kế của ngƣời Dao Thông Nông, Cao Bằng
3.3.1. Cơ sở đưa ra giải pháp
Các hoạt động kinh tế của người Dao Thông Nông được hình thành từ lâu đời. Với truyền thống cần cù chịu khó, người Dao huyện Thông Nông đã tìm cách mưu sinh để tự đảm bảo cuộc sống. Những hoạt động kinh tế truyền thống đã đảm bảo nguồn sống cho người Dao trong một thời gian dài. Tuy nhiên, cùng với thời gian, một số tập tục trong các hoạt động kinh tế của người Dao không còn phù hợp. Vì vậy vấn đề đặt ra là cần phải có những giải pháp đồng bộ, trọng tâm, trọng điểm nhằm phát huy tính hiệu quả trong các hoạt động mưu sinh của người Dao. Tuy nhiên, việc đưa ra các giải pháp phải dựa vào cơ sở thực tiễn. Các giải pháp phải xuất phát từ thực tiễn, đặc điểm về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của một huyện miền núi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số với trình độ nhận thức và điều kiện sản xuất khó, dễ khác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
nhau, phải tìm chọn mô hình tổ chức sản xuất cho sát với tình hình cụ thể của từng khu vực, tránh rập khuôn, máy móc.
Đối với dân tộc Dao huyện Thông Nông, để đưa ra các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính hiệu quả trong sinh kế, chính quyền địa phương cần phải dựa vào đặc điểm điều kiện tự nhiên và các đặc điểm kinh tế của người Dao. Là tộc người có số dân đông thứ hai và chủ yếu sống tại các xã vùng cao của huyện Thông Nông, dù đã có nhiều nỗ lực và được sự hỗ trợ của các cấp, của các chương trình mục tiêu quốc gia, của tỉnh, của huyện nhưng đại bộ phận các gia đình người Dao vẫn chưa vượt qua ngưỡng đói nghèo, đời sống kinh tế, xã hội vẫn còn hạn chế, tình trạng tái nghèo vẫn chưa được ngăn chặn. Đó là do trình độ dân trí thấp, thiếu kiến thức và do kinh nghiệm sản xuất, tập quán sinh hoạt lac hậu, thiếu vốn sản xuất kinh doanh… Bên cạnh đó, tư tưởng trông chờ, ỷ lại, tự ti, mặc cảm, chấp nhận đói nghèo như một định mệnh vẫn còn phổ biến trong đồng bào Dao. Ngoài những nguyên nhân chủ quan thuộc về ý thức con người, vấn đề đói nghèo của người Dao vẫn phải chi phối bởi những yếu tố khách quan đó là điều kiện tự nhiên không thuận lợi, địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông suối và đồi núi dày đặc, đất sản xuất ít, hạ tầng cơ sở yếu kém, không đồng bộ, thiên tai thường xuyên đe doạ…
Hơn nữa, sự biến đổi của các hoạt động sinh kế của người Dao cũng chứa đựng những yếu tố tích cực và hạn chế. Bên cạnh sự thay đổi về cơ cấu cây trồng vật nuôi, sự áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, sự biến đổi trong kĩ thuật canh tác, sự xuất hiện các yếu tố mới trong sinh kế thì các tập quán lạc hậu không phù hợp vẫn còn tồn tại… Trong những năm qua, mặc dù chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách bước đầu làm đời sống của người Dao có sự thay đổi nhưng nhiều chính sách, giải pháp vẫn chưa thực sự phù hợp với từng khu vực. Vì vậy, việc đưa ra các giải pháp để bảo tồn và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
phát huy tính hiệu quả trong hoạt động sinh kế của người Dao trong giai đoạn hiện nay ở huyện Thông Nông là rất cần thiết.
