Kinh tế phụ gia đình

Một phần của tài liệu Sinh kế của người dao huyện thông nông tỉnh cao bằng (Trang 44 - 55)

2.3.1. Các nghề thủ công

Cùng với trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp sản xuất các loại công cụ đơn giản, đồ dùng thiết yếu hàng ngày cũng là một ngành nghề quan trọng trong tập quán mưu sinh của người Dao ở Thông Nông, Cao Bằng.

Các nghề thủ công truyền thống của người Dao được hình thành từ lâu đời, song vẫn chưa tách khỏi nông nghiệp trở thành ngành kinh tế độc lập còn bó hẹp trong khuôn khổ nghề phụ gia đình. Hoạt động của nghề thủ công mang tính thời vụ và thường được làm vào lúc rỗi rãi. Nhìn chung các ngành nghề thủ công của đồng bào khá phát triển, làm phong phú thêm hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kinh tế gồm các nghề như đan lát (xã Lương Can), dệt vải (xã Cần Yên, Đa Thông), rèn (xã Yên Sơn), làm giấy bản (xã Ngọc Động), nấu rượu (xã Thanh Long), chạm bạc (xã Lương Thông)… Các sản phẩm nghề thủ công khá đa dạng phong phú mang đậm dấu ấn cá nhân và cộng đồng, phản ánh sâu sắc các giá trị văn hoá dân tộc.

- Đan lát:

Là nghề truyền thống của người Dao cũng như các dân tộc thiểu số khác ở các tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. Ở Cao Bằng, các sản phẩm đan lát rất phong phú và đa dạng, mỗi địa phương đều có các sản phẩm

tiêu biểu của mình. “Thạch An nổi tiếng với chiếu bằng lạt giang, trúc, mai

với nhiều loại hoa văn đẹp mắt rất thích hợp để dùng trong mùa hè, một chiếu có thể sử dụng được 20 -30 năm. Thông Nông với dậu và đồ dùng bằng trúc, Quảng Hoà, Trùng Khánh với các loại làn, giần, sàng, đồ đựng, mũ nón. Hoà An nổi tiếng với các loại sản phẩm bằng lạt tre như các loại bồ, cót

phơi…”[34, 365]

Người Dao ở Thông Nông khá thành thạo trong vịêc đan lát. Nguyên liệu chính dùng để đan lát là những thứ sẵn có ở địa phương như tre, nứa, mây, song, mai, vầu, trúc… mỗi loại cây thường được sử dụng cho các loại sản phẩm đặc trưng

Sản phẩm của đan lát gồm nhiều loại: sản phẩm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và trồng trọt chăn nuôi: dậu gánh, che mồm trâu bò, các loại giỏ đựng hạt giống khi tra hạt…; sản phẩm phục vụ cho việc vận chuyển: gùi qua vai, dậu, sọt…; sản phẩm phục vụ việc tìm kiếm thức ăn lồng bẫy chim, lồng nhử thú rừng, giỏ đan nhỏ để đi nương rẫy hoặc đi nhặt các loại rau rừng…; sản phẩm đánh bắt cá: nơm úp giỏ đựng…; sản phảm sơ chế lương thực: rá, rổ, nong, nia…; đồ để đựng: rổ, lá, gùi, sọt,... Đối với người Dao ở Thông Nông, “dậu” là sản phẩm tiêu biểu nhất của nghề đan lát. “Dậu” là loại công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cụ truyền thống được dung phổ biến trong việc vận chuyển thóc, ngô, khoai,… từ nương rẫy về nhà. Cấu tạo của dậu gánh gồm ba bộ phận chính là miệng, thân và đáy. Đáy đan bằng nan tre to bản hơn cả, theo kĩ thuật long hai, tạo hình vuông, cạnh từ 28 - 30 cm. Để làm cho đáy chắc chắn, người Dao huyện Thông Nông còn cài bốn thanh tre rộng bản 2 cm vào bốn bên xung và hai đường chéo vào giữa đáy. Các nan đáy được uốn vuông lên để đan thân. Thân đan bằng cật tre vót tròn nhỏ hơn nan miệng theo kĩ thuật long mốt. Càng lên cao, thân càng được đan uốn loe dần ra. Đan cao khoảng 20- 22 cm, người ta tiếp nan suốt loại to hơn thân nan và bắt đầu đan kiểu vặn thừng, vừa đan vừa kéo thắt nhỏ dần về phía miệng. Đan khoảng 6 cm, nan dọc được bẻ ngang đan vặn thừng cuốn miệng, tạo cho dậu vừa chắc chắn vừa mang gía trị thẩm mĩ cao. Ngoài ra, đồng bào sử dụng luôn nan dọc trên miệng bện vặn thừng đẻ tạo thành quai dậu xỏ đòn gánh. Bên cạnh “dậu” các sản phẩm làm từ trúc của người Dao huyện Thông Nông cũng tương đối phong phú, mang tính thẩm mĩ cao và cũng được các tộc người khác sử dụng phục vụ sinh hoạt như chiếu nằm, bàn, ghế…

Tuỳ theo công dụng của từng loại mà đồng bào đan kiểu khác nhau như đan nong mốt, chéo đơn, chéo kép... Nhìn chung, các sản phẩm đan lát của họ khá đẹp và bền nhưng chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu gia đình. Đối với người Dao ở Thông Nông, nghề đan lát có từ lâu đời, dựa trên nguồn nguyên liệu địa phương và nguồn nhân lực của gia đình. Sản phẩm đan lát tương đối đa dạng, phong phú xuất phát từ bàn tay khéo léo và sự sáng tạo của mỗi cá nhân.

- Dệt vải

Nghề dệt vải khá phổ biến đối với người Dao ở Thông Nông cũng như các dân tộc khác như Tày, Nùng. Hầu như người Dao ở các xã trong huyện đều có nghề dệt vải song phổ biến nhất là ở xã Cần Yên và Đa Thông. Nguyên liệu dệt chủ yếu là bông và lanh… Khung cửi khá thô sơ, các bộ phận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

của nó đều làm bằng gỗ và bằng tre. Thoi cũng làm bằng gỗ, dài khoảng 40cm, hai đầu nhọn. Công việc kéo sợi dệt vải chủ yếu được tiến hành vào những tháng từ cuối năm thu năm trước cho đến đầu xuân năm sau tương đối nhàn rỗi. Vải trước khi đem may quần áo thường được nhuộm chàm. Cùng với việc kéo sợi và dệt vải, việc thêu thùa may vá là công việc thường ngày của phụ nữ Dao đã khá phát triển. Hầu hết phụ nữ Dao đều biết dệt vải. Dệt mất nhiều thì giờ và công sức, song ngoài ý nghĩa kinh tế có còn mang ý nghĩa xã hội. Sự khéo tay, chăm chỉ trong công việc dệt vải là một trong những tiêu chí để đánh giá tài năng, đạo đức của người phụ nữ.

- Nghề đúc gang

Nghề đúc gang sản xuất ra lưỡi cày, chảo gang, kiềng đun bếp… Tuy nhiên ở Thông Nông, nghề này phổ biến nhất là đúc lưỡi cày - một dụng cụ vụ trực tiếp cho sản xuất nông nghiệp. Để đúc lưỡi cày ít nhất phải có hai người, một người thợ cả có tay nghề cao phụ trách kĩ thuật và một thanh niên khoẻ mạnh làm nhiệm vụ quạt than. Nguyên liệu để chế tạo lưỡi cày là các loại gang phế liệu do chủ lò tổ chức thu mua hoặc của nhân dân mang các lưỡi cày cũ đến đúc lại. Các loại công cụ để rèn đúc bao gồm: bễ thổi lửa, lò nung, khuôn đúc, gáo muc kim loại nóng chảy, các loại kìm búa... Để đun chảy gang, người ta dùng than củi và bễ kéo tay. Đất, cát làm lò và làm khuôn đúc sử dụng loại sẵn có tại địa phương. Công nghệ làm chủ yếu phụ thuộc vào tay nghề của người thợ cả khi phối nguyên liệu, đun chảy và cách pha chế các vật liệu để làm lò và làm khuôn. Một lưỡi cày tốt được hoàn thành phải đảm bảo độ nhẵn, đều hai bên lưỡi, gõ có tiếng vang. Ưu điểm của lưỡi cày ở đây phù hợp với ruộng rẫy của vùng cao, thị trường chủ yếu là phục vụ nhân dân trong huyện. Tuy nhiên ở Thông Nông, số lượng các gia đình Dao người làm nghề này rất ít, nó không phổ biến và điển hình như nghề đúc lưỡi cày tại bản Co Lỳ (xã Kéo Yên, Huyện Hà Quảng), và xã Phúc Sen (Huyện Quảng Uyên).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Làm giấy bản

Giấy bản là một trong những nghề phụ nổi tiếng của người Dao nói chung, được dùng chủ yếu để đóng sách ghi chép, gói đồ vật, viết sớ, tiền âm phủ khi cúng bái. Tiếng Tày gọi là “chỉa rạ”, tiếng Dao đỏ goi là “Chây pưa

Nguyên liệu chính để làm giấy là cây trúc. Quá trình sản xuất giấy của người Dao gồm các khâu sau:

Xử lý nguyên liệu: Vào khoảng tháng 4, tháng 5 âm lịch người ta chặt những cây trúc non đem ngâm với nước vôi tại các hố đào sẵn, kích cỡ của cây trúc được chặt thành từng khúc để phù hợp với hố. Trúc được ngâm với nước vôi khoảng hai tháng rồi được đem ra rửa sạch và ngâm tiếp với nước lã trong ba tháng trong các hố (trúc trong hố được đậy ủ bằng lá chuối và được nén cho luôn luôn ngập nước). Sau đó các đoạn trúc lại được rửa sạch rồi đưa lên máng để đập cho tơi. Máng được khoét bằng thân cây gỗ to, hai đầu đục thông để mỗi đầu một người cầm các thanh gỗ tựa như mái chèo đập bằng cách chém phần dẹt của thanh gỗ vào trúc trong máng, đập đến khi trúc thành bột. Xeo giấy: Bột giấy được đem vào thùng gỗ trộn với nước lã và thêm phụ gia. Dùng lưới vớt bột giấy trong thùng, công việc này thường một người làm và là người đã quen tay, khéo léo. Sau khi nước trôi đi, bột giấy bám trên lưới thành tờ giấy, gỡ giấy ra và xếp thành từng tệp.

Ép giấy: Các tệp giấy ướt được đưa vào giữa hai tấm gỗ để ép, quá trình ép, người ta phải sử dụng cơ cấu các thanh gỗ kiểu đòn bẩy để tạo lực ép.

Làm khô giấy: Giấy sau khi ép người ta giở ra mỗi bên 5 tờ rồi đem phơi nắng, sau khi giấy khô được xếp lại thành từng chồng dày khoảng 20 cm rồi cất ở nơi khô ráo. Mỗi tờ giấy có kích cỡ bằng phần làm việc của tấm lưới. Trước khi đem bán hoặc sử dụng, người ta giở giấy từng tệp rồi dùng thanh gỗ đập đều để giấy trở nên mềm mại. Hiện ghề làm giấy bản của người Dao

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

huyện Thông Nông chỉ tồn tại ở xóm Lũng Nhùng xã Ngọc Động, còn những nơi khác nghề này không còn được duy trì nữa.

- Nghề nấu rượu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Rượu của người Dao thường được nấu bằng các nguyên liệu như gạo, ngô, khoai, sắn… tuy nhiên đa số đồng bào Dao ở Thông Nông thường nấu rượu bằng ngô. Có nhiều vùng nấu rượu ngô, song rượu ngô ngon nhất và đã trở thành đặc sản của quê hương đó là rượu ngô Tắp Ná thuộc xã Thanh Long. Ở đây, hầu như gia đình nào cũng nấu rượu. Có thể nói, dù quen hay lạ nhưng khi ta đến chơi bất cứ một gia đình người Dao nào thì cũng sẽ được mời uống rượu. Rượu là cách để chủ nhà thể hiện lòng hiếu khách của mình. Đến với vùng người Dao sinh sống, chúng ta có thể thấy sự hiện diện của rượu, mọi lúc, từ cưới xin, ma chay đến lễ hội, sinh hoạt cộng đồng… điều này cũng dễ thấy ở nhiều dân tộc khác ở huyện Thông Nông như Tày, Nùng. Bên cạnh đó, rượu cũng đồng bào đem bán ở các chợ phiên nhất là chợ trung tâm huyện, tuy nhiên số lượng này không đáng kể.

Nguyên liệu đồng bào dùng để nấu là ngô. Sau khi đãi sạch, người ta đổ ngô vào một cái chảo to, nấu lên sao cho khi ngô vừa chín nứt vỏ thì cũng là lúc nước trong chảo vừa cạn. Đem ngô chín tãi ra nia, chờ đến khi thật nguội mang đi ủ men theo trình tự: một lớp ngô mỏng lại rắc một lớp men, cứ thế cho đến hết, ủ khoảng 2 ngày, rồi cho vào chum để khoảng 25 - 30 ngày, khi thấy

ngô đã “ngấu” và có mùi thơm chính là lúc có thể đem đi nấu thành rượu.

Người ta dùng một cái chõ - chõ này làm từ gỗ cây may - doọc, dụng cụ nấu rượu cũng là yếu tố quan trọng giúp rượu ngô có được sự khác biệt so với các loại rượu khác. Người Dao không nấu bằng nồi sắt hay nồi nhôm, nồi đồng, rượu ngô được nấu bằng chõ gỗ - tốt nhất là gỗ của cây may - doọc. Chiếc chõ gỗ này vừa tạo nên mùi thơm cho rượu, vừa giúp lọc bớt một số độc tố trong quá trình nấu rượu khiến người uống rượu ngô không bị nhức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đầu chóng mặt. Phía dưới chõ đổ nước, ở giữa đặt một lớp mành tre hoặc trúc. Sau đó, lấy ngô đã lên men rải đều lên trên lớp mành. Đặt một chiếc chảo to đựng nước lạnh lên trên miệng chõ. Khi dùng phương pháp nấu cách thuỷ, nước lạnh sẽ có tác dụng làm ngưng tụ rượu. Khi uống rượu ngô người ta không sợ đau đầu như khi uống các loại rượu khác.

Một yếu tố quan trọng, quyết định đến chất lượng của nồi rượu ngô chính là phải có được loại ngô hạt mẩy đều, không bị mối mọt, được ngô nếp nương là tốt nhất, vì khi ấy rượu nấu lên sẽ có vị thơm, ngọt. Cuối cùng muốn rượu ngô có vị thơm ngon đặc biệt, nguồn nước cũng đóng một vai trò quan trọng, nước phải thật tinh khiết và trong sạch, thường thì đồng bào Dao thường dùng nước ở các khe suối để nấu rượu.

- Nghề chạm bạc

Người Dao chủ yếu dùng bạc để làm đồ trang sức vì bạc thể hiện sự giàu sang và có tác dụng chống gió. Đây là nghề có từ lâu đời của người Dao huyện Thông Nông chủ yếu là ở xã Lương Thông. Tuy nhiên số lượng người làm nghề này rất ít. Bằng những dụng cụ thô sơ người thợ chạm trổ làm ra các đồ trang sức như vòng cổ, khuyên tai, nhẫn, xà tích, những đồ đạc, hoạ tiết trang trí trên quần áo như hình ngôi sao và nhiều sản phẩm độc đáo phong phú mà chỉ người Dao mới có.

2.3.2. Khai thác nguồn lợi tự nhiên

Các hoạt động sinh kế truyền thống của người Dao ở Thông Nông - Cao Bằng tương đối phong phú đa dạng với nhiều loại hình khác nhau. Bên cạnh hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, thủ công nghiệp, việc khai thác nguồn lợi tự nhiên (sản phẩm từ rừng, nguồn nước) cũng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Thông Nông là một huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng nên rừng chiếm diện tích tương đối lớn và mang lại nhiều nguồn lợi tự nhiên. Đối với người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Dao huyện Thông Nông rừng chiếm tổng thu nhập lớn đối với họ. Rừng cung cấp thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của người Dao, là nơi cung cấp nguyên vật liệu, chất đốt (gỗ làm nhà, củi đun, tre, nứa…), ngoài ra rừng còn là kho dược liệu vô cùng quý giá và phong phú cung cấp nhiều vị thuốc quý chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh.

Săn bắt và hái lượm là một phần rất quan trọng trong hoạt động sản xuất của đồng bào. Trước đây, rừng còn nhiều nên hoạt động săn bắn của đồng bào diễn ra thường xuyên với hai hình thức: săn tập thể và săn cá nhân. Săn tập thể thường áp dụng khi săn các loại thú lớn như lợn rừng, gấu, hươu, nai,… Số lượng người tham gia không hạn chế và có sự phân công việc rõ ràng, mỗi người một việc: đuổi thú, đón lõng, điều khiển chó săn. Các buổi săn tập thể như vậy thể hiện tính tự giác và tính cộng đồng rất cao. Thú săn được chia đều cho mọi người, riêng người có công hạ thú được hưởng phần nhiều hơn. Săn cá nhân thường được áp dụng đối với những loại thú nhỏ như gà rừng, sóc, chồn, hoẵng,… Ngoài các hình thức săn vừa kể ở trên, đồng bào còn dùng các loại bẫy để bắt thú: bẫy thòng lọng, bẫy chuồng, bẫy chọc,… Hiện nay, hình thức săn tập thể không còn được duy trì vì diện tích rừng ngày càng thu hẹp, nhiều loại thú lớn không còn nữa, săn cá nhân không thường xuyên.

Từ rừng, đồng bào còn tìm loại côn trùng nhuyễn thể như nhộng ong, trứng kiến, sâu cây lau… để bổ sung nguồn thức ăn cho gia đình. Bên cạnh đó, các loại củ, cây ăn quả trên rừng cũng được đồng bào khai thác triệt để như củ mài, củ từ, mận, ổi, nhót, chuối rừng… Công cụ hái lượm đơn giản, bởi vì các loại rau rừng không cần công cụ vẫn có thể lấy được. Họ chỉ sử

Một phần của tài liệu Sinh kế của người dao huyện thông nông tỉnh cao bằng (Trang 44 - 55)