Sinh kế của người dao huyện thông nông tỉnh cao bằng
Trang 1TRẦN THỊ THANH HUỆ
SINH KẾ CỦA NGƯỜI DAO
HUYỆN THÔNG NÔNG TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Thái Nguyên, năm 2010
Trang 2TRẦN THỊ THANH HUỆ
SINH KẾ CỦA NGƯỜI DAO
HUYỆN THÔNG NÔNG TỈNH CAO BẰNG
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: TS Hà Thị Thu Thuỷ
Thái Nguyên, năm 2010
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Sinh kế là cách sống con người lựa chọn phù hợp với điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái Việc lựa chọn phương thức mưu sinh đối với cư dân vùng đồng bằng đã khó, đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi càng khó khăn hơn Do đó, vấn đề đảm bảo nguồn sinh kế lâu dài cho đồng bào dân tộc thiểu số luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm Đây là việc làm gắn liền với mục tiêu xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội của các vùng dân tộc thiểu số trên đất nước ta
Là huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng, Thông Nông có nhiều dân tộc
anh em cùng sinh sống Cùng với các dân tộc khác như Tày, Nùng, Mông, Kinh, người Dao huyện Thông Nông đã xây dựng cho mình một nền văn hóa phong phú, đa dạng nhưng có bản sắc riêng khó hòa lẫn Từ bao đời nay, bằng lao động cần cù, sáng tạo, người Dao huyện Thông Nông đã lựa chọn cho mình các hoạt động mưu sinh phù hợp Kinh tế trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp, khai thác các nguồn lợi từ tự nhiên… từng bước đảm bảo nhu cầu cuộc sống Hiện nay, dưới tác động của các yếu tố mới, sinh kế của người Dao ở huyện Thông Nông có sự biến đổi Trong quá trình vận động, có những biến đổi phù hợp đem lại hiệu quả kinh tế nhất định, nâng cao chất lượng cuộc sống của người Dao địa phương, song bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố chưa phù hợp
Từ nhận thức trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Sinh kế của người Dao
huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng” Qua nghiên cứu, đề tài mong muốn
làm rõ sinh kế của người Dao huyện Thông Nông trong truyền thống và hiện tại, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính hiệu quả hoạt
Trang 5động mưu sinh và cũng là đem lại cuộc sống đầy đủ hơn cho người Dao tại Thông Nông - một huyện vùng cao trong số 61 huyện nghèo nhất cả nước
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về người Dao ở Việt
Nam Trong các tài liệu cổ như “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quý Đôn (2007, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội), “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú (1992, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội), “Đại Việt sử kí toàn
thư” (1998, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội) của Ngô Sĩ Liên… đã ghi chép
rải rác về sự phân bố dân cư, tình hình các dân tộc vùng biên giới Các học giả phong kiến đã cho thấy nguồn gốc tên gọi, một số phong tục tập quán của tộc
Thời kì thực dân Pháp thống trị, do yêu cầu cai trị và bóc lột, người Pháp tiến hành nghiên cứu khá kĩ về các dân tộc ít người ở Việt Nam, trong đó có người Dao Tiêu biểu là các công trình của Auguste Bonifacy Bonifacy là một sĩ quan người Pháp, giỏi chữ Dao cổ, say mê nghiên cứu dân tộc học
Ông đăng các kết quả nghiên cứu về người Dao trên “Tạp chí Đông Dương” như: “Mán quần cộc” 1904 - 1905, “Mán quần trắng” - 1905, “Mán chàm
hoặc Lam Diên” - 1906, “Mán Tiểu Bản hay Đeo Tiền” - 1907, “Mán Đại Bản, Cộc hoặc Sừng” - 1908 v.v… Các công trình này đã miêu tả khá sinh
động về nhà cửa, trang phục, kinh tế, tổ chức xã hội, các nghi lễ, văn học, nghệ thuật, tôn giáo… của người Dao ở Việt Nam; thống kê các tên gọi của từng nhóm tộc người Dao (cả tên tự gọi và tên các dân tộc khác gọi), phân loại các ngành Dao thành 2 nhóm ngôn ngữ mà từ “người” gọi là Mun” (Mán quần trắng, Mán Lam Điền) và từ “người” gọi là “Miên” (như nhóm Mán Tiền, Mán Đại Bản)
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Ban dân tộc các khu và các tỉnh đã tiến hành điều tra xã hội học đối với các dân tộc thiểu số, trong đó có
Trang 6người Dao để phục vụ cho chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước Năm 1959, ngành Dân tộc học được thành lập, tiếp tục sưu tầm tài liệu và đi sâu
nghiên cứu đối với người Dao Tiêu biểu là công trình “Người Dao ở Việt
Nam” (1971, NXB Khoa họcXã hội, Hà Nội) của nhóm tác giả Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến Với nhiều nguồn tư liệu điền dã phong phú, chính xác, cụ thể, các tác giả đã đề cập khái quát về tên gọi, nguồn gốc lịch sử, địa bàn cư trú, các hình thái kinh tế, đời sống vật chất, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, tri thức dân gian và những biến đổi trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Dao ở nước ta từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945
Bài viết “Bước đầu tìm hiểu các nhóm Dao ở Việt Nam” của tác giả
Nguyễn Khắc Tụng (1996, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3) đã làm rõ cơ sở để phân chia các nhóm Dao ở Việt Nam là thông qua đặc điểm chủ yếu trên trang phục của người phụ nữ, đồng thời tác giả cũng phần nào đề cập đến sự phân bố các nhóm Dao ở Việt Nam
Công trình nghiên cứu khoa học cấp Viện “Công cụ sản xuất nông
nghiệp của các dân tộc nhóm ngôn ngữ H’Mông - Dao” - Nguyễn Thị Ngân
(2000, Bảo tàng Văn hoá các Dân tộc Việt Nam) nghiên cứu sự đa dạng về các loại hình công cụ sản xuất của dân tộc H’Mông, Dao, Pà Thẻn, thích ứng với từng loại địa hình rẻo cao, rẻo giữa, rẻo thấp ở mỗi địa phương Tác giả so sánh công cụ sản xuất của nhóm ngôn ngữ H’Mông - Dao với các loại hình công cụ tương ứng của dân tộc khác
Nghiên cứu về lĩnh vực văn hoá vật chất, công trình “Trang phục cổ
truyền của người Dao ở Việt Nam” của Nguyễn Khắc Tụng (2004, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội) đã cho thấy một số nét đặc trưng của 7 ngành, nhóm Dao ở Việt Nam, từ việc nghiên cứu đặc trưng của văn hoá tộc người, phân loại tiêu chí các ngành Dao ở địa phương Đồng thời tác giả cũng phân
Trang 7tích sự biến đổi, đánh giá nguyên nhân biến đổi trong trang phục của người Dao
Ngoài một số ít công trình nghiên cứu có tính chất chuyên khảo về người Dao nói trên, còn có các công trình nghiên cứu về người Dao ở các địa phương Mỗi công trình là một đặc trưng của tộc người Dao hoặc một nhóm
Dao ở một địa phương cụ thể Có thể kể đến công trình “Văn hoá truyền
thống của người Dao ở Hà Giang” của các tác giả Phạm Quang Hoan, Hùng
Đình Quý (1991, NXB Văn hoá Dân tộc) Công trình này đi sâu nghiên cứu hai nhóm Dao tập trung và cư trú đông ở Hà Giang là Dao đỏ và Dao áo dài Các tác giả đã làm rõ những nét đặc trưng nhất của hai nhóm Dao này trên tất cả các lĩnh vực lịch sử tộc người, các hoạt động kinh tế, văn hoá vật chất, tổ chức làng bản, gia đình và nghi lễ gia đình, tín ngưỡng tôn giáo, văn hoá dân gian, tri thức dân gian
Công trình “Một số vấn đề người Dao Quảng Ninh” của Nguyễn Quang
Vinh (1999, NXB Văn hoá Dân tộc, Hà Nội), đã cho thấy nét đặc trưng về lịch sử, văn hoá, kinh tế của người Dao ở Quảng Ninh Ngoài ra, tác giả còn cho thấy những nét đặc trưng của người Dao ở các huyện có người Dao sinh sống và vai trò của người Dao trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ninh
Công trình “Các nghi lễ chủ yếu trong chu kì đời người của nhóm Dao
Tiền ở Bắc Kạn” của Lý Hành Sơn (2003, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội)
Trên cơ sở miêu tả khá sinh động các nghi lễ chủ yếu trong chu kì đời ngườivà quá trình biến đổi của nó, tác giả làm rõ vai trò, chức năng, giá trị của những nghi lễ này cũng như đặc điểm văn hoá của nhóm Dao Tiền ở Bắc Kạn
Đối với người Dao ở Cao Bằng, đáng chú ý có bài viết “Nương rẫy
truyền thống của người Dao ở Cao Bằng”đăng trênTạp chí Dân tộc học số 3, năm 1995 của tác giả Lý Hành Sơn, tác giả đã đề cập đến các phương pháp
Trang 8canh tác nương du canh, nương thâm canh, thổ canh hốc đá và một số nghi lễ tín ngưỡng liên quan đến nông nghiệp nương rẫy của người Dao ở Cao Bằng
Bên cạnh đó, có công trình “Văn hóa dân gian Cao Bằng” (1993, Hội văn nghệ Cao Bằng), Địa lý - lịch sử tỉnh Cao Bằng (2003, Ban tuyên giáo
tỉnh uỷ - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Cao Bằng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội) , Địa chí Cao Bằng (2000, Tỉnh uỷ - Uỷ ban nhân dân tỉnh Cao Bằng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội Các công trình này đã đề cập đến các vấn
đề liên quan đến người Dao ở Cao Bằng như lịch sử tộc người, các hoạt động kinh tế chủ yếu, phong tục tập quán với những nét sơ lược nhất
Điểm lại các công trình trên cho thấy, các tác giả đã cho thấy những nét chung nhất về lịch sử tộc người, bản sắc văn hóa (các nghi lễ theo chu kì đời người, trang phục cổ truyền v.v…) của người Dao ở Cao Bằng, song việc nghiên cứu cụ thể về sinh kế của tộc người Dao ở một địa phương, cụ thể là huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống Các kết quả nghiên cứu trên là sự gợi mở và là những tài liệu quý báu giúp tác giả hoàn thiện đề tài
3 Mục đích, đối tƣợng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những hoạt động kinh tế chủ đạo nhằm đảm bảo nhu cầu cuộc sống của người Dao ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng trong lịch sử và hiện tại Từ đó làm rõ sự biến đổi của nó trong thời kì hiện nay để đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người Dao ở Thông Nông
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Sinh kế của một tộc người, chủ yếu là các hoạt động kinh tế Đối với người Dao ở khu vực miền Bắc nói chung và huyện Thông Nông tỉnh Cao
Trang 9Bằng nói riêng, hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, tiểu thủ nghiệp và việc trao đổi hàng hóa Đề tài nghiên cứu các hoạt động kinh tế này trong sự vận động và phát triển của tộc người
3.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng: vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên v.v… Đây là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế của người Dao ở Thông Nông
- Khái quát về người Dao ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng về nguồn gốc lịch sử, tên gọi, số lượng, địa bàn cư trú để thấy được quá trình thiên di, tồn tại và phát triển của tộc người này
- Trên cơ sở đó, đề tài đi sâu nghiên cứu về sinh kế của người Dao trong truyền thống và hiện tại, làm rõ sự biến đổi của nó trong thời kì hiện nay và đề ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính hiệu quả của hoạt động mưu sinh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người Dao ở huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng
4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tư liệu
Để nghiên cứu, đề tài tham khảo hai nguồn tài liệu chính: Tài liệu thành
văn: Bao gồm các sách cổ như Kiến văn tiểu lục, Đại Nam nhất thống chí
v.v các chuyên khảo về người Dao, các bài đăng trên Tạp chí chuyên ngành
Trang 10Lịch sử, Dân tộc học đã công bố, xuất bản; các tài liệu địa phương như Dư địa chí tỉnh Cao Bằng, Lịch sử Đảng bộ, các báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội huyện Thông Nông… Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp tác giả tìm hiểu khái quát về người Dao cũng như những nét nổi bật về huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng, là cơ sở để tác giả nghiên cứu về sinh kế của người Dao ở huyện Thông Nông
Tài liệu điền dã: Được thu thập qua khảo sát tại các xã Lương Thông, Cần Yên, Bình Lãng, Yên Sơn, Ngọc Động, Thanh Long và thị trấn Thông Nông - nơi có đông dân tộc Dao sinh sống của huyện Nguồn tư liệu này gồm
ghi lại qua phỏng vấn các bậc cao niên, các tài liệu sưu tầm trong nhân dân
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Từ nguồn tư liệu trên, đề tài sử dụng phương pháp lịch sử để nghiên cứu khái quát về huyện Thông Nông, nguồn gốc tộc người, sinh kế của người Dao trong truyền thống và làm rõ sự biến đổi của nó trong thời kì hiện nay Với phương pháp logic, đề tài đã rút ra được những nhận xét, đánh giá khách quan về vấn đề nghiên cứu; giúp người đọc có cái nhìn hệ thống, khái quát về các hoạt động sinh kế của người Dao ở huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng
Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp khai thác tư liệu thành văn kết hợp với phương pháp điền dã dân tộc học, vừa quan sát trực tiếp nơi cư trú, các nguồn tài nguyên, khu vực sản xuất, phỏng vấn nhân chứng, vừa thu thập báo cáo của chính quyền và các ban ngành cấp xã, huyện để xác minh các tư liệu nghiên cứu Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lí các thông tin đã khai thác, trình bày trong đề tài; kết hợp với phương pháp đối chiếu, so sánh nhằm tìm ra những nét tương đồng và khác biệt thể hiện trong hoạt động mưu sinh của người Dao với các dân tộc anh em khác đang sinh sống tại huyện Thông Nông
Trang 115 Đóng góp của luận văn
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về sinh kế của dân tộc Dao huyện Thông Nông Dựa trên những nguồn tư liệu đã khai thác, đề tài làm rõ sinh kế của người Dao - các hoạt động kinh tế nhằm đảm bảo cuộc sống của tộc người Trên cơ sở đó, đề tài đề ra những phương hướng, giải pháp về kinh tế, xã hội để nâng cao chất lượng cuộc sống của người Dao cũng như các dân tộc anh em cùng sinh sống ở huyện vùng cao Thông Nông
Luận văn còn là nguồn tham khảo bổ ích cho quá trình học tập bộ môn lịch sử địa phương, cơ sở văn hóa Việt Nam, nhân học, góp phần hiểu biết về đất nước Việt Nam - một quốc gia đa dân tộc cũng như sự hiểu biết về người Dao tại Thông Nông nói riêng
6 Cấu trúc của đề tài
Luận văn gồm 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận Phần nội dung được chia làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng
Chương 2: Sinh kế của người Dao ở huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng
trong truyền thống
Chương 3: Sự biến đổi trong sinh kế người Dao ở huyện Thông Nông
tỉnh Cao Bằng hiện nay
Cuối cùng là tài liệu tham khảo, phụ lục bao gồm một số bảng thống kê, bản đồ và ảnh minh họa
Trang 12Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN THÔNG NÔNG TỈNH CAO BẰNG
1.1 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Thông Nông là một huyện vùng cao nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Cao Bằng, cách trung tâm tỉnh lị 50 km (theo tuyến đường tỉnh lộ 204) Địa phận huyện Thông Nông trải dài từ 22o
40'58"-22o57'25" vĩ bắc, 105o
phía nam giáp huyện Nguyên Bình, phía đông giáp huyện Hà Quảng và Hòa An, phía tây giáp huyện Bảo Lạc
Nằm hoàn toàn trên dãy đá vôi, huyện Thông Nông có đặc điểm địa hình
thấp dần từ Bắc xuồng Đông Nam và được chia làm 3 lại hình: Thứ nhất,
dạng địa hình lòng máng, được phân bố tập trung trên địa bàn các xã Cần Yên, Lương Thông, Đa Thông, Thị trấn và Lương Can dọc theo sông Dẻ Rào Đây là vùng địa hình tương đối bằng phẳng, được hình thành chủ yếu do sự bồi đắp phù sa từ con sông Dẻ Rào Vùng này chủ yếu trồng lúa nước, cung
cấp 70% lương thực cho toàn huyện Thứ hai, dạng địa hình lưng chừng, phân
bố tập trung trên địa bàn các xã Thanh Long, Bình Lãng, Vị Quang, có xen kẽ các bãi bằng thung lũng hẹp và trên các sườn núi dốc thoải Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ là loại đất màu vàng trên đá vôi, rất thích hợp trồng cây lâu năm, cây công nghiệp Vùng địa hình này chiếm 15% tổng diện tích tự nhiên
của huyện Thứ ba, dạng địa hình núi cao, được phân bố tập trung ở các xã
Yên Sơn, Thanh Long, Bình Lãng, Ngọc Động, Lương Can, chiếm 65% diện tích tự nhiên Đất này chỉ thích hợp trồng các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp Sự đa dạng về địa hình là điều kiện thuận lợi để phát triển một nền kinh tế nông nghiệp đa dạng và phong phú
