Gián án Bài soạn lớp 5 - Tuần 25

19 324 0
Gián án Bài soạn lớp 5 - Tuần 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tập đọc: Phong cảnh đền Hùng. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) -Kiểm tra 2 HS tiếp nối nhau đọc bài Hộp thư mật. H: Người liên lạc trong hộp thư mật khéo léo như thế nào? H: Hoạt động trong vùng địch của các chiến sĩ tình báo có ý nghĩa ntn đối với sự nghiệp bảo vệ tổ quốc? -GV nhận xét, cho điểm. Bài mới: (1p) Giới thiệu bài Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba. Câu ca giao là sự khẳng định tình cảm của toàn dân hướng về tổ tiên. Bài văn Phong cảnh đền Hùng hôm nay chúng ta học sẽ giới thiệu với các em về cảnh đẹp của đền Hùng-nơi thờ các vị vua có công dựng nên đất nước Việt Nam. Hoạt động 1: (11p) Luyện đọc MT: Đọc lưu loát diễn cảm bài văn với giọng rõ ràng, rành mạch, trang trọng,tha thiết, nhịp điệu khoan thai. Đọc đúng một số từ khó và nghĩa các từ ở phần chú giải. ĐD: Tranh minh hoạ của bài tập đọc. PP: Đọc cá nhân, nhóm. a)2 HS giỏi tiếp nối nhau đọc bài văn. -GV treo tranh minh hoạ và giới thiệu về tranh cho HS nghe. -GV chia bài thành 3 đoạn.GV hướng dẫn HS giọng đọc: Cần đọc với giọng trang trọng, tha thiết, nhịp điệu khoan thai b)HS tiếp nối nhau đọc theo đoạn: 3 lượt. Trong quá trình HS đọc, GV cho HS nhận xét bạn đọc, phát hiện từ sai để luyện đọc cho HS ( chót vót, dập dờn, uy nghiêm, Ngã Ba Hạc .) kết hợp cho HS tìm hiểu một số từ khó trong bài ở phần chú giải. -HS luyện đọc theo cặp - 2 HS đọc đoạn văn + lớp nhận xét. -GV nhận xét + khen những HS đọc tốt. c)GV đọc diễn cảm bài văn. Hoạt động 2: (10p) Tìm hiểu bài MT: Hiểu ý nghĩa của ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẽ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên. ĐD: SGK, tranh minh hoạ trong SGK. PP: Hỏi đáp, động não, thuyết trình, giảng giải. *HS đọc thầm đoạn 1 trả lời câu hỏi: H: Bài văn viết về cảnh gì? Ở đâu? Hãy kể thêm những điều em biết về các vua Hùng. -HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt: Các vua Hùng là người đầu tiên lập nước Văn Lang đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm. -GV giảng thêm về truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên cho HS nghe. H: Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng? HS trả lời. -GV: Những từ ngữ đó cho thấy cảnh thiên nhiên nưi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ. *1 HS đọc thành tiếng đoạn 3, cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: Bài văn đã gợi cho em nhớ đếnmột số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể các truyền thuyết đó. -HS kể, các HS khác nhận xét, bổ sung. GV chốt: Mỗi ngọn núi, con suối, dòng sông, mái đình ở vùng đất Tổ, đều gợi nhớ về những ngày xa xưa, về cuội nguồn dân tộc. *HS đọc thầm đoạn 3, 1 em đọc câu hỏi 4. GV yêu cầu HS thảo luận để nói cho nhau những suy nghĩ của mình. -Đại diện vài HS nêu trước lớp. GV bổ sung: Theo truyền thuyết, Hùng Vương thứ 6 đã “hoá thân” bên gốc cây kim giao trên đỉnh núi Nghĩa Linh vào ngày 10 - 3 âm lịch (năm 1632 trước Công nguyên). Từ đấy người Việt lấy ngày đó làm ngày giỗ Tổ. -Câu ca dao còn có nội dung khuyên răn mọi người, nhắc nhở mọi người hướng về cuội nguồn dân tộc, đoàn kết để giữ nước và xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn. Hoạt động 3: (7p) Đọc diễn cảm. MT: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng rành mạch, dứt khoát. ĐD: Bảng phụ ghi sẵn đoạn hai. PP: Đọc nhóm, cá nhân. -3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn của bài văn. -GV đưa bảng phụ đã chép sẵn đoạn 2 lên và hướng dẫn đọc. -GV đọc diễn cảm. -HS luyện đọc theo nhóm. -Cho HS thi đọc: Vài HS thi đọc -Lớp nhận xét. -GV nhận xét + khen những HS đọc tốt. Củng cố, dặn dò: (3p) H: Bài văn nói lên điều gì? -HS nêu ý nghĩa của bài. -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà đọc lại bài, đọc trước bài Tập đọc Cửa sông. TUẦN 25 Thứ hai ngày 3 tháng 3 năm 2008. Toán: Kiểm tra định kì. I.Mục tiêu: Kiểm tra HS về: -Tỉ số phần trăm và giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm. -Thu thập và xử lí thông tin đơn giản từ biểu đồ hình quạt. -Nhận dạng, tính diện tích, tính thể tích một số hình đã học. II. Chuẩn bị: -Đề thi do nhà trường ra. II.Các hoạt động dạy học: 1. GV nhắc HS nội quy thi. 2. GV phát đề thi cho HS. 3. HS làm bài. GV theo dõi. 4. Thu bài. 5. Nhận xét tiết kiểm tra. Chính tả: (Nghe - viết) Ai là thuỷ tổ của loài người. Các hoạt động Cách hoạt động Bài cũ: (3p) -Cho 2 HS lên bảng cùng viết lời giải câu đố của phần bài tập ở tiết Chính tả trước. -GV nhận xét + cho điểm. Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) -GV nêu yêu cầu của tiết học. Hoạt động 1: (22p) Hướng dẫn HS viết chính tả MT: Nghe - viết đúng chính tả bài Ai là thuỷ tổ của loài người ĐD: SGK, bảng phụ viết một số từ HS dẽ viết sai. -Bảng phụ viết sẵn quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. -Ôn lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. PP: Hỏi đáp, động não, thực hành. a) Hướng dẫn chính tả -GV đọc bài Ai là thuỷ tổ của loài người một lần. HS theo dõi SGK. -3 HS lần lượt đọc bài chính tả, cả lớp lắng nghe. H: Bài chính tả nói về điều gì? GV chốt lại: Bài chính tả cho em biết truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới, về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề đó. -GV đưa bảng phụ đã viết sẵn các từ khó : Chúa Trời, A-đam, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn . -HS luyện viết các từ khó vào giấy nháp. b) HS viết chính tả -GV nhắc HS gấp SGK. -GV đọc cho HS viết. c) Chấm , chữa bài -GV đọc toàn bài chính tả một lượt, HS tự soát lỗi. -GV chấm 8 – 10 bài, HS đổi tập cho nhau để sửa lỗi. GV nhận xét chung và cho HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. -GV treo bảng phụ, 1vài HS đọc lại quy tắc. Hoạt động 2: (10p) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. MT: Biết đúng và viết danh từ riêng là tên người, tên địa lí nước ngoài. ĐD:-VBT Tiếng Việt. PP: Động não, thảo luận, thực hành. a) Bài 2: -Cho 1 HS đọc yêu cầu + đọc truyện vui Dân chơi đồ cổ. Lớp đọc thầm. -GV giao việc: Đọc lại truyện vui, đọc chú thích trong SGK, tìm được những tên riêng trong truyện và nêu được cách viết các tên riêng đó. -HS làm bài vào VBT. -Một số HS phát biểu ý kiến. Lớp nhận xét. -GV nhận xét và chốt lại. H: Theo em anh chàng mê đồ cổ đó là người như thế nào? HS trả lời, GV giúp HS hiểu được hết ý nghĩa của câu chuyện. Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học. -Nhắc HS nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài. Khoa học: Ôn tập: Vật chất và năng lượng. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (4p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -H: Tại sao chúng ta phải sử dụng tiết kiệm điện? Nêu các biện pháp để tránh lãng phí năng lượng điện. -GV nhận xét + ghi điểm. Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) Hoạt động 1: (12p) Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?” MT: Củng cố cho HS kiến thức về tính chất của một số vật liệu và sự biến đổi hoá học. ĐD: Phiếu học tập, bảng thẻ màu ghi a, b, c, d. PP: Thảo luận. GV nêu mục tiêu yêu cầu của tiết học. Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn -GV chuẩn bị 6 câu hỏi liên quan đến năng lượng vật chất. -GV cử 1 quản trò: Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi, sau đó mời HS trả lời. -GV bầu ban giám khảo và phát đáp án cho ban giám khảo và thống nhất cách cho điểm. Bước 2: Tiến hành chơi. -Quản trò lần lượt đọc từng câu hỏi đã chuẩn bị. -Trọng tài quan sát xem nhóm nào có nhiều bạn giơ đáp án nhanh và đúng thì đánh dấu lại. Kết thúc cuộc chơi, nhóm nào có nhiều câu đúng và trả lời nhanh là đúng. Đối với câu 7, GV cho các nhóm lắc chuông để dành quyền trả lời câu hỏi. Hoạt động 2: (10p) Quan sát và trả lời các câu hỏi. MT: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụnh một số nguồn năng lượng. ĐD: Hình trong SGK phóng to PP: Quan sát, động não, thảo luận. -GV treo hình ở SGK đã phóng to, yêu cầu các nhóm quan sát hình và trả lời câu hỏi trang 102 SGK: Các phương tiện, máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động? -Các nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi. -Đại diện một số nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nêu đáp án: a) Năng lượng cơ bắp của người.c) Năng lượng gió. b) Năng lượng chất đốt từ xăng. e) Năng lượng nước d) Năng lượng chất đốt từ xăng. g) Năng lượng chất đốt từ than. h) Năng lượng mặt trời. Hoạt động 3:Trò chơi “Thi kể các dụng cụ, máy móc sử dụng điện” MT: Củng cố cho HS kiến thức về việc sử dụng điện. ĐD: Bảng phụ PP: Trò chơi -GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức “tiếp sức” -Chuẩn bị cho mỗi nhóm một bảng phụ. -Thực hiệnMỗi nhóm cử 5 người. Khi GV hô “bắt đầu”, HS đứng đầu mỗi nhóm lên viết tên một số dụng cụ, máy móc; tiếp theo HS2 lên viết cho đến hết Củng cố, dặn dò: ( 2p ) -GV nhận xét tiết học -Về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài sau. Thứ ba ngày 26 tháng 2 năm 2008 Toán: Bảng đơn vị đo thời gian. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -GV chấm điểm ở VBT. -GV nhận xét, bài nào nhiều em làm sai thì chữa. -Vài HS nhắc lại cách tính thể tích của hhcn và hình lập phương. Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) -GV nêu mục tiêu của tiết học. Hoạt động 1: (16p) Ôn tập các đơn vị đo thời gian. MT: Giúp HS: Ôn lại các đơn vị đo thời gian đã học về mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm, giữa năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây. ĐD: Bảng đơn vị đo thời gian phóng to. PP: Động não, thảo luận. a) Các đơn vị đo thời gian -GV cho HS nhắc lại các đơn vị đo thời gian đã học. -GV cho HS nêu mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian. Chẳng hạn: Một thế kỉ có bao nhiêu năm? Một năm có bao nhiêu tháng? Một năm có bao nhiêu ngày? GV chú ý: Cho HS nêu số ngày của năm nhuận, mấy năm mới có năm nhuận. GV cho biết: Năm 2000 là năm nhuận, vậy năm nhuận tiếp theo là năm nào? Các năm nhuận tiếp theo nữa là năm nào? GV cho HS nhận xét đặc điểm của năm nhuận. GV kết luận: Số chỉ năm nhuận chia hết cho 4. -GV cho HS nhớ tên các tháng và số ngày của từng tháng (nếu HS quên tính số ngày của từng tháng, GV có thể nhắc lại các em tính bằng cách tính các mu ngón tay. -GV cho HS nhớ và nêu quan hệ giữa các đơn vị đo thời gian khác. Khi HS trả lời, GV ghi tóm tắt lên bảng, cuối cùng được bảng như SGK. Vài HS nhìn bảng nhắc lại. b) Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian -GV cho HS đổi các đơn vị đo thời gian + Đổi từ ngày ra tháng + Đổi từ giờ ra phút + Đổi từ phút ra giờ (nêu rõ cách làm) Hoạt động 2: (18p) Luyện tập MT: HS dựa vào kiến thức đã được ôn tập để làm bài tập. ĐD: SGK, bảng nhóm. PP: Động não, thảo luận, thực hành. Bài 1: HS thảo luận theo nhóm Đại diện các nhóm trình bày cho biết từng phát minh được công bố vào thế kỉ nào. Các nhóm khác nhận xét. GV nhận xét chốt lại kết quả đúng. Bài 2, 3: HS tự làm, 2 HS làm 2 bài vào bảng nhóm. -HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng nhóm, HS dưới lớp trao đổi vở cho nhau để kiểm tra. -GV đánh giá bài làm của HS. -Vài HS nêu lại kết quả bài tập đã được chữa. Củng cố, dặn dò: (3p) GV nhận xét tiết học.Dặn HS về nhà ôn lại mối quan hệ đo thời gian các em vừa ôn tập; làm bài ở VBT. Luyện từ và câu: Liên kết các câu bằng cách lặp lại từ ngữ. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (4p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -Kiểm tra 2 HS làm bài tập 1 + 2 của tiết Luyện từ và câu Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng. -GV nhận xét + cho điểm. Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) GV nêu mục tiêu của tiết học. Hoạt động 1: (15p) Phần nhận xét MT: HS hiểu thế nào là liên kết câu bằng cách lặp lại từ. Biết sử dụng cách lặp từ ngữ để liên kết câu. ĐD: Bảng lớp, bút chì. VBT. PP: Giảng giải, động não, thực hành. Bài 1: -1 HS đọc yêu cầu + đọc đoạn văn, cả lớp đọc thầm. -GV giao việc:Đọc lại bài tập 1, dùng bút chì gạch dưới từ lặp lại ở câu trước. -HS làm bài vào VBT. GV ghi 2 câu văn lên bảng. -Một số HS phát biểu ý kiến, lớp nhận xét. -GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng: Trong những chữ in nghiêng từ lặp lại trong câu trước là từ đền. Bài 2: (Cách tiến hành tương tự bài 1) GV chốt: Nếu thay từ đền ở câu thứ 2 bằng từ nhà, chùa, trường lớp thì nội dung 2 câu trên không ăn nhập với nhau vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau: câu 1 nói đến đền Thượng, câu 2 lại nói về ngôi nhà, ngôi chùa, ngôi trường hoặc lớp. Bài 3: Cho HS đọc yêu cầu của bài tập. -GV nhắc lại yêu cầu. -HS làm bài vào VBT. Một số HS phát biểu ý kiến. -Lớp nhận xét. GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng. Hoạt động 2:(3p) Ghi nhớ -Cho 2 HS đọc nội dung ghi nhớ ở SGK -2 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ không nhìn sách. -2 HS lấy ví dụ minh hoạ. Hoạt động 3: (14p) Luyện tập MT: HS biết biết tìm các liên kết câu có trong đoạn văn; biết chọn từ ngữ thích hợp điền vào mỗi ô trống để các câu các đoạn được liên kết với nhau. ĐD: VBT, vài tờ phiếu bài tập. PP: Động não, thực hành. Bài 1: -Cho 1 HS đọc yêu cầu BT + đọc 2 đoạn a, b. Cả lớp đọc thầm. -GV giao việc: Các em đọc lại 2 đoạn văn, tìm những từ ngữ được lặp lại để liên kết câu. -GV cho HS làm bài vào VBT. GV dán lên bảng 2 tờ phiếu, mời 2 HS lên bảng làm. -HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. -GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng. a) Từ trống đồng và Đông Sơn được dùng lặp lại để liên kết câu. b) Cụm từ anh chiến sĩ và nét hoa văn được dùng lặp lại để liên kết câu. Bài 2: Cách tiến hành tương tự bài tập 1. GV cho HS trình bày + chốt lại thứ tự các từ cần điền Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học. Khen những HS làm bài tốt. Dặn HS chuẩn bị bài sau. Kể chuyện: Vì muôn dân. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (4p) -2 HS lần lượt kể lại một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết. -GV nhận xét + cho điểm. Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) GV nêu mục tiêu của tiết học. Hoạt động 1: (10p) GV kể chuyện. MT: GV kể lại được câu chuyện Vì muôn dân để HS nhớ được câu chuyện và giúp HS hiểu được ý nghĩa câu chuyện. ĐD: Bảng lớp viết đề bài. Tranh minh hoạ; lược đồ minh hoạ các chức vụ trong triều. PP: Kể chuyện, quan sát. a)GV kể chuyện lần 1 -GV kể to, rõ ràng. HS lắng nghe. -GV ghi lên bảng những từ khó và giải nghĩa: Tị hiềm, Quốc công Tiết chế, Chăm-pa, Sát Thát. -HS quan sát lược đồ, nghe GV giảng giải. b) GV kể chuyện lần 2(kết hợp chỉ tranh minh hoạ) -GV treo tranh. GV vừa chỉ tranh vừa kể chuyện. Đoạn 1: GV chỉ vào tranh 1, kể với giọng chậm rãi, trầm lắng. Đoạn 2: (Tranh 2, tranh 3, tranh 4) Cần kể với giọng nhanh hơn, căm hờn. Đoan 3: GV kể đoạn 3 và giới thiệu tranh5: Theo lời Trần Quốc Tuấn, vua mở Hội nghị Diên Hồng triệu tập các bô lão từ mọi miền đất nước. Vua tôi đồng lòng, quyết tâm đánh giặc. Tranh 6: cả nước đoàn kết 1 lòng nên giặc Nguyên đã bị đánh tan. -HS quan sát tranh + lắng nghe cô kể. Hoạt động 2: (22p) HS kể chuyện + nêu ý nghĩa câu chuyện. MT:Rèn kĩ năng nói:Dựa vào lời kể của cô, HS kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân. Nêu được ý nghĩa của chuyện Rèn kĩ năng nghe: Nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. ĐD: Tranh minh hoạ. PP: Kể chuyện, thảo luận. Cho HS kể chuyện trong nhóm: -HS kể theo nhóm 3 (mỗi em kể và giới thiệu về 2 tranh) -Kể lại toàn bộ truyện 1 lượt + trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Cho HS thi kể chuyện trước lớp: -Đại diện các nhóm lên thi kể + nêu ý nghĩa câu chuyện . -Lớp nhận xét . -GV nhận xét + chốt lại ý nghĩa câu chuyện: Câu chuyện giúp ta hiểu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống đoàn kết hoà thuận. -GV cùng HS bình chọn những HS kể chuyện hay, kể tốt, hấp dẫn và rút ra được ý nghĩa hay. Củng cố, dặn dò: (2p) Cho HS nhắc lại ý nghĩa câu chuyện - GV nhận xét tiết học. - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe; đọc lai đề bài và gợi ý của tiết Kể chuyện tuần 26. Luyện Tiếng Việt: Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng. Các hoạt động Cách tiến hành Hoạt động 1: (5p) Ôn lại kiến thức cũ -GV yêu cầu 2HS nhắc lại nội dung ghi nhớ. -GV viết câu văn lên bảng, yêu cầu HS tìm các cặp từ hô ứng và có thể tìm các cặp từ khác để thay thế. -GV nhận xét + ghi điểm. Hoạt động 2: (5p) Nhận xét bài làm của HS. MT: Giúp HS nhận biết được nhừng điểm mình còn làm sai trong bài để rút kinh nghiệm ĐD: SGK PP: Hỏi đáp, động não. -GV nhận xét bài làm của HS ở tiết trước, nhắc nhở các em những điều HS cần lưu ý. Ví dụ: Ở bài tập 2 (SGK-65), một số em dùng cặp từ hô ứng chưa chính xác. Mưa vừa to, gió vừa thổi mạnh. Trời càng hửng sáng, nông dân càng ra đồng. -GV yêu cầu HS chữa lại. Hoạt động 3: (26p) Thực hành MT: Củng cố lại kiến thức về cách nối các vấ câu ghép bằng cặp từ hô ứng. ĐD: VBT, một số bài tập tham khảo. -Phiếu ghi sẵn 3 bài tập PP: Động não, thực hành a) Những HS chưa hoàn thành hoặc làm bài chưa đạt thì tiếp tục làm bài. GV theo dõi, sửa chữa, chấm điểm. b) Bài tập ra thêm cho HS khá , giỏi. 1. Xác định các vế câu, cặp từ hô ứng nối các vế câu trong từng câu ghép sau; a. Mẹ bảo sao thì con làm vậy. b. HS nào chăm chỉ thì HS đó đạt kết quả cao trong học tập. c. Anh cần bao nhiêu thì anh lấy bấy nhiêu. d. Dân càng giàu thì nước càng mạnh. 2. Điền vế câu còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu ghép. a. Mưa càng lâu, . b. Tôi chưa kịp nghĩ gì, . c. Nam vừa bước lên xe buýt, . d. Các bạn đi đâu thì . 3. Tìm cặp từ hô ứng để điền vào chỗ trống: a. Nó .về đến nhà, bạn nó .gọi đi ngay. b. Gió .to, con thuyền .lướt nhanh trên mặt biển. c. Tôi đi .nó cũng theo đi . d. Tôi nói ., nó cũng nói . -HS làm bài, 3 HS làm bài trên phiếu. -HS trình bày kết quả, lớp nhận xét, thống nhất cách làm đúng. Củng cố, dặn dò: (3p) -GV nhận xét tiết học. -Nhắc những HS về nhà ôn lại bài, học thuộc ghi nhớ. -Chuẩn bị cho bài Luyện từ và câu tiếp theo. Luyện toán: Luyện tập: Bảng đơn vị đo thời gian. Các hoạt động Cách tiến hành Hoạt động 1: (5p) Bài cũ -Vài HS nhắc lại những đơn vị đo thời gian đã học. -Cho HS nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo. -GV chấm điểm ở VBT. -GV nhận xét bài làm của HS. Hoạt động 2: (15p) Hướng dẫn HS làm bài ở VBT MT: Củng cố kiến thức về số đo thời gian, về mối quan hệ giữa số đo thời gian. ĐD: VBT, bảng nhóm, phiếu bài tập. PP: Động não, thực hành. -HS làm bài ở VBT của bài Bảng đơn vị đo thời gian. -GV phát phiếu bài tập 1, 2, 3 cho 3 HS làm -GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. -HS lần lượt trình bày kết quả. Bài 1: HS làm bài trên phiếu dán lên bảng lớp và trình bày, lớp nhận xét. GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS. Bài 2, 3: HS nêu kết quả, nhận xét bài làm trên phiếu. -Học sinh dưới lớp trao đổi vở cho nhau nhận xét bài làm của bạn. -GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS. -GV chấm bài một số em. Hoạt động 3: (12p) Bài tập nâng cao dành cho HS khá giỏi. MT: Nhằm phát huy tính sáng tạo, ham mê học toán cho các em. ĐD: Chuẩn bị một số bài tập. PP: Động não, thực hành. -GV giao nhiệm vụ: Em nào chưa hoàn thành bài ở VBT hoặc làm bài chưa đúng thì chữa bài.Em nào đã hoàn thành bài thì làm một số bài tập sau. -GV ghi đề bài lên bảng: 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm: 3 năm 6 tháng = .tháng 2 năm rưỡi = .tháng nửa năm = .tháng nửa tháng tư = .ngày 3 1 giờ = .phút 0,7 phút = .giây 1,5 giờ = .phút nửa giờ = .phút 1giờ = .giây 0,03 giờ = .giây 2. Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm: 15 phút = .giờ 84 phút = .giờ 360 giây = .giờ 426 giây = .phút -HS làm bài, GV theo dõi , giúp đỡ HS yếu. -Gọi vài HS nêu kết quả bài làm, HS nhận xét bài làm của bạn. -GV chấm bài, nhận xét bài làm của HS. Bài nào nhiều em làm sai thì GV chữa Củng cố, dặn dò: (4p) -GV nhận xét tiết học. -Về nhà ôn về đổi đơn vị đo thể tích; tính thể tích. Lịch sử: Sấm sét đêm giao thừa. Các hoạt động Cách tiến hành [...]... Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô nhà thám hiểm I-ta-li-a là người học để giải bài toán thực đầu tiên tìm ra châu Mĩ vào năm 1492 tiễn + I-u-ri Ga-ga-rin người Nga là nhà du hành vũ trụ đầu tiên ĐD: Hình vẽ như sách giáo bay vào vũ trụ vào năm 1961 khoa H: Bài toán yêu cầu các em tính gì? PP: Quan sát, động não, -HS thảo luận để nêu cách tính thực hành -HS làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm -Cả lớp nhận xét -GV... sang đơn vị nhỏ bài tập 2, 3 hơn) PP: Động não, thực hành -HS làm bài tập 2, 3 vào vở GV phát phiếu đã ghi sẵn bài tập cho 2 HS làm -HS trình bày kết quả, 2 HS làm bài trên phiếu dán lên bảng lớp -Cả lớp nhận xét thống nhất kết quả đúng -GV nhận xét bài làm của HS, khen những HS làm bài tốt Hoạt động 3: -GV cho HS đọc đề bài toán và quan sát hình vẽ như SGK Hướng dẫn HS làm bài tập3 -GV giới thiệu cho... nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học -Một HS đọc đề bài toán GV yêu cầu HS nhắc lại mối quan hệ giữa ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây -HS làm bài vào vở 2 HS làm bài vào bảng nhóm: Mỗi em làm bài a, một em làm bài b -HS làm bài trên bảng nhóm trình bày Lớp nhận xét bài làm của bạn HS dưới lớp trao đổi vở cho nhau để kiểm tra -GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS -Gọi 2 HS đọc lại kết quả đúng đã... + giấy khổ to Bài 2: Một HS đọc yêu cầu của BT2 PP: Động não, thảo luận,thực -Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn, làm bài cá nhân> GV hành phát bút dạ và giấy khổ to đã ghi sẵn đoạn văn cho 2 HS làm -Nhiều HS đọc kết quả bài làm Lớp nhận xét -2 HS làm bài trên giấy dán lên bảng lớp, trình bày GV nhận xét nhanh, chấm diểm cho những em làm bài