kinh tế, thương mại, trong khi đó các

từ điển Anh - Trung, Anh - Việt (hoặc ngược lại) thì lại tương đối nhiều, độ chính xác khá cao Chính vì vậy để tăng thêm độ chính xác cho kết quả nghiên cứu của mình, trong nhiều trường hợp cần thiết, chúng tôi sẽ sử dụng thuật ngữ tương đương trong tiếng Anh để làm kết quả tham chiếu cho thuật ngữ tiếng Trung và tiếng Việt

Các tài liệu tham chiếu xin xem các mục [13]; [24]; [26]; [27]; [37]; [40]; [54]; [58],… tại phần tài liệu tham khảo của luận văn

4.1 Phương pháp so sánh - đối chiếu

Áp dụng để so sánh và đối chiếu các kết quả phân tích TNCK trong tiếng Trung và tiếng Việt nhằm chỉ ra được sự giống và khác nhau cơ bản nhất giữa chúng

4.2 Phương pháp miêu tả

Trong trường hợp cần thiết, chúng tôi cũng dùng phương pháp này

để chỉ ra, mô tả các TNCK sử dụng để phân tích, đối chiếu trong luận văn

và dùng khi mô tả các phương thức cấu tạo thuật ngữ, các mô hình, công thức chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt

4.3 Thủ pháp thống kê - phân loại

Thủ pháp thống kê dùng để thu thập TNCK tiếng Trung từ hệ thống các tư liệu liên quan đến chứng khoán như từ điển, trang web, giáo trình… Trên cơ sở đó chúng tôi tiếp tục phân loại thuật ngữ theo đặc điểm cấu tạo, đặc điểm ngữ nghĩa nhằm xác định được số lượng, tần số xuất hiện, tỉ lệ % của các mô hình cấu tạo thuật ngữ và cách thức chuyển dịch

Các kết quả thống kê được trình bày dưới dạng bảng, biểu để mô tả

Trang 15

rõ nét hơn các phương diện liên quan đến TNCK và cách chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt

4.4 Phương pháp đối chiếu chuyển dịch

Sau khi khảo sát, thống kê về tình hình sử dụng thuật ngữ trong tiếng Trung, chúng tôi áp dụng phương pháp đối chiếu để chỉ ra các dịch thuật ngữ chứng khoán từ tiếng Trung sang tiếng Việt Trên cơ sở đó tiến hành khảo sát từ góc độ tương đương dịch thuật để tổng kết được một số mô hình và phương pháp chuyển dịch cơ bản nhất

4.5 Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Phương pháp nghiên cứu liên ngành văn hoá - ngôn ngữ - dịch thuật được áp dụng một cách hợp lý trong luận văn bởi vì chúng tôi sử dụng các đặc trưng văn hoá, xã hội, các yếu tố, mô hình, cấu trúc ngôn ngữ kết hợp với các phương pháp dịch thuật để chỉ ra được những điểm tương đồng và khác biệt trong hệ thống thuật ngữ chứng khoán của hai nước Từ các nền tảng đó chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành đối chiếu về phương pháp chuyển dịch và rút ra một số nguyên tắc, quy luật chung nhất khi tiến hành chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt

5 Ý nghĩa của đề tài

1) Các kết quả thu được từ luận văn mặc dù chỉ ở bước đầu nhưng sẽ giúp cho người nghiên cứu ngôn ngữ, nhất là người làm việc trong lĩnh vực dịch thuật hiểu được tổng quan về đặc điểm cấu tạo của TNCK tiếng Trung cũng như nắm được một số quy luật chuyển dịch sang tiếng Việt

2) Ở một mức độ nhất định, luận văn sẽ hỗ trợ cho việc biên soạn giáo trình dịch thuật, cụ thể là trong lĩnh vực dịch thuật thương mại, tài chính, chứng khoán Trung - Việt, Việt - Trung

Trang 16

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm ba chương chính sau đây:

Chương 1: Tình hình nghiên cứu vấn đề và cơ sở lý luận

Chương 2: Đối chiếu đặc điểm cấu tạo thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt Chương 3: Phân tích đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ chứng khoán Trung -Việt

Trang 17

CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Tình hình nghiên cứu

Mặc dù Trung Quốc và Việt Nam đã có quan hệ lâu đời về kinh tế - thương mại và các lĩnh vực sâu rộng khác của xã hội Tuy nhiên, do TTCK của Việt Nam chỉ vừa mới hình thành, còn rất non trẻ nên theo nghiên cứu của chúng tôi ở các kho dữ liệu điện tử và cả các kho sách, tài liệu giấy (thư viện, nhà sách, ) ở cả Trung Quốc và Việt Nam, thì đến thời điểm hiện tại, hoàn toàn chưa có một công trình chuyên khảo về lĩnh vực đối chiếu chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt (và ngược lại) mà đối tượng nghiên cứu là TNCK

1.1.1 Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc

Trong lĩnh vực nghiên cứu đối dịch, chuyển dịch, đến nay cũng đã có khá nhiều nghiên cứu ở mọi cấp độ, từ sách chuyên ngành đến các bài viết, bài báo, luận văn các cấp, Một số công trình tiêu biểu có thể kể đến trong

lĩnh vực dịch thuật Trung - Việt và Việt - Trung như Giáo trình dịch Việt –

Đây là giáo trình dùng cho sinh viên năm thứ 3, 4 ở nhiều đơn vị đào tạo ngoại ngữ của Trung Quốc và Việt Nam hiện nay Giáo trình được biên soạn kết hợp giữa lý luận dịch thuật và các bài giảng, bài tập thực tế và được chia thành nhiều chương Đặc điểm nổi bật của giáo trình này là thiên

về giảng dạy phương pháp dịch từ tiếng Việt sang tiếng Trung từ các đơn

vị cơ bản nhất của ngữ pháp học, từ vựng học như cách dịch giới từ, cách dịch thành ngữ, cách dịch định ngữ, câu dài, Tuy nhiên lại không viết về cách thức chuyển dịch trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, nói cách khác là không có nội dung về lĩnh vực dịch thuật chuyên ngành

Trang 18

Giáo trình Kỹ năng đối dịch Hán - Việt hiệu quả (实用汉越互译技巧) của Liang Yuan, Wen Ri Hao (2012, Nxb.Dân tộc) có nội dung sâu và

khá toàn diện, không tập trung nhiều vào cách dịch các đơn vị ngữ pháp, từ vựng như trong giáo trình của Zhao Yu Lan mà chia thành các chủ điểm cụ thể như cách dịch văn bản chính luận, cách dịch văn bản hành chính, cách dịch văn bản du lịch, Trong đó đề cập đến cách dịch văn bản trong lĩnh vực kinh tế, thương mại

Trong lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ học đối chiếu, chúng tôi cũng tham khảo một số tài liệu chuyên sâu được giảng dạy phổ biến trong các

trường ngoại ngữ của Trung Quốc Ví dụ như các cuốn Ngôn ngữ học đối

Thượng Hải); cuốn Đề cương đối chiếu ngôn ngữ Hán - Anh (汉英语对比纲要)của Pan Wen Guo (1997, Nxb Đại học Ngôn ngữ và Văn hoá Bắc

Kinh), Những tài liệu này đã giúp người viết hiểu và phân biệt được một

số khái niệm liên quan đến so sánh hoặc đối chiếu ngôn ngữ, là một trong những cơ sở lý thuyết quan trọng để chúng tôi có thể triển khai được đề tài

Bên cạnh đó, ở Trung Quốc cũng có nhiều công trình liên quan đến

lĩnh vực dịch thuật, chủ yếu là giữa tiếng Anh và tiếng Hán, ví dụ cuốn Lý

践) của Liao Guo Qiang (2006, Nxb.Công nghiệp Quốc phòng) tập trung

giới thiệu về ba nội dung chính đó là các kỹ năng cơ bản trong quá trình dịch thuật, dịch thuật các phong cách ngôn ngữ và dịch khẩu ngữ (dịch nói)

Cuốn Thảo luận sâu về dịch thuật Anh - Hán, Hán - Anh trong lĩnh vực

nghiệp Quốc phòng) dựa trên phạm trù nghiên cứu là phản ánh phong cách văn bản thương mại trong hoạt động ngoại thương có sử dụng tiếng Anh và

Trang 19

tiếng Hán, tìm hiểu nội hàm, nguyên tắc vĩ mô, tiêu chuẩn phân loại, cách thức tiến hành bao gồm cả tố chất của người dịch, trong quá trình chuyển dịch, đối dịch văn bản từ tiếng Anh sang tiếng Hán Đây là tài liệu tham khảo có giá trị ứng dụng và tham khảo lớn, tương đối phổ biến với nhiều người học, người nghiên cứu ở Trung Quốc

Hoặc cuốn Nghiên cứu về văn hóa và ngôn ngữ Việt Nam (越南语言文化探究) của Fan Hong Gui (2008, Nxb.Dân tộc) giới thiệu về lịch sử

giao lưu văn hóa và ngôn ngữ giữa hai dân tộc Trung - Việt, trong đó đặc biệt giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển của lớp từ vựng Hán Việt, chiếm số lượng rất lớn trong hệ thống từ vựng tiếng Việt

Bên cạnh các giáo trình, sách chuyên môn như trên thì ở Trung Quốc cũng có một số luận văn, bài viết trên tạp chí, bài viết hội thảo lấy đề tài đối dịch để nghiên cứu, mặc dù phần lớn đều chỉ tập trung vào đề tài đối dịch, chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Trung (và ngược lại), tuy nhiên cũng đã có một số luận văn nghiên cứu về sự chuyển dịch, đối dịch Trung-Việt, Việt - Trung trong lĩnh vực kinh tế, thương mại Một số tài liệu có giá trị tham khảo cho chúng tôi khi thực hiện đề tài như:

Luận văn thạc sĩ Nghiên cứu đối chiếu về cấu tạo từ của thuật ngữ

Huang Shi Yuan (2011, Học viện Sư phạm Quảng Tây) Luận văn xuất phát từ thực tế là mặc dù quan hệ giao lưu giữa hai nước Trung - Việt đã có

từ lâu đời, đặc biệt là quan hệ giao lưu trong lĩnh vực ngoại thương Tuy nhiên hệ thuật ngữ kinh tế, thương mại Trung - Việt lại chưa nhận được sự quan tâm và nghiên cứu xứng đáng Từ việc chỉ ra những ưu điểm và tồn tại của các nghiên cứu đi trước, tác giả luận văn đã tiến hành so sánh những điểm giống và khác nhau trong quy luật cấu tạo, đặc điểm và ý nghĩa của thuật ngữ ngoại thương Trung - Việt với cơ sở ngữ liệu là 4252 thuật ngữ

Trang 20

ngoại thương được chọn từ Từ điển ngoại thương Hán - Việt Mặc dù luận

văn không cùng hướng nghiên cứu với đề tài của chúng tôi (đối chiếu chuyển dịch), tuy nhiên đã có những gợi ý và tham khảo nhất định cho chúng tôi như cách áp dụng phương pháp so sánh để chỉ ra được sự giống

và khác nhau của hệ thuật ngữ ngoại thương trong tiếng Trung và tiếng Việt Trong luận văn của mình, chúng tôi cũng có khái quát về sự giống và khác nhau của TNCK trong tiếng Trung và tiếng Việt từ góc độ từ và ngữ

Luận văn thạc sĩ Phân tích và tìm hiểu về lĩnh vực dịch thương mại

Việt – Hán (经贸越南语越汉翻译之探析) của Huang Dong Chao (2016,

Đại học Dân tộc Quảng Tây, Văn học Ngôn ngữ Á Phi) Luận văn giới thiệu về mối quan hệ thương mại song phương Trung - Việt cũng như tầm quan trọng ngày càng được khẳng định của ngành dịch thuật Trung - Việt, Việt - Trung Trên cơ sở kết hợp với các thành quả nghiên cứu về phương pháp và tiêu chuẩn dịch thuật của người đi trước cũng như kết hợp đặc điểm cấu tạo của thuật ngữ thương mại trong tiếng Việt để đưa ra quan điểm và phân tích của bản thân về phương pháp và tiêu chuẩn khi tiến hành chuyển dịch từ tiếng Việt sang tiếng Hán trong lĩnh vực kinh tế ngoại thương Trong đó, tác giả tập trung vào phân tích ba phương diện chính đó

là từ vựng, cấu trúc câu và phong cách văn bản

Do ở Trung Quốc và Việt Nam hiện nay chưa có bất cứ công trình

nghiên cứu nào có đối tượng nghiên cứu là thuật ngữ chứng khoán, nhất là

trong lĩnh vực chuyển dịch, đối dịch, vì vậy chúng tôi đã mở rộng tìm kiếm

và tham khảo với cặp ngôn ngữ Trung và Anh để có thêm các căn cứ khi phân tích

Một số luận văn, bài viết có giá trị tham khảo như: luận văn thạc sĩ

Từ góc độ đối đẳng ngữ nghĩa xem xét phương pháp chuyển dịch từ ngữ

Trang 21

汉译策略) của Luo Zong Guo (2013, Đại học Hồ Nam) đặt vấn đề về tình

trạng nghiên cứu dịch thuật trong lĩnh vực chứng khoán giữa hai ngôn ngữ Trung và Anh đã có từ lâu, tuy nhiên những nghiên cứu thực sự chuyên sâu

và chất lượng thì lại không có nhiều, chưa có tính thực tiễn, từ đó tác giả luận văn cố gắng đi từ lý luận đối đẳng (tương đương dịch thuật) về mặt ngữ nghĩa, chức năng của từ, ngữ, để đưa ra phân tích, phương pháp

chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Hán; hoặc luận văn thạc sĩ Nghiên cứu

đối chiếu hiện tượng ẩn dụ trong văn bản về thị trường chứng khoán Trung

Đại học Chiết Giang) thì tiếp cận vấn đề từ góc độ tương đối khó là hiện tượng ẩn dụ của ngôn ngữ, chỉ ra sự giống và khác nhau trong văn bản có xuất hiện từ ngữ về TTCK mang nghĩa ẩn dụ của tiếng Anh và tiếng Trung

Từ đó cố gắng tìm hiểu và phân tích nguyên nhân của những tương đồng và khác biệt đó Mặc dù tài liệu này có hướng nghiên cứu hoàn toàn khác với hướng nghiên cứu của chúng tôi, tuy nhiên cũng rất đáng để tham khảo vì tính mới mẻ của nó

Một số bài viết đăng trên các tạp chí, hội thảo cũng khai thác nhiều góc độ liên quan đến sử dụng, chuyển dịch, đối dịch của TNCK như bài

Đặc trưng cấu tạo từ lĩnh vực cổ phiếu trong tiếng Anh và phương pháp

học - Đại học Dầu khí Trung Quốc (Hoa Đông), Thanh Đảo, kỳ 29 quyển

3) ; bài Nghiên cứu cách thức chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Hán một

số thuật ngữ trong“Luật tài chính” và ứng dụng thực tiễn (金融法若干术

tài chính Thượng Hải, kỳ 6),

Trang 22

1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Cũng tương tự như tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc, đề tài nghiên cứu về đối chiếu chuyển dịch giữa tiếng Trung và tiếng Việt tuy có một số lượng khá lớn, nhưng nhìn chung sau khi thống kê và tìm hiểu ở các kho dữ liệu (thư viện điện tử, thư viện giấy,…) thì chúng tôi nhận thấy rằng, phần lớn vẫn chỉ đề cập đến việc đối dịch, chuyển dịch trong lĩnh vực văn học, văn hoá, du lịch và thương mại nói chung, hoàn toàn chưa có một nghiên cứu nào trong tiếng Việt lấy đối tượng nghiên cứu là chuyển dịch TNCK Trung - Việt (hoặc Việt - Trung)

Bản thân lĩnh vực chứng khoán cũng rất mới mẻ, TTCK Việt Nam còn rất non trẻ nên không chỉ trong lĩnh vực dịch thuật mà có thể nói việc nghiên cứu TNCK ở Việt Nam từ trước đến nay cả về mặt lý luận và ứng dụng vẫn chưa có nhiều kết quả, chưa thực sự quy mô và hệ thống Phần lớn các nghiên cứu dù ở cấp độ luận văn, sách chuyên ngành, bài báo, bài viết ngắn,… thì thường chỉ là những tổng kết hoặc khảo sát bước đầu, mang tính chất giới thiệu chung, chưa đề cập chuyên sâu như đặc điểm cấu tạo, phương thức cấu tạo hoặc đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng,… Các công trình dưới dạng sách chuyên ngành thì chúng tôi gần như không tìm được bất cứ tài liệu nào, ngoại trừ một số chương được cho vào cùng với giáo trình tài chính hoặc giáo trình tiền tệ, ngân hàng của một số đơn vị giáo dục như Học viện Ngân hàng, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế Quốc

dân,… của Việt Nam Có thể kể đến một số giáo trình như cuốn Thị trường

chứng khoán của Nguyễn Thanh Tuyền, Nguyễn Đăng Đờn (Trường Đại

học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb.Thống kê); cuốn Giáo trình tiền

tệ ngân hàng của Tô Kim Ngọc (2016, Học viện Ngân hàng, Nxb.Lao

Động), Chúng tôi sử dụng những giáo trình này như một công cụ hiệu quả khi đối chiếu chuyển dịch TNCK tiếng Việt - tiếng Anh trong những

Trang 23

giáo trình này có thể được coi là chuẩn xác nhất nếu xét từ góc độ dịch thuật Tương tự, với tình hình TNCK trong tiếng Trung, khi cần đối chiếu

để đưa ra được những thuật ngữ được chuyển dịch và sử dụng chính xác nhất, chúng tôi cũng sử dụng các giáo trình tương đương được sử dụng phổ biến ở các Trường đại học của Trung Quốc

Một số nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực dịch thuật có thể kể đến như:

Luận án tiến sĩ Khảo sát dịch thuật Trung - Việt (Trên các bản dịch văn

bản thương mại Trung - Việt) của Trần Bích Lan (2016, Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội) Luận án này tiến hành khảo sát về đặc trưng ngôn ngữ, phong cách và chức năng của văn bản thương mại trong tiếng Trung và tiếng Việt Tác giả chỉ ra tuy tiếng Việt và tiếng Trung có nhiều tương đồng về loại hình, từ vựng và ngữ pháp, nhưng việc dịch văn bản thương mại Trung - Việt vẫn không phải là

dễ Trên cơ sở về lý thuyết dịch thuật điển hình ở Trung Quốc, Việt Nam

và trên thế giới, luận án khảo sát sự chuyển dịch từ và cụm từ (ngữ) trong các văn bản thương mại Trung - Việt Phương pháp khảo sát là chia thành 5 nhóm hành động ngôn từ có tỉ lệ xuất hiện cao trong văn bản thương mại Trung - Việt Những kết quả của luận án như phương thức chuyển dịch, tổng kết lỗi sai người dịch gặp phải trong quá trình chuyển dịch,… có tác dụng tham khảo và gợi ý cho người viết

Luận án tiến sĩ Khảo sát đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ tài chính

Anh - Việt trên văn bản chuyên ngành tài chính của Đỗ Thị Thu Nga (2018,

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội)

là một trong những tài liệu được chúng tôi tham khảo khá kỹ ngay từ khi xây dựng khung đề cương của luận văn Bởi vì có thể nói đây là tài liệu duy nhất tính đến thời điểm này ở Việt Nam lấy đối tượng và phạm vi nghiên cứu là đối chiếu chuyển dịch thuật ngữ tài chính, mặc dù là đối chiếu giữa

Trang 24

cặp ngôn ngữ Anh - Việt, tuy nhiên cũng có rất nhiều điểm người viết luận

có thể học hỏi và tham khảo, nhất là về phương pháp nghiên cứu như lập bảng thống kê, phân tích,… Ưu điểm của luận án này là có một hệ thống các bảng, biểu thống kê, khảo sát vô cùng phong phú, khối lượng thuật ngữ tài chính được khảo sát phong phú, nguồn tư liệu đáng tin cậy Tuy nhiên bên cạnh đó, luận án chưa nêu ra được những điểm giống và khác nhau cơ bản nhất của hệ thuật ngữ tài chính trong tiếng Anh và tiếng Trung, cũng như chưa có nhiều phân tích liên quan đến phương pháp chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt Đây là những điểm mà ở luận văn của mình chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục

Luận án tiến sĩ Thuật ngữ về thị trường chứng khoán trong tiếng Việt

của Chu Thị Hoàng Giang (2019, Đại học Sư phạm Thái Nguyên) tuy hoàn

toàn không liên quan gì đến lĩnh vực dịch thuật hoặc so sánh, đối chiếu, tuy nhiên luận án này lại là một trong số rất ít nghiên cứu chuyên sâu lấy đối tượng nghiên cứu là TNCK, là điều mà luận văn của chúng tôi rất cần bởi

vì người viết luận là người nước ngoài, việc tìm kiếm và đọc hiểu được các tài liệu về TTCK không phải dễ dàng Vì vậy các bảng thống kê chi tiết và lập luận, phân tích thuyết phục trong luận văn có tác dụng rất lớn với người viết luận khi triển khai đề tài

Một số tài liệu tuy có đối tượng nghiên cứu là tiếng Anh và tiếng Việt, tuy nhiên lại có phạm vi và đề tài nghiên cứu tương tự với luận văn của chúng tôi, vì vậy người viết cũng tham khảo những luận văn này để một mặt có thể tổng kết được về các phương pháp nghiên cứu chung khi thực hiện một đề tài nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch Mặt khác trên cơ sở phân tích những ưu điểm và tồn tại của những tài liệu này, chúng tôi có thể xây dựng được khung đề cương hoàn thiện và phù hợp hơn với luận văn

của mình Ví dụ như các luận văn thạc sĩ Bước đầu nghiên cứu đối chiếu

Trang 25

chuyển dịch hệ thuật ngữ môi trường Anh - Việt của Nguyễn Thị Hằng Nga

(2017, Đại học Quốc gia Hà Nội); luận văn Bước đầu nghiên cứu đối chiếu

chuyển dịch hệ thuật ngữ du lịch Anh - Việt của Nguyễn Thị Việt Nga

(2017, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn)…

Ngoài ra, TNCK có nguồn gốc ngoại lai cũng là một vấn đề nghiên

cứu của chúng tôi, vì vậy cuốn Từ ngoại lai trong tiếng Việt (2006) của

Nguyễn Văn Khang cũng là một tài liệu tham khảo có giá trị Cuốn sách này khảo sát hoạt động từ ngoại lai trong tiếng Việt, bao gồm từ mượn tiếng Hán, từ mượn tiếng Pháp và từ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Việt Những kết luận về hoạt động của từ ngoại lai trong tiếng Việt giúp chúng tôi hiểu sâu hơn khi đối chiếu chuyển dịch TNCK tương đương Trung - Việt

Từ những giới thiệu ở trên, có thể kết luận được mặc dù đề tài nghiên cứu, so sánh, đối chiếu dịch thuật trong các lĩnh vực của nền kinh tế trong tiếng Trung và tiếng Việt đã nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu và người học, tuy nhiên nghiên cứu về dịch thuật trong từng lĩnh vực

cụ thể như tài chính, chứng khoán,… thì rất ít, cần được phát huy và khai thác hơn nữa

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1.Khái niệm thuật ngữ

Tính đến thời điểm hiện tại, ở Trung Quốc và Việt Nam đều chưa có

một định nghĩa thống nhất về khái niệm thuật ngữ do mỗi các nhà nghiên

cứu ngôn ngữ khác nhau sẽ đưa ra những quan điểm, khái niệm khác nhau

từ góc độ nghiên cứu của riêng mình Ví dụ có người cho rằng thuật ngữ là một lĩnh vực nghiên cứu độc lập, có người cho rằng thuật ngữ là hệ thống

từ vựng của một ngành, một lĩnh vực chuyên môn nhất định

Thuật ngữ và xử lý thông tin của thuật ngữ (术语学与术语信息处理)

Trang 26

[70; 10] là một trong những công trình nghiên cứu về thuật ngữ tiêu biểu của Trung Quốc Trong cuốn sách này, tác giả Zhang Rong đã thống kê và tổng kết khá hệ thống và phong phú về các quan điểm phân định khái niệm của thuật ngữ, bao gồm cả các khái niệm, định nghĩa được đưa ra trong từ điển và định nghĩa được đưa ra bởi các nhà ngôn ngữ học thuộc nhiều trường phái ngôn ngữ khác nhau Ví dụ:

chuyên môn dùng trong một ngành khoa học nào đó”

Từ Hải định nghĩa: Từ ngữ chuyên môn trong các ngành khoa học Hán ngữ Đại từ điển: Từ ngữ chuyên môn dùng trong các ngành

khoa học, biểu thị một ý nghĩa nào đó theo một quy tắc nghiêm ngặt

Tiêu chuẩn Quốc gia (GB 10112 - 1988) - “Xác lập nguyên tắc và phương pháp thông thường cho thuật ngữ”: Thuật ngữ chỉ xưng từ hoặc

cụm từ cho một khái niệm chuyên nghiệp

Feng Zhi Wei: Thuật ngữ tức là “thông qua ngữ âm hoặc chữ viết để

biểu đạt hoặc giới hạn các tín hiệu mang tính ước định cho những khái niệm chuyên nghiệp”

Quan Ru Jian định nghĩa: Thuật ngữ là danh từ chuyên ngành có định

nghĩa chuẩn xác, là đơn vị tri thức trong hệ thống học thuật chuyên ngành

Trong những khái niệm mà chúng tôi giới thiệu ở trên, có thể thấy rằng các cách nói như “lĩnh vực chuyên nghiệp”, “từ ngữ chuyên ngành”,

“khái niệm chuyên ngành”, “khoa học chuyên ngành”… khá là trừu tượng, người đọc ở các góc độ khác nhau sẽ có cách lý giải khác nhau Điều này sẽ dẫn đến việc xác định ranh giới, phạm vi của thuật ngữ là rất khó khăn Chính vì vậy, để thuận tiện cho việc triển khai đề tài, luận văn thống nhất

áp dụng khái niệm thuật ngữ được quy định trong Tiêu chuẩn quốc gia

(GB/T 16786 - 2007 Công tác thuật ngữ - Ứng dụng máy tính - Mục số

Trang 27

liệu), trong đó quy định thuật ngữ và ranh giới xác định thuật ngữ là: “Việc chỉ xưng của từ hoặc ngữ biểu thị cho một khái niệm đã được định nghĩa trong ngôn ngữ chuyên ngành”

Qua nghiên cứu, chúng tôi cũng nhận thấy các vấn đề tương tự trong cách thức xây dựng và xác định biên giới của khái niệm “thuật ngữ” trong tiếng Việt Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ của Việt Nam, cũng như trong các từ điển chuyên ngành, cho đến nay vẫn có những quan điểm khác nhau khi xây dựng định nghĩa cho khái niệm “thuật ngữ” Ví dụ:

Từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2003, Nxb.Đà Nẵng, trang 962),

“thuật ngữ” được định nghĩa là: “(Danh từ) Từ, ngữ biểu đạt các khái niệm

chuyên môn khoa học, kĩ thuật Ví dụ: “Âm vị”, “hình vị”, “từ” là những thuật ngữ ngôn ngữ học”

Từ điển tiếng Việt (2008, Viện Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Nxb.Hồng Đức) định nghĩa: “Thuật ngữ (Danh từ) là tiếng nói dùng riêng

ở mỗi khoa chuyên môn Ví dụ: Thuật ngữ pháp luật”.

Các nhà nghiên cứu như Đái Xuân Ninh, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn

Quang và Vương Toàn thì định nghĩa: “Thuật ngữ là từ hoặc cụm từ biểu đạt

chính xác một khái niệm của một chuyên môn nào đó Thuật ngữ nằm trong hệ thống từ vựng chung của ngôn ngữ nhưng chỉ tồn tại trong một hệ thống thuật ngữ cụ thể, nghĩa là nó chỉ được dùng trong ngôn ngữ chuyên môn” [24; 17]

Một số nhà ngôn ngữ khác của Việt Nam lại nghiên cứu về thuật ngữ

từ góc độ khác với các trường phái ở trên Như Đỗ Hữu Châu cho rằng

“thuật ngữ không chỉ biểu thị khái niệm khoa học mà còn có chức năng chỉ tên một sự vật, một hiện tượng khoa học nhất định Thuật ngữ là những từ chuyên môn được sử dụng trong một ngành khoa học, một nghề nghiệp hoặc một ngành kỹ thuật nào đấy” [19; 53-66] Quan điểm này rất giống

với một số quan điểm của các nhà ngôn ngữ Trung Quốc cũng như trong

Trang 28

định nghĩa của Tiêu chuẩn Quốc gia khi cho rằng “thuật ngữ” ngoài chức

năng biểu thị khái niệm thì còn có chức năng “chỉ tên” (chỉ xưng) mà chúng tôi đã giới thiệu ở trên

Qua những giới thiệu trên, chúng ta thấy rằng dù ở Trung Quốc hay Việt Nam, mặc dù có nhiều quan điểm về định nghĩa “thuật ngữ”, tuy nhiên

có thể rút ra một khái niệm tương đối đầy đủ, áp dụng cho mọi trường phái

đó là “thuật ngữ là những từ, ngữ của ngôn ngữ chuyên ngành, biểu thị các

khái niệm chuyên môn và cũng để chỉ tên các đối tượng, sự vật, hiện tượng thuộc lĩnh vực chuyên môn đó” Về phạm vi sử dụng, có thể thấy thuật ngữ

khác với từ ngữ thông thường ở chỗ từ ngữ thông thường (từ ngữ phổ thông) được dùng phổ biến và rộng rãi trong xã hội, tần suất lớn Còn thuật ngữ chủ yếu chỉ sử dụng nhiều trong phạm vi hoạt động của ngành khoa học đó Chẳng hạn thuật ngữ chứng khoán thường chỉ sử dụng trong ngành chứng khoán và một số ngành liên quan mật thiết như ngành tài chính tiền tệ, ngành mậu dịch,… Nói cách khác, thuật ngữ là những từ, ngữ mang tính chuyên môn rất cao, thông thường chỉ áp dụng trong một ngành nghề, một phạm vi nhất định, không phổ biến và thông dụng như những từ, ngữ thông thường khác Chính vì vậy có thể thấy một đặc điểm chung của thuật ngữ (dù trong tiếng Trung, tiếng Việt hoặc bất cứ ngôn ngữ nào trên thế giới)

đó là thuật ngữ không mang tính biểu cảm, biểu thị sự đánh giá chủ quan, cũng không có đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc đa nghĩa,… Vì vậy, nếu một từ, ngữ thông thường có thể dựa theo ngữ cảnh khác nhau để biến đổi linh hoạt

cả về mặt chức năng ngữ pháp (ví dụ như từ chuyển loại) lẫn ngữ nghĩa (trong trường hợp từ đa nghĩa) thì nội dung biểu đạt của thuật ngữ luôn là

cố định, duy nhất ở thời điểm sử dụng

Ở đây cũng xin giới thiệu thêm một khái niệm cũng thường bị nhầm

lẫn với khái niệm thuật ngữ là khái niệm từ nghề nghiệp Từ nghề nghiệp

Trang 29

có phạm vi sử dụng hẹp, thường gắn với một cộng đồng xã hội nhất định, riêng biệt Tức là được sử dụng trong môi trường gồm những người làm cùng một ngành nghề, không thể áp dụng cho những người làm ở các

ngành nghề khác nhau Ví dụ, khi nói hàng hết đát (tức là hàng đã hết hạn

sử dụng là từ nghề nghiệp được sử dụng bởi những người làm nghề kinh doanh, buôn bán mà người ngoài khó có thể hiểu được vì chúng không có trong từ điển thuật ngữ Bản thân từ “đát” còn là một từ ngoại lai (phiên âm

theo cách đọc của từ date trong tiếng Anh), vì vậy nếu không phải là người

trong ngành, hoặc biết tiếng Anh, thì rất khó để hiểu được “hết đát” là gì

Đỗ Hữu Châu nhận xét, có thể thấy khác nhau cơ bản nhất giữa thuật ngữ

và từ nghề nghiệp đó là từ nghề nghiệp khác với thuật ngữ ở chỗ từ nghề

nghiệp thường mang sắc thái biểu cảm, “gợi hình ảnh” cao, nhưng “mức độ khái quát của các ý nghĩa biểu niệm của chúng” lại không bằng thuật ngữ [04; 68]

Về tiêu chuẩn thuật ngữ, ở đây cũng có thể hiểu chính là đặc trưng, đặc điểm cơ bản của một thuật ngữ, qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy rằng mặc dù các nghiên cứu, quan điểm ở Trung Quốc và Việt Nam có một

số khác biệt nhỏ, ví dụ như tác giả Đỗ Thị Thu Nga, trên cơ sở tổng kết các quan điểm của nhiều trường phái ngôn ngữ học khác nhau đã đưa ra các

tiêu chuẩn để xác định một thuật ngữ là: “1 Tính chính xác; 2.Tính hệ

thống; 3.Tính quốc tế; 4 Tính dân tộc; 5 Tính ngắn gọn; 6.Tính dễ dùng” [23; 46] Còn ở Trung Quốc, nhà ngôn ngữ họcZhang Rong cũng tổng kết

8 tiêu chuẩn để định danh một thuật ngữ đó là: “1 Tính chuẩn xác; 2 Tính đơn nghĩa; 3 Tính hệ thống; 4 Tính chính xác về mặt ngôn ngữ; 5 Tính dễ hiểu; 6 Tính căn cứ; 7 Tính cố định và 8 Khả năng phái sinh.” [70; 24]

Kết hợp các quan điểm trên, chúng tôi cho rằng, về cơ bản, một thuật ngữ cần đảm bảo được những tiêu chí sau: “1 Tính chuẩn xác; 2 Tính hệ

Trang 30

thống; 3 Tính quốc tế; 4 Tính dân tộc”

Cần chú ý thêm, trong phạm vi nghiên cứu về thuật ngữ của luận

văn, ngữ (hay cụm từ) ở đây được hiểu là một cụm từ cố định được tạo

bởi phương thức ghép các từ lại với nhau tạo thành cụm danh từ hoặc cụm động từ (kết quả khảo sát không cho số liệu với các loại cụm từ khác như cụm giới từ, cụm trạng từ,… nên chúng tôi chỉ tập trung phân tích và đối chiếu với hai nhóm TNCK là cụm danh từ và cụm động từ) Các cụm từ (ngữ) này không mang nghĩa hàm ý, có nhiều tầng ý nghĩa (như thành ngữ, tục ngữ), cũng không có chức năng đưa đẩy, cường điệu như quán ngữ,… Những cụm danh từ và cụm động từ này chỉ có chức năng định danh, tức là gọi tên cho các khái niệm, phương thức, quá trinh liên quan đến ngành chứng khoán

1.2.2 Thuật ngữ chứng khoán và tiêu chuẩn xác định thuật ngữ chứng khoán

Ngành chứng khoán, hay chứng khoán, là chứng chỉ hoặc bút toán

ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành Cũng như các loại hàng hoá khác, chứng khoán là loại hàng hoá đặc biệt lưu thông trên thị

trường riêng của nó là “thị trường chứng khoán (TTCK) TTCK và công cụ

của nó – các loại chứng khoán – là một đặc trưng kiểu mẫu của nền kinh tế thị trường” [37; 84]

Kết hợp định nghĩa về khái niệm chứng khoán ở trên và khái niệm về

thuật ngữ, cũng như dựa trên các quan điểm của các nhà ngôn ngữ học đã được chúng tôi thống nhất đưa ra ở phần 1.2.1, có thể xác định được rằng

“thuật ngữ chứng khoán”, hay nói rộng hơn là hệ thống thuật ngữ được sử dụng trong ngành chứng khoán, đó là những từ và cụm từ chỉ các khái niệm

và các đối tượng khác nhau trong ngành chứng khoán Ví dụ: 交易所 (sở

Trang 31

giao dịch);付款方式 (phương thức thanh toán); 筹资方式 (phương thức

huy động vốn); 证券市场产品 (các sản phẩm trên TTCK); 证券市场监督

TNCK cũng thuộc phạm trù thuật ngữ, chính vì vậy không chỉ về

mặt định nghĩa mà cả về tiêu chuẩn xác định một từ hoặc ngữ có phải là TNCK hay không thì đều không nằm ngoài tiêu chuẩn xác định thuật ngữ thông thường Tức là nó cũng phải đảm bảo được các tiêu chí như chúng tôi đã đề cập đến trong phần 1.2.2, trong đó 4 tiêu chí 1.chính xác; 2.tính hệ thống; 3.tính quốc tế; 4 tính dân tộc là quan trọng nhất

1.2.3 Lý luận về đối chiếu ngôn ngữ học

Đối chiếu ngôn ngữ học (hay còn gọi là ngôn ngữ học đối chiếu, phân tích đối chiếu, nghiên cứu đối chiếu) là một phân ngành của ngôn ngữ

học, nhiệm vụ của nó nhiệm vụ của nó là tiến hành nghiên cứu đối chiếu hai hoặc nhiều ngôn ngữ trở lên ở mặt đồng đại, miêu tả sự giống và khác nhau giữa các ngôn ngữ này, đặc biệt nhấn mạnh phần khác nhau, đồng thời ứng dụng những kết quả nghiên cứu vào những lĩnh vực có liên quan.[41; 04]

Đối chiếu ngôn ngữ học là bộ môn khoa học đã có từ lâu, ra đời vào

cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 Các nghiên cứu về lĩnh vực này ở mọi cấp độ

đã có rất nhiều, phương pháp đối chiếu cũng là phương pháp được sử dụng nhiều nhất, có phạm vi ứng dụng rộng rãi nhất, có tính bắt buộc đối với người học và nghiên cứu khi tiến hành một đề tài liên quan đến ngôn ngữ học, đặc biệt là các ngành học thuật liên quan đến ngoại ngữ

Tiêu biểu cho nghiên cứu về ngôn ngữ học đối chiếu ở Trung Quốc

có thể kể đến như: Xu Wen Long với Ngôn ngữ học đối chiếu (对比语言学)

(2001, Nxb Giáo dục ngoại ngữ Thượng Hải); Pan Wen Guo với Đề cương

Trang 32

đối chiếu ngôn ngữ Hán – Anh (汉英语对比纲要 ) (1997, Nxb Đại học

ngôn ngữ và văn hoá Bắc Kinh); Wang Fu Xiang, Wu Han Ying với Khái

Long Giang),… Mặc dù trong các tài liệu này hầu hết đều sử dụng cặp ngôn ngữ Trung - Anh để làm đối tượng nghiên cứu hoặc ví dụ thuyết minh, bởi vì tiếng Anh là ngôn ngữ lớn thông dụng trên thế giới, bên cạnh đó tiếng Anh cũng có rất nhiều điểm khác biệt có thể tiến hành đối chiếu hoặc

so sánh Tuy nhiên hệ thống cơ sở lý luận và phương pháp tiến hành đối chiếu, giữa các cặp ngôn ngữ hoặc giữa nhiều ngôn ngữ với nhau được trình bày ở những tài liệu này thì mang tính thông dụng cao, có thể áp dụng cho công việc nghiên cứu đối chiếu của mọi ngôn ngữ, cặp Trung - Việt tất nhiên cũng không ngoại lệ

Không chỉ trong tiếng Trung, qua nghiên cứu và tìm hiểu trong các công trình liên quan đến ngôn ngữ học ở Việt Nam, chúng tôi cũng rút ra nhận xét tương tự Tiêu biểu ở Việt Nam có thể kể đến các công trình như

Lê Quang Thiêm với Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ (2019, Nxb.Đại

học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh); Tác giả Lê Quang Thiêm cũng đã

công bố nhiều bài viết về thuật ngữ có giá trị tham khảo như Biến đổi trong

tiếp nhận và hội nhập của thuật ngữ tiếng Việt (2011, Tạp chí Ngôn ngữ và

đời sống, số 9) Bên cạnh đó, cũng có một số lượng lớn các công trình được

xuất bản dưới dạng giáo trình hoặc chuyên đề như cuốn Ngôn ngữ học đối

chiếu của Bùi Mạnh Hùng (2008, Nxb.Giáo dục); cuốn Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ ở Việt Nam của Vương Toàn (2007, Nxb.Khoa học Xã

hội), hoặc Bài giảng Ngôn ngữ học đối chiếu của Nguyễn Ngọc Chinh (2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Đại học Đà Nẵng),

Với dạng đề tài kết hợp cả lý luận nghiên cứu đối chiếu với lý thuyết dịch thuật như đề tài luận văn của chúng tôi, đối tượng để đối chiếu lại là

Trang 33

TNCK có tính chuyên ngành, độ khó cao, việc nắm vững nội dung và phương pháp liên quan đến quá trình đối chiếu phân tích hai hoặc nhiều ngôn ngữ là rất quan trọng Ví dụ, trong các bình diện của nghiên cứu đối chiếu, đối chiếu về từ loại (từ vựng học) và đối chiếu về cấu trúc là hai bình diện được nhiều người nghiên cứu, bên cạnh các bình diện khác như ngữ

âm, ngữ nghĩa, ngữ dụng, Đây cũng là hai bình diện quan trọng trong phạm vi nghiên cứu của luận văn Theo đó, để nắm được các phương pháp

đối chiếu từ vựng, thì cần nắm được hai bộ phận lớn hợp thành của nghiên

cứu đối chiếu từ vựng là Hình thái học từ vựng và Ngữ nghĩa học từ vựng

Hoặc phải nắm được các phương pháp về cấu trúc ngữ pháp, về chức năng

cú pháp,… do đây là những nội dung quan trọng của ngữ pháp học [64;

nhiều tranh luận Hiện đại Hán ngữ quy phạm từ điển (现代汉语规范词典)

định nghĩa: “Dịch thuật tức là dùng văn tự của một ngôn ngữ này để biểu đạt văn tự của một ngôn ngữ khác” [53; 284] Còn Liang Yuan, Wen Ri

Hao trong Kỹ năng đối dịch Hán - Việt hiệu quả (实用汉越互译技巧) thì

đưa ra định nghĩa “Dịch thuật là một quá trình tái sáng tạo Điều mà người dịch cần biểu đạt không phải là tư tưởng của bản thân mà là tư tưởng của tác giả Dịch thuật chính là công cụ và cách thức để kết nối các dân tộc khác nhau, các nền văn hoá khác nhau và các phương thức tư duy khác nhau” [56; 03]

Trang 34

Vì dịch thuật là một vấn đề phức tạp, đề cập đến nhiều lĩnh vực từ ngôn ngữ học đến văn hóa học, xã hội học, dân tộc học, vì vậy quan niệm

về dịch thuật cũng khác nhau, giữa những người làm công tác dịch thuật trong cùng một quốc gia và giữa các quốc gia khác nhau, tùy theo những đặc trưng ngôn ngữ, phong tục tập quán của từng dân tộc

Như vậy có thể thấy rằng, mặc dù vẫn còn tồn tại tranh luận, tuy nhiên nhìn chung những người nghiên cứu trong lĩnh vực dịch thuật đều thống nhất bản chất của dịch thuật chính là dùng văn tự của một ngôn ngữ này để biểu đạt văn tự của ngôn ngữ khác Chúng tôi thống nhất chọn quan niệm về dịch thuật được nhiều người thừa nhận trên thế giới là quan niệm

của M.Fyodorov: “Dịch là chuyển đạt một văn bản từ một ngôn ngữ này

(nguồn) sang một ngôn ngữ khác (đích) một cách trung thành trong chừng mực có thể, cả về nội dung lẫn về hình thức” [15; 140] Đồng thời, chính từ

các góc độ nghiên cứu khác nhau sẽ có các loại hình dịch thuật khác nhau,

ví dụ từ phương thức biểu đạt của bản dịch, có thể chia thành dịch nói và

dịch viết; từ phương pháp dịch thuật thì có thể chia thành hai loại lớn là dịch sát (dịch thẳng) và dịch thoát (dịch ý) Tiêu chuẩn để đánh giá chất

lượng của một bản dịch có thể chia theo các cấp độ như tín, đạt, nhã…,

Theo đó, chuyển dịch ở đây là chuyển từ ngôn ngữ này qua ngôn ngữ khác

Cụ thể với đề tài của luận văn, chuyển dịch từ tiếng Trung sang tiếng Việt

tức là nghiên cứu đối chiếu hai hệ thống ngôn ngữ Trung - Việt và xem xét cách chuyển từ hệ thống nguồn (tiếng Trung) qua hệ thống đích (tiếng Việt) Cụ thể chúng tôi sẽ mô tả và phân tích kỹ hơn ở chương 2 và chương

3 của luận văn

Về mối quan hệ giữa nghiên cứu đối chiếu với lý thuyết phiên dịch, các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau Chẳng hạn ở Trung Quốc, Liu Mi Qing (1999) là một dịch giả

Trang 35

nổi tiếng với rất nhiều công trình lý luận liên quan đến dịch thuật, trong Lý

diện về mối quan hệ giữa dịch thuật và ngôn ngữ học đối chiếu, tổng kết, phân tích những hiểu nhầm về mối quan hệ giữa dịch thuật với ngôn ngữ học đối chiếu, ví dụ như quan điểm đề cao ngôn ngữ học đối chiếu mà coi nhẹ vị trí của dịch thuật, coi dịch thuật là đối tượng phục vụ cho ngôn ngữ học đối chiếu và ngôn ngữ học đối chiếu là cơ sở lý luận cho dịch thuật

Từ đó đưa ra quan điểm của mình đó là cần phải đặt ngôn ngữ học đối chiếu và dịch thuật ở vị trí tương đương nhau, có cùng cơ sở, cùng tính chất

và cùng đối tượng mục tiêu, tuy nhiên lại có sự khác biệt rõ về mặt phương pháp luận, vì vậy có thể bổ sung cho nhau [55; 04]

Tương tự, ở Việt Nam, Nguyễn Ngọc Chinh khi nhận xét về mối

quan hệ giữa nghiên cứu đối chiếu với lý thuyết phiên dịch đã chỉ ra: “Xây

dựng một lý thuyết phiên dịch nhờ vào việc đối chiếu các ngôn ngữ có nghĩa là chỉ ra được cái chung về mặt nội dung mà những đơn vị ngôn ngữ khác nhau trong những ngôn ngữ khác nhau biểu đạt nó Toàn bộ công việc đối chiếu theo các mục đích phiên dịch thực chất là miêu tả hệ thống ngôn ngữ gốc (điểm xuất phát của sự phân tích đối chiếu) theo những thuật ngữ của hệ thống ngôn ngữ phiên dịch” [05; 30-36]

Với đề tài là “nghiên cứu đối chiếu chuyển dịch Trung - Việt”, luận

văn của chúng tôi có phương pháp luận là kết hợp giữa đối chiếu ngôn ngữ

và lý thuyết dịch thuật, qua các bảng từ, ngữ đối dịch các TNCK trong

tiếng Trung và tiếng Việt, chúng tôi sẽ chỉ ra được điểm giống và khác nhau giữa chúng cũng như phân tích được phương thức chuyển dịch được

áp dụng cho TNCK đó

Trang 36

Bên cạnh đó, việc trình bày cơ sở lý luận về thuật ngữ, các tiêu chuẩn khi xây dựng và chuẩn hóa thuật ngữ cũng như một số lý luận liên quan như lý luận về ngôn ngữ học đối chiếu, lý luận về dịch thuật,… đã giúp chúng tôi có một nền tảng lý thuyết vững chắc để triển khai các nghiên cứu quan trọng ở chương 2 và chương 3 của luận văn

Trang 37

CHƯƠNG 2 ĐỐI CHIẾU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO THUẬT NGỮ

CHỨNG KHOÁN TRUNG - VIỆT

2.1 Đặc điểm của thuật ngữ chứng khoán tiếng Trung xét theo góc độ

từ loại

Tiếng Trung và tiếng Việt đều thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, trong hệ thống từ vựng tiếng Việt có tới 60% là từ gốc Hán (gọi là từ Hán Việt) cho nên không chỉ bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, mà cả bình diện từ vựng, từ loại (từ tính) hai ngôn ngữ này cũng có rất nhiều điểm tương đồng Chẳng hạn về cơ bản đều có thể chia hệ thống từ vựng trong hai ngôn ngữ thành hai loại lớn là thực từ (như danh từ, động từ, tính từ, )

và hư từ (như cảm thán từ, liên từ, trợ từ, )

Nghiên cứu về từ loại là một trong những yêu cầu bắt buộc khi tiến hành một đề tài đối chiếu, so sánh trong lĩnh vực ngôn ngữ học Đặc biệt là nghiên cứu về các đặc điểm hoạt động trong cụm từ và trong câu của từ, hay nói cách khác là đặc điểm của từ về khả năng kết hợp và chức năng cú pháp

Về mặt từ loại, chắc chắn rằng các thuật ngữ chuyên ngành nói chung và TNCK nói riêng không thể là hư từ mà bắt buộc phải là thực từ, tức là những từ hoặc cụm từ (ngữ) có nghĩa Theo kết quả khảo sát thống

kê của chúng tôi, xét từ góc độ từ loại, hệ thống TNCK của tiếng Trung tương đối đa dạng, gồm chủ yếu là danh từ (cụm danh từ), tiếp đó là động

từ (cụm động từ) và tính từ,

Kết quả khảo sát 1594 TNCK tiếng Trung, chúng tôi nhận thấy rằng số lượng và tỷ lệ về từ loại của các thuật ngữ có sự chênh lệch lớn Chẳng hạn:

TNCK là động từ chiếm số lượng lớn nhất với 220 đơn vị (~ 13.8%)

Ví dụ: 赔偿 (bồi thường); 复苏 (hồi phục); 没收 (tịch thu); 自营 (tự

Trang 38

doanh); 下跌 (giảm); 上涨 (tăng); 持平 (đứng giá); 抵消 (bù đắp); 发盘

(trả giá); 过手 (qua tay),

TNCK là danh từ cũng chiếm tỷ lệ khá cao với 185 đơn vị (~11.6%)

Ví dụ: 股票 (cổ phiếu); 产品 (sản phẩm); 货币 (tiền tệ)基金 (quỹ); 证券

TNCK là tính từ chiếm số lượng ít nhất, trong phạm vi khảo sát chỉ

có 20 đơn vị (~ 1.25%) Ngoài ra, xét về góc độ ý nghĩa và phạm vi sử dụng, chúng tôi cho rằng bản chất những tính từ này cũng được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực kinh tế khác, không chỉ sử dụng riêng trong lĩnh

vực chứng khoán Ví dụ các tính từ 灿烂 (khởi sắc, sáng sủa); 低迷 (đi

từ này thường xuất hiện trong lĩnh vực chứng khoán (khi đánh giá, nhận định, phân tích các vấn đề), nhưng không nên coi chúng là các thuật ngữ chuyên ngành mà chỉ nên coi là các từ ngữ thường dùng như nhiều từ ngữ khác Với quan điểm này, các tính từ sẽ không thuộc phạm vi tiến hành đối chiếu chuyển dịch của luận văn Một mặt do không có đủ tư liệu để tiến hành đối chiếu, mặt khác không có nhiều nội dung có thể triển khai khi đối chiếu chuyển dịch những tính từ thông thường này

Kết quả đối chiếu, khảo sát đặc điểm về từ loại của TNCK trong tiếng Trung và tiếng Việt như bảng dưới đây:

Trang 39

Cấu tạo Từ loại TNCK tiếng Trung TNCK tiếng Việt

Bảng 2.1: Đặc điểm từ loại của thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt

Bảng trên cho thấy, xét từ góc độ từ loại, trong phạm vi 1594 thuật ngữ được khảo sát, số lượng TNCK trong tiếng Trung là danh từ, động từ, tính từ

và từ kiêm loại tổng cộng có 448 đơn vị, chiếm 28.1%; còn trong tiếng Việt là 354/1594 đơn vị, tương đương 22.2% (theo thống kê từ các kết quả tương đương khi chuyển dịch từ Trung sang Việt) Cụ thể, TNCK tiếng Việt là danh

từ có 138 đơn vị, chiếm 8.7%, TNCK là động từ cũng có số lượng nhiều nhất với 158 đơn vị, chiếm 9.9%, cũng như trong tiếng Trung, TNCK là tính từ chiếm số lượng khá ít, chỉ có 22 đơn vị, chiếm 1.4%

Kết quả khảo sát này cho thấy, số lượng TNCK là từ trong tiếng Trung và tiếng Việt khá tương đương, theo đó thì số lượng thuật ngữ là cụm từ cũng sẽ ngang nhau, chứng minh rằng hệ thống TNCK trong hai ngôn ngữ có nhiều đặc điểm tương đồng về mặt từ loại

2.2 Đặc điểm của thuật ngữ chứng khoán Trung - Việt xét theo số lượng âm tiết cấu tạo thuật ngữ

Tuy có nhiều trường phái và quan điểm khác nhau khi phân chia các đơn vị ngữ pháp tiếng Hán, tuy nhiên nhìn chung thì hầu hết các nhà ngữ pháp học đều đồng ý phân chia ngữ pháp tiếng Hán hiện đại thành 5 đơn vị

Trang 40

là: ngữ tố, từ, cụm từ (ngữ, đoản ngữ), câu và đoạn văn, đại diện có thể kể

đến như Zhu De Xi (1982), Gan Yu Long, Qin Ke Xia (1993), Huang Bo

Rong, Liao Xu Dong (2006), Chen Xue Zhong (2006), Trong đó, ngữ tố

là đơn vị ngữ pháp nhỏ nhất có nghĩa trong tiếng Hán, là thành phần cấu tạo nên từ Một số ngữ tố có thể độc lập làm thành từ, trở thành một đơn vị

cấu tạo câu trong ngôn ngữ, tương đương với từ đơn Khi đó, từ đơn này

chỉ gồm một ngữ tố, có 1 âm tiết cấu tạo thành Nhưng số lượng từ đơn một ngữ tố trong tiếng Trung không nhiều, đặc biệt là lĩnh vực thuật ngữ như TNCK thì sau khảo sát và phân tích hệ thống TNCK là từ và cụm từ, có thể kết luận phần lớn ngữ tố phải kết hợp với các ngữ tố khác, theo một quy tắc

nhất định thì mới có thể tạo thành từ hoặc cụm từ Còn từ là đơn vị nhỏ hơn cụm từ (ngữ), là đơn vị cấu tạo nên cụm từ [45; 10]

Giống với tình hình trong tiếng Trung, các học giả Việt Nam cũng có nhiều quan điểm khi phân chia các đơn vị ngữ pháp tiếng Việt Đại diện có thể

kể đến như Nguyễn Tài Cẩn cho rằng “trong ngữ pháp học phải nói đến nhiều

kiểu đơn vị có tổ chức rất khác nhau Trong số các kiểu đơn vị đó, có một kiểu

có tổ chức tối đơn giản dùng làm thành tố để trực tiếp hay gián tiếp tạo nên tất

cả mọi đơn vị khác còn lại: đơn vị đó được xem là đơn vị gốc, đơn vị tế bào của ngữ pháp Kiểu đơn vị đó, trong thuật ngữ ngôn ngữ học, thường được gọi là hình vị moóc phem hay từ tố Hình vị là đơn vị nhỏ nhất, đơn giản về mặt tổ chức mà lại có giá trị về mặt ngữ pháp.” [02; 09-13] Như vậy, theo cách gọi

của Nguyễn Tài Cẩn, chúng ta cũng có thể hiểu được, hình vị (tiếng) hay từ tố, chính là khái niệm tương đương với thuật ngữ ngữ tố trong tiếng Trung

Một số nghiên cứu của Việt Nam cũng đã có người sử dụng thuật

ngữ ngữ tố, ví dụ Đỗ Hạnh Dung trong luận án Thuật ngữ ngân hàng trong

tiếng Anh và tương đương của chúng trong tiếng Việt (2019, Viện Hàn lâm

Khoa học Xã hội Việt Nam) đã đề xuất “sử dụng khái niệm ngữ tố để chỉ

Ngày đăng: 11/05/2021, 19:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w