Chợ phiên và trao đổi hàng hoá

Một phần của tài liệu Sinh kế của người dao huyện thông nông tỉnh cao bằng (Trang 55)

Một trong những khâu quan trọng trong kinh tế trao đổi mua bán là việc hình thành những trung tâm để tiến hành trao đổi mua, mua bán định kỳ, tức là chợ phiên ở vùng cao. Đồng bào Dao đại bộ phận là ở vùng cao, sống xa các trung tâm kinh tế, địa điểm họp chợ ở miền núi. Nhiều khi xuống chợ, ra thị trấn, đồng bào phải đi ba, bốn ngày đường. Đường xa, đi lại khó khăn, phương tiện thiếu thốn nên việc tham gia trao đổi mua, bán hàng hoá cũng rất hạn chế. Người Dao không có chợ riêng, họ họp chợ cùng với các dân tộc anh em khác tại trung tâm huyện, xã. Ở các chợ phiên vùng cao, ta thấy các mặt hàng do người Dao sản xuất như lưỡi cày, lưỡi cuốc, liềm, nhíp, các mặt hàng lương thực như: ngô, gạo, các loại thực phẩm như thịt gà, thịt lợn, trứng gà… Ngoài ra, ở chợ họ còn bán các lâm sản, dược liệu… Chợ phiên không chỉ là nơi trao đổi hàng hoá của đồng bào mà là còn là nơi gặp gỡ của bà con thân thích, bạn bè, là nơi hò hẹn của thanh niên nam nữ, còn những người đã lập gia đình đến chợ để gặp lại bạn trai, bạn gái cũ để chia sẻ buồn vui… Ngoài ra đồng bào đến chợ còn để học hỏi kinh nghiệm sản xuất, gửi thiếp mời ăn cưới, nhắn tin cho người thân ở xã khác, thưởng thức một vài món ăn của tộc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

người khác đem bán ở chợ phiên…Vì thế, người Dao thường chọn những bộ quần áo đẹp nhất để đi chợ. Đi chợ không có sự phân biệt về tuổi tác và giới, nhưng cũng cần phân biệt giữa người đi chơi chợ và người đi mua hàng. Những người đi mua hàng thường là chủ gia đình hoặc người lớn tuổi trong gia đình. Hàng hoá mua về là những mặt hàng mà bản thân họ không làm ra được như: muối, kim khâu, mì chính, đèn bin, vật liệu xây dựng, phân hoá học, thuốc trừ sâu… kể cả những thứ đắt tiền như: đài, ti vi, xe đạp, xe máy… Đồng bào thường thực hiện phương thức bán và mua, ít khi mua đi bán lại để kiếm lời. Các đơn vị đo lường truyền thống của đồng bào hết sức phong phú: Gà tính con, trứng tính quả, gạo và ngô tính theo ống, nấm và mộc nhĩ tính theo từng xâu, rượu tính bằng chai, củi tính bằng gánh...

Nhìn chung, người Dao ở Thông Nông sống bằng nông nghiệp trồng trọt, các hoạt động kinh tế khác cũng như trao đổi, buôn bán chỉ mang tính bổ trợ. Đội ngũ những người chuyên buôn bán chưa xuất hiện. Đối với họ, mọi hoạt động liên quan đến trao đổi, mua bán chỉ nhằm thoả mãn các nhu cầu tiêu dùng trong gia đình và hoạt động trồng trọt.

Tiểu kết chương 2

Qua việc tìm hiểu sinh kế truyền thống của người Dao tại Thông Nông, có thể thấy cuộc sống của đồng bào còn phụ thuộc rất chặt chẽ vào tự nhiên, hoạt động kinh tế mang tính chất tự cung, tự cấp, ít có sự giao lưu tiếp xúc với bên ngoài. Trồng trọt cây lương thực trên nương rẫy là hoạt động kinh tế chủ đạo và là nguồn sống chính của người Dao ở Thông Nông. Đây là nguồn cung cấp lương thực đáp ứng cho nhu cầu ăn hàng ngày; săn bắt, hái lượm, đánh bắt cá cung cấp nhu cầu rau ăn, thực phẩm thông thường; tiểu thủ công nghiệp với các nghề như đan lát, dệt vải, làm giấy bản, rèn đúc… sản phẩm tương đối đa dạng và phong phú song chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của gia

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đình; chăn nuôi đáp ứng nhu cầu lễ phẩm cho các dịp tế lễ, ma chay, thực phẩm cưới xin và cho sinh hoạt cộng đồng.

