1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Bài-thảo-luận-thuế-nhóm-3-mã-học-phần-2110EFIN3211 (3)

56 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 20,47 MB

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIKHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

GV hướng dẫn: Phạm Thu Hà MỤC LỤC

Trang 2

A.MỞ ĐẦU 6

B.NỘI DUNG 7

PHẦN 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU 7

1.1.Khái niệm của thuế xuất khẩu, nhập khẩu 7

1.2.Đặc điểm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 8

1.3.Vị trí, vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 8

1.4.Tác động của thuế xuất khẩu, nhập khẩu 9

1.4.1.Thuế xuất khẩu 10

1.4.2.Thuế nhập khẩu 11

1.4.3.Chính sách thuế XNK trong quá trình tự do thương mại hóa quốc tế 11

PHẦN 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬP KHẨU TẠI VIỆT NAM 12

2.1.Phạm vi áp dụng của thuế XK, thuế NK 13

2.1.1.Đối tượng chịu thuế 13

2.1.2.Đối tượng không chịu thuế 13

2.1.3.Người nộp thuế XK, thuế NK 13

2.2.Căn cứ tính thuế - phương pháp tính thuế - thời điểm tính thuế - biểu thuế - thuế suất và tỷ giá tính thuế 14

2.2.1Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế 14

2.2.2.Biểu thuế - Thuế suất 22

2.2.3.Nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất 23

2.2.4.Thời điểm tính thuế 23

2.2.5.Tỷ giá tính thuế 24

2.3.Hồ sơ khai thuế XNK 24

2.4.Kê khai và nộp thuế 25

2.4.1.Kê khai thuế 25

Trang 3

2.6.3.Thuế tự vệ 30

2.7.Những tác động của thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam 30

PHẦN 3.Liên hệ đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 34

3.1.Thông tin cơ bản về Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 34

3.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 35

3.1.2.Đặc điểm nghành nghề kinh doanh 35

3.1.3.Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy – ban lãnh đạo và sở hữu công ty 36

3.1.4.Công ty con & liên kết 36

3.1.5.Đánh giá khái quát chung tình hình tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Hòa Phát 363.2.Tình hình xuất nhập khẩu năm 2020 và minh họa công tác kế toán thuế XNK tại công ty vào tháng 10 -11/2020 38

3.2.1.Cơ sở lập báo cáo tài chính, một số kết quả từ thuế XNK tại công ty và một số kết quảtừ thuế XNK tại công ty 38

3.2.2.Tình hình XNK năm 2020 của công ty 40

3.2.3.Minh họa công tác kế toán thuế XNK của công ty vào tháng 10-11/2020 42

3.3.Nhận xét và đánh giá chung tổ chức công tác kế toán thuế XNK của công ty 47

C KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC XUẤT NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAMTRONG THỜI GIAN TỚI VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THUẾ XNK 48

2.2.3.Chính sách tài chính, tín dụng và đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu 51

2.2.4Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao nhận kho vận và đẩy nhanh xã hội hóa hoạt độngdịch vụ logistics 51

2.2.5Đào tạo phát triển nguồn nhân lực 51

2.2.6Kiểm soát nhập khẩu 51

2.2.7Nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của hiệp hội ngành hàng 52

2.3Giải pháp hoàn thiện thuế xuất nhập khẩu 52

Trang 4

2.3.1Về nội dung 522.3.2Về công tác tổ chức thực hiện 53D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 55

Trang 5

Danh sách thành viên nhóm

Họ và tênMã sinh viênĐánh giáđiểm

Ghi chúNguyễn Thị Gấm18D270011

Cao Thị Quỳnh Giang18D270012Nguyễn Thị Thu Giang18D270014Hoàng Thị Hà18D270015Lê Hà18D280061Trương Trần Thu Hà18D270016Chu Thúy Hằng18D270017Phan Thị Hằng18D270018Phan Thị Thu HằngH16D200088Soái Thu Hằng18D270019

Trang 6

A.MỞ ĐẦU

Có thể nói Thuế là một phạm trù rộng và hàm chứa nhiều nội dung phức tạp, hiểuvà vận dụng kiến thức về thuế nói chung, pháp luật thuế nói riêng trong điều kiện pháttriển kinh tế - xã hội hiện nay có một ý nghĩa quan trọng đối với người dân, doanh nghiệpvà Nhà nước.

Nắm bắt kịp thời chính sách pháp luật thuế của Nhà nước là sự quan tâm hàngđầu của người làm công tác kế toán - tài chính trong doanh nghiệp Bởi mỗi một sắc thuếđược ban hành; mỗi một sự đổi thay hay bổ sung, sửa đổi là một lần Kế toán viên phải cậpnhật, nắm bắt và triển khai thực hiện Mục đích cuối cùng của mỗi kế toán là giúp chodoanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tuân thủ đúng luật, đặc biệt là chấp hành tốtchính sách, pháp luật Thuế của nhà nước, tránh tối đa các sai sót trong kê khai, nộp thuế Trước tình hình mới khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinhtế thế giới đã đặt ra yêu cầu phải thực hiện cải cách chính sách thuế Một trong những vấnđề quan tâm của chính phủ là cải cách thuế xuất nhập khẩu, vì thuế xuất nhập khẩu là loạithuế chịu tác động mạnh mẽ nhất trong quá trình hội nhập Chính sách thuế quan tốt sẽtạo điều kiện cho hoạt động thương mại và đầu tư phát triển, góp phần bảo hộ có hiệuquả, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng như giảm thiểu các tác động bấtlợi đối với nền kinh tế trước sự biến động của thị trường thế giới.

Để nhìn rõ hơn về thuế xuất khẩu, nhập khẩu nhóm chúng em đã chọn đề tài: “Cơ

sở lý thuyết xác định, tính toán, kê khai, nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu” nghiên cứu

tổng quan những vấn đề chung về thuế xuất khẩu, nhập khẩu Từ đó đánh giá thực trạngnhững nội dung cơ bản thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại Việt Nam Liên hệ những vấn đềliên quan, tình hình thực hiện công tác kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại công ty FPT(HOSE) Đưa ra nhận xét và đánh giá chung tổ chức công tác thuế xuất khẩu, nhập khẩutại công ty FPT nhằm đề xuất giải pháp và kiến nghị nâng cao hoàn thiện chính sách thuếxuất khẩu, nhập khẩu.

Trang 7

B.NỘI DUNG

PHẦN 1: TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THUẾ XUẤT KHẨU,NHẬP KHẨU

1.1.Khái niệm của thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (XNK1) là sắc thuế thuộc loại thuế gián thu đánhvào hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới của mỗi quốc gia.

Thuế nhập khẩu: đánh vào hàng hoá nhập khẩu ở mức độ khác nhau, các nước đềusử dụng loại thuế quan này vào mục đích: Chống lại các hành vi phá giá bằng cách tănggiá hàng nhập khẩu của mặt hàng phá giá lên tới mức giá chung của thị trường Trả đũatrước các hành vi dựng hàng rào thuế quan do quốc gia khác đánh thuế đối với hàng hóaxuất khẩu của mình, nhất là trong các cuộc chiến tranh thương mại Bảo hộ cho các lĩnhvực sản xuất then chốt, chẳng hạn nông nghiệp giống như các chính sách về thuế quancủa Liên minh châu Âu đã thực hiện trong Chính sách nông nghiệp chung của họ Bảo vệcác ngành công nghiệp non trẻ cho đến khi chúng đủ vững mạnh để có thể cạnh tranh

Trang 8

sòng phẳng trên thị trường quốc tế Không khuyến khích nhập khẩu các mặt hàng có thểbị coi là xa xỉ phẩm hay đi ngược lại các truyền thống văn hóa dân tộc Giảm nhập khẩubằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước vàđiều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại.

Thuế xuất khẩu: là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chếxuất khẩu Nhằm bình ổn giá một số mặt hàng trong nước, hoặc có thể nhằm bảo vệnguồn cung trong nước của một số mặt hàng, hoặc có thể nhằm hạn chế xuất khẩu đểgiảm xung đột thương mại với nước khác, hoặc có thể nhằm nâng giá mặt hàng nào đótrên thị trường quốc tế (đối với nước chiếm tỷ trọng chi phối trong sản xuất mặt hàng đó)việc hạn chế xuất khẩu có thể được Nhà nước cân nhắc Trong các biện pháp hạn chế xuấtkhẩu, thuế xuất khẩu là biện pháp tương đối dễ áp dụng Ngoài ra, Nhà nước cũng có thểsử dụng thuế xuất khẩu như một biện pháp để phân phối lại thu nhập, tăng thu ngân sách.Ví dụ về thuế xuất khẩu là thuế đánh vào phân bón xuất khẩu của Trung Quốc nhằm đảmbảo cân đối cung - cầu về phân bón trong nước, thuế đánh vào một số nguyên liệu thô củaViệt Nam nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất nội địa Xu hướng chungtrên thế giới hiện nay là để thuế xuất thuế xuất khẩu thấp để hỗ trợ cho việc xuất khẩuhàng hoá Đối với các nước đang phát triển, nhằm khuyến khích việc xuất khẩu sản phẩmhoàn thành, các nước thường quy định mức thuế xuất khá cao đối với nguyên, nhiên vậtliệu xuất khẩu.

Số thuế xuất khẩu phải nộp được tính vào giá bán của hàng hoá xuất khẩu, do đó sẽlàm giảm khả năng cạnh tranh về giá của hàng xuất khẩu trên thị trường quốc tế Ngượclại, số thuế nhập khẩu phải nộp sẽ được nhà nhập khẩu cộng vào giá vốn hàng nhập khẩu,và như vậy, xét về mặt lý thuyết, hàng hoá thuộc diện nhập khẩu sẽ có giá cao hơn so vớihàng hoá cùng loại được sản xuất ở trong nước.

1.2.Đặc điểm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

- Là các loại thuế gián thu, tiền thuế phải nộp cấu thành trong giá cả hàng hóa- Gắn liền với hoạt động thương mại quốc tế

- Chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố quốc tế như: sự biến động kinh tế thế giới,xu hướng tự do hoá thương mại, bảo hộ mậu dịch, …

1.3.Vị trí, vai trò của thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

Thuế xuất khẩu, nhập khẩu có vị trí, vai trò khá quan trọng trong hệ thống thuế củamột quốc gia, thể hiện trên các phương diện chủ yếu sau đây:

- Thuế XNK được tất cả các nước sử dụng làm công cụ bảo hộ sản xuất trong nướctrước sự xâm nhập của hàng hoá nhập ngoại Tất nhiên, vai trò này giảm dần khi quá trìnhtự do hóa thương mại quốc tế được đẩy mạnh gắn với các thỏa thuận đa phương và songphương về cắt giảm thuế nhập khẩu.

Trang 9

- Thuế XNK góp phần bảo vệ nguồn nguyên liệu thô, hạn chế xuất khẩu khoáng sảnthô đồng thời thực hiện định hướng khuyến khích phát triển công nghiệp chế biến,…thông qua việc đánh thuế xuất khẩu vào việc xuất khẩu nguyên liệu thô

- Cùng với các công cụ hành chính như giấy phép, hạn ngạch; các rào cản kỹ thuậtnhư điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn chất lượng thuế XNK chính là hàng rào thuế quanđể cản trở hoạt động mậu dịch quốc tế (hoặc tham gia mở cửa thị trường) nhằm mục tiêubảo đảm quyền lợi quốc gia ở mức tối ưu Đương nhiên, những ngành nghề có liên quantrực tiếp hoặc gián tiếp sẽ được hưởng lợi hoặc bị thiệt hại trong từng thời điểm nhất địnhdo Nhà nước sử dụng công cụ thuế XNK.

- Thuế XNK thể hiện rõ mối quan hệ xung đột lợi ích giữa nhà sản xuất và nhà nhậpkhẩu mặt hàng thuộc diện chịu thuế Một mặt hàng là sản phẩm đầu ra của doanh nghiệpnày nhưng lại là đầu vào của doanh nghiệp khác, mặt hàng khác Vì vậy, việc tăng, giảmthuế một mặt hàng không chỉ tác động đến đối thủ cạnh tranh mà còn tác động trực tiếpđến cả các “đồng minh” thân thiết của doanh nghiệp.

- Thuế XNK góp phần tạo ra nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước.

1.4.Tác động của thuế xuất khẩu, nhập khẩu

Phân tích chung qua sự tác động của thuế nhập khẩu tới nền kinh tế qua đồ thị:

Khi đánh thuế nhập khẩu, người sản xuất hàng trong nước được lợi nhưng ngườitiêu dùng bị thiệt hại vì nó làm tăng giá của hàng nhập khẩu từ mức giá thế giới lênbằngvới giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu Đồ thị này chỉ ra tác động của thuế nhậpkhẩu:

Trang 10

Khi thực hiện thương mại tự do cân bằng thị trường như sau: người tiêu dùng muốnmua một số lượng Qd hàng hoá ở mức giá thế giớ itrong khi những nhà sản xuất trongnước chỉ sản xuất một số lượng Qs ở mức giá thếgiới Bằng cách nhập khẩu phần thiếuhụt chênh lệch giữa Qd và Qs) ở mức giá thế giới, người tiêu dùng có thể thoả mãn toànbộ nhu cầu ở mức giá này.

Khi có thuế nhập khẩu cân bằng thị trường như sau: giá hàng hoá trong nước bịtăng lên đến mức bằng giá thế giới công với thuế nhập khẩu kích thích những nhà sảnxuấttrong nước sản suất thêm, đẩy sản lượng sản xuất trong nước từ Qs lên Qs' Tuynhiên dogiá tăng nên cầu của người tiêu dùng bị kéo từ Qd xuống Qd' Rõ ràng việc giá bị đẩy lêncao đã làm cho người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền bằng diện tíchcủa hình chữnhật CEGH để mua số lượng hàng Qd' Khoản trả thêm này một phần (bằng diện tích hìnhBCEF) được chuyển cho chính phủ dưới dạng thuế nhập khẩu thu được,một phần (bằngdiện tích hình AFGH) được chuyển thành lợi nhuận của nhà sản xuất trong nước do vậyhai phần này không làm thiệt hại lợi ích tổng thể của quốc gia Tuy nhiên phần diện tíchhình ABF đã bị mất trắng, đây chính là tổn thất của xã hội để chi phícho sự yếu kém củanhững nhà sản xuất trong nước Diện tích hình ECD lại là một tổn thất nữa khi độ thoảdụng của người tiêu dùng bị giảm sút: thay vì có thể tiêu thụ Qd hàng hoá, do có thuếnhập khẩu họ chỉ có thể tiêu dùng Qd' mà thôi

Tóm lại, thuế nhập khẩu dẫn đến cả thu nhập chuyển giao từ người tiêu dùng sangchính phủ và nhà sản xuất trong nước đồng thời gây tổn thất lợi ích ròng của toàn xã hội.Do những tác động ấy, nó khuyến khích sản xuất phi hiệu quả trong nước, làm cho ngườitiêu dùng giảm sút độ thoả dụng do phải tiêu dùng ít đi nhưng nó tạo ra nguồn thu chochính phủ.

1.4.1 Thuế xuất khẩu* Tác động tích cực:

- Thuế xuất khẩu làm tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước

- Thuế xuất khẩu làm hạn chế xuất khẩu quá mức những mặt hàng khai thác từ tàinguyên thiên nhiên, gây mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, nhữngmặt hàng ảnh hưởng tới an ninh lương thực quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích quốc gia.

* Tác động tiêu cực:

- Thuế xuất khẩu tạo nên bất lợi cho khả năng xuất khẩu của quốc gia do nó làm chogiá cả của hàng hoá bị đánh thuế vượt quá giá cả trong nước làm giảm sản lượnghàng hoá xuất khẩu, đặc biệt là đối với nước nhỏ.

- Thuế xuất khẩu làm giảm sản lượng xuất khẩu, điều này dẫn đến các nhà sản xuấtthu hẹp quy mô sản xuất dẫn đến tình trạng thật nghiệp gia tăng, ảnh hưởng đếnđời sống kinh tế xã hội.

Trang 11

- Một mức thuế xuất khẩu cao và duy trì quá lâu có thể làm lợi cho các đối thủ cạnhtranh dựa trên cơ sở cạnh tranh về giá cả.

- Thuế quan nhập khẩu là một loại thuế đánh vào mỗi đơn vị hàng hoá nhập khẩu

1.4.2 Thuế nhập khẩu* Tác động tích cực:

- Thuế quan nhập khẩu tạo điều kiện cho các nhà sản xuất trong nước mở rộng sảnxuất, tiêu thụ sản phẩm do hàng nhập khẩu bị giảm bớt, tạo thêm công ăn việc làmcho nâng cao đời sống xã hội.

- Thuế nhập khẩu làm tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước

- Thuế nhập khẩu tạo điều kiện cho những ngành công nghiệp còn non trẻ, có khảnăng cạnh tranh còn yếu trên thị trường quốc tế phát triển

- Thuế quan nhập khẩu có thể điều chỉnh hàng hóa từ thị trường nước ngoài vào thịtrường trong nước

- Thuế nhập khẩu có tác động tác chính sách phân phối thu nhập giữa các tầng lớpdân cư: từ người tiều dùng sản phẩm nội địa sang nhà sản xuất trong nước vàChính phủ, Chính Phủ có thể sử dụng nguồn thu này để làm phúc lợi xã hội, tạođiều kiện cho người nghèo có cuộc sống tốt hơn.

* Tác động tiêu cực

- Thuế nhập khẩu làm cho giá trị hàng hoá trong nước cao vượt hơn mức giá nhậpkhẩu và chính người tiêu dùng trong nước phải trang trải cho gánh nặng thuế này.Điều đó đưa đến tình trạng giảm mức cầu của người tiêu dùng đối với hàng nhậpkhẩu và làm hạn chế mức nhập khẩu thiệt hại lợi ích người tiêu dùng.

- Thuế quan nhập khẩu khuyến khích một số doanh nghiệp sản xuất không hiệu quảtrong nước gây tổn thất cho nhà sản xuất và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế -xã hội của quốc gia.

- Về lâu dài thuế quan nhập khẩu sẽ tạo ra những vấn đề buôn lậu, trốn thuế tạo ranền sản xuất nội địa kém hiệu quả, gây ảnh hưởng đến xấu đến đời sống xã hội.

1.4.3 Chính sách thuế XNK trong quá trình tự do thương mại hóa quốc tế

Chức năng chủ yếu của thuế nhập khẩu là thực hiện việc điều chỉnh quan hệ cungcầu giữa thị trường trong nước và thị trường bên ngoài, điều tiết hoạt động nhập khẩu.Đây là loại thuế có tác động trực tiếp đến cán cân thương mại và các chỉ tiêu kinh tế vĩmô quan trọng của nền kinh tế Trong trung và dài hạn, chính sách thuế nhập khẩu rất cóý nghĩa trong việc tham gia bảo hộ nền sản xuất trong nước đồng thời góp phần tạo nguồnthu cho ngân sách nhà nước Tuy nhiên, trong ngắn hạn thuế nhập khẩu là một trongnhững công cụ tham gia điều hành xuất nhập khẩu, can thiệp thị trường vì mục tiêu kinhtế vĩ mô Trong quá trình toàn cầu hoá, làn sóng tự do hoá thương mại được diễn ra ở mọinơi trên thế giới Mỗi quốc gia muốn được hưởng lợi từ việc tham nhập thị trường nước

Trang 12

khác hoặc khối nước có Hiệp định thương mại Đương nhiên, mỗi quốc gia sẽ phảinhượng bộ mở cửa thị trường thông qua dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan và cắt giảm thuếnhập khẩu Tất cả các nước muốn gia nhập các tổ chức thương mại khu vực hoặc toàncầu, muốn ký kết các Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư đều phải đàm pháncam kết lộ trình giảm thuế, mức thuế trần tối đa.

Hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực, Việt Nam phải thực hiện cáccam kết quốc tế về dỡ bỏ các rào cản thương mại, cắt giảm thuế quan, tạo thuận lợi cho tựdo hoá thương mại Trong thời gian tới, việc điều chỉnh thuế nhập khẩu cần phải tuân thủđầy đủ các cam kết gia nhập WTO (hạ thuế suất MFN) cũng như các cam kết ASEAN(thuế suất CEPT/AFTA; ATIGA), cam kết ASEAN - TRUNG QUỐC, cam kết ASEAN -HÀN QUỐC, NHẬT BẢN, cam kết ASEAN - Ấn Độ, ASEAN – Autralia – NewZealand, CPTPP và các hiệp định thương mại song phương khác.

PHẦN 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN THUẾ XUẤT KHẨU, THUẾ NHẬPKHẨU TẠI VIỆT NAM

“ Tổng quan chung thuế XNK – quá trình hình thành và phát triển” Thuế XNK

được hình thành kể từ khi thực hiện chủ trương đổi mới, xây dựng và phát triển nền kinhtế nhiều thành phần, Nhà nước nới lỏng dần và cho phép khu vực tư nhân được tham giavào hoạt động xuất nhập khẩu Cuối năm 1987, cùng với việc ban hành Luật Đầu tư nướcngoài tại Việt Nam, Quốc hội ban hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu Từ đó đếnnay, Luật thuế XNK liên tục được hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước đốivới hoạt động XNK, tạo thuận lợi cho việc đàm phán gia nhập các tổ chức thương mại,thuế quan trong khu vực và trên thế giới Những lần sửa đổi quan trọng về thuế XNKđược tiến hành trong các năm 1991, 1993 (phục vụ gia nhập ASEAN 199 ), 199 , 1998…Đặc biệt, lần sửa đổi Luật thuế XNK cuối năm 2005 với những nội dung cải cách theochuẩn mực quốc tế nhằm tạo thuận lợi cho việc đàm phán gia nhập WTO vào giai đoạnquyết định Tuy nhiên, để có thể trở thành một thành viên chính thức của WTO vào tháng01 năm 2007, cùng với việc sửa đổi nội dung điều luật, các cuộc đàm phán cam kết cắtgiảm hàng ngàn dòng thuế đã được diễn ra với nhiều nước đối tác, trong đó có Hoa Kỳ Sau 10 năm tổ chức thực hiện, Luật thuế XNK năm 2005 đã bộc lộ những bất cậpso với điều kiện thực tiễn và so với yêu cầu hội nhập ngày càng sâu rộng theo các cam kếthình thành Cộng đồng ASEAN, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP Vì vậy,ngày 6/4/2016, Quốc hội đã thông qua Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu (sửa đổi) số107/2016/QH13 để thay thế cho Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2005.

Trang 13

2.1.Phạm vi áp dụng của thuế XK, thuế NK2.1.1 Đối tượng chịu thuế

Nguyên tắc: Tất cả các hàng hóa được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giớitrừ một số trường hợp đặc biệt tùy theo quy định của từng QG:

Đôi tượng chịu thuế XK, thuế NK ở Việt Nam (theo QĐ hiện hành):(1) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;

(2) Hàng hóa xuất khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóanhập khẩu từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước;

(3) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

(4) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp thực hiện quyền xuất khẩu,quyền nhập khẩu, quyền phân phối.

2.1.2 Đối tượng không chịu thuế

Nguyên tắc: Hàng hóa đi qua cửa khẩu, biên giới, lãnh thổ Việt Nam mà không tiêu dùngtại Việt Nam và hàng hóa không mang tính thương mại.

Quy định hiện hành ở Việt Nam:

(1) Hàng hóa quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển;

(2) Hàng hóa viện trợ nhân đạo, hàng hóa viện trợ không hoàn lại;

(3) Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từnước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan; hànghóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác;

(4) HH là phần dầu khí được dùng để trả thuế tài nguyên cho Nhà nước khi xuất khẩu.

2.1.3 Người nộp thuế XK, thuế NK

Nguyên tắc: Chủ thể có hàng hóa, tài sản thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, nhập khẩucó nghĩa vụ phải nộp thuế cho Nhà nước.

Quy định ở Việt Nam:

(1) Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;

(2) Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu;

(3) Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhậnhàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam;

(4) Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm:(a) Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp

thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Trang 14

(b) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tếtrong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;

(c) Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chứctín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế;

(d) Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quàtặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhậpcảnh;

(e) Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp;(f) Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của

pháp luật;

(5) Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biêngiới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trongnước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhậpkhẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật;

(6) Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễnthuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quyđịnh của pháp luật;

(7) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2.2.Căn cứ tính thuế phương pháp tính thuế thời điểm tính thuế biểu thuế thuế suất và tỷ giá tính thuế

-2.2.1 Căn cứ tính thuế và phương pháp tính thuế

2.2.1.1.Đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỉ lệ phần trămKhái niệm: Phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm (%) là việc xác định thuế theo

phần trăm (%) của trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Công thức

Số thuế xuấtkhẩu (nhậpkhẩu) phải nộp=

Số lượng hànghóa xuất khẩu(nhập khẩu) tínhthuế

Giá tính thuếxuấtkhẩu(nhập khẩu)trên một đơn vịhàng hóa

Thuế suất thuếxuấtkhẩu(nhập khẩu)của hàng hóađó

Trong đó

(1) Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải nộp: được xác định căn cứ vào trị

giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ (%) của tưng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.

(2) Số lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tính thuế: số lượng của từng mặt

hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và được cơ quan hải quan xác nhận.

(3) Giá tính thuế:

a)Đối với hàng hóa xuất khẩu:

Trang 15

 Giá tính thuế là giá bán thực tế tại cửa khẩu xuất, không bao gồm chi phí bảo hiểm(Insurance) và chi phí vận chuyển (Freight) Theo Các điều khoản thương mạiquốc tế (Incoterms): giá tính thuế là giá FOB, giá FCA hoặc giá DAF.

- FOB (Free On Board/Freight On Board): là giá tại cửa khẩu bên nước người bán,

áp dụng đối với trường hợp vận chuyển bằng đường biển Giá FOB không baogồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm tới điểm đến, người mua phải chịu phí thuêphương tiện chuyên chở, phí bảo hiểm hàng hóa và các chi phí khác phát sinhtrong quá trình chuyên chở.

- FCA (Free Carrier): áp dụng đối với trường hợp người bán giao hàng đã thông

quan xuất khẩu cho người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại nơi thỏa thuậnkhác

- DAF (Delivered At Frontier): áp dụng đối với trường hợp vận chuyển bằng đưởng

bộ (giao hàng tại cửa khẩu) hoặc vận chuyển bằng đường hàng không. Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu qua 2 phương pháp:

Phương pháp 1: Giá bán ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc cáchình thức có giá trị pháp lý tương đương.

Giá bán của hàng hóa ghi trên hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc ghi trên hóa đơnthương mại là giá bán của hàng hóa tính đển cửa khấu xuất, bao gồm các khoản chiphí liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, tính đến cửa khẩu xuất phù hợp với các chứngtừ có liên quan nếu các khoản chi phí này chưa bao gồm trong giá bán của hàng hóa

Phương pháp 2: Trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự.

- Phương pháp trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại thị trường Việt

Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại thị trường ViệtNam được xác định từ giá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại thịtrường Việt Nam ghi trên hóa đơn bán hàng.

- Phương pháp trị giá của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại cơ sở dữ liệu trị

giá hải quan

Trị giá hải quan của hàng hóa xuất khẩu theo phương pháp này được xác định từgiá bán của hàng hóa xuất khẩu giống hệt, tương tự tại cơ sở dữ liệu trị giá hải quan,sau khi quy đổi về giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu tại thời điểm gần nhất sovới ngày đăng ký tờ khai xuất khẩu của lô hàng đang xác định trị giá.

b) Đối với hàng hóa nhập khẩu:

 Giá tính thuế là giá mua thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên, bao gồmcả chi phí vận chuyển và chi phí bảo hiểm Theo Các điều khoản thương mại quốctế (Incoterms): Giá tính thuế là các giá CIF, giá CIP hoặc giá DAF.

Trang 16

- Giá CIF (Cost, Insurance, Freight): là giá đã bao gồm tiền hàng, chi phí bảo hiểm

và chi phí vận chuyển Là điều kiện giao hàng tại cảng Thông thường nó sẽ đượcviết tắt tại cảng nào đó Thường trên hợp đồng được viết liền với tên vị trí, địađiểm có thể là cảng đến, chẳng hạn như giá CIF Seoul.

- Giá CIP (Carriage and Insurance Paid to): là giá chỉ bao gồm tiền cước phí vận

chuyển và phí bảo hiểm.

- Giá DAF (Delivered At Frontier) : ): áp dụng đối với trường hợp vận chuyển bằng

đưởng bộ (giao hàng tại cửa khẩu) hoặc vận chuyển bằng đường hàng không. Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu: được xác định bởi 6 phương pháp sau:

Phương pháp 1: Phương pháp trị giá giao dịch - Khái niệm:

Trị giá giao dịch là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa nhậpkhẩu sau khi đã được điều chỉnh.

- Công thức xác định:

Trị giá giaodịch (trị giátính thuế) củahàng nhậpkhẩu

=Giá mua ghi trênhóa đơn thươngmại

Các khoản tiềnngười mua phảitrả chưa tínhvào giá muatrong hóa đơnthương mại(nếu có)

+Các khoảnđiều chỉnh(nếu có)

Trong đó:

(1) Các khoản tiền người mua phải trả chưa tính vào giá mua trong hóa đơn thươngmại bao gồm: Tiền trả trước, tiền ứng trước, tiền đặt cọc cho việc sản xuất, muabán, vận tại, bảo hiểm hàng hóa; các khoản thanh toán gián tiếp cho người bán (vídụ như khoản tiền trừ nợ).

(2) Các khoản điều chỉnh: Các khoản điều chỉnh tăng (liên quan trực tiếp đến hàng hóanhập khẩu, do người mua thanh toán và chưa được tính vào tồng số tiền đã trả hoặcphải trả) hoặc các khoản điều chỉnh giảm

- Trường hợp áp dụng:

Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau:

(1) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập

khẩu trừ các hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định; hạn chế về nơi tiêu thụ hànghóa và hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa Những hạn chếnày là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hóanhập khẩu nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực thanh toán cho hàng hóa đó.

Trang 17

(2) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản

thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trịgiá hải quan.

Trường hợp việc mua bán hàng hóa hay giá cả của hàng hóa phụ thuộc vào một haymột số điều kiện nhưng người mua có tài liệu khách quan để xác định mức độ ảnh hưởngbằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này Khi xác địnhtrị giá hải quan phải cộng khoản tiền được giảm do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trịgiá giao dịch.

(3) Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, người mua

không phải trả thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạthàng hóa nhập khẩu mang lại.

Trừ các khoản tiền mà người nhập khẩu phải trả từ số tiền thu được sau khi bán lại,định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu được chuyển trực tiếp hay gián tiếp cho người bándưới mọi hình thức.

(4) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt Hoặc nếu có thì mối quan

hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch.

Phương pháp 2: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩugiống hệt

- Khái niệm

Hàng hóa nhập khấu giống hệt là hàng hóa nhập khẩu giống nhau về mọi phương diệnnhư đặc điểm vật chất, chất lượng sản phẩm; nhãn hiệu sản phẩm; được sản xuất ở cùngmột nước, bởi cùng một nhà sản xuất hoặc nhà sản xuất được ủy quyền, nhượng quyền.

- Trường hợp áp dụng:

Nếu không xác định được trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch quy định tạiĐiều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC thì trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xácđịnh theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt.

- Điều kiện áp dụng:

Trị giá giao dịch được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau:

(1) Hàng hóa nhập khẩu giống hệt đã được cơ quan hải quan chấp nhận xác định trị giáhải quan theo phương pháp trị giá giao dịch;

(2) Có cùng các điều kiện mua bán, điều kiện về thời gian xuất khẩu với hàng hóanhập khẩu đang xác định trị giá hải quan

(3) Trường hợp không tìm được lô hàng nhập khẩu giống hệt có cùng điều kiện muabán với lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hải quan thì lựa chọn lô hàngnhập khẩu giống hệt khác về điều kiện mua bán nhưng phải được điều chỉnh vềcùng điều kiện mua bán.

Trang 18

Phương pháp 3: Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩutương tự

- Khái niệm:

Hàng hóa nhập khẩu tương tự là những hàng hóa mặc dù không giống nhau về mọiphương diện nhưng có các đặc trưng cơ bản giống nhau: được làm từ các nguyên liệu, vậtliệu tương đương, có cùng phương pháp chế tạo; có cùng chức năng, mục đích sử dụng,

- Trường hợp áp dụng:

Nếu không xác định được trị giá hải quan theo 2 phương pháp nêu trên thì trị giá hải quancủa hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóanhập khẩu tương tự

- Trường hợp áp dụng

Nếu không xác định được trị giá hải quan theo 3 phương pháp trên thì trị giá hải quan củahàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ.

- Trường hợp không được áp dụng

Nếu hàng hóa được lựa chọn để xác định đơn giá bán thuộc một trong các trường hợp sau:(1) Chưa được bán trên thị trường nội địa Việt Nam hoặc việc bán hàng hóa chưa đượchạch toán trên chứng từ, sổ sách kế toán theo qui định của pháp luật về kế toánViệt Nam;

(2) Có liên quan đến khoản trợ giúp do bất kì người nào cung cấp theo qui định.

- Nguyên tắc xác định giá bán hàng hóa nhập khẩu trên thị trường nội địa Việt

Giá bán hàng hóa nhập khẩu là giá bán thực tế của hàng hóa đó tại thị trường Việt Nam.Trường hợp không có giá bán thực tế của hàng hóa nhập khẩu cần xác định trị giá hảiquan:

Giá bán thực tế của hàng hóa nhậpkhẩu tại thị trường Việt Nam=

Giá bán thực tế của hàng hóa nhậpkhẩu giống hệt hoặc tương tự cònnguyên trạng như khi nhập khẩu

Trong đó:

Trang 19

Hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc tương tự còn nguyên trạng như khi nhập khẩu là hànghóa sau khi nhập khẩu không bị bất cứ một tác động nào làm thay đổi hình dạng, đặcđiểm, tính chất, công dụng của hàng hóa hoặc làm tăng giảm trị giá của hàng hóa nhậpkhẩu.

(1) Người nhập khẩu và người mua hàng trong nước không có mối quan hệ đặcbiệt;

(2) Mức giá bán tính trên số lượng bán ra lớn nhất và đủ để hình thành đơn giá;(3) Hàng hóa được bán ra(bán buôn hoặc bán lẻ) vào ngày sớm nhất ngay sau khi

nhập khẩu nhưng không chậm quá 90 ngày sau ngày nhập khẩu lô hàng đó.

- Nguyên tắc khấu trừ

Việc xác định các khoản khấu trừ phải dựa trên cơ sở các số liệu kế toán, chứng từhợp pháp có sẵn và được ghi chép, phản ánh theo các quy định, chuẩn mực kế toán ViệtNam Các khoản được khấu trừ phải là những khoản được phép hạch toán vào chi phí hợplý của doanh nghiệp

Phương pháp 5: Phương pháp trị giá tính toán

- Trị giá tính toán của hàng hóa nhập khẩu bao gồm:

(1) Chi phí trực tiếp để sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu;

(2) Chi phí chung và lợi nhuận phát sinh trong hoạt động bán hàng hóa cùng phẩmcấp hoặc cùng chủng loại với hàng hóa nhập khẩu đang xác định trị giá, đượcsản xuất ở nước xuất khẩu để bán hàng đến Việt Nam Khoản lợi nhuận và chiphí chung phải được xem xét một cách tổng thể khi xác định trị giá tính toán;(3) Chi phí chung bao gồm tất cả các chi phí trực tiếp hay gián tiếp của quá trình

sản xuất và bán để xuất khẩu hàng hóa, nhưng chưa được tính toán theo quyđịnh;

(4) Các chi phí vận tải, bảo hiểm và các chi phí có liên quan đến việc vận tải hànghóa nhập khẩu khác.

Phương pháp 6: Phương pháp suy luận

- Dựa trên những tài liệu, số liệu khách quan có sẵn để suy luận ra giá trị hải quan

của hàng hóa nhập khẩu sử dụng để tính thuế nhập khẩu.

- Trường hợp áp dụng:

Trang 20

Nếu không xác định được trị giá hải quan theo tất cả các phương pháp trên thì trị giáhải quan được xác định theo phương pháp suy luận.

Trị giá hải quan theo phương pháp suy luận được xác định bằng cách áp dụng tuầntự và linh hoạt từng phương pháp xác định trị giá hải quan và dừng ngay tại phương phápxác định được trị giá hải quan.

- Các trị giá không được sử dụng để xác định trị giá hải quan theo phương pháp suy

(1) Giá bán trên thị trường nội địa của mặt hàng cùng loại được sản xuất tại Việt Nam;(2) Giá bán hàng hóa ở thị trường nội địa nước xuất khẩu;

(3) Giá bán hàng hóa để xuất khẩu đến nước khác;

(4) Chi phí sản xuất hàng hóa, trừ các chi phí sản xuất hàng hóa được sử dụng trong

phương pháp tính toán;

(5) Trị giá tính thuế tối thiểu;

(6) Trị giá do cơ quan hải quan xác định không tuân theo nguyên tắc và các phương

pháp xác định trị giá hải quan được quy định hoặc trị giá do người khai hải quanbáo khi chưa có hoạt động mua bán hàng hóa để nhập khẩu hàng hóa vào ViệtNam;

(7) Sử dụng trị giá cao hơn trong hai trị giá thay thể để làm trị giá hải quan.

- Một số trường hợp áp dụng linh hoạt các phương pháp xác định trị giá hải quan

của hàng hóa nhập khẩu

Vận dụng phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tự.

Nếu không có hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tựđược xuất khẩu đến Việt Nam vào cùng ngày, hoặc trong khoảng thời gian 60 ngày trướchoặc 60 ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng nhập khẩu đang được xác định trị giá hảiquan thì lựa chọn những hàng hóa nhập khẩu giống hệt hoặc hàng hóa nhập khẩu tương tựđược xuất khẩu trong khoảng thời gian dài hơn nhưng không quá 90 ngày trước hoặc 90ngày sau ngày xuất khẩu của lô hàng đang được xác định trị giá hải quan

Vận dụng phương pháp xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá khấu trừ Bằng một trong các cách sau đây:

+) Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhập khẩu mà không xác định được đơn giá dùng đểkhấu trừ Thì lựa chọn đơn giá được bán ra với số lượng lũy kế lớn nhất trong vòng 120ngày Kể từ ngày nhập khẩu của lô hàng được lựa chọn để khấu trừ

+) Nếu không có đơn giá bán lại của chính hàng hóa nhập khẩu Hoặc hàng hóa nhậpkhẩu giống hệt hay hàng hóa nhập khẩu tương tự Cho người không có quan hệ đặc biệtvới người nhập khẩu Thì lựa chọn đơn giá bán lại hàng hóa cho người mua có quan hệ

Trang 21

đặc biệt Với điều kiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến giá cả trong giao dịchmua bán.

+) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải quan của hànghóa nhập khẩu giống hệt đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phươngpháp trị giá tính toán.

+) Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định bằng trị giá hải quan của hànghóa nhập khẩu tương tự đã được xác định theo phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phươngpháp trị giá tính toán

c) Một số trường hợp đặc biệt khi xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuấtkhẩu, nhập khẩu

 Đối với hàng hóa xuất khấu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăngký tờ khai hải quan:

Trị giá hải quan là giá tạm tính do người khai hải quan khai báo trên cơ sở cácchứng từ, tài liệu liên quan và có sẵn tại thời điểm xác định.

 Đối với hàng hóa nhập khẩu đã sử dụng tại Việt Nam, có thay đổi mục đích sử dụngso với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng không chịu thuế, xét miễn thuế:

 Hàng hóa nhập khẩu là ô tô, mô tô:

Trị giá hải quan được xác định trên cơ sở giá trị sử dụng còn lại của hàng hóa, tínhtheo thời gian sử dụng tại Việt Nam (tính từ thời điểm nhập khẩu theo tờ khai hải quanđến thời điểm tính thuế)

Nếu mức giá khai báo tại thời điểm nhập khẩu của hàng hóa thuộc đối tượng khôngchịu thuế, hoặc được miễn thuế, xét miễn thuế thấp hơn mức giá trong cơ sở dữ liệu giácùng thời điểm thì lấy mức giá trong cơ sở dữ liệu giá và tỷ lệ quy định để xác định trị giáhải quan.