tốt Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học -Dặn HS ghi nhớ... -Gọi 2 HS đọc lại kết quả đúng đã được GV chữa: a)12 ngày = 288 giờ b)1,6 giờ = 96 phút 3,4 ngày = 81,6 giờ 2 giờ 15 phút = 1 35 phút 4 ngày 12 giờ = 108 giờ 2 ,5 phút = 150 giây 1 2 giờ = 30 phút 4 phút 25 giây = 2 65 giây Hoạt động 2: (16p) -Một HS đọc đề bài toán Hướng dẫn HS làm bài tập -GV yêu cầu HS nhắc lại cách cộng và trừ số đo thời gian 2, 3 (Chú ý: trường hợp cộng nếu giờ, phút, giây lớn hơn... sản phẩm -GV nêu lại những tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm theo MT: HS biết đánh giá sản mục III (SGK) phẩm theo các tiêu chuẩn đánh -Cử nhóm 3 - 4 HS dựa vào tiêu chuẩn đã nêu để đánh giá sản phẩm giá sản phẩm của bạn ĐD: Sản phẩm của các nhóm -GV nhận xét đánh giá kết quả học tập của HS (cách đã hoàn thành đánh giá như ở bài Lắp cần cẩu) PP: Quan sát, nhận xét, đánh -GV nhắc HS tháo các chi tiết và xếp... chấm điểm ở VBT GV đánh giá bài làm của HS .Bài nào nhiều em làm sai thìchữa GV nêu mục tiêu yêu cầu của tiết học *GV nêu ví dụ 1 H: Muốn biết ôtô đó đi từ Huế đến Đà Nẵng hết bao nhiêu thời gian ta phải làm phép tính gì? -HS nêu được phép tính tương ứng GV yêu HS đặt tính rồi tính HS nêu kết quả 2 HS lên bảng làm -GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng _ 15 giờ 55 phút Vậy 15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút... 2: (3p) -Cho 3 HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK, lớp Phần ghi nhớ đọc thầm -3 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ mà không nhìn sách Hoạt động 3: (15p) a )Bài tập 1: Luyện tập -Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.Cả lớp đọc thầm lại MT: Tìm được những từ ngữ đoạn văn, đánh số thứ tự các câu GV phát phiếu đã ghi thay thế và nêu tác dụng của sẵn nội dung BT cho 2 HS làm việc thay thế Biết tìm những từ -Lớp nhận... 2: (18p) a) Bài 1: GV cho HS tự làm bài, 1 em làm bài tập vào bảng Luyện tập nhóm HS trình bày kết quả GV nhận xét, thống nhất kết quả MT: Biết vận dụng phép b) Bài 2: GV cho HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài vào phiếu trừ hai số đo thời gian để GV hướng dẫn những HS yếu về cách đặt tính và tính, chú ý giải các bài toán đơn phần đổi đơn vị thời gian giản c) Bài 3: GV cho HS đọc đề bài toán.HS thống nhất... tương ứng để giải: Tìm thời gian đi từ A B bài tập Lấy thời gian tìm được trừ đi 15 phút PP: Động Một HS trình bày trên bảng, cả lớp nhận xét Củng cố, dặn dò:(2p) -GV nhận xét tiết học -Dặn HS chuẩn bị bài sau Luyện từ và câu: Liên kết các câu trong bài bằng cách thay thế từ ngữ Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (4p) Bài mới: Giới thiệu bài (1p) Hoạt động 1: (15p) Phần nhận xét MT: Hiểu thế nào là liên . hành. -GV cho HS đọc đề bài toán và quan sát hình vẽ như SGK. -GV giới thiệu cho HS biết thêm về 2 nhân vật: + Cri-xtô-phơ Cô-lôm-bô nhà thám hiểm I-ta-li-a. (3p) H: Bài văn nói lên điều gì? -HS nêu ý nghĩa của bài. -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà đọc lại bài, đọc trước bài Tập đọc Cửa sông. TUẦN 25 Thứ

Ngày đăng: 04/12/2013, 06:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan