1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Lịch sử mỹ thuật Việt Nam: Nghệ Thuật Tạo Dáng Trang Trí Gốm Hoa Lam

11 63 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Nhắc đến nền lịch sử Mỹ thuật Việt Nam ta không thể không nhắc đến gốm. Gốm không chỉ chứa đựng những giá trị về mặt nghệ thuật mà còn mang theo đó là những giá trị của một nền văn hóa. Gốm xuất hiện từ rất nâu đời, từ gốm đất nung cho đến gốm men ngọc hoa nâu, hoa lam, từ những họa tiết sơ sài, đơn giản cho đến những hoa văn tỉ mỉ, tinh xảo. Gốm Việt Nam có những bước tiến rất lớn đặc biệt ta sẽ cùng nói đến ở đây chính là “gốm hoa lam” thời Lê.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

- -LỊCH SỬ MỸ THUẬT VIỆT NAM

Bài Tiểu Luận:

Nghệ Thuật Tạo Dáng & Trang Trí Gốm Hoa Lam

Trang 2

Chương I

Lời Giới Thiệu

Nhắc đến nền lịch sử Mỹ thuật Việt Nam ta không thể không nhắc đến gốm Gốm không chỉ chứa đựng những giá trị về mặt nghệ thuật mà còn mang theo đó là những giá trị của một nền văn hóa

Gốm xuất hiện từ rất nâu đời, từ gốm đất nung cho đến gốm men ngọc hoa nâu, hoa lam, từ những họa tiết sơ sài, đơn giản cho đến những hoa văn tỉ mỉ, tinh xảo Gốm Việt Nam có những bước tiến rất lớn đặc biệt ta sẽ cùng nói đến ở đây chính là

“gốm hoa lam” thời Lê

Gốm hoa lam đẹp không chỉ bởi vì nó ít chịu ảnh hưởng từ các nước khác như gốm men ngọc, hoa nâu, gốm hoa lam đẹp là bởi vì nó mang sự sang tạo, tài hoa của người làm gốm trong từng kiểu dáng, họa tiết Để hiểu hơn về gốm hoa lam có hay chăng ta nên nhìn sâu vào “ nghệ thuật tạo dáng và trang trí gốm hoa lam”

Chương II Nghệ thuật tạo dáng và trang trí gốm hoa lam

1 Vài nét về lịch sử “gốm hoa lam”

Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định rằng gốm hoa lam xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng cuối thế kỷ XIV, cuối thời Trần và trở nên cực thịnh ở thời Lê sơ – Mạc Người ta cho rằng trước khi có những sản phẩm đẹp, tinh tế ở thời Lê ắt hẳn phải có một thời kỳ gốm hoa lam chưa hoàn chỉnh

2 Nghệ thuật tạo gốm hoa lam

Trang 3

Gốm hoa lam dáng thanh thoát bởi thô mập hơn so với gốm đất nung và gốm hoa nâu trước kia bởi nó có su hướng vươn lên theo chiều cao Thừa hưởng từ gốm hoa nâu Lý – Trần, tuy các sản phẩm cũng có hình ống nhưng thêm vào đó người làm gốm đã khéo léo tạo các đường cong có độ lớn to nhỏ khác nhau khi tạo dáng được thể hiện ở các sản phẩm như chân đèn, lưu hương, nậm rượu

Các sản phẩm khác như bát, đĩa hoa lam giai đoạn đầu thời hậu Lê cũng là lúc bắt đầu phát triển đi lên của gốm hoa lam, do su hướng vươn theo chiều cao và thanh thoát Bát đĩa vẫn có chút ảnh hưởng từ thời Lý – Trần nhưng chân đế to và vững hơn

Khi tạo dáng bát đĩa chân cao, người thợ gốm đã khéo néo kết hợp những nét cong khỏe của thân với nét thẳng và dài của đế hình ống Toàn bộ sản phẩm từ dưới chân vươn lên thẳng đứng rồi nở dần ra tạo thành bát càng lên cao càng leo rộng Cách tạo hình ấy làm cho bát có dáng thẳng đứng hơn, quả bát tròn, bầu bĩnh hoặc hơi gẫy góc, không chỉ bát mà đĩa, ly uống rượu đều được tạo dáng đơn giản, khéo và độc đáo, trông rất đẹp và sang trọng

Hình dáng sản phẩm đế cao tuy đẹp, khỏe nhưng ggaay khó khăn cho người làm gốm người thợ gốm mất nhiều thời gian để tạo hình, tốn thời gian, nguyên liệu, năng xuất lại thấp Vì thế, dáng đồ gốm dần có sự thay đổi bát đĩa đế thấp, miệng doing, nông lòng đã dần dần thay thế cho kiểu đế cao sâu lòng Sự cải tiến này đã chở nên phổ biến và được áp dụng cho đến tận ngày nay

