1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở Huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX

134 439 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 5,45 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HOÀNG XUÂN TRƯỜNG SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT VÀ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN ĐẠI TỪ (THÁI NGUYÊN) NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀM THỊ UYÊN THÁI NGUYÊN - 2012 1Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Luận văn “Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỉ XIX” được thực hiện từ tháng 10/2011 đến tháng 8/2012. Luận văn sử dụng những thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Các thông tin này đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Thái Nguyên, ngày …tháng…năm 2012 Tác giả luận văn Hoàng xuân Trường Trưởng Khoa Xác nhận của cán bộ hướng dẫn 2Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Mục lục ii Danh mục các chữ viết tắt iv Danh mục bảng biểu v Danh mục biểu đồ vi MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu của đề tài 5 4. Nguồn tư liệu của đề tài 6 5. Phương pháp nghiên cứu 6 6. Đóng góp của đề tài 6 7. Cấu trúc của đề tài 7 Chương 1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN 10 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 10 1.2. Dựng đặt và diên cách huyện 15 1.3. Đặc điểm dân cư và quá trình tộc người 18 1.4. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội huyện Đại Từ 28 1.5. Truyền thống lịch sử huyện Đại Từ 31 Chương 2. SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở HUYỆN ĐẠI TỪ NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX 36 2.1. Địa bạ huyện Đại Từ nửa đầu thế kỉ XIX 36 3Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii 2.2. Sở hữu ruộng đất ở huyện Đại Từ theo địa bạ năm Gia Long 4 (1805) 40 2.3 Sở hữu ruộng đất ở huyện Đại Từ theo địa bạ Minh Mạng 21 (1840) 60 2.4. So sánh sở hữu ruộng đất ở Đại Từ nửa đầu thế kỉ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840) 72 2.5. Chế độ tô thuế 81 Chương 3. KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI TỪ NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX 86 3.1. Trồng trọt 86 3.2. Chăn nuôi 96 3.3. Kinh tế tự nhiên 98 3.4. Nghi lễ và tín ngưỡng liên quan đến trồng trọt 101 KẾT LUẬN 108 TÀI LIỆU THAM KHẢO 111 4Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐHSPHN : Đại học Sư phạm Hà Nội HN : Hà Nội KHXH : Khoa học xã hội M.s.th.t.p : Mẫu, sào, thước, tấc, phân Thí dụ: 18 mẫu 6 sào 6 thước 5 tấc 2 phân sẽ được viết tắt là 18.6.6.5.2 Nxb : Nhà xuất bản PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sĩ TCN : Trước công nguyên TTLTQGI : Trung tâm lưu trữ Quốc gia I T : Tổng Tr : Trang 5Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 1.1: Thành phần các dân tộc của huyện Đại Từ 20 Bảng 2.1: Thống kê địa bạ huyện Đại Từ nửa đầu thế kỉ XIX 38 Bảng 2.2: Thống kê địa bạ huyện Đại Từ năm Gia Long 4 (1805) 43 Bảng 2.3: Tổng diện tích các loại ruộng đất năm Gia Long 4 (1805) 44 Bảng 2.4: Quy mô sở hữu ruộng tư của Đại Từ (1805) 48 Bảng 2.5: Diện tích thổ trạch, viên trì (1805) 50 Bảng 2.6: Tình hình giới tính trong sở hữu tư nhân năm 1805 53 Bảng 2.7: Quy mô sở hữu ruộng tư theo các nhóm họ năm 1805 55 Bảng 2.8: Sở hữu ruộng đất của các chức sắc theo địa bạ Gia Long 4 (1805) 57 Bảng 2.9: Thống kê địa bạ huyện Đại Từ năm Minh Mạng 21 (1840) 61 Bảng 2.10: Tổng diện tích các loại ruộng đất năm Minh Mạng 21 (1840) 62 Bảng 2.11: Quy mô sở hữu ruộng tư của Đại Từ (1840) 63 Bảng 2.12: Diện tích thổ trạch, viên trì năm 1840 65 Bảng 2.13: Tình hình giới tính trong sở hữu tư nhân năm 1840 66 Bảng 2.14: Quy mô sở hữu ruộng tư theo các nhóm họ năm 1840 67 Bảng 2.15: Sở hữu ruộng đất của các chức sắc theo địa bạ Minh Mạng 21 (1840) 69 Bảng 2.16: So sánh sự phân bố các loại ruộng đất của Đại Từ theo địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840) 73 Bảng 2.17: Quy mô sở hữu ruộng tư của 7 xã thôn năm 1805 và