1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Gián án Bài soạn lớp 5 - Tuần 20

20 488 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 328,5 KB

Nội dung

Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) -Kiểm tra 2nhóm HS đọc phân vai trích đoạn kịch(Phần 2) H: Anh Lê, anh Thành đều yêu nước nhưng họ khác nhau như thế nào? H: Người công dân số 1 là ai? Tại sao lại gọi như vậy? -GV nhận xét, cho điểm. Bài mới: (1p) Giới thiệu bài ĐD: Tranh minh hoạ SGK. Người có công lớn lập nên nhà Trần và lãnh đạo cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Nguyên lại chính là người giữ nghiêm phép nước.Người đó là ai? Bài tập đọc hôm nay sẽ giúp các em biết điều đó. GV cho HS quan sát tranh. Hoạt động 1: (11p) Luyện đọc MT: Đọc lưu loát diễn cảm bài văn.Hiểu nghĩa các từ khó trong truyện: thái sư, câu đương, hiệu, quân hiệu. ĐD: SGK. PP: Đọc cá nhân, nhóm. -1HS giỏi đọc diễn cảm bài văn. -GV chia bài thành 3 đoạn.GV hướng dẫn HS giọng đọc của mỗi đoạn. -HS tiếp nối nhau đọc theo đoạn: 2 lượt. Trong quá trình HS đọc, GV cho HS nhận xét bạn đọc, phát hiện từ sai để luyện đọc cho HS kết hợp cho HS tìm hiểu một số tờ khó trong bài ở phần chú giải. -HS luyện đọc theo nhóm 3. -HS đọc đoạn văn + lớp nhận xét. -GV nhận xét + khen những HS đọc tốt. Hoạt động 2: (10p) Tìm hiểu bài MT: Hiểu ý nghĩa của truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ- một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước. ĐD: SGK PP: Hỏi đáp, động não, thuyết trình, giảng giải. -HS đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi: +Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì? +Theo em, cách xử sự này của Trần Thủ Độ có ý gì? HS trả lời, GV chốt lại: Cách xử sự này của ông có ý răn đe nhữnh kẻ có ý định mua quan, bán tước, làm rối loạn phép nước. -HS đọc thầm đoạn 2 trả lời câu hỏi: Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ đã xử lí ra sao? HS trả lời, GV chốt lại ý đoạn 2: Cách cư xử nghiêm minh của Trần Thủ Độ. -HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi 3, các HS khác bổ sung, GV nhận xét chốt ý đúng. -HS đọc lướt lại bài 1 lượt và thảo luận nhóm 4, nói cho nhau nghe Trần Thủ Độ là người như thế nào qua những lời nói và việc làm của ông. Đại diện các nhóm trả lời, GV nhận xét khen những nhóm có những câu trả lời tốt và chốt: Ông là người cư xử nghiêm minh,không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân,luôn đề cao phép nước và đó cũng chính là ý nghĩa của câu chuyện. Hoạt động 3: (7p) -3 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn, GV hương dẫn đọc. Đọc diễn cảm. MT: Biết đọc phân vai lời các nhân vật. ĐD: Bảng phụ ghi sẵn đoạn 3. PP: Đọc phân vai. -GV đua bảng phụ đã ghi sẵn đoạn 3 lên và hướng dẫn đọc. -HS phân vai theo nhóm 4 và luyện đọc theo lời nhân vật -Cho HS thi đọc: 2-3 nhóm HS lên thi đọc phân vai. -Lớp nhận xét. -GV nhận xét + khen nhóm đọc hay. Củng cố, dặn dò: (2p) H:Em hãy nhắc lại ý nghĩa của câu chuyện. 2-3 HS nhắc lại. -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS về nhà kể lại chuyện cho người thân nghe. TUẦN 20 Thứ hai ngày 14 tháng 1 năm 2008. Toán: Luyện tập Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -GV chấm điểm VBT. -Vài HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình tròn. -GV nhận xét bài cũ. Bài mới: Hoạt động 1: (6p) Hướng dẫn HS làm bài tập 1 MT: Vận dụng công thức tính chu vi hình tròn và củng cố kĩ năng nhân số thập phân. ĐD: SGK PP: Động não, thực hành. -HS tự làm bài; GV theo dõi, giúp đỡ HS. Chú ý bài 1c: r = 2 1 2 cm thì có thể đổi hỗn số ra thành phân số hoặc số thập phân. -Gọi 1 em đọc kết quả từng trường hợp,HS đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra,HS nhận xét, GV kết luận. Hoạt động 2: (8p) Hươngs dẫn HS làm bài tập 2. MT: Luyện tập tính đường kính và bán kính hình tròn khi biết chu vi của nó. ĐD: SGK PP: Động não, thực hành. -Gọi 1 HS nhắc lại công thức tính chu vi của hình tròn bằng đường kính và bán kính. -Cho HS thảo luận với bạn để nêu cách tính đường kính và bán kính từ công thức tính chu vi hình tròn. -Chẳng hạn: d x 3,14= 15,7m r x 2 x 3,14 = 18,84dm Từ đó , củng cố kĩ năng tìm thừa số chưa biết của 1 tích; củng cố kĩ năng làm tính chia các số thập phân. HS làm bài, 2 HS làm bài trên bảng nhóm. -HS nhận xét , GV nhận xét chốt kết quả đúng. Hoạt động 3: (10p) Hướng dẫn HS làm bài tập 3 MT: HS nhận biết được bánh xe lăn một vòng thì xe đạp đi được quảng đường bằng chu vi của bánh xe. PP: Động não, thực hành. -GV cho hs thảo luận cùng bạn để nêu cách tính. -GV yêu cầu nêu cách tính quãng đường bánh xe lăn 10 vòng, 100 vòng. HS trả lời. -GV nhận xét và hướng dẫn cho HS nhận thấy: Bánh xe lăn 1 vòng thì xe đạp sẽ đi được 1 quãng đường bằng chu vi của bánh xe. Bánh xe lăn được bao nhiêu vòng thì xe đạp sẽ đi quãng đường dài bằng bấy nhiêu lần chu vi của bánh xe. -HS làm bài, trình bày kết quả, GV nhận xét, chốt kết quả đúng. Hoạt động 4: (8p) Hướng dẫn HS làm bài tập 4. MT: Rèn HS tính suy luận ĐD: Phiếu học tập. PP: Động não. -GV yêu cầu HS nêu lần lượt các bước tính: + Tính chu vi hình tròn + Tính nữa chu vi hình tròn + Xác định chu vi của hình H _ HS làm bài vào vở, 2 HS làm bài vào phiếu, lớp nhận xét, thông nhất đáp án đúng(khoanh vào D) Củng cố, dặn dò: (3p) GV nhận xét tiết học. Về nhà ôn lại bài. Chính tả: (Nghe - viết) Cánh cam lạc mẹ. Các hoạt động Cách hoạt động Bài cũ: (3p) -GV đọc các từ ngữ trong đó có tiếng chứa r/gi/d -3 HS lên bảng ghi các từ cô đọc, cả lớp viết vào nháp -GV nhận xét + cho điểm. Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) Chú cánh cam bé nhỏ đi lạc mẹ.Tiếng cánh cam gọi mẹ đặc khản cả cổ trên lối mòn.Các con vật đã giúp chú tìm mẹ. Cánh cam có tìm mẹ được hay không? Bài chính tả Cánh cam lạc mẹ hôm nay cho các em biết được điều đó. Hoạt động 1: (22p) Hướng dẫn HS viết chính tả MT: Nghe viết đúng chính tả bài thơ Cánh cam lạc mẹ. ĐD: SGK PP: Nghe - viết a) Hướng dẫn chính tả -GV đọc bài chính tả 1 lượt. HS lắng nghe. H:Bài chính tả cho em biết điều gì? HS trả lời. -HS đọc lại bài ở SGK, GV nhắc: Các em chú ý cách trình bày bài thơ.Bài thơ chia thành nhiều khổ, vì vậy viết mỗi khổ các em nhớ cách ra một dòng. b) GV đọc – HS viết bài -GV đọc từng dòng thơ(mỗi dòng 2 lần), HS viết bài c) Chấm , chữa bài -GV đọc toàn bài chính tả một lượt, HS đổi chéo vở nhau tự soát lỗi. -GV chấm 8 – 10 bài, GV nhận xét chung. Hoạt động 2: (10p) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. MT: Viết đúng các tiếng chứa âm đầu r/gi/d, âm chính o/ô. ĐD: - VBT Tiếng Việt -Bút dạ + 5 phiếu đã phô tô bài tập cần làm. PP: ĐD: Động não, thảo luận, thực hành. a) Câu a -Cho 1 HS đọc yêu cầu của câu a. -GV giao việc: + Các em đọc truyện + Chọn r, d hoặc gi để điền vào chỗ trống sao cho đúng -HS làm bài vào VBT, GV phát phiếu và bút dạ cho 1 số HS làm. -Những HS làm bài trên phiếu lên dán trên bảng lớp. Lớp nhận xét. -GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng. b) Câu b -Một HS đọc câu b -GV giao việc: Chọn tiếng có âm o hoặc ô để điền vào chỗ trống. -Các bước tiếp theo hướng dẫn như bài tập a -HS trình bày kết quả, GV nhận xét , chốt lại kết quả đúng: đông, khô ,hốc, gõ, ló, trong, hồi, tròn, một. Gọi 2 HS đọc lại đoạn văn đã được điền hoàn chỉnh. Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học. -Dặn HS nhớ viết chính tả những tiếng có chứa r/gi/d hoặc o/ô; Kể lại chuyệ vui cho người thân nghe. Khoa học: Sự biến đổi hoá học (tiếp) Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: MT: Ôn lại kiến thức cũ -GV yêu cầu HS trả lời: +Sự biến đổi hoá học là gì? +Phân biệt được sự khác nhau giữa biến đổi hoá học và lí học. -GV nhận xét + ghi điểm. Bài mới: Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Trò chơi “Chứng minh vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học”. MT: HS thực hiện một số trò chơi có liên quan đến vai trò của nhiệt trong biến đổi hoá học. ĐD: Dấm hoặc chanh; giấy A 4 ; một que tăm, diêm và nến. PP: Trò chơi, thực hành. GV nêu mục tiêu yêu cầu của tiết học. Bước 1: Làm việc theo nhóm -Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình chơi trò chơi “Bức thư bí mật”. Cách tiến hành: Nhúng đầu tăm lên giấy rồi viết nội dung tuỳ theo nhóm lựa chọn lên giấy. Sau đó hơ vào nến cho khô. -HS trong nhóm thảo luận để xem hiện tượng gì xảy ra. Bước 2: Làm việc cả lớp Trong từng nhóm giới thiệu các bức thư của nhóm mình với các bạn trong nhóm khác. Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của nhiệt. Hoạt động 2: Thực hành xử lí thông tin trong SGK. MT: HS nêu được ví dụ về vai trò của ánh sáng đối với sự biến đổi hoá học. ĐD: Hình ở SGK. PP: Động não, quan sát, thực hành. Bước 1: Làm việc theo nhóm GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển nhóm mình đọc thông tin, quan sát hình vẽ, để trả lời câu hỏi: + Giải thích hiện tượng xảy ra ở hình trang 80. + Hiện tượng ở hình 81 chứng tỏ có sự biến đổi hoá học hay lí học? Bước 2: Làm việc cả lớp Đại diện 1 số nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Mỗi nhóm chỉ trả lời câu hỏi của 1 bài tập. Xác nhóm khác bổ sung. Kết luận: Sự biến đổi hoá học có thể xảy ra dưới tác dụng của ánh sáng. Củng cố, dặn dò: GV yêu cầu nhắc thế nào là biến đổi hoá học, biến đổi lí học. GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục thực hành và tìm thêm 1 số ví dụ về vai trò của của ánh sáng đối với sự biến đổi lí học. Thứ ba ngày 14 tháng 1 năm 2008 Toán: Diện tích hình tròn. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -GV chấm điểm ở VBT. GV nhận xét, bài nào nhiều em làm sai thì VG chữa. -Vài HS nhắc lại quy tắc tính chu vi hình tròn. Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) Hoạt động 1: (8p) Giới thiệu công thức tính diện tích hình tròn thông qua bán kính. MT: Giúp HS nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn. ĐD: Hình tròn. PP: Giảng giải. -GV nêu mục tiêu của tiết học. -GV nêu: Muốn tính diện tích hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi nhân với 3,14. -GV ghi bảng: S = r x r x 3,14 S là diện tích, r là bán kính. Gọi vài HS nêu lại quy tắc tính diện tích hình tròn. Hoạt động 2: (6p) Ví dụ: MT: HS áp dụng công thức tính diện tích hình tròn để tính. PP: Động não, thực hành. GV ghi bảng: tính diện tích hình tròn có bán kính 2dm. GV yêu cầu 1 HS đọc đề bài, sau đó HS thảo luận theo nhóm đôi để tính. Đại diện HS trình bày kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV kết luận và ghi bảng: Diện tích hình tròn là: 2 x 2 x 3,14 = 12,56(dm 2 ) Hoạt động 3: (18p) Thực hành MT: HS biết vận dụng quy tắc, công thức để tính diện tích hình tròn, củng cố kĩ năng làm tính nhân các số thập phân. ĐD: SGK PP: Động não, thực hành. Bài 1và bài 2: GV yêu cầu HS vận dụng công thức tính diện tích hình tròn để làm bài tập vào vở. Chú ý với trường hợp r = m 5 3 hoặc d = m 5 4 thì có thể chuyển thành các số thập phân rồi tính. 2 HS đọc kết quả bài làm của mình, lớp nhận xét. GV kết luận, thống nhất kết quả đúng. Bài 3: 1 HS đọc đề bài toán, GV giúp HS hiểu rõ đề bài: Đề bài cho biết “mặt bàn là hình tròn” và yêu cầu tính diện tích hình tròn đó. HS làm bài vào vở, GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. 1 HS lên bảng trình bày, lớp nhận xét, bổ sung. GV chốt lại kết quả đúng. GV yêu cầu HS tưởng tượng và ước lượng về kích cỡ của mặt bàn nêu trong bài toán. Củng cố, dặn dò: (3p) Vài HS nhắc lại công thức, quy tắc tính diện tích hình tròn. GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà làm bài vào VBT. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (4p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -2 HS lần lượt đọc đoạn văn đã viết ở tiết LTVC trước, chỉ rõ câu ghép trong đoạn văn, cách nối các câu ghép. Bài mới: Giới thiệu bài: (1p) Trong tiết Luyện từ và câu hôm nay, các em sẽ được tiếp tục mở rộng vốn từ Công dân. Từ đó, các em biết cách dùng những từ ngữ thuộc chủ đề công dân trong học tập và trong giao tiếp hằng ngày. Hoạt động 1: (7p) MT: HS hiểu đúng nghĩa của từ công dân. ĐD: Phiếu học tập ghi bài tập 1, VBT PP: Suy luận, động não. - 1 HS đọc yêu cầu của bài tập 1, đọc cả 3 câu a, b, c. Lớp đọc thầm. - GV giao việc: + Các em đọc thầm lại 3 câu +Khoanh tròn trước chữ a, b hoặc c ở câu em cho là đúng. -HS làm bài vào VBT, GV phát phiếu cho 2 HS làm. -2 HS làm bài trên phiếu dán lên bảng lớp, cả lớp nhận xét. GV chốt lại kết quả đúng(câu b). Hoạt động 2: (10p) Hướng dẫn HS làm bài tập 1 MT: Biết những từ có tiếng công vào nhóm từ thích hợp. ĐD: Phiếu học tập + bút dạ; từ điển Tiếng Việt. PP: Động não. -1 HS đọc yêu cầu của bài tập, cả lớp đọc thầm. -GV giao việc: Đọc kĩ lại các từ đã cho và yêu cầu của bài tập. Xếp đúng các từ đã cho vào 3 nhóm sao cho đúng. -HS làm bài, GV phát bút phiếu và bút dạ cho 2 HS làm bài(HS có thể tra từ điển để tìm nghĩa của các từ đã cho). -3 HS làm bài trên phiếu dán lên bảng lớp, lớp nhận xét. Một số HS trình bày miệng bài làm của mình. -GV nhận xét + chốt lại kết qủa đúng. Hoạt động 3: (6p) Hướng dẫn HS làm bài tập 3 MT: Giúp HS biết tìm từ đồng nghĩa với từ công dân. ĐD: VBT, từ điển Tiếng Việt. PP: Động não, thảo luận. -Một HS đọc yêu cầu của bài tập, lớp đọc thầm. -GV giao việc: Tìm nghĩa của các từ đã cho, sau đó tìm từ đồng nghĩa với từ công dân. -HS thảo luận cùng bạn, tra từ điển tìm nghĩa của các từ rồi tìm từ đồng nghĩa với từ công dân. -Cho HS trình bày kết quả, lớp nhận xét. -GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng. Hoạt động 4: (7p) Hướng dẫn HS làm bài tập 4 MT: Biết cách dùng từ từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân ĐD: VBT PP: Thảo luận -HS đọc yêu cầu của bài tập. -GV giao việc: Có thể thay thế từ công dân bằng từ đồng nghĩa khác có được không? -HS làm bài theo cặp. Đại diện cặp phát biểu ý kiến, lớp nhận xét. -GV nhận xét và chốt: Không thay thế từ công dân bằng từ đồng nghĩa khác được. Củng cố, dặn dò: (2p) -GV nhận xét tiết học -Khen những HS làm bài tốt. -Dặn HS nhớ những từ ngữ gắn với chủ điểm. Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc. Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: (5p) -HS1 nêu nội dung chính của tranh 1 và 2 câu chuyện Chiếc đồng hồ. -HS2 nêu nội dung chính của tranh 3 và 4. -GV nhận xét + cho điểm. Bài mới: Giới thiệu bài: -GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học. Hoạt động 1: (10p) Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài. MT: HS hiểu được yêu cầu của đề bài để tìm được câu chuyện mình định kể. ĐD: Bảng lớp viết đề bài. Một số sách báo có những câu chuyện về các tấm gương sống, làm việc theo pháp luật. PP: Giảng giải, thảo luận. -GV viết đề bài lên bảng. -Một HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. -GV gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài. Cụ thể: Đề bài:Kể lại một câu chuyện đẫ được nghehoặc được đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. Cho 3 HS đọc gợi ý trong SGK. Cả lớp đọc thầm lại gợi ý 1. - GV lưu ý HS:Các em nên kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc ngoài chương trình để tạo sự hứng thú, tò mò cho các bạn. -GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS ở nhà. -GV gọi một số HS lần lượt nói tên câu chuyện mình sẽ kể. Hoạt động 2: (20p) HS kể chuyện MT: HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc theo yêu cầu của hoạt động 1. Hiểu được ý nghĩa câu chuyện. Rèn kĩ năng nghe, nói của HS. ĐD: Một số câu chuyện đã chuẩn bị PP: Kể chuyện, thảo luận. -1 HS đọc lại gợi ý 2, cả lớp đọc thầm và sắp xếp câu chuyện theo gợi ý. -Cho HS kể chuyện theo nhóm: Hai em nhớ kể cho nhau câu chuyện của mình và trao đổi, thống nhất về ý nghĩa câu chuyện. -HS kể, GV theo dõi, giúp đỡ HS. -Đại diện các nhóm lên thi kể + nói về ý nghĩa câu chuyện. -Lớp nhận xét. -GV nhận xét + khen những HS chọn được câu chuyện đúng yêu cầu của đề bài và kể hay, nêu đúng ý nghĩa. Củng cố, dặn dò: (2p) - GV nhận xét tiết học. - Dặn những HS kể chưa tốt về nhà luyện kể thêm. - Dặn HS đọc trước yêu cầu của tiết Kể chuyện của tuần 21. Luyện Tiếng Việt: Dựng đoạn mở bài, kết bài. Các hoạt động Cách tiến hành Hoạt động 1: (5p) MT: Ôn lại kiến thức cũ -GV yêu cầu HS cho biết có mấy kiểu mở bài, kết bài. -GV kiểm trabài làm ở nhà của HS viết chưa đạt ở 2 tiết trước. -Gọi vài HS đọc lại đoạn mở bài, kết bài về nhà làm lại. Hoạt động 2: (16p) Hướng dẫn HS dựng đoạn mở bài. MT: HS tự nghĩ ra một đề rồi viết đoạn mở bài theo kiểu trực tiếp hoặc gián tiếp cho đề đó; Rèn tính tư duy. ĐD: Giấy cỡ lớn + bút dạ PP: Động não, thực hành. -HS suy nghĩ chọn cho mình một đề bài tả người hoặc tả cảnh. Gọi vài HS đọc đề của mình. -HS nào yếu không nghĩ ra cho mình được một đề thì có thể chọn đề của bạn để làm. -HS làm bài, GV theo dõi, giúp đỡ HS. -GV phát giấy cỡ lớn và bút dạ cho 2 HS làm bài vào giấy. -HS làm bài vào giấy dán lên bảng lớp và trình bày (cả đề bàibài làm, cho biết MB được viết theo kiểu nào) -Cả lớp nhận xét, bổ sung. -Gọi vài HS đọc bài làm của mình. -GV nhận xét, khen những bài làm hay. Hoạt động 3: (15p) Hướng dẫn HS dựng đoạn kết bài. MT: Viết đoạn kết bài theo kiểu mở rộng hoặc khong mở rộng cho đề bài đã nghĩ ở hoạt động 2. ĐD: Giấy cỡ lớn + bút dạ. PP: Động não, thực hành. -GV giao nhiệm vụ: Dựa vào đề bài các em đã làm ở hoạt động 2, hãy viết đoạn kết bài mở rộng hoặc không mở rộng (khuyến khích HS viết cả 2 kiểu) -HS làm bài. -GV phát giấy và bút dạ cho 2 HS làm, rồi theo dõi, giúp đỡ các em yếu. -HS làm bài trên giấy dán lên bảng lớp, rồi trình bày. -Lớp nhận xét. -Gọi vài HS đọc bài làm của mình. -GV nhận xét, khen những HS có bài làm tốt. Củng cố, dặn dò: (3p) -Gọi vài HS đọc đoạn MB và KB bài làm của mình. -GV nhận xét tiết học. -Yêu cầu những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại. -Dặn HS về nhà đọc trước và chuẩn bị cho tiết kiểm tra viết của Tuần 20. Luyện toán: Luyện tập Các hoạt động Cách tiến hành Hoạt động 1: (5p) Bài cũ MT: Ôn lại kiến thức cũ Tìm bán kính, đường kính từ công thức tính chu vi hình tròn. -Gọi HS nhắc lại công thức tính chu vi, diện tích hình tròn. -GV yêu cầu HS tính chu vi và diện tích hình tròn biết đường kính 6cm. -Cả lớp làm bài vào nháp, mời 1 HS lên bảng làm, lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. GV nhận xét, thống nhất cách giải. -GV yêu cầu vài HS nhắc lại công thức tính đường kính, bán kính từ công thức