Tuy nhiên, trong khi cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, lương thực vẫn là nhu cầu cấp thiết hàng đầu. Cho nên, chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp chỉ mang tính chất phụ trợ, góp phần nâng cao cuộc sống của người dân. Trong quá trình sản xuất, đồng bào đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong việc chọn đất, chọn giống cây trồng vật nuôi, kĩ thuật xen canh… những tri thức dân gian của quý báu đó vẫn còn nguyên giá trị trong việc canh tác của đồng bào Dao hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

SỰ BIẾN ĐỔI TRONG SINH KẾ CỦA NGƢỜI DAO Ở HUYỆN THÔNG NÔNG TỈNH CAO BẰNG HIỆN NAY

3.1. Các nhân tố nội sinh và ngoại sinh làm biến đổi sinh kế của nguời Dao Thông Nông, Cao Bằng

Trước đây, cũng như nhiều dân tộc khác, đồng bào Dao ở Thông Nông sống chủ yếu bằng nương rẫy (đặc biệt là nuơng du canh), lệ thuộc vào tự nhiên. Vì vậy, quá trình này đã nảy sinh nhiều kinh nghiệm sản xuất quý báu cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương song nó cũng làm xuất hiện những tập quán, tín ngưỡng lạc hậu. Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới năng suất kinh tế, chất lượng cuộc sống của đồng bào nơi đây. Một năm được mùa lại nhiều năm mất, lang thang, nghèo đói, bệnh tật, thất học,… cuộc sống đói nghèo luôn đeo đẳng người Dao. Hiện nay, đồng bào Dao ở Thông Nông có điều kiện để nâng cao cuộc sống, thay đổi tập quán mưu sinh cũ để góp phần ổn định cuộc sống. Cơ sở của sự biến đổi đó bao gồm các nhân tố ngoại sinh và nội sinh

3.1.1. Nhân tố ngoại sinh

3.1.1.1. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với các dân tộc thiểu số

Việt Nam là một quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc chung sống. Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm 13,8%, sống trên địa bàn rộng chiếm tới 3/4 diện tích cả nước. Do lịch sử hình thành, vị trí địa lý, nhất là điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số vẫn còn trong tình trạng lạc hậu, có mức sống thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, chậm phát triển hơn so với dân tộc đa số. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa gặp rất nhiều khó khăn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi, nâng cao dần mức sống của đồng bào các dân tộc, trong những năm đổi mới vừa qua và nhất là giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khoá IX về công tác dân tộc đã khẳng định chính sách dân tộc trong giai đoạn hiện nay là: “Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái; phát huy nội lực, tinh thần tự lực tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước”. Chính vì vậy, Đảng và nhà nước ta đã triển khai và thực hiện nhiều chương trình, dự án đầu tư phát triển trên địa bàn miền núi, vùng đồng bào dân tộc như: Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương trình xoá đói giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135),…

Xuất phát từ những quan điểm trên, Đảng và nhà nước ta xác định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số tập trung vào những nội dung chủ yếu sau: Xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, trong những năm trước mắt tập trung trợ giúp đồng bào nghèo, đồng bào các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; Phát triển sản xuất hàng hoá phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng vùng dân tộc. Khuyến khích đồng bào các dân tộc khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương làm giàu cho mình và đóng góp tích cực vào sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Ưu tiên đặc biệt phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

giáo dục và đào tạo, coi trọng đào tạo cán bộ và đội ngũ trí thức dân tộc thiểu số; Kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam đa dạng, phong phú, giàu bản sắc dân tộc.

Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ chủ trương đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội vùng núi Trung du Bắc bộ nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng, xác định tăng trưởng nhanh, phát triển bền vững là quan điểm chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội huyện Thông Nông. Là huyện nằm trong 61 huyện nghèo nhất cả nước và còn là huyện nghèo hơn một số huyện nghèo khác của tỉnh Cao Bằng, hơn nữa nơi đây các dân tộc thiểu số chiếm số đông trong huyện, đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên huyện Thông Nông cũng được hưởng các chính sách ưu đãi của quốc gia cũng như của tỉnh Cao Bằng. Đó là chính sách về nguồn vốn đầu tư ưu tiên tập trung, ưu tiên hỗ trợ trên địa bàn theo đặc thù của huyện nghèo. Có thể kể đến một số các chính sách, dự án như:

Chương trình 135: Dự án phát triển cơ sở hạ tầng, toàn huyện Thông Nông có 10/11 xã thuộc chương trình. Từ khi thực hiện đến nay, huyện đã và đang thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng được tổng số 95 công trình.

