1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quyền của trẻ em khuyết tật ở tỉnh Quảng Bình

26 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 578,61 KB

Nội dung

Nghiên cứu này giúp nâng cao hiểu biết của các thành viên trong xã hội về thực trạng quyền trẻ em khuyết tật tại Quảng Bình, qua đó giúp cộng đồng nhận thức đúng đắn về hoạt động an sinh xã hội cụ thể cho đối tượng trẻ em khuyết tật Quảng Bình, thúc đẩy các cơ quan ban ngành có thẩm quyền tại Quảng Bình thực thi các chính sách về quyền trẻ em khuyết tật một cách tốt nhất;kêu gọi giúp đỡ, tài trợ từ cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, qua đó giúp trẻ em khuyết tật có cơ hội hòa nhập cuộc sống.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ

THỪA THIÊN HUẾ- NĂM 2018

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.TRẦN THỊ DIỆU OANH

Số : 201 –Đường Phan Bội Châu – Thành phố Huế

Thời gian : vào hồi giờ tháng năm 2018

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia

Trang 3

có thể phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần Hơn nữa, trẻ em rất cần được quan tâm, dạy dỗ và giáo dục vì tâm sinh lý các

em chưa hoàn thiện, nhân cách chưa được định hình rõ ràng và đầy

đủ Hơn ai hết, đây là đối tượng dễ bị tổn thương và cần được bảo vệ Trong đó, trẻ em khuyết tật là đối tượng cần được quan tâm hơn, vì những thiếu thốn và thiệt thòi mà các em phải gánh chịu

Sau khi tham gia ký kết các điều ước quốc tế về quyền con người nói chung và quyền trẻ em nói riêng, đặc biệt là Công ước về Quyền của trẻ em năm 1989 và Công ước về Quyền của người khuyết tật năm 2006 của Liên hợp quốc, Việt Nam đã tích cực nội luật hóa các quy định của hệ thống pháp luật quốc tế về quyền của trẻ em khuyết tật vào trong hệ thống pháp luật quốc gia, đồng thời đẩy mạnh triển khai, thực thi chính sách bảo đảm quyền trẻ em khuyết tật Theo quy định tại Lời nói đầu của Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật rằng thừa nhận rằng trẻ khuyết tật cần được hưởng đầy đủ các quyền và tự do cơ bản của con người một cách bình đẳng với các trẻ em khác, pháp luật Việt Nam quy định trẻ

em khuyết tật ở nước ta được hưởng các quyền cơ bản như những trẻ

em khác Không những thế, xuất phát từ những đặc điểm về tình trạng khuyết tật, các em còn được hưởng các chính sách ưu đãi nhằm

bù đắp những thiệt thòi mà các em phải gánh chịu vì những lý do khác nhau, nhằm bảo đảm cho các em được bình đẳng và được đối

xử như mọi công dân trong xã hội

Tuy nhiên trên thực tế, trẻ em khuyết gặp rất nhiều khó khăn

Trang 4

2

trong cuộc sống: học tập, vui chơi, kỳ thị Những khó khăn đó tác động qua lại lẫn nhau, là nguyên nhân và kết quả của nhau do vậy chúng tạo thành một vòng luẩn quẩn cho trẻ em khuyết tật Tâm lý của trẻ em khuyết tật là mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân mình so với những đứa trẻ bình thường khác Các em rất nhạy cảm hay mặc cảm ngoại hình, không muốn vươn lên, vượt qua và hòa nhập Trong

đó, sự phân biệt đối xử của cộng đồng là nguyên nhân chính làm cản trở trẻ em khuyết tật có cuộc sống tốt đẹp Cản trở lớn nhất với trẻ

em khuyết tật là sự kỳ thị, đặc biệt là sự kỳ thị từ chính những người thân của mình Nó là rào cản vô hình làm cho trẻ khuyết tật ngày càng bị đẩy xa hơn cuộc sống đời thường Bên cạnh đó, trẻ em khuyết tật còn có nguy cơ bị bạo hành, ngược đãi, bóc lột, bị đối xử

