Đa dạng thành phần dân tộc trong huyện Chiêm Hoá - tỉnh Tuyên Quang nửa đầu thế kỷ XIX

MỤC LỤC

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH TUYÊN QUANG

KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHIÊM HOÁ TỈNH TUYÊN QUANG

  • Các thành phần dân tộc trong huyện

    Người Hoa từ nhiều tỉnh của Trung Quốc vào Việt Nam và đến Tuyên Quang với nhiều nguyên nhân và thời gian khác nhau, có thể là do sự áp bức bóc lột của chế độ phong kiến Trung Quốc mà sang Việt Nam tìm đất làm ăn, do chiến tranh phong kiến mà chạy sang lánh nạn, do buôn bán mà sinh cơ lập nghiệp ở Tuyên Quang. Tóm lại: Các dân tộc ở Chiêm Hoá mặc dù có nguồn gốc, phong tục tập quán, ngôn ngữ khác nhau, dù cũng có sự phân biệt giữa cư dân bản địa với cư dân từ nơi khác đến sinh sống nhưng khi cùng chung sống trên cùng 1 khu vực (huyện Chiêm Hoá) thì các tộc người đã đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, hỗ trợ nhau trong đời sống, sản xuất, sinh hoạt lẫn bảo vệ quê hương, làng bản, đất nước, bảo tồn và phát huy mạnh mẽ những phong tục tập quán, những truyền thống đẹp đẽ, quý báu của các dân tộc, tạo dựng nên nét văn hóa đa dạng nhiều màu sắc của mảnh đất Chiêm Hoá lịch sử.

    BẢNG THỐNG KÊ CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘC Ở CHIÊM HOÁ   (SỐ LIỆU NĂM 2008)
    BẢNG THỐNG KÊ CÁC THÀNH PHẦN DÂN TỘC Ở CHIÊM HOÁ (SỐ LIỆU NĂM 2008)

    KINH TẾ CHIÊM HOÁ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

    • tích có thể tính sở hữu

      Quằng - chúa đất, với tư cách là người đại diện bản, mường, cai quản xóm làng và được triều đình phong kiến giao cho cai quản mọi công việc trong địa vực nhất định và được cha truyền con nối, đã nắm quyền sở hữu tối cao về ruộng nương, rừng núi, sông suối và các nguồn tài nguyên khác trong vùng; phân phối ruộng đất cho tay chân phục dịch, cho nông dân và thu tô thuế, ngoài ra người dân còn phải làm nghĩa vụ: cống các sản vật quý hiếm, lao dịch…. Còn theo các cụ già ở vùng này kể lại, đời Ma Doãn Mận (ông tổ đầu tiên của dòng họ Quằng Ma Doãn được triều đình phong hầu, giao cho toàn quyền cai trị vùng Mường Giàng (Chiêm Hoá)) đã giữ riêng cho mình khoảng 400 bung ruộng (bung là đơn vị đo diện tích của dân tộc Tày, 1 bung = 1000 m2). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 25 cho thấy, tùy theo đặc điểm địa lý mà số ruộng tư phân bố trong các xã nói riêng, các tổng nói chung của huyện Chiêm Hóa là không đều nhau, thậm chí còn có độ chênh lệch lớn như thống kê ở bảng 2.1.

      Từ tình hình sở hữu bình quân về ruộng đất, cũng như bình quân về thửa và sự phân bố các lớp sở hữu có thể rút ra nhận xét: Kết cấu sở hữu ruộng đất ở Chiêm Hóa nửa đầu thế kỷ XIX đang trong quá trình tập trung ruộng đất vào tay các tầng lớp trên trong xã hội. Từ số liệu thống kê trên, chúng ta thấy: Đến năm 1840, tức là sau khi các triều đại Nguyễn lên ngôi được 38 năm (1802 - 1840) thì diện tích ruộng đất bỏ hoang ở Chiêm Hóa không vẫn không được khôi phục, số ruộng đất lưu hoang đó đều là điền chứ không phải là thổ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 35 Hầu hết các xã những người có sở hữu ruộng đất lớn nhất, nhì trong xã đều thuộc về các chức sắc địa phương như: Phúc Văn Trinh, Phúc Văn Đài ở xã Chung Khánh; Đào Đình Độ ở xã Khai Quán; Hoàng Văn Hữu, Nguyễn Đình Lợi ở xã Phúc Linh….

      Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 37 + Canh tác nương rẫy: Trước đây đồng bào các dân tộc Chiêm Hoá chủ yếu canh tác nương rẫy do địa hình liền kề với núi, có nhiều mảnh đất màu mỡ, thuận tiện cho việc trồng lúa nương, ngô, bông, vừng, lạc. Do đặc thù của Chiêm Hóa thời kì này là các ngề thủ công vẫn chưa tách rời khỏi nông nghiệp, các sản phẩm chỉ phục vụ nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân, chưa có nhiều sản phẩm dư thừa; ở các chợ chủ yếu là trao đổi các mặt hàng nông sản, một số ít sản phẩm thủ công dư thừa… cho nên không thúc đẩy việc giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa giữa các nơi trong vùng cũng như với các khu vực lân cận. Nhà nước còn thông qua phụ đạo để thu thuế: năm 1689, Nguyễn Công Kiều kiêm giữ chức trấn thủ, kê khai lệ thuế của các làng người Xá Tụ ở Tuyên Quang, Hưng Hóa như sau: Châu Văn Bàn các làng người Xá nộp thóc và sơn sống, được nộp thay bằng bạc nén tính cả chính tang và lễ giấy bút là 4 dật 3 đồng 6 phân; vải to 120 thước.

      Bảng 2.1: THỐNG KÊ ĐỊA BẠ GIA LONG 4 (1805)
      Bảng 2.1: THỐNG KÊ ĐỊA BẠ GIA LONG 4 (1805)

      TèNH HèNH CHÍNH TRỊ, XÃ HỘI VÀ VĂN HểA HUYỆN CHIÊM HOÁ NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

      • Chính trị - xã hội
        • Một số yếu tố văn hóa tộc người

          Do tác động của nhiều nhân tố: Sự phát triển tự thân về kinh tế xã hội của địa phương, chính sách chuyên chế Trung ương tập quyền ngày càng gia tăng… quan hệ giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng miền, dân tộc được đẩy mạnh, có thể đây là một trong những nguyên nhân đưa đến sự suy yếu của chế độ thổ ty - Quằng. Các tù trưởng thủ lĩnh sau khi dẫn dắt đồng tộc khai phá những vùng đất mới, thì sẽ được thừa nhận là người có công khai phá, đứng đâù điều khiển các công việc xây dựng bản mường: khai khẩn đất đai,xây dựng các công trình thủy lợi… Dưới thời phong kiến độc lập, những người đó - tù trưởng hay quằng được triều đình phong chức tước, đã trở thành quan chức của triều đình, hầu như độc quyền thống trị từng vùng và được cha truyền con nối. Như trên đã trình bày, Chiêm Hóa thời kì nửa đầu thế kỉ XIX, dân tộc Tày chiếm đa số trong vùng, thổ ty trong vùng đều là người họ Tày – họ Ma Doãn, những người nắm quyền lực trong vùng cũng đều thuộc các họ Ma như: Ma Phúc, Ma Công, Ma Bá, Ma Văn… Ngày nay, dòng họ Ma cũng chiếm số lượng khá đông trong hệ thống chính quyền của huyện Chiêm Hóa.

          Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 61 của yếu của người Tày và người Nùng – một tộc người có quan hệ mật thiết với người Tày về nguồn gốc lịch sử, cũng thuộc một nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, văn hóa nhiều nét tương đồng và thiết chế chính trị cơ bản ở đây là chế độ Quằng của người Tày chi phối mạnh mẽ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 65 Món thịt lạp: thịt lọc hết xương pha thành khổ dày khoảng 3 đầu ngón tay dài khoảng 20 – 30 cm ướp thịt với muối, giềng giã nhỏ, một ít diêm sinh, một ít rượu trộn đều cho vào chum đậy nắp, chừng 3 đến 4 ngày cho thịt ngấm đều gia vị và muối. Quan làng nhà gái hát bài cho phép chú rể vái tổ tiên, chú rể hát trình thắp hương, châm đèn, các bài: Táng vương bảng đen, chầm hương, bẩu ban thản dị, mơi đăm táng tổ tiên, mơi ham, mơi me cuốc mậu thưa thinh, mơi cơi trầu, giải vế mơi phụ mậu rở rinh, nhận họ hàng, nộp hằng biêng (nếu không thờ ham, thờ then thì không hát các bài mơi ham, mơi then) gồm 14 bước.

          Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76 Đồng bào lưu truyền rất nhiều câu chuyện ly kỳ xoay quanh về chuyện ma gà như: “khi trời tối sẽ bay tới các nhà để hút máu người, ăn thịt trẻ em”… Vì vậy, gia đình nhà nào bị coi là ma gà thì rất khó lấy vợ, lấy chồng, luôn bị hàng xóm xa lánh, thậm chí bị đánh đập. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 78 Đạo Phật đã du nhập và đi vào đời sống tâm linh của đồng bào nơi đây từ khá lâu đời, người Tày cổ đã tiếp thu giáo lý của nhà Phật, phù hợp với tín ngưỡng dân dã, bản địa như: tư tưởng từ bi bắc ái, với các đấng từ tôn cứu khổ cứu nạn, siờu độ chỳng sinh thoỏt khỏi bề khổ trầm luõn để về với cừi cực lạc…. Đặc điểm cư trú của đồng bào các dân tộc ở Tuyên Quang nói chung và đăc biệt là vùng Chiêm Hóa nói riêng là ở vùng rừng núi hùng vĩ và hoang sơ, đồn bào đã khai phá hoang vu chinh phục tự nhiên, đánh dẹp giặc dữ… để tồn tại và phát triển, đó là khởi nguồn cho sự sáng tạo văn học dân gian, thổi vào các câu chuyện ấy đời sống tâm linh và ý thức người đã làm cho vốn truyện kể truyền miệng mang dấu ấn đậm nét của dân tộc.

          SƠ ĐỒ BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA QUẰNG Ở CHIÊM HOÁ  (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX)
          SƠ ĐỒ BỘ MÁY HÀNH CHÍNH CỦA QUẰNG Ở CHIÊM HOÁ (NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX)

          Bia mộ của dòng họ Ma Doãn ở xã Thổ Bình huyện Chiêm Hoá Tuyên Quang

          Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn.