Nội dung của luận văn này gồm 3 chương trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý kinh phí nghiệp vụ; thực trạng quản lý kinh phí nghiệp vụ; giải pháp tăng cường quản lý kinh phí nghiệp vụ của trường Sỹ quan lục quân 1.
Trang 1BQ GIAO DUC VA DAO TAO
TRUONG DAI HOC THANG LONG
là
LE TIEN LONG - ©77223
TANG CUONG QUAN LY KINH PHI NGHIỆP VỤ TAI TRUONG SY QUAN LUC QUAN 1
LUAN VAN THAC SY
CHUYEN NGANH: TAI CHINH - NGAN HANG MA SO: 60340201
NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HOC PGS.TS Luu Thj Huong
Trang 2Tôi xin cam đoan bản luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học
Trang 3MUC LUC
Trang: phu: bidsescs ces: caus commen ane amnesic ere
Ban CAnuOAl; earcerscunpes samy CoRR wTE KORG BES RELATE EEE aE BROS rem Tom tat LUẬN Vaiss cess sexes oes wanes sames LERGR SS% ĐĐXGH SEN SN PEIESS VVNNG Fee DEEER SeERS ERE TERS
Danh mue chit viét tat .0 cccceeeceecceeececucueeseececeeeeseeseusveeeteceeeeeeeneas
Danh muc so dé, bang 0
ÿI002 100 +2œA42,:Ã 4]
Chương l
NHU'NG VAN DE LY LUAN CO BAN VE QUAN LY KINH PHi NGHIEP VU CUA TRUONG DAI HOC QUAN DOI
1.1 Tổng quan về Trường Đại học quân đội ¿ccc c2 S222 +
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của Trường Đại học quân đội 4 1.1.2.Hoạt động cơ bản của Trường Đại học quân đội 8
1.2 Quản lý kinh phí nghiệp vụ của Trường Đại học quân đội 9 1.2.1 Kinh phi nghiép àiiiiaiaiẳẳẳâẳâẳâẳâẳẳVỪ 9
1z2:2: Quần lý kinh phimghiép Wliscesss sus phun: g6 20955 08x46 HEENG XHHNG KS.SS44E/GĐRSSSE 13
1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá quản lý kính phí nghiệp vụ 32 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý kinh phí nghiệp vụ của Trường Đại học
80580072757 34
1.3.1 Nhóm nhân tố chủ quan ¿+ ¿+2 2222222522121 11 1121252125152 x+2 34
1.3.2 Nhóm nhân tố khách quan +: 5 2-22 22211323 2* 22222222 xx2 35
1.4 Kinh nghiệm quản lý kinh phí nghiệp vụ của một số Trường đại học quân
đội ở VIỆE Nami 2.00: acm maxexen sees eae seReaINe Mae GEE Ee ee EERE mE 36
1.4.1 Quan ly kinh phí nghiệp vụ tại Trường Sỹ quan Chính trị 37
1.4.2 Quản lý kinh phí nghiệp vụ tại Trường Sỹ quan Lục quan 2 39
Trang 4Chuong 2
THUC TRANG QUAN LY KINH PHI NGHIEP VU TAI TRUONG SY QUAN LUC QUAN 1
2.1 Khái quát về Trường Sỹ quan Lục quân Ì -.-.-cccccsscsss: 43
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triỀn c2 c1 222112211 2111k 43
2.1.2 Cơ cầu tỔ ChỨC cc ST HS SH TH TT nkkt Hy en 43
2.1.3 Các hoạt động chủ yếu ee ee a Hieseei 44
2.2 Thực trạng quán lý kinh phí nghiệp vụ tại Truong Sy quan Luc quan 1 45 2.2.1 Đặc điểm kinh phí nghiệp vụ ở Trường Sỹ quan Lục quân l 45 2.2.2 Thực trạng quản lý kinh phí nghiệp vụ tại Trường Sỹ quan Lục quân 1 47 2.3 Đánh giá thực trạng quản lý kinh phí nghiệp vụ tại Trường ŠŸ quan Lục
700000 2 1 .1 6 Die 63
2.3.1 KẾT QUẢ c0 0220122112211 212111 nh kk TT kh ky kh yện 63
2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân - c2 c c2 12121122111 rrưn 66
Két ludn chuong 2 00 ccccccecccecceuecceeeceveceuvecevessveceueceeveeeeeeeeesss 68
Chuong 3
GIAI PHAP TANG CUONG QUAN LY KINH PHI NGHIEP VU TAI TRUONG SY QUAN LUC QUAN 1
3.1 Định hướng phát triển của Trường Sỹ quan Lục quân I 69 3.2 Giải pháp tăng cường quản lý kinh phí nghiệp vụ tại Trường Sỹ quan Lục
BE cMivecersnmseccerieccncag Wiakthas MOLeNiN HOGNSURNETAELSSESR: LSSAFONSCTRSOONSENSIE HECERNGNTONINNENTIOSIE ASCTORENN EN AaheeE=Rarn 7]
3.2.1 Hoàn thiện nội dung quản lý kinh phí nghiệp vụ I
3.2.2 Một số giải pháp khác ‹- -ccc c1 1121211111211 nh rau 80
3.3 Kin nghie cc .cc cece cece ceccceeceeeceuccseecececu cece assestsssueecuecaueeeveseueeen 94 3.3.1 Kiên nghị với Cục Tài chính/Bộ Quéc phong cccccceceeeeeeeeeeeees 94
3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan đơn vị/Trường Sỹ quan Lục quân l g5
Kết luận Chương 3 c0 2000021121111 1211k nh kg xu 96
Trang 5
DANH MUC CHU VIET TAT
Viết tắt Viết đầy đủ BQP Bộ Quốc phòng CNVQP Công nhân viên quốc phòng DTNS Dự toán ngân sách DTQD Dự toán quân đội HSQBS Hạ sĩ quan binh sĩ KBNN Kho bạc Nhà nước KH Kế hoạch KPNV Kinh phí nghiệp vụ KPTX Kinh phi thuong xuyén KT-XH Kinh tế - Xã hội NS Ngân sách NSBĐ Ngân sách bảo đảm NSNN Ngân sách Nhà nước NSQP Ngân sách Quốc phòng NSSD Ngân sách sử dụng QD Quân đội QNCN Quân nhân chuyên nghiệp QP Quốc phòng
QP-AN Quốc phòng - an ninh QTNS Quyết toán ngân sách
QUTƯ Quân ủy trung ương
SQ Si quan TC Tai chinh
TCQD Tài chính quân đội
Trang 6DANH MUC SO DO, BANG BIEU
Trang
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ trình tự lập dự toán KPNV 2222221 221 sen 25
Bang 2.1 So sanh quan số dự toán, quần số thực hiện gial doan 2012 - 2014 49
Bảng 2.2 Tông hợp phân bô KPNV 3 ndm 2012-2014 cccceeceeeeseeeeseeeetenee 52
Bảng 2.3 So sánh chỉ tiêu dự toán ngân sách năm (Nhà trường lập) va chị tiêu
ngân sách Bộ Quốc phòng thông báo 2-2 52222222E2E2E2EeEzxerxexerrered 53
Bảng 2.4 Tông hợp số dự toán lập, số Bộ Quốc phòng phân bố và số thực chỉ
xin quyết toán 20 12-220 14 < + Ss+sk k2 9 E1 1115171211511 71 1711571011111 58
So d6 2.5 So dé hach toan nhan, cap, chi tiêu, quyết toán kinh phí nghiệp vụ ở
Trang 7I PHAN MO DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Kinh phí nghiệp vụ là kinh phí được chỉ từ Ngân sách Quốc phòng để
thực hiện các nhiệm vụ được giao hàng năm đối với các ngành nghiệp vụ
Kinh phí nghiệp vụ được bảo đảm và quản lý trên cơ sở tổ chức biên chế, chế độ tiêu chuan, định mức chỉ của Nhà nước và Bộ Quốc phòng về quản lý ngân
sách và phương thức bảo đảm của các ngành theo phân cấp
Kinh phí nghiệp vụ ở đơn vị cơ sở thường chiếm tỉ trọng khá lớn trong tổng số chỉ của ngân sách đơn vị, nội dung kinh phí phong phú, đa dạng, liên quan đến hoạt động thường xuyên của các ngành, có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về Quốc phòng-An ninh
góp phần quan trọng xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tỉnh
nhuệ và từng bước hiện đại
Trường Sĩ quan Lục quân I có chức năng, nhiệm vy dao tạo sỹ quan
chỉ huy binh chủng hợp thành cấp phân đội trình độ đại học cho toàn quân với
tổ chức, biên chế, quân số tương đối lớn Việc bảo đảm, quản lý Tài chính —
Ngân sách nói chung, kinh phí nghiệp vụ nói riêng là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong công tác tài chính của Nhà trường, trong đó trách
nhiệm chủ yếu thuộc về Ban tài chính cùng với trách nhiệm của các ngành, các đơn vỊ
Trong những năm qua, công tác quản lý kinh phí nghiệp vụ ở Nhà
trường đã có nhiều chuyển biến tích cực Dự toán kinh phí và phân bổ kinh
Trang 8Tuy nhiên, quá trình quản lý kinh phí nghiệp vụ ở các ngành, đơn vị
cũng bộc lộ những bất cập nhất định, như: chỉ tiêu dự toán kinh phí của các
ngành còn chưa gan sát với thực tế; phân bố kinh phí đầu năm chưa thật sự hợp lý; thanh toán kinh phí còn chậm; việc kiểm tra, giám sát thực hiện hợp đồng và chi tiêu mua sắm thiếu chặt chẽ thực tế đó đã ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả sử dụng kinh phí
Để phát triển bền vững và nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường
quản lý KPNV là đòi hỏi cấp bách đối với Trường Sĩ quan Lục quân 1 Là
một cán bộ công tác tại trường, nhận thức được tam quan trong cua van dé va mong muốn góp phần đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu trên
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý kinh phí nghiệp vụ của Trường Đại học Quân đội, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý KPNV tại Trường Sĩ quan Lục quân 1, tác giả đề xuất giải pháp tăng
cường quản lý kinh phí nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị
trong giai đoạn cách mạng mới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quản lý kinh phí nghiệp vụ của
Trường Đại học Quân đội
- Phạm vi nghiên cứu: Quản lý kinh phí nghiệp vụ ở Trường Sĩ quan Lục quân I giai đoạn 2012-2014
4 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử lịch sử, các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận văn: phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích thong kê
5 Kết cầu Luận văn
Trang 9Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý kinh phí nghiệp vụ của Trường đại học Quân đội
Chương 2: Thực trạng quản lý kinh phí nghiệp vụ tại Trường Sĩ quan
Luc quan 1
Trang 10Chuong 1
NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE QUAN LY KINH PHI NGHIEP VU CUA TRUONG DAI HOC QUAN DOI
1.1 Tổng quan về Trường đại học quân đội
1.L.1 Khải niệm và đặc điểm của T rường đại học quân đội
Nhà trường Quân đội là "nhà trường được tổ chức trong quân đội có
nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng sĩ quan, nhân viên chuyên môn, kĩ thuật quân
sự; cơ sở đào tạo có tư cách pháp nhân, được Nhà nước và Bộ Quốc phòng
giao nhiệm vụ đào tạo và cấp văn băng, chứng chỉ quốc gia Nhà trường Quân đội hoạt động dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự điều hành của người chỉ
huy, sự chỉ đạo nghiệp vụ của cơ quan công tác nhà trường cấp trên và thực
hiện các điều quy định của Luật Giáo dục và Điều lệ Công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam Nhà trường Quân đội được Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng quyết định thành lập theo quy hoạch, kế hoạch tổ chức lực lượng quân đội; được Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đào tạo đại học và sau dai hoc"
Trường đại học quân đội là trường được tô chức trong quân đội, có thời gian đào tạo bốn năm, có nhiệm vụ đảo tạo những quân nhân và học sinh đã tốt nghiệp chương trình trung học phô thông trở thành sĩ quan quân đội, được cấp bằng cử nhân khoa học quân sự; hoạt động dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự điều hành của người chỉ huy, sự chỉ đạo nghiệp vụ của Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu và thực hiện các điều quy định của Luật Giáo
dục và Điều lệ Công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam
Hiện nay, hệ thống các nhà trường trong Quân đội nhân dân Việt Nam
bao gồm: Các học viện quân sự (Học viện Quốc phòng, Học viện Lục quân,
Trang 11Trường Sĩ quan Pháo binh, Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp, Trường Sĩ quan
Công binh, Trường Sĩ quan Đặc công, Trường Sĩ quan Phòng hóa ); các
trường quân sự quân khu, quân đoàn, tỉnh, thành phó, các trường cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề Trong đó, các trường sĩ quan đều đã được Nhà nước và Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ đào tạo bậc đại học, nhưng chỉ một số trường được công nhận là trường đại học quân sự, như: Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Lục quân 2, Trường Sĩ quan Thông tin, Trường Sĩ quan Công binh
Trong hệ thống Trường Đại học và Cao đẳng của nền giáo dục quốc
dân, trường đại học quân đội mang đầy đủ đặc điểm của trường đại học nói chung Tuy nhiên, với đặc thù riêng của hoạt động đào tạo trong lĩnh vực quân sự, trường đại học quân đội có những đặc điểm riêng nổi bật là:
Đào tạo theo trình độ học vấn gắn với đào tạo theo chức vụ ban đầu
Đây là đặc điểm khác biệt cơ bản giữa trường đại học quân đội và
trường đại học dân sự Các trường đại học dân sự, dù là công lập hay dân lập đều chỉ đạo tạo theo trình độ học vấn, các chức vụ đảm nhiệm sau khi tốt
nghiệp của sịnh viên thường không giống nhau và phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan, có thể đúng hoặc không đúng với chuyên ngành đào tạo Đối với
với các trường đại học quân đội, ngay từ khi tuyển sinh theo các chuyên ngành đào tạo đã xác định rõ chức vụ ban đầu cho học viên sau khi tốt nghiệp
Trình độ học vấn và chức vụ ban đầu thường được quy định trong mục tiêu
đào tạo Đối với học viên đào tạo sĩ quan chỉ huy tham mưu Lục quân, mục tiêu đào tạo được xác định là: “Đào tạo những nam thanh niên, quân nhân có
đủ tiêu chuân quy định trở thành sĩ quan chỉ huy tham mưu Lục quân cấp
phân đội, trình độ đại học; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo
đức tốt; có năng lực trong lãnh đạo, chỉ huy, quản lý và huấn luyện bộ đội
Học viên tốt nghiệp được cấp bằng chỉ huy tham mưu Lục quân trình độ đại
Trang 12học; đảm nhiệm chức vụ ban đầu là trung đội trưởng và tương đương, phát
triển đến tiêu đoàn trưởng và tương đương, có tiềm năng phát triển lâu dài”
Với đặc thù chuyên ngành của từng trường đại học quân đội và cấp học của đối tượng đào tạo, chức vụ ban đầu của học viên sau khi tốt nghiệp ra trường khác nhau Việc gắn kết chặt chế đào tạo theo trình độ học vấn với đào tạo theo chức vụ đòi hỏi trong quá trình đào tạo, các trường đại học quân đội vừa phải trang bị hệ thống kiến thức theo từng lĩnh vực, chuyên ngành quân sự nhất định, vừa phải rèn luyện học viên về phẩm chất, đạo đức, nhân cách của người sĩ quan quân đội, bảo đảm cho học viên sau khi tốt nghiệp ra trường trên cương vị, chức trách được giao phải thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý, giáo dục bộ đội, huấn luyện cho đơn vị sẵn sảng chiến đấu
Đề thực hiện được mục tiêu, yêu cầu đào tạo, bảo đảm cho học viên sau
khi tốt nghiệp ra trường có phẩm chất, năng lực toàn diện, hoàn thành tốt
chức trách, nhiệm vụ được giao, trong quá trình đào tạo, các hoạt động dạy học phải được gắn chặt với thực tiễn hoạt động quân sự, nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ quân sự, đồng thời tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật quân sự Tổ chức hoạt động của nhà trường đại học quân đội vừa mang tính chất của một nhà trường (với chức năng giáo dục - đào tạo), vừa mang tính chất của đơn vị
quân đội (xây dựng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức người quân nhân cách
mạng) Giáo viên, học viên ở nhà trường quân sự vừa thực hiện nhiệm vụ dạy học, vừa phải rèn luyện và thực hiện chức năng của người quân nhân, người cán bộ, sĩ quan quân đội
Nội dung đào tạo mang tinh tong hợp cao, gắn chặt giữa lên lớp lý thuyết với huấn luyện thực hành
Nội dung đào tạo ở các trường đại học quân đội mang tính tông hợp
cao, nhằm trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản, toàn diện về khoa
Trang 13văn quân sự, khoa học giáo dục quân sự, khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội Đây là đặc điểm cơ bản, có tính riêng biệt chỉ phối đến toàn bộ quá trình
đào tạo ở các trường đại học quân đội Trong thời gian đầu của khóa học, học
viên thường được học các môn khoa học cơ sở, cơ bản, như: Toán học, vật lý, hóa học và các môn khoa học xã hội nhân văn, như: Triết học, tâm lý học, giáo dục học đại cương sau đó, học viên sẽ dần được tiếp cận với các môn khoa học chuyên ngành như kỹ thuật chiến đấu bộ binh, chiến thuật Cường độ huấn luyện với mức độ rèn luyện ngày càng được nâng cao sẽ từng bước
trang bị cho học viên những kiến thức tổng hợp, toàn diện hơn, qua đó hình thành tác phong chỉ huy ngày càng chững chạc Cũng trong quá trình đó, phương pháp dạy, học cũng đòi hỏi phải được nâng cao về trình độ, học viên
từ chỗ tiếp thu kiến thức đơn thuần chuyển dần sang chủ động tiếp thu, và sau
đó là học về phương pháp huấn luyện với yêu cầu ngày càng cao hơn, trong
điều kiện sát thực tiến chiến đấu hơn
Ở các trường đại học quân đội, việc huấn luyện thường kết hợp chặt
chẽ giữa lên lớp lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực hành, lấy thực hành làm chính Việc kết hợp chặt chẽ giữa lên lớp lý thuyết và rèn luyện kỹ năng thực
hành được chú trọng ở tất cả các nội dung dao tao, nhất là các nội dung huấn luyện về kỹ, chiến thuật chiến đấu Học viên không chỉ đơn thuần dừng lại ở chỗ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức lý luận được trang bị, mà còn đòi hỏi học viên
phải biết vận dụng các kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề, tình huống thực tiễn trong hoạt động quân sự Do đặc điểm này chỉ phối, nên các hoạt
động dạy học ở trường đại học quân sự thường lấy thực hành làm chính, yêu
cầu thành thục động tác sử dụng vũ khí, trang bị, vận dụng động tác chiến
thuật phải đạt đến kỹ năng, kỹ xảo được đề cao, làm cơ sở nâng cao trình độ
Trang 14Công tác bảo đảm cho hoạt động giáo dục - đào tạo phức tạp, tiêu thụ
nhiều vật chất
Đặc điểm này phản ánh mối quan hệ hữu cơ giữa phương pháp và
phương tiện dạy học Xuất phát từ yêu câu huấn luyện phải sát thực tiễn chiến đấu nên các hoạt động hoạt động quân sự chiếm tỷ lệ chủ yếu trong suốt quá
trình giáo dục - đào tạo ở trường đại học quân đội Đề nhiệm vụ huấn luyện
đạt mục đích, yêu cầu đề ra, đòi hỏi phải thực hiện tốt công tác bảo đảm về
mọi mặt (vật chất, phương tiện, trang thiết bị hậu cần, kỹ thuật ), cần có nhiều lực lượng tham gia, ở các thời điểm, thời gian khác nhau, trong phạm vi rộng Do vậy, công tác bảo đảm cho hoạt động giáo dục - đào tạo ở trường đại học quân đội mang tính phức tạp hơn so với các trường đại học dân sự
Mặt khác, với quan điểm huấn luyện lây thực hành làm chính, nên vận
dụng phương pháp dạy học tích cực là chủ yếu, kết hợp chặt chẽ với phương
pháp trực quan đề làm sáng tỏ nội dung Quá trình huấn luyện, thi (kiểm tra)
đánh giá kết quả dạy học, nhiều nội dung vận dụng phương pháp thi vấn đáp
kết hợp với thực hành, phải sử dụng, tiêu thụ một lượng vật chất lớn, khó khăn cho công tác bảo đảm trong giáo dục - đào tạo
1.1.2 Hoạt động cơ bản của Trường đại học quân đội
Cũng như các trường đại học khác, trường đại học quân đội có hai chức năng chủ yếu là giáo dục - đào tạo và nghiên cứu khoa học Chức năng này là co so chi phéi các hoạt động cơ bản, gồm hoạt động dạy học và hoạt động nghiên cứu khoa học Tuy nhiên, với đặc thù nhiệm vụ giáo dục - đào tạo là
chuẩn bị đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội nhân dân cáh
Trang 15Hoạt động dạy học của trường đại học quân đội bao gồm nhiều nội dung, trong đó, những giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự là những nội dung quan trọng, chủ đạo để hướng tới mục đích đào tạo người sĩ quan có
phẩm chất, năng lực toàn diện, có lòng trung thành tuyệt đối với mục đích, lý
tưởng cách mạng của Đảng, phẩm chất đạo đức trong sáng, sẵn sàng chiến
đấu, hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân; có trình độ sử dụng thành thạo các loại vũ khí, trang bị, hiểu biết toàn diện và vận dụng sáng
tạo nguyên tắc chiến thuật vào điều kiện cụ thể trên từng loại địa hình, từng
trận chiến đấu đề hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ góp phần quan trọng để nâng cao chất lượng huấn luyện ở các trường đại học quân
đội Thực tiễn huấn luyện sẽ đặt ra những vấn đề mới cần giải quyết, làm nảy sinh các ý tưởng nghiên cứu; đồng thời, thực tiễn huấn luyện cũng kiểm
chứng kết quả nghiên cứu khoa học Do vậy, nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng
kết quả nghiên cứu khoa học là một trong những hoạt động cơ bản của trường đại học quân sự, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ huấn luyện trong điều kiện
cả đối tượng tác chiến và Quân đội ta có nhiều thay đổi, phát triển về vũ khí,
trang bị, nguyên tắc và thủ đoạn tác chiến hiện nay và trong tương lai 1.2 Quản lý kinh phí nghiệp vụ của Trường đại học quân đội 1.2.1 Kinh phí nghiệp vụ
“KPNV là kinh phí được chỉ từ NS quốc phòng để thực hiện các nhiệm
vụ được giao hàng năm đối với các ngành nghiệp vụ KPNV được bảo đảm
quản lý trên cơ sở tổ chức, biên chế, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà
nước và Bộ Quốc phòng về quản lý NS và phương thức bảo đảm của các
ngành theo từng cấp ”
Trang 16Theo Đại từ điển Tiếng Việt: “Ngán sách quốc phòng, khoản kinh phí
quan trọng thuộc ngân sách nhà nước dự chỉ hàng năm cho quốc phòng được
Quốc hội phê chuẩn" [12, tr 1.106]
Theo giáo trình Tài chính dự toán của Học viện Hậu cân: “Ngán sách quốc phòng là một bộ phận của ngân sách nhà nước được sử dựng trực tiếp vào việc chỉ phí cho quốc phòng Theo nghĩa hẹp, ngân sách quốc phòng là quỹ tiền tệ tập trung, khâu chủ yếu của tài chính quân đội được phân phối và sử dụng thông nhất dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Quân ủy trung ương và Bộ Quốc phòng để thực hiện các nhiệm vụ hàng năm của Quân đội” [10, tr 31]
Ngân sách QP bao gồm NS các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng,
các ngành và các đơn vị trực thuộc BỌQP
Ngân sách QP phản ảnh những nguồn thu chi chủ yếu của TCQĐ, như:
thu từ NSNN cấp; thu bổ sung kinh phí từ kết quả hoạt động sản xuất kinh tế
của QĐ; các khoản thu khác Nội dung chi của NSQP, bao gồm các khoản chỉ
chủ yếu, như: Chi bảo đảm đời sống vật chất, tỉnh thần của quân nhân,
CNVQP; chi bảo quản, sửa chữa và duy trì các hoạt động thường xuyên; chi huấn luyện, diễn tập; xây dựng, huấn luyện và huy động lực lượng dự bị động viên; chỉ mua sắm vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự và chi cho các hoạt động khác theo quy định của pháp luật
Ngân sách QP thực hiện cấp phát TC theo phương thức khơng hồn trả trực tiếp bảo đảm nhu cầu chi của đơn vị, không phụ thuộc vào việc các hoạt động của đơn vị có mang lại các khoản thu cho NSNN hay không
Xét trên phương diện đặc điểm tô chức, phương thức bảo đảm của QP
thi NSQP bao gồm: NSBĐ và NSSD
Ngân sách bảo đảm bao gồm các khoản kinh phí thuộc NSQP dự chi
Trang 17đơn vị trực thuộc BQP hoặc trực thuộc Bộ Tổng tham mưu, các Tổng cục có chức năng, nhiệm vụ bảo đảm và quản lý ngành theo các lĩnh vực hoạt động được giao
Ngân sách sử dụng bao gồm các khoản kinh phí thuộc NSQP dy chi hàng năm bảo đảm cho mọi mặt hoạt động của các đơn vị thuộc BỌQP Các đơn vị là các quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, tổng cục, học viện, nhà
trường, bệnh viện trực thuộc BQP trở xuống
Ngân sách sử dụng, một bộ phận của NSQP dự chi hàng năm bảo đảm cho mọi mặt hoạt động thường xuyên của các đơn vị thuộc BQP từ đơn vị dự
toán cấp 2 trở xuống
Ngân sách sử dụng bao gồm các khoản kinh phí được dự chi hàng năm,
thể hiện chủ yếu dưới hình thức NS tự đơn vị chỉ theo DTNS được cấp có
thâm quyền phê duyệt đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, quân số (phần giá trị hiện vật thuộc NSBĐ do các ngành nghiệp vụ cấp trên cấp phát hiện vật)
Đối với đơn vị DTQĐ các cấp, tỷ trọng giữa NSSD và NSBĐ là không giống nhau Tuy nhiên, việc chỉ tiêu NS chủ yếu trong phạm vi NSSD Nội
dung NSSD ở các đơn vị dự toán được chia thành 2 loại chủ yếu: KPTX và KPNV; bao gom chi bao đảm cho cá nhân (lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn), chi hoạt động của các ngành nghiệp vụ tại đơn vị và một số khoản chỉ thuộc
chi đầu tư phát triển
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đảm bảo đời sống chính sách quân
đội và các mặt hoạt động chung của đơn vị đều liên quan trực tiếp tới kinh phí
nghiệp vụ và các ngành nghiệp vụ như chính trị, tham mưu, hậu cần, kỹ thuật,
tài chính Trên cơ sở dự toán ngân sách năm được cấp có thâm quyền phê duyệt, KPNV được bảo đảm cả phần tiền và phần hiện vật dưới dạng vật tư hàng hóa trang thiết bị từng ngành Phần tiền do đơn vị các cấp chỉ tiêu mua
Trang 18sắm; phần hiện vật do các ngành nghiệp vụ cấp trên bảo đảm theo chức năng nhiệm vụ ngành
Trên thực tế ở đơn vị dự toán QD cap 3, cấp 4, ngoài tiền lương phụ cấp tiền ăn, còn lại hầu hết các khoản chi NS đều thuộc KPNV KPNV vừa được cấp trên bảo đảm theo chức năng nhiệm vụ các ngành nghiệp vụ bằng
hiện vật, vừa do đơn vị tự chỉ tiêu, mua sắm bằng tiền
Kinh phí nghiệp vụ bao gồm các loại: - Tiên thưởng - Phúc lợi tập thé - Kính phí cơng đồn - Thanh tốn dịch vụ cơng cộng - Vật tư văn phòng - Thông tin tuyên truyền liên lạc - Hội nghị - Công tác phí - Thuê mướn
- Sửa chữa tài sản cố định phục vụ chuyên môn - Chi phi nghiệp vụ chuyên môn ngành
- Nghiên cứu khoa học
- Nghiệp vụ ngành - Công tác xã hội - Chi khác
- Mua sắm tài sản cỗ định phục vụ công tác chuyên môn
Trong các loại kinh phí nghiệp vụ, kinh phí chi sửa chữa tài sản có định phục vụ chuyên môn và chi phí nghiệp vụ chuyên môn nghành chiếm lượng
Trang 19KPNV có vị trí, vai trò quan trong, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chỉ NS quốc phòng hàng năm ở đơn vị gồm nhiều nội dung, phong phú, đa dạng cho nên quản lý chặt chẽ KPNV có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản
ly NS
1.2.2 Quan lý kinh phí nghiệp vụ
1.2.2.1 Khải niệm, vai trò và yêu cầu quản lý kinh phí nghiệp vụ
Quản lý nói chung được quan niệm như một quy trình mà chủ thể quản lý tiến hành thông qua việc sử dụng các — cụ và phương pháp thích hợp
nhằm tác động và điều khiển đối tượng quản lý hoạt động phát triển phù hợp
với quy luật khách quan và đạt tới mục tiêu đã định
Quản lý KPNV là hoạt động của các chủ thể được xác định theo quy định của pháp luật, thông qua việc sử dụng các phương pháp và công cụ quản
lý; được thể hiện từ khâu lập DTNS, chấp hành NS và QTN§S, gắn liền với
hoạt động kiểm tra, giám sát TC, nhằm bảo đảm đúng, đủ, kịp thời và quản lý chặt chẽ các khoản kinh phí thuộc KPNV, đáp ứng tốt mọi nhiệm vụ được giao và các mặt công tác, đời sống, chính sách
Quản lý KPNV là một nội dung quan trọng của quản lý TCQĐ Đó là
quá trình tổ chức, điều hành, kiểm soát việc thực hiện các chế độ, tiêu chuẩn,
định mức theo đúng DTNS được duyệt về các khoản kinh phí nghiệp vụ
Trong quản lý KPNV, các chủ thể quản lý có thể sử dụng các phương
pháp quản lý và công cụ quản lý khác nhau
Phương pháp tổ chức được sử dụng trong việc bố trí, sắp xếp các mặt
hoạt động nghiệp vụ và thiết lập bộ máy quản lý phù hợp với các mặt hoạt động đó Đây là sự tập hợp các hoạt động có liên quan của cơ quan TC, cán bộ, quân lực, chính sách, hậu cần, kỹ thuật thực hiện dưới sự lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp ủy Đảng, chỉ huy đơn vị các cấp nhằm bảo đảm đúng, đủ, kịp thời
Trang 20Phương pháp hành chính được sử dụng khi các chủ thể quản lý KPNV muốn các yêu cầu của mình được các khách thê quản lý tuân thủ một cách vô điều kiện Đó là khi các chủ thê quản lý ra các mệnh lệnh hành chính
Phương pháp kinh tế được sử dụng thông qua việc dùng lợi ích kinh tế để kích thích tính tích cực của khách thể quản lý, tức là tác động tới các tổ chức, cá nhân thuộc quyền đang tiến hành các hoạt động TC, trong đó có hoạt động quản lý KPNV.,
Trong quản lý KPNV, công cụ pháp luật được sử dụng thể hiện dưới
các dạng cụ thể là các chính sách, cơ chế quản lý, chế độ tiêu chuẩn, định mức kinh phí, các chế độ TC, kế toán, thống kê Cùng với pháp luật, chính
sách, hàng loạt các công cụ phố biến khác được sử dụng trong quản lý KPNV như: kiểm tra, thanh tra TC, kiểm toán, kiểm soát chỉ
Mỗi công cụ trên có đặc điểm khác nhau và được sử dụng theo cách khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích thúc đây, nâng cao quản lý KPNV nói riêng, quản lý TCQĐÐ nói chung
KPNV chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chỉ NS quốc phòng hàng năm ở don vi gồm nhiều nội dung, phong phú, đa dạng cho nên quản lý chặt chẽ KPNV có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý NS và vai trò của công tác quản lý KPNV được thẻ hiện như sau :
* Góp phần bảo đảm cho các ngành, ẩơn vị thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ, công tác được giao
Vai trò của công tác quản lý KPNV trước hết được thể hiện ở tác dụng
của nó đối với quá trình phân phối, bảo đảm kinh phí, vật tư, tiền vốn và sử
dụng các nguồn tài chính, các quỹ tiền tệ để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ quân sự - quốc phòng của quân đội cũng như ở từng đơn vị
Trang 21biệt, tài sản chuyên dùng, tài sản phục vụ công tác chuyên môn cho tất cả các ngành, các đơn vị trong quân đội, nhằm đáp ứng yêu cầu huấn luyện, xây
dựng lực lượng, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và sức mạnh tổng hợp
của các đơn vị Do vậy, dé quá trình bảo đảm khối lượng kinh phí, vật tư, tiền
vốn rất lớn đó được sử dụng đúng mục đích, nội dung, tiết kiệm, hiệu quả thì cần thiết phải có công tác quản lý sử dụng, thanh quyết toán ngân sách Công
tác này nếu được tô chức thực hiện tốt sẽ giúp cho công tác bảo đảm tài chính - ngân sách được tiến hành đúng đắn, đây đủ, kịp thời Qua đó góp phần quan trọng bảo đảm cho đơn vị thực hiện và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao
* Gép phan ổn định và nâng cao đời sống, chính sách cho cán bộ,
chiến sỹ và củng cố hậu phương quân đội
Trong ngân sách của các đơn vị quân đội, có nhiều loại, khoản kinh phí
với mục đích bảo đảm về đời sống, chính sách cho cán bộ, chiến sỹ theo chính
sách, chế độ, tiêu chuẩn của Đảng, Nhà nước và Quân đội Đây là loại kinh
phí có ý nghĩa hết sức quan trọng, vì nó trực tiếp bảo đảm về tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn và các chế độ đãi ngộ khác cho quân nhân, công nhân
viên quốc phòng Vấn đề đặt ra ở đây là những chính sách, chế độ, tiêu chuẩn
về đời sống chính sách đó cần thiết phải được quản lý sử dụng đúng đắn, chặt
chẽ, đúng đối tượng được hưởng; thanh quyết toán các loại kinh phí này phải
trung thực, chính xác, kịp thời, đúng chế độ, tiêu chuẩn mà Nhà nước và Bộ Quốc phòng ban hành Từ đó góp phần bồi dưỡng và phát huy nhân tố con
người (bộ đội) trong xây dựng quân đội tiễn lên chính quy, tỉnh nhuệ, từng
bước hiện đại và củng có hậu phương quân đội
* Góp phân tăng cường quản lý tài chính - ngân sách, bảo đảm chấp
hành nghiêm chế độ, tiêu chuẩn, định mức về chỉ tiêu, sử dụng kinh phí, vật
tư, tiền vốn trong đơn vị
Trang 22Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, tình hình
kinh tế - xã hội của đất nước đã có những bước phát triển vượt bậc, tạo thuận
lợi cho xây dựng ngân sách quốc phòng hàng năm của quân đội Sự quan tâm
sâu sắc và toàn diện của Đảng, Nhà nước đối với xây dựng và phát triển quân đội được thê hiện chủ yếu ở chủ trương, đường lối, chính sách trong lĩnh vực
quốc phòng Mọi hoạt động tài chính, đặc biệt là chỉ tiêu sử dụng ngân sách Nhà nước đều dựa trên cơ sở các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức của
Đảng, Nhà nước và Quân đội Điều đó cho thấy, để bảo đảm chấp hành
nghiêm chỉnh đường lỗi, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, chế độ, tiêu chuân định mức của quân đội trong lĩnh vực tài chính -
ngân sách, nhất thiết phải thực hiện tốt công tác quản lý sử dụng, thanh quyết toán ngân sách trong các đơn vị, cũng như phạm vi toàn quân
* Cưng cấp những thông tin cân thiết phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành ngân sách của cấp ủy Đảng và chỉ huy đơn vị các cấp, các ngành
Nhận thức về vai trò quan trọng của công tác quản lý KPNV trong đơn vị dự toán quân đội ở góc độ hiệu quả quản lý tài chính - ngân sách còn cho
thấy công tác này còn có tác dụng cung cấp những thông tin cần thiết nhằm
đánh giá chính xác hiệu quả chi ngân sách, phục vụ cho công tác chỉ đạo quản lý, điều hành dự toán ngân sách của cấp uỷ Đảng và chỉ huy đơn vị
Tác dụng này được thể hiện chủ yếu ở khâu thanh quyết toán ngân sách Thanh quyết toán ngân sách là khâu cuối cùng của quá trình lập dự toán ngân sách, chấp hành và quyết tốn ngân sách Thơng qua thanh quyết toán
ngân sách, cơ quan Tài chính đơn vi nắm được tình hình nhận, cấp phát, sử
Trang 23từng ngành, từng đơn vị cho từng nhiệm vụ và các mặt công tác trong khoảng
thời gian nhất định (tháng, quý, năm) Đối chiếu, phân tích, so sánh với yêu
cầu, nhiệm vụ và chỉ tiêu dự toán ngân sách được giao Theo chế độ quy định, kết quả tình hình thực hiện ngân sách cho tháng, quý, năm của đơn vị được cơ
quan Tài chính báo cáo với cấp uỷ Đảng và chỉ huy đơn vị để kịp thời lãnh
đạo, chỉ đạo công tác tài chính nói chung, công tác quản lý sử dụng, thanh quyết toán ngân sách nói riêng
Những thông tin của thanh quyết toán ngân sách còn giúp cho cơ quan Tài chính đơn vị cấp trên nắm rõ tình hình chỉ tiêu sử dụng ngân sách của đơn vị cấp dưới và có những biện pháp chỉ đạo nghiệp vụ sát thực hơn Cũng thông qua cơng tác thanh quyết tốn ngân sách còn giúp cho việc chấn chỉnh những sai phạm, lệch lạc trong hoạt động tài chính ở đơn vị cấp dưới và ngành nghiệp vụ cùng cấp
Công tác quản lý KPNV có vai trò rất quan trọng trong thực hiện thắng
lợi nhiệm vụ của đơn vị, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống, chính sách,
củng cố hậu phương quân đội và bảo đảm cho mọi đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chế độ, tiêu chuẩn định mức
của Quân đội được thực hiện nghiêm túc, kịp thời, chính xác; đồng thời phục vụ tốt công tác quản lý ngân sách trong đơn vị
Kinh phí nghiệp vụ là một nội dung thuộc ngân sách sử dụng, một bộ
phận của NSQP, cho nên quản lý KPNV phải đáp ứng các yêu cầu của quản
lý NSQP nói chung, phục vụ tốt nhất cho nhiệm vụ của đơn vị, cụ thể là: * Quản lý KPNV phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao và tiết
kiệm hiệu quả
Mục tiêu của chỉ NSNN cho QÐ là đáp ứng tốt nhất yêu cầu TC cho việc
xây dựng QÐ nhân dân cách mạng, chính quy tỉnh nhuệ từng bước hiện đại, đủ sức hoàn thành mọi nhiệm vụ quân sự, QP và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
Trang 24Yêu cầu này đòi hỏi việc đảm bảo TC phải đúng mục đích, đúng nội
dung, đúng chỉ tiêu kế hoạch, đúng chế độ tiêu chuẩn Chỉ tiêu NS bảo đảm
phải tương xứng với yêu cầu thực tế cần thiết và phải đáp ứng đúng thời điểm
phát sinh yêu cầu Việc quản lý NS phải hướng vào mục đích chủ yếu là đáp
ứng yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ của Nhà trường
Trong quản lý KPNV, việc đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho các yêu cầu,
nhiệm vụ của Nhà trường phải gắn với yêu cầu tiết kiệm và hiệu quả Các hoạt động bảo đảm TC không đúng, không đủ hoặc không kịp thời đều dẫn
tới lãng phí, không hiệu quả, ảnh hưởng xấu đến hoạt động của đơn vị Thực
hiện yêu cầu này, trong quản lý TC nói chung và quản lý KPNV nói riêng
phải căn cứ vào tính chất nhiệm vụ của Nhà trường để bảo đảm một cách
khoa học, các chỉ tiêu được cân đối tích cực, vững chắc Việc bảo đảm TC phải đúng dự toán được duyệt, có trọng tâm trọng điểm
* Quản lý KPNV phải liên tục, chặt chẽ, toàn diện trên tất cả các khẩu lập, chấp hành và QTNS
Quản lý toàn điện là yêu cầu cơ bản trong quản lý TC đối với các khoản
kinh phí thuộc NSQP, đặc biệt là đối với KPNV nhằm nâng cao hiệu quả và sử dung NS, vật tư tài sản trong mỗi cơ quan đơn vị Biểu hiện tập trung nhất của
quản lý toàn diện là quản lý chặt chẽ, thường xuyên phân tiền và hiện vật, trong
khâu lập dự toán, chấp hành và QTNS ; kiểm tra, kiểm toán NS kết hợp quản ly chặt chẽ chỉ tiêu phần tiền với quản lý chi tiêu phần hiện vật được tiến hành ở
các ngành phục vụ cũng như cac co quan, don vi str dung NS
Trang 25trình chỉ tiêu sử dụng kinh phí dù dưới hình thức nào, bằng tiền hay hiện vật, đều phải tuân thủ chặt chẽ các chế độ, tiêu chuẩn, định mức của Nhà nước và QÐĐ Nếu không thì việc chấp hành NS sẽ thiếu cơ sở pháp lý, dẫn tới việc chỉ
tiêu tuỳ tiện, nảy sinh tiêu cực, gây lãng phí vật tư, tài sản của Nhà nước, QÐ Để thực hiện được yêu cầu này, trong quản lý KPNV của Trường
SQLQI hiện nay cần phải quán triệt và thực hiện nghiêm quá trình chấp hành
chu trình NS Thực hiện đúng quy trình lập DTNS, chấm dứt tình trạng tuỳ
tiện, đơn giản trong lập DTNS Trong chấp hành NS phải thực hiện quản lý và điều hành NS theo dự toán, coi DTNS là văn bản pháp quy buộc các ngành,
đơn vị phải thực hiện Trong công tác QTNS cần thực hiện nghiêm việc kiểm
soát trước, trong và sau khi chỉ tiêu, nhằm sớm phát hiện, ngăn ngừa hiện
tượng chỉ sai nội dung, sai chế độ quy định
* Tăng cường phân cấp ngân sách cho các đơn vị cơ sở
Phân cấp NS là quá trình đơn vị cấp trên giao nhiệm vụ, quyền hạn,
trách nhiệm nhất định cho đơn vị cấp dưới trong hoạt động quản lý NS Phân
cấp NS cho các cấp quản lý là một nội dung quan trọng trong chấp hành NS
Trên cơ sở số thông báo DTNS hàng năm đã được cấp có thâm quyền thông
báo, chỉ huy Nhà trường thực hiện phân bổ và giao DTNS cho các đơn vị sử dụng NS trong Nhà trường
Phân cấp trong điều hành, quản lý NS được xem như một phương thức
dé ting tinh dân chủ, nâng cao tính chủ động cho cấp dưới, đồng thời cũng đề
cao trách nhiệm của đơn vị cơ sở trong chỉ tiêu sử dụng NS Từ đó góp phần
nang cao hiéu qua quan ly va str dung NS
Phân cấp NS hợp lý sẽ tránh được tình trạng mua sắm, bao cấp bằng
hiện vật quá nhiều, hạn chế dự phòng kinh phí quá lớn ở cơ quan cấp trên
Tuy nhiên, đi cùng với phân cấp quản lý NS có nhiều vấn đề có thể nảy sinh như không công bằng trong phân bề chỉ tiêu NS, tuỳ tiện trong chỉ tiêu gây lãng phí và tham nhũng Do đó, trong quản lý NS phải thực hiện phân bổ một
Trang 26cách khoa học, hợp lý, phân cấp giao NS phải đi đôi với công khai NS nhằm
bảo đảm dân chủ, trách nhiệm, công khai và công bằng
1.2.2.2 Đặc điểm, nội dung quản lý kinh phí nghiệp vụ
Quan ly KPNV chu yéu dựa vào tô chức biên chế, quân số và chế độ, tiêu chuẩn, định mức các khoản chi NS trên cơ sở DTNS năm được cấp có
thâm quyền phê duyệt Quản lý KPNV có những đặc điểm sau đây :
* Đặc điểm về trình tự, thủ tục lập, phân bổ, giao dụ toán ngân sách Đối với KPNV, hàng năm, căn cứ vào thông tư hướng dẫn và thông báo số dự kiến giao DTNS của Bộ TC, chỉ thị của BQP về xây dựng kế hoạch bảo đảm và DTNS năm sau, Cục TC - Bộ Quốc phòng tiến hành xác định số dự kiến giao DTNS năm sau cho các đơn vị trực thuộc Bộ đối với các khoản chỉ
tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn, công tác phí, phép, ra quân và xây dựng
cơ bản; báo cáo Bộ và thông báo cho các đơn vị trước ngày 15/7 năm trước theo Luật định Các đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ vào chỉ thị của BQP, hướng dẫn của Cục TC - Bộ Quốc phòng và số thông báo của Bộ về các khoản thanh toán cho cá nhân, XDCB và các khoản được các Tổng cục (ngành nghiệp vụ
bảo đảm toàn quân) phân cấp chỉ (thuộc KPNV ở đơn vị dự toán), tiến hành
hướng dẫn các cơ quan nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc lập DTNS năm (bao
gồm KPTX và KPNV) theo trình tự từ đơn vị cơ sở trở lên
* Đặc điểm về hình thức cấp phát, thanh toán
Cấp phát của NSQP chủ yếu dưới 2 hình thức: tiền và hiện vật
Ngân sách chỉ tiêu của mỗi đơn vị cơ sở chủ yếu do NSBĐ và NSSD bảo đảm cấp phát Ngoài phần bảo đảm bằng tiền, còn một phân không nhỏ
được cấp phát bằng hiện vật từ đơn vị và ngành cấp trên cho đơn vị và ngành cấp đưới được tiến hành bởi các ngành nghiệp vụ bảo đảm toàn quân (các cơ quan, đơn vị trực thuộc BỌQP, các Tổng cục, các Cục trực thuộc Bộ Tổng tham
Trang 27các đơn vị toàn quân và phần phân cấp NS ngành cho đơn vị triển khai thực
hiện (phân tự chỉ tại đơn vị trở thành chỉ tiêu kinh phí thuộc NSSD)
Khái quát đặc điểm về hình thức cấp phát của NSBĐ để thấy rằng cấp phát, thanh toán của KPNV có những điểm khác biệt cần nhận rõ
Cấp phát, thanh toán đối với KPNV chủ yếu diễn ra dưới hình thức bằng tiền (các dạng cấp phát, thanh toán kinh phí trực tiếp bằng tiền hoặc giấy rút DTNS; giấy rút tiền ở tài khoản tiền gửi KBNN; cấp tạm ứng )
Nếu xét ở phạm vi liên quan đến KBNN, các khoản cấp phát, chỉ tiêu kinh phí thuộc KPNV đều thông qua vai trò cấp phát, thanh toán và kiểm soát của KBNN
Trong phạm vi nội bộ đơn vị, việc cấp phát kinh phí cho các ngành dưới hình thức cấp phát, thanh toán tạm ứng; đối với các đơn vị cấp dưới trực thuộc là cấp kinh phí, thanh toán theo thực chỉ bảo đảm đúng nội dung, chỉ
tiêu DTNS đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đúng chế độ, tiêu chuẩn,
định mức, quân số, đối tượng
* Đặc điểm về quyết toản ngân sách
Đối với KPNV ngành, trên cơ sở tài liệu, số liệu thanh toán hàng tháng, hết quý chỉ tiêu, cơ quan TC tiến hành tổng hợp quyết toán KPNV theo quý Cuối năm, KPTX và KPNV đều được thực hiện tổng quyết toán năm trong quyết toán NSSD
Đặc điểm về quyết tốn KPNV cho thấy: ngồi việc bám sát chỉ tiêu
DTNS để theo dõi cấp phát, tính toán kinh phí, cơ quan TC và các ngành
nghiệp vụ cần thực hiện kiêm tra chặt chẽ các chứng từ hóa đơn chỉ tiêu, mua sắm, các hợp đồng kinh tế nhằm quản lý tốt KPNV ở đơn vị mình, phòng
ngừa và phát hiện, xử lý kịp thời các vi phạm kỷ luật TC như: chi sai mục đích,
chi ngồi DTNS, chi khơng đúng chế độ, tiêu chuẩn, quân số, định mức chỉ Kinh phí nghiệp vụ được quản lý theo chu trình ngân sách thông qua 3 khâu:
Trang 28*Lap du toan KPNV
Quản lý KPNV là một quá trình gồm các khâu lập, chấp hành và quyết
toán KPNV Trong đó lập dự tốn là cơng việc khởi đầu có ý nghĩa rất quan _ trọng, nó quyết định đến toàn bộ các khâu của quá trình quản lý KPNV
Lập dự toán KPNV là xác định nhu cầu kinh phí để bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ của các ngành nghiệp vụ; nhu cầu về KPNV được xác định chính xác, sát thực sẽ là cơ sở cho việc chỉ tiêu đúng và đáp ứng yêu cầu
quản lý Mặt khác, dự toán được giao còn là một trong các điều kiện để cấp
phát, chi tiêu sử dụng kinh phí
Dự toán KPNV do cơ quan nghiệp vụ từng ngành lập, gửi cơ quan TC đơn vị cùng cấp để xét duyệt tổng hợp vào dự toán NS của đơn vị cấp đó Đồng thời báo cáo lên cơ quan TC và ngành nghiệp vụ cấp trên trực tiếp để tông hợp xét duyệt Nội dung dự toán KPNV phản ánh các khoản chi chu yếu sau: Chỉ tiền thưởng: chi phúc lợi tập thể; chi thanh toán dịch vụ công cộng: vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền, liên lạc; chi hội nghị, công tác phí, chi thuê mướn nhà, đất, phương tiện vận tải, chi đoàn ra, đoàn vào; chi sửa chữa thường xuyên tài sản cố định phục vụ công tác chuyên môn và duy trì bảo dưỡng các công trình cơ sở hạ tầng; chi phí chuyên môn nghiệp vụ từng ngành; chỉ mua sắm vật tư, tài sản dùng cho công tác chuyên môn nghiệp vụ
Đối với các khoản chi thuộc dự án về sản xuất, cải tiến, nâng cao tiềm
lực, nghiên cứu khoa học, các đơn vị lập dự toán chỉ theo từng chương trình,
dự án theo biểu mẫu riêng, đồng thời tổng hợp chung trong từng biéu mau chi
NS nghiệp vụ theo đúng mục luc NS hién hanh
* Dự toán KPNV của đơn vị bao gồm các nội dung cơ bản sau: - Noi dung chi va tổng nhu cầu chỉ
- Nguồn bảo đảm gồm:
Trang 29+ Kinh phí được cấp trong năm (bao gồm tiền và giá trị hiện vật) - Phân bổ chỉ tiêu cho các đơn vị trực thuộc bao gồm:
+ Giá trị hiện vật cấp cho đơn vị cấp dưới
+ Kinh phí cấp cho đơn vị tự chỉ bằng tiền * Căn cứ lập dự toán:
- Căn cứ vào phương hướng, chủ trương, nhiệm vụ xây dựng và phát triển QÐ của Đảng, Nhà nước, các chỉ thị, mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng của
cấp trên và người chỉ huy đơn vị, các nhiệm vụ, kế hoạch năm của đơn vị
- Căn cứ vào tô chức biên chế, trang bị của đơn vị Quân số biên chế là một yếu tố để lập dự toán Những nội dung chỉ KPNV gắn liền với quân số
như: quân trang, thuốc quân y, dầu đèn, điện nước, phép, công tác phí
Trang thiết bị kỹ thuật là yếu tố để tính nhu cầu mua sắm, chỉ phí bảo quản, sửa chữa Hiện nay, phần nhiều khoản chi này chủ yếu dựa vào khả
năng NS được thông báo và kinh phí tự bổ sung của don vi
- Căn cứ vào hệ thống các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, giá cả Tiêu chuẩn định mức chỉ KPNV gồm tiêu chuẩn định mức về hiện vật giá
tri Do đặc điểm KPNV bao gồm nhiều nội dung chỉ khác nhau cho nhiều hoạt
động cho nhiều chuyên ngành khác nhau; trong đó có nội dung chỉ đã có tiêu
chuẩn định mức xác định (như: tiền thưởng, hội nghị, công tác phí, sách
báo ), có loại chỉ chưa có tiêu chuẩn định mức Vì vậy, trong lập dự toán KPNV, đối với những nội dung chi chưa có tiêu chuẩn, định mức thì phải căn cứ vào tình hình thực hiện nhiệm vụ năm trước, kết hợp với nhiệm vụ kế
hoạch và khả năng NS để lập dự toán cho sát thực
- Căn cứ vào số dự kiến giao dự toán kinh phí do cơ quan có thẩm
quyền thông báo và mức tồn kho năm trước chuyên sang
- Căn cứ vào kinh nghiệm lập dự toán kinh phí và tình hình thực hiện dự toán năm trước
* Trình tự và thời gian lập dự toán chỉ KPNV:
Trang 30Dự toán NS năm được lập theo trình tự: Đơn vị cấp trên thông báo số
dự kiến giao dự toán NS và hướng dẫn lập dự toán NS cho đơn vị cấp dưới, đơn vị cấp dưới tiến hành lập dự toán NS năm gửi lên cấp trên, đơn vị cấp
Trang 32Chú thích:
—> BQP, đơn vị dự toán cấp trên hướng dẫn, thông báo số dự kiến giao NSSD cho đơn vị cấp dưới trực thuộc
——> Ngành nghiệp vụ bảo đảm toàn quân hướng dẫn, thông báo số dự kiến NSĐB ngành (trong đó có số dự kiến phân cấp tự chỉ tại đơn vị)
=—* Các đơn vị lập, gửi DTNS lên đơn vị cấp trên
—> BQP, đơn vị dự toán cấp trên thông báo chính thức số giao DTNS
**' Mối quan hệ phối hợp xây dựng DTNS giữa ngành TC và ngành nghiệp vụ
* Chấp hành dự toán KPNVY
Chấp hành dự toán KPNV là khâu cốt yêu, trọng tâm có ý nghĩa quyết
định trong quản lý và điều hành NS Khâu lập dự toán KPNV là những yếu tố về khả năng và dự kiến, chấp hành NS là biến khả năng và dự kiến thành hiện _
thực Chấp hành NS tốt sẽ có tác dụng tích cực trong việc thực hiện quyết toán NS hăng năm
Tổ chức quản lý và chấp hành dự toán KPNV là quá trình sử dụng tông
hợp các biện pháp kinh tế, TC nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự
toán NS trở thành hiện thực, đồng thời thông qua việc chấp hành dự toán NS mà tiến hành công tác kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách, tiêu
chuẩn, định mức kinh tế - TC của cả nước
Chấp hành dự toán chỉ KPNV được thực hiện thông qua các bước sau:
- Công khai dự tốn NS: Cơng khai dự toán NS là một trong những nội dung của công khai TC nhằm bảo đảm thực hiện quyền kiểm tra, giám sát của các cơ quan đơn vị, của quân nhân, công nhân viên quốc phòng trong quá trình phân phối, quản lý sử dụng vốn, tài sản của Nhà nước, của QD va cia
các khoản thu tại đơn vị, thực hiện có hiệu quả luật thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí
Trang 33độ bảo mật và từng đối tượng trực tiếp nhận thông tin theo những hình thức thích hợp
- Phan bé va giao dự toán NS: Sau khi nhận được dự toán NS KPNV
năm được Bộ Quốc Phòng giao, đơn vị phải tiến hành đoàn phân bổ và giao
dự toán KPNV cho các ngành, các đơn vị trực thuộc theo nguyên tắc:
+ Tổng số giao cho các ngành, đơn vị trực thuộc không vượt quá dự
toán được đơn vị dự toán cấp trên giao cả về tổng mức và chỉ tiết
+ Dự toán giao cho các đơn vị cấp dưới phải được phân cho từng quý,
các khoản chỉ có tính chất thường xuyên được phân bổ đều trong năm đẻ chỉ Các khoản chỉ có tính chất thời vụ, không thường xuyên được bố trí theo tiến
độ thực hiện
+ Phương án phân bổ dự toán NS của đơn vị cho đơn vị cấp dưới phải gửi phòng TC để thẩm tra Theo luật NS, Đơn vị giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc phải hoàn thành trước ngày 31/12 năm trước Quyết định giao dự
toán NS cho đơn vị cấp dưới được gửi KBNN nơi giao dich và nơi đơn vị cấp
dưới giao dịch
- Lập kế hoạch chỉ quí: Trên cơ sở dự toán cả năm được giao và nhiệm
vụ yêu cầu phải chỉ trong quí, các đơn vị lập nhu cầu chỉ quí (có chia ra tháng) gửi KBNN nơi giao dịch và đơn vị cấp trên trực tiếp trước ngày 15
tháng cuối quí trước Ngành nghiệp vụ lập kế hoạch chỉ KPNV gửi cơ quan TC cùng cấp Nhu cầu chỉ quí được xác định theo nguyên tắc sau:
Nhu cầu chi Dự toán NS năm Lũy kế số đã từ
quý kế hoạch được giao _ các quý trước
- Cấp phát, thanh toán các khoản chỉ kinh phí: Cấp phát, thanh toán
kinh phí là bước thực hiện dự toán NS, là việc cấp, chuyên tiền cho các ngành, các đơn vị dé chi tiêu cho thực hiện các nhiệm vụ được giao
Trang 34Thông qua cấp phát, thanh toán kinh phí nhằm bảo đảm đày đủ kịp thời
nguồn kinh phí của NS cho thực hiện các nhiệm vụ của ngành, đơn vị theo dự
toán NS năm được giao, kiểm tra tình hình chấp hành chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức và dự toán kinh phí, dự toán NS được giao
Cấp phát KPNV phải đảm bảo đây đủ đúng mức, kịp thời cho thực hiện
nhiệm vụ, đủ điều kiện chỉ NS, phải có trọng tâm, trọng điểm và quán triệt
quan điểm tiết kiệm toàn diện, phải năm được hiệu quả chỉ tiêu sử dụng TC, thực hiện thanh toán xong đợt chi tiêu trước mới cấp phát đợt sau
Thanh toán phải đúng nội dung thủ tục qui định, phải trung thực, chính xác, kịp thời, chặt chẽ, phải đánh giá được hiệu quả chỉ tiêu
Việc cấp phát thanh toán KPNV phải dựa trên cơ sở số dự toán NS
được giao, hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ nhà nước, QÐ ban hành Căn cứ vào dự toán NS năm được giao, số kinh phí được cấp vào tài khoản tiền gửi đơn vị mở tại KBNN, nhu cau chi qui da lap va triển khai công
việc, đơn vị lập giấy rút dự toán NS chỉ tiết theo nhóm, mục chi gửi KBNN
nơi giao dịch để cấp KPNV cho đơn vi câp dưới hoặc chi các khoản trực tiếp
chỉ tiêu KBNN kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu do đơn vị gửi, thực
hiện việc thanh toán khi có đủ các điều kiện chỉ NS theo nguyên tắc trực tiếp từ KBNN cho người cung cấp hàng hóa dịch vụ
- Kiểm soát trước khi cấp phát, thanh toán KPNV: Kiểm soát chỉ NS cũng
là một nội dung rất quan trọng trong chấp hành NS chi KPNV ở Nhà trường, đặc
biệt là vai trò kiêm soát chỉ của cơ quan TC Nhà trường và của KBNN
Tất cả các khoản chỉ KPNV phải được kiểm soát trước, trong và sau quá trình cấp phát, chi tiêu, thanh toán Trong đó kiểm soát chỉ trong khâu cấp phát, thanh toán đóng vai trò rất quan trong, nội dung kiểm soát chỉ KPNV trong khâu cấp phát, thanh toán là kiểm soát để bảo đảm các điều kiện để chỉ
Trang 35Thực hiện Luật NSNN (năm 2002) và các văn bản hướng dẫn thi hành luật NSNN, chỉ NSNN trong lĩnh vực quốc phòng nói chung và chi KPNV tai
Trường ĐHQĐ nói riêng phải có đầy đủ các điều kiện sau:
+ Đã có trong dự toán NS được giao;
+ Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền ban hành áp dụng trong lĩnh vực quốc phòng;
+ Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng kinh phí hoặc người được ủy quyền quyết định chỉ;
+ Có đầy đủ chứng từ có liên quan, tùy theo tính chất từng khoản chỉ; + Trường hợp sử dụng NSNN để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải đấu thầu, hoặc thâm định giá thì phải tổ chức đấu thầu hoặc thâm định giá theo quy định của
Chính phủ, trừ những công việc có tính chất yêu cầu bảo mật cao theo quy
định của BQP
- Các khoản chỉ có tính chất thường xuyên được bố trí đều trong năm
để chỉ; các khoản chỉ có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời
điểm như xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính
chất không thường xuyên phải thực hiện theo dự toán được Quân Đoàn giao
cùng với dự toán NS năm
Đối với các khoản chỉ có yêu câu bảo mật cao, KBNN cấp phát, thanh
toán cho đơn vị, đơn vị phải tự chịu trách nhiệm kiểm soát chỉ theo các điều
kiện chỉ NS, trong đó cơ quan TC chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp,
hợp lệ của chứng từ chỉ tiêu trước khi thanh toán Các khoản chỉ còn lại
KBNN kiểm tra, kiểm soát theo các điều kiện chỉ NS và tính hợp pháp của hồ sơ chỉ tiêu, thực hiện việc cấp phát, thanh toán hoặc cấp tạm ứng cho đơn vị
sử dụng NS tùy theo các khoản chỉ có đủ hoặc chưa có đủ điều kiện chỉ của
NSNN
Trang 36KBNN khơng kiểm sốt các chế độ, tiêu chuẩn, định mức và các chứng
từ liên quan trong trường hợp đơn vị dự toán cấp trên cấp kinh phí cho đơn vị dự tốn cấp dưới thơng qua tài khoản tiền gửi đơn vị dự toán bằng giấy rút dự
toán NS, séc hoặc ủy nhiệm chi
* Quyết toán KPNV
Quyết toán kinh phí là việc tông hợp, xét duyệt kết quả chấp hành dự
toán NS trong một kỳ nhất định, khâu cuối cùng của quá trình quản lý kinh
phí, là chế độ cơ bản Thông qua quá trình QTNS, cơ quan TC và chỉ huy đơn vị năm được tình hình nhận, cấp phát, sử dụng và thanh toán các khoản kinh
phí, tình hình chấp hành các chế độ, tiêu chuân, nguyên tắc và kỷ luật TC;
phân tích đánh giá chính xác kết quả, hiệu quả sử dụng kinh phí của từng ngành, từng đơn vị cho thực hiện shite vụ trong một thời gian nhất định
Trên cơ sở đó mà có những biện pháp sát thực đề thực hiện tốt dự toán NS
năm tiếp theo
Quyết toán KPNV là một nội dung cơ bản trong quyết toán NS ở các đơn vị Trong quyết toán KPNV ở đơn vị dự toán các cấp cần phải bảo đảm được các yêu cầu: quyết toán trung thực, chính xác, đầy đủ, toàn diện, chặt chẽ và nhanh gọn, kịp thời Đồng thời phải thực hiện tốt các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Các ngành, các đơn vị có chi tiêu, sử dụng kinh phí cho nhiệm vụ của đơn vị thì phải thực hiện QTNS với cơ quan TC đơn vị
- Quyết toán kinh phí phải đúng nội dung chỉ tiêu dự toán NS đã được cấp có thâm quyên phê duyệt
- Quyết toán phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định của NN va BQP
Trang 37Nội dung quyết toán kinh phí bao gồm các khoản chỉ thuộc KPNV đã
được cấp phát theo chỉ tiêu dự toán KPNV của các ngành và các đơn vị, được tong hợp vào từng loại báo cáo quyết toán, theo quy định của Bộ Quốc phòng Gồm có báo cáo quyết toán quý và báo cáo quyết toán năm
Khác với báo cáo quyết toán tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn( kinh
phí thường xuyên), báo cáo quyết toán KPNV là loại báo cáo được thực hiện theo định kỳ hàng quý, nhằm phản ánh các khoản chỉ NS của các ngành nghiệp vụ trong quý, trong năm đã được xét duyệt Báo cáo quyết toán KPNV phải phản ánh chính xác, trung thực chi phí KPNV trong kỳ báo cáo theo từng loại kinh phí, chỉ tiết theo mục lục NS áp dụng trong QÐ (loại, khoản, mục, tiểu mục, ngành)
Nội dung quyết tốn năm là tồn bộ tình hình và số liệu thực hiện kinh phí trong năm Báo cáo thường được kết cấu thành hai phần: phần số liệu và phần thuyết minh bằng lời
Đơn vị thuộc các đơn vị dự toán cấp 2, cap 3 trực thuộc Bộ trở xuống
xét duyệt và chịu trách nhiệm về kết quả xét duyệt quyết toán của các đơn vị
trực thuộc, lập báo cáo quyết toán KPNV hàng tháng, hàng quý gửi đơn vị
cấp trên trực tiếp Đơn vị cấp trên có trách nhiệm duyệt và thông báo kết quả
xét duyệt quyết toán cho đơn vị cấp dưới
Sau khi nhận được báo cáo của đơn vị đầu mối NS, Cục TC - BQP thẩm định và thông báo xác nhận số liệu quyết toán, gửi các đơn vị Thông báo xác nhận số quyết toán được làm căn cứ vào ghi số kế toán và xem xét
thẩm tra khi tổng QTNS cuối năm
1.2.2.3 Mô hình quản lý kinh phí nghiệp vụ
Công tác TC của Nhà trường luôn luôn có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và chặt chẽ của Đảng uỷ và Ban Giám hiệu Nhà trường, là đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BQP, cho nên hàng năm đều có sự chỉ đạo nghiệp vụ của
Cục TC
Trang 38Quan ly kinh phí nghiệp vụ tại Trường đại học Quân đội: Quản lý theo
mô hình tập trung Ban tài chính chịu trách nhiệm trước Đảng ủy và Chỉ huy
Nhà trường về công tác quản lý KPNV
- Về tô chức bộ máy quản lý kinh phí nghiệp vụ:
+ Ban TC theo biên chế có 06 đ/c, gồm: 03 SQ; 03 QNCN; gồm: 1 đíc
Trưởng ban; 1 đ/c Phó Trưởng ban; 1 đ/c trợ lý theo dõi KPNV; I đ/c nhân viên kế toán tổng hợp; 1 đ/c nhân viên kế toán hiện vật; 1 đ/c thủ quỹ
+ Ở các ngành nghiệp vụ : Mỗi nghành bố trí 1 đ/c trợ lý có khả năng chuyên môn TC để theo dõi về KPNV ngành (riêng ngành Quân nhu, Doanh trại có bố trí nhân viên kế toán)
- Nhiệm vụ chủ yếu gồm:
+ Lập dự toán KPNV và tổng hợp báo cáo QT KPNV với Cục TC - Bộ
Quốc phòng
Hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu KPNV được BỌQP giao, lập kế hoạch
phan bé KPNV cho cac co quan, đơn vị thuộc Nhà trường
+ Tổ chức cấp phát, quản lý sử dụng và thanh quyết toán các khoản kinh phí cho các ngành, các don vi theo đúng quy định
+ Tổ chức thực hiện chế độ kế toán thống kê và các nghiệp vụ về kho bạc, ngân hàng theo quy định cua Nha nuoc, QD
+ Tổ chức kiểm tra TC và phối hợp với hệ thống kiểm soát nội bộ tiễn hành thanh tra, kiểm tra TC đối với các cơ quan, don vi trong Nha trường
1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá quản lý kinh phí nghiệp vụ
Quản lý KPNV phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao, tiết
kiệm, hiệu quả Quản lý KPNV phải đáp ứng được yêu cầu: Liên tục, chặt chẽ, toàn diện trên tất cả các khâu lập, chấp hành và quyết toán kinh phí Như vậy chỉ tiêu để đánh giá quản lý kinh phí nghiệp vụ có thê dựa trên những chỉ
Trang 39*Một là, mức độ thỏa mãn yêu cầu quản lý KPNV
Có thể nói, mức độ thỏa mãn yêu cầu quản ly KPNV cao nhat 1a quan
lý kinh phí đúng, đủ, chặt chẽ Tiêu chí này có thể có một số đại lượng được
lượng hóa như:
- Quản lý kinh phí đúng: đúng mục đích, nội dung chỉ tiêu DTNS được
phê duyệt; đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức, quân số, đối
tượng
- Quản lý kinh phí đủ: Số lượng kinh phí phải được bảo đảm đầy đủ,
kịp thời không thừa thiếu quá lớn so với nhu cầu thực tế chỉ tiêu, sử dụng tài
chính Trên thực tế, có những trường hợp lượng hoá được tiêu chí quản lý
kinh phí đủ, như: cấp phát thanh toán chỉ trả tiền lương, phụ cấp, trợ cấp, tiền ăn; song cũng có nhiều trường hợp rất khó lượng hoá như ở kinh phí nghiệp
vụ các ngành
- Quản lý kinh phí chặt chẽ: Biểu hiện ở việc cấp phát, sử dụng, thanh
toán kinh phí có đầy đủ chứng từ hóa đơn, cơ sở pháp lý, đúng thủ tục quy
định, đúng điều kiện chỉ NS
Quản lý KPNV đúng, đủ, chặt chẽ hay không, thường được kết hợp với việc đánh giá mức độ, hiệu quả chi NS
* Hai là, tính hiệu lực, hiệu quả trong chỉ tiêu sử dụng KPNV
Hiệu quả chỉ ngân sách trong quân đội là một chỉ tiêu biểu hiện quan hệ giữa kết quả thực hiện nhiệm vụ của quân đội nói chung, các đơn vị nói riêng so với quy mô ngân sách bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ tương ứng
được giao Hiệu quả chỉ ngân sách cao khi với quy mô ngân sách nhất định và
phù hợp vẫn đảm bảo tốt đời sống, chính sách và thực hiện tốt khối lượng
công việc, nhiệm vụ được giao Hoặc, với một nhiệm vụ, công việc nhất định (đã được xác định trước) nhưng chỉ phí đảm bảo ít nhất
Trang 40Tiêu chí tính hiệu quả, hiệu lực chi ngân sách cho nhiệm vụ quân sự
của các đơn vị có nhiều yếu tố mang tính định tính, khó lượng hoá được Tuy
nhiên, có thể xem xét đánh giá tiêu chí này trên một số khía cạnh sau:
- Tính kinh tế: So sánh chi phí thực tế của các "đầu vào" (số quyết toán) với định mức chỉ tiêu (số dự toán), các báo cáo thanh tra, kiểm tra, kiểm toán
TC hang nam cua don vi, cơ quan cap trén dé thay được mức độ tiết kiệm hay lãng phí
- Tính hiệu lực: xem xét sự tác động của kết quả thực hiện nhiệm vụ đến các lĩnh vực chính trị, KT-XH, QP-AN Cần thấy rõ rằng: sức lan tỏa của kết quả thực hiện các nhiệm vụ quân sự, các chủ trương, chính sách kinh tế, QP là rất to
lớn, đặc biệt đối với môi trường hòa bình đất nước (kết quả "đầu ra")
Tóm lại, Chỉ tiêu đánh giá quản lý KPNV là hết sức phức tạp, đòi hỏi
cần phải nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện, trong đó yêu cầu thực hiện
nhiệm vụ quân sự - chính trị và bảo đảm đời sông chính sách luôn luôn là mục tiêu cao nhất, là thước đo chủ yếu đánh giá chất lượng quản lý TCQĐ nói chung, quản lý KPNV nói riêng
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý kinh phí nghiệp vụ của Trường đại học quân đội
1.3.1 Nhóm nhân tổ chủ quan - Nội dung quản ly:
Nội dung quản lý kinh phí nghiệp vụ đây đủ, toàn diện thì quản lý kinh phí nghiệp vụ sẽ chặt chẽ hơn, tránh được lãng phí và tham nhũng Ngược lại
nội dung quản lý khơng đầy đủ, khơng tồn diện thì quản lý kinh phí thiếu
chặt chẽ gây thất thoát, lãng phí
- Năng lực quản lý