Hỗ trợ sản xuất: tổng vốn hỗ trợ từ năm 2006 - 2007 gần 5 tỉ, tổng số hộ nghèo được hưởng là 5000 lượt hộ, nguồn vốn hỗ trợ tập trung chủ yếu hỗ trợ mua giống cây trồng, phân bón, dụng cụ sản xuất. Chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo đã tạo điều kiện cho người nghèo vay vốn phát triển sản xuất, tăng thu nhập và ổn định cuộc sống gia đình. Tính đến hết năm 2008, có 2900 hộ nghèo được vay vốn ưu đãi; Quyết định 32 của Chính phủ về vay vốn phát triển sản xuất đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, toàn huyện đã cho 238 hộ vay với số tiền hơn 1.189 triệu đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đối với các dân tộc thiểu số ở miền núi trước đây, một trong những nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là do tập quán sản xuất lạc hậu, cuộc sống du canh du cư không ổn định. Vì vậy, Đảng ta đã xác định sự cần thiết của việc định canh, định cư. Vấn đề này có tầm quan trọng đặc biệt, từ chỗ ổn định nơi ở, người Dao đã chuyển sang định canh. Việc sản xuất không còn nay đây mai đó, giảm bớt sự phụ thuộc vào thiên nhiên. Đồng bào bắt đầu chú ý tới khoa học kỹ thuật, các biện pháp làm tăng hiệu quả kinh tế.

Cùng với chính sách định canh định cư, công tác di dân đi xây dựng vùng kinh tế mới cũng được đẩy mạnh. Đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần làm chuyển biến các hoạt động sinh kế của người Dao tại Thông Nông. Xây dựng kinh tế mới là chính sách của Chính phủ ta nhằm tổ chức phân bố lại lao động và dân cư trong cả nước; chuyển một lượng lớn dân cư từ các vùng đồng bằng, thành phố tới các vùng miền núi, trung du, biên giới, hải đảo, trong đó có huyện Thông Nông. Chính sách này được triển khai tại miền Bắc từ năm 1961 và trên toàn quốc từ sau khi đất nước thống nhất (1975) cho đến năm 1998. Nhà nước khuyến khích mọi người cùng gia chuyển đến làm ăn tại các vùng kinh tế mới. Đối tượng là lao động những vùng nông thôn có mức bình quân ruộng đất thấp và không có điều kiện phát triển ngành nghề, lao động ở thành thị thiếu việc làm hoặc không có điều kiện để được sử dụng hợp lý… Như vậy, lượng dân di cư đến Thông Nông tương đối phong phú đa dạng và từ nhiều địa phương khác nhau. Đến với Thông Nông, họ còn mang theo kinh nghiệm, phương thức sản xuất của địa phương nơi họ sinh sống, làm cho các hoạt động sinh kế ở nơi đây có những biến đổi sâu sắc.

Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với tinh thần nỗ lực, cố gắng của đồng bào tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc đã có bước chuyển biến, tập quán mưu sinh có tiến bộ đáng kể, cuộc sống của bà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

con dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa được cải thiện rõ rệt, quyền của các dân tộc thiểu số được bảo đảm đầy đủ và toàn diện trong đó có người Dao huyện Thông Nông, Cao Bằng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.2. Tác động của công cuộc đổi mới đất nướcvà quá trình đô thị hoá

Đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng (12/1986) khởi xướng đã mở đầu cho quá trình phát triển trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đại hội là bước đột phá đầu tiên trong việc đổi mới tư duy của Đảng về phát triển kinh tế. Đó là việc xác lập, xây dựng cơ cấu kinh tế phù hợp với sự vận động của quy luật khách quan và trình độ của nền kinh tế. Ðại hội xác định: đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực, trọng tâm trước mắt là đổi mới chính sách kinh tế, giữ vững ổn định chính trị là tiền đề để bảo đảm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Về kinh tế, đổi mới cơ cấu kinh tế giữa các ngành, thực hiện ba chương trình kinh tế: Chương trình lương thực, thực phẩm; Chương trình hàng tiêu dùng; Chương trình hàng xuất khẩu. Xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế. Ðại hội quyết định bổ sung và sửa đổi một số điểm cụ

thể trong Ðiều lệ Ðảng cho phù hợp tình hình mới. Ðổi mới toàn diện thật sự

là ý Ðảng, lòng dân. Đại hội có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước, đất nước dần dần thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo ra sự ổn định về chính trị, xã hội, giữ vững an ninh - quốc phòng.

Việc phát triển kinh tế - xã hội miền núi trong những năm đổi mới được xác định là một trong những vấn đề cấp bách và được quan tâm. Nghị quyết Đại hội VI của Đảng và Nghị quyết 22 - NQ/TW ngày 27/11/1989 của Bộ Chính trị đã xác định các quan điểm:

Một là, phát triển kinh tế - xã hội miền núi là một bộ phận hữu cơ của chiến lược phát triển nên kinh tế quốc dân. Một mặt, các địa phương miền núi có trách nhiệm góp phần thực hiện những chủ trương chiến lược phát triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kinh tế, xã hội chung của cả nước. Mặt khác, việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách chung ở miền núi phải tính đầy đủ đến những đặc điểm về tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa, phong tục, tập quán của miền núi nói chung và của riêng từng vùng, từng dân tộc, trong việc

Một phần của tài liệu Sinh kế của người dao huyện thông nông tỉnh cao bằng (Trang 55)