3.3.2. Một số giải pháp và kiến nghị
3.3.2.1. Giải pháp
Để bảo tồn và phát huy tính hiệu quả của hoạt động mưu sinh của người Dao ở Thông Nông, Cao Bằng, Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp phải thực hiện đồng bộ các giải pháp. Điều này được thể hiện rõ trong chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước đó là thực hiện tốt chính sách các dân tộc bình đẳng, đoàn kết tương trợ giúp đỡ nhau phát triển. Xây dựng kết cấu hạ tầng, kinh tế xã hội, phát triển sản xuất hàng hóa, chăm lo đời sống vật chất tinh thần, xóa đói giảm nghèo, mở mang dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, thực hiện công bằng xã hội giữa các dân tộc, giữa miền núi và miền xuôi, đặc biệt quan tâm vùng đặc biệt khó khăn… Thực trạng của người Dao huyện Thông Nông đòi hỏi phải thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, sự quan tâm đặc biệt của chính quyền địa phương các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng và sự cố gắng của đồng bào. Dưới đây chỉ là một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy tính hiệu quả trong hoạt động mưu sinh của người Dao ở Thông Nông.
Thứ nhất, tiến hành định canh định cư, bởi cuộc sống du canh du cư là nguyên nhân dẫn đến nhiều tập quán mưu sinh lạc hậu vì “Vận động định canh, định cư để xoá bỏ một phương thức sản xuất lạc hậu từ hàng ngàn năm, thực chất là một cuộc cách mạng làm biến đổi sâu sắc tận gốc rễ những tập quán, thói quen đã ăn sâu vào trong nếp sống của bao thế hệ đồng bào du canh du cư” [34, 303]. Công cuộc vận động định canh định cư được Nhà nước ta đề ra và thực hiện từ những năm 60 của thế kỉ trước. Để thực hiện được chủ trương này, huyện Thông Nông đã xác định đây là một nhiệm vụ mang ý nghĩa chính trị - xã hội rộng lớn, liên quan đến nhiều ngành, nhiều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
cấp trong quá trình chỉ đạo và thực hiện. Từ đó, chính quyền huyện đã đề ra và thực hiện nhiều giải pháp: Tập trung huy động mọi nguồn lực để khai hoang đất, bảo đảm phân phối đất sử dụng cho các hộ dân còn thiếu hoặc chưa có đất canh tác. Trên cơ sở quy hoạch, phân phối sử dụng đất, tiến hành sắp xếp lại dân cư thôn, bản bằng hình thức dãn hộ dân trong xã và trên địa bàn huyện. Đồng thời, từ các nguồn hỗ trợ, các dự án khác nhau, tiếp tục đầu tư xây mới và sửa chữa các công trình thủy lợi phục vụ nhu cầu tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của bà con. Song hành với các giải pháp trên, hệ thống đường giao thông cũng sớm được xây dựng đáp ứng nhu cầu lưu thông, trao đổi hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất của người dân. Các công trình nước sinh hoạt, các công trình phúc lợi như lớp học, trạm xá, nhà văn hóa ở các thôn bản nhanh chóng được đầu tư xây dựng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào. Công tác vận động này đã đạt được kết quả to lớn. Hiện nay 100% đồng bào Dao ở Thông Nông sống định canh định cư, ổn định đời sống sản xuất.
Tập trung ưu tiên các nguồn vốn đầu tư, phối hợp lồng ghép các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn huyện như nguồn vốn hỗ trợ theo mục tiêu từ ngân sách Trung ương; nguồn vốn chương trình mục tiêu Quốc gia; vốn 5 triệu ha rừng; nguồn vốn trái phiếu chính phủ; vốn ODA; các nguồn vốn tài trợ của các đơn vị đỡ đầu… và các nguồn vốn khác. Cần sử dụng các nguồn vốn này hợp lí để đầu tư cho các công trình thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh như đường liên huyện, liên tỉnh, điện đến trung tâm các xã, kênh mương thuỷ lợi, bệnh viện, trường học, trạm y tế.
Thứ hai, các tín ngưỡng, tập quán lạc hậu cũng xuất phát từ nhận thức còn hạn chế của đồng bào. Vì vậy, muốn thay đổi, xóa bỏ được những yếu tố hạn chế đó, cần phải nâng cao nhận thức cho đồng bào mở rộng giao lưu văn giữa các tộc người. Tuy nhiên, với xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiện nay, không phải giá trị văn hóa nào cũng thích hợp để mở rộng, giao lưu và phát triển. Người Dao ở Thông Nông sống trong điều kiện địa lý khắc nghiệt, kinh tế dựa vào trồng trọt là chính, đồng bào phải vất vả chống chọi trước sức mạnh thiên nhiên, bất lực trước những hiện tượng như sấm, chớp, mây mưa, bệnh tật, chết chóc, đói kém… mà không thể giải thích nổi. Vì vậy đã nảy sinh nhiều phong tục mê tín lạc hậu. Trong quá trình vận động xây dựng nếp sống mới, chính quyền huyện cần phối hợp với chính quyền cấp xã tuyên truyền giáo dục cho đồng bào hiểu biết về các kiến thức khoa học như: một số hiện tượng tự nhiên, quy luật của cuộc sống... Cùng với việc tuyên truyền, cần phải giúp đỡ và hỗ trợ đồng bào để nâng dần mức sống và dân trí, đảm bảo một cuộc sống vật chất ổn định, một đời sống văn hóa tinh thần vui tươi, lành mạnh, cùng phát triển.
Thứ ba, giải pháp phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí cho người dân. Tập trung bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lí kĩ thuật, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở, nhất là thôn bản, động viên đội ngũ trí thức trẻ về công tác tại các xã đặc biệt khó khăn. Tuyển chọn, luân chuyển, điều động, tăng cường cán bộ huyện về xã; Thực hiện tốt các chính sách đãi ngộ, phụ cấp, trợ cấp đối với đội ngũ cán bộ công tác tại cấp cơ sở.
Xây dựng chính sách ưu đãi đối với con em các dân tộc thiểu số, ưu tiên tuyển dụng học nghề, đào tạo nghề, đồng thời khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí đào tạo và sử dụng. Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, thường xuyên bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ, có các chính sách trợ cấp cho đội ngũ khuyến nông viên ở xã, xóm bởi họ chính là đội ngũ trực tiếp hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến các kiến thức khoa học đến đồng bào dân tộc. Hiện tại, mới có 10/11 xã, thị trấn cán bộ khuyến nông có trình độ trung cấp nông lâm. Về cơ bản, đội ngũ khuyến nông viên nhiệt tình, năng động trong công việc. Tuy nhiên, do chính sách đối với khuyến nông viên xã
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
chưa thoả đáng vì khuyến nông viên đảm nhiệm rất nhiều công việc nhưng chỉ là nhân viên hợp đồng được hưởng 50% lương theo bằng cấp ngoài ra không được hưởng ưu đãi gì thêm, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác khuyến nông. Còn đội ngũ khuyến nông viên xóm có 140/153 xóm chiếm 91,5%, có tới 13 xóm khuyến nông viên không biết chữ nên việc tuyên truyền, phổ biến, chuyển giao khoa học kĩ thuật bị ảnh hưởng rất lớn. Hơn nữa, tập quán canh tác truyền thống lạc hậu đã in sâu vào trong tiềm thức của đồng bào, vì vậy việc nhân rộng các mô hình mới và thay đổi tập quán canh tác gặp nhiều khó khăn dẫn đến hiệu quả công tác khuyến nông hàng năm đạt thấp.
Vấn đề nâng cao dân trí luôn là một trong những vấn đề được các địa phương quan tâm nhất là đối với một huyện vùng núi nghèo như Thông Nông. Trình độ dân trí của dân tộc Dao còn thấp hơn nhiều so với các dân tộc khác trong huyện. Để nâng cao dân trí cho đồng bào các dân tộc nói chung cũng như của người Dao huyện Thông Nông nói riêng cần chú ý một số vấn đề sau:
Trước hết, phải thực hiện một số chính sách trợ giúp, giáo dục bằng nhiều biện pháp như tiếp tục tăng cường hỗ trợ cơ sở vật chất cho trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, động viên, tạo điều kiện cho học sinh đến trường thường xuyên, tránh tình trạng học sinh bỏ học. Thực hiện kiên cố hoá trường học và xây dựng thêm nhiều điểm trường mới, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy. Hơn nữa, để góp phần nâng cao nhận thức của người dân, cần phải tuyên truyền đến người dân thông qua kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như cử các đội truyền thông đến tận các thôn bản, tại các phiên chợ, chương trình phát sóng của đài phát thanh huyện, xã có thể phổ biến các kiến thức như việc lựa chọn giống cây trồng vật nuôi thích hợp, việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất… Những kiến thức này đồng bào cũng có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tìm hiểu được qua các phương tiện truyền thông như ti vi, báo đài… nhưng việc này rất hạn chế.
Bên cạnh đó còn phải đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế xã hội như việc cử con em đồng bào các dân tộc đi học tại các trường nội trú, trường dạy nghề, thực hiện chế độ cử tuyển để chuẩn bị nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện đặc biệt là những ngành mà huyện còn thiếu cán bộ và cần thiết đối với các xã vùng sâu vùng xa. Qua thực tế tìm hiểu cho thấy, số học sinh dân tộc Dao được đến trường ngày càng đông, bởi ở các xã có đông người Dao sinh sống đều có các phân trường, mặc dù tình trạng lớp ghép vẫn còn phổ biến. Số lượng học sinh, sinh viên là người dân tộc Dao được đi học tại các trường dân tộc nội trú huyện, tỉnh, trung ương, các trường dự bị dân tộc, các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng tăng lên. Đây chính là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội ở vùng sâu vùng xa, và điều này cũng đã trở thành hiện thực khi nguồn cán bộ xã, cán bộ huyện Thông Nông là người dân tộc Dao đã tăng lên nhiều hơn trong những năm gần đây.
Thứ tư, giải pháp về áp dụng khoa học kĩ thuật, đổi mới công nghệ gắn liền với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường.
Tăng cường công tác chuyển giao khoa học kĩ thuật để không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Các cơ quan khuyến nông phải có chính sách quan tâm, hỗ trợ đồng bộ về khoa học kỹ thuật, phân bón, con, cây giống… và có hướng dẫn cụ thể tới đồng bào. Mặt khác, các cơ quan này cần đẩy mạnh và hướng dẫn nhân dân tích cực thâm canh, tăng vụ, đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng vào sản xuất; tăng cường công tác bảo vệ cây trồng vật nuôi; chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi nhằm đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa theo nhu cầu thị trường. Ứng dụng các phương pháp bảo quản, chế biến hàng hóa nông
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sản, lâm sản, nâng cao giá trị hàng hóa và năng suất lao động. Đồng thời việc nâng cao các hoạt động kinh tế của đồng bào dân tộc Dao phải gắn với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường, chú trọng bảo vệ và phát triển vốn rừng gồm: Rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn… có kế hoạch cải tạo đất, chống xói
mòn, rửa trôi, bạc màu, đẩy mạnh các biện pháp cải tạo đất, vì “sự đói nghèo
và việc phá huỷ môi trường là một nét đặc trưng của vấn đề kinh tế - xã hội miền núi đặc biệt là vùng cao, vùng sâu” [23, 49].
3.3.2.1 Kiến nghị
Để bảo tồn và phát huy tính hiệu quả trong hoạt động mưu sinh của người Dao ở Thông Nông, Cao Bằng, tôi xin đưa ra một vài kiến nghị như sau:
1. Đảng, Nhà nước cần có thêm nhiều chính sách ưu đãi cho đồng bào các dân tộc thiểu số phù hợp với đặc điểm cư dân ở vùng sâu vùng xa. Hỗ trợ vốn, kỹ thuật cho những hộ đói nghèo, dạy kiến thức, truyền kinh nghiệm trong làm ăn. Trợ cấp tiền và hiện vật hàng tháng cho gia đình và đãi ngộ con em họ trong quá trình đi học, công tác.