Tóm lại, từ thông tin thu được của cuộc nghiên cứu đã cho thấy có một xu hướng, dù chưa được định hình rõ ràng, là sinh viên Xã hội học đang tham gia NCKH cấp khoa/trường với một hướng đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: XÃ HỘI HỌC
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2010 Tên công trình:
HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN KHOA XÃ HỘI HỌC _ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ
HỘI VÀ NHÂN VĂN TP HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện:
Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2011
Trang 2SV : Sinh viên
NCKHSV : Nghiên cứu khoa học sinh viên
VH & NN : Văn học và Ngôn ngữ
ĐH KHXH & NV TP.HCM : Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn thành phố Hồ Chí
Minh ĐTB : Điểm trung bình
ĐLC : Độ lệch chuẩn
Trang 3TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1
PHẦN MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 13
1.1 Lý thuyết áp dụng 13
1.2 Cơ sở lí luận 14
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21
2.1 Tổng quan về khoa Xã hội học 21
2.2 Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Xã hội học_trường ĐH KHXH&NV TP HCM 22
2.3 Nhận xét về hoạt động NCKH của sinh viên khoa Xã hội học, Văn học và Ngôn ngữ và Đông phương học 46
CHƯƠNG 3: NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG NCKH CỦA SV 66
3.1 Những yếu tố khách quan 67
3.2 Những yếu tố chủ quan 74
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC 79
Trang 4TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Trong môi trường đại học, đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ cơ bản,
có sự gắn bó chặt chẽ với nhau trong hoạt động đào tạo của bất kỳ một trường nói chung,
và các khoa trong trường đó nói riêng Nếu không có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động NCKH chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo
Khoa Xã Hội Học (XHH) là một khoa trong số các khoa của trường ĐH KHXH&NV tp.HCM hiện nay Tuy là một bộ môn khoa học còn trẻ tuổi trong nền giáo dục đại học của Việt Nam, bằng những đóng góp thiết thực đối với sự phát triển của xã hội, XHH đang từng bước khẳng định vị trí không thể thiếu của mình trong sự phát triển của xã hội hiện nay
Trong thời gian trở lại đây do nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau, hoạt động NCKH_đặc biệt là NCKH của sinh viên trong khoa chưa đạt được hiệu quả so với thời gian trước đó Vậy thực trạng hoạt động NCKH của sinh viên trong khoa đang diễn
ra như thế nào? Những yếu tố nào tác động đến hoạt động NCKH của sinh viên nói chung và sinh viên khoa XHH nói riêng
Với mục tiêu chính của đề tài là tìm hiểu hoạt động NCKHSV của khoa XHH_ trường ĐH Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn Tp HCM trên cơ sở so sánh với hoạt động NCKH của SV khoa VH&NN và Đông phương học; và so sánh giữa sinh viên các năm của khoa XHH Từ đó, đề xuất một số ý kiến mang tính kiến nghị để hoạt động nghiên cứu khoa học trong khoa ngày càng phát triển
Trong đề tài này lý thuyết sự lựa chọn hợp lý là lý thuyết được sử dụng xuyên xuốt trong đề tài Ngoài ra, nghiên cứu này còn vận dụng lý thuyết hành động xã hội theo mục đích của Max Webber
Về phương pháp nghiên cứu, đề tài kết hợp sử dụng phương pháp thu thập thông tin định tính (phương pháp phân tích tư liệu sẵn có, phương pháp phỏng vấn sâu) và phương pháp thu thập thông tin định lượng (phương pháp điều tra bằng bảng hỏi)
Trang 5Với 260 bảng hỏi phát ra để thu thập thông tin của SV ba khoa: Xã hội học, VH&NN, Đông phương học (sinh viên chưa tham gia NCKHSV, đang tham gia và đã tham gia) nhằm lấy ý kiến của sinh viên về hoạt động NKCHSV hiện nay, bao gồm: quan niệm, nhận thức về vai trò, lợi ích,…, nguyên nhân tham gia NCKH cấp khoa/trường, đồng thời tìm hiểu và phân tích những yếu tố tác động đến hoạt động NCKH của SV hiện nay Nội dung cụ thể:
+ Về nhận thức về hoạt động NCKH của SV, có sự khác nhau trong cách nhận diện những loại hình NCKH trong sinh viên nhưng hầu hết tất cả sinh viên có quan niệm đúng
đắn về hoạt động này khi đồng ý rằng hoạt động NCKH trong sinh viên là hoạt động rất cần thiết, nhằm mở rộng kiến thức và rèn luyện kỹ năng NCKH cho sinh viên Đa số các
bạn sinh viên nhận định rằng hoạt dộng NCKH trong sinh viên có vai trò từ quan trọng đến rất quan trọng đối với hoạt động học tập của sinh viên ở trường đại học
+ Về thực trạng tham gia NCKH cấp khoa/trường: Nhìn chung số lượng sinh viên tham gia NCKH cấp khoa/trường của mỗi khoa/tổng số sinh viên mỗi khoa vẫn còn thấp, thường tập trung ở năm ba và năm tư là chính Đối với khoa XHH, do so lượng thành viên trong mỗi đề tài nghiên cứu có xu hướng tập hợp lại từ 3-5 thành viên trong nhóm
Ở hai khoa kia, tỉ lệ sinh viên thường có xu hướng thích nghiên cứu cá nhân cao hơn + Về loại hình – nội dung NCKHSV: Hoạt động NCKH trong sinh viên trường
ĐHKHXH&NV có nhiều loại hình và nội dung nghiên cứu khá đa dạng Công trình NCKH các cấp (khoa/trường) và tiểu luận môn học được xem là loại hình chính được
nhiều sinh viên đồng ý là NCKHSV Nội dung nghiên cứu của sinh viên cũng khá đa dạng, trong đó văn hóa và lao động-việc làm là hai trong số nhiều nội dung khác nhau được sinh viên lựa chọn nghiên cứu với nhiều hướng nghiên cứu khác nhau tùy vào mục đích nghiên cứu của mình Khác với hai khoa VH&NN, Đông phương học, hướng nghiên cứu
tiêu biểu nhất của sinh viên khoa XHH là những nghiên cứu tìm hiểu thực trạng một vấn
đề, một hoạt động, nguyên nhân là vì hướng nghiên cứu này phù hợp với nhu cầu thực tiễn
+ Về phương pháp NCKHSV: phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu sẵn có
được SV sử dụng nhiều nhất khi tham gia hoạt động NCKH và cũng được đánh giá là phương pháp hiệu quả nhất với ĐTB =1.3 Đối với khoa XHH, phương pháp thu thập
Trang 6thông tin được sử dụng nhiểu và mang lại hiệu quả cho đề tài nghiên cứu được sinh viên đánh giá cao là tổng hợp và phân tích tài liệu sẵn có, phỏng vấn sâu và điều tra bằng bảng hỏi
+ Về nguyên nhân tham gia NCKH cấp khoa/trường: Nguyên nhân để rèn luyện kỹ
năng và kinh nghiệm nghiên cứu được sinh viên lựa chọn nhiều nhất trong số các nguyên nhân Tuy nhiên, có sự khác biệt về nguyên nhân giữa nhóm sinh viên đã tham gia nghiên cứu cấp khoa/trường với nhóm sinh viên đang tham gia NCKH cấp khoa/trường trong khoa XHH hiện nay Bên cạnh đó, cũng cần thấy rằng có một bộ phận nhỏ trong sinh viên đang dần quan tâm nhiều hơn đến quyền lợi của người tham gia nghiên cứu trong quá trình tham gia NCKH cấp khoa/trường
+ Về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKHSV: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động NCKH của sinh viên trường ĐHKHXH&NV
với những mức độ ảnh hưởng khác nhau Nguồn tài liệu tham khảo và ý thức, lòng say
mê NCKH của sinh viên là hai yếu tố được các bạn đánh giá là có ảnh hưởng lớn nhất đến
hoạt động NCKH của chính sinh viên Yếu tố giảng viên đóng vai trò quan trọng cùng với hai yếu tố kể trên có mức tác động lớn đến kết quả NCKH cấp khoa/trường của sinh viên nhưng không phải là yếu tố quyết định Cho thấy sự chủ động của sinh viên trong
quá trình tham gia NCKHSV hiện nay
Tóm lại, từ thông tin thu được của cuộc nghiên cứu đã cho thấy có một xu hướng,
dù chưa được định hình rõ ràng, là sinh viên Xã hội học đang tham gia NCKH cấp
khoa/trường với một hướng đi chắc chắn hơn: đi sâu vào chất lượng hơn về số lượng, thông qua các phương pháp được sử dụng trong NCKH cấp khoa/trường hiện nay
Trang 7PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Khác với giai đoạn giáo dục ở phổ thông_ học sinh học tập một cách thụ động với phương pháp tiếp nhận là chính, ở giai đoạn giáo dục đại học_ mục tiêu học tập không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận các tri thức khoa học cơ bản và hiện đại mà còn đặc biệt chú trọng việc vận dụng những tri thức ấy vào các hoạt động thực tế Vì vậy, ở nền giáo dục đại học đòi hỏi người học phải có một cách học chủ động, sáng tạo NCKH là một trong những hoạt động tạo nên sự khác biệt lớn ở hai giai đoạn học tập nói trên Đây được xem
là một trong những phương pháp học tập hiệu quả nhất ở giai đoạn học tập sau phổ thông, được áp dụng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở tất cả các nước khác trên thế giới
Trong môi trường đại học, đào tạo và nghiên cứu khoa học là hai nhiệm vụ cơ bản,
có sự gắn bó chặt chẽ với nhau trong hoạt động đào tạo của bất kỳ một trường nói chung,
và các khoa trong trường đó nói riêng Nếu không có sự quan tâm đúng mức đến hoạt động NCKH chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đào tạo
Khoa Xã Hội Học (XHH) là một khoa trong số các khoa của trường ĐH KHXH&NV Tp.HCM hiện nay Tuy là một bộ môn khoa học còn trẻ tuổi trong nền giáo dục đại học của Việt Nam, bằng những đóng góp thiết thực đối với sự phát triển của xã hội, XHH đang từng bước khẳng định vị trí không thể thiếu của mình trong sự phát triển của xã hội hiện nay Do tính chất của ngành học nghiêng về nghiên cứu ứng dụng thực nghiệm nên các đề tài nghiên cứu thường đòi hỏi có sự tham gia của nhiều thành viên Đây chính là điều kiện tốt để sinh viên trong khoa tiếp cận sớm với các hoạt động tham gia nghiên cứu khoa học
Tuy nhiên, trong thời gian trở lại đây do nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau, hoạt động NCKH_đặc biệt là NCKH của sinh viên trong khoa chưa đạt được hiệu quả so với thời gian trước đó Một trong những vấn đề được đặt ra cho khoa là đi đôi với việc đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo cần phải tăng cường và nâng cao chất lượng NCKH của sinh viên trong khoa Để giải quyết tốt vấn đề trên, thiết nghĩ cần phải nắm được hoạt động NCKH của sinh viên trong khoa đang diễn ra như thế nào? Những
Trang 8yếu tố nào tác động đến hoạt động NCKH của sinh viên nói chung và sinh viên khoa XHH nói riêng Từ đó, đề xuất một số ý kiến mang tính khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động NCKH sinh viên khoa XHH
Xuất phát từ những lí do trên, nhóm nghiên cứu chọn đề tài nghiên cứu: “Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa XHH_ Trường ĐH KHXH&NV TP HCM”
2 Lịch sử vấn đề
Trong quá trình tìm hiểu các đề tài có liên quan đến hoạt động NCKH nói chung và NCKH của sinh viên nói riêng, chúng tôi thấy rằng có rất ít các đề tài nghiên cứu đề cập đến hoạt động NCKH Đa phần là các đánh giá, nhận xét về hoạt động NCKH nói chung
và NCKH của sinh viên nói riêng được thể hiện qua các báo cáo định kỳ hay các bài viết đăng trên các tạp chí có uy tín Từ những bài viết trên chúng ta có thể thấy hoạt động nghiên cứu khoa học không chỉ thu hút được sự quan tâm từ những nhà nghiên cứu mà còn cả các bạn sinh viên Tuy nhiên, những bài viết trên chỉ dừng lại ở mức độ là những ý kiến, quan điểm về hoạt động nghiên cứu khoa học chứ chưa phải là một cuộc nghiên cứu
cụ thể, mang tính hệ thống Và như vậy, hoạt động NCKH của khoa XHH nói chung và của sinh viên nói riêng trước đây và hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống
Hoạt động NCKH của sinh viên khoa XHH chỉ được đề cập ở các hội thảo chuyên
đề như hội thảo báo cáo khoa học hàng năm của khoa Đấy cũng là một trong những khó khăn khi chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài này
3 Câu hỏi nghiên cứu
Sinh viên đã nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu khoa học đối với quá trình học tập của mình chưa?
Sinh viên đã được tạo nhiều điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu khoa học chưa?
Có hay không có sự chủ động của sinh viên trong hoạt động nghiên cứu khoa học?
Trang 94 Giả thuyết nghiên cứu
Sinh viên Trường ĐH KHXH & NV Tp Hồ Chí Minh (sinh viên của 3 khoa đươc khảo sát) hiện nay chưa thật sự nhận thức sâu sắc vai trò và lợi ích của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với quá trình học tập ở bậc đại học
Sinh viên tham gia hoạt động NCKH còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại Sinh viên hiện nay chưa thực sự chủ động trong việc tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học
5 Đối tượng, khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: hoạt động NCKH của sinh viên khoa Xã Hội Học,
Trường ĐHKHXH & NV Tp HCM
Khách thể nghiên cứu: sinh viên khoa Xã Hội Học, Văn học và Ngôn ngữ,
Đông phương học_ Trường ĐH KHXH & NV Tp.HCM Chúng tôi tập trung nghiên cứu
ở các nhóm khách thể sau:
Nhóm sinh viên chưa tham gia NCKH cấp khoa/trường: là các sinh viên
thuộc ba khoa kể trên, trong đó tập trung vào sinh viên khoa XHH Đây là các sinh viên chưa từng tham gia NCKH cấp khoa/trường trong thời gian theo học tại các khoa
Nhóm sinh viên đang tham gia NCKH cấp khoa/trường: là các sinh viên
thuộc ba khoa kể trên, đang tham gia đè tài NCKH cấp khoa/trường Nhóm sinh viên này chủ yếu tập trung ở sinh viên năm ba, năm tư, và một số ít là năm hai
Nhóm sinh viên đã tham gia NCKH cấp khoa/trường: là các sinh viên thuộc
ba khoa kể trên, đã từng tham gia các đề tài NCKH cấp khoa/trường Phần lớn nhóm sinh viên này tập trung ở năm tư
6 Giới hạn nghiên cứu
6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu và khảo sát thực trạng NCKHSV đối với một số loại hình NCKH chủ yếu mà sinh viên đại học thường tham gia Trong đó tập trung ở loại hình NCKH cấp khoa/trường của sinh viên
Trang 10Nhằm mục đích tìm hiểu về hoạt động NCKHSV của khoa XHH đang diễn ra như thế nào Vì vậy, chúng tôi đặt hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa XHH trong sự so sánh với các khoa đang được đánh giá có hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên mạnh trong những năm trở lại đây Do thời gian có hạn nên nhóm chỉ tiến hành
so sánh về hoạt động NCKH của sinh viên khoa XHH trong 2 năm trở lại đây
Theo số liệu thống kê từ phòng NCKH Trường ĐH KHXH & NV Tp Hồ Chí Minh, trong hai năm trở lại đây cho thấy, khoa VH&NN và khoa Đông phương học là hai trong số các khoa dẫn đầu về số lượng đề tài đăng kí cũng như đề tài đạt giải cao trong NCKH cấp trường Do vậy, đề tài chỉ tiến hành khảo sát trên sinh viên 3 khoa kể trên Trong đó, tập trung chủ yếu ở khoa XHH
Vì những giới hạn về mặt thời gian và kinh phí nên khi thực hiện đề tài Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát đối với sinh viên ba khoa kể trên với số lượng là 260 sinh viên, chủ yếu tập trung ở năm hai và năm ba Đối với sinh viên năm nhất và năm tư chỉ tập trung ở khoa XHH
Cụ thể mẫu như sau:
6.2 Giới hạn không gian nghiên cứu: Khoa Xã hội học, Khoa Văn học và ngôn
ngữ và Đông phương học_ Trường ĐH KHXH & NV Tp HCM Trong đó, tập trung nghiên cứu tại khoa XHH
6.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu: tháng 3/2010 đến tháng 4/2011
7 Mục tiêu nghiên cứu
Trang 11 Việc phân tích, đánh giá một cách khách quan hoạt động NCKH của sinh viên khoa XHH trong thời gian qua
Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu sau:
Tìm hiểu hoạt động NCKHSV của khoa XHH_ Trường ĐH KHXH & NV
Nhận thức của sinh viên khoa XHH đối với hoạt động NCKH: quan niệm về NCKH, vai trò NCKH, lợi ích việc NCKH
Mức độ thích tham gia NCKH của SV khoa XHH
Số lượng đề tài đăng ký, số lượng đề tài đạt giải thưởng, hướng nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu
Nguyên nhân tham gia NCKH cấp khoa/trường của SV khoa XHH
Tìm hiểu thực trạng NCKHSV của khoa XHH, trong đó có sự so sánh với hai khoa là VH&NN và ĐPH trong những năm trở lại đây theo các tiêu chí được đề cập trên đây
Tìm hiểu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của sinh viên ĐH KHXH & NV Tp Hồ Chí Minh nói chung và khoa XHH nói riêng
8 Ý nghĩa của đề tài
8.1 Ý nghĩa lý luận
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ làm sáng tỏ và phong phú thêm một số luận điểm của lý thuyết xã hội học nói chung và của các lý thuyết được áp dụng trog đề tài nói riêng như: lý thuyết hành động xã hội và lý thuyết lựa chọn hợp lý
Trang 128.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài làm rõ hơn vai trò của hoạt động NCKH nói chung, NCKH SV nói riêng đối với sinh viên trong môi trường đại học và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng NCKH của sinh viên hiện nay
Cho thấy được hoạt động NCKH của khoa đang diễn ra như thế nào so với các khoa khác trong tổng thể các khoa của trường
Dựa vào kết quả nghiên cứu, đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên của khoa ngày càng phát triển hơn nữa
9 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
9.1 Phương pháp luận nghiên cứu
Đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác –Lênin bao gồm chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Trong đó, nguyên lý khách quan lịch sử cụ thể được vận dụng một cách cụ thể Theo quan điểm này thì khi xem xét một vấn đề nào đó thì phải đặt trong hoàn cảnh cụ thể và đặt trong mối liên hệ với các sự kiện xảy ra Hơn nữa phải nhìn các sự kiện, hiện tượng xã hội một cách khách quan, luôn vận động biến đổi chứ không phải bất biến
Như vậy khi vận dụng vào đề tài: “Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Xã hội học”, chúng ta cần xem xét vấn đề này không chỉ trong bối hiện nay mà cần
phải có sự tham khảo, xem xét từ khi khoa bắt đầu hình thành cho đến hiện tại Cần có sự
so sánh, phân tích và đánh giá vấn đề này một cách đầy đủ, khách quan
Vận dụng phương pháp luận triết học đối tượng của đề tài được tiếp cận một cách khách quan, vận động, biến đổi theo sự phát triển của xã hội và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố
9.2 Phương pháp nghiên cứu
9.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích tài liệu thực chất là phân tích cải biến những thông tin có sẵn trong tài liệu để rút ra những thông tin cần thiết cho một vấn đề nhất định Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu này nhóm chúng tôi đã tiến hành tìm kiếm và phân tích một số nguồn tài liệu sau:
Trang 13 Các bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành Xã hội học, tạp chí Hoạt động nghiên cứu khoa học…của các nhà nghiên cứu khoa học- đó là các ý kiến, nhận định về hoạt động nghiên cứu khoa học nói chung của các trường, các địa phương, Việt Nam trước đây và hiện nay
Các số liệu thực tế về hoạt động nghiên cứu khoa học của khoa Xã hội học trong những năm qua- số lượng đề tài, số đề tài được giải cao cũng như những nhận định, đánh giá của những nhà nghiên cứu về những đề tài đó
Từ đó, có cách nhìn tổng quan về hoạt động NCKH nói chúng, từ đó giúp chúng tôi dễ dàng hơn trong việc nghiên cứu về NCKHSV của khoa XHH
9.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Đây là một trong những phương pháp được đề tài vận dụng và triển khai theo quy trình phù hợp với chuyên ngành Cấu trúc phiếu hỏi ngoài phần giới thiệu nêu lên tầm quan trọng của đề tài và người trả lời cũng như chỉ dẫn về cách trả lời, phiếu hỏi còn bao gồm các câu hỏi được chia thành 2 phần: phần thông tin cá nhân (giới tính, sinh viên, năm học, chuyên ngành); phần nội dung chứa đựng những nội dung chính yếu sau:
- Nhận thức và quan niệm của sinh viên về NCKH của sinh viên nói chung, sinh viên khoa XHH nói riêng và vai trò của hoạt động NCKH sinh viên ở trường đại học
- Vài nét về hoạt động NKCH của sinh viên khoa XHH hiện nay
- Những yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đối với hoạt động NCKH của sinh viên khoa XHH
- Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động NCKH của sinh viên khoa XHH
- Một số biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH của sinh viên khoa XHH
Để có kết quả và thông tin mang tính đại diện, khách quan, khoa học, chính xác nhóm nghiên cứu đã tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên theo tiêu chí
Nghiên cứu đề tài này nhóm nghiên cứu sử dụng 260 bảng hỏi với các đối tượng sinh viên được nghiên cứu Cụ thể:
Trang 14Nhóm điều tra Tiêu chí chung Tiêu chí
cụ thể
Dung lượng mẫu
Tổng dung lượng mẫu
Sinh viên khoa
- Đang theo học tại khoa VH
& NN, hệ đào tạo chính quy
- bao gồm sinh viên năm hai, năm ba
độ và cách ứng xử của đối tượng về vấn đề nghiên cứu
Trang 15Khi tiến hành phỏng vấn sâu đề tài chia theo 3 chỉ tiêu: chưa tham gia, đã và đang tham gia trong đó tập trung nhiều ở khoa Xã hội học với số lượng sinh viên phỏng vấn nhiều hơn
Bằng phương pháp phỏng vấn sâu sẽ nhận biết rõ hơn các yếu tố thực sự tác động đến hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên Qua đó cũng giúp thu thập thông tin về yêu cầu và kì vọng của sinh viên về hoạt động nghiên cứu khoa học, đề xuất những ý kiến đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học
Đối với đề tài nhóm tiến hành thực hiện 15 cuộc phỏng vấn sâu bao gồm 3 khoa:
Xã hội học, Đông phương học, Văn học & Ngôn ngữ
10 Kết cấu đề tài nghiên cứu:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu gồm 3 chương chính:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Kết quả nghiên cứu
Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động NCKH của SV_NCKH cấp khoa/trường
Trang 16PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Lý thuyết áp dụng
1.1.1 Lý thuyết chọn lựa hợp lý
Thuật ngữ “Lựa chọn” được dùng để nhấn mạnh việc phải cân nhắc tính toán để
quyết định sử dụng các loại phương tiện hay cách thức tối ưu trong số các điều kiện hay cách thức hiện để đạt được mục tiêu trong điều kiện khan hiếm các nguồn lực1
Thuyết lựa chọn duy lý dựa vào tiên đề con người cho rằng con người luôn hành động một cách có chủ đích, có suy nghĩ để lựa chọn và sử dụng các nguồn lực một cách duy lý nhằm đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu
Theo George Simmel nêu ra nguyên tắc “Cùng có lợi” của mối tương tác xã hội giữa các cá nhân và cho rằng, mỗi cá nhân luôn phải cân nhắc tính toán thiệt hơn để theo đuổi mục đích cá nhân, để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân Simmel cho rằng mỗi mối tương tác giữa người với người đều dựa vào cơ chế cho - nhận, tức là trao đổi những thứ ngang giá nhau
Như vậy, vận dụng lý thuyết này vào trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên để thấy được lựa chọn hợp lý của sinh viên trong việc nghiên cứu khoa học với các hoạt động khác (đi làm thêm, tập trung hoàn thành tín chỉ, học ngoại ngữ….)
1.1.2 Lý thuyết hành động xã hội
Max Weber định nghĩa Hành động xã hội là hành động được chủ thể gắn cho nó một ý nghĩ chủ quan nào đó, có tính đến hành vi của người khác, và vì vậy được định hướng tới người khác, trong đường lối, quá trình của nó2
Hành động hợp lý theo mục đích: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện Mục đích sao cho có hiệu quả cao nhất3
1 Lê Ngọc Hùng Lịch sử và lý thuyết xã hội học NXB Khoa học xã hội Hà Nội 2008 Tr 354
2 Max Weber The Theory of Social anh Economic Organization New York: Oxford University Press 1947 Tr 88)
3 Lê Ngọc Hùng Lịch sử và lý thuyết xã hội học NXB Khoa học xã hội Hà Nội 2008 Tr 199
Trang 17Vận dụng lý thuyết này vào trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên để thấy được việc tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học của các bạn sinh viên là nhằm đạt được những mục đích đã được định hướng từ trước: trang bị kĩ năng, kinh nghiệm làm nghiên cứu khoa học, có thêm kiến thức, mở rộng mối quan hệ…
1.2 Cơ sở lí luận
1.2.1 Khái niệm NCKH và những vấn đề liên quan
Để việc nghiên cứu đề tài được tiến hành thuận lợi và hiệu quả, cũng như để hiểu một cách chính xác về hoạt động nghiên cứu khoa học đang diễn ra trong sinh viên khoa
Xã Hội Học, nhóm xin trình bày một số khái niệm có liên quan đến hoạt động này như sau:
1.2.1.1 Khoa học
Khoa học là “Quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới… về tự nhiên và xã hội” Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn có
thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp
Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội
Như vậy, khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy4
1.2.1.2 Nghiên cứu
Nghiên cứu là “Tìm ra những điều mới chưa có trước đó” Nghiên cứu thường dựa
trên những sự vật hiện tượng, quy luật đang tồn tại nhưng chúng ta không biết gì về bản chất, quá trình hình thành và vận động của sự vật, hiện tượng, quy luật đó Từ việc nghiên cứu, chúng ta sẽ rút ra những kết luận mang tính khái quát về những vấn đề đó để
có cái nhìn về sự vật hiện tượng xác thực hơn
4Điều 2, Luật Khoa học và Công nghệ
Trang 181.2.1.3 Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động của con người nhằm mở rộng tri thức qua các phương pháp khoa học
Với đề tài “Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Xã hội học Trường Đại học KHXH&NV Tp HCM”, nhóm nghiên cứu hiểu khái niệm nghiên cứu
khoa học như sau:
Nghiên cứu khoa học là một hình thức giáo dục ở Đại học, là một khâu quan trọng trong quá trình học tập Bản chất của hoạt động nghiên cứu khoa học là tìm tòi, sáng tạo, phát minh nên nhất thiết phải có hai dấu hiệu cơ bản là “mới” và “có tính chứng minh
Những đặc điểm của nghiên cứu khoa học:
Đặc điểm chung nhất của nghiên cứu khoa học là “sự tìm tòi” những tri thức mà
khoa học chưa hề biết đến Đặc điểm này dẫn đến các đặc điểm khác của nghiên cứu khoa học như:
Tính mới
Tính mới là thuộc tính quan trọng nhất của nghiên cứu khoa học và được thể hiện
rõ ngay trong khái niệm về NCKH “là tìm kiếm những điều mà khoa học chưa biết”
Khác với lao động trong các lĩnh vực sản xuất ra của cải vật chất người lao động dựa vào quy trình thiết kế sẵn dể thực hiện; thì hoạt động NCKH là một loại lao động đặc biệt, là lao động sản sinh ra tri thức mới; đây là loại lao động sáng tạo, mặc dù nó cũng có những nguyên tắc, nguyên lý và phương pháp riêng; nhưng nó đòi hỏi người nghiên cứu phải có
hệ thống tri thức khoa học và sự sáng tạo trong nghiên cứu mà không phải ai cũng có, và không phải xuất hiện bất kỳ lúc nào
Đối với tính mới của đề tài, kết quả nghiên cứu mới của sinh viên theo nhóm nghiên cứu được thể hiện ở những mức độ từ cao đến thấp Ở mức độ thấp, đề tài cũng phải hệ thống được tri thức cơ bản về khoa học giáo dục để làm sáng tỏ thêm các vấn đề
cơ bản, các khái niệm phạm trù, các quy luật mà sinh viên kiến giải ở phạm vi thực tiễn
rõ nét hơn và ứng dụng vào các hiện tượng thực tế Mức độ cao hơn là kết quả nghiên cứu đã phát hiện ra vấn đề cơ bản, quan trọng, mấu chốt để tìm phương án giải quyết hoặc cách tiếp cận mới ngay cả trên đối tượng nghiên cứu đã có nhiều đề tài tiếp cận Ở
Trang 19mức độ sáng tạo, có đóng góp mới chính là nội dung tri thức mới được phát hiện được chứng minh trong thực tiễn
Tính tin cậy:
Là khả năng kiểm chứng lại lần trong điều kiện quan sát hoặc thí nghiệm quy về những điều kiện hoàn toàn giống nhau và với những kết quả thu được hoàn toàn giống nhau trong kết quả nghiên cứu khoa học thông qua những phương pháp nhất định
Tính khách quan
Tính khách quan vừa là đặc diểm của nghiên cứu, vừa là tiêu chuẩn về phẩm chất của người nghiên cứu khoa học Trong Xã hội học khoa học người ta xem đó là chuẩn mực giá trị
Tính kế thừa
Nghiên cứu khoa học là tìm tòi phát hiện ra những tri thức mới, muốn tìm tòi phát hiện được tri thức mới thì bao giờ người nghiên cứu cũng phải dựa trên những tri thức khoa học đã có Mỗi nghiên cứu phải kế thừa những kết quả nghiên cứu trong các lĩnh vực khoa học khác nhau
1.2.2 Sinh viên và hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong môi trường đại học
1.2.2.1 Sinh viên
Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, đang tiếp thu những kiến thức, kỹ năng chuyên môn ở các trường Cao đẳng, Đại học để chuẩn bị cho hoạt động nghề nghiệp sau khi ra trường 5
Đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi sinh viên
Một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng nhất ở lứa tuổi sinh viên là sự phát triển tự ý thức Nhờ có tự ý thức phát triển, sinh viên có những hiểu biết, thái độ, có khả
năng đánh giá bản thân để chủ động điều chỉnh sự phát triển bản thân theo hướng phù hợp với xu thế xã hội Chẳng hạn sinh viên đang học ở các trường cao đẳng, đại học sư
5 Viện tâm lý học,
http://www.tamly.com.vn/home/?act=News-Detail-s-11-699-Mot_so_dac_diem_tam_ly_co_ban_cua_sinh_vien.html
Trang 20phạm, họ nhận thức rõ ràng về những năng lực, phẩm chất của mình, mức độ phù hợp của những đặc điểm đó với yêu cầu của nghề nghiệp, qua đó họ sẽ xác định rõ ràng mục tiêu học tập, rèn luyện và thể hiện bằng hành động học tập hàng ngày trong giờ lên lớp, thực tập nghề hay nghiên cứu khoa học Nhờ khả năng tự đánh giá phát triển mà sinh viên có thể nhìn nhận, xem xét năng lực học tập của mình, kết quả học tập cao hay thấp phụ thuộc vào ý thức, thái độ, vào phương pháp học tập của họ
Mặt khác, mặc dù là những người có trình độ nhất định, sinh viên không tránh
khỏi những hạn chế chung của lứa tuổi thanh niên Đó là sự thiếu chín chắn trong suy nghĩ, hành động, đặc biệt, trong việc tiếp thu, học hỏi những cái mới Tuy nhiên, do đặc
điểm nhạy cảm, ham thích những điều mới lạ kết hợp với sự bồng bột, thiếu kinh nghiệm của thanh niên mà sinh viên dễ dàng tiếp nhận cả những nét văn hoá không phù hợp với chuẩn mực xã hội, với truyền thống tốt đẹp của dân tộc và không có lợi cho bản thân họ Tóm lại, lứa tuổi sinh viên có những nét tâm lý điển hình, đây là thế mạnh của họ so với các lứa tuổi khác như: tự ý thức cao, có tình cảm nghề nghiệp, có năng lực và tình cảm trí tuệ phát triển (khao khát đi tìm cái mới, thích tìm tòi, khám phá), có nhu cầu, khát vọng thành đạt, nhiều mơ ước và thích trải nghiệm, dám đối mặt với thử thách Song, do hạn chế của kinh nghiệm sống, sinh viên cũng có hạn chế trong việc chọn lọc, tiếp thu cái mới Những yếu tố tâm lý này có tác động chi phối hoạt động học tập, rèn luyện và phấn đấu của sinh viên.6 Đặc biệt trong hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
1.2.2.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên
1.2.2.2.1 Hoạt động
Theo các nhà tâm lý học: “Hoạt động của con người là một tổ hợp tác động vào đối tượng nhằm đạt mục đích thỏa mãn một nhu cầu nhất định và chính kết quả hoạt động là sự cụ thể hóa nhu cầu của chủ thể”
Như vậy, hoạt động của con người chính là quá trình tác động đến đối tượng nhằm thỏa mãn một nhu cầu nào đó của con người và khi nhu cầu này được thỏa mãn sẽ xuất hiện nhu cầu mới ở mức độ cao hơn Điều này giúp con người tồn tại và không ngừng phát triển
6Một số đặc điểm tâm lý cơ bản của sinh viên ,Tô Thúy Hạnh_ viện tâm lý
Trang 21Hoạt động của con người khác với hoạt động của loài vật ở những điểm sau: tính đối tượng, tính chủ thể, nguyên tắc gián tiếp và tính mục đích
1.2.2.2.2 Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên
Nghiên cứu khoa học sinh viên (NCKHSV) là một hình thức giáo dục ở đại học, là
một khâu trong quá trình học tập của sinh viên Công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên là phương pháp có hiệu quả nhất trong việc đào tạo những người cán bộ ở trình độ đại học Nó phát triển tối ưu tư duy sáng tạo, phát triển tính linh cảm khoa học, phát triển những kỹ năng, kỹ xảo nghiên cứu khoa học của người sinh viên trong quá trình tiếp nhận tri thức, từ đó sử dụng chúng vào giải quyết một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Như vậy, Hoạt động nghiên cứu khoa học là cơ hội để sinh viên tự thể hiện nhân cách của mình và hình thành kỹ năng làm việc nhóm Hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường
Ngoài một số đặc điểm chung xuất phát từ nghiên cứu khoa học nói chung như đã nêu trên, hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên còn có một số những đặc điểm riêng như sau:
Phải phục vụ cho mục đích học tập
Nhận thức khoa học là những đông cơ chủ yếu cửa hoạt động khoa học
Hoạt động khoa học phải đặt dưới sự hướng dẫn của giảng viên
1.2.3 Vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học đối với sinh viên
Chúng ta biết rằng nghiên cứu khoa học của sinh viên là hoạt động trí tuệ giúp sinh viên vận dụng phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học trong học tập và trong thực tiễn, trong đó sinh viên vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, bước đầu góp phần giải quyết những vấn đề khoa học do thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra để từ đó có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình
Hoạt động nghiên cứu khoa học rèn luyện cho sinh viên khả năng tư duy sáng tạo, khả năng phê phán, bác bỏ hay chứng minh một cách khoa học những quan điểm, rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp kiến thức, tư duy lôgic, xây dựng tinh thần hợp tác,
Trang 22giúp đỡ nhau trong hoạt động nghiên cứu khoa học Trên cơ sở đó, nghiên cứu khoa học
sẽ tạo ra những bước đi ban đầu để sinh viên tiếp cận với những vấn đề mà khoa học và cuộc sống đang đặt ra, gắn lý luận với thực tiễn
1 NCKH nhằm tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ, làm tăng khả năng sáng tạo cũng như khả năng làm việc nghiêm túc cho SV
Bản chất của NCKH là tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ trong cuộc sống cũng như khoa học Nếu như đơn thuần SV chỉ tiếp thu những kiến thức đã được giảng dạy trên lớp thì có lẽ quá trình học tập của SV đó trên ghế giảng đường mới chỉ diễn ra được một nửa Với yêu cầu của thời đại khoa học kĩ thuật ngày nay, xã hội không chỉ yêu cầu sinh viên ra trường có khả năng ứng dụng những tiến bộ có sẵn mà còn yêu cầu một nguồn nhân lực có khả năng sáng tạo, phát minh ra những cái mới Muốn làm được điều này cần phải có một quá trình làm quen dần dần và một trong những cách hiệu quả nhất
để phát huy khả năng sáng tạo đối với SV đó là tham gia NCKH
2 NCKH giúp nâng cao khả năng nghiên cứu tổng hợp và trình bày
Là một SV đại học thì cần có kĩ năng tìm tòi tài liệu cũng như chọn lọc, tóm tắt các tài liệu đó, rồi từ đó tổng hợp và trình bày chúng theo yêu cầu của từng môn học NCKH sẽ giúp SV có khả năng thu thập các tài liệu và chọn lọc những ý cần thiết cho đề tài của mình Điều này tạo cho SV kĩ năng làm việc khoa học và rút ngắn được thời gian
NCKH với tính chất là một công trình khoa học, đòi hỏi tính chứng minh, vì vậy cần có một cách trình bày khoa học, dễ hiểu Do đó yêu cầu người làm NC phải có một cách trình bày tư duy logic, tránh tình trạng dài dòng Bởi vậy, khi tham gia NCKH, SV
sẽ học tập và hoàn thiện được thói quen này trong trình bày các văn bản có tính chuyên ngành sau này
3 NCKH tạo ý thức trong việc chủ động tìm tòi, chọn lọc, tổng hợp tư liệu
Trong quá trình NCKH, SV cần phát huy cao độ tính chủ động, sáng tạo, vì vậy đây là một cách rất tốt để rèn luyện tính chủ động cho SV trong quá trình học tập, làm việc sau này
4 NCKH tạo điều kiện cho SV trao đổi, học hỏi kiến thức, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng sống… từ bạn bè, thầy cô
Trang 23NCKH thường là một hoạt động có tính tập thể, những người tham gia NCKH cần
có sự đoàn kết, hợp tác để có thể đạt tới cái đích của cuộc nghiên cứu.Vì vậy đây chính là điều kiện tốt để SV có thể trao đổi, kết bạn, học hỏi kiến thức từ thầy cô, bạn bè cũng như phát triển các kĩ năng cần thiết cho cuộc sống
Như vậy, NCKH tưởng chừng như một hoạt động hết sức khô khan nhưng trên thực tế lạị là một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh viên, một điều kiện tốt cho SV phát triển cũng như hoàn thiện các kĩ năng của mình
Trang 24CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan về khoa Xã hội học
Bộ môn Xã Hội Học hình thành vào năm 1995, trực thuộc Khoa Triết - trường đại
học Tổng Hợp, nay là trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Trước đòi hỏi của
xã hội và yêu cầu phát triển của nhà trường, Bộ GD&ĐT đã cho phép Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đào tạo ngành Xã hội học ở bậc cử nhân (công văn số 6788/KHTC ngày 06/10/1995) Ngày 01/03/1997, bộ môn được tách thành bộ môn Xã Hội Học độc lập, trực thuộc Ban Giám Hiệu nhà trường
Ngày 26 tháng 12 năm 1998, bộ môn được chính thức công nhận là Khoa Xã hội học (Quyết định số 438/QĐ/ĐHQG/TTCB – do GS.TS Trần Chí Đáo ký, với đội ngũ cán
bộ giảng dạy cơ hữu gồm 5 người, trong đó có 2 tiến sĩ, 2 thạc sĩ và 1 cử nhân
Bảng 1: Đội ngũ cán bộ khoa Xã hội học qua các năm
2010 19 3 tiến sĩ, 13 thạc sĩ, 2 cao học, 1 cử nhân
* Bao gồm: 1 nghiên cứu sinh sinh đang theo học ở Hoa Kỳ, 1 nghiên cứu
sinh đang theo học ở Đức
Cùng với sự lớn mạnh chung của trường, đội ngũ giảng dạy Khoa Xã Hội Học đã
không ngừng được bổ sung về số lượng và nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực giảng dạy và nghiên cứu Bên cạnh đội ngũ GV cơ hữu, Khoa còn mời GV thỉnh giảng từ bên
Trang 25ngoài, đó là các giảng viên-nhà nghiên cứu đầu ngành có uy tín đến từ các viện nghiên cứu và các trường
Từ khi thành lập, thầy và trò Khoa XHH đã đạt nhiều thành tựu trong học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động phong trào xã hội, đạt nhiều giải thưởng cấp thành phố và cấp Bộ:
Bảng 2: Số lượng đề tài đạt giải trong NCKH cấp khoa/trường của SV khoa XHH từ
cấp bộ thành
(Nguồn: số liệu nhóm nghiên cứu thống kê)
2.2 Thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Xã hội học_trường
ĐH KHXH&NV TP HCM
Trong phần này nhóm nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ về hoạt động NCKH của sinh viên khoa XHH thông qua cơ sở so sánh giữa sinh viên của các năm học và giữa các nhóm SV khác nhau (nhóm SV đã, đang tham gia NCKH cấp khoa/trường và chưa tham gia NCKH cấp khoa/trường )
Trang 262.2.1 Hoạt động NCKHSV của sinh viên khoa XHH
2.2.1.1 Nhận thức về hoạt động NCKH của sinh viên khoa XHH
Qua kết quả nghiên cứu quan niệm về NCKHSV của 106 SV khoa XHH trong mẫu điều tra, nhóm nghiên cứu thu được kết quả sau:
Bảng 3: Quan niệm về hoạt động NCKHSV của SV khoa XHH
Quan niệm về hoạt động NCKHSV Số lượng (SV) Tỉ lệ (%)
Là hoạt động mang tính chất khuyến
khích
Là hoạt động hoàn toàn không cần thiết 0 0%
(Nguồn: Kết quả nhóm nghiên cứu)
Từ kết quả điều tra cho thấy, trong số 106 SV khoa XHH trong mẫu điều tra, có đến 96/106 SV có quan niệm về hoạt động NCKHSV là một hoạt động rất cần thiết,
chiếm tỉ lệ 90,6% NCKH “đó là nơi để mình thể hiện những kiến thức học được trên giản đường vào thực tế, có được thêm kĩ năng giao tiếp, kinh nghiệm sống.Vì vậy đây là hoạt động rất cần thiết đối với sinh viên Đặc biệt là với khoa Xã hội học thì nó càng trở nên cần thiết và hết sức thiết thực” (Trích biên bản PVS, trường hợp số 2) Tỉ lệ sinh
viên có quan niệm cho rằng hoạt động NCKHSV là hoạt động mang tính chất khuyến khích và hoạt động mang tính phong trào chiếm tỉ lệ không nhiều Đối với quan niệm cho rằng NCKHSV là hoạt động mang tính chất khuyến khích, số sinh viên này là 4 SV chiếm 3,8% Tỉ lệ sinh viên quan niệm cho rằng hoạt động NCKHSV là hoạt động mang tính phong trào là 5 sinh viên chiếm 4,7% Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
có một số quan niệm khác về hoạt động NCKHSV mặc dù tỉ lệ này rất nhỏ chiếm 0,9% Kết quả đó cũng có nghĩa rằng phần lớn SV khoa XHH có nhận thức cao đối với hoạt động NCKHSV Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc tham gia và bảo đảm hiệu quả với hoạt động mình tham gia Kết quả này cũng phản ảnh thực tế về tính tích
Trang 27cực của sinh viên khoa XHH hiện nay Trên cơ sở này xuất phát từ quan niệm NCKHSV
là một hoạt động rất cần thiết, điểu này sẽ góp phần trong việc tạo nên hiệu quả của chất lượng trong hoạt động NCKHSV nói riêng trong hoạt động học tập của sinh viên nói chung Bởi vì khi đã có một quan niệm đúng đắn, cũng có nghĩa rằng trong bản thân mỗi sinh viên đã một bước hình thành nên sự hoàn thiện chính mình trong quá trình học tập
và quá trình tham gia NCKH SV
Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ SV đang cho rằng hoạt động NCKHSV hiện nay chỉ
là hoạt động mang tính phong trào Tuy tỉ lệ này là không nhiều chiếm 4,7% Nhưng qua
đó chúng ta có thể thấy rằng hiện nay trong khoa XHH, hoạt động NCKHSV vẫn còn một điểm khuyết nào đấy mà chúng ta cần nỗ lực khắc phục Có như vậy hoạt động NCKSV mới trở về đúng nghĩa của nó Điều đáng mừng là không có tỉ lệ sinh viên của khoa cho rằng đây là hoạt động hoàn toàn không cần thiết
Khi đi sâu vào tìm hiểu quan niệm về NCKHSV, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng: so với sinh viên năm hai, năm ba và năm tư quan niệm NCKHSV ở sinh viên năm nhất có sự phân hóa rõ nét giữa các quan niệm về hoạt độngNCKHSV Cụ thể như sau:
Bảng 4: Quan niệm về hoạt động NCKHSV trong sinh viên các năm khoa XHH
Quan niệm về hoạt động
NCKHSV
Sinh viên năm
SL (SV)
Tỉ lệ
%
SL (SV)
Tỉ lệ
%
SL (SV)
Tỉ lệ
%
SL (SV)
Trang 28Tỉ lệ sinh viên đồng ý với quan niệm cho rằng NKCHSV là một hoạt động rất cần thiết chỉ chiếm 76,5% so với quan niệm chung được đề ở trên là 90,6% Riêng đối với quan niệm về hoạt động NCKHSV là hoạt động mang tính chất khuyến khích, tỉ lệ này lên đến 11,8%, so với quan niệm chung chỉ là 3,8% Đồng thời, tỉ lệ sinh viên có quan niệm cho rằng hoạt động NCKHSV chỉ là hoạt động mang tính chất phong trào có xu hướng tăng lên, cụ thể là 5,9% so với của cả khoa là 0,9% Điều này phần nào phản ánh đúng thực tế của sinh viên năm nhất Đối với sinh viên năm nhất, các em đang dần chuyển đổi từ giai đoạn giáo dục phổ thông sang giáo dục đại học Các em vẫn còn nhiều
bỡ ngỡ, đúng hơn nhiều em chưa bắt kịp cách học ở môt trường đại học_lấy NCKH làm chính Đây là môi trường mà ở đó các em phải chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức cho bản thân mình thầy cô chỉ là người hướng dẫn Do đó NCKHSV là yếu tố được đặt lên hàng đầu trong việc nâng cao kết quả trong quá trình học tập của mình
Mặt khác, cũng cần chú ý đến tỉ lệ sinh viên có quan niệm khi cho rằng hoạt động NCKHSV là hoạt động mang tính chất khuyến khích và hoạt động mang tính phong trào Một khi trong nhận thức sinh viên đã cho rằng NCKHSV như trên thì chắc chắn hậu quả NCKHSV dù ít dù nhiều cũng sẽ bị ảnh hưởng một phần nào đấy Cũng từ kết quả nghiên cứu cho thấy quan niệm cho rằng hoạt động NCKHSV mang tính phong trào không chỉ xuất hiện trong sinh viên năm nhất mà còn cả trong sinh viên các năm hai, năm ba, năm
tư Đây là một điều Ban chủ nhiệm khoa cần lưu ý
Như đã phân tích ở trên, đa số sinh viên khoa XHH cho rằng hoạt động NCKHSV
là hoạt động rất cần thiết Vậy điều gì cấu thành và củng cố quan niệm của sinh viên khoa XHH Để tìm hiểu sâu về điều này, nhóm nghiên cứu đi tìm hiểu về lợi ích của việc tham gia NCKHSV Kết quả nghiên cứu cho thấy:
Trang 29Biểu đồ 1: Những lợi ích tham gia NCKHSV mang lại đối với SV khoa XHH
(Nguồn: Kết quả nhóm nghiên cứu)
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy có một sự hợp logic ở đây, đó là mức độ đồng ý của các lợi ích được kể trên, nhìn chung đều có tỉ lệ cao hơn so với tỉ lệ sinh viên có mức
độ không đồng ý Tiêu biểu là mức độ đồng ý khi cho rằng tham gia NCKHSV sẽ giúp củng cố, bổ sung, mở rộng kiến thức, nâng cao năng lực của sinh viên với so 74(trong tổng 106 SV) chiếm tỉ lệ 69,8% Tiếp đến là rèn luyện phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu với 71/106SV đồng ý, chiếm 67% Các lợi ích được sinh viên có mức
độ đồng ý cao tiếp theo là rèn luyện kỹ năng thực hành, thực tế cho nghề nghiệp tương lai (60,4%); trao dồi, học hỏi, chia sẻ học hỏi kinh nghiệm chuyên môn (58,5%),… trong các lợi ích mà NCKHSV mang lại khi sinh viên tham gia NCKH, chỉ có 42/106SV, chiếm 39,6% đồng ý rằng tham gia NCKHSV sẽ mang lại lợi ích để khẳng định năng lực bản thân
Trang 30Nhìn chung, từ bảng phân tích trên, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng: tham gia NCKHSV các bạn đồng ý rằng sẽ mang lại không chỉ những lợi ích trước mắt là trong quá trình học tập tại trường đại học mà còn cả sau khi ra trường cho nghề nghiệp tương lai
Ngược lại, đối với ý kiến không đồng ý các lợi ích mà tham gia NCKHSV mang lại nhìn chung, tỉ lệ này là không cao so với mức độ đồng ý Trong đó, không dồng ý với lợi ích mà NCKHSV mang lại chiếm tỉ lệ cao nhất là nghiên cứu tìm ra những phát hiện mới với 14/106 SV đồng ý, chiếm 13,2% Tiếp đến là rèn luyện tính kiên nhẫn với13/106SV, chiếm 12,3% Kết quả này cho thấy một tình hình chung của sinh viên hiện nay Cũng cần phải thừa nhận rằng, tính mới trong NCKH nói chung và NCKHSV nói riêng là một đặc điểm quan trọng nhất Tuy nhiên, với trình độ sinh viên hiện tại, việc tìm
ra những phát hiện mới là một điều cần rất nhiều sự cố gắng, nhiệt huyết với đề tài nghiên cứu sinh viên làm chủ Vì vậy cũng là điều dễ hiểu khi các bạn không đồng ý với
sung, mở rộng kiến thức, nâng cao năng lực của sinh viên; rèn luyện năng lực thực hành thực tế cho nghề nghiệp tương lai; trao dồi học hỏi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm chuyên môn và rèn luyện phương pháp học tập, phương pháp nghiên cứu đều cao hơn so với năm hai, năm ba, năm tư Tỉ lệ này của năm nhất so với năm hai, năm ba, năm tư là 82,4% : 62,1% : 72,2% : 66,7% đối với lợi ích củng cố, bổ sung, mở rộng kiến thức, nâng cao năng lực của SV; đối với lợi ích nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành thực tế cho nghề nghiệp tương lai tỉ lệ này là: 82,4% : 44,8% : 72,2% : 45,8% Tương tự, sinh viên năm nhất cũng đồng ý với mức độ cao hơn so với sinh viên năm hai, năm ba, năm tư về lợi ích trao dồi, học hỏi, chia sẻ học hỏi kinh nghiệm chuyên môn: 82,4% : 48,3% :55,6% :
Trang 3158,3% Ngay cả ý kiến đồng ý với việc tham gia NCKHSV có thể nghiên cứu, tìm ra những phát hiện mới ở sinh viên năm nhất cũng theo xu hướng này, cao hơn các sinh viên năm hai, năm ba, năm tư Tỉ lệ đồng ý này giữa sinh viên từ năm nhất đến năm tư là: 64,7% : 41,4% : 50% : 50%
Ngược lại, có một sự phân hóa về mức độ không đồng ý về các lợi ích NCKHSV mang lại giữa sinh viên năm hai và sinh viên năm nhất, năm hai, năm ba và năm tư Trong đó, sinh viên năm hai không đồng ý với việc NCKHSV mang lại những lợi ích mà nhóm nghiên cứu tự đặt tên là “các nhân tố tác động đến bản thân sinh viên trong quá trình học tập và nghề nghiệp tương lai của mỗi sinh viên” bao gồm: củng cố, bổ sung, mở rộng kiến thức, năng lực của sinh viên (13,8% so với năm nhất, năm ba và năm tư là 0% : 5,6% : 8,3% ); rèn luyện kỹ năng thực hành, thực tế cho nghề nghiệp tương lai (17,2% so với năm nhất: 0%, năm ba: 2,8% và năm tư là 8,3%); trao dồi, học hỏi, chia sẻ học hỏi kinh nghiệm chuyên môn (17,2% so với năm nhất: 5,9%, năm ba: 2,8% và năm tư: 4,2%) Đặc biệt, đối với lợi ích về việc rèn luyện phương pháp học tập và phương pháp nghiên cứu trong khi ở năm ba, năm tư tỉ lệ sinh viên lựa chọn không đồng ý là 0%, và năm nhất là 5,9% thì ở năm hai tỉ lệ không đồng ý lại lên đến 20,7%
Đây quả thực là một điều đáng nghi ngại cho việc định hướng cho sinh viên tham gia NCKH cấp khoa/trường Bởi lẽ bất kỳ một sinh viên nào muốn đạt kết quả học tập tốt không thể không có một phương pháp học tập và phương pháp nghiên cứu trong quá trình học tập và NKCH trong môi trường đại học Trong khi đó đối với sinh viên loại hình NCKH thường gặp mà sinh viên tham gia nhiều nhất là tiểu luận môn học, thông qua đó sinh viên sẽ dần dần rèn luyện phương pháp học tập cũng như phương pháp nghiên cứu cho bản thân mình Không nhận thức được điều này chắc chắn hiệu quả của hoạt động NCKHSV sẽ bị hạn chế trong một chừng mực nhất định có thể Và xa hơn khi không nhận thức được những lợi ích NCKHSV mang lại, động cơ tham gia NKCH cấp khoa/trường của sinh viên khoa XHH cũng sẽ không rõ ràng, là một trong những nguyên nhân tác động đến chất lượng NCKHSV nói chung, NCKH cấp khoa/trường nói riêng
Qua kết quả và sự phân tích trên cho thấy: Việc xác định quan niệm đúng đắn về hoạt động NCKHSV cũng như nhận thức về lợi ích NCKHSV mang lại bên cạnh những
Trang 32mặt tích cực vẫn còn tồn tại một lượng sinh viên mặc dù không nhiều có quan niệm chưa được xác đáng cũng như chưa nhận thức đầy đủ về những lợi ích NCKHSV mang lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của hoạt động NCKHSV trong trường đại học
Từ nhận thức trong quan niệm và lợi ích của việc tham gia NCKHSV, điều quan trọng là cần phải xác định cho mọi sinh viên thấy và hiểu được vai trò của hoạt động NCKHSV, đặc biệt là trong hoạt động học tập của sinh viên ở trường đại học Vì khi đã
có được một quan niệm đúng đắn về NCKH, đã nhận thức được lợi ích NCKHSV mang lại và trên hết nhận thức được vai trò của NCKHSV trong hoạt động học tập thì sinh viên mới có thể phát huy hết khả năng tư duy và sáng tạo của mình Qua tìm hiểu về vai trò của NCKHSV trong hoạt động học tập trong trường đại học, nhóm nghiên cứu thu được kết quả sau:
Bảng 5: Vai trò của NCKHSV trong hoạt động học tập của SV khoa XHH
Vai trò của NCKHSV trong hoạt động học tập của SV Số lượng (SV) Tỉ lệ (%)
(Nguồn: Kết quả nhóm nghiên cứu)
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu trên ta thấy một điều đáng mừng là không có tỉ lệ sinh viên cho rằng NCKHSV có vai trò là không quan trọng và hoàn toàn không quan trọng Tỉ lệ sinh viên cho rằng đây là một hoạt động có vai trò rất quan trọng chiếm tỉ lệ 25,5%, tức là 27/106 sinh viên Trong mẫu nghiên cứu, chiếm tỉ lệ cao nhất là ý kiến cho rằng NCKHSV có vai trò quan trọng trong hoạt động học tập của sinh viên với 69/106 sinh viên, chiếm 65,1% Chỉ có 9,4% sinh viên cho rằng NCKHSV có vai trò bình thường trong hoạt động học tập của sinh viên
Trang 33Tổng 106(sinh viên)
(Nguồn: Kết quả nhóm nghiên cứu)
Đa phần sinh viên đều đồng ý rằng NCKHSV chủ yếu là công trình NCKH các cấp (khoa/trường) với 95/106 SV, chiếm 89,6% Tiếp đến là tiểu luận môn học: 96/106 SV, chiếm 65,1% Điều này được làm rõ khi so sánh giữa sinh viên các năm trong khoa XHH
Cụ thể như sau:
Biểu đồ 2: Loại hình NCKHSV theo lựa chọn của SV khoa XHH
(Nguồn: Kết quả nhóm nghiên cứu)
Trang 34Đây là cơ sở chính để nhóm nghiên cứu đi sâu tìm hiểu và phân tích về loại hình NCKHSV mà phần lớn các bạn đã đồng ý rằng công trình NCKH các cấp (khoa/trường) mới chính là NCKHSV
2.2.1.2 Mức độ yêu thích tham gia của sinh viên khoa XHH với hoạt động NCKHSV
Khi điều tra về mức độ yêu thích tham gia NCKHSV của sinh viên khoa XHH nhóm nghiên cứu thu được kết quả như sau:
Bảng 7: Mức độ thích tham gia NCKHSV khoa XHH
Mức độ thích tham gia NCKHSV Số lượng (SV) Tỉ lệ %
(Nguồn: Kết quả nhóm nghiên cứu)
Như vậy, trong tổng số 106 SV trong mẫu nghiên cứu, chỉ có 12 SV chiếm 11,3% cho rằng mình rất thích, tỉ lệ này khá khiêm tốn Số sinh viên cho rằng mình có thích tham gia NCKH là 47/160 sinh viên, chiếm tỉ lệ cao nhất: 44,3% Mặt khác, số lượng sinh viên trả lời không thích là 5/106 sinh viên, chiếm 4,7% Kết quả này có lẽ đã phản ánh được phần nào về thực tế cho hoạt động NCKHSV_ NCKH cấp khoa/trường của khoa XHH
Trên cơ sở đi phân tích mức độ thích tham gia NCKHSV dựa trên nhận thức về quan niệm đối với hoạt động NCKHSV, nhóm nghiên cứu thu được kết quả sau:
Trang 35Bảng 8:
(Nguồn: Kết quả nhóm nghiên cứu)
Rõ ràng, đối với những sinh viên có mức độ rất thích tham gia NCKHSV thì họ có quan niệm cho rằng NCKHSV là hoạt động rất cần thiết, trong trường hợp này là 12/12 sinh viên, chiếm tỉ lệ 100%, đối với mức độ thích tham gia, trong tổng số 47 sinh viên, có
44 sinh viên cho rằng hoạt động NKCHSV là hoạt động rất cần thiết, chiếm 93,6%, tuy vẫn có sinh viên quan niệm rằng đây chỉ là hoạt động mang tính phong trào nhưng tỉ lệ là không cao 2/44 sinh viên, chiếm 4,3% Ngược lại ở mức độ bình thường cũng như mức
độ không thích tham gia NCKHSV, tỉ lệ sinh viên quan niệm hoạt động NCKH là hoạt động rất cần thiết có tỉ lệ giảm dần, tỉ lệ này là 87,5% : 80% Mặt khác, tỉ lệ sinh viên quan niệm hoạt động mang tính chất khuyến khích và hoạt động mang tính phong trào có
tỉ lệ tăng lên so với ở mức độ rất thích và thích
Tuy nhiên việc NCKHSV ngay từ đầu đã được xác định là không giống nhau đối với mọi sinh viên Ở mỗi chủ thể nhận thức khác nhau sẽ dẫn đến thái độ khác nhau Điều này được thể hiện qua bảng sau:
quan niem ve NCKH SV và muc do yeu thich tham gia NCKH
khoa xa hoi hoc
la hoat dong mang tinh
chat khuyen khich
la hoat dong mang tinh
phong trao
la hoat dong hoa toan
khong can thiet
Count Col % Total
Trang 36Bảng9: Sinh viên các năm khoa XHH và mức độ thích tham gia NCKHSV
(Nguồn: Kết quả nhóm nghiên cứu)
Từ bảng kết quả trên, chúng tôi thấy rằng nhìn chung các bạn sinh viên có thái độ rất thích và thích tham gia NCKHSV chiếm 55,6% so với thái độ bình thường và không thích là 44,3% Điều này cho thấy NCKHSV vẫn chưa thực sự tạo được sự quan tâm từ phía sinh viên Thông thường theo thời gian và sự trưởng thành trong nhận thức về vai trò, quan niệm những điều đó sẽ ảnh hưởng đến mức độ thích tham gia NCKHSV qua các năm sẽ được tăng lên Tuy nhiên, trong kết quả nghiên cứu trên kết quả này lại ngược lại mức độ thích tham gia NCKHSV có xu hướng giảm dần trong sinh viên các năm Ở sinh viên năm nhất là 52,9%, năm hai là 48,3%, tỉ lệ này ở năm ba và năm tư là 41,7% và 37,5% Có lẽ ngoài yếu tố chủ quan, NCKHSV còn chịu tác động của nhiều yếu tố khách quan từ môi trường bên ngoài
2.2.2 Hoạt động NCKHSV _ NCKH cấp khoa/trường của sinh viên khoa XHH 2.2.2.1 Thực trạng tham gia NCKH cấp khoa/trường của sinh viên khoa XHH
Trong phần này, nhóm nghiên cứu chỉ trình bày về thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học cấp khoa/trường trong sinh viên khoa XHH trong sự tìm hiểu của nhóm thông qua mẫu điểu tra của 106 SV khoa XHH Kết quả từ mẫu nghiên cứu cho thấy:
Trang 37Bảng 10: Thực trạng tham gia NCKH cấp khoa/trường của sinh viên khoa XHH
Bạn có từng tham gia NCKH cấp khoa/trường
Số lượng
(Nguồn: Kết quả nhóm nghiên cứu)
Phân tích bảng trên, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng số lượng sinh viên tham gia NCKH cấp khoa/trường vẫn còn rất thấp, chỉ có 18/106 SV đã và đang tham gia NKCH cấp khoa/trường chiếm tỉ lệ 17% Trong đó, có 10/106 sinh viên đã tham gia NCKH cấp khoa/trường chiếm tỉ lệ 9,4% và 8/106 sinh viên đang tham gia NCKH cấp khoa/trường, chiếm 7,5% Điều này cho thấy NCKH cấp khoa/trường vẫn chưa thực sự thu hút được tất cả sinh viên trong khoa XHH hiện nay Cụ thể như sau:
Bảng 11: Thực trạng tham gia NCKH cấp khoa /trường của SV các năm khoa XHH
Bạn có từng tham
gia NCKH cấp
khoa/trường
Sinh viên năm?
Tổng: 106 SV
(Nguồn: Kết quả nhóm nghiên cứu)
Từ kết quả nghiên cứu trên nhóm nghiên cứu rút ra kết luận rằng NKCH cấp khoa/trường chỉ thực sự thu hút sự tham gia của sinh viên năm ba, năm tư và một phần nhỏ của sinh viên năm hai Điều này là phù hợp với thực tế Đối với sinh viên năm nhất,
vì thời gian học tập tại trường vẫn chưa thực sự nhiều, các em vẫn còn nhiều bỡ ngỡ đối với khái niệm NCKHSV _NCKH cấp khoa/trường Các em vẫn chưa được tiếp cận với
Trang 38hoạt động này, dĩ nhiên ngay cả kiến thức và phương pháp nghiên cứu các em vẫn chưa nắm được một cách chắc chắn Đây chỉ mới là giai đoạn bắt đầu để các em xây cho mình một nền tảng kiến thức, kỹ năng và phương pháp học tập cũng như phương pháp nghiên cứu Đồng thời đây cũng là giai đoạn để các em bước đầu định hướng và xây dựng cho bản thân mình một động cơ và mục đích tham gia hoạt động NCKH cấp khoa/trường trong những năm học tiếp theo Đối với sinh viên năm hai, trải qua hơn một năm làm quen với hoạt động học tập trong môi trường đại học, các em đã có sự trưởng thành trong nhận thức đối với hoạt động NCKHSV nói chung và NCKH cấp khoa/trường nói riêng Một số ít trong các em đăng ký tham gia NCKH cấp khoa/trường Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc tham gia NCKH cấp khoa/trường của các em trong những năm tiếp theo vì các em sẽ có được những lợi ích từ việc tham gia hoạt động NKCH này Riêng đối với sinh viên năm ba, đây là giai đoạn mà nhóm nghiên cứu gọi là giai đoạn đỉnh cao
để các bạn tham gia NCKH cấp khoa/trường Vì với lượng kiến thức tích lũy từ các môn học chuyên ngành cũng như kiến thức về lý thuyết phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, ở các bạn có sự chín muồi cả trong nhận thức về hoạt động NKCHSV Đây chính
là những điều kiện để các bạn có thể tham gia NCKH cấp khoa/trường tốt nhất so với năm nhất, năm hai Chính vì vậy phần đông sinh viên đang tham gia NCKH cấp khoa/trường thường tập trung ở năm ba Thiết nghĩ Ban chủ nhiệm khoa cần tạo điều kiện nhiều hơn nữa cũng như có nhiều sự khích lệ đối với nhóm sinh viên này để thu hút các bạn tham gia NCKH cấp khoa/trường góp phần nâng cao hoạt động NCKH cấp khoa/trường của khoa trong thời gian sắp tới
Riêng đối với sinh viên năm tư, mặc dù có sự trưởng thành cao hơn trong nhận thức cũng như kiến thức và kinh nghiệm so với sinh viên các năm Tuy nhiên, sinh viên năm tư bị giới hạn về nhiều mặt, trong đó có vấn đề về thời gian Đây là năm cuối cấp, các anh chị năm tư thường dành thời gian cho nhiều hoạt động khác chuẩn bị cho kết quả cuổi cùng của suốt bốn năm học tốt nghiệp nên việc dành thời gian tham gia NCKH cấp khoa/trường là một điều khó khăn Chính vì vậy mặc dù vẫn có số lượng sinh viên tham gia NCKH cấp khoa/trường trong sinh viên năm tư nhưng số lượng này là không nhiều, trong mẫu điều tra là 1 sinh viên trong tổng số 24 sinh viên năm tư, chiếm 4,2% Qua
Trang 39khảo sát của nhóm nghiên cứu thì kết quả chỉ ra rằng, trong tất cả sinh viên qua các năm, năm tư chủ yếu là nhóm sinh viên đã tham gia NCKH cấp khoa/trường Số lượng này là
10 trên tổng số 24 sinh viên năm tư, chiếm 41,7%
2.2.2.2 Nguyên nhân tham gia NCKH cấp khoa/trường của SV khoa XHH
Trên đây là thực trạng sinh viên khoa XHH tham gia NCKH cấp khoa/trường Để tìm hiểu và đánh giá hoạt động NCKH cấp khoa trong sinh viên hiện nay, nhóm nghiên cứu chỉ tiến hành nghiên cứu trên hai nhóm khách thể chính là nhóm sinh viên đã tham gia NCKH cấp khoa/trường và nhóm thứ hai là nhóm sinh viên đang tham gia NCKH cấp khoa/trường vì đây Với mục đích ban đầu nhằm tìm hiểu nguyên nhân tham gia NCKH cấp khoa/trường của sinh viên, kết quả nghiên cứu như sau:
Biểu đồ 3: Nguyên nhân tham gia NCKH cấp khoa/trường của SV khoa XHH
(Nguồn: Kết quả nhóm nghiên cứu)
Cũng giống như kết quả nghiên cứu của mẫu nghiên cứu đã được phân tích ở phần trên, đối với khoa XHH phần lớn sinh viên tham gia NCKH cấp khoa/trường xác định nguyên nhân để các bạn tham gia là nhằm rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm; nâng cao năng lực bản thân trong hoạt động nghiên cứu và tiếp theo nữa là vì sở thích bản thân, quan tâm
Trang 40đến vấn đề nào đó Trong đó, nguyên nhân để rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm nghiên cứu được sinh viên lựa chọn nhiều nhất trong số các nguyên nhân: 13/18 sinh viên tham gia NCKH cấp khoa/trường, chiếm 72,2% Tiếp đến là vì muốn nâng cao năng lực của bản thân trong hoạt động nghiên cứu với sự lựa chọn của 10/18 sinh viên tham gia NCKH cấp khoa/trường, chiếm 55,6%
Tuy nhiên, có sự khác biệt về nguyên nhân giữa nhóm sinh viên đã tham gia nghiên cứu cấp khoa/trường với nhóm sinh viên đang tham gia NCKH cấp khoa/trường trong khoa XHH hiện nay Cụ thể:
Bảng 12: Khác biệt về nguyên nhân tham gia NCKH cấp khoa/trường của hai nhóm đang
và đã tham gia NCKH cấp khoa/trường của sinh viên khoa XHH
Nguyên nhân tham gia NCKH cấp
khoa/trường
Bạn có từng tham gia NCKH cấp khoa/trường
Đang tham gia Đã tham gia
Vì muốn nâng cao năng lực của bản thân 2 25% 8 80%
Rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm NC 7 87.5% 6 60%
Nhận được sự khích lệ, động viên của thầy
cô
NC nhằm tìm ra những phát hiện mới… 3 37.5% 1 10%
Có nhiều quyền lợi dành cho người tham
gia
(Nguồn: Kết quả nhóm nghiên cứu)
Đối với nhóm sinh viên đã tham gia nghiên cứu, nguyên nhân chính được lựa chọn
là vì để khẳng định năng lực của bản thân trong hoạt động nghiên cứu, chiếm tỉ lệ 80% Tiếp đến là vì muốn rèn luyện kỹ năng và kinh nghiệm nghiên cứu chiếm 60% Điều này