Một dạng đồ gốm cũng rất đặc trưng của gốm hoa lam đó là hình quả bầu hai ngấn, cao khoảng 20cm, đáy nhỏ Thân ấm phình ra ở vai quai nhỏ tạo hình xoắn, gắn cao ở giữa vai và cổ ấm Vòi ấm ở phía bên kia thấp hơn vai một chút nhìn rất thanh, thoáng đạt, tinh tế mà giản dị Thân và miệng ấm được nối bằng phấn thắt cổ bồng Ấm trông tuy cao nhưng không lênh khênh nhìn bầu bĩnh do hiệu quả tạo hình quả bầu nậm Thân ấm nhìn bầu bầu khỏe mà nhẹ Chi tiết vòi quai được tạo hình khối tròn, dẹt, nhỏ nhắn, gắn đúng chỗ, ăn nhịp với thân ấm Miệng ấm thu nhỏ lại vẻ khá kín đáo Toàn bộ cái ấm toát lên thế hài hòa của một tác phẩm nghệ thuật dân gian độc đáo

Một dạng gốm hoa lam không thể không nhắc đến đó chính là “đồ thờ” Đó

là các chân đèn lư hương kích thước tương đối lớn, dáng cao Đồ gốm thờ đa số đều được tạo hình kiểu con con tiện với các bộ phận và chi tiết phức tạp, dày đặc

Trang 4

họa tiết trang trí Đồ thờ cầu kì, tinh xảo toát lên sự trang nghiêm nhằm phù hợp với nơi thờ tôn nghiêm, cũng rất chau chuốt như các sản phẩm gốm khác

3 Nghệ thuật trang trí gốm hoa lam

Trang trí hoa lam trên gốm bằng bút lông và màu lam (hay xanh chàm) Ở gốm hoa nâu thời trước, người thợ dung bút lông chấm men màu nâu để tô lên từng mảng khắc trên xương đất mộc còn ở gốm hoa lam người nghệ sỹ vẽ thực sự tùy trình độ, tay nghề, tài năng mà người thợ gốm chỉ vẽ theo mẫu sẵn hoặc có thể phóng bút linh hoạt kiểu “trưởng ý định hình” nhưng nét bút phải linh hoạt, thao tác chính xác, vẽ đâu được đấy Đặc điểm của gốm mặc dù đã hay chưa tráng men đều hút màu rất nhanh, màu ngấm nhanh vào xương gốm Do đó, khi vẽ trang trí trên gốm mộc, mỗi nét là một lần hạ bút, chỉ duy nhất một lần, không thể tẩy xóa

để vẽ lại, điều đó khác với phương pháp vẽ trên men gốm đã nung như hiện nay, khi men gốm đã tráng qua một lần được đem vẽ trang trí thì có thể tẩy xóa nét lỗi, hình sai… Rồi tráng men lên trên, nung lần hai

Có ba cách vẽ trang trí gốm hoa lam:

- vẽ dưới men

- vẽ giữa men

- vẽ trên men

a Cách vẽ dưới men

Được thực hiện trên xương đất mộc (chưa qua lò nung) rồi tráng lớp men mỏng lên trên

b Cách vẽ giữa men

Vẽ đồ mộc đã tráng một lớp men, vẽ song lại tráng thêm một lớp men lên trên

c vẽ dưới men

Chỉ vẽ lên lớp men của gốm mộc (xương đất) mà không cần tráng lớp men phủ lên hoa văn

Trong ba cách, cách vẽ dưới và giữa men tạo nên hiệu quả kì diệu của sản phẩm sau khi nung Hoa văn trang trí hiện lên dưới lớp men trong, do đó mà sản phẩm trở nên lung linh và đẹp hơn

Trang 5

Đề tài trang trí trên gốm hoa lam khác rất nhiều so với các loại gốm thời trước, ví như gốm hoa nâu thường được trang trí với đề tài hoa điểu, cúc, hoa sen, chim thước và hình các con vật như voi, hổ… Đến gốm hoa lam ta thường thấy những đề tài mới được sang tạo và sử dụng ngày càng nhiều

Trên gốm hoa lam gia dụng (bát, đĩa, ấm, chén, bình rượu) nội dung trang trí vẫn là chim, hoa, lá, cá, ngựa, sau đã xuất hiện hình rồng, phượng kì lân Trên đồ thờ tuy vẽ hình tứ linh theo truyền thống nhưng kiểu dáng của chúng đã đơn giản hóa và có vẻ hiền lành, gần gũi hơn trước nhiều

Một số đề tài chủ yếu trên gốm hoa lam thời Lê Sơ đó là:

- Hoa lá:

+ Hoa cúc dây và hoa sen được sử dụng để vẽ trên gốm hoa lam Hoa nối nhau thành đường diềm cành nối cành, lá cong xoăn như tay bầu bí, tay mướp, gắn với hình mây lửa và khác hẳn hình hình răng cưa trên gốm hoa nâu Cành hoa được vẽ bằng những nét phẩy bút màu lam Còn hoa sen thì được tách rời cánh, để nối các cánh sen với nhau tạo thành mảng trang trí mà mỗi cánh dường như đều chứa đựng sóng nước trong lòng Lại có những trang trí theo một kieeurmoo phỏng hoa lá, chỉ lấy cái thần của hoa lá thiên nhiên, chứ không vẽ theo hình sắc bất kì loại hoa, lá cụ thể nào Lỗi vẽ này mang tính tự do, phóng khoáng và sang tạo của tùng nghệ sĩ gốm dân gian

- Chim:

+ Lá hình tượng phổ biến trên trang trí gốm hoa lam

+ Ta thường thấy hình: chim phượng, chim khách trên nhiều sản phẩm thậm chí thành tên gọi một số loại đồ gốm “bát con phượng”,… Ở gốm hoa nâu chỉ có chim di nhưng đến gốm hoa lam đã có sự phát triển chim

đã lượn Lối vẽ phóng bút ở đây đã tạo nên dáng chim bay nhẹ nhàng uyển chuyển đa dạng, hình chim phượng bay trong lòng đĩa, trên thành bát trên thân bình, lọ… Không chỉ có chim bay đơn giản mà còn cả một đàn chim, phượng đang xòe cánh lá bốn con chim sẻ, mỗi con một kiểu đều hướng vào phượng Có người cho rằng đấy là cặp quân tử tiểu nhân theo quan niệm Nho giáo được thể hiện trên gốm thời Lê

- Tôm cá:

Trang 6

+ Các loại gốm trước đó đã từng trang trí hình tôm cá đắp nổi, chìm, tô nâu nhưng đến hoa lam, hình tôm cá được vẽ tư thế luôn ssoongs động ẩn hiện như tranh thủy mặc thể hiện tài hoa của người nghệ sĩ dân gian

- Ngưa:

+ Trên gốm hoa lam hình ảnh ngựa xuất hiện khá nhiều đặc biệt ở lư hương, bát bình, lọ Ngựa luôn trong tư thế lồng lên phi nước đại Bằng những nét bút lông nhấn lướt, lại được men chảy kéo nhòe nhiều nét, những con ngựa được vẽ luôn toát lên vẻ lung linh êm nhẹ

- Rồng mây:

+ Hình rồng trên gốm hoa lam mang nét đặc trưng của rồng thời Lê: dáng khỏe, đầu có sừng, lưng có hình yên ngựa, boomd gáy dụng ngược, mình trần hoặc đầy vẩy chân nhiều móng sắc Rồng được vẽ ở nhiều tư thế, có khi vương dài như bay trên mây, có khi uốn khúc cuộn tròn đầu nọt giữa râu và tóc tỏa ra hai bên

+ Rồng cũng như nghê đều là những con vật tưởng tượng, thể hiên sự thiêng liêng sung kính Nhưng trên gốm, hình của chúng lại rất gần giũ đời thường

+ Để tăng hiệu quả trang trí, trên gốm hoa lam cũng như sử dụng một số họa tiết hình học, một số chỉ đơn, chỉ song song chạy quanh miệng và vai, đế kẻ chéo, cắt chéo nhau sen những chấm nhỏ

Chương III Tóm lược

Trong lịch sử gốm Việt Nam có một thời phát triển rực rỡ loại gốm có phong cách đặc biệt, khác hẳn hai phong cách loại gốm quý thời Lý – Trần, gốm hoa lam Gốm hoa lam phóng khoáng bay lượn, uyển chuyển,

là cái mốc thứ ba của nghề gốm sứ nước ta sau gốm đất nung thời phùng nguyên và gốm men ngọc hoa nâu thời Lý – Trần

Trang 7

Từ những phân tích trên ta có thể thấy được giá trị của gốm hoa lam Nghệ thuật tạo dáng và trang trí gốm đầy hội họa, phong cách nhưng cũng rất sang tạo, dân gian đã làm lên tên tuổi của gốm hoa lam

Lời cuối em cảm thấy đầy tự hào về nền gốm nói riêng và nền

mỹ thuật Việt Nam nói chung

Em cám ơn thầy đã hướng dẫn em hoàn thành bài luận này, trong quá trình

thực hiện còn nhiều thiếu xót mong thầy bỏ qua

Em xin chân thành cám ơn!

Ngày đăng: 10/05/2021, 08:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w