tính chu vi hình tròn. Hoạt động 2: (15p) Hướng dẫn HS làm bài ở VBT MT: Áp dụng công thức tính diện tích để làm bài tập. -Củng cố kỹ năng nhân, chia số thập phân. ĐD: VBT PP: Động não, thực hành. -HS làm bài ở VBT -GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. -Gọi 3 HS lần lượt đọc kết quả của 3 bài tập. -Cả lớp theo dõi, nhận xét bài làm của bạn. -GV chấm bài một số em. -Bài nào nhiều em làm sai thì cho các em chữa lại bài. Hoạt động 3: (12p) Bài tập nâng cao dành cho HS khá giỏi. MT: Nhằm phát huy tính sáng tạo, ham mê học toán cho các em. ĐD: Chuẩn bị một số bài tập. PP: Động não, thực hành. -GV giao nhiệm vụ: Em nào chưa hoàn thành bài ở VBT thì tiếp tục làm.Em nào đã hoàn thành bài thì làm một số bài tập sau. -GV ghi đề bài lên bảng: Bài 1.a.Tính đường kính hình tròn có chu vi là 18,84m. b.Tính bán kính hình tròn có chu vi là 25,12m. Bài 2. Bánh xe bé của 1 máy kéo có bán kính 0,5m. Bánh xe lớn của máy kéo đó có bán kính 1m. Hỏi khi bánh xe bé lăn được 10 vòng thì bánh xe lớn lăn được mấy vòng? Bài 3. Tính diện tích hình tròn có chu vi là 12,56cm. -HS làm bài ,GV theo dõi, giúp đỡ HS. -GV chấm chữa bài: Bài nào nhiều em lúng túng thì GV gợi ý, hướng dẫn. Củng cố, dặn dò: (4p) Cho HS nhắc lại quy tắc, công thức tính chu vi, diện tích hình tròn. Biết tính bán kính, đường kính từ công thức tính chi vi hình tròn. Dặn HS về nhà ôn lại bài. [...]... sau: Thời gian Các sự kiện lịch sử tiêu biểu Các năm cuối 19 4 5- 1 954 1 9-1 2-1 946 2 0-1 2-1 946 2 0-1 2-1 946 đến 2-1 947 Thu đông 1947 Thu đông 1 950 16 đến 18 - 91 950 Tháng 2-1 951 -1 -5 - 1 952 3 0-3 -1 954 đến 7 -5 - 1 954 Đẩy lùi “giặc đói, giặc dốt” TƯ Đảng và Chính phủ phát động phong trào toàn quốc kháng chiến Đài Tiếng nói VN phát lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ Cả nước đồng loạt nổ súng chiến đấu, tiêu... 2 Hoạt động 3: (8p) -GV phát phiếu học tập đã chuẩn bị câu hỏi liên quan đến Đánh giá kết quả học tập bài học MT: Đánh giá kết quả hoạt -HS thảo luận theo nhóm động học tập -GV nêu đáp án bài tập Các nhóm đối chiếu với đáp án ĐD:Phiếu đánh giá kết quả học để tự đánh giá kết quả học tập của nhóm mình tập -Các nhóm báo cáo kết quả tự đánh giá GV nhận xét, PP: Động não, thảo luận đánh giá kết quả học... trên - HS làm bài GV treo bảng phụ, mời 1 HS lên bảng làm -HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng -GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng c) Bài tập 3: Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 3 -GV giao việc: Chỉ rõ cách nối các vế câu trong 3 câu trên có gì khác nhau -HS làm bài + trình bày kết quả -Lớp nhận xét, GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng Hoạt động 2: (3p) -Cho 3 HS đọc nội dung phần ghi nhớ trong SGK, lớp. .. hành -Cho hs làm lại bài tập 2, 3 của tiết Luyện từ và câu trước -GV nhận xét + cho điểm -GV nêu mục tiêu, yêu cầu của tiết học a) Bài tập 1: Một HS đọc yêu cầu của bài tập 1+đọc đoạn trích GV giao việc: -Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn -Tìm các câu ghép trong đoạn văn HS làm bài vào VBT Một số HS trình bày kết quả, lớp nhận xét GV nhận xét chốt lại kết quả đúng b) Bài tập 2: Một HS đọc yêu cầu của bài. .. (8p) -Một HS đọc đề bài toán Hướng dẫn HS làm bài tập 1 -GV cho HS quan sát hình và hỏi: Bài toán yêu cầu các MT: Giúp HS củng cố kỹ năng em tính gì? tính chu vi hình tròn; Rèn kỹ -HS thảo luận và nêu được nhận xét: Độ dài của sợi dây nă nhân số thập phân thép chính là tổng chu vi của các hình tròn có bán kính PP: Động não, thực hành 7cm và 10cm -HS tự làm bài, 1 bạn làm bài vào bảng nhóm HS nhận xét bài. .. xét, dặn dò: (2p) -Nhận xét tinh thần thái độ và kết quả học tập của HS -Hdẫn HS đọc trước bài “Vệ sinh phòng bệnh cho gà” Toán: Thứ năm ngày 17 tháng 1 năm 200 8 Luyện tập chung Các hoat động Bài cũ: (5p) MT: Ôn lai kiến thức cũ Cách tiến hành -GV chấm điểm ở VBT -Vài HS nhắc lại công thức tính chu vi và diện tích hình tròn Từ đó rút ra công thức tính đường kính, bán kính Giới thiệu bài (1p) GV nêu mục... Ôn tập Các hoạt động Bài cũ: (5p) MT: Ôn lại kiến thức cũ Giới thiệu bài: (1p) Hoạt động 1: (10p) Lập bảng các sự kiện tiêu biểu từ năm 19 45 - 1 954 MT: HS lập được bảng thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 19 45 1 954 dựa theo nội dung các bài học Tóm tắt được các sự kiện tiêu biểu trong giai đoạn đó ĐD: Bản đồ hành chính Việt Nam; Tranh minh hoạ các bài trong SGK từ bài 12 - 17; Lược đồ các chiến... ý thức tập thể -GV nhận xét tiết học - Dặn chuẩn bị bài TLV tiết sau Toán: Giới thiệu biểu đồ hình quạt Các hoạt động Bài cũ: (5p) Cách tiến hành GV chấm điểm ở VBT Vài HS nhắc lại công thức tính chu vi và diện tích hình tròn Bài mới: -Cho HS nhắc lại các biểu đồ các em đã được học Giới thiệu bài: (1p) -GV: Hôm nay cô sẽ giới thiệu với các em biểu đồ mới: Biểu đồ hình quạt Bài mới: -GV treo biểu đồ... hương và các bài thơ, bài hát, điệu múa, đã chuẩn bị -Cả lớp trao đổi về ý nghĩa của các bài thơ, bài hát, -GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với khả năng Địa lí: Châu Á (tiếp) Các hoạt động Cách tiến hành Bài cũ: -GV yêu cầu HS nêu các châu lục và đại dương tiếp giáp MT: Ôn lại kiến thức cũ châu Á -So sánh diện tích châu Á so với các châu lục khác -GV nhận... để -Lớp nhận xét; GV nhận xét + chốt lại kết quả đúng nối các vế câu ghép b )Bài tập 2: Cho HS đọc yêu cầu của bài tập ĐD: VBT Tiếng Việt -GV giao việc: Đọc đoạn trích và khôi phục lại những từ Một số tờ giấy khổ to đã phô đã bị lược đi, giải thích vì sao tác giả lược các từ đó tô các bài tập -HS làm bài GV dán lên bảng phiếu ghi đoạn văn có từ PP: Động não, thực hành bị lược, mời 1 HS lên bảng làm -Lớp . Bắc - “Mồ chôn giặc Pháp” Thu đông 1 950 16 đến 18 - 9- 1 950 Chiến dịch Biên giới. Trận Đông Khê-gương chiến đấu dũng cảm của La Văn Cầu Tháng 2-1 951 -1 -5 - 1 952 . của Đảng đề ra nhiệm vụ cho kháng chiến. -Khai mạc Đại hội Chiến sĩthi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc. 3 0-3 -1 954 đến 7 -5 - 1 954 Chiến dịch ĐBP toàn thắng.

Ngày đăng: 29/11/2013, 02:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w