1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix

99 1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 0,97 MB

Nội dung

Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ HÀ

HUYỆN CHIÊM HOÁ -TUYÊN QUANG NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Thái Nguyên, năm 2010

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHIÊM HOÁ TỈNH TUYÊN QUANG 7

1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và các thành phần dân tộc 7

1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên 7

1.1.2 Các thành phần dân tộc trong huyện 9

1.2 Lịch sử hành chính 16

Chương 2: KINH TẾ CHIÊM HOÁ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX 17

2.1 Vài nét về tình hình ruộng đất trước thế kỷ XIX 17

2.2 Tình hình ruộng đất Chiêm Hoá nửa đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 21

2.3 Tình hình ruộng đất Chiêm Hóa giữa thế kỉ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) 30

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trang 5

Xứ Tuyên Quang mà trung tâm là vùng Chiêm Hoá xưa nay là một địa bàn lãnh thổ có nhiều tộc người cộng cư bên nhau

Chiêm Hóa là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai tương đối màu mỡ, giàu tài nguyên khoáng sản, các dân tộc Chiêm Hoá mặc dù có nguồn gốc lịch sử khác nhau nhưng khi đã cùng nhau sinh sống tại nơi đây thì các dân tộc đã tích cực khai phá, mở mang ruộng đồng, xây làng lập bản để làm nơi sinh cơ lập nghiệp và phát triển lâu dài

Tình hình cộng cư của nhiều thành phần dân tộc gắn liền với quá trình phát triển lâu dài của đất nước.Việc xây dựng cộng đồng chính trị xã hội trong lịch sử không tách rời với việc xây dựng cộng đồng quốc gia dân tộc gồm nhiều thành phần dân tộc Tình hình đó luôn gắn liền và bị chi phối bởi yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung, từng vùng miền nói riêng và bởi yêu cầu chống ngoại xâm bảo vệ sự tồn tại của quốc gia độc lập

Trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội ở các vùng dân tộc miền núi nói chung và Chiêm Hoá nói riêng “Với yêu cầu của công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, việc di dân gắn liền với việc phân bố dân cư, quy hoạch, xây dựng các vùng kinh tế Đảng và Nhà nước rất quan tâm tới việc xây dựng và phát triển kinh tế xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số.Việc phân bố lại dân cư gắn với xây dựng các vùng kinh tế nhằm khắc phục dần sự cách biệt về kinh tế xã hội giữa các dân tộc, khai thác mọi tiềm năng của đất nước, phát triển

Trang 6

Ngày nay, công cuộc đổi mới đất nước đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa vì mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” là sự nghiệp của toàn xã hội, toàn dân tộc trong đó có phần đóng góp không nhỏ của những huyện miền núi như Chiêm Hoá vào công cuộc phát triển chung của đất nước

Bản thân tôi là một ngưòi dân địa phương cũng như bao người dân khác sinh sống trên mảnh đất Chiêm Hoá lịch sử đều mong muốn hiểu biết về một thời kỳ lịch sử của địa phương mình: Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội cũng như đời sống tinh thần phong phú, độc đáo của nhân dân các dân tộc Chiêm Hoá nửa đầu thế kỷ XIX

Việc nghiên cứu về một thời kỳ lịch sử của Chiêm Hoá (nửa đầu thế kỷ XIX) còn góp phần làm cơ sở cho việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta: đại đoàn kết dân tộc, đưa miền núi tiến kịp miền xuôi, xây dựng con người mới, cuộc sống mới trên mảnh đất Chiêm Hoá giàu truyền thống

Được sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn khoa học là PGS TS Đàm Thị Uyên cùng các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Lịch Sử Việt Nam và Ban Chủ nhiệm khoa Lịch Sử trường Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên, nên tôi đã chọn đề tài: “Huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) nửa đầu thế kỷ XIX”

Trang 7

- Lịch sử Đảng bộ huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang) - (1943-1991) của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Chiêm Hoá, là một công trình nghiên cứu khoa học đầy đủ và có hệ thống về huyện Chiêm Hoá trong thời kì kháng chiến cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước

- Tiếp đến là tài liệu nghiên cứu “Tìm hiểu vài nét về chế độ Quằng ở vùng Mường Giàng thuộc Chiêm Hoá Tuyên Quang trước năm 1945” của Vũ Xuân Bân Tài liệu đã nêu khá đầy đủ và chi tiết về chế độ Quằng ở vùng Mường Giàng (Chiêm Hoá) - Tuyên Quang như: quá trình hình thành và tồn tại của chế độ Quằng từ khi hình thành, khi thực dân Pháp xâm lược và sự tan rã của nó; chế độ ruộng đất, chính sách cai trị của Quằng và quan hệ giai cấp trong chế độ Quằng ở Mường Giàng (Chiêm Hóa) – Tuyên Quang

Nguồn tài liệu trên là ý kiến gợi mở quý báu tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài của mình

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích: Trước hết bản thân là một người dân địa phương có mong

muốn tìm hiểu về quê hương trong lịch sử và nhằm góp thêm cơ sở khoa học về cư dân miền núi nói chung và phía Bắc nói riêng lâu nay còn ít người quan tâm

Đồng thời, việc tìm hiểu nghiên cứu này mong muốn góp phần nêu lên một cách chân thực, khoa học về một thời kì lịch sử trong quá khứ của mảnh đất

Trang 8

4

cũng như con người Tuyên Quang Ngoài ra, còn có thể bổ sung thêm nguồn tư liệu góp phần lí giải một số vấn đề lịch sử Việt Nam trung đại: lịch sử đấu tranh và bảo vệ biên cương, bảo vệ chính quyền quốc gia dân tộc, mối quan hệ giữa các dân tộc trong quá trình tồn tại và phát triển của đất nước, góp phần lí giải về cơ sở xuất phát cho những chính sách của Đảng và nhà nước ta

- Nhiệm vụ: Bước đầu nghiên cứu tương đối toàn diện và đầy đủ về các

mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của huyện Chiêm Hóa Tuyên Quang nửa đầu thế kỉ XIX để qua đó thấy được bức tranh về một thời kì lịch sử trong quá khứ của mảnh đất và con người Tuyên Quang

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm nguồn gốc các dân tộc, tổ chức

hành chính, chế độ sở hữu ruộng đất, văn hoá xã hội của Chiêm Hoá nửa đầu thế kỷ XIX

- Phạm vi nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về huyện Chiêm Hoá

(Tuyên Quang) khoảng thời gian nửa đầu thế kỉ XIX Đây là giai đoạn lịch sử Việt Nam có nhiều sự kiện quan trọng, tác động mạnh mẽ đến quá trình tồn tại và phát triển của huyện Chiêm Hoá nói riêng và tỉnh Tuyên Quang nói chung

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

- Nguồn tư liệu

Nguồn tư liệu chung: Đại Việt sử kí toàn thư, Lịch triều hiến chương loại chí, Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam

thực lục, Đồng Khánh Dư địa chí…

Nguồn tài liệu địa phương: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940 1975) Lịch sử Đảng bộ huyện Chiêm Hoá (1943 - 1991); Văn hoá truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang, di tích lịch sử Tuyên Quang, huyện Chiêm Hoá anh hùng, Các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang

Trang 9

-5

Nguồn tài liệu thực địa, điền dã: Các tài liệu truyền miệng, chuyện kể, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ địa phương, quần thể bia mộ của dòng họ Quằng Ma Doãn ở xã Thổ Bình, Minh Đức huyện Chiêm Hoá (Tuyên Quang)

Nguồn tư liệu địa bạ: 25 đơn vị địa bạ có niên đại Gia Long 4 (1805) với các kí hiệu từ 8073 F1:10 đến 8099 F1:8; 7 đơn vị địa bạ có niên đại Minh Mệnh 21 (1840) với các kí hiệu từ 8101 F1:8 đến 8107 F3:11 Các bản địa bạ nêu trên hiện đang lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I – Hà Nội Hầu hết các thôn xã đều có địa bạ, đó là cơ sở để chúng tôi phục dựng lại tổ chức làng bản cũng như kết cấu kinh tế xã hội của Chiêm Hoá nửa đầu thế kỉ XIX

- Phương pháp nghiên cứu

Trong giới hạn nghiên cứu của đề tài chúng tôi đặc biệt chú ý khâu giám định tư liệu nhất là các tư liệu bằng chữ Hán để thấy được mức độ chính xác của nó Kết hợp với việc sử dụng phương pháp khai thác tài liệu thành văn kết hợp với phương pháp điền dã lịch sử Đồng thời sử dụng các phương pháp lịch sử, logic, phân tích, mô tả, so sánh, đối chiếu các nguồn tài liệu, phương pháp tổng hợp bằng hệ thống các bảng biểu

Chúng tôi đặt việc nghiên cứu lịch sử huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc (trong khoảng thời gian nửa đầu thế kỷ XIX) để thấy được những tác động, ảnh hưởng giữa lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc

6 Đóng góp của luận văn

Dựa trên những nguồn tài liệu có thể khai thác được, đề tài bước đầu khôi phục một cách có hệ thống bộ mặt Chiêm Hoá trong một giai đoạn lịch sử, mối quan hệ tộc người, loại hình kinh tế xã hội, thiết chế chính trị xã hội, các hoạt động kinh tế, những nét văn hoá tiêu biểu gắn với môi trường sinh thái địa phương, vùng miền, những nhân tố thúc đẩy sự biến đổi về kinh tế xã hội địa phương trong thời kì lịch sử xã hội phong kiến Việt Nam

Trang 10

6

7 Cấu trúc của luận văn

Đề tài gồm 87 trang, ngoài phần mục lục, phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1: Khái quát về huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang Chương 2: Kinh tế huyện Chiêm Hoá nửa đầu thế kỉ XIX

Chương 3: Tình hình chính trị - xã hội và văn hóa huyện Chiêm Hoá nửa đầu thế kỉ XIX

Trang 11

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH TUYÊN QUANG

Trang 13

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7

Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHIÊM HOÁ TỈNH TUYÊN QUANG

1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và các thành phần dân tộc 1.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

Chiêm Hoá là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang, mang đậm nét đặc thù của vùng núi phía Bắc Việt Nam; Phía bắc giáp huyện Na Hang; phía nam giáp huyện Yên Sơn; phía đông giáp huyện chợ Đồn (Bắc Cạn); phía tây giáp huyện Hàm Yên và huyện Bắc Quang (Hà Giang), huyện lị đặt tại thị trấn Vĩnh Lộc, cách tỉnh lị Tuyên Quang 67 km về phía Bắc Tính từ các điểm tận cùng theo Bắc- Nam, Đông- Tây, chiều rộng của huyện là 75 km, chiều dài là 120 km “Châu Chiêm Hoá, ở cách phủ 106 dặm về phía nam, đông tây cách nhau 73 dặm, nam bắc cách nhau 139 dặm, phía đông đến địa giới châu Bạch Thông tỉnh Thái Nguyên 22 dặm, phía tây đến địa giới huyện Vị Xuyên 51 dặm, phía nam đến địa giới huyện Vĩnh Điện 65 dặm Đời Đinh, Lê là châu Vị Long; thời thuộc Minh là châu Đại Man, thổ tù họ Ma nối đời quản trị…”[21, tr340]

Nhìn chung địa hình của Chiêm Hoá bị chia cắt khá lớn bởi hệ thống sông ngòi và nhiều dãy núi lớn Nét chung của địa hình là sự xen kẽ không đều giữa các núi đá vôi và núi đất, giữa các dãy núi cao và vùng đồi đất có độ cao trung bình hoặc thấp Giữa các vùng đồi núi đó là các thung lũng có diện tích không lớn song đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc xây dựng các điểm dân cư, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp Chiêm Hoá có nhiều dãy núi cao, điển hình là dãy núi phía nam có đỉnh cao nhất là núi Quạt (745m), dãy núi phía bắc có đỉnh cao nhất là núi Phia Gioòng (1229m), dãy núi phía đông có đỉnh

Trang 14

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 cao nhất là núi Khau Bươn (957m), dãy núi phía tây có đỉnh cao nhất là núi Chặm Chu (1587m)

Sông, suối Chiêm Hoá có độ dốc cao , hướng chảy khá tập trung, các con suối, ngòi đều đổ về sông Gâm và sông Lô Con sông lớn nhất là sông Gâm, bắt nguồn từ Trung Quốc, sau khi chảy qua Cao Bằng, Na Hang, sông Gâm chảy qua Chiêm Hoá trên một độ dài 40 km và là đường thuỷ duy nhất nối huyện với tỉnh lỵ Tuyên Quang và các vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ Các con suối lớn như: ngòi Quẵng, ngòi Đài, ngòi Nhụng… cùng nhiều khe nhỏ khác với chiều dài 317 km tạo thành một nguồn thuỷ sinh phong phú, cung cấp nước, thuỷ sản phục vụ đời sống, sản xuất cua nhân dân và là những con đường giao thông, vận tải quan trọng

Trong hoàn cảnh đặc thù của một huyện miền núi, giao thông đường bộ của Chiêm Hoá có vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh… Song đây cũng là ngành đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, khó thực hiện và cho tới nay, kết quả đạt được vẫn chưa hoàn toàn thoả mãn được nhu cầu Con đường chiến lược của huyện là tuyến đường khởi xuất từ km31 của quốc lộ II chạy qua huyện lỵ lên Na Hang Sau nhiều năm xây dựng nâng cấp huyện đã có một mạng lưới đường liên xã, liên thôn trải rộng khắp địa bàn Đương nhiên, đây chủ yếu là đường đất, lòng đường hẹp, nhiều dốc, việc giao thông vận tải còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa

Theo Đại Nam nhất thống chí, khí hậu của Chiêm Hoá: “Mùa hè và mùa thu thường mưa nhiều, mùa đông và mùa xuân thường âm u mỗi khi mưa lâu tiếp đến ngày nắng, thì khí nóng khác thường, đến tiết sương giáng thì có gió rét, tháng 3 và tháng 9 khí nóng nung nấu, nhiều người bị cảm” [21, tr314]

Trang 15

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Chiêm Hoá thuộc vùng khí hậu nhiệt đới thấp được phân chia thành hai mùa rõ rệt Mùa nóng từ tháng 4 đến tháng 10, thường có mưa nhiều và mưa rào tập trung từ tháng 5 đến tháng 8, với lượng mưa cao nhất là 300,3 mm, mùa này thường xảy ra lũ lụt ; mùa lạnh thường kéo dài từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau, thường có gió mùa đông bắc, sương mù và sương muối ; nhiệt độ trung bình năm là 22,60 C cao nhất là 39,70

C và thấp nhất là 4,20C; độ ẩm trung bình là 85%

Điều kiện tự nhiên mang lại cho Chiêm Hoá nhiều lợi thế, sự giàu có về tài nguyên khoáng sản cũng như thế mạnh về sản xuất nông, lâm nghiệp Rừng Chiêm Hoá có nhiều lâm thổ sản và nhiều muông thú quý hiếm : Đinh, lim, nghiến, lát gấu, nhím, tê tê, tắc kè Dưới lòng đất có nhiều khoáng sản như : Ăngtimoan, mangan, vàng sa khoáng Đất đai có độ phong hoá cao, lượng mưa và độ ẩm thích hợp Chiêm Hoá có đầy đủ các điều kiện để trồng cây lương thực (lúa, ngô, sắn) Cây công nghiệp (sả, chè, các cây họ đậu, mía) chăn nuôi gia súc gia cầm và phát triển nghề rừng cũng như các ngành công nghiệp khai thác, chế biến

1.1.2 Các thành phần dân tộc trong huyện

Từ lâu Tuyên Quang đã là một tỉnh có nhiều dân tộc anh em sinh sống Lê Quý Đôn trong “Kiến Văn Tiểu Lục” đã chép: Tuyên Quang có các giống người như: giống người Nùng, giống người Răng Vàng, giống người Hoá Thường, giống người Ngô Ngàn, bảy chủng tộc ngưòi Mán trong đó có Sơn Trang, Sơn Tử, Cao Lan, Sơn Man, Sơn Bán, Sơn Miêu giống người Sá Ngoại, giống người La Quả, giống người Sá Tụ [2, tr11- 12]

Trang 16

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Theo sách Đại Nam nhất thống chí : “Nhân dân thì người Thanh, người Thổ, người Nùng, người Mán ở lẫn lộn với nhau, mỗi chủng tộc nói một thứ tiếng khác nhau ”[21, tr342]

Theo số liệu thống kê năm 2008 của tỉnh Tuyên Quang, huyện Chiêm Hóa có 135.873 người (chiếm 18,57% dân số cả tỉnh) Chiêm Hoá là một huyện vùng cao của tỉnh Tuyên Quang bao gồm nhiều dân tộc sinh sống, trong đó tập trung nhiều nhất là dân tộc Tày, Kinh, Dao, Nùng, Hoa, Mông

BẢNG THỐNG KÊ CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘC Ở CHIÊM HOÁ (SỐ LIỆU NĂM 2008)

Trang 17

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 Trên cơ sở tư liệu lịch sử, truyền miệng, khảo sát thực tế các xã của huyện Chiêm Hoá, cho biết khái quát về địa bàn cư trú, nguồn gốc, quê quán của các dân tộc Chiêm Hoá như sau:

1.1.2.1 Dân tộc Tày

Dân tộc Tày là một cộng đồng thuộc ngôn ngữ Tày - Thái Trước kia dân số đông nhất tỉnh Tuyên Quang Người Tày Chiêm Hoá sống xen kẽ với các dân tộc khác trong huyện, tập trung ở các xã: Vi Sơn, Khúc Phụ, Miện Dương, Xuân Quang, Thổ Bình, Minh Đức

Người Tày còn có tên là “Thổ”, Thổ chỉ thổ dân, người bản xứ Ngoài ra, dân tộc Tày còn có các tên gọi theo các nhóm địa phương: Thổ (tên cũ); Ngạn: do mặc áo ngắn hơn; Phén: mặc áo nâu; Thu Lao: quấn khăn thành chóp nhọn trên đầu; PaDí: áo có thêu hoa văn ở cổ và vải vắt ngang ngực, ống tay áo nối nhiều đoạn vải màu, mũ hình mái nhà [25,tr14] Tuy nhiên, là một cộng đồng khá thuần nhất với một yếu tố rõ rệt, các cư dân Tày đều thống nhất tên tự gọi là Tày và tên đó đã trở thành tên gọi chính thức của dân tộc từ cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công

Người Tày ở Chiêm Hoá đã lâu đời, chắc chắn lâu đời nhất trong các dân tộc Điều chắc chắn là đến thế kỉ XI có một họ Hà đã có công giúp triều đình nhà Lý đánh đuổi quân phong kiếm nhà Tống (Trung Quốc) xâm lược nước ta, được vua nhà Lý gả công chúa và dựng bia ghi công họ Hà ấy Tấm bia hiện còn ở xã Yên Nguyên (Chiêm Hoá) Ngoài ra cũng có một số bộ phận từ Trung Quốc sang được mấy đời nay và có bộ phận từ Cao Bằng, Bắc Thái, Lạng Sơn chuyển đến

1.1.2.2 Dân tộc Kinh

Về nguồn gốc lịch sử tộc người, người Kinh lên Chiêm Hoá theo nhiều con đường khác nhau Trong đó có nguyên nhân là những công thần hoặc

Trang 18

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 12 những quan chức thân cận được triều đình nhà Nguyễn phong tước, cử lên Chiêm Hoá (Chính sách “Lưu quan”) Theo sách: Các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang: “Theo chính người trong họ thổ ty kể – thì đều có tình trạng là người Kinh lên làm rể hoặc chiếm đoạt chức tước Ví dụ: Một người Kinh làm rể họ Ma Doãn đã sát hại em cậu rồi hưởng gia tài, dùng họ vợ là Ma Doãn (ở Chiêm Hoá) Điều này phù hợp với tục con gái thổ ty chỉ được lấy chồng là người Kinh hoặc người Khách (Hoa) không được lấy chồng người đồng tộc hoặc dân tộc thấp kém hơn” [2, tr41] Bộ phận người Kinh này dần dần bị Tày hoá và trở thành những người Tày gốc Kinh

Do điều kiện môi trường, điều kiện cư trú của đồng bào Kinh là xen kẽ, ít tách biệt giữa người Kinh và các tộc người khác, nên mối giao thoa văn hóa giữa các tộc người diễn ra mạnh mẽ Người Kinh ngoài canh tác lúa nước còn có thế mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm và thuỷ sản ở ao hồ Các nghề thủ công phát triển như: Nghề mộc, rèn Phong tục tập quán không có gì khác biệt so vói người Kinh ở các địa phương khác

1.1.2.3 Dân tộc Nùng

Dân tộc Nùng ở Tuyên Quang bao gồm những ngành như: Nùng Cháo, Nùng Phán Sình, Nùng Inh, Nùng Xuồng Ở Chiêm Hoá chủ yếu là ngành Nùng An, tập trung nhiều ở xã Trung Hoà, chiếm 1/7dân số xã đó [2, tr77]

Người Nùng ở Chiêm Hóa vốn từ các vùng đất thuộc tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) sang đến nay đã được vài ba trăm năm Trong “ Kiến Văn Tiểu Lục”, Lê Quý Đôn có chép: Người Nùng di cư từ 12 châu thổ ở Trung Quốc sang Tuyên Quang Hiện nay, người Nùng còn khá ít, sở dĩ như vậy là do trên thực tế có rất nhiều người Nùng đã cố kết với người Tày, sự cố kết giữa Tày và Nùng cũng là dễ hiểu vì 2 dân tộc này xa xưa cùng 1 nguồn gốc, tiếng nói và phong tục tập quán cơ bản giống nhau

Trang 19

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 13 Người Nùng không có chữ viết riêng mà dùng chữ Hán để ghi chép và làm phương tiện giao dịch khác Do dân số ít, lại ở xen kẽ với dân tộc Kinh nên thạo tiếng Kinh Nguồn sống chính của người Nùng là làm ruộng và trồng các loại hoa màu như: ngô, khoai, sắn, đỗ cách trồng trọt và công cụ sản xuất giống như người Tày

5 Dao Lồ Gang 6 Dao Coóc Ngáng 7 Dao Quần Trắng 8 Dao Thanh Y 9 Dao Áo Dài

Tên gọi các ngành Dao hầu hết căn cứ vào trang phục mà đặt tên như: Quần trắng, áo dài, quần chẹt Tuy tiếng nói và phong tục tập quán không hoàn toàn giống nhau và có chỗ khác hẳn nhau như: 6 ngành Dao trên nói giống nhau, khác 3 ngành dưới và ngược lại Nhưng đồng bào tự nhận tên gọi của dân tộc mình là “Kiềm Miền” (phát âm của 6 ngành trên) hay “Kiềm Mân” (phát âm của 3 ngành dưới) Phát âm theo Hán Việt là “Sơn Nhân” có nghĩa là người ở rừng Ngoài tên gọi thông thường là “Kiềm Miền”, “Kiềm Mân”, trong các gia phả, sách cúng ma, văn thơ còn viết chữ Hán là “Dao

Trang 20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 14 Nhân”- Tức là người Dao, phát âm của đồng bào là Dìu Miền, Ỳu Miền, Dao Miền Vì lẽ đó người ta gọi là dân tộc Dao [2, tr183]

Ở Chiêm Hoá tập trung các ngành Dao sau: Dao Đại Bản, Dao Tiểu Bản, Dao áo dài

Cùng 1 dân tộc nhưng mỗi ngành cư trú 1 vùng nhất định, có vài ngành cùng cư trú xen kẽ như: Dao Đại Bản, Dao Tiểu Bản Nói chung là ở xen kẽ với các dân tộc khác, xen kẽ theo xóm, không xen kẽ theo hộ

Nguồn gốc: Theo gia phả 1 số gia đình và những tài liệu khác như: Bình hoàng khoán điệp, Quá hải đồ, các sách truyện, sách cúng ma ta biết được nguồn gốc của người Dao là từ bên Trung Quốc di cư vào Việt Nam Nhiều gia phả ghi rõ ràng trước khi sang Việt Nam đã ở Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam Trong các sách truyện, sách cúng ma thường nói đến nhiều địa danh ở Trung Quốc Đồng bào di cư sang Việt Nam có nhiều nguyên nhân, thời gian và luồng di cư khác nhau Nguyên nhân chủ yếu là do sự chèn ép, áp bức của chế độ phong kiến Trung Quốc, các cuộc chiến tranh phong kiến liên miên Ngoài ra là nạn thiên tai, hạn hán, mất mùa Về thời gian thì vào khoảng thế kỷ XIII đến XVI (Đại Minh quốc) hoặc vào thế kỉ XVI, XIX (Đại Thanh quốc) [2, tr188]

Người Dao đến Tuyên Quang với luồng di cư và thời gian khác nhau, do nhiều nguyên nhân lịch sử, điều kiện cư trú, sinh hoạt, sự ảnh hưởng văn hoá qua lại giữa các dân tộc cho nên trình độ phát triển kinh tế và văn hóa giữa các ngành Dao có sự chênh lệch nhau

1.1.2.5 Dân tộc Mông

Dân tộc Mông là 1 dân tộc có truyền thống lịch sử lâu đời Theo gia phả của của dân tộc mình thì dân tộc Mông bắt nguồn từ Trung Quốc, cách đây khoảng 200 đến 500 năm bắt đầu di cư sang Việt Nam và họ vẫn giữ

Trang 21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 15 phong tục tập quán của riêng mình Các ngành của dân tộc Mông sinh sống ở Chiêm Hoá:

1 Mông Trắng (tự gọi là Mống Đấu) cư trú ở xã Bình An giáp tỉnh Hà Giang

2 Mông Đỏ (tự gọi là Pạ Hử) ở tả ngạn sông Lô, Gâm thuộc xã Linh Phú (Chiêm Hoá)

3 Mông Hoa hay Mông Lài (tự gọi là Pạ Hử) ở xã Hồng Quang giáp tỉnh Hà Giang

4 Mông Nước (tự gọi là Sủi, Suẩy) ở xã Hồng Quang

Về nguồn gốc, phong tục tập quán, sinh hoạt có nhiều điểm khác nhau rõ rệt, đặc biệt về tiếng nói

Đặc điểm cư trú: Người Mông sống du canh, du cư trên những triền núi cao So với các dân tộc khác thì người Mông ở miền rừng núi với địa thế cao và xa nhất

Đồng bào Mông chủ yếu canh tác trên những hốc đá, 1 số ít canh tác trên ruộng bậc thang Loại lương thực chủ yếu của người Mông là ngô, ngoài ra còn nhiều loại lúa, có tới khoảng hai, ba chục loại lúa tẻ, lúa nếp Chăn nuôi đại gia súc, lợn, gà; săn bắn thú rừng; làm các nghề phụ khác như: đan lát, trồng bông, dệt vải

1.1.2.6 Dân tộc Hoa

Người Hoa từ nhiều tỉnh của Trung Quốc vào Việt Nam và đến Tuyên Quang với nhiều nguyên nhân và thời gian khác nhau, có thể là do sự áp bức bóc lột của chế độ phong kiến Trung Quốc mà sang Việt Nam tìm đất làm ăn, do chiến tranh phong kiến mà chạy sang lánh nạn, do buôn bán mà sinh cơ lập nghiệp ở Tuyên Quang

Trang 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 16 Trong số người di cư sang Việt Nam ở Tuyên Quang ngoài người Hán còn có các dân tộc thiểu số khác như người: Choang hay Tráng, Ngái, ngoài ra có người ở tỉnh Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam, Hà Nam, Phúc Kiến Song tên gọi thông thường là dân tộc Hoa Người Hoa còn được gọi là “người Khách” Người Hoa ở Chiêm Hoá tập trung chủ yếu ở xã Ngọc Hội

Người Hoa làm 3 nghề chính: Làm ruộng, buôn bán và làm công việc khác Chủ yếu là sống bằng nghề làm ruộng Ngoài trồng lúa, ngô, mía làm đường, mật, đồng bào còn trồng rau, màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm Đồng bào thông thạo việc trồng trọt, sử dụng phân bón, có nhiều kinh nghiệm làm ăn, đặc biệt coi trọng việc làm ải đất, câu tục ngữ : “Cày ruộng sang đông còn hơn bỏ phân xuống ruộng” đã thể hiện rõ điều đó Một số họ sống bằng nghề buôn bán, làm bánh kẹo, bán thuốc bắc

Tóm lại: Các dân tộc ở Chiêm Hoá mặc dù có nguồn gốc, phong tục tập quán, ngôn ngữ khác nhau, dù cũng có sự phân biệt giữa cư dân bản địa với cư dân từ nơi khác đến sinh sống nhưng khi cùng chung sống trên cùng 1 khu vực (huyện Chiêm Hoá) thì các tộc người đã đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong đời sống, sản xuất, sinh hoạt lẫn bảo vệ quê hương, làng bản, đất nước, bảo tồn và phát huy mạnh mẽ những phong tục tập quán, những truyền thống đẹp đẽ, quý báu của các dân tộc, tạo dựng nên nét văn hóa đa dạng nhiều màu sắc của mảnh đất Chiêm Hoá lịch sử

1.2 Lịch sử hành chính

Tuyên Quang “Đời cổ là nước Lạc Long, Tần là quận Nam Hải, thuộc Hán gọi là quận Giao Chỉ Đường là châu Thang Thời Trần thuộc lộ Quốc Oai Đầu đời Lê là trấn Tuyên Quang, giữa năm Quang Thuận (1466) đặt làm thừa tuyên Tuyên Quang, có 1 phủ, 1 huyện, 5 châu: Phủ Yên Bình; huyện

Trang 23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 17 Phúc Yên (Hàm Yên); 5 châu: Thu Vật, Lục Yên, Đại Man (Chiêm Hoá), Vị Xuyên, Bảo Lạc [8, tr143]

Trong tiến trình lịch sử dân tộc, Chiêm Hoá đã nhiều lần thay tên gọi và địa giới hành chính Thời Đinh, tiền Lê, Lý, huyện được gọi là Châu Vị Long Thời thuộc Minh, huyện thuộc Châu Tuyên Hoá với tên gọi Đại Man (tức huyện có nhiều dân tộc ít người)

Năm 1931, huyện được đổi thành châu Chiêm Hoá bao gồm cả Na Hang ngày nay với tổng diện tích 2 huyện là 2.427 km-2, đến 1943 châu Chiêm Hoá được chia thành 2 huyện Chiêm Hoá và Na Hang Trong cuộc vận động Cách mạng tháng Tám năm 1945, sau khi được giải phóng (4/1945) Chiêm Hoá được gọi là Châu Khánh Thiện và bao gồm cả một số vùng của Hàm Yên, Yên Sơn Tới đầu 1946 huyện được qui về theo địa giới hành chính cũ với tên gọi là Chiêm Hoá Qua nhiều lần thay đổi, tới nay Chiêm Hoá có 28 xã và một thị trấn

Chương 2: KINH TẾ CHIÊM HOÁ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

2.1 Vài nét về tình hình ruộng đất trước thế kỷ XIX

Dưới thời phong kiến độc lập, chính sách của các triều đình Việt Nam đối với các dân tộc thiểu số căn bản không khác gì đối với thần dân chung trong cả nước Tuy nhiên, bản thân giai cấp phong kiến thống trị không trực tiếp làm việc đó mà thông qua tầng lớp chúa đất - thổ tù mà theo tiếng gọi của người Tày là Quằng Quằng dịch theo tiếng Tày nghĩa là “chúa”, là “thủ lĩnh”; tùy cách phát âm của từng địa phương khác nhau nên chữ “Quằng” có

Trang 24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 18 nơi gọi là “quăng”, “quẳng” hoặc “quánh”, nhưng dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “quan” Ngoài ra, “Quằng” còn được gọi là “phiên thần”, “thổ ty”

Lịch sử hình thành chế độ Quằng có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng chắc chắn rằng đã có từ lâu đời, có liên quan đến cơ cấu kinh tế - xã hội của các tộc người và việc tranh thủ lôi kéo các tù trưởng miền núi của các vương triều phong kiến Việt Nam, bằng cách: phong chức tước, gả công chúa để lôi kéo, ràng buộc họ, thắt chặt mối đoàn kết quốc gia dân tộc, mở rộng ảnh hưởng của triều đình đến nhân dân các tộc miền núi, biến họ thành các quan chức của triều đình, thông qua đó để cai trị các dân tộc miền núi

Chế độ Quằng được hình thành ở 1 số địa phương khu vực miền núi phía bắc: Bảo Lạc (Cao Bằng); Đồng Văn (Hà Giang); Na Hang, Chiêm Hoá (Tuyên Quang)…

Theo sử sách và một số truyện kể trong dân tộc Tày ở Việt Bắc cho biết: dưới thời hậu Lê nhân dân Tày ở các vùng biên giới thường nổi dậy chống lại triều đình phong kiến trung ương Để vỗ về lôi kéo các vùng dân tộc này, bấy giờ nhà Lê đã phong tước “Hầu” cho 7 dòng họ thổ ty thế lực ở một số vùng Tày Việt Bắc, mỗi phiên thần được phong cho cai quản một vùng đất nhất định:

Nọ Nông ở Bảo Lạc (Cao Bằng) có thế lực lớn nhất Họ Nguyễn ở Đồng Văn (Hà Giang)

Họ Hoàng ở Tụ Long (Giáp huyện Hoàng Su Phì - Hà Giang) Họ Vi ở Lộc Bình (Lạng Sơn)

Họ Ma Doãn ở Chiêm Hoá (Tuyên Quang) Họ Đinh, Lý ở Bắc Kạn, Lạng Sơn [9, tr3]

Các tù trưởng, thủ lĩnh, thổ ty (Quằng) lúc đầu ít nhiều có công dẫn dắt dòng tộc, khai hoang lập thành mường bản, nhân dân Tày coi Quằng (Thổ ty)

Trang 25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 19 là người “cai quản xóm làng” (cần chống nặm cặm mường), hoặc “nước cạn không bỏ thuyền, chạy hổ không bỏ thổ ty” (Nặm bốc bấu tá lừa, ni thưa bấu tá quẳng) Nếu không có thổ ty cai quản làng xóm thì làm ăn gặp nhiều khó khăn:

“Mường bấu mì quẳng hết chin khó Rướn bấu thờ chó hết chin khôm” (Mường không có thổ ty làm ăn khó Nhà không thờ tổ tiên làm ăn đắng)

Như vậy, các thổ tù đã giành được sự thừa nhận là người có công khai phá, đứng đầu điều khiển mọi việc xây dựng bản mường

Ruộng đất công trong vùng với danh nghĩa là của chung, ruộng của tổng, bản nào vẫn thuộc quyền quản lý sở hữu của tổng bản đó Quằng - chúa đất, với tư cách là người đại diện bản, mường, cai quản xóm làng và được triều đình phong kiến giao cho cai quản mọi công việc trong địa vực nhất định và được cha truyền con nối, đã nắm quyền sở hữu tối cao về ruộng nương, rừng núi, sông suối và các nguồn tài nguyên khác trong vùng; phân phối ruộng đất cho tay chân phục dịch, cho nông dân và thu tô thuế, ngoài ra người dân còn phải làm nghĩa vụ: cống các sản vật quý hiếm, lao dịch…

Ruộng đất công trong vùng, trên danh nghĩa thuộc quyền sở hữu của nhà vua nhưng thực chất số ruộng đất này hầu hết nằm trong tay Quằng

Ruộng đất ở Chiêm Hoá đựơc chia làm nhiều loại: ruộng của Quằng, ruộng của chức dịch, ruộng của phục dịch, ruộng thủ hạ…

Ruộng đất của dòng họ Quằng: Là loại ruộng đất tốt nhất trong vùng, xã nào cũng có

“Nà cái nà mường/ Thôm Luông thôm Quẳng” (Ruộng to ruộng của mường/ Ao to ao của Quẳng)

“Nà cái nà mường/ Nà luông nà Quằng”

Trang 26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 20 (Ruộng to ruộng của mường/ Ruộng lớn ruộng của Quằng)

Quằng họ Ma Doãn ở Chiêm Hoá có khoảng 30 ha ruộng [2, tr42] Còn theo các cụ già ở vùng này kể lại, đời Ma Doãn Mận (ông tổ đầu tiên của dòng họ Quằng Ma Doãn được triều đình phong hầu, giao cho toàn quyền cai trị vùng Mường Giàng (Chiêm Hoá)) đã giữ riêng cho mình khoảng 400 bung ruộng (bung là đơn vị đo diện tích của dân tộc Tày, 1 bung = 1000 m2) Đến các đời sau số ruộng đất này tăng lên gấp 3, 4 lần

Ruộng phân chia cho các chức dịch: Những ai được Quằng tin cậy giao cho những chức vụ trong bộ máy thống trị giúp việc cho Quằng thì được Quằng cấp thêm cho một số ruộng đất nhất định Số ruộng đất này gọi là ruộng chức dịch Tuỳ theo chức vụ to hay nhỏ, quan trọng hay không quan trọng thì được nhiều hay ít Nếu vì lý do gì mà không tham gia vào bộ máy thống trị của Quằng nữa thì số ruộng được Quằng cấp thêm đó có thể bị lấy lại để giao cho người khác, hoặc không là tuỳ mức độ người đó có còn tín nhiệm nhiều hay ít đối với Quằng

Ruộng công chia cho dân cày cấy: Ruộng này tiến hành chia theo định kỳ 4 năm 1 lần Ruộng này tất nhiên là không tốt bằng ruộng của Quằng và ruộng chức dịch Những người dân cày cấy ruộng này phải có nghĩa vụ phục dịch Quằng, vì vậy gọi ruộng này là ruộng phục dịch

Ruộng thủ hạ: Đây là loại ruộng cấp cho những người do làm ăn phá sản hoặc là mắc sai phạm gì đó bị Quằng phạt vạ; do nghèo quá không trả được vạ nên phải phụ thuộc vào Quằng hoàn toàn Quằng không trực tiếp nuôi những người trong nhà mà cấp cho họ một số ruộng để cày cấy, tự cày cấy mà ăn nhưng phải thường xuyên đến hầu hạ, làm các công việc cho Quằng Ruộng này được gọi là ruộng thủ hạ hay ruộng hầu hạ

Trang 27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 21 Ruộng Mo, Nghè, Chẩu: Đây là ruộng cấp cho những người phục vụ trong bộ máy thần quyền cho Quằng như: cúng bái tổ tiên, tổ chức ma chay, cưới xin

Ngoài ra, người dân khai phá ruộng đất hoang bao nhiêu thì được hưởng bấy nhiêu nhưng chỉ có quyền chiếm hữu chứ không có quyền sở hữu Ruộng đất khai phá thêm này nếu cần thiết Quằng sẽ trưng dụng, người khai phá ruộng đất này buộc phải phục tùng

Với nguyên tắc: “Chin nà pà việc” (ăn ruộng phải làm việc), thổ ty quy định như: người đi mua trâu để mổ trâu tế thần gọi là “họ khiên ngưu”; người chuyên mổ trâu gọi là “họ poọng”; người nộp cá để cúng được nhận “ruộng cá” (Nà pia), nộp quả mận gọi là “ruộng quả mận” (nà mác mận); nộp quả dâu da soan gọi là “ruộng dâu da soan” (nà thai thứa), người chuyên vót đũa cho thổ ty được ruộng gọi là “ruộng đũa” (nà thú), người chuyên cúng cho gia đình thổ ty được nhận “ruộng cúng” (nà mo)… những người nhận phần ruộng này thì cha truyền con nối làm việc đó Tuy nhiên, số ruộng này không được đem làm của cải kế thừa, nghĩa là chỉ được canh tác khi còn làm việc cụ thể nào đó cho Quằng

2.2 Tình hình ruộng đất Chiêm Hoá nửa đầu thế kỷ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805)

Tư liệu chủ yếu để phục dựng lại bức tranh về tình hình ruộng đất Chiêm Hoá nửa đầu thế kỷ XIX là các tài liệu địa bạ có niên đại Gia Long

4(1805), (Tổng cộng có 25 đơn vị địa bạ)

Các địa bạ có niên đại trên đều là bản chính, hiện lưu tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia I - Hà Nội 25 xã trên tổng số 45 xã của huyện ở nửa đầu thế kỷ XIX có địa bạ Gia long 4

Trong quá trình tiếp cận sử dụng tài liệu địa bạ chúng tôi tiến hành so sánh với nhiều nguồn tư liệu khác, cố gắng phục dựng lại vài nét về tình hình

Trang 28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 22 ruộng đất ở Chiêm Hoá nửa đầu thế kỉ XIX qua địa bạ Gia Long năm thứ 4 với những nội dung chủ yếu sau:

Theo số liệu của địa bạ huyện Chiêm Hoá năm Gia Long 4(1805) các loại ruộng đất được chia như sau:

Bảng 2.1: THỐNG KÊ ĐỊA BẠ GIA LONG 4 (1805)

Địa danh

Tổng số ruộng đất Diện tích ruộng tƣ (M.S.Th.T)

Tổng Thổ Hoàng 3171 6 3 7 3171.6.3.7

1 Khúc Phụ 275 1 12 5 275.1.12.5 2 Thổ Hoàng 326 4 1 9 326.4.1.9 3 Xuân Hương 259 2 6 3 259.2.6.3

6 Bình Long 75 7 10 9 75.7.10.9 7 Hà Lương 263 8 14 5 263.8.14.5

10 Gia Thuận 124 8 13 7 124.8.13.7 11 Miện Dương 454 1 5 454.0.1.5

Tổng Côn Lôn 1138 2 6 2 1138.2.6.2

Trang 29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 23

14 Yên Viễn 228 4 1 1 228.4.1.1 15 Thượng Nông 188 7 13 188.7.13.0

Tổng Vĩnh Ninh 935 1 11 5 935.1.11.5

16 Khuôn Hà 439 6 8 4 439.6.8.4 17 Kim Tương 259 8 2 9 259.8.2.9 18 Khánh Ninh 235 7 2 235.7.0.2

Trang 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 24

100-200 mẫu

200-300 mẫu

300-500 mẫu

>500 mẫu

1494.3.11.3 1494.3.11.3

24,4 % 24,4 % 2 Lưu hoang

- Tư điền

4630.9.9.0 4630.9.9.0

75,6 % 75,6 %

Trang 31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 cho thấy, tùy theo đặc điểm địa lý mà số ruộng tư phân bố trong các xã nói riêng, các tổng nói chung của huyện Chiêm Hóa là không đều nhau, thậm chí còn có độ chênh lệch lớn như thống kê ở bảng 2.1

Trong tổng số 6125.3.5.3 thì ruộng lưu hoang chiếm tới 75,6%, trong đó phần bỏ hoang đều là điền chứ không có thổ Đặc biệt là xã Đài Xá có diện tích ruộng đất là 45.1.8.5 nhưng hoàn toàn bỏ hoang Tại sao có tình trạng này? Điều này có thể lý giải là do đặc điểm địa lý ở Chiêm Hóa đa số là ruộng bậc thang và khan hiếm nước Các cọn nước dẫn nước hầu như không đủ khả năng cung cấp nước cho ruộng đồng Nguồn nước chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, hoặc do chiến tranh, nạn thổ phỉ… nên ở Chiêm Hóa tình trạng đất lưu hoang rất phổ biến và với số lượng lớn

+ Tình hình sở hữu ruộng đất tư:

Quy mô ruộng đất tư hữu ở Chiêm Hoá lớn (100%), chúng ta có thể thấy được mức độ sở hữu của các chủ qua bảng dưới đây:

Trang 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 26 74 chủ có mức sở hữ từ 10 - 20 mẫu, chiếm 51,7% tổng số chủ và 65% tổng diện tích ruộng của Chiêm Hoá

Có 3 chủ có mức sở hữu từ 20 – 30% mẫu, chiếm 2,1% tổng số chủ và chiếm 4,2% tổng diện tích ruộng của Chiêm Hóa

Chủ có mức sở hữu cao nhất huyện là: 25 mẫu và thấp nhất chỉ có 9 sào Thực tế đó cho thấy rằng, khả năng sở hữu vừa và lớn là khá phổ biến ở Chiêm Hóa

Sở hữu bình quân một chủ ở Chiêm Hoá: 10.7.4.7; xã có mức sở hữu bình quân cao nhất là xã Kim Tương (16.9.8.0); thấp nhất là xã Khánh Ninh (1.2.4.0) đây cũng là xã có diện tích ruộng đất ít nhất (trừ phần ruộng hoang)

Cụ thể từng xã, hãy xem bảng dưới đây:

Bảng 2.5: BÌNH QUÂN SỞ HỮU VÀ BÌNH QUÂN THỬA

Xã thôn

Ruộng tƣ ghi trong Địa bạ

D.tích có thể tính sở hữu (M.S.Th.T)

Bình quân 1 thửa

Bình quân 1 thửa (M.S.Th.T)

Số chủ

Bình quân sở hữu 1 chủ

(M.S.Th.T)

1 Khúc Phụ 275.1.12.5 83.9.7.5 7 11.9.9.6 7 11.9.9.6 2 Thổ Hoàng 326.4.1.9 157.5.1.5 13 12.1.1.6 13 12.1.1.6 3 Xuân Hương 259.2.6.3 59.0.0.0 5 11.8.0.0 5 11.8.0.0 4 Vĩnh Gia 340.2.3.5 67.2.0.0 6 11.2.0.0 6 11.2.0.0 5 Vi Sơn 630.7.11.5 181.2.10.0 12 15.1.0.0 12 15.1.0.0 6 Bình Long 75.7.10.9 11.0.0.0 2 5.0.0.0 2 5.0.0.0 7 Hà Lương 263.8.14.5 101.2.12.0 8 12.6.5.1 8 12.6.5.1

M.S.Th.T: Mẫu Sào Thước Tấc

Trang 33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 27

8 Thân Xá 12.5.1.9 60.0.0.0 6 10.0.0.0 6 10.0.0.0 9 X uân Quang 108.7.0.5 33.8.7.0 4 8.4.6.7 4 8.4.6.7 10 Gia Thuận 124.8.13.7 40.5.0.0 4 10.1.2.5 4 10.1.2.5 11.Miện Dương 454.0.1.5 112.0.0.0 12 9.3.3.3 12 9.3.3.3 12 Đà Vị 393.1.9.1 11.5.0.0 3 3.8.3.3 3 3.8.3.3 13 Côn Lôn 327.8.13.0 12.2.0.0 3 4.0.6.6 3 4.0.6.6 14 Yên Viễn 228.4.1.1 9.3.0.0 2 4.6.5.0 2 4.6.5.0 15.Thượng Nông 188.7.13.0 8.1.0.0 2 4.0.5.0 2 4.0.5.0 16 Khuôn Hà 439.6.8.4 174.0.0.0 13 13.3.8.4 13 13.3.8.4 17 Kim Tương 259.8.2.9 101.8.8.0 9 11.3.2.0 6 16.9.8.0 18 Khánh Ninh 235.7.0.2 6.2.0.0 5 1.2.4.0 5 1.2.4.0 19 Ninh Dương 116.6.1.3 41.3.0.0 4 10.3.2.5 4 10.3.2.5 20 Đài Mãn 137.9.1.8 39.0.0.0 5 7.8.0.0 5 7.8.0.0 21 Tùng Hiên 101.3.12.1 31.3.0.0 5 6.2.6.0 5 6.2.6.0 22 Kim Đài 199.0.3.8 62.0.0.0 8 7.7.5.0 8 7.7.5.0 23 Kim Mã 190.1.10.3 65.0.10.3 6 10.8.3.5 6 10.8.3.5

Từ tình hình sở hữu bình quân về ruộng đất, cũng như bình quân về thửa và sự phân bố các lớp sở hữu có thể rút ra nhận xét: Kết cấu sở hữu ruộng đất ở Chiêm Hóa nửa đầu thế kỷ XIX đang trong quá trình tập trung ruộng đất vào tay các tầng lớp trên trong xã hội Tuy nhiên, ở Chiêm Hoá tình

Trang 34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 28 trạng đất bỏ hoang rất phổ biến và với số lượng rất lớn; đặc biệt trong tổng số 143 chủ sở hữu thì không có chủ sở hữu nào là nữ; không có chủ phụ canh

+ Chất lượng đất đai:

Theo tư liệu địa bạ, Chiêm Hoá chỉ có ruộng loại 3 (1494.3.11.3), không có loại nhất và nhì

+ Quy mô sở hữu ruộng đất của các dòng họ:

Ở đây chúng tôi tính dòng họ theo quy ước căn cứ vào chữ đầu của tên người 143 chủ sở hữu tư điền của Chiêm Hoá gồm 5 họ khác nhau và được phân bố như sau:

Bảng 2.6: SỰ PHÂN BỐ RUỘNG ĐẤT CỦA CÁC DÕNG HỌ

Từ sự phân bố không đồng đều về số chủ trong mỗi họ cho nên mức độ sở hữu giữa các họ cũng có sự chênh lệch nhau.Họ Ma sở hữu tới 118 mẫu 9 sào 1 thước 8 tấc (76,56% diện tích sở hữu), trong khi đó chủ sở hữu họ Khổng chỉ có 10 mẫu 3 sào (0,66 %); chủ sở hữu họ Lương chỉ có 11 mẫu

Trang 35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 29 (0,7%) Xét về quy mô sở hữu các chủ hộ phân theo thành phần dân tộc ở Chiêm Hoá thì hơn 90% tổng diện tích ruộng đất các dòng họ kể trên chủ yếu thuộc dân tộc Tày

+ Tình hình sở hữu ruộng đất của chức dịch

Căn cứ vào tài liệu địa bạ Gia Long 4 (1805) cho biết, trong 25 xã có 107 chức dịch, trong số đó có:25 xã trưởng, 81 thôn trưởng, 1 sắc mục

Để thấy rõ mức độ sở hữu cụ thể của các chức dịch trong huyện hãy xem bảng dưới đây:

Bảng 2.7: TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CỦA CHỨC DỊCH Chức vị Không RĐ <1

mẫu

1->5 mẫu

5->10 mẫu

10->20 mẫu

20->30 mẫu

Xã trưởng(25) %

5 20

3 12

8 32

9 36 Thôn trưởng (81)

%

19 23,5

1 1,2

10 13,6

19 23,5

30 35,8

2 2,4 Sắc mục (1)

%

1 100

107 100%

25 23,4

1 0,9

13 12,1

27 25,2

39 36,4

2 2

Các số liệu trên cho thấy số chức dịch trong huyện đa số thuộc lớp người khá giả có sở hữu trên 5 mẫu (68% xã trưởng; 61,7% thôn trưởng)

Các chức dịch không có ruộng đất: 25/107 người (23,4%) có: 5 xã trưởng, 19 thôn trưởng và một sắc mục Số chức dịch có sở hữu từ 5 mẫu trở xuống chiếm 13%

Trang 36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 30 Nhiều xã toàn bộ chức dịch đều là những người có số ruộng sở hữu khá lớn như: Thân Xá, Kim Tương, Hà Lương, Vĩnh Gia, Thổ Hoàng

Hầu hết các xã, những người có ruộng đất nhất nhì trong xã đều là chức sắc địa phương như: Ma Văn Trắc, Ma Văn Định ở xã Kim Tương; Ma Đức Tổ ở xã Thổ Hoàng; Nguyễn Đình Ngọc ở xã Vĩnh Gia; Ma Quyển Thắng ở xã Hà Lương

2.3 Tình hình ruộng đất Chiêm Hóa giữa thế kỉ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)

Để tiếp tục tìm hiểu diễn biến của tình hình ruộng đất ở Chiêm Hóa trong khoảng 35 năm (nửa đầu thế kỉ XIX), chúng tôi sử dụng địa bạ của 7 đơn vị làng xã có niên đại Minh Mệnh 21 (1840)

Bảng 2.8: THỐNG KÊ ĐỊA BẠ MINH MỆNH 21 (1840) Địa danh Diện tích ruộng đất

Mẫu Sào Thước Tấc

Diện tích ruộng tƣ (m.s.th.t)

Trang 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 31

363.7.4.0 363.7.4.0

26,8 % 26,8 % 2 - Lưu hoang

Tư điền

994.5.2.7 994.5.2.7

73,2 % 73,2 %

Theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840), Chiêm Hóa chỉ có tư điền chiếm 100% tổng diện tích cả huyện, không có tư thổ, công thổ Ruộng đất thực trưng chỉ chiếm 26,8% và toàn là loại ba, còn lại 73,2 % là lưu hoang Từ số liệu thống kê trên, chúng ta thấy: Đến năm 1840, tức là sau khi các triều đại Nguyễn lên ngôi được 38 năm (1802 - 1840) thì diện tích ruộng đất bỏ hoang ở Chiêm Hóa không vẫn không được khôi phục, số ruộng đất lưu hoang đó đều là điền chứ không phải là thổ

Bảng 2.10: BẢNG THỐNG KÊ QUY MÔ SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CỦA 7 XÃ THÔN CÓ ĐỊA BẠ MINH MỆNH 21 (1840)

200-300 mẫu

300-500 mẫu

Trang 38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 32

Tổng cộng có 7 xã 100%

+ Tình trạng sở hữu ruộng tư: Theo địa bạ 1840, ruộng đất được ghi trong địa bạ đều là tư điền (100%), chúng ta có thể thấy được mức độ sở hữu của các chủ qua bảng dưới đây:

Bảng 2.11: QUY MÔ SỞ HỮU TƢ ĐIỀN

Quy mô sở hữu Số chủ/ tỷ lệ % Diện tích Tỷ lệ %

Bảng 2.12: BÌNH QUÂN SỞ HỮU VÀ BÌNH QUÂN THỬA THEO ĐỊA BẠ MINH MỆNH 21 (1840)

Xã thôn

Ruộng tƣ ghi trong

địa bạ

Diện tích có thể tính

sở hữu

Số thửa

Bình quân sở hữu

Số chủ

Bình quân một chủ

Trang 39

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 33 1.Thượng Lâm 376.0.5.7 115.0.5.7 11 10.4.5.9 11 10.4.5.9 2.Chung Khánh 144.5.8.3 98.5.8.3 8 12.3.2.3 8 12.3.2.3 3 Phúc Linh 128.8.8.7 40.1.5.0 4 10.0.3.7 4 10.0.3.7 4 Khai Quán 190.0.10.2 12.0.0.0 2 6.0.0.0 2 6.0.0.0 5 Cổ Linh 261.6.0.8 10.0.0.0 2 5.0.0.0 2 5.0.0.0 6 Phương Chử 104.1.4.6 28.0.0.0 3 9.3.3.3 3 9.3.3.3 7 Hùng Thôn 152.9.13.4 60.0.0.0 6 10.0.0.0 6 10.0.0.0

Tổng cộng 1358.2.6.7 363.7.4.0 36 10.1.0.3 36 10.1.0.3

Nhìn chung, bình quân sở hữu ruộng đất và bình quân về thửa giữa các xã thôn ở Chiêm Hóa theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) không có sự chênh lệch lớn

+ Quy mô sở hữu của các dòng họ: Cũng như trong thống kê địa bạ Gia Long 4 (1804), ở địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) chúng tôi tính dòng họ theo quy ước căn cứ vào chữ đầu tiên của tên người chủ sở hữu 36 chủ sở hữu tư điền của Chiêm Hóa thuộc 6 họ khác nhau và được phân bố như sau:

Bảng 2.13: SỰ PHÂN BỐ RUỘNG ĐẤT CỦA CÁC DÕNG HỌ

Trang 40

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 34

36 = 100 % 345.3.1.0 = 100 %

Trên cơ sở thống kê mức độ sở hữu ruộng đất của 6 dòng họ/ 36 chủ, ta thấy trung bình mỗi họ có (36 : 6) = 6 chủ sở hữu và phân bố chủ sở hữu trong các dòng họ là không đồng đều, như họ Ma chiếm 26/ 36 số chủ (chiếm 72,2 %); nhưng có những dòng họ như họ Nguyễn, Ma duy nhất có 1 chủ sở hữu

Từ sự phân bố không đồng đều về số chủ trong mỗi họ cho nên mức độ sở hữu giữa các họ cũng có sự chênh lệch nhau Họ Ma sở hữu tới 227.2.11.0 ruộng đất (chiếm 65,8 % diện tích sở hữu), trong khi đó chủ sở hữu họ Nguyễn chỉ có 9.5.5.0 ruộng đất (chiếm 2,8 % diện tích sở hữu), chủ sở hữu họ Đào có 11.5.0.0 ruộng đất (chiếm 3,3 % diện tích sở hữu)

+ Tình hình sở hữu ruộng đất của các chức dịch:

Căn cứ vào tài liệu địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) cho biết, 7 xã thôn có 14 chức dịch, trong số đó có: 7 xã trưởng (lý trưởng), 7 sắc mục

Bảng 2.14: TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CỦA CHỨC DỊCH Chức vị Không RĐ < 1

mẫu

1  5 mẫu

510 mẫu

10 > 20 mẫu

Xã trưởng (7) % 1 (14,3 %) 4 (57,1 %) 2 (28,6 %) Sắc mục (7) % 1 ( 14,3 %) 3 (42,85 %) 3 (42,85 %)

14 = 100 % 1 (7,14 %) 1 (7,14 %) 7 (50%) 5 (35,72 %)

Các số liệu trên cho thấy, số chức dịch trong huyện đa số thuộc lớp người khá giả có sở hữu trên 5 mẫu (85,7 % xã trưởng; 85,7 % sắc mục) chiếm 85,72 % Số chức dịch có sở hữu từ 5 mẫu trở xuống chiếm 14,28 % Không có chức dịch không có ruộng đất

Ngày đăng: 09/11/2012, 10:53

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Nguyễn Trọng Báu (2006), Truyện kể về phong tục truyền thống, văn hoá Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện kể về phong tục truyền thống, văn hoá Việt Nam, Tập 1
Tác giả: Nguyễn Trọng Báu
Nhà XB: Nxb Giáo Dục
Năm: 2006
7. Nguyễn Từ Chi (1996), Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người, Nxb VHNT tạp chí văn hoá nghệ thuật- Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp phần nghiên cứu văn hoá và tộc người
Tác giả: Nguyễn Từ Chi
Nhà XB: Nxb VHNT tạp chí văn hoá nghệ thuật- Hà Nội
Năm: 1996
8. Phan Huy Chú (1999), Lịch chiều hiến chương loại chí, tập I. Nxb KHXH, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch chiều hiến chương loại chí, tập I
Tác giả: Phan Huy Chú
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1999
9. Đại học Tổng Hợp Hà Nội (1973), “Thổ ty ở Bảo Lạc – Cao Bằng”_ Báo cáo điền dã của sinh viên dân tộc học khoa Lịch sử Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Thổ ty ở Bảo Lạc – Cao Bằng”
Tác giả: Đại học Tổng Hợp Hà Nội
Năm: 1973
10. Lê Quí Đôn (1977), Kiến văn tiểu lục, tập II, Nxb KHXH, HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến văn tiểu lục, tập II
Tác giả: Lê Quí Đôn
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1977
12. Đỗ Danh Huấn, Nghiên cứu về làng xã ở châu thổ Bắc Bộ trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (1954- 2008), Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 393- 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu về làng xã ở châu thổ Bắc Bộ trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (1954- 2008)
13. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940- 1975), (2000), Nxb Chính trị quốc gia- Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940- 1975)
Tác giả: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang (1940- 1975)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia- Hà Nội
Năm: 2000
14. Ngô Sĩ Liên (1973), Đại Việt sử ký toàn thư, tập IV, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Việt sử ký toàn thư, tập IV
Tác giả: Ngô Sĩ Liên
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1973
15. Lã Văn Lô- Hà Văn Thư (1980), Bàn về cách mạng tư tưởng và văn hoá ở vùng các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bàn về cách mạng tư tưởng và văn hoá ở vùng các dân tộc thiểu số
Tác giả: Lã Văn Lô- Hà Văn Thư
Nhà XB: Nxb Văn hoá
Năm: 1980
17. Lã Văn Lô (1973), Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, Nxb KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước
Tác giả: Lã Văn Lô
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1973
18. Lã Văn Lô- Đặng Nghiêm Vạn (1968), Sơ lược các nhóm dân tộc Tày , Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb KHXH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sơ lược các nhóm dân tộc Tày , Nùng, Thái ở Việt Nam
Tác giả: Lã Văn Lô- Đặng Nghiêm Vạn
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 1968
19. Phù Ninh (2003), Di tích lịch sử Tuyên Quang, Nxb VHDT-HN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Di tích lịch sử Tuyên Quang
Tác giả: Phù Ninh
Nhà XB: Nxb VHDT-HN
Năm: 2003
20. Phù Ninh (2006), “Truyện cổ Nà Hang”, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện cổ Nà Hang”
Tác giả: Phù Ninh
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2006
21. Quốc sử quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam nhất thống chí, tập IV, Nxb Thuận Hoá, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam nhất thống chí, tập IV
Tác giả: Quốc sử quán triều Nguyễn
Nhà XB: Nxb Thuận Hoá
Năm: 1992
22. Đàm Thị Uyên (2007), “Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam”, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Chính sách dân tộc của các triều đại phong kiến Việt Nam”
Tác giả: Đàm Thị Uyên
Nhà XB: Nxb Văn hóa dân tộc
Năm: 2007
23. Đàm Thị Uyên (1999), Huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập đến giữa thế kỉ XIX. Luận án TS Khoa học Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I Sách, tạp chí
Tiêu đề: Huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập đến giữa thế kỉ XIX
Tác giả: Đàm Thị Uyên
Năm: 1999
24. Đặng Nghiêm Vạn- Hoàng Hoa Toàn- Ngô Vĩnh Bình- Đặng Văn Hường, Bộ đội cần biết về các dân tộc ở biên giới phía bắc, Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ đội cần biết về các dân tộc ở biên giới phía bắc
26. Văn hóa tùng thư, “Đại Nam nhất thống chí – Tỉnh Tuyên Quang”, Nhà Văn hóa, Phủ Quốc-Vụ-Khanh đặc trách văn hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đại Nam nhất thống chí – Tỉnh Tuyên Quang”
27. Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta (1995), Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
Tác giả: Vấn đề dân tộc và chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 1995
29. Viện nghiên cứu Hán Nôm (2006), Chép từ : An Nam tạp chí “Bài phú về tỉnh Tuyên Quang” (niên hiệu Tự Đức thứ 14 - 1861), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bài phú về tỉnh Tuyên Quang”
Tác giả: Viện nghiên cứu Hán Nôm
Năm: 2006

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG THỐNG KÊ CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘ CỞ CHIÊM HOÁ (SỐ LIỆU NĂM 2008)  - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
2008 (Trang 16)
BẢNG THỐNG KÊ CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘC Ở CHIÊM HOÁ   (SỐ LIỆU NĂM 2008) - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
2008 (Trang 16)
Bảng 2.1: THỐNG KÊ ĐỊA BẠ GIA LONG 4 (1805) - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
Bảng 2.1 THỐNG KÊ ĐỊA BẠ GIA LONG 4 (1805) (Trang 28)
Bảng 2.2: BẢNG THỐNG KÊ QUY MÔ SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CỦA 25 XÃ THÔN - ĐỊA BẠ GIA LONG 4 (1805)  - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
Bảng 2.2 BẢNG THỐNG KÊ QUY MÔ SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CỦA 25 XÃ THÔN - ĐỊA BẠ GIA LONG 4 (1805) (Trang 29)
Bảng 2.2: BẢNG THỐNG KÊ QUY MÔ SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT   CỦA 25 XÃ THÔN - ĐỊA BẠ GIA LONG 4 (1805) - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
Bảng 2.2 BẢNG THỐNG KÊ QUY MÔ SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CỦA 25 XÃ THÔN - ĐỊA BẠ GIA LONG 4 (1805) (Trang 29)
Bảng 2.3: TỔNG DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RUỘNG ĐẤT CỦA CHIÊM HOÁ THEO ĐỊA BẠ GIA LONG 4 (1805)  - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
Bảng 2.3 TỔNG DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RUỘNG ĐẤT CỦA CHIÊM HOÁ THEO ĐỊA BẠ GIA LONG 4 (1805) (Trang 30)
Bảng 2.3: TỔNG DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RUỘNG ĐẤT CỦA CHIÊM  HOÁ THEO ĐỊA BẠ GIA LONG 4 (1805) - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
Bảng 2.3 TỔNG DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RUỘNG ĐẤT CỦA CHIÊM HOÁ THEO ĐỊA BẠ GIA LONG 4 (1805) (Trang 30)
+ Tình hình sở hữu ruộng đất tư: - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
nh hình sở hữu ruộng đất tư: (Trang 31)
Bảng 2.4: TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
Bảng 2.4 TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT (Trang 31)
Cụ thể từng xã, hãy xem bảng dưới đây: - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
th ể từng xã, hãy xem bảng dưới đây: (Trang 32)
Bảng 2.5: BÌNH QUÂN SỞ HỮU VÀ BÌNH QUÂN THỬA - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
Bảng 2.5 BÌNH QUÂN SỞ HỮU VÀ BÌNH QUÂN THỬA (Trang 32)
Từ tình hình sở hữu bình quân về ruộng đất, cũng như bình quân về thửa  và  sự  phân  bố  các  lớp  sở  hữu  có  thể  rút  ra  nhận  xét:  Kết  cấu  sở  hữu  ruộng  đất ở  Chiêm  Hóa  nửa  đầu  thế  kỷ  XIX  đang  trong  quá  trình  tập  trung  ruộng đất  - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
t ình hình sở hữu bình quân về ruộng đất, cũng như bình quân về thửa và sự phân bố các lớp sở hữu có thể rút ra nhận xét: Kết cấu sở hữu ruộng đất ở Chiêm Hóa nửa đầu thế kỷ XIX đang trong quá trình tập trung ruộng đất (Trang 33)
+ Tình hình sở hữu ruộng đất của chức dịch. - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
nh hình sở hữu ruộng đất của chức dịch (Trang 35)
Bảng 2.7: TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CỦA CHỨC DỊCH  Chức vị  Không RĐ  &lt;1 - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
Bảng 2.7 TÌNH HÌNH SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CỦA CHỨC DỊCH Chức vị Không RĐ &lt;1 (Trang 35)
2.3. Tình hình ruộng đất Chiêm Hóa giữa thế kỉ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840)  - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
2.3. Tình hình ruộng đất Chiêm Hóa giữa thế kỉ XIX theo địa bạ Minh Mệnh 21 (1840) (Trang 36)
Bảng 2.8: THỐNG KÊ ĐỊA BẠ MINH MỆNH 21 (1840)  Địa danh  Diện tích ruộng đất - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
Bảng 2.8 THỐNG KÊ ĐỊA BẠ MINH MỆNH 21 (1840) Địa danh Diện tích ruộng đất (Trang 36)
Bảng 2.10: BẢNG THỐNG KÊ QUY MÔ SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CỦA 7 XÃ THÔN CÓ ĐỊA BẠ MINH MỆNH 21 (1840)  - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
Bảng 2.10 BẢNG THỐNG KÊ QUY MÔ SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CỦA 7 XÃ THÔN CÓ ĐỊA BẠ MINH MỆNH 21 (1840) (Trang 37)
Bảng 2.9: SỰ PHÂN BỐ CÁC LOẠI RUỘNG ĐẤT CỦA CHIÊM HÓA STT Loại ruộng Diện tích (m.s.th.t) Tỷ lệ (%)  - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
Bảng 2.9 SỰ PHÂN BỐ CÁC LOẠI RUỘNG ĐẤT CỦA CHIÊM HÓA STT Loại ruộng Diện tích (m.s.th.t) Tỷ lệ (%) (Trang 37)
Bảng 2.10: BẢNG THỐNG KÊ QUY MÔ SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CỦA  7 XÃ THễN Cể ĐỊA BẠ MINH MỆNH 21 (1840) - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
Bảng 2.10 BẢNG THỐNG KÊ QUY MÔ SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT CỦA 7 XÃ THễN Cể ĐỊA BẠ MINH MỆNH 21 (1840) (Trang 37)
Bảng 2.11: QUY MÔ SỞ HỮU TƢ ĐIỀN - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
Bảng 2.11 QUY MÔ SỞ HỮU TƢ ĐIỀN (Trang 38)
Bảng 2.11: QUY MÔ SỞ HỮU TƢ ĐIỀN - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
Bảng 2.11 QUY MÔ SỞ HỮU TƢ ĐIỀN (Trang 38)
Bảng 2.13: SỰ PHÂN BỐ RUỘNG ĐẤT CỦA CÁC DÕNG HỌ STT Họ Số chủ  Diện tích sở hữu  - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
Bảng 2.13 SỰ PHÂN BỐ RUỘNG ĐẤT CỦA CÁC DÕNG HỌ STT Họ Số chủ Diện tích sở hữu (Trang 39)
Bảng 2.13: SỰ PHÂN BỐ RUỘNG ĐẤT CỦA CÁC DếNG HỌ - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
Bảng 2.13 SỰ PHÂN BỐ RUỘNG ĐẤT CỦA CÁC DếNG HỌ (Trang 39)
SƠ ĐỒ BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA QUẰNG Ở CHIÊM HOÁ  (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) - Huyện chiêm hoá -tuyên quang nửa đầu thế kỷ xix
SƠ ĐỒ BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA QUẰNG Ở CHIÊM HOÁ (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX) (Trang 66)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w