 Hàng hóa nhập khẩu khác:

Trị giá hải quan là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán tại thời điểmchuyển đổi mục đích sử dụng, được xác định theo nguyên tắc, phương pháp xác định trịgiả hải quan theo quy định của pháp luật.

 Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sau khi thuê phía nước ngoài gia công Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sau khi thuê phía nước ngoàigia công là tiền thuê gia công và trị giá của nguyên vật liệu sử dụng trong quá trình giacông do phía nước ngoài cung cấp thể hiện trên hợp đồng gia công (Không tính vào trị giáhải quan sản phẩm sau gia công trị giá của vật tư, nguyên liệu đã xuất khẩu từ Việt Namđưa đi gia công theo hợp đồng gia công)

Trang 22

2.2.1.2 Đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối- Công thức:

Số thuế xuất khẩu(nhập khẩu) phảinộp

=Số lượng hàng thực tếxuất khẩu (nhập khẩu)×

Mức thuế tuyệt đốiquy định trên một đơnvị hàng hóa

- Thời điểm tính thuế

Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuếxuất khẩu, nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuếquan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuế suất,mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thời điểmtính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hảiquan.

2.2.2 Biểu thuế - Thuế suất

2.2.2.1 Nguyên tắc xây dựng biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu

- Phân biệt thuế suất đối với từng loại HH XK, NK và được điều chỉnh theo yêu cầu

của Nhà nước trong từng thời kỳ.

- Phân biệt thuế suất thuế NK theo từng loại HH, tài sản, theo khu vực thị trường,

theo các cam kết của Việt Nam khi tham gia các liên kết kinh tế, thương mại(WTO, AFTA, ) và theo các hiệp định thương mại về đối xử tối huệ quốc mà Nhànước đã ký kết

- Mẫu biểu thuế suất ban hành tháng 10/2020

BIEU THUE XNK

2020.10.02 xlsx xem trên máy tính.xlsx

2.2.2.2 Các loại thuế suất thuế NK:

Thuế suất ưu đãi: Áp dụng đối với:

- Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện

đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

- Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều

kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốctrong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Thuế suất ưu đãi đặc biệt: Áp dụng đối với:

Trang 23

- Hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa

thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;

- Hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều

kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệtvề thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam.

Thuế suất thông thường:

- Áp dụng đối với hàng hóa nhập khấu không thuộc các trường hợp trên.

- Thuế suất thông thường được quy định bằng 150% thuế suất ưu đãi của từng mặt

hàng tương ứng.

2.2.3 Nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất

Theo quy định hiện hành tại Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 thì nguyên tắc banhành biểu thuế, thuế suất được quy định như sau:

(1) Khuyến khích nhập khẩu nguyên liệu, vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đápứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, Tiếtkiệm năng lượng, bảo vệ môi trường.

(2) Phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và các cam kết vềthuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

(3) Góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước.

(4) Đơn giản, minh bạch, tạo thuận lợi cho người nộp thuế và thực hiện cải cách thủtục hành chính về thuế.

(5) Áp dụng thống nhất mức thuế suất đối với hàng hóa có cùng bản chất, cấu tạo,công dụng, có tính năng kỹ thuật tương tự; thuế suất thuế nhập khẩu giảm dần từthành phẩm đến nguyên liệu thô; thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩmđến nguyên liệu thô.

2.2.4 Thời điểm tính thuế

Thời điểm tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai hảiquan

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuếxuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đốitrong hạn ngạchthuế quan nhưng được thay đổi về đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, áp dụng thuếsuất, mức thuế tuyệt đối trong hạn ngạch thuế quan theo quy định của pháp luật thì thờiđiểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

Thời điểm đăng ký tờ khai hải quan thực hiện theo quy định của pháp luật về hảiquan.

Trang 24

Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khaihải quan thông báo Và chậm nhất là 4 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh Đốivới hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh Thì chậm nhất là 2 giờ trướckhi phương tiện vận tải xuất cảnh

Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu Hoặc trongthời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu.

Thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với phương tiện vận tải thực hiện theo quy địnhtại khoản 2 Điều 69 Luật Hải quan năm 2014 “Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan,chứng từ liên quan được quy định như sau:

a) Đối với phương tiện vận tải quá cảnh được thực hiện ngay khi tới cửa khẩu nhậpcảnh đầu tiên và trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng;

b) Đối với phương tiện vận tải đường biển nhập cảnh được thực hiện chậm nhất 02giờ sau khi cảng vụ thông báo phương tiện vận tải nhập cảnh đã đến vị trí đón hoa tiêu;đối với phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh được thực hiện chậm nhất 01 giờ trướckhi phương tiện vận tải xuất cảnh;

c) Đối với phương tiện vận tải đường hàng không xuất cảnh, nhập cảnh được thựchiện ngay khi phương tiện vận tải nhập cảnh đến cửa khẩu và trước khi tổ chức vận tảichấm dứt việc làm thủ tục nhận hàng hóa xuất khẩu, hành khách xuất cảnh;

d) Đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông xuất cảnh, nhậpcảnh được thực hiện ngay sau khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên vàtrước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng Tờ khai hải quan có giátrị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.

Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau:a) Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơhải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồsơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia;

b) Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuấttrình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.

2.2.5 Tỷ giá tính thuế

Tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tínhthuế là tỷ giá ngoại tệ mua vào theo hình thức chuyển khoản của Hội sở chính Ngân hàngThương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm cuối ngày của ngày thứ nămtuần trước liền kề hoặc là tỷ giá cuối ngày của ngày làm việc liền trước ngày thứ năm tuầntrước liền kề trong trường hợp ngày thứ năm là ngày lễ, ngày nghỉ Tỷ giá này được sửdụng để xác định tỷ giá tính thuế cho các tờ khai hải quan đăng ký trong tuần Đối với cácngoại tệ không được Hội sở chính Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương ViệtNam công bố tỷ giá thì xác định theo tỷ giá tính chéo giữa đồng Việt Nam với một sốngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố Đối với các ngoại tệ chưa được công

Trang 25

bố tỷ giá tính chéo thì xác định theo nguyên tắc tính chéo giữa tỷ giá đô la Mỹ với đồngViệt Nam và tỷ giá giữa đồng đô la Mỹ với các ngoại tệ đó do Ngân hàng Nhà nước ViệtNam công bố Tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố là tỷ giá được đưa tinmới nhất trên trang điện tử của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2.3.Hồ sơ khai thuế XNK

Bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu bao gồm Tờ khai hải quan, Invoice, Vận đơn, Giấyphép nhập khẩu… được quy định chi tiết theo Thông tư 38/2015/TT-BTC và Thông tư39/2018/TT-BTC “ Phụ lục IV : mẫu tờ khai hải quan, phụ lục tờ khai hải quan giấy vàhướng dẫn cách ghi các chỉ tiêu thông tin trên các biểu mẫu” (Ban hành kèm Thông tư số38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính)

1 Mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm:a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu(mẫu HQ/2015/XK);b) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu(mẫu HQ/2015/NK);

2 Mẫu Phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm:a) Phụ lục tờ khai hàng hoá xuất khẩu (mẫu HQ/2015-PLXK);b) Phụ lục tờ khai hàng hoá nhập khẩu (mẫu HQ/2015-PLNK);

Đối với hàng hóa XNK, hồ sơ hải quan được sử dụng làm hồ sơ khai thuế XNK Hồ sơhải quan gồm:

(a) Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan; (b) Chứng từ có liên quan.

Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng muabán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hànghóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểmtra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật cóliên quan

Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử.

Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định củapháp luật về giao dịch điện tử.

2.4.Kê khai và nộp thuế2.4.1 Kê khai thuế

 Việc khai thuế được thực hiện đồng thời với việc khai hải quan trên tờ khai hảiquan (tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu).

 Phân luồng tờ khai hải quan:

(1) Tờ khai hải quan điện tử: Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu; Tờ khai hải quanhàng hóa nhập khẩu; Tờ khai vận chuyển độc lập.

Trang 26

(2) Tờ khai hải quan giấy, Bảng kê vận chuyển.

 Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hồ sơ hải quan được sử dụng làm hồ sơkhai thuế xuất khẩu, nhập khẩu Hồ sơ hải quan bao gồm: (a) Tờ khai hải quanhoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan; (b) Chứng từ có liên quan.

 Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng muabán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứhàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm trahoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quyđịnh của pháp luật có liên quan.

2.4.2 Nộp thuế

1) Đồng tiền nộp thuế: Được thực hiện bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp nộp thuế

bằng ngoại tệ theo quy định của Chính phủ.

2) Phương thức nộp thuế: Người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế tại các địa điểm quy

định (Kho bạc Nhà nước; Cơ quan Thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế; ) hoặc chuyểnkhoản vào tài khoản của cơ quan Kho bạc Nhà nước.

3) Thời hạn nộp thuế:

Đối với hàng hóa xuất khẩu: Thời hạn nộp thuế là 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ

khai hải quan.

Đối với hàng hóa nhập khẩu là hàng tiêu dùng: Phải nộp xong thuế trước khi nhận

hàng, trường hợp có bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế khôngquá 30 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

(1) Thời hạn nộp thuế tối đa là 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan nếudoanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện:

(a) có cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu tại Việt Nam;

(b) thời hạn hoạt động liên tục ít nhất 2 năm mà không gian lận thương mại, trốnthuế, nợ thuế,

Trường hợp đặc biệt thời hạn nộp thuế có thể gia hạn phù hợp với chu kỳ sản xuất,dự trữ vật liệu, nguyên liệu của doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ.

(2) Theo thời hạn bảo lãnh, nhưng không quá 275 ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hảiquan nếu được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp

(3) Nộp thuế trước khi được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa.

Đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất:

(1) Nộp thuế trước khi hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập tái xuất.

Trang 27

(2) Nếu được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế theothời hạn bảo lãnh nhưng không quá 15 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, táixuất.

Đối với hàng hóa không thuộc các trường hợp trên:

(1) Phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng hóa;

(2) Trường hợp được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế phải nộp thì được thông quahoặc giải phóng hàng hóa nhưng phải nộp tiền chậm nộp theo quy định của Luậtquản lý thuế kể từ ngày được thông quan hoặc giải phóng hàng hóa đến ngày nộpthuế Thời hạn bảo lãnh tối đa 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

(3) Trường hợp đã được tổ chức tín dụng bảo lãnh nhưng hết thời hạn bảo lãnh màngười nộp thuế chưa nộp thuế và tiền chậm nộp thì tổ chức bảo lãnh có tráchnhiệm nộp đủ thuế và tiền chậm nộp thay cho người nộp thuế.

2.5.Miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế2.5.1 Miễn thuế

Các trường hợp được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu:

 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của tổ chức, cá nhân nước ngoài được hưởngquyền ưu đãi, miễn trừ tại Việt Nam trong định mức phù hợp với điều ước quốc tếViệt Nam là thành viên;

 Hàng hóa trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;  Hàng hóa nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thu

 Tài sản di chuyển, quà biếu, quà tặng trong định mức của tổ chức, cá nhân nướcngoài cho tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc ngược lại;

 Hàng hóa mua bán, trao đổi qua biên giới của cư dân biên giới thuộc Danh mụchàng hóa để phục vụ cho sản xuất, tiêu dùng của cư dân biên giới (Bộ CôngThương công bố trong định mức quy định);

 Hàng hóa được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo điều ước quốc tế màViệt Nam là thành viên;

 Hàng hóa có trị giá hoặc có số tiền thuế phải nộp dưới mức tối thiểu;

 Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công sản phẩm xuất khẩu; sảnphẩm hoàn chỉnh nhập khẩu để gắn vào sản phẩm gia công; sản phẩm gia côngxuất khẩu;

 Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu;

 Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu phi thuế quan không sử dụngnguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập khẩu vào thị trường trongnước;

 Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định; Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại gồm: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình

thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ;

Trang 28

 Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định của đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tưtheo quy định của pháp luật về đầu tư;

 Giống cây trồng; giống vật nuôi; phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưasản xuất được, cần thiết nhập khẩu theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước cóthẩm quyền;

 Nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để sảnxuất của dự án đầu tư thuộc danh mục ngành, nghề đặc biệt ưu đãi đầu tư hoặc địabàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật vềđầu tư, doanh nghiệp công nghệ cao, doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chứckhoa học và công nghệ được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khibắt đầu sản xuất;

 Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự ánđầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo đượcmiễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất;

 Hàng hóa nhập khẩu để phục vụ hoạt động dầu khí;

 Dự án, cơ sở đóng tàu thuộc danh mục ngành, nghề ưu đãi theo quy định của phápluật;

 Máy móc, thiết bị, nguyên liệu, vật tư, linh kiện, bộ phận, phụ tùng nhập khẩuphục vụ hoạt động in, đúc tiền;

 Hàng hóa nhập khẩu là nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuấtđược phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin, nộidung số, phần mềm;

 Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để bảo vệ môi trường;

 Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng trong nước chưa sản xuất được phục vụ trực tiếpcho giáo dục;

 Hàng hóa nhập khẩu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, vật tư chuyên dùng trong nướcchưa sản xuất được, tài liệu, sách báo khoa học chuyên dùng sử dụng trực tiếp chonghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, phát triển hoạt động ươm tạo côngnghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ, đổi mới công nghệ;

 Hàng hóa nhập khẩu chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu để phục vụ bảo đảm an sinh xã hội, khắc phục hậu

quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác.

2.5.2 Giảm thuế

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đang trong quá trình giám sát của cơ quan hải quan, nếubị hư hỏng, mất mát do nguyên nhân khách quan được giảm thuế xuất khẩu, thuế nhậpkhẩu.

2.5.3 Hoàn thuế

Ngày đăng: 06/05/2021, 17:22

w