Trang 13Thuộc miền núi cao, huyện Thông Nông mang đặc điểm khí hậu gió mùa Nhiệt độ trung bình 20,2oC, đối với vùng rẻo cao khi nhiệt độ xuống thấp gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và đời sống Lượng mưa trung bình năm từ 1736,9 mm, năm cao nhất có thể lên tới 2000 mm Do địa hình núi cao lại dốc nên đôi khi xảy ra lũ vào tháng 7, tháng 8 trong năm Gió mùa Đông bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau gây ra lạnh giá Gió mùa Đông nam bắt đầu từ tháng 4 kết thúc vào tháng 11, đôi khi gây ra gió lốc Độ ẩm không khí trung bình năm là 82%, cao nhất vào mùa hè (90%) và thấp nhất vào mùa đông (55%) Trong năm, vào mùa đông giá có xảy ra sương muối ảnh hưởng đến cây trồng, vật nuôi
Về thủy văn, Thông Nông có con sông Dẻ Rào, bắt nguồn từ biên giới Việt - Trung, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam chảy qua các xã Cần Yên, Lương Thông, Đa Thông, Lương Can với chiều dài 36km Con sông này là nguồn cung cấp nước chính cho sinh hoạt và sản xuất, có nhiều tiềm năng để phát triển thuỷ điện Ngoài ra, hai khe suối Ngọc Động và Thanh Long cũng góp phần cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Do đặc điểm nằm trên núi đá vôi nhiều hang động và rừng bị tàn phá nên các tháng mùa khô thường thiếu nước, mùa mưa xảy ra lũ lụt, sụt lở đất
Về tài nguyên thiên nhiên, toàn huyện Thông Nông có tổng diện tích đất tự nhiên là 36.049 ha, chiếm 4,7% tổng diện tích của tỉnh Cao Bằng Cơ cấu đất đã đưa vào sử dụng (gồm đất nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dụng, đất ở…) là 17.397 ha chiếm 49% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có đất lâm nghiệp chiếm 40%; đất chưa sử dụng 18.651 ha chiếm 51% tổng diện tích tự nhiên… Đây là tiềm năng cần được quy hoạch, khai thác hợp lí, phát huy thế mạnh, góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn
Theo tài liệu của Liên đoàn địa chất quốc gia, huyện Thông Nông có một số khoáng sản quý như quặng bôxit, atimon… Hàm lượng nhôm có trong
Trang 14quặng bô xít ở địa bàn huyện chiếm tỉ lệ tương đối lớn trong toàn tỉnh, có khả năng sản xuất alumin, bột đá mài, xi măng alumin, tập trung chủ yếu ở các xã Yên Sơn, Thanh Long Đất thịt pha sét là nguyên liệu sản xuất gạch ngói phân bổ ở nhiều xã nhưng tập trung ở vùng lòng máng
Rừng ở huyện Thông Nông khá phong phú, rừng tự nhiên có 14.413 ha, rừng trồng mới 80 ha, độ che phủ 47% Rừng là nơi cung cấp nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ, đan lát và điều hoà nguồn nước, chống lũ, bảo vệ đất đai cũng như bảo vệ đa dạng sinh học
Trang 15Số liệu bảng trên cho thấy, người Nùng có số lượng đông nhất chiếm 33%, thứ đến là người Dao chiếm 27%, thứ ba là người Tày với 22,7%, dân tộc Mông là 16%, dân tộc Kinh là 1,3% Trong đó, dân tộc Tày, Nùng sống tập trung tại những khu vực thấp quy tụ thành từng làng, bản ở Thị trấn và các xã Lương Thông, Đa Thông, Lương Can; đồng bào có tập quán canh tác lúa nước, trồng ngô, sắn, đậu tương Dân tộc Mông, Dao sinh sống rải rác ở các vùng núi cao hoặc sống xen kẽ với các dân tộc khác ở các thung lũng tương đối bằng phẳng, tập trung đông nhất ở các xã Lương Thông, Bình Lãng, Yên Sơn Một bộ phận dân cư còn sống du canh du cư, sống bằng nghề phát nương làm rẫy, trồng lúa nương, ngô và các hoa màu khác Dân tộc Kinh có số lượng ít nhất, thường sống ở các phố, chợ, làm nghề buôn bán kinh doanh Việc tập trung và sống xen kẽ trên cùng một địa bàn cư trú là điều kiện thuận lợi cho sự giao lưu về kinh tế và văn hoá giữa các dân tộc ở huyện Thông Nông Trong quá trình đó, người Dao đã tiếp nhận các tinh hoa văn hoá cũng như những kinh nghiệm sản xuất tiến bộ của các dân tộc anh em khác để làm phong phú thêm bản sắc văn hoá tộc người và góp phần làm cho nền kinh tế phát triển hơn
Có số dân đông, huyện Thông Nông có nguồn lao động khá lớn Năm 2007, có 12.564 người trong độ tuổi lao động, trong đó 50% lực lượng trẻ, 85% lao động nông nghiệp; 8% lao động công nghiệp - xây dựng; 7% lao động trong lĩnh vực dịch vụ - thương mại; lao động nữ chiếm 52% Tuy nhiên, số lao động được đào tạo chỉ đạt khoảng 15%, chủ yếu dưới hình thức đào tạo bồi dưỡng qua các lớp ngắn ngày nên tay nghề thấp, tập trung vào một số nghề như: nông nghiệp, mộc, cơ khí, nề…
1.2.2 Người Dao ở huyện Thông Nông
Nguồn gốc tộc người: Người Dao ở Việt Nam cư trú chủ yếu ở khu vực
miền núi và trung du Bắc bộ Sống xen cư với các dân tộc anh em khác.ở
Trang 16những mức độ khác nhau, cả trong phạm vi xã cũng như thôn bản Mặc dù, là dân tộc có nhiều nhóm địa phương với các đặc trưng văn hóa mang phong
cách khác nhau nhưng họ đều có ý thức chung về một cội nguồn
Để giải thích về lịch sử của mình, người Dao ở Việt Nam nói chung
thường kể câu chuyện “Quả bầu tiên” hay truyền thuyết “Bàn Hồ” “Quả bầu
tiên” là chuyện truyền khẩu, kể rằng, xưa kia loài người gặp cơn đại hồng
thủy, nhân loại chết hết, chỉ còn hai chị em ruột nhà nọ sống sót Cuối cùng, hai người đành phải lấy nhau và đẻ ra một bọc thịt Họ bèn bổ bọc thịt đó ra, đem những mảnh vụn rải khắp trần gian Những mảnh rơi lên núi hóa thân thành người Dao, những mảnh rơi trên đồng ruộng hóa thân thành các dân tộc
khác Theo cuốn “Quả sơn bảng văn ”, Bàn Hồ là con Long khuyển mình dài
3 thước, long đen, vằn vàng, mượt như nhung, từ trên trời giáng xuống và được Hoàng Bình nuôi trong cung Vì có công giúp Hoàng Bình đánh dẹp giặc Thổ Phồn, Bàn Hồ được lấy công chúa Hai người đem nhau đến núi Cối Kê (Triết Giang - Trung Quốc) ở và sinh được 12 người con (6 trai, 6 gái) Hoàng Bình ban sắc cho con cháu Bàn Vương thành 12 họ: Bàn, Lan, Mãn, Uyển, Đặng, Trần, Lương, Tống, Phượng, Đối, Lưu và Triệu Con cháu Bàn Vương sinh sôi nảy nở ngày một nhiều, đến đời Hồng Vũ bị hạn hán 3 năm liền, nhà vua phải cấp cho con cháu Bàn Vương mỗi người một cái búa và một con dao quắm để họ đốn rừng làm rẫy Con cháu của Bàn Vương lại ngày
càng nhiều mãi lên khiến nhà vua phải cấp sắc “Quả sơn bảng” để phân tán
họ đi nơi khác kiếm ăn Con cháu Bàn Vương chia làm nhiều ngành đi các nơi và ngành thứ sáu đi vào miền núi Việt Nam gọi là Tiểu bản mạn
Về nguồn gốc lịch sử, các nhà dân tộc học Việt Nam đều khẳng định, người Dao có nguồn gốc từ Trung Quốc, có quan hệ tộc thuộc với các nhóm Dao hiện nay đang sinh sống ở Hoa Nam và họ mới chỉ có mặt ở nước ta từ sau thế kỉ XIII Người Dao di cư vào Việt Nam theo nhiều thời kỳ, nhiều
Trang 17đường, nhiều nhóm khác nhau và sớm hơn người Mông Người Dao ở vùng Tây Bắc bộ di cư đến Việt Nam vào thế kỷ XIII bằng đường bộ; còn người Dao ở vùng Đông Bắc di cư từ thế kỷ XIII cho đến đầu thế kỷ XX bằng đường bộ và một phần đường thủy Trong khoảng thời gian này, cùng với quá trình thiên di vào các tỉnh khác, người Dao ở các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây - Trung Quốc cũng đã di cư vào tỉnh Cao Bằng nói chung, huyện Thông Nông nói riêng
Như vậy, do nhiều biến cố lịch sử, nhóm Dao ở Trung Quốc bị phân tán thành nhiều nhóm nhỏ Họ phải rời khỏi cái nôi của mình là đất Châu Dương và Châu Kinh, tản mát đi các nơi để sinh sống; trong đó có một số nhóm vào Việt Nam Trên đường di cư, người Dao ở Thông Nông đã tiếp thu thêm những yếu tố văn hóa của nhiều tộc người, đồng thời những nét văn hóa mới cũng được nảy sinh để rồi hình thành nên những bản sắc riêng
Trước kia, người Dao được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Động,
Dạo, Xá, Mán Động là tên gọi một đơn vị cư trú vốn tương đối phổ biến ở các dân tộc thiểu số phía nam Trung Quốc Mỗi “động” thường có một người đứng đầu, gọi là chúa động “Đơn vị này có thể là một dạng công xã nông
thôn như “làng” của người Việt, “bản” của các dân tộc Tày, Thái hay “buôn” của các dân tộc Tây Nguyên” [6, 5] Tên gọi Mán có lẽ bắt nguồn từ
chữ Man mà ra Các tộc người sinh tụ ngoài địa bàn cư trú của Hán tộc từ lưu
vực Trường Giang trở xuống phương Nam đều bị phong kiến Hán gọi là Man (đông Di, tây Nhung, bắc Địch, nam Man) Tên này luôn xuất hiện trong chính sử cũng như các cuốn thực lục Trung Quốc với hàm ý khinh miệt (lạc
hậu, mọi rợ) Tên gọi Xá chỉ thấy ở Yên Bái và Lào Cai, dùng để chỉ các dân
tộc có số dân ít, phụ thuộc vào người Thái và chuyên sống dựa vào việc canh
