1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tập bài giảng Lịch sử Mỹ thuật Việt Nam

75 37 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 740 KB

Nội dung

Theo bộ lạc có thể là hình thức hoá trang trong quá trình săn bắnhái lượm con người đã khôn ngoan đội lốt thú hoặc thể hiện mình sơ khai.Vì vậy con người là một trong đối tượng của nghệ

Trang 1

Chương I : Mỹ thuật thời Tiền sử

Thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng (kim khí)Thời đại đồ đá cũ: 12.000 nămThời đại đồ đá giữa : 10.000 - 8.000 nămThời đại đồ đá mới: 8.000 - 6000 nămThời đại đồ đồng : 6000 - 4000 năm

I Thời đại đồ đá

1 Sự hình thành của nghệ thuật nguyên thuỷ.

Mỹ thuật nguyên thuỷ Việt Nam hình thành với tư cách là một hoạtđộng thực tiễn gắn liền với chế tác đồ ứng dụng và các biểu tượng tôngiáo mông muội

ở giai đoạn đầu tiên là giai đoạn con người đang được hình thànhvậy mà có nghệ thuật? Vì bản thân nghệ thuật không phải sản xuất ra củacải vật chất mà sản xuất ra tinh thần

Tại sao nghệ thuật gắn với đời sống con người trong cả khi trình độsản xuất còn thấp kém? Nghệ thuật tiêu tốn thời gian và sức lực màkhông có hiệu quả? Chắc chắn nếu nhân loại cần đến nghệ thuật thì nóphải gắn với con người bằng ý nghĩa rộng Vì nghệ thuật là một thế giới

tự nhiên do con người sinh ra, khoa học luôn theo tự nhiên mà phát triển.Bên cạnh sáng tạo tự nhiên, phần nào làm cho con người tách khỏi tựnhiên, ngày càng đứng cao hơn tự nhiên (Nguồn gốc lao động - Họcthuyết Mác - ăng ghen)

2 Các giai đoạn và di tích thời kỳ đồ đá giữa và đồ đá mới.

+ Hình khắc ở trên hang Đồng Nội

Hang Đồng Nội (Lạc Thuỷ - Hà Sơn Bình), năm 1929, các nhà địachất và khảo cổ học người Pháp đã phát hiện di tích hang Đồng Nội Đây

Trang 2

là di tích có khắc hình người Việt Nam rất sớm ở miền núi, trong hangkhắc 4 hình trong đó có 3 hình là mặt người 1 hình là mặt thú, dù là hìnhkhắc thô sơ chứng tỏ lần đầu tiên người Việt Nam đã biết sử dụng bằngcái gì đó có ý nghĩa tinh thần Việc khắc đó đã tạo ra tính chất đồ hoạ có ýnghĩa, tách hình ra khỏi sự vật mà tự nhiên không có Do con người táitạo chưa vẽ được giống nên đã vẽ chung chung Đây là nhận thức hoàntoàn ngẫu nhiên, người ta thấy gì thì ghi đấy Có hình nam hình nữ - phânbiệt được hình thể, họ đã có những xúc cảm thẩm mỹ dù rất thô sơ Trênhình người đều cắm lông chim hay sừng, có thể là giai đoạn tô tem thờvật tổ Theo bộ lạc có thể là hình thức hoá trang trong quá trình săn bắnhái lượm con người đã khôn ngoan đội lốt thú hoặc thể hiện mình sơ khai.

Vì vậy con người là một trong đối tượng của nghệ thuật

Khả năng bố cục rất hạn chế, người Nguyên thuỷ rất chú ý đến hình

vẽ với cấu trúc người ta ở mà không quan tâm đến bố cục trong hình vẽ

Họ coi đó là thần hoặc đối tượng sống gắn với trời, với tự nhiên

+ Công cụ lao động

Từ giai đoạn đồ đá giữa đến đồ đá mới họ chưa biết dùng gì ngoài đánhưng đã biết tính năng và xúc cảm nhận thức để tạo ra công cụ lao động,

họ nghĩ ra nhiều nhưng sức sáng tạo còn hạn chế

Trình độ thao tác tiếp xúc với đá của người nguyên thuỷ rất cao ởcác di chỉ Nguyên thuỷ tìm thấy vô vàn lõi đá như rìu đá trong quá trìnhchế tạo công cụ lao động người ta đã chế tạo đồ trang sức như vòng,khuyên xã hội Nguyên thủy đã có nhu cầu thẩm mĩ

+ Đồ gốm: Gốm Bắc sơn, Quỳnh văn, Bàu Tró, Hạ Long

Người Nguyên thuỷ dùng đồ gốm để đựng thức ăn, biết nung đốt lửacho những cái hố đựng thóc, với những hình dáng của hoa quả tự nhiênnhư bầu, bí, ngô, cam, mít Gốm được nung bằng lửa nên đựng khôngngấm nước không bị vỡ Vì vậy mà nghệ thuật gốm ra đời

Trang 3

Giai đoạn đầu tiên được đan bằng tre, sau chát đất vào trong vànung Làm cho gốm không đều thành và không tròn nhưng tạo ra mặttrang trí hoa văn lan Do lan tre ngẫu nhiên lần đầu tiên xuất hiện Sau đótrang trí bề mặt đã bắt đầu trở thành nghệ thuật không thể thiếu trên bềmặt gốm.

Cuối thời kỳ đồ đá giữa đầu đồ đá mới, kỹ thuật làm bàn xoay ra đờitạo ra cuộc cách mạng nghệ thuật đồ gốm Làm cho công nghệ chế tạogốm cân đối vì có bàn xoay, dáng tròn trặn có thể thay đổi chiều cáo từnhỏ đến lớn

Di chỉ Hoa Lộc (Thanh Hoá) được coi là đại diện cuối cùng thời kỳ

đồ đá mới Gốm Hoa Lộc là một thành tựu lớn của nghệ thuật Việt Nam.Nhiệt độ nung lên đến 600o , xương bằng đất xét có pha nhiều tạp chất.Dáng gốm Hoa lộc rất phong phú, dáng thấp, miệng tròn, ô van,vuông thân đều có hoa văn

Hoa văn Hoa Lộc

1 Bọ gậy 10 Văn vạch ngắn // có chấm

2 Giọt nước 11 Văn hình con tôm

3 Vẩy cá 12 Hình cánh nhạn

4 Khuông nhạc (thẳng và uốn) 13 Văn đường kép

5 Vòng tròn có tâm 14 Văn đưòng cong uốn kép

6 Vòng có tia nhỏ xung quanh 15 Văn răng sói

7 Hình tam giác 16 Văn tổ ong

8 Hình chữ S nằm ngang 17 Văn thừng

9 Văn vạch // thẳng và ngang 18 Văn sóng nước

+ Các con dấu hoa văn (Hoa Lộc)

Người ta phát hiện được 30 con dấu với 4 kiểu: vuông, chữ nhật,

Trang 4

nhật có kích thước 5- 7cm; nếu tròn 5 cm Hoa văn được khắc nổi trên bềmặt với những nguyễn tắc: Mỗi một con dấu là một đồ án, trong đó quantâm đến đối xứng Phải in nhiều con thì tạo nên vệt sóng, cảm giác khôngbiết bắt đầu từ đâu.

Tóm lại: Những hình khắc người và thú ở hang Đồng Nội, nhữngtrang trí trên đồ đá, đồ trang sức bằng các vật liệu khác nhau đặc biệt là

đồ gốm thời đá mới là những thành tựu khiêm tốn của nghệ thuật tiền sử

ở Việt Nam Đó chính là sự đặc sắc của tạo dáng, và trang trí bằng hoavăn hình học Từ dáng rìu đá Bắc sơn, đến dáng các đồ gốm Hạ Long,Hoa Lộc ta thấy cảm hứng phong phú của người Việt cổ với các kiểudáng gắn bó một mặt với công năng kỹ thuật chế tác, mặt khắc gắn vớicảm nhận về sự phong phú, thanh thoát và yểu điệu Sự gắn bó của cáchoa văn với hình dáng vật liệu của đồ vật cũng là đỉnh cao của tư duy

Trang 5

nghệ thuật ứng dụng nguyên thuỷ, ít có đồ gốm thời đá mới trang trí hìnhhọc phong phú như ở Việt Nam Người ta cho rằng nghệ thuật Nguyênthủy gắn với phù thuỷ và lễ nghi Hình người thú ở Đồng Nội, các hoavăn và đồ gốm, đồ trang sức cực tinh vi ở Việt Nam chắc cũng liên quanđến nghi lễ của lễ hội? Nghệ thuật tiền sử Việt Nam cho thấy người tiền

sử Việt Nam cũng đã đào luyện thị giác con người sâu sắc và hình thànhngôn ngữ tạo hình: Sự sử dụng màu, sử dụng đen trắng Những hình cơbản như tròn, vuông, tam giác, nét chấm trên nền phẳng sử dụng khối vàtương quan bố cục trên một đồ vật đó chính là những phát minh cơ sởcủa người Nguyên thuỷ

II Mỹ thuật thời kim khí

1 Khái quát chung

Việc chuyển từ đồ đá sang đồ đồng là bước lớn lao trong lịch sửkhông chỉ ở Việt Nam Công cụ từ đá được chuyển một bước lớn hơnthay đổi hẳn chất lượng lao động, làm cho xã hội tiến lên về chất liệu vàcông cụ Khi dùng đồng làm công cụ thì họ dùng đá làm nghệthuật ”Kim loại xấu để đúc cầy cuốc, kim loại đẹp để đúc gươm khí và

đồ tế khí ”

Thời kim khí ở Việt Nam chia :

Sơ kỳ : Phùng Nguyên cách đây 4.000 năm - Lâm Thao -Vĩnh Phú.(Sơ kỳ thời đại đồng thau gồm các địa bàn: Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hàsơn Bình, Hải phòng)

Trung kỳ: Đồng đậu cách đây 3.300 năm - Phong Châu - Vĩnh phú(Trung kỳ thời đại đồng thau gồm các địa bàn: Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà sơnBình, Hải phòng)

Hậu kỳ: Gò Mun: Cách 3.000năm, gồm các địa bàn: Vĩnh Phú, HàSơn Bình, Hà Bắc, Hà Nội

Trang 6

Đông Sơn: 2.500 - TK 3 SCN Tập trung ở các lưu vực sông Hồng,sông Mã và sông Cả Ngoài ra còn có văn hoá Sa Huỳnh và Đồng Naimiền Nam từ 1.000 năm T.CN.

2 Từ Phùng Nguyên đến Gò Mun

Giai đoạn đồ đá kết thúc, toàn bộ kỹ thuật của hàng vạn năm làm

đá, tựu trung cho mỹ thuật Phùng Nguyên Vẫn là những di vật nghệ thuậtchính, đồ gốm đã đạt đến trình độ cao

Đồng Đậu: Xương rắn, pha nhiều cát mịn, thành dầy nặng

Gò Mun: Xương pha đá nghiền nhỏ, gần thành sành màu xanh xámmốc, gốm dày

Hình dáng - loại hình

Phùng Nguyên: Nồi miệng loe, cổ cao dài, đáy tròn Nồi miệng rộng

cổ thấp, đáy tròn Bình, bát chân cao, mâm bồng dáng cao

Đồng đậu: Bình, vò, bát, thó Chiều cao giảm so với Phùng Nguyên,rộng đáy hơn

Gò Mun: Miệng thường loe chân đế thấp đáy, loại hình phong phúnhư vò, bình cổ cao, chậu, bát, đĩa, cốc

Về trang trí:

Trang 7

Phùng Nguyên: Kế thừa các nguyên tắc của Hoa Lộc, hoa văn hìnhhọc cách điệu phức tạp, có tư duy toán Trang trí quanh thân.

Đồng Đậu: Sử dụng nhiều hoa văn khuông nhạc hoặc được bẻ rathành hình S hoặc nối các dải lớn trang trí ở thân, miệng

Gò Mun: Đồ án hoa văn đơn giản các chi tiết được triệt tiêu dần còncác cấu trúc là chính Trang trí tập trung ở miệng gốm

Toàn bộ hệ thống hoa văn của thời kỳ kim khí là hoa văn hình họckhông xuất hiện hoa văn mô tả Hoa văn hình học bao giờ cũng gắn với tưduy trừu tượng khá cao Nó phát triển đến mức người ta không nhận biếtđược điểm xuất phát từ đâu Thành phần chính vẫn là hoa văn hình tròn

và biến điệu Trong quá trình biến điệu, cấu trúc, sóng nước, hình sin sinh

ra hoa văn chữ S, tất ra sinh ra trường hợp hợp chữ S và chữ O theo cácdạng hoặc kết hợp đơn lẻ hoặc kết hợp liên tục hoặc biến sang hẳn hìnhhọc với những đường kỷ hà Những phần phụ của hoa văn chữ S đónggóp vào việc tiếp nối cấu trúc tạo ra đồ án trang trí đường diềm

3 Nghệ thuật Đông sơn

Thuật ngữ “ kho chung Sa Huỳnh” dùng để chỉ một nền văn hoárộng trên các địa bàn Nam bộ Đi cùng với mộ chum là các loại hình gốm

có nắp đậy như nồi đáy tròn, thân hình cầu, miệng loe Gốm Sa Huỳnh ít

có điểm chung với gốm miền Bắc, nhưng văn hoá Sa Huỳnh có giao thoarộng rãi với văn hoá Đông Sơn

Gốm Đông Sơn chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu kế thừa gốm GòMun, Giai đoạn 2 gốm ít trang trí thường có màu hồng nhạt, trắng mốcnhiệt độ nung không cao (gọi là gốm đường cồ) Gốm Đông Sơn gợi ýcho đồ đồng Đông Sơn về mượn dáng

Bên cạnh nghề gốm, nghề luyện kim phát triển đến đỉnh cao Công

cụ sản xuất có lưỡi cầy, thuổng, cuốc, mai, đục dao khắc, rìu Vũ khí đadạng và độc đáo về kiểu dáng Di chỉ lớn nhất là ngôi mộ cổ Việt Khê

Trang 8

Trong ngôi mộ là một con thuyền đựng hàng trăm công cụ về sản xuất, vũkhí Việc chôn người như vậy chứng tỏ, đây là thời kỳ lao động sản xuấtgắn liền với sông nước Có tín ngưỡng tin rằng người chết về thế giới bênkia đều có đồ ăn thức mặc, con thuyền là hình tượng quan trọng, việc đặtngười vào thuyền có ý nghĩa tôn giáo.

Điêu khắc Đông Sơn:

Điêu khắc tuy bé nhỏ, gắn với đồ ứng dụng nhưng nếu xem tríchđoạn sẽ thấy sự chín muồi về thị giác và tinh thần của tôn giáo nguyênthuỷ Nổi bật là tượng người trên cán dao găm, tượng người giao phốitrên thạp đồng (tượng người quỳ và chân đèn) Người Đông Sơn đã chú ýđến lồng hình dáng công cụ vào cơ thể con người, những hình người thểhiện khái niệm con người công cụ (vật biết nói), vật hy sinh, tế thần chiếntranh Ngoài ra có những tượng thú vật như cóc giao cấu, tượng voi, rùa,

hổ, chim, chó trên đồ ứng dụng

Trống Đồng là biểu hiện cao nhất của nghệ thuật Đông Sơn cũng như tôngiáo, là một nhạc khí, được sử dụng đa năng và gắn liền với các truyềnthuyết huyền hoặc về đời sống sơ khai của cư dân phương Đông Nóđược dùng:

Trong lễ mai táng quan lang, hội hè, lễ tiết lớn của người Mường(Hoà Bình)

Trong lễ tế thần sấm của người Lê đảo Hải Nam (Trung Hoa)

Thần cứu nạn lụt của người Mèo

Là nhạc khí quân đội thời Trần

Thời Lê sơ trống đồng được dùng trong nhạc cụ

Đựng vỏ tiền ốc trong khu mộ táng Thạch trại

Vật tuỳ táng trong mộ Đông sơn

Trang 9

NC: Chức năng chính của trống đồng Đông Sơn là tế lễ tôn giáo vànhạc khí

Trống đồng H1 Có niên đại từ giữa thiên niên kỷ I TCN đến Tk 3 SCNtập trung ở Bắc, Trung bộ Là loại cơ bản cổ xưa nhất, ngôi sao trên mặttrống thường có 12 cánh, hậu kỳ trống H1 thường xuất hiện bốn nhómtượng cóc trên mặt Thân trống chia làm 3 phần rõ rệt, tang tròn phình ra,thân thắt lại, đáy choãi, hoa văn trang trí phủ kín mặt và thân, hoặc bố tríthành vòng, những ô có khoảng cách đều đặn Trống H1 có kích thướclớn nhất hoặc rất lớn về chiều cao 60 -70 cm, đường kính mặt trống từ 70

- 80cm

Trống đồng H2 Niên đại khoảng đầu thiên niên kỷ 1 đến TK 16 -17.phân bố ở các vùng núi Vĩnh Phú, Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, ThanhHoá, Nghệ Tĩnh Mặt trống chờm ra ngoài tang trống một chút, ngôi saothường 8 cánh nhỏ, khoảng cách giữa các cánh lớn, rìa mặt bao gìơ cũng

có tượng cóc thường là 6 con Trống này thường thấy cóc nhỏ ngồi trêncóc lớn hình dáng trống có 3 phần nhưng không rõ rệt Trang trí hoa vănhình học tỉ mỉ ít hoa văn người và thú

Trống Đồng H3 niên đại từ TK 6 đến gần đây tập trung ở vùng giápbiên giới Việt - Lào, mặt trống chùm ra ngoài tang trống khá nhiều Saothường 8- 12 cánh bao giờ cũng có 4 nhóm tượng cóc, mỗi nhóm có 2-3hoặc 4 con chồng lên nhau Thân gồm 3 phần tang trống hình nón trụ,giữa thắt đột ngột, chân hình nón trụ Trên mặt và thân có nhiều hoa văn

và hình khắc nổi

Trống Đồng H4, niên đại từ cuối TK 1 đến gần đây tập trung ở vùngnúi phía Bắc Gồm các loại trống cỡ trung bình Mặt trống phủ sát đếntang trống Sao luôn có 12 cánh, ít thấy tượng cóc Hoa văn trang trí mặttrống là mô típ động vật như rồng và cá kiểu Trung Quốc, đôi khi có cảchữ Hán Vì vậy Heger gọi loại này là trống Trung Quốc

Trang 10

Trống đồng H1 được các học giả Việt Nam phân thành 3 loại A, B, C

để thấy rõ các diễn biến của nghệ thuật trống đồng Trống H1 a là trốngngọc Lũ (Lý nhân - Hà Nam Ninh) Trống H1b là trống Giao Tất (vănLâm - Hải Hưng); Trống H1c là trống Hữu Chung

Qua các di tích khảo cổ, qua phân tích trang trí tạo dáng dáng vàđiêu khắc trên có thể khẳng định tính bản địa của trống đồng Đông Sơn.Thậm chí trống đồng Đông sơn là tập đại thành tất yếu của nghệ thuật đồđồng ở Việt Nam Vì thế nó còn được lưu giữ sản xuất sử dụng mãi tớigần đây Các trống đồng H1 là bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt cổ, tôngiáo, kiến trúc, người, sinh hoạt, sản xuất Về nghệ thuật thì dáng trống

là mẫu mực của vẻ đẹp gắn với công năng và kỹ nghệ chế tác Về hoa vănthì các hoa văn hình học được tổ hợp ở mức hài hoà Cuối thời kỳ Đôngsơn là giai đoạn dựng nước An Dương Vương, thành Cổ loa được xâydựngTK 3 TC

Chương II: Mỹ thuật phong kiến sơ kỳ TK 11 - 14

I Mỹ thuật thời Lý (1010 - 1225)

1 Văn hoá xã hội

Năm 1009 Lý Công Uẩn được quan tiền sử triều tiền Lê ủng hộ.Hành động của ông với bài “thiên đô chiếu” việc dời đô về Thăng Longcủa ông có ý nghĩa lớn, chấm dứt một thời kỳ phòng thủ Đầu Tk 11 ViệtNam mới hoàn toàn chấm dứt sự phụ thuộc với phong kiến Trung Quốc.Nêu rõ trong “Nam quốc sơn hà” Sức mạnh lớn lao của nhà Lý thể hiện

ở sự bảo toàn dân tộc của cuộc kháng chiến chống nhà Tống của LýThường Kiệt Lý Công Uẩn được các nhà sư đưa lên làm vua, đạo Phật đãtạo ra một lớp tăng sĩ trí thức Đạo Phật ở Việt Nam không đóng vai tròtiêu cực thoát ly trước cuộc sống mà là thứ đạo Phật hết sức tích cực giúpcho tư tưởng nhân dân phấn chấn, lý giải tận gốc vấn đề Trong thơ thiền

Trang 11

động, có sinh ra thì có huỷ diệt, các hiện tượng đề cá biệt hữu hạn, ngắnngủi.

Số phận của con người ở trong vũ trụ như thế nào? Nếu tích cựcsống trong thời đại đang sống vẫn đạt đến tinh thần cao siêu Vì trongcuộc sống có nhiều buồn phiền đau khổ nhưng không sợ hãi Do đó cácthiền sư nhà Lý tích cực, bình đẳng, bác ái, tinh thần này thấm đượm vàotinh thần con người thời Lý người ta không tách mình ra khỏi (đất) tựnhiên chỉ có đặt mình trong sự tuần hoàn cá nhân đặt trong mắt xích của

tự nhiên Các vị vua triều Lý sau một thời gian đều hàm tục đi tu “ Thời nhà Lý trong nước có quá nửa sư sãi, đâu đâu cũng có chùa chiền”.

2 Kinh tế:

Nhà Lý có một chính sách nông nghiệp tích cực “Ngụ binh ư nông”(quân đội thay phiên nhau về sản xuất) Khi nào có chiến tranh huy độngquân sự Chính sách khuyến nông cấm giết trâu bò, khuyến khích đắp đê,chính sách qui hoạch tổng thể đất nước Ngày nay chùa phần lớn làm từthời Lý Thời kỳ nhà Lý không những lãnh thổ được toàn vẹn mà nhà Lýcòn đi dẹp người ChamPa mở lãnh thổ Trung Quốc

Xuất phát từ nền kinh tế mạnh, tinh thần quật khởi, tư tưởng vừa thănghoa, vừa bác ái Phật giáo tạo cho tư tưởng nghệ thuật đời Lý có tính chấthướng thiện vươn đến cái hài hoà hoàn mĩ, từ tầm vĩ mô đến tất cả các chitiết

Chùa : Đại Danh lam kiêm hành cung - nghĩa là danh lam thắng cảnh?Danh lam là từ viết tắt của già lam danh tiếng

Thắng cảnh: vượt trội nhất hơn với nhà Phật VD Hội vu lan

Đại lam còn là nơi thờ Phật không chỉ là nơi tu tập mà là nơi vua ở, gầnnhư một triều đình thu nhỏ

Chùa Phật Tích, chùa Dạm

Trang 12

Chùa Dạm rộng đến mức: 18 đóng cửa chùa Dạm các vãi làm lễ từ 15đến 18 mới đóng xong.

Xây chùa Dạm mỗi ngày thu được thúng ngón chân ngón tay…

Tại sao đến giờ VN không có chùa lớn

Quốc tự: chùa do nhà nước xây nhưng vua không đến ở bao giờ

Dân tự: loại chùa này nhỏ dân tự làm chùa không có quy mô

Thiết chế đất nước XD cơ sở hạ tầng chỉ là Thăng Long

Lý Thánh Tông mang voi về Hồ Tây bẫy…

Bên cạnh Ktrucs gỗ của thời Lý là loại chùa Tháp grupa

Tháp cổ nhất là tháp ở Ấn Độ

Chức năng để thờ Phật: người ta không chui vào mà đi xung quanh đểniệm Phật Trong tháp Như lai đa bảo Tháp Chương Sơn thờ Như lai đaBảo, Phật Tích thờ Thích ca Mâu ni Thấy sinh lão bệnh tử- tìm ra tứ diệuđế

Bồ tát là biểu tượng,

Trong kinh cho thấy Như lai đa bảo, Thích ca mâu ni thờ thời L

Tượng Phật thời Lý luôn bằng đá và thếp vàng

Tượng có 4 qui chuẩn: ngồi kết già khu tọa, lưng thẳng, đầu cúi, mắt đi vàmiệng hỉ

Tượng Phật thời Lý tuân theo 32 thứ tướng, 80 tướng tốt (tam thập nhịquý tướng, bát thập…

Tượng thời Lý có một dáng tay: Tay chắp

Tiếng Phạm là Parma

Kết ấn thiền định

Trang 13

Đặc điểm tượng thời Lý: thân mỏng, đầu tròn, y phục được chạm bó sátvới thân thể , các nếp áo được nổi như gân của lá sen là lối tạo hình ảnhhưởng của Ấn độ.

Là loại tượng Phật khác với tượng Phật bây giờ

Sang Việt Nam tượng Phật là những tấm áo choàng lên

Tỷ lệ tượng hài hòa, khuôn khổ phù hợp đặt tượng ở tháp Vì vậy tượngnhìn thẳng

Tượng cầu kỳ chau chuốt như thợ kim hoàn

3 Kiến trúc:

a Thành Thăng Long Kinh thành Thăng Long bấy giờ là quần thể

kiến trúc lớn với hai lớp bên trong, Hoàng thành và Tử cấm thành và

vòng ngoài dựa vào thành đất cũ Đại La Theo Đại Việt sử ký toàn thư toà

thành này ít nhất có 3 lần tạo dựng qui mô vào những năm 1010 đời LýThái Tổ (1010 - 1225); 1029 Lý Thái Tông và 1203 Lý Cao Tông (1176 -1210) Hai đợt đầu được hình dung trên mặt bằng vuông, trong đó hoàngthành mở 4 cửa Đại Hưng (Nam); Diệu Đức (Bắc); Tường Phù (Đông);Quảng Phúc (Tây) Bao bọc Tử cấm thành cũng mở bốn cửa, cửa Nam cóthể là Cao minh điện, Cửa Phi Long (Bắc); Đan Phượng (Đông); Uy Viễn(Tây)

Trang 14

Vòng đầu hoàn thành với 4 cửa: Nam là cửa Đại Hưng (sự hưngthịnh lớn); Bắc là cửa Diệu Đức (đức độ kỳ diệu); phía Tây là cửa QuảngPhúc; (phúc rộng); Phía Đông là Tường phù(trôi nổi tốt đẹp, sự phù hộlành lặn).

Vòng 2 là Tử cấm thành (thành cấm của nhà vua)

Số 5: cửa phía nam đồng thời là Cao Minh Điện

Số 6: Cửa phía Bắc là cửa Phi Long

Số 7: Cửa phía Tây là cửa Uy Viễn

Số 8: Cửa phía Đông là cửa Đan Phượng

Số 9: Thềm rồng

Số 10: Càn nguyên điện

Số 11: Long An điện (rồng nằm yên)

Số 12: Long Thuỵ Điện (Long trọng tốt đẹp)

Số 13: Nghênh xuân cung (đón xuân)

Số 14: Tập hiền điện (tụ họp những bậc hiền tài)

Số 15: Giảng vũ điện (Nơi giảng võ)

Số 16: Nhật quang điện (nền trời rực rỡ)

Số 17: Nguyệt minh điện (Trăng sáng)

b Chùa Phật Tích: (Phượng Hoàng - Tiên Sơn - Bắc Ninh) Xây

dựng 1057, gồm 4 lớp nền ăn sâu theo triền núi, các cấp có độ cao 4 - 5m.Sát mép nền thứ 3 có 5 đôi tượng thú cỡ lớn cao khoảng 1,2m Trung tâmlớp nền là pho tượng Adidà, nền cuối có ao rồng (Long trì dài 7m, rộng5m,sâu 2m) Kiểu thức tháp cao bên cạnh hồ sâu, sau trở thành nét chủđạo của chùa tháp thế kỷ 11 - 14 Phía sau trên nền cuối cùng là rừng tháplớn nhỏ gồm 39 ngọn chất cát xá lỵ cao tăng từ thời Hậu Lê Kiến trúcNội công ngoại quốc bị phá huỷ trong kháng chiến chống Pháp Trong

Trang 15

đống đá đổ vỡ còn thấy các tượng đá kim cương, tượng đầu người mìnhchim, đá kê chân cột, con giống đất nung.

Ngoài ra còn có các chùa Hương Lãng (Hưng yên) với bệ tượng sư

tử lớn đội toà sen không còn tượng kiến trúc phật giáo giản đơn, ChùaMột Cột (Diên Hựu - Hà Nội); Chùa Bách Môn (Bắc Ninh); ThápChương Sơn Tháp chùa Long Đọi (Nam Định)

Nhìn chung nhà Lý đã qui hoạch ra tổng thể đất nước gồm thành thị

và các trung tâm tôn giáo Qui hoạch này vẫn còn có giá trị cho đến tậnngày nay Các ngôi chùa thời sau xây dựng trên nền của nhà Lý Chứng tởviệc lựa chọn cảnh quan phong thuỷ rất ổn định chủ yếu là phong cảnhđẹp, địa thế cao, gần sông, gần núi tập trung ở các vùng: Hà Nội, KinhBắc, Quảng Ninh, Hà Nam (trong đó Kinh Bắc là trung tâm của hội Phậtgiáo)

Mặt bằng cơ bản là 4 cấp ăn sâu và cao dần theo triền núi như chùaDạm, Phật Tích hoặc mặt bằng hình vuông, tròn như chùa Một Cột, BáchMôn

Kiến trúc đá lớn, có tính chất đồ sộ kết hợp với kiến trúc tháp, ítnhiều ảnh hưởng của truyền thống (ấn Độ, Khơ Me) trong đó tháp vàchùa là liền một khối

Hệ thống tượng Phật ít, thường chỉ có 1 tượng Phật ở trung tâm lòngtháp như tượng Adidà chùa Phật Tích

Phương pháp kiến trúc của nhà Lý đã thay đổi hoàn toàn sau nhàTrần Từ thời Trần trở đi kiến trúc Việt Nam cơ bản là gỗ, qui mô nhỏ Từnăm 1057 chùa Phật Tích đến năm 1126 chùa Linh Xứng, kiến trúc Lý đãhoàn thành một phong cách riêng của nó, hình ảnh thực không cồn, chỉcòn lại móng

4 Điêu khắc

Trang 16

Điêu khắc thời Lý rất thống nhất, nó mang đầy đủ sự đồ sộ, yên ắng,tôn giáo Tiêu biểu là tượng Adidà chùa Phật Tích.

Kết cấu tượng thời Lý:

Về tạo hình tượng Phật thời Lý mang tinh thần ngây ngất tôn giáo.phảng phất nửa tôn giáo, nửa đời thường Tượng Adidà chùa Phật Tích; 6tượng kim cương chùa Long Đọi; Sư tử chùa Hương lãng, phù điêu trên

bệ tượng chùa Phật tích, lan can thành bậc tháp Chương Sơn, cột chùaDạm

Môtip trang trí : Hoa sen, rồng, người - vũ nữ, hoa cúc, dương xỉ, dảilụa, sóng nước Nhịp điệu êm ả không đột biến

Hoa văn trang trí từ chi tiết đến tổng thể rất tỉ mỉ, cân đối bao giờcũng gây cảm giác cân bằng, hài hoà gần như không có đột biến, cấu trúcbên trong của hoa văn thời Lý được chú trọng đồng đều kể cả độ nổi của

bề mặt Đồng đều cả về mật độ nên nó có cái đẹp rất mơ màng, tỉ mẩn

Do đó thẩm mỹ thời Lý đã trở thành khuôn mẫu rất lâu đến sau này củanghệ thuật tạo hình Việt Nam đó là sự ưa cảm giác phẳng hoặc khônggian 2,5 chiều

5 Gốm thời Lý

Trang 17

a Gốm men ngọc Là nghệ thuật gốm mang tính chuẩn mực trongnghệ thuật cổ, nó mang một phong cách không thể làm lại được Gốm Lýtập chung ở địa bàn Thăng Long, Bắc Ninh, Thanh Hoá Các lò gốm bátTràng, Thổ Hà, Phủ Lãng.

Đồ gốm thời Lý được các quan lại nhà giàu trong nước dùng làm đồdùng quý báu, nó còn tìm thấy trong các mộ tuỳ táng

b- Gốm Kiến trúc: Nhà Lý bắt đầu xây dựng cung đình, do đó việcthực hiện gốm trong kiến trúc Lý rất lớn Những viên ngói bò gắn hìnhrồng uốn khúc ngóc cao đầu như ngọn lửa, chim phượng, đầu cột có trụbúp sen nhiều tầng, kỹ thuật trổ thủng các mảng bẹt tạo khối hoàn thiệnnhư một tượng tròn phối hợp với trang trí khắc vạch chi tiết nhiều hoạ tiếtsen, cúc

Gạch nát nền rất đa dạng có viên hình chữ nhật 30 x 25cm; hìnhvuông 30 x 30cm, hình đa giác 10 cạnh đường kính 30cm, hình trònđường kính 25cm, dày 6cm Trên mặt gạch được trang trí chạm trổ cầu

kỳ, hoa văn cánh thị, rồng trụ trong lá đề phối hợp với hoa cúc dây

c Gốm cung đình (Gia dụng)

Thời Lý đã phổ biến gốm men ngọc học tập từ Trung Hoa Thànhmỏng hoặc dày, cốt bằng đá nên độ cứng cao, hoa văn khắc chìm cảmgiác trông như nổi gốm đục nhưng lại trong thành dầy trông lại mỏng cầmthì nặng nhưng trông thì nhẹ là thành tựu lớn mà người Việt nam tiếp thu

từ trung Hoa Nhiệt độ nung từ 1100 đến 1200oC Màu xanh ngọc bích,xanh thanh thiên, ngà vàng, xanh nước dưa và các sắc độ của màu xanh.Phần lớn là các loại bát, đĩa, ấm chén

Gốm hoa nâu phù hợp với đồ đựng lớn như thạp, liễn, bát đĩa to gốmnày các hoa văn tô màu nâu hoặc nền nâu hoa trắng, nền trắng hoa nâu,hoa văn được khắc cao, đắp nổi các tổ hợp lớn như tu sĩ đấu võ, hoa cúchoa sen

Trang 18

II Mỹ thuật thời Trần (1226- 1400) thời Hồ (1400 -1407)

1 Văn hoá xã hội

Quá trình phát triển từ thời Lý đến thời Trần dường như là một mạchnối tiếp Sự đổ vỡ của nhà Lý vẫn nằm trên sự đi lên của Đại Việt cho nênkhi nhà Trần tiếp ngôi nhà Lý đưa đất nước thành một quốc gia hùngcường, vững mạnh

Nhà Trần nhanh chóng xây dựng được một quốc gia cực thịnh, họnhà Trần là một dòng họ ngư dân ở Trung Quốc, sang sinh sống đượcmấy đời ở Việt Nam, họ làm nghề đánh cá ở Nam Định, Thái Bình Vớiđặc tính là dân chài lưới dũng mãnh bắn cung và có văn hoá, có sự tổchức dòng họ rất cao Khi sang Việt Nam họ được người Việt việt hoá đi,cộng thêm dòng máu bền bỉ bất khuất mềm dẻo của người Việt làm chotriều đại nhà Trần có đức tính của dân tộc Việt không chịu trước sự chiếnđấu của dân tộc nào

Quá trình phát triển của triều đại nhà Trần có nền tảng tư tưởng Phậtgiáo vốn rất hưng thịnh từ thời Lý Nổi tiếng về văn chương đời Trần làcuốn Khóa hư lục của Trần Thái Tôn và phái Thiền trúc lâm Yên Tử.Đứng ở phương diện cá nhân, nhà Trần tán thành cho con người đi

tu, tu lấy chính cá nhân mình, tu cho mình cao lên Trên cơ sở lý luậnPhật giáo, nhà Trần đặt ra những ứng xử Phật giáo họ coi Phật có tínhchất cao siêu là trạng thái giải thoát mà giải thoát là sự giác ngộ của nhândân Thiền tông thời Trần chỉ ra một xu hướng hành động không nhấtthiết phải đi tu, đạo Phật là phải hoà mình trong trạng thái tích cực hơnchứ không phải lánh đời “Hoà quang đồng trần”

2 Kinh tế

Đời Trần Phật giáo mạnh làm phấn trấn tư tưởng dân tộc thượng võnên nhà Trần đã đương đầu với trận đấu giặc ngoại xâm Nhà Trần cũng

Trang 19

tiếp thu cơ sở kinh tế của nhà Lý, là một nền kinh tế nông nghiệp lúanước.

Lực lượng lao động chính của nhà Trần:

+ Là các nông nô trong các điền trang, người nông nô không có tàisản riêng, họ làm cho quí tộc của mình Tất nhiên nông nô Việt Namkhông bị đối xử tàn tệ như người La mã như không buôn bán người

+ Những nông nô đồng thời là lực lượng chiến đấu trong chiếntranh, nên quý tộc nhà Trần rất quí trọng nông nô

+ Nông nô được tự do, có những nông nô cày cấy ruộng riêngkhông phụ thuộc vào quý tộc hoặc chính người nông nô có tham gia chiếntranh thì được giải phóng

+ Các binh sĩ “Ngụ binh ư nông” bị gửi trong quân ngũ Duy trì từthời Lý và phát triển chính sách hạ nô hạ điền: Cấm được buôn bán nông

nô là thanh niên chưa đến tuổi lao động; Cấm bán ruộng, cấm giết trâubò

Bởi vì chiến tranh cần có lương thực và cần để thúc đẩy sản xuất,nên nhà Lý - Trần phải giữ nền lương thực ổn định Nhà Trần đã dùngchế độ Phân phong là:

Đây là một hoạt động chính trị có thời Chu ở Trung Quốc khi nhàChu lên ngôi thay nhà Thương thì họ chia TQ thành nhiều nước nhỏ, mỗinước nhỏ ấy phong cho một chư hầu (con cháu của nhà Chu) Đứng đầucác chư hầu là Vương, đứng đầu các nước nhỏ là Hầu ở Việt Nam theohiệu là Tần, đứng đầu nước là Đế (chế độ theo nhà Chu)

Nhà Chu ở TQ chỉ ổn định ở giai đoạn đầu, dần nước của vua yếudần cuối cùng là vua bù nhìn, các nước mạnh dần thành các nước lớnđánh lẫn nhau, nước mới thống nhất là nhà Tần, chia tỉnh đứng đầu là cácquan ở Việt Nam nhà Tần theo chế độ phân phong, các nước đều có quânđội riêng, kinh tế riêng Xảy ra 3 lần chiến tranh nhưng do khả năng cai

Trang 20

trị cao nên nhà Trần chưa xảy ra tình trạng hỗn loạn Nền kinh tế thời

Trần là nền kinh tế Điền trang thái ấp, nó cũng lạc hậu và làm cho nền

kinh tế tự cung tự cấp

3 Kiến trúc

Nền nghệ thuật Lý không chỉ để lại cho thời Trần những công trình

đồ sộ, mà còn để lại cả cơ sở kỹ thuật mang tính truyền thống, tạo ra haidiện khác nhau cho một dòng chảy Lý – Trần Tuy nhiên những cuộcxung đột nội bộ và đặc biệt trong giai đoạn dần tiếm quyền của họ Trần

và ba lần chiến tranh chống Nguyên – Mông Các công trình kiến trúcnhiều lần bị huỷ hoại, năm năm sau khi thay thế nhà Lý, Trần Thái Tông (

1225 – 1258) cho xây dựng thêm nhiều công trình ở kinh thành ThăngLong như nhà lang vũ Đông - Tây, cung Thánh Từ, cung Quan Triều Đốixứng qua trục kiến trúc của kinh thành hai bên tả hữu 61 phường ThăngLong cũng được phân định lại, năm 1248 xây cầu Lâm Ba, chùa ChânGiáo cung Thái Thanh lộng lẫy bên hồ ngoại thiềm Xứ Nguyên Trần Phunăm 1293 sau khi đi sứ nước ta về có viết trong “An nam tức sự” từ SứQuan đi 60 dặm đến Kiều đình Yên Hoà tiếp dặm nữa đến Hoàng cung.Đầu tiên là cửa Dương Kinh, trên có gác triều thiên, bên trái cửa Vân Hội,trong có khoang Thiên tỉnh ngang dọc độ mươi trượng (7 x 7m) Từ thềmbước lên gặp điện Tập Hiền phía trên có gác lớn Minh linh, bên phải điệnĐức Huy với hai cửa Đông Lạc (trái), Kiều ứng (phải) Chứng tỏ vào giaiđoạn này tuy nền kinh tế do tác động của chiến tranh bị sa sút nghiêmtrọng, các vua Trần vẫn cố gắng sửa sang lại Thăng Long, tô điểm cho thủ

đô của tổ quốc được Lộng lẫy như xưa

Song song với việc tu bổ ở Thănh Long, năm 1239 các vua Trần đãcho xây dựng lại quê hương Tức Mặc của mình, các cung điện lâu đàimọc lên san sát làm nơi ở cho hoàng thượng sau khi truyền ngôi và thânthích cung đình Năm 1262 vùng này đổi là phủ Thiên trường với cungtrùng hoa nổi tiếng, 1281 xây nhà giảng học để dạy dỗ các vương thân

Trang 21

Trên mặt đất không còn để lại hình ảnh các cung điện Trần, nhưng nhữngcuộc đào bới đã tìm thấy nhiều hiện vật như gạch vuông khổ lớn 40 x40cm dày 7cm) trang trí hoa văn dây theo bố cục cuộn tròn trong ô vuôngloại gạch phổ biến ở nhiều kiến trúc Trần, ngói cong, dẹt, úp nóc, cáchình chim phượng, rồng đất nung gắn đầu cột đầu đao và đồ ứng dụng.Bên cạnh thành quách đền đài, lăng mộ các vua Trần là loại hìnhkiến trúc mới mẻ.

Vùng Thái Bình:

Lăng Trần Thủ Độ (1264) còn lại tượng hổ và 1 tượng đá đã vỡkhông rõ hình thù có thể là tượng Huyền vũ Theo truyền thuyết dân gianphỏng đoán lăng này có mặt bằng hình vuông bốn hướng có bốn tượngbạch hổ (tây); Thanh long (đông), Huyền vũ (bắc); Chu tước (nam) Lăngrộng 2 mẫu, cây cối um tùm nơi để của có hổ đá, giơi đá, chim đá, bìnhphong bằng đá

Vùng Quảng Ninh:

Thái Lăng (lăng Đồng thái), mặt bằng hình vuông 61 x 61m, trên đồithấp chia làm 3 lớp Lớp đầu như hành lang bao bọc toàn bộ lăng toả 4 lốilên xuống lớp 2 gần vuông (25 x27cm) cao hơn lớp ngoài cách bởi 1thành đá cuội Cạnh nam có 3 cửa lớn thành bậc rồng trước mặt là nềnđiện tế còn dấu tích đá tảng kê chân cột, hai cạnh đông – tây mở thànhbậc sâu Lớp trong cùng vuông 8x 8m cạnh nam có cửa lên thành bậcrồng đỉnh trung tâm là bia

Mục lăng (lăng Đồng Mục) của Trần Minh Tôn (1357) nằm thoaithởi bên bờ ngọn suối, kích thước rộng 28m dài 154,6m Mặt bằng kiếntrúc có trục đối xứng, hai bên có tượng chầu, sau mộ là điện miếu tế lễ

Sự đổi mới của nghệ thuật Trần phụ thuộc sâu sắc vào kiến trúc Phậtgiáo kết cấu vì kèo gỗ có thể có trước Tk 13, phổ biến ở thời Trần làmsắc thái riêng cho các ngôi chùa, cứ hai vì kèo tạo thành một gian trên

Trang 22

mặt bằng chữ nhật Vuông hay CN Cụm kiến trúc phối hợp nhiều đơn vịchữ nhất thành một quần thể vuông vức (như mô hình nhà) Kiến trúctháp là thành phần độc lập tương đối với ngôi chùa không gắn bó hữu cơkiểu chùa tháp đá thời Lý Đại bộ phận những di tích kiến trúc chùa đờiTrần thượng điện được tạo bởi hai vì kèo, bốn cột cái, bốn cột hiên trênmặt bằng gần vuông Những thành phần khác như tiền đường, thiêuhương, hậu đường, tam quan, gác chuông, phối hợp với thượng điện đểtạo thành một quần thể nội công ngoại quốc?

Trần, tiếp là con đường Chùa Phổ Minh (1262) Nam Định Thànhbậc có đôi sấu đá thời trùng với trục đối xứng kéo dài hai bên có hai hồtròn Bên phải bia phổ minh thiền tự, bên trái bia Phổ minh bảo tháp tựbi” cây hương 8 cạnh và tháp Tiền đường có 9 gian nắp 4 cánh cửa chạmkhắc rồng Trần Bậc tam cấp với rồng đá, thiêu hương 3 gian; thượngđiện 16 gian dãy ngang 11 gian; hành lang mỗi bên 12 gian tạo quần thểnội công ngoại quốc

Chùa Bối Khê (Hà Tây) 1419 Kết cấu kiến trúc toà thượng điện và

bệ tam thế năm 1382, chìm lẩn trong không gian làng quê tĩnh mịch Bắtđầu là những tháp sư tổ, qua bãi rộng đến cửa “ngũ quan” qua cầu nhỏtiếp gác chuông có đường tiếp giáp bao bọc cụm chùa, sân rộng, sập đá,nhà bia bên phải rồi tiền đường 5 gian 2 chái, thiêu hương nối thượngđiện tạo thành hình chưa công bao bọc bởi hậu đường và hành lang 7 gian

Trang 23

hai bên gắn với hậu đường có toà điện thờ thánh kiểu chồng diêm tạo rakiểu kiến trúc “Tiền Phật hậu thánh” bên phải là khu phụ gồm điện thánh

Tóm lại: Qui mô kiến trúc nhà Trần nhỏ bé nhiều so với nhà Lý, do

tình hình chiến tranh nên không thể xây cất đồ sộ Kinh thành ThăngLong nhà Trần chủ yếu là tu bổ, quê hương chính ở Nam Định nên đãxây Phủ Thiên trường Ngoài ra nhà trần theo chế độ phân phong, trênthực tế không có gì để lại để chúng ta xét được

Trang 24

Về kiến trúc tổng thể: lăng thời trần mặt bằng không thống nhất nhưcác thời sau lặng đầu tiên đơn giản nhất là lăng Trần Thủ Độ có mặt bằngvuông, từ lăng Đồng Thái trở đi thời trần có tính chất tưởng niệm tronglăng để các tượng đá Như vậy kiến trúc lăng không có nội thất hoàn toàn

là những công trình tượng đài, chính những công trình này xác định kiếntrúc không gian là kiến trúc khoảng không Kiến trúc tháp đã tách ra khỏingôi chùa, kiến trúc gỗ và gạch thay thế cho kiến trúc đá Việc thay thếbằng kiến trúc gỗ đã thay đổi hẳn bề mặt nội, ngoại thất của kiến trúc Toàkiến trúc gỗ là những qui mô nhỏ, thành phần cơ bản của kiến trúc gỗ là

vì kèo Tổng thể của ngôi chùa dù to hay nhỏ đều là tổng thể của các ngôinhà hình chữ nhất Với 3 loại vì kèo cơ bản:

- Vì kèo chồng rường

- Vì kèo giá chiêng

- Vì kèo giá chiêng kết hợp chồng rường

Trang 25

cuộn cong đều, đầu chạm đuôi, hai chân thu hẹp vào khối lõm của cơ thể.Lăng Trần Hiến Tôn tượng Trâu dài 1m cho thấy sự thống nhất trong điêukhắc thú vật lăng mộ Trần Cổ hơi vươn, gáy hơi võng tiếp nối với sốnglưng thẳng, bốn chân phủ phục thụt vào hơi thu dúm tạo độ đàn hồi nhẹnhàng đỡ khối cơ thể nặng Lăng Trần Hiến Tôn còn có hai tượng quanhầu gãy đầu, cao 1,3m trừ đầu, nếu tính cả đầu cao 1m62 nay mất 1, khốitượng đơn giản toàn thân phân bố cân xứng trên trục cơ thể mắt hơinhắm, nhìn xuống, hai tay nâng tráp, các nếp áo đại trào chạy qua các vạttay xuống chân.

Nhìn chung, các tượng thú thời này được làm trong tư thế ngủ hoặcnghỉ ngơi, tạo ra không khí trầm lặng, chết chóc trong lăng mộ Tính kháiquát cao không đi sâu vào miêu tả kỹ lưỡng mắt mũi, trang trí hoa văn.Tính khái quát này đã vượt ra khỏi kiến trúc thời Lý như con hổ, sư tửthường mang tính tượng trưng được cách điệu hoá được lồng vào sựthánh thiện hơn Thời Trần theo đuổi thần thái bên trong, nên điêu khắcTrần khối đơn giản sinh động Tượng người tính chất đơn giản phân bốcân bằng với trục dọc làm cho tượng có tính chất nghiêm trang huyền bí

Điêu khắc Phật giáo:

Đến nay vẫn chưa tìm thấy một pho tượng Phật thời Trần nào, mặc

dù có đầy đủ những cơ sở để tin rằng điêu khắc Phật giáo thời Trần rấtphát triển với điện thờ Phật Bệ tam thế tạo ra một bước thay đổi trang trítượng trong chùa, các góc bệ có các chim thần (Garuda) Tính chất đơngiản xúc tích về khối có dáng chung của khối hộp chữ nhật lớn, từ trênxuống dưới chia làm ba phần rõ rệt: Phần trên cùng là đài sen khổng lồgồm hai lớp, 1 lớp cánh sen ngửa và 1 lớp úp, phần giữa bệ có nhiều gờnổi mặt thường trang trí hoa dây liên tục hoặc ngắt quãng Phần dướicùng là chân bệ được làm theo kiểu sập chân quỳ dạ cá, một số bệ có đố

kê trang trí hình sóng nước

Trang 26

Các phù điêu gỗ ở các ngôi chùa cho phép hình dung điêu khắc Phậtgiáo Trần ở phương diện khác.ở đây có bước chuyển biến mạnh mẽ từtrang trí nông dày đặc hoa văn kiểu Lý sang phù điêu tương đối cao cólớp và thoáng giãn mật độ hoa văn kiểu Trần: Bốn tấm cánh cửa gỗ linchùa Phổ Minh (Nam Định), các chạm khắc trang trí vì kèo chùa Dâu,chùa Bối Khê, chùa Dương Liễu Đặc biệt là chùa Thái lạc mang tĩnhthần như vậy đồng thời mang sinh khí chung của điêu khắc trang trí Trần.

Chủ đề trang trí: tiếp thu trọn vẹn các motip trang trí Lý như rồng,nghê, phượng, sấu, sư tử, đầu người mình chim, hoa cúc sen, dương xỉ,trang trí Trần khai thác triệt để các motip Champa như Garuda, cây mệnh,quả và sừng trang trí trên bệ tượng

5 Gốm

Vào khoảng thời Lý - Trần có người đồ thái học sinh được cử đi sứnhà Tống (Trung Quốc) là Hứa Vĩnh Kiều người Bát Tràng; Đào Tiến Tríngười Thổ Hà; Lưu Phong Tú người Phù lãng Ba ông đi sứ học đượcnghề gốm, về nước chọn ngày tốt lập đàn bên sông Hồng làm lễ truyềnnghề cho dân làng Làng Bát Tràng chuyên chế các hạng sắc trắng, làngThổ Hà hạng sắc đỏ, làng Phủ Lãng hạng sắc vàng thẫm Có thể hạng sắc

đỏ và vàng thẫm là các loại gốm không men (dùng nhiều trong kiến trúcthời Trần) hoặc gốm sành gia dụng màu đỏ, đỏ nâu, vàng, vàng nâu, vàngđen da lươn, vàng đỏ hiện vẫn phổ biến ở Thổ Hà, Phù Lãng hạng sắctrắng chính là gốm vẽ hoa lam trên men trắng là nghề truyền thống củaBát Tràng

Gốm Kiến trúc: Tình hình xây cất thời Trần đòi hỏi đi từ kiến trúc gỗ

- xây - gạch Gạch thời Trần dùng để lát những đầu đao, sàn, tháp PhổMinh, tháp Bình Sơn được xây bằng gạch Trần

Gốm gia dụng: Đời Trần vẫn tồn tại gốm men ngọc thời Lý cũ, tuynhiên chất lượng giảm đi sau đó xuất hiện gốm hoa nâu Nếu như gốm

Trang 27

men ngọc phù hợp với dáng thanh nhỏ thì gốm hoa nâu lại hợp với dáng

to, dày

Gốm hoa nâu là loại gốm đàn, to, cốt dày được phủ lớp men trắngngà hay vàng nhạt, hoặc vẽ hoa nâu trên nền men vàng, trắng hoặc đểmộc hoặc hoa văn để trắng nền bôi nâu Thạp, thống, bình, liễn Gốm hoalam là thành tựu mới của gốm Trần với trung tâm Bát Tràng, gốm có cốttinh lọc hàm lượng cao lanh cao, ngoài phủ men trắng vẽ hoa lam hoặcxanh chàm Có thể nói gốm thời Trần là môt diện mạo đặc sắc xác địnhkieu thức nghệ thuật Trần nới chung và tiếp nối thời Lý

Năm 1397, nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần với nhận thức của Hồ Quý

Ly là phải có một nền kinh tế công thương nghiệp, giải phóng nông nô

Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy, phát triển khoa học kỹ thuật Nhữngcải cách của Hồ Quý Ly thể hiện một tầm nhìn rất sớm trong xã hộinhưng sớm thất bại Hồ Quý Ly cho xây dựng ở Thanh Hoá Ly cung vàthành Tây đô (Thành nhà Hồ – Tây Giai vĩnh Lộc – Thanh Hoá) Là môtjtoà thành quân sự kiên cố nhất, đồ sộ nhất của lịch sử nước ta, được hoànthiện với trình độ nghệ thuật tuyệt cao Toà thành đá đồ sộ bao nhiêu thìđôi rồng đá ở đó cũng đồ sộ như vậy Cũng là lớn nhất trong lịch sử biểuhiện rõ sự tiếp thu và biến đổi tư tưởng nghệ thuật từ Lý sang Trần kếthợp cái uyển nhã bí ẩn với cái cường hoạch biểu cảm Tuy vậy nghệ thuật

Lý và nghệ thuật Trần - Hồ vẫn không thể tách rời nhau vì chúng dựa trênnhững cơ sở chung, tinh thần chung và nảy nở trên một nền tảng xã hộinhiều đặc điểm chung

Trang 28

Chương III: Mỹ thuật phong kiến trung kỳ - TK 15 - 16

Lê sơ ( 1427- 1525)

Mạc ( 1527 - 1592)

I.Mỹ thuật thời Lê sơ (1427- 1525)

1 kinh tế- Văn hoá- xã hộị.

Nền kinh tế điền trang thái ấp của nhà Trần bị nhà Hồ phá tan vớiviệc hạn chế điền trang thái ấp mà cho công thương nghiệp phát triển vàphát hành tiền giấy Những chính sách đó của Hồ Quý Ly rất tiến bộ vàmới mẻ vượt xa cuộc cải cách của ông rất nhiều Mặc dù thất bại nhưngông có đội quân rất mạnh Từ năm 1407 - 1427, 20 năm nằm trong sự đô

hộ của nhà Minh, nhà Minh triệt hộ văn hoá Việt Nam, bắt đi thợ giỏi,phá hại đình chùa, đốt sách vở, kinh tế điền trang thái ấp suy sụp

Đến năm 1427 Nguyễn Trãi, Lê Lợi lập nên một quốc gia độc lập,khôi phục, xây dựng nền kinh tế, văn hoá mới Lê Lợi là địa chủ ở ThanhHoá ông là đại diện cho 1 lực lượng giai cấp mới, trong 1 quan hệ xã hội

mới Nếu kinh tế Trần là quý tộc - nông nô thì đến Hồ là địa chủ - nông

nô ở đó không có tính chất giai cấp mà chỉ phân biệt giàu nghèo Chính

sách của Nguyễn Trãi tự cung tự cấp không bằng Hồ Quý Ly nhưng hàihoà với người dân, tạo ra cuộc sống thanh bình ổn định Để xây dựng một

Trang 29

nhà nước mới Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã phát triển đạo Phật, đạo Phậttừng đóng vai trò lớn trong tư tưởng dân tộc đột ngột bị mất vị trí đó.Cùng đạo Phật nhà Lê lấy Nho giáo làm tư tưởng thống trị thời đại Bắtđầu từ thời Lê các khoa thi bắt đầu mở, cứ 3 năm trên qui trình thi cửchọn ra 1 người có tài có học thức giúp vua trị nước Lý tưởng củaNguyễn Trãi - Lê Lợi đưa ra xây dựng vua sáng tôi hiền, lập trường học,lập thương cảng, mở mang nông nghiệp Mâu thuẫn trong triều đìnhphong kiến dến kết quả cao nên Nguyễn Trãi bị chu di tam tộc.

Vua Lê Thánh Tông cho tiến hành một cách rộng rãi trên đất nước,ông cho ra đời bộ luật Hồng Đức Đây là bộ luật sớm ở nước ta có quyếtđịnh vai trò của nhân dân quyết định quyền của vua chúa, quan lại hành

vi đạo đức của lý tưởng phong kiến Lê Thánh Tông vô cùng coi trọngtầng lớp trí thức, ông cho lập Văn Miếu Đề cao chữ nôm bằng văn học,đích thân ông lập ra hội tao đàn minh xoái Cải cách của ông là gìn giữđất nước, coi trọng nông nghiệp, hạn chế buôn bán

Đội ngũ trí thức nhà Lê học theo lối tứ thư ngũ kinh

Tứ thư có: Đại học, trung dung, hoành tử và luận ngữ

Ngũ kinh có: Kinh thư, kinh thi, kinh dịch, kinh lễ, kinh nhạc, kinhxuân thu

Nội dung của tứ thư ngũ kinh hoàn toàn không đặt vấn đề kinh tế màchỉ quan hệ triết học trời đất, vai trò nhà Lê quyết định người quân tử.Thi về văn chương là làm thơ theo đúng luật: Văn, chế, chiếu, biểu

Trang 30

Lối đào tạo quan hệ nhà Lê là lối học vẹt, tạo ra đội quân trí thức vôdụng nên nhà Lê sau bị khủng hoảng lớn.

Sự hình thành của làng xã thời kỳ này:

Làng là đối tượng quan trọng, là tàn dư của công xã nông thônNguyên thuỷ Do sự tan vỡ của điền trang thái ấp, ruộng rơi vào tay nôngdân, địa chủ Do nền kinh tế mới của nhà Lê, làng vốn không nằm trongnền đơn vị hành chính Việt Nam Nếu làng to là 1 xã, làng nhỏ nhiều làngthành 1 xã, làng là đơn vị quần cư thường tụ họp trên một mảnh đất cao,xung quanh là đồng ruộng Chùa, đình thường làm ở ngoài làng, làng nọnối với làng kia bởi những bờ ruộng nối với nhau bởi những xã, tạo thànhmột hệ thống nhằng nhịt trong cả nước Nên TK 15 là XH phong kiếnViệt Nam có tính chất nền móng

Thuật ngữ:

Chùa (thờ Phật); Từ (đền) ; đình (thờ thành hoàng làng); Miếu (thờthần); am (dưỡng tinh thần); quan (cửa); môn (cửa); tăng phòng (phòngcủa sư)

2 Kiến trúc

Sau 20 năm chiến tranh, đất nước bị tàn phá các công trình cũ đổ náthết nên nhà Lê sơ tiến hành xây dựng từ đầu Mỹ thuật thời Lê sơ dườngnhư đã tái hiện mạnh mẽ truyền thống từ mảnh vụn hoang tàn ThànhThăng Long cuối đời Trần đổi là thành Đông Đô Lam Sơn (Thanh Hoá)đổi là Tây kinh hoặc Lam kinh) bắt đầu cho tu sửa theo cấu trúc 2 lớp củaThăng Long cũ

Trang 31

Văn miếu là trung tâm đào tạo trí thức phong kiến nằm ngoài toàthành Kiến trúc này do Lý Thánh Tông dựng 1070 - 1076 Lý Nhân Tôngqui hoạch qui mô, tạc tượng Khổng Tử và 72 vị tiên nho, gọi là Quốc TửGiám Nhà Trần đổi tên là Quốc học viện, tổ chức khoa thi Thái học Năm

1442 vua Lê Bảo Đại cho khắc bia các bậc đại khoa, gọi là bia tiến sĩ.Việc khắc bia kéo dài đến đời Lê Cảnh hưng năm 1786 Tổng số bia là

82 Nhà chính của văn miếu là điện Đại thành thờ Khổng Tử, ba gian haichái lợp ngói bằng đồng Hai bên đông tây điện Đại thành là hai dãy nhànhỏ thờ các vị tiên hiền Điện Canh phục túc trực trước khi vào lễ cũng lànơi để vua thay áo vào lễ Thái học đường trụ sở chính nhà trường bagian Hai dãy nhà đông - tây là nơi trưng bày kho để ván và giữ gìn cácbia tiến sĩ Tổng thể công trình nằm trên mặt bằng gần như hình chữ nhậtvới trục đối xứng chạy dài hướng Bắc -Nam Phía trước hồ nước, đầutiên là cổng sau là cụm kiến trúc: Tam quan - cửa đại trung - Khuê văncác - hồ vuông hai bên đặt nhà bia và bia tiến sĩ - cửa đại thắng - sân haibên có tả vu hữu vu - Bái đường- Chính điện - khu Khải thánh Lối kiếntrúc dàn trải các lớp cắt ngang trục dọc gây cảm giác chiều sâu đi mãikhông cùng, phối hợp với nghệ thuật vườn cảnh

Tại quê hương và khu kháng chiến cũ của Vương triều Lê Lam Kinh(Thọ Xuân - Thanh Hoá) được xây dựng với tổng thể kinh thành - lăng

mộ Qui chế xây dựng lăng mộ được đặc biệt chú ý với mấy qui chế sau:

1 Cân nhắc phẩm hàm của người quá cố để dự chi của cải cho việcxây cất, bảo quản vĩnh viễn lăng mộ

2 Thầy tướng, thầy địa lý qua ngày sinh tháng mất, tính toán chọngiờ tốt để đưa ma, hướng lăng và cảnh quan địa lý Các nguyên tắc cơ bảnlà: “Vạn niên cát địa” - đất tốt vạn năm, “Tiền án hậu chẩm” - núi án phíatrước - núi gối phía sau, “Chi lưu huyền thuỷ” - nước chảy lặng lẽ quanh

co hình chữ chi

Trang 32

3 Dựng cấu trúc lăng, tính tỉ mỉ bao nhiêu hạng mục công trình: nơithờ, bia tượng, mộ phần với kích thước chi tiết.

4 Tượng người và thú từng đôi một sẽ được đặt hai bên thần đạolàm mô hình triều đình như khi vua còn sống bản thân những tượng đócũng là “thần” xua đuổi tà ma chiến đấu cho người chết được an nghỉ

5 Đông kinh phía mặt trời mọc là nơi đô hội khi vua cai trị đấtnước Tây kinh phía mặt trời lặn nơi vĩnh hằng của các bậc đế vương Tưtưởng chủ đạo về lăng mộ này được các vua nhà Nguyễn tiếp thu sâu sắctrong các lăng tẩm Huế TK 19

3 Điêu khắc - trang trí

Đi kèm với kiến trúc lăng mộ luôn luôn có điêu khắc đá, bia dùng đểghi sự tích, công đức Bia Vĩnh Lăng 1433 ở Lam Kinh và 10 bia tiến sĩVăn Miếu làm các năm 1494,1487, 1496, 1513, 1521 là những ví dụ điểnhình có khuynh hướng triết trung Một phiến đá cao hình chữ nhật đầucong hình bán cung, đặt trên lưng rùa Trán trang trí trung tâm là hìnhtròn lồng trong hình vuông với con rồng nằm giữa (bia Vĩnh Lăng) tượngtrưng cho thiên tử nằm giữa trời đất Hai bên đôi rồng chầu dưới là hìnhchữ chiện run rảy và mạnh mẽ (Lam sơn vĩnh lăng bi) Diềm bia chạyvòng từ trên xuống hai bên với các khoang bán nguyệt có chạm khắc cáccon rồng kiểu Lý- trần phối hợp với hoa cúc và dương xỉ xoắn nhiềuchiều gợi cảm giác tán xạ của hướng trên bề mặt Ô giữa chạm khắc vănbia

Điêu khắc Vĩnh lăng 1433 bước đầu hệ thống hoá các dãy đăng đốitượng người và thú trong lăng mộ Lê sơ:

1.Tượng Quan hầu (bên trái) đội mũ cánh chuồn, mặt béo mũi nhỏ,hai tay chắp trước ngực, áo thụng, chân giày, dáng kính cẩn lặng lẽ Bênphải tượng Quan võ, tay chắp trước ngực khối đơn giản và thô; 2 Tượnglân đặt sát quan hầu - con vật tưởng tượng giống hình dạng con tê giác,

Trang 33

con bên trái nhỏ hơn và đường nét rõ hơn; 3.

Tượng tê giác được thể hiện đơn giản thô sơ, đầu

tai vểnh, chân thon dài, đuôi lớn, không yêncương; 5 Tượng hổ cao 0,70m, tư thế ngồichầu, đầu và hai chân trước gập lại trong sự đóngkín của khối đá ở Lam Sơn có 8 lăng, ít nhất có

8 cái bia nhưng hiện nay chỉ còn 5 bia và 80 tượng hiện chỉ còn 27 tượng.Việc sử dụng mô típ con rùa, lân, tê giác, ngựa, hổ, voi là những loài thú

có thật thể hiện cho sự mạnh khoẻ đứng đầu loài thú (quyền lực)

Cũng như tượng trong chùa, điêu khắc trong lăng gắn với kiến trúc

để phục vụ điêu khắc Mặt bằng kiến trúc được xác định bởi hệ thốngtượng, thời Lê sơ họ định ra một nguyên tắc làm tượng theo kiểu đốixứng từng đôi một

4 Gốm

Thời Lê sơ gốm hoa lam rất phát triển làm ở Bát Tràng Theo câucủa Nguyễn Trãi gốm Lê Sơ phải phát triển đến trình độ cao để cống nạpmới theo được Trung Quốc Xương gốm nhất thiết phải bằng đá thiệt độnung từ 1.350o trở lên Cao lanh ở Trung Quốc chỉ loại đất sét trắng làmgốm sứ TK 15 Việt Nam hầu như không có sứ mà chỉ có gốm Về mặtthẩm mĩ gốm Việt Nam có thể nói là một trong những nền gốm tiêu biểutrên thế giới

Xương gốm tiêu biểu thời Lý Trần tương đối tinh Tuy nhiên khôngtrắng, men trắng phủ ra ngoài không trắng lắm sau một thời gian chuyểnsang ngà vàng nên khi vẽ lam lên trên nằm dưới màu ngà vàng tạo ra màusắc rất đẹp Gốm trắng lam đa dạng thể loại và hình dáng từ bát, đĩa, bình,

lọ, đến chân đèn lư hương Màu lam của Việt Nam không xanh mướt nhưmàu của Trung Quốc Đặc sắc hơn cả là trang trí trên gốm trắng lam Donét bút lông và chất men thoải mái, các mô típ phong phú từ các hình kỷ

Trang 34

hà, mây, rồng, phượng, hoa sen, hoa cúc, hoa chanh, hoa phù dung đếntôm, cua, các, chim thú nên so với trước đây trang trí gốm giàu chất hộihoạ hơn và mang nhiều dấu ấn của nghệ thuật viết chữ Có nhiều đồ gốmkét hợp với các chữ viết lối thảo hay lối triện Sự thay đổi độ đậm nhạt vàcách dangf bát quyết định chất lượng hình vẽ trên gốm Có cả gốm dùngnhiều màu men đỏ,, lục, lam, nâu, vàng rất sặc sỡ Đương thời các loạigốm này được xuất khẩu và có tiếng ở nước ngoài.

Gốm dân dụng là các loại gạch ngoái cùng các hình gốm gắn trên bờnóc, riềm mái, đầu đao nung cao lửa, để mộc hoặc phủ men vàng sẫm, dalươn ở Lam Kinh còn tìm thấy các loại gạch vuông, tròn có in hình hoachanh, chạm thủng hình rồng giống như hình trang trí trên các trán biathời này

Về kỹ thuật gốm Lê sơ xương không được tinh như gốm Lý Trầnnhưng vẽ rất thoáng hoạt bút vẽ mạnh mẽ

Về tạo dáng: Lê sơ lấy dáng của Lý Trần Dáng gốm Lê sơ khôngtinh xảo như dáng gốm Lý không khoẻ như dáng gốm Trần Nó nằmtrung gian Điểm thắt, mở uyển chuyển, ưa sử dụng các đường cong Thời

lê sơ có các lò gốm: Phủ Lãng, Thổ hà cũng rất phát triển Gốm lê à thànhtựu triết trung tiếp thu từ thành tựu của gốm Lý -Trần và tạo ra hsơ lìnhthức riêng

II Mỹ thuật thời Mạc - TK 16 (1527 – 1592)

1 Văn hoá xã hội.

 Văn hoá thời Lê sơ là

 một chế độ phong kiến đang muốn đẩy nền tảng phong kiến lênhoàn chỉnh Chế độ phong kiến này được đặt từ thời Nguyến Trãi

“Vua sáng ,tôi hiền”; “Thái bình thịnh trị” Chế độ phong kiến làđạo Khổng trong một xã hội bất biến Đạo Khổng chính là đạo đức

xã hội Một xã hội tươi đẹp, mong muốn của Nguyễn Trãi phù hợp

Trang 35

với trình độ xã hội Việt Nam Nhưng nó lại mâu thuẫn với tính chấtcon người (quan lại thích làm giàu) Vua lê Thánh Tông là ngườiphục hồi danh dự cho Nguyễn trãi và tiếp tục quan điểm củaNguyễn Trãi Sau thời đại Hồng Đức là thời kỳ phát triển cao củaphong kiến Việt Nam.

 Năm 1527, Mạc Đăng Dung giết vua cướp ngôi khi nhà Mạc lênngôi (cũng như nhà Hồ) Người Việt Nam phong kiến không nhậntriều đại không chân chính, dẫn đến các phe phái ủng hộ quan lạinhà Lê chống đối nhà Mạc Nhân cơ hội đó Trung Quốc đánh ViệtNam, Mạc Đăng Dung phải lên biên giới để xin hàng Một ông vuahèn kém, lúc bấy giờ các thế lực của nhà Lê hình thành từ ThanhHoá đổ vào xung đột gọi là nội chiến Nam bắc triều - Chiến tranhTrịnh - Nguyễn

 Là thời kỳ phát triển của làng xã, những mâu thuẫn ở lãng xã nửachiến tranh nửa hoà bình tạo ra sự đặc sắc văn hoá Việt Nam.Trong xã hội hình thành tư tưởng của nhân dân, đạo đức, sự hàiước…được nhân dân tự giải quyết

 Người nhận thức được tình hình chính trị nhà Mạc là ông NguyễnBỉnh Khiêm, không ra làm quan mà ở ẩn Lúc đó 4 thế lực: Lê,Trịnh, Nguyễn, Mạc đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm, ông khuyên:Nhà mạc nếu thua chạy lên Cao bằng, khuyên nhà Nguyễn chạyvào Nam sau đèo Ngang dung thân đến muôn đời Khuyên chúaTrịnh trông giữ vua là cách khuyên phân tán Lời khuyên củaNguyễn Bỉnh Khiêm làm cho đất nước được bình yên 20 nămkhông có binh đao Sau đó mâu thuẫn Trịnh – Nguyên; lê – Mạctiếp tục xảy ra Trịnh – Nguyễn đánh nau ở sông Ranh, đất nước bịchia cắt

 Thế kỷ 16 là thế kỷ có tình cảnh đất nước lộn xộn đầy dãy những

Trang 36

triển cao của làng xã và là thời kỳ biên cương của đất nước được

mở rộng hơn bao giờ hết Giữa động cơ của đất nước với sự pháttriển cục diện không trùng khớp, nên trong hoàn cảnh này có nhiềucái lợi cho tương lai Việt Nam Mặt khác nói lên tư tưởng nho giáomới được phát triển cao ở Tk 15 lập tức bị suy vong ngay

Tóm lại:

 Tổng thể đất nước là một động cơ chính trị của nhà Mạc với nôngdân tương đối chan hoà Bản thân Mạc Đăng Dung xuất thân từ dânchài, vì vậy đời sống của nông dân thời kỳ này cũng khá

 Nhờ có đời sống khá, văn hoá nông thôn có nhiều cơ hội, điều kiệnkinh tế phát đạt

 Sự hình thành của các làng nghề phong kiến Ngoài trồng lúa nước,mỗi địa phương tuỳ theo điều kiện tại chỗ mà có nghề phụ:

 Chiếu Nga Sơn

 Hải Dương, Ninh Bình có nghề chạm đá

 Làng nghề tạo ra sự phân công lao động, đương nhiên có sản phẩmcông nghiệp là có thị trường buôn bán, đã chứng tỏ sự văn minhViệt Nam trong thời kỳ này có thương thuyền của người Bồ ĐàoNha, Pháp đã buôn bán sang Việt Nam, những người này đem theoảnh hưởng của chủ nghĩa tư bản phương Tây Thăng Long - PhốHiến trở thành hai thị trường lớn

 Nghệ thuật thời Mạc mở đầu cho một phong cách nghệ thuật đặcsắc của nghệ thuật phong kiến Việt Nam, mà lịch sử nghệ thuật chorằng mở đầu của dòng nghệ thuật dân gian (từ thế kỷ XVI, đỉnh caothế kỷ XVII, đến thế kỷ XVIII bắt đầu suy giảm)

 Do hệ tư tưởng phong phú, nghệ thuật thời Mạc cũng phát triển rấtphong phú: Nghệ thuật Phật giáo, nghệ thuật đình làng …

Trang 37

2 Làng và đình làng.

 Khái niệm làng là một khái niệm cộng đồng quần thể, một nhómngười tụ ở một nơi Chế độ phong kiến Việt Nam chia địa dư hànhchính là các Đạo Đạo Sơn Nam, Kinh Bắc, Sơn Tây hay chia raTrấn Trong trấn gồm vài tỉnh: Hà Đông, Hà Tây, Hà Nam (chiatrên phạm vi vĩ mô) sau triều đình phong kiến đã chia một đơn vịđộc lập to nhất là tỉnh đến phủ, huyện, tổng, xã, thôn Làng nằm ởgiữa thôn và xã (nếu làng to là một xã) Trong văn bia đình làng họthay bằng làng, bản, xã bằng đình làng ta

 Tuy không nằm trong đơn vị hành chính nào nhưng làng là mộtđơn vị cộng đồng hình thành lâu dài trong lịch sử không thể đảolộn trong cách sống của người Việt Nam Ngay trong thời phongkiến, làng coi như một nước nhỏ, ở Việt Nam có hàng vạn làng nhưvậy họ độc lập với nhau, chỉ chịu trách nhiệm với chính quyềnphong kiến là thuế ruộng đất, thuế đinh, nếu có chiến tranh thìtham gia làm lính Cộng đồng làng xã phải có sức mạnh, cơ hộinguồn gốc xa xưa của nó từ đâu? Thời Nguyên Thuỷ đã sống quần

cư trong các bộ lạc, chuyển sang chế độ nôlệ, chế độ phong kiếntan rã ở Việt Nam chưa hết thời kỳ bộ lạc đã bị Trung Quốc đô hộnên công xã nông thôn kéo dài không chuyển biến

 Thời kỳ Lý Trần nhà Lý có hai chế độ đối với dân tộc

 Thứ nhất, chế độ nông nô họ sống tập trung trong các điền trangthái ấp, làm nô lệ cho chủ, nếu chủ đánh nhau thì làm lính

 Thứ hai, hình thức nhân dân tự do trong các thôn xã, đến thời Hồ,nhà Hồ phá tan các điền trang thái ấp nhà Trần và giải phóng khốilượng nông nô lớn Mặt khác những người lính đã tham gia đánhquân Nguyên 3 lần thì được giải phóng

Ngày đăng: 05/05/2021, 17:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w