vô trách nhiệm, trong khi đó việc tiếp cận với sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp còn hạn chế Theo kết quả nghiên cứu trẻ em khuyết tật

có nguy cơ trở thành nạn nhân của bạo lực cao gấp 3-4 lần, nguy cơ bạo hành về thể chất cao hơn 3,6 lần, nguy cơ bạo hành về tình dục cao hơn 2,9 lần so với trẻ không khuyết tật Có thể thấy, trẻ em khuyết tật thực sự phải đối diện với rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, phải vượt qua rất nhiều rào cản để có cơ hội được hòa nhập và được hưởng trọn vẹn những quyền vốn có của mình Trẻ em khuyết tật là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất, dễ bị tổn thương nhất và là đối tượng yếu thế nhất trong xã hội Với những trở ngại mà trẻ khuyết tật đang phải đối diện, trẻ khuyết tật rất cần được thái độ tôn trọng, không kỳ thị của mọi người để có thể tự tin và vui sống hơn; được quan tâm, chia sẻ và được bảo vệ bởi sự chung tay của toàn xã hội

Trong thời gian qua, quyền trẻ em khuyết tật tại Quảng Bình

đã được sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức

xã hội và cộng đồng Tuy nhiên vẫn còn một số quyền của trẻ khuyết tật nhưng chưa được thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả Đây là vấn đề mang tính thời sự chính trị và nhân văn sâu sắc trong xã hội hiện nay song sự quan tâm của cộng đồng vẫn còn hạn chế Nhằm nghiên cứu làm rõ thực trạng quyền trẻ em khuyết tật ở Quảng Bình,

Trang 5

3

từ đó đề xuất những biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em khuyết tật tại Quảng Bình đồng thời giúp trẻ em khuyết tật nhận thức đầy đủ về quyền của mình, xoá bỏ những mặc cảm trong cuộc sống, vươn lên khẳng định mình và hòa nhập với cộng đồng, tác giả chọn vấn đề "Quyền của trẻ em khuyết tật ở tỉnh Quảng Bình" làm đề tài luận văn thạc sỹ Nghiên cứu này giúp nâng cao nhận thức về quyền của trẻ em khuyết tật, trách nhiệm của mỗi người và xã hội trong việc bảo đảm quyền trẻ em khuyết tật nói chung và quyền trẻ em khuyết tật ở Quảng Bình nói riêng

2 Tình hình nghiên cứu

Ở Việt Nam, đề tài quyền của người khuyết tật là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu, nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức liên chính phủ, tổ chức phi chính phủ quan tâm Tuy nhiên, nghiên cứu về trẻ em khuyết tật, đặc biệt là quyền về trẻ em khuyết tật chưa nhiều và chưa thực sự nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu

Ở nước ta, trong những năm qua, có một số công trình liên quan nghiên cứu về Quyền của người khuyết tật, tiêu biểu như sau:

Về đề tài nghiên cứu khoa học có đề tài “Hoàn thiện pháp luật về đảm bảo quyền của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương” của Hoàng Thị Kim Quế thực hiện năm 2010

Về sách có “Luật Quốc tế về quyền của các nhóm người dễ

bị tổn thương” của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2011; sách “Bảo trợ xã hội cho những nhóm người thiệt thòi ở Việt Nam” của nhóm tác giả Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hồng, Lê Hoài Trung, Robert Leroy Bach xuất bản năm

Trang 6

Những đề tài trên đã có những đóng góp lớn cho việc nghiên cứu và thực hiện quyền trẻ em khuyết tật tại Việt Nam Tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nghiên cứu nào về quyền trẻ em khuyết tật tại Quảng Bình Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề quyền của trẻ em khuyết tật ở Quảng Bình trong thời điểm hiện tại là hết sức cần thiết

cả về lý luận và thực tiễn Đề tài sẽ góp phần làm phong phú hơn nguồn tài liệu về lĩnh vực này, đồng thời, bổ sung thêm kiến thức về bảo đảm quyền của người khuyết tật nói chung và của trẻ em khuyết tật nói riêng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về quyền và bảo đảm quyền trẻ em khuyết tật Tìm hiểu thực trạng quyền trẻ em khuyết tật tại Quảng Bình và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng

đó Từ đó đề xuất những biện pháp khả thi nhằm bảo đảm tốt nhất những quyền cơ bản của trẻ em khuyết tật tại Quảng Bình

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:

Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền và bảo đảm quyền trẻ em khuyết tật

Nghiên cứu thực trạng quyền trẻ em khuyết tật tại Quảng Bình và những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó

Đề ra các giải pháp khả thi nhằm bảo đảm tốt nhất những quyền cơ bản của trẻ em khuyết tật tại Quảng Bình

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Quyền của trẻ em khuyết tật

Phạm vi nghiên cứu:

Trang 7

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chung: Đề tài sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin; Các nguyên tắc nền tảng của luật nhân quyền quốc tế; Các quan điểm về quyền của người khuyết tật nói chung và của trẻ em khuyết tật nói riêng ở Việt Nam và trên thế giới

Phương pháp nghiên cứu riêng: phân tích, tổng hợp, xã hội học, thống kê, so sánh, đánh giá… để làm sáng tỏ các vấn đề liên quan, đồng thời học hỏi kinh nghiệm thực tiễn của các nhà nghiên cứu về vấn đề quyền của trẻ em khuyết tật

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Nghiên cứu này giúp nâng cao hiểu biết của các thành viên trong xã hội về thực trạng quyền trẻ em khuyết tật tại Quảng Bình, qua đó giúp cộng đồng nhận thức đúng đắn về hoạt động an sinh xã hội cụ thể cho đối tượng trẻ em khuyết tật Quảng Bình, thúc đẩy các

cơ quan ban ngành có thẩm quyền tại Quảng Bình thực thi các chính sách về quyền trẻ em khuyết tật một cách tốt nhất; kêu gọi giúp đỡ, tài trợ từ cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước, qua đó giúp trẻ em khuyết tật có cơ hội hòa nhập cuộc sống

Đề tài khoa học khi hoàn thiện sẽ là một sản phẩm có giá trị

về cả lý luận và thực tiễn Đề tài có thể áp dụng được trong nhiều lĩnh vực của xã hội như giáo dục, an sinh xã hội làm tiền đề cho nhiều nghiên cứu khác có mục đích tương tự Các trung tâm trẻ em khuyết tật ở tỉnh Quảng Bình và những nơi có điều kiện tương tự cũng như chính quyền địa phương có thể tham khảo để tổ chức các hoạt động bảo đảm cũng như góp phần thực hiện chính sách bảo đảm quyền cho trẻ em khuyết tật

Trang 9

em Trên cơ sở quy định của Công ước, Việt Nam đã tiến hành nội luật hóa các quy định của Công ước về quyền trẻ em trong các văn bản pháp luật quốc gia về quyền trẻ em, trong đó có khái niệm về trẻ

em Theo quy định tại Điều 1 Luật trẻ em năm 2017 quy định: “Trẻ

em là người dưới 16 tuổi” Như vậy, quy định về độ tuổi được coi là trẻ em trong pháp luật nước ta thấp hơn 2 tuổi so với quy định trong Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em Tuy nhiên, đây không bị coi là trái với CRC vì Điều 1 Công ước này cho phép các quốc gia thành viên quy định độ tuổi được coi là trẻ em thấp hơn 18 tuổi 1.1.2 Khái niệm trẻ em khuyết tật

Công ước nhân quyền đầu tiên của thế kỷ thứ 21, Công ước

về Quyền của Người khuyết tật (CRPD), đã được Liên hợp quốc thông qua vào ngày 13-12-2006 và có hiệu lực từ ngày 4 tháng 5 năm 2008 Bằng việc ký kết CRPD, Chính phủ Việt Nam đã khẳng định cam kết của mình là đưa luật pháp và tập quán quốc gia phù hợp với Công ước quốc tế về người trong công tác chuẩn bị đệ trình CRPD cho Quốc hội để phê chuẩn Luật Người khuyết tật được ban hành là một trong những minh chứng cho nỗ lực thực hiện cam kết của Việt Nam Tại khoản 1, Điều 2, Luật Người khuyết tật 2010 khẳng định khái niệm người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một

Trang 10

8

hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn

Như vậy, trên cơ sở khái niệm về người khuyết tật nói chung thì có thể thấy trẻ em khuyết tật cũng được coi là người khuyết tật nhưng hẹp hơn khái niệm về người khuyết tật vì bị giới hạn ở độ tuổi dưới 16 và được coi là đối tượng thiệt thòi nhất Từ đó có thể đưa ra khái niệm trẻ em khuyết tật là những người từ 0 đến 16 tuổi bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn

1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật ở trẻ

1.1.3.1 Nguyên nhân do môi trường sống

1.1.3.2 Nguyên nhân do xã hội

1.1.3.3 Nguyên nhân bẩm sinh

1.1.3.4 Các nguyên nhân khác

1.1.4 Phân loại trẻ em khuyết tật

Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể và riêng biệt về trẻ em khuyết tật, vì vậy căn cứ vào những quy định về người khuyết tật, cụ thể dựa vào quy định tại Nghị định 28/2012/NĐ-

CP ngày 10 tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật 2010, có thể phân loại trẻ

em khuyết tật như sau:

- Căn cứ vào dạng khuyết tật, có thể phân thành năm loại

- Căn cứ vào mức độ khuyết tật có thể phân thành ba loại 1.2 Quyền của trẻ em khuyết tật

1.2.1 Khái niệm quyền của trẻ em khuyết tật

Thuật ngữ quyền trong tiếng anh được gọi là “Right” có nguồn gốc từ tiếng Latin là RECTUS (có nghĩa là Ruled-quy tắc) Và trong ngữ hệ Ấn-Âu có nghĩa là việc miêu tả sự di chuyển theo một đường thẳng Điều này cũng có thể hiểu quyền ở đây có nghĩa là những chuẩn mực không thể thay thế được

Trang 11

9

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, quyền là “cái mà luật pháp, xã hội, phong tục hay lẽ phải cho phép được hưởng thụ, được vận dụng, được thực hành và nếu thiếu thì được phép yêu cầu để có đầy đủ, nếu

bị tước đoạt có thể đòi hỏi để giành lại” Như vậy, khái niệm Quyền chủ yếu liên quan đến việc hành động, cụ thể là tự do hành động Theo đó, một người được phép làm những việc trong khuôn khổ nhất định mà không bị cưỡng ép, áp đặt, và không ai được vi phạm vào các quyền đó Việc làm rõ khái niệm quyền là cơ sở để xác định các vấn đề có liên quan dựa trên quyền

1.2.2 Các quyền của trẻ em khuyết tật

Xét theo tình hình thực tế ở Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng, nhóm chúng tôi chỉ đề cập đến 5 quyền mà trẻ em khuyết tật chưa được bảo vệ đầy đủ nhất Trong pháp luật Việt Nam quy định tên các quyền của trẻ em khuyết tật cũng có sự thay đổi so với Công ước quốc tế nên trong đề tài này chúng tôi sử dụng tên các quyền theo pháp luật Việt Nam quy định Năm quyền của trẻ em khuyết tật được chúng tôi nghiên cứu bao gồm: Quyền được giáo dục; Quyền được hưởng bảo trợ xã hội; Quyền được chăm sóc sức khỏe; Quyền được tham gia văn hóa, thể thao, giải trí; Quyền được tiếp cận cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng

1.2.2.1 Quyền được giáo dục

1.2.2.2 Quyền được hưởng bảo trợ xã hội

1.2.2.3 Quyền được chăm sóc sức khỏe

1.2.2.4 Quyền được tham gia hoạt động văn hóa, thể thao,

du lịch

1.2.2.5 Quyền tiếp cận cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng 1.3 Cơ sở pháp lý về quyền của trẻ em khuyết tật

1.3.1 Pháp luật quốc tế về quyền của trẻ em khuyết tật

Quyền của trẻ em khuyết tật được quy định tại Công ước quốc

tế về quyền trẻ em và Công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật.1.3.2 Pháp luật quốc gia về quyền của trẻ em khuyết tật

Quyền của trẻ em khuyết tật được quy định tại Hiến pháp năm

2013, Luật Người khuyết tật năm 2010 và Luật trẻ em năm 2017

Trang 12

10

1.4 Các bảo đảm quyền của trẻ em khuyết tật

1.4.1 Bảo đảm bằng pháp lý về quyền trẻ em khuyết tật

Bảo đảm về pháp lý là một trong những bảo đảm quan trọng nhằm quy định các quyền của trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nói chung

và quyền của trẻ em khuyết tật nói riêng trong các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và từ đó tạo cơ sở pháp lý để các quyền đó

có khả năng thực hiện trong thực tế

1.4.2 Bảo đảm bằng chính trị về quyền trẻ em khuyết tật

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn có quan điểm và chính sách nhất quán về quyền trẻ em Theo đó, công tác bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng được coi

là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương, là một vấn đề ưu tiên trong mọi chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

1.4.3 Bảo đảm bằng tư tưởng về quyền trẻ em trẻ em khuyết tật

Trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, phát huy truyền thống nhân ái của dân tộc, Đảng, Nhà nước và xã hội luôn quan tâm chăm sóc và giúp đỡ những người yếu thế trong xã hội, trong đó có trẻ em khuyết tật Điều này thể hiện thông qua những chủ trương, chính sách của Đảng, hệ thống pháp luật của Nhà nước, sự tham gia chung tay của toàn xã hội, của cộng đồng đối với việc chăm sóc và bảo vệ các quyền của trẻ em khuyết tật

1.4.4 Bảo đảm bằng kinh tế về quyền trẻ em khuyết tật

Bảo đảm về kinh tế là nội dung Nhà nước rất quan tâm nhằm đưa các quyền của trẻ em khuyết tật được thực hiện trong đời sống thực tiễn Từ những chính sách mang tính tổng quan, Nhà nước sẽ triển khai các chính sách cụ thể về người khuyết tật nói chung và trẻ

em khuyết tật nói riêng, nhằm thực hiện mục tiêu chính sách kinh tế

và chính sách xã hội của đất nước, trên cơ sở đó quyền của trẻ em khuyết tật được bảo đảm trong thực tế

Trang 13

11

1.4.5 Bảo đảm bằng văn hóa xã hội về quyền trẻ em khuyết tật

Truyền thống văn hóa Việt Nam luôn hướng đến xây dựng nền văn hóa mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc trong đó đề cao tinh thần đoàn kết, chia sẻ và “tương thân tương ái” Hiện nay, chăm lo cho trẻ em khuyết tật vừa là đạo lý, vừa là trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho trẻ khuyết tật, cần phải đảm bảo quyền và lợi ích của trẻ khuyết tật, thể hiện cam kết phân biệt đối xử

Tiểu kết chương 1 Trong chương 1, tác giả đã trình bày khái quát cơ sở lý luận

và cơ sở pháp lý về quyền của trẻ em khuyết tật bao gồm những vấn

đề như: khái niệm trẻ em, trẻ em khuyết tật, quyền của trẻ em khuyết tật Việc xác định các khái niệm trên là tiền đề để tác giả phân tích và đánh giá thực trạng thực hiện các quyền của trẻ em khuyết tật

Trên cơ sở nghiên cứu các nguyên nhân dẫn đến tình trạng khuyết tật của trẻ em và phân loại trẻ em khuyết tật có ý nghĩa quan trọng trong việc phân tích tình tình trẻ em khuyết tật cũng như đưa ra nhận định về việc thực hiện các chính sách của Nhà nước về quyền của trẻ em khuyết tật Bên cạnh đó, thông qua việc đưa ra các quy định của pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế về quyền của trẻ em khuyết tật, tác giả đã định hướng nội dung cơ bản về bảo đảm thực hiện quyền của trẻ em khuyết tật trong thực tế, từ đó góp phần triển khai thực hiện tốt hơn các quyền của trẻ em khuyết tật, giúp các em vươn lên hòa nhập cộng đồng

Ngày đăng: 09/05/2021, 08:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w