tác nương đốt Dạo là tên gọi chệch của từ Dao, cũng như người Mèo được
gọi là người Mẹo
Trang 18Tuy nhiên, những tên gọi trên đây đều không được người dân bản tộc chấp nhận Họ tự nhận mình là Kiềm Miền, Kìm Mùn, Yù Miền, Ìn Miền, Bèo Miền… Sự khác nhau này là do cách phát âm ở mỗi nhóm, mỗi địa phương khác nhau Người Dao ở Thông Nông cũng tự nhận là Kiềm Miền, có nghĩa là người ở rừng núi ( Kiềm, Kìm, Yù, Ìn = rừng; Miền, Mùn = người) Hiện tượng những người dân miền núi tự nhận mình là người ở rừng là một cách xưng danh tương đối phổ biến ở các dân tộc thiểu số nước ta, chứ không riêng người Dao Vì thế, có thể coi đây là một từ phiếm xưng, không thể coi đây là một tên gọi chính thức Ngoài tên Kiềm Miền, người Dao còn có tên là
Yù Miền, phát âm theo Hán - Việt là “Dao nhân” tức là người Dao Tên này
được nhắc đến trong các câu chuyện truyền miệng hoặc trong các tài liệu cổ
của người Dao như “Quả bầu tiên”, “Quả sơn bảng văn”, trong bản trường
thi thất ngôn nói về cuộc di cư của người Dao Tiền và Dao Quần chẹt từ
Quảng Đông vào Việt Nam v.v… Sử sách cổ của Trung Quốc như: Tùy thư
địa lý chí, Thuyết man, Quế hải ngũ hành chí, Lĩnh ngoại đại đáp… cũng nói
tới tên Dao
Như vậy, Dao là tên tự nhận của người Dao, nó gắn với lịch sử hình thành tộc người và được họ thừa nhận Vào những thập kỉ 60-70 của thế kỉ
trước, các nhà khoa học đã đề xuất và được Chính phủ công nhận “Dao” là
tên gọi chính thức Dân tộc Dao được chia thành nhiều nhóm như Dao Tiền, Dao Thanh Y, Dao Lô Gang, Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt v.v… Ở Cao Bằng, dân tộc Dao có hai nhóm chủ yếu là Dao Đỏ và Dao Tiền Người Dao sống ở khắp các huyện trong tỉnh, tuy nhiên đông nhất là ở các huyện miền Tây của tỉnh như Nguyên Bình, Thông Nông, Bảo Lạc Qua tìm hiểu cho thấy, ở Thông Nông, dân tộc Dao thuộc một nhóm duy nhất là Dao Đỏ Ở đây, người Dao sinh sống đông nhất ở xã Lương Thông sau là các xã Cần Nông, Bình Lãng, Yên Sơn, Thanh Long Bên cạnh đó, người Dao cũng sống xen kẽ với các dân
Trang 19tộc khác ở một số địa bàn thuộc dạng địa hình lòng máng thuộc các xã như Đa Thông, Lương Can và khu vực thị trấn
Người Dao ở đây sống tập trung thành xóm gọi là “lũng” (tương đương
với đơn vị hành chính là xóm) Lũng có từ 10 - 15 nóc nhà (xã Bình Lãng) Cá biệt có một vài lũng có từ 40 - 50 nóc nhà như xóm Rặc Rạy (xã Lương Thông) Nếu như người Tày ở Thông Nông đặt tên cho làng bản của mình là đặc điểm của thửa ruộng, gốc cây to, khe suối, vị trí làng bản mình như Nà Cáy, Nà Chia, Khuổi Mò, Bản Chang v.v… thì các bản làng của người Dao không có đặc điểm như vậy Các xóm người Dao sinh sống thường bắt đầu
bằng từ “lũng” như Lũng Vần, Lũng Tó, Lũng Nhùng (xã Ngọc Động), Lũng
Vảy, Lũng Chủm (xã Thanh Long), Lũng Rịch, Lũng Tỳ, Lũng Pèo, Lũng Vai (xã Lương Thông), Lũng Đẩy (Thị trấn), Lũng Quang, Lũng Lừa (xã Đa Thông), Lũng Sảng (xã Yên Sơn), Lũng Khinh (xã Bình Lãng), Lũng Khoang, Lũng Bủng (xã Cần Yên) Trong mỗi lũng có nhiều dòng họ cùng sinh sống Ở Thông Nông, người Dao chủ yếu mang họ Triệu, Trịnh và Lý
Trong quá trình sinh sống, tồn tại và phát triển, người Dao ở huyện Thông Nông đã tạo dựng cho mình những nét riêng về bản sắc văn hoá Cư trú rải rác ở các sườn đồi, núi hoặc các thung lũng tương đối bằng phẳng, nhà cửa người Dao huyện Thông Nông có phần đơn sơ Đồng bào ở nhà trệt (quen gọi là rườn bục hoặc nhà đất), thường đặt ở sườn núi, ít có nhà dựng ở đỉnh đồi Trong nhà, bàn thờ tổ tiên được để ở trên cao và ở gian giữa Trên bàn thờ có đại tự ghi rõ nguồn gốc lai cư của dòng họ Trong nhà của người Dao có ít nhất một buồng để làm nơi ngủ hoặc dành cho các sinh hoạt khác
Trang phục cổ truyền của người phụ nữ Dao đỏ có khăn đội đầu hai lớp, bên trong làm bằng vải chàm xếp thành vành, phía ngoài khăn là một miếng vải hình chữ nhật thêu hoa văn hình xương cá, hình quả trám Người phụ nữ
Trang 20Dao đỏ không mặc áo ngắn mà là loại áo dài mầu chàm đến bắp chân Cổ áo liền với nẹp ngực thêu rất đẹp và đính thêm nhiều len đỏ thành hai dải dài đến thắt lưng, khuy áo bằng bạc, có chạm hình hoa văn trang trí Thắt lưng được thêu thùa công phu với nhiều họa tiết cầu kì, vừa để giữ y phục, vừa để trang trí Trong các lễ hội cưới xin, dây lưng được đính thêm các đồng bạc trắng, tua vải đỏ Quần thường là quần ống rộng được thêu trang trí các họa tiết vuông bằng chỉ màu đỏ, nâu, trắng Yếm là một băng vải hình chữ nhật có đính đồ trang sức bằng bạc hoặc thêu hoa văn bằng chỉ màu Trước đây, phụ nữ Dao đỏ thường đi chân đất nhưng ngày nay họ đi dép quai hậu và giầy vải Ngược lại với bộ trang phục lộng lẫy của phụ nữ, trang phục của nam giới rất đơn giản, chỉ với chiếc khăn xếp bằng vải chàm, áo chàm bốn túi, khuy vải, quần ống rộng
Người Dao đỏ rất ưa chuộng đồ trang sức bằng bạc Bộ trang sức gồm
vòng cổ, vòng tay, vòng tai, xà tích Vòng tai thường có đường kính khoảng 4 - 5 cm ở giữa có gắn hình cây thông hoặc hình ngọn núi; vòng cổ có nhiều
cỡ to nhỏ khác nhau song đều là kiểu tròn, có kẽ hở hai đầu vuốt nhỏ uốn cong tạo thành lỗ để luồn dây treo chùm tua hoặc dây bạc Đặc biệt, người Dao đỏ huyện Thông Nông có tục bịt răng vàng, họ quan niệm những người bịt răng vàng mới là đẹp và thể hiện sự giàu sang của mình Nói chung, trang phục của người Dao ở Thông Nông rất tinh tế, thể hiện bản sắc văn hóa đặc trưng của tộc người này
Về ăn uống, người Dao ở Thông Nông thường ăn hai bữa chính trong ngày và một bữa phụ vào buổi sáng Đồng bào thường ăn cơm tẻ là chính và thỉnh thoảng ăn ngô thay cơm Các cây có củ cũng tương đối phong phú với nhiều loại như sắn, khoai sọ, khoai lang, trồng ở các nương đồi Thức ăn hàng ngày chủ yếu là rau, măng, bầu, bí, mướp, dưa v.v…Với nhiều loại rau xanh, đồng bào có thể ăn tươi, xào, nấu canh hoặc đem muối dự trữ Do đường xá đi
Trang 21lại khó khăn, nhà cách xa trung tâm chợ nên đồng bào Dao có nhiều cách để chế biến thức ăn dự trữ như thịt thính, thịt sấy khô, mắm thịt, mắm cá, mắm tôm tép…độc đáo hơn cả là món thịt ướp chua Vào dịp lễ, tết, đồng bào thường làm nhiều loại bánh khác nhau: bánh chưng, bánh đường, khẩu si, bánh chè lam, bánh gio, bánh gai, bánh rợm… Khác với nhiều dân tộc, người Dao quây quần ăn cơm bên chiếc bàn gỗ vuông ở dưới bếp Ngồi đầu là người cao tuổi nhất rồi mới lần lượt là các thành viên trong gia đình, các thành viên trong gia đình rất quan tâm đến nhau
Cùng với văn hóa vật chất, đời sống tinh thần của người Dao huyện Thông Nông khá phong phú, đa dạng Hôn nhân của người Dao thường do cha mẹ sắp đặt Tục cưới xin của người Dao gồm các nghi lễ như dạm hỏi, ăn hỏi chính thức và lễ cưới Tục lệ cổ truyền của người Dao ở Thông Nông là khi trong nhà có con trai từ 13 - 14 tuổi, bố mẹ tìm vợ cho con Nếu xem ngày sinh tháng đẻ của người con gái hợp người con trai thì quyết định làm lễ dạm hỏi Sau lễ ăn hỏi chính thức, người con gái phải ở nhà thêu quần áo, thắt lưng, khăn Nhà trai phải sắm đủ sính lễ sang nhà gái cho ngày cưới gồm thịt lợn, gạo, rượu, đồ trang sức Lễ cưới được tổ chức linh đình, nhộn nhịp
Tục tang ma, người Dao ở Thông Nông tin rằng con người có linh hồn Khi chết, linh hồn người chết vẫn ở bên người sống Con cái có hiếu với cha mẹ là phải lo việc ma chay cho cha mẹ khi chết chu đáo, để linh hồn người chết được thanh thản ở thế giới bên kia Chính vì vậy mà đám tang của người Dao thường được tổ chức linh đình, gồm nhiều nghi lễ với các thủ tục nhập quan, hành tang và chôn cất Trong tang lễ của người Dao cũng như nhiều dân tộc ít người khác bao giờ cũng có bộ gõ gồm thanh la, chũm chọe, trống con, kèn bầu để vĩnh biệt người qua đời Đồng bào quan niệm con người có 12 hồn, gồm: hồn ở đầu, mắt, mũi, tai, miệng, cổ, ngực, bụng, tay, chân, lưng, hậu môn Họ còn cho rằng hồn chính là ở đỉnh đầu Chỗ xoáy tóc là chỗ cao
Trang 22nhất trong cơ thể nên người ta rất kỵ xoa đầu trẻ con Khi đồng bào ốm đau là do hồn bị thần thánh ma quỷ bắt giữ hoặc do đi lạc đường Lúc ấy, đồng bào phải nhờ thầy bói giúp và khi đã biết hồn ở đâu thì họ phải cúng bái để gọi hồn về Do tin vào có hồn và thế giới linh hồn nên đồng bào có nhiều cách làm phép thuật khác nhau để làm hại người khác hoặc để phòng thủ, trong đó đồng bào thường dùng các lá bùa Mỗi khi làm các lễ lớn, thầy tào, thầy cúng cũng thường làm phép để đuổi tà ma, đề phòng ma thuật của người khác làm hại mình
Về quan hệ dòng họ, đồng bào có nhiều tông tộc tồn tại, tuy ở xa nhau nhưng quan hệ thân thuộc giữa các gia đình trong tông tộc vẫn rất chặt chẽ, gắn bó với nhau bởi nhiều yếu tố chung Mỗi tông tộc có một tộc trưởng chịu trách nhiệm đứng ra tổ chức cúng bái chung cho cả dòng họ Tộc trưởng là người có trách nhiệm giúp đỡ các gia đình trong tông tộc làm các việc lớn Trong quan hệ gia đình, gia đình phụ hệ là phổ biến ở người Dao Chủ gia đình là người có trách nhiệm to lớn trong sản xuất, cúng bái và quan hệ với người ngoài Giữa các thành viên trong gia đình luôn có tôn ti trật tự, vợ nghe lời chồng, con cái nghe lời cha mẹ, em nghe lời anh chị Gia đình luôn sống hòa thuận, vui vẻ với nhau
Tiểu kết chương 1
Thông Nông là một huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng có 5 dân tộc anh em cùng cư trú, trong đó người Dao chiếm tỉ lệ gần 30% Trong quá trình sinh sống, môi trường tự nhiên, xã hội là hai yếu tố tác động lớn đến sự phát triển kinh tế và văn hóa của cộng đồng các dân tộc thiểu số nói chung và người Dao ở Thông Nông nói riêng Điều kiện thuận lợi về tài nguyên đất, nước, rừng và nhân lực là nền tảng phát triển nền kinh tế đa dạng Tuy nhiên, sự tồn tại của những yếu tố không thuận lợi như địa hình chia cắt phức tạp, khí hậu
Trang 23khắc nghiệt lại có ảnh hưởng lớn đến đời sống của con người Vì vậy, để mưu sinh, người Dao huyện Thông Nông có những cách ứng xử hợp lí, thể hiện sức chống chịu, khả năng thích nghi với đặc điểm tự nhiên Điều này được thể hiện rõ trong sinh kế của tộc người, đồng thời là cơ sở tạo nên nét riêng về lịch sử hình thành, bản sắc văn hóa trong sự hòa hợp, kết nối với những tộc người khác tạo nên đời sống vật chất và đời sống tinh thần khá đa dạng, phong phú cho người Dao huyện Thông Nông
Trang 24Chương 2
SINH KẾ CỦA NGƯỜI DAO Ở HUYỆN THÔNG NÔNG TỈNH CAO BẰNG TRONG TRUYỀN THỐNG
Con người trong quá trình sinh sống và phát triển đều tìm ra một cách
thuộc vào nhiều điều kiện như địa hình, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, giao thông… Với mỗi vùng địa lý tự nhiên khác nhau con người sử dụng các phương thức mưu sinh khác nhau Cư dân vùng núi cao có phương thức canh tác chủ yếu là trồng trọt khô cạn Đây là giải pháp ưu việt nhất để khai khẩn đất đồi núi cao vì trên đồi núi cao thường thiếu nước, đất dốc khó khai khẩn thành ruộng nước như ở vùng đồng bằng Ở vùng núi thấp, đồng bào vừa trồng cấy lúa nước ở thung lũng lòng chảo, ở hạ lưu các dòng sông, lại vừa trồng trọt khô cạn trên các sườn đồi Cư dân ở vùng này thường sử dụng kết hợp cả hai phương thức canh tác Ở vùng đồng bằng, canh tác ruộng nước là một giải pháp hiệu quả nhất trong việc mưu sinh của cư dân sinh sống ở vùng đất này vì thuận lợi về điều kiện đất đai và nguồn nước Với cư dân sinh sống ở vùng ven biển, hải đảo, nghề kiếm sống chính của họ lại là đánh bắt thuỷ hải sản
Như vậy, sinh kế được hiểu là các hoạt động kinh tế, hay các cách thức sản xuất mà con người thực hiện nhằm đảm bảo nhu cầu cuộc sống Các hoạt động kinh tế này chủ yếu được hình thành trong lịch sử dưới sự tác động của nhiều yếu tố như môi trường, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên,… nơi mà con người sinh sống Nó có thể bao gồm: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp, thương nghiệp Tùy vào các điều kiện cụ thể mà con người định hướng, sử dụng các phương thức sinh kế cho phù hợp
Trang 25Đối với người Dao ở Thông Nông, hoạt động kinh tế truyền thống là trồng trọt kết hợp với các hoạt động kinh tế phụ khác như tiểu thủ công nghiệp, săn bắt và hái lượm
Tháng giêng, chọn rừng, chọn đất để làm nương Tháng hai, phát rẫy và trồng trọt một số loại hoa màu Tháng ba, chăm sóc hoa màu và tiếp tục phát rẫy
Tháng tư, tháng năm, thu hoạch hoa màu và bắt đầu tra lúa Tháng năm hoặc tháng sáu, làm cỏ đợt một
Tháng bảy, làm cỏ đợt hai
Tháng tám, tiếp tục chăm sóc nương rẫy Tháng chín, tháng mười, thu hoạch
Tháng mười một, tháng 12: chuẩn bị cưới xin, đi chợ sắm tết [57]
Lịch nông nghiệp của người Dao huyện Thông Nông tỉnh Cao Bằng cho thấy, việc sản xuất của đồng bào phụ thuộc chặt chẽ vào quy luật của thời tiết Đối với việc canh tác nương rẫy, nguồn nước mưa hàng năm là quan trọng nhất Do vậy, nương chỉ làm một vụ, trùng vào mùa mưa để bảo đảm đủ lượng nước trong suốt thời kì sinh trưởng của cây trồng Cùng với lịch nông nghiệp là dự đoán thời tiết, người Dao ở Thông Nông cũng như các dân tộc
Trang 26khác thường căn cứ quy luật nắng mưa thường niên để thực hiện kịp thời các khâu trong trồng trọt
Có thể kể ra một số câu tục ngữ nói lên kinh nghiệm dự đoán thời tiết trong sản xuất nương rẫy như:
“Diều ci tò cáo phá đoáng e lùng tùi pi ủng hlu”
(Kiến đen mang trứng lên cây thì trời sắp mưa to)
“Lùng viang e hlóng, lung ki tùi pi ủng”
(Bầu trời trong xanh thì nắng, bầu trời đen thì sắp mưa) [57]
2.1.1.2 Phương thức canh tác
Canh tác nương rẫy là sinh kế truyền thống chủ yếu của người Dao ở
Thông Nông cũng như nhiều dân tộc thiểu số khác “Nương rẫy gắn liền với
quá trình sống du canh du cư của nhiều tộc người miền núi ” [32, 24] Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đồng bào đã lấy nương làm nghề sinh sống chủ yếu Mặc dù hiện nay phạm vi của nó đang bị thu hẹp dần, không còn phổ biến như trước nữa nhưng những kinh nghiệm, cách thức, phương thức tiến hành vẫn còn được lưu giữ trong tiềm thức của người dân, phản ánh tập quán mưu sinh truyền thống của đồng bào Dao ở Thông Nông - Cao Bằng
- Nương du canh
Dân tộc Dao có truyền thống du canh du cư, sinh sống bằng nương rẫy nên nương du canh đã trở thành hình thức sinh kế lâu đời đối với người Dao ở Thông Nông Quy trình làm nương rẫy thường trải qua nhiều khâu nếu là năm đầu thì cần tiền hành các bước như chọn đất, phát, đốt, dọn, gieo trồng, làm cỏ Tuy vất vả trong việc khai phá nhưng mỗi đám nương chỉ gieo trồng được từ 3 - 5 năm lại bỏ do đất bạc màu Loại nương này được gọi là nương du canh
Chọn đất:“Đối với đồng bào Dao ở Cao Bằng, việc chọn đất là bước quan trọng bởi nó quyết định một phần năng suất thu hoạch và thời gian canh
Trang 27tác” [26, 64] Người đi chọn đất nương phải là chủ nhà hoặc người lớn trong
gia đình Việc chọn đất thường được tiến hành vào tháng chạp hay tháng giêng âm lịch hàng năm Theo kinh nghiệm cổ truyền, người Dao thường chọn sườn đồi hay chân núi phía mặt trời mọc để làm nương bởi đó là hướng có nhiều ánh sáng, tạo điều kiện cho ngô lúa và hoa màu phát triển Tuy nhiên, độ dốc cũng rất quan trọng, nếu dốc quá sẽ không thuận lợi cho việc
già để làm nương vì những nơi đó đất tốt, nhiều mùn, cho phép gieo trồng nhiều năm Theo kinh nghiệm của người Dao ở Thông Nông, đất ẩm màu đen hay xám, nhiều mùn là đất tốt Đồng bào thường dùng que hoặc dao có đầu nhọn thọc mạnh xuống đất, sau đó từ từ rút lên quan sát độ dày của đất, mùn, độ ẩm và độ nén của đất Nếu đất dính ở dao nhiều thì độ ẩm cao, không dính là đất khô Nếu đất khó rút dao là đất bị nén chặt, nếu dễ rút dao là đất tơi Người Dao ưa thích loại đất màu đen nâu, có độ ẩm và nén hơi chặt mà người Kinh gọi là đất thịt Chọn xong, người ta làm dấu hiệu cho người khác biết rằng khu đất nay đã có chủ Tuỳ thuộc vào vị trí của đám đất mà cách đánh dấu cũng khác nhau Nếu mảnh đất ở xa đường đi lại thì cần phát một khoanh nhỏ rộng từ 1 - 2 sải tay, dài gần bằng 1/4 hoặc một nửa chiều dài đám nương rẫy định khai phá Nếu vị trí của đám nương định khai phá ở gần đường làng thì chỉ cần cắm đoạn cây đánh dấu để dân làng nhìn thấy khi đi lại Gia đình khác muốn khai phá đám nương gần khu đất đã có chủ thì nhất thiết phải có sự đồng ý của chủ, nếu tuỳ tiện sẽ bị lên án.
Phát và dọn:Sau khi tiến hành các thủ tục lễ nghi với khu rừng đã chọn, vào tháng ba âm lịch, đồng bào bắt đầu phát rẫy, đốt nương Nương mới khai phá đều được phát theo trình tự: phát cây cỏ, cây non, chặt dây leo, sau đó chặt ngả các cây to, cuôí cùng chặt nhỏ các cành của những cây to đã ngả rải phơi khắp mặt đất để khi đốt lửa cháy đều, tiết kiệm được công sức dọn dẹp
Trang 28Diện tích khai phá của đám nương thường phụ thuộc vào nhu cầu gieo trồng và khả năng lao động trong gia đình Dụng cụ phát cỏ và chặt cây nhỏ là con dao quắm và dao chặt Tuỳ sở thích của từng người, các con dao này được tra cán, thường dao quắm thì cán dài hơn khoảng từ 25cm - 40cm, còn dao chặt thì ngắn hơn Dụng cụ để ngả cây có búa tra cán Để chặt nhỏ các cành cây to đã ngả, đồng bào dùng rìu và dao chặt Rìu là một công cụ không thể thiếu của đồng bào Dao trong quá trình khai phá rừng làm nương rẫy Rìu có hai loại, loại rìu có quẻ, cán bằng gỗ và rìu có lỗ tra cán ngay trên thân Trước khi phát nương, đặc biệt là chặt ngả các cây to, người ta phải mang cơm nước đến cúng thổ thần và các loại ma đói ở đó Theo quan niệm của người Dao, khi phát cỏ, chặt cây có thể gây ảnh hưởng đến các loại ma này, nếu không cúng chúng thì an toàn của người lao động sẽ không được đảm bảo như chặt cây trượt búa chám vào chân tay, bị cây đổ vào người
Nương phát xong được phơi khô từ một đến hai tháng mới đốt Đây có thể coi là một hình thức làm đất, cải tạo đất trong làm nương du canh Khi đốt nương làm cháy các loại hạt cây có lẫn trong lớp đất mỏng, do đó các tác dụng hạn chế được phần nào sự sinh trưởng và phát triển của cây cỏ về sau này Một tuần sau khi đốt nương, người Dao Thông Nông thường đẩy, kéo và nhặt các cành cây, cỏ chưa cháy hết chất thành đống ở gần các cây to để đốt, những chỗ này sẽ có lớp tro dày thường để trồng dưa, bí Khác với hướng phát là từ chân nương lên đầu nương, đồng bào thường quen dọn từ đầu nương xuống chân nương theo chiều dốc của sườn núi để dễ đẩy và kéo cây cỏ Đối với những đám nương đã gieo trồng từ một năm trở lên thì công việc phát dọn nhẹ nhàng hơn
Các loại cây trồng trên nương: Người Dao huyện Thông Nông thường
trồng các giống lúa gồm nhiều loại lúa nếp, lúa tẻ; ngô gồm giống ngô nếp và ngô tẻ Thường đồng bào trồng ngô nếp và ngô tẻ sớm ở những đám đất tương
Trang 29đối tốt Ngoài lúa, ngô, đồng bào trồng xen các loại hoa màu làm nguồn cung cấp thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày như bí đao, đậu đũa, mướp, bầu Trong đó, việc trồng đỗ tương xen với ngô là phổ biến nhất Tuỳ từng đám rẫy, khi làm cỏ và vun xới cho ngô, vào tháng 4, đồng bào bắt đầu tra đỗ tương ngay các hốc ngô Thu hoạch ngô xong, khoảng giữa tháng 6, tháng 7, khi đỗ tương mọc cao 20 - 30cm, đồng bào mới phát chặt các cây ngô và làm cỏ để đỗ phát triển
Chọn giống: đối với ngô giống, đồng bào chọn loại bắp to, đều hạt, khi
thu hoạch để cả lớp vỏ ngoài, phơi khô, rồi buộc hai bắp vào với nhau treo lên góc bếp tránh mọt Khi gieo trồng mới đem bóc vỏ dùng tay tuốt lấy hạt ngâm nước lã trước một đêm cho hạt ngô no nước mới vớt ra dậu Các giống đậu cũng được chọn quả to, chắc hạt, phơi khô sau đó tách lấy hạt, cũng có gia đình để cả quả rồi cho vào ống bương khô đổ tro bếp bên trên Các loại hạt giống được để riêng một chỗ, tránh xa nơi để rượu và men rượu Thóc giống chọn từ lúc gặt, người Dao thường chọn những bông to nhất, chắc nhất buộc thành từng khum để làm giống cho vụ sau Lúa giống được treo trên gác bếp tránh ẩm mốc Đến vụ mới, đồng bào đem lúa ra tuốt và sàng sẩy thật kĩ lưỡng khi dọn nương xong thì đem tra Trong thời gian chuẩn bị thóc giống, người ta kiêng không cho người lạ vào nhà và người trong gia đình không được chửi bới nhau Họ cho rằng, người hoà thuận sẽ làm cho lúa mọc nhanh, phát triển tốt và đạt năng suất cao
Gieo trồng: Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ về mọi mặt, tuỳ vào điều kiện
thời tiết của từng năm mà từ tháng 4, tháng 5, đồng bào tiến hành tra hạt Kĩ thuật gieo trồng trên nương du canh là theo phương thức chọc lỗ tra hạt Để
tra hạt, đồng bào chỉ có chiếc gậy chọc lỗ và chiếc giỏ đựng hạt giống “Gậy
chọc lỗ là công cụ truyền thống xuất hiện từ thời tiền sử, nay vẫn được đồng bào Dao sử dụng để tra hạt trên nương” [22, 51] Tuỳ theo mỗi địa phương
và sở thích của từng người mà độ ngắn, dài của gậy khác nhau có thể từ
Trang 302 - 3m, hay từ 4 - 5m Gậy thường được làm bằng gỗ hoặc bằng tre đặc, nhỏ Đường kính của gậy từ 3 - 4cm, đầu gậy được vót nhọn bằng cát một bên, hai bên mép của chỗ vát ấy vót cẩn thận
Đồng bào tra hạt lúa theo chiều từ chân lên đỉnh nương Họ dàn hàng ngang, nam chọc lỗ thì lùi lại, nữ đeo một chiếc giỏ đan bằng nứa, vầu hay mai ở trước ngực hay bên hông, đựng được khoảng 2 - 3 kg hạt giống theo sau bỏ hạt thì tiến dần Một cặp trồng lúa nương bao giờ cũng là một nam,một nữ Họ cho rằng nếu làm như vậy thì lúa sẽ tốt và nhiều hạt nảy mầm Khoảng cách giữa các hốc lúa nương tương đương độ dài của một bàn chân Tra xong hạt, đồng bào dùng cây xua nhẹ trên mặt đất phủ kín hạt giống, chống chuột Tuy vậy, tuỳ theo từng năm và nương tốt hay xấu mà khoảng cách tra lúa nương có sự thay đổi ít nhiều Thông thường năm đầu khoảng cách này bị thu hẹp dần, độ màu mỡ, phì nhiêu của đất giảm Nương ngô được gieo sớm hơn so với lúa, khoảng vào tháng 2, tháng 3 âm lịch hàng năm Người Dao ở Thông Nông thường tra giống ngô cây thấp để tránh bị đổ Ngô phải được trồng ngay sau khi mới dọn xong để hạn chế sự phát triển của cây cỏ Đồng bào trồng ngô theo hốc, mỗi hốc khoảng 3 - 4 hạt giống Còn khoảng cách giữa các hốc và các hàng phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất cũng như độ cao của giống ngô Nếu đất tốt, trồng giống ngô cao thì khoảng cách giữa các hốc và các hàng cần kéo dài ra và ngược lại Hôm gieo ngô lúa, đồng bào Dao huyện Thông Nông kiêng không huýt sáo vì họ cho rằng huýt sáo là tiếng gọi bão về làm đổ ngô lúa; gậy chọc lỗ chỉ được vát gốc, nếu vát ngọn, trồng ngược lúa sẽ không mọc và không phát triển tốt
Cách thức gieo lúa, ngô theo kiểu chọc lỗ tra hạt tồn tại khá phổ biến ở hầu hết các dân tộc thiểu số sống ở miền núi Việt Nam Nó được xem như là một kinh nghiệm, tập quán sản xuất quý báu của các dân tộc ở khu vực miền núi Tuy nông cụ sản xuất, cách thức tiến hành,… còn thô sơ song nó phản
Trang 31ánh sự thích nghi của con người trước điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, địa hình hiểm trở ở miền núi Mặc dù nương rẫy canh tác ở những vùng núi cao, độ dốc lớn nhưng với cách tra hạt này, cây trồng vẫn giữ được một lượng nước nhất định, đảm bảo độ ẩm để sinh trưởng và phát triển
Khi gieo trồng, người Dao Thông Nông thường tiến hành các nghi lễ quan trọng: cúng hồn lúa, cúng ma ruộng Lễ cúng hồn lúa trước khi gieo hạt được đồng bào tổ chức ở phạm vi gia đình hay ở nhà trưởng họ Nghi lễ này được tổ chức khá phức tạp Bàn cúng được lập riêng trước bàn thờ tổ tiên, trên đó có bày một bó thóc giống, một bát gạo, một bát xôi, một con gà luộc, một tờ giấy bản rộng có vẽ hình mặt trời, hình người, các con vật như chó, gà, cá, rắn,… Vào ngày đã chọn để tra hạt, chủ nhà dậy sớm để ra nương trước mọi người, mang theo một con gà luộc, một bát xôi, một chai rượu và một ít tiền mã Trên nương, dựng một lều cúng, cắt ống nứa làm bốn cái chén, bày lễ vật và khấn cũng thổ thần, hồn lúa, thần nông Sau khi gieo lúa xong, số hạt giống còn thừa được rắc xung quanh lều cúng Sau đó, mỗi lần thăm nương, chủ nhà rót rượu hoặc nước vào các chén nước mời các thần trên xin phù hộ cho đám nương của gia đình mình Chủ nhà hoặc trưởng họ khẩn cầu cho thóc lúa sinh sôi nảy nở, phát triển tốt tươi Trong thời gian tiến hành nghi lễ, đồng
bào thực hiện theo nguyên tắc “nội bất xuất, ngoại bất nhập” Họ cấm tất cả
những người có liên quan ra khỏi nhà vì sợ rằng hồn lúa có thể theo người đi mất và ra dấu cho người ngoài không vào vì sợ vía xấu hoặc hồn lúa sẽ theo người lạ đi mất Thóc giống và mạ đã cúng được chia tượng trưng cho các gia đình thành viên
Quá trình sinh trưởng của cây lúa từ nảy mầm đến khi thu hoạch phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên, nên trong tâm thức, họ luôn cầu mong sự phù hộ của trời đất, thần thánh (thần nông, thần núi, thần cây,…) mong cho mùa màng bội thu Đối với họ, thiên nhiên là một thế giới huyền bí và đầy bất trắc
Trang 32nguy hiểm, là một thế giới không thể chinh phục được… nên mất mùa, đói kém, sâu bệnh, thú dữ… là do thần linh Vì vậy, sau khi gieo trồng xong
người Dao ở huyện Thông Nông tổ chức lễ cầu mùa
Lễ cầu mùa được tổ chức theo dòng họ Mỗi dòng họ sẽ lập một bàn thờ tứ phủ để cúng và cầu Trước khi thực hiện lễ vào mùa, trưởng họ mời đại diện các chủ hộ trong họ đến nhà họp bàn một số công việc chuẩn bị cho ngày lễ ngày giờ tổ chức, các vật cúng, nghi thức Đến ngày lễ, mỗi gia đình sẽ góp một con gà, một chai rượu cúng Buổi lễ sẽ do trưởng họ hoặc thầy cúng chủ trì Sau khi sắp xếp các lễ vật xong, ông chủ tế thay mặt mọi người trong họ cầu mong ông bà tổ tiên cùng các vị thần linh giúp đỡ
Chăm sóc: Đặc trưng của đồng bào Dao là sống du canh du cư Việc
trồng trọt là hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, không sử dụng phân bón Vì vậy, chăm sóc là khâu quan trọng không thể coi nhẹ, vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng Với lúa nương, đồng bào làm cỏ hai đợt vào thời gian lúa cao khoảng 20 - 30cm và khi lúa sắp ra đòng Trên nương ngô, họ tiến hành làm cỏ từ hai đến ba đợt tuỳ theo mức độ cỏ của từng nương Đây là bước quan trọng nên cần nhổ kĩ các cây cỏ dại, chặt các cây dây leo, chồi cây, không nhất thiết phải làm cỏ theo trình tự từ chân lên đến đầu nương mà ở góc nào cỏ phát triển mạnh thì làm ở nơi đó trước Nông cụ để làm cỏ có dao quắm, cuốc và cào Kỹ thuật làm cỏ không phức tạp Đồng bào thường dùng cuốc bướm hay nạo cỏ cào khắp mặt nương, cỏ được rũ sạch bỏ vào các gốc cây Sau khi làm cỏ sạch sẽ, đồng bào thường nói:
“Mẹ cun tràng, mi cun viàng Mẹ cun meng, mi pút keng”
(Cây mau sống, cỏ mau vàng Cây mau xanh, cỏ mau chết) [50]
Trang 33Người Dao Thông Nông chăm sóc cây trồng hết sức đơn giản, chất dinh dưỡng chủ yếu của cây là mùn thực vật và tro sau những lần đốt nương Để giữ màu ở nương dốc người ta làm đường cản nước, tức là xẻ rãnh ngang trên đầu của mảnh nương và xẻ thêm một số rãnh dọc sườn núi để khi mưa xuống sẽ thoát theo những rãnh đó, hạn chế được sự xói mòn, bạc màu… làm hại đến cây trồng
Việc bảo vệ nương rẫy chống chim muông, thú rừng và các loại gia súc phá hoại cũng được người Dao ở Thông Nông coi trọng Với những mảnh nương gần nhà, họ làm hàng rào, đồng thời các gia đình hàng xóm láng giềng cũng tự nhắc nhở nhau nuôi nhốt chuồng gia súc, gia cầm, tuy nhiên để làm được điều này cũng rất hạn chế Đối với các nương ở xa, họ làm lều coi nương và đêm cũng như ngày, gia đình cử người trông coi Đồng bào còn làm các loại bù nhìn cắm trên nương, hay treo các vật dụng phát ra âm thanh để xua đuổi thú rừng, chim chóc Người Dao ở Thông Nông có lễ cúng diệt trừ sâu bọ Theo quan niệm của đồng bào Dao thì những làng đã thành lập từ lâu đời hoặc đã có người sinh sống thường có một loại ma gọi là ma xấu Ma này do một số thầy cúng xấu tính khi di cư đã dùng phép thuật đưa vào làng để chuyên đón các loại sâu bọ về phá hoại mùa màng của dân cư đang sinh sống ở đó Những làng có ma xấu cần tổ chức lễ cúng hàng năm hoặc vài năm, thường 2 - 3 năm cúng một lần để phòng trừ sâu bọ đến phá hoại mùa màng Lễ diệt trừ sâu bọ được tổ chức một ngày ở trong rừng cấm không cho khách vào kể cả dân bản Lễ vật do dân làng tự nguyện đóng góp: gạo, gà, lợn, hương, giấy, rượu,… Việc chuẩn bị cho lễ nghi tuỳ tâm, tuỳ khả năng của từng người, từng nhà không có một sự bắt buộc đối với bất cứ ai Lễ cúng được tổ chức vào tháng 6 hoặc tháng 7 âm lịch trong thời gian ngô lúa và hoa màu đang phát triển Sau khi đã chọn được ngày, đồng bào mời thầy cúng đến làm lễ, cầu mong cho sâu bệnh đừng phá hoại mùa màng
Trang 34Thu hoạch: khâu cuối cùng của một chu kì sản xuất là việc thu hái mùa
màng Tuỳ vào từng năm, đồng bào tiến hành thu hoạch vào tháng 9 hay tháng 10 Lúc này, mỗi gia đình phải chuẩn bị đầy đủ nông cụ Ngày đầu tiên bước vào thu hái cần được chọn kĩ bởi liên quan đến quan niệm của đồng bào Mùa thu hoạch lúa nương, đồng bào thường dùng nhíp để cắt từng bông lúa, bó thành cụm, đưa vào gùi vận chuyển về nhà, trữ trên sàn bếp, khi cần dùng mới đem ra đập Nhíp là công cụ cắt lúa nương truyền thống cư người Dao Đây là công cụ thân được làm bằng gỗ, được vót thành hình thang cân hay hình con bướm rất đẹp dài khoảng 6 -7 cm, rộng chừng 4 -5 cm có lưỡi thép sắc dài 3 cm rộng 2 cm cắm sâu vào bụng nhíp Ngoài nhíp, liềm cũng là
một công cụ gặt hái của người Dao “Liềm là kết quả của quá trình giao lưu
văn hoá với các dân tộc anh em khác, đồng thời cũng là sản phẩm của quá trình định canh, định cư làm ruộng nước của đồng bào vùng cao’’ [22, 57]
Liềm của người Dao có cấu tạo giống liềm của các dân tộc Tày, Nùng, bao gồm lưỡi liềm, chuôi liềm, khâu liềm Việc dùng nhíp hay liềm để thu hoạch tuỳ thuộc vào giống lúa Đối với giống lúa cho phép gặt đập thì người ta dùng liềm gặt, phơi khô ở ruộng nương mới đập lấy thóc, quạt sạch cho vào dậu - loại công cụ truyền thống được dùng phổ biến trong việc vận chuyển ngô, thóc từ nương rẫy về nhà của người Dao, sau đó về đến nhà đồng bào đổ vào bồ Riêng giống lúa mà thóc bám dai thì phải dùng nhíp nhặt từng bông, cũng có thể hai ba bông cùng một lúc nếu chúng ở sát nhau rồi bó thành cụm, lấy đòn gánh, về nhà phơi trên gác bếp
Đối với cây ngô, đến mùa thu hoạch, đồng bào dùng tay bẻ từng bắp rồi đưa về nhà treo trên gác bếp Với các loại củ khác, khi nào cần họ mới lên
nương đào lấy củ về ăn Khi chuẩn bị thu hoạch, Lễ cúng cơm mới - một
trong những nghi lễ có ý nghĩa quan trọng Theo tập quán, vào tháng 9 âm lịch hàng năm, người Dao ở Thông Nông tổ chức cúng cơm mới Đây là thời
Trang 35điểm họ bắt đầu thu hoạch lúa mùa Ăn cơm mới là nghi lễ được tổ chức trong các gia đình Thông qua lễ ăn cơm mới họ muốn tỏ ý tạ ơn tổ tiên và mời tổ tiên về hưởng cơm mới trước khi con cháu ăn, thụ lộc
Khi lúa sắp trỗ bông, đồng bào chọn ngày tốt nhất, ra ruộng dùng nhíp ngắt lấy vài bông lúa về nhà Khi đồ cơm, đặt bông lúa vào chỗ đồ cúng với gạo Khi cơm chín, các bông lúa lấy ra giắt lên vách nứa cạnh bàn thờ và làm mâm lễ cúng gồm: gà, ba bát cơm mới, ba bát rượu, sáu nén nhang, bày trong mâm Người khấn là chủ gia đình, nội dung bài khấn là: Hôm nay là ngày tốt, con cháu sẽ ăn cơm mới, mời bố mẹ về ăn cơm mới, ăn thịt gà, uống rượu,… và phù hộ cho con cháu mạnh khoẻ, làm ăn phát đạt… Trước tiên, họ cúng tại bàn thờ gia tiên, sau đó cúng ma ở ngoài cửa Khi hạ lễ, chủ nhà ăn tượng trưng tất cả các loại lộc lễ, sau đó cả nhà cùng ăn Trong bữa ăn, người ta kỵ không được chê bai mà phải khen gạo mới thơm ngon và dẻo Hôm cúng cơm mới, đồng bào kiêng không mời người ngoài kể cả hàng xóm vào nhà do quan niệm rằng, bữa ăn cơm mới có người ngoài gia đình thì sau này nhà có nhiều khách không đủ cơm nước để nuôi Sau lễ cúng cơm mới, người ta mới chuẩn bị các thứ cần thiết để gặt hái
Trước khi gặt, chủ nhà đến nương trước mang theo một ống nứa đến nương niệm thần chú, cầu khấn, rồi thu nhặt khắp nương mỗi nơi vài bông bỏ vào ống nứa, tức là thu hồn lúa bỏ vào đấy, lấy đá đậy lại rồi mang cất vào lều nương Khi gặt đến cụm lúa cuối cùng, đồng bào lấy những bông lúa nhét trong ống nứa ra bó vào cụm lúa này Đây là cụm lúa được mang về nhà cuối cùng và được đặt dưới bàn thờ tổ tiên Ngay tối hôm đó, gia đình sẽ làm lễ cúng hồn cho lúa, mừng lúa đã về nhà Nghi thức cúng hồn lúa còn xuất phát từ quan niệm mỗi bông lúa đều có hồn, trước lúc gặt, chúng sinh sống êm ấm
trong “cộng đồng” nương rẫy, nhưng quá trình gặt không tránh khỏi một số
hồn (một số bông lúa) văng vãi, bỏ sót trên nương Các hồn này chịu đau đớn,
Trang 36bơ vơ, cô độc, không ai chăm sóc Cho nên làm lễ này là để thu hết hồn lúa về nhà, có như vậy trong những vụ sau lúa mới trở nên tốt được Sau khi cúng
xong, cụm thóc được coi là nơi mà các “hồn” lúa đã hội tụ được mang đặt vào
trong các cụm thóc đã được xếp đống ở trên gác để sau này làm bánh cho cả nhà ăn Người ta quan niệm rằng, cụm lúa này là tập hợp tất cả các hồn lúa nên ăn vào khoẻ người và có khả năng chống lại bệnh tật
- Nương thâm canh
Trong quá trình du canh du cư tìm kiếm những cánh rừng, vùng đất mới để làm nương, đất đai ngày càng trở nên bạc màu, diện tích đất rừng bị thu hẹp nhanh chóng Vì vậy, bên cạnh nương du canh, đồng bào còn làm nương thâm canh
Loại nương này thường được đồng bào làm ở ven sông suối nơi có nguồn nước thuận lợi, ở những bãi bằng không có nước, hay trên các sườn núi, sườn đồi Vì vậy, các khâu của quá trình làm nương định canh cũng tương tự như làm nương du canh, chỉ có khác đôi chút trong khâu cải tạo đất, gieo trồng
Năm đầu, việc khai phá thâm canh cũng không khác mấy so với nương du canh Đồng bào tiến hành chọn rừng, chọn đất, đốt nương (cách làm tương tự như nương du canh) Từ năm thứ hai trở đi, độ màu mỡ của đất giảm, đồng bào chú ý và quan tâm hơn đến việc cải tạo nương rẫy, tạo cơ sở cho việc sản xuất lâu dài Họ tiến hành thu dọn sạch sẽ các loại cỏ, thân cây ở nương, dùng đất, đá hoặc thân cây to xếp thành bờ nương Với cách làm này, một mặt ngăn được mầm bệnh, cây cỏ phát triển, mặt khác lại giữ được độ ẩm và ngăn được sự xói mòn của đất khu mùa mưa đến Về mặt ý nghĩa nào đó có thể coi việc xếp đá, thân cây to ở bờ nương là biện pháp thuỷ lợi trong việc canh tác nương thâm canh Đồng bào còn cải tạo đất nương bằng cách bón phân và cày bừa
Trang 37Về khâu gieo trồng, đồng bào dùng phương pháp cày bừa Sau kì phơi ải, cuối tháng 4 đầu tháng 5, đồng bào lại cày bừa một lần nữa, sau đó cày luống để tra hạt giống Trong quá trình gieo trồng nương thâm canh, đồng bào đã biết sử dụng phân bón để tăng độ màu mỡ cho đất Phân được rải theo đường cày Sau khi tra, hạt giống phủ một lớp đất mỏng lên Với đám nương thâm canh, đồng bào đã chú ý sử dụng phân bón, chủ yếu là bón lót để tăng thêm độ màu mỡ cho đất và xen canh được nhiều loại hoa màu khác nhau Việc gieo trồng xen canh, ngoài ý nghĩa tranh thủ thời gian còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc chống mưa lũ làm xói mòn đất màu Đây là kinh nghiệm truyền thống song cũng thấy đây là biện pháp rất khoa học nhằm đạt được các mục tiêu: tranh thủ thời tiết, tranh thủ vòng quay của đất, chống xói mòn ở nơi đất dốc, bảo vệ môi trường
Như vậy, canh tác nương rẫy truyền thống của người Dao huyện Thông Nông có đặc điểm là hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên, tất cả các khâu từ chọn đất, gieo trồng cho đến thu hái đều theo kinh nghiệm cổ truyền Đồng bào chỉ biết dựa vào thời gian, thời vụ mà tiến hành các công việc phù hợp ít khi sử dụng các thao tác kĩ thuật phức tạp Canh tác nương rẫy của người Dao gồm hai loại nương là nương du canh và nương thâm canh So với nương du canh, nương thâm canh có ưu điểm là không những canh tác lâu dài, hạn chế nạn phá rừng, chống xói mòn
2.1.2 Ruộng nước
Trước Cách mạng tháng Tám, một bộ phận người Dao ở Thông Nông đã biết canh tác ruộng nước Điểm khác biệt rõ rệt nhất giữa nông nghiệp ruộng nước với nương rẫy là người sản xuất đã chủ động trong các khâu canh tác của mình và không còn phải phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên Vì vậy, lịch canh tác ruộng nước mang tính chất ổn định và có kế hoạch hơn so với loại hình nương rẫy Lịch nông nghiệp ruộng nước của người Dao ở huyện Thông
Trang 38Nông về cơ bản giống như lịch của đồng bào các dân tộc Tày - Nùng, Cao Lan… là những tộc người từ lâu đã lấy nông nghiệp ruộng nước làm nghề sống chủ yếu của mình
Tháng giêng: ăn Tết Nguyên đán
Tháng hai, tháng ba: đắp mương, phát cỏ, be bờ Tháng tư, tháng năm: gánh phân, nhổ mạ, cấy Tháng sáu: làm cỏ, bón phân
Tháng bẩy, tháng tám: chăm sóc lúa Tháng chín, tháng mười: thu hoạch
Tháng mười một, tháng chạp: chuẩn bị cưới xin, ăn Tết [57]
Ruộng nước của người Dao ở Thông Nông thường được khai phá ở những bãi đất hoang ven chân núi, ven các suối hay trên các sườn đồi Đây là những nơi thuận tiện cho việc dẫn nước vào ruộng Vào tháng 2 hoặc đầu tháng 3 âm lịch, đồng bào tiến hành cày và phơi ải chờ nước cấy Việc cày ải có nhiều tác dụng, trước hết là làm cho ruộng sạch cỏ, sâu bệnh, đất thoáng khí và tăng độ màu cho đất Khi đất đã khô cỏ, đồng bào tháo nước vào ruộng rồi cày lần hai Sau lần cày này, họ bắt đầu bừa làm nhiều lần cho đất bở và nhuyễn ra
Trong các khâu kĩ thuật liên hoàn, biện pháp thuỷ lợi luôn được đồng bào đặt lên hàng đầu với ý thức, vai trò và tầm quan trọng là có nước mới lên ruộng, có ruộng mới lên lúa Nó tựa như kinh nghiệm làm ruộng nước của
người Việt “nhất nước, nhì phần, tam cần, tứ giống” Có thể nói, hệ thống
thuỷ lợi mương, phai của người Dao ở Thông Nông chẳng những là một trong các thành tố văn hoá vật chất, phản ánh kinh nghiệm dân gian truyền thống đã được đúc kết, mà còn thể hiện bản sắc đặc trưng của văn hoá tộc người Mương là đường khai để dẫn nước từ miệng phai vào ruộng Phai là một loại đập ngăn suối dựng bằng gỗ, nứa, rơm, rạ, đất,… để dâng mực nước vào
Trang 39mương dẫn tới ruộng Thuỷ lợi là một trong những thành tố quan trọng quyết định tới năng suất của vụ lúa nên việc đắp mương, phai thường là công việc chung của xóm làng
Gieo mạ rồi cấy là phương pháp trồng lúa phổ biến ở nhiều dân tộc Người Dao ở Thông Nông cũng dùng thửa ruộng chuyên để gieo mạ Ruộng làm mạ thường là ruộng khô và được cày bừa kỹ và bón lót bằng phân chuồng được ủ kỹ Để có giống gieo mạ, như trên đã nói, đồng bào chọn hạt giống từ vụ trước và được bảo quản cẩn thận Cách gieo mạ khá đơn giản và giống như nhiều dân tộc anh em khác Trước hết, đồng bào ngâm thóc giống và nước lã rồi đem ủ với rơm Khi thóc giống nảy mầm, họ đem ra ruộng vãi Khi mạ gieo đủ ngày thì nhổ đi cấy
Cấy lúa chiêm được người Dao ở Thông Nông tiến hành vào tháng Chạp hoặc tháng Giêng âm lịch, còn lúa mùa thường được cấy vào đầu tháng 5 Trước khi cấy, đồng bào bừa ruộng lại một lần nữa và kiểm tra mực nước trong ruộng (từ 10 đến 15cm là đủ) Sau khi đã chuẩn bị xong mọi công đoạn, họ kiểm tra xem mạ đã đủ tuổi chưa rồi đem cấy Nếu mạ quá non hoặc quá già đều không tốt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa và năng suất cây trồng Lúa mới cấy có khoảng cách giữa các khóm khoảng 24cm, hàng cách hàng 25 - 30 cm, mỗi khóm từ 5 - 6 giẻ mạ
Chăm sóc cho lúa được đồng bào rất coi trọng, được thể hiện ở các công việc: bón phân, làm cỏ và tưới tiêu Họ bón phân vào lúa cấy và làm cỏ lúa Lượng phân bón tuỳ thuộc vào độ màu mỡ của từng mảnh ruộng Làm cỏ sục bùn được tiến hành vào đầu tháng 7 Họ làm bằng tay và chỉ một lần Cỏ bờ cũng được phát quang để cho lúa dễ hấp thụ ánh sáng Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, mỗi gia đình thường cử người trông nom kiểm tra mực nước thường xuyên: nếu mưa lũ, nước đầy quá phải tháo nước và chủ động đóng lại khi nước rút Trải qua quá trình chăm sóc, vào tháng 9
Trang 40âm lịch hàng năm, đồng bào tiến hành thu hoạch lúa Đồng bào cắt lúa bằng liềm và bó thành từng khum mang về nhà
Mặc dù, canh tác lúa nước thuận tiện hơn nhưng vẫn không phổ biến trong sinh kế của người Dao ở Thông Nông Một phần do truyền thống canh tác, do nhận thức của đồng bào, một phần là do đặc điểm địa hình núi đá cao nơi người Dao sinh sống không cho phép với canh tác lúa nước Đây thực sự là một điều khó khăn trong việc đảm bảo nguồn sinh kế lâu dài cho người Dao huyện Thông Nông
2.2 Chăn nuôi
Đối với người Dao huyện Thông Nông, trong nông nghiệp, ngoài trồng trọt thì chăn nuôi cũng là một hoạt động mưu sinh đóng vai trò quan trọng Ở miền xuôi hay nhiều dân tộc thiểu số khác, chăn nuôi chủ yếu là để sản xuất hàng hoá, với người Dao ở Thông Nông, chăn nuôi nhằm mục đích phục vụ sản xuất nông nghiệp (cung cấp phân bón, sức kéo), thực phẩm cho gia đình, phục vụ cho việc cúng bái và các lễ nghi Các loại gia cầm, gia súc thường được đồng bào nuôi như trâu, bò, lợn, gà,… Ngoài yếu tố kinh tế, đồng bào còn thể hiện những tập quán chăn nuôi truyền thống của dân tộc mình
Về gia súc, đồng bào chăn nuôi trâu, bò, lợn là chủ yếu Việc làm lúa nước hay nương định canh đòi hỏi phải có sức kéo, phân bón nên việc chăn nuôi trâu, bò lại càng được chú ý và tăng cường Mỗi gia đình nuôi từ 2 - 3 con hoặc cả chục con Chăn thả theo lối tự nhiên Ban ngày, trâu bò được thả ra bãi để ăn cỏ, gần tối mới đi tìm và lùa về nhà nhốt chuồng Trong mùa nông nhàn, trâu được thả rông, tự kiếm ăn trong thung lũng, đến mùa sản xuất mới đi tìm dắt về nhà nuôi chuồng Khi thả trâu bò như vậy, họ thường đeo vào cổ một vài con trâu, con bò trong đàn chiếc mõ để tiện theo dõi và tìm trâu bò khi cần đến chúng Riêng trâu, bò ốm hoặc mới đẻ thì nuôi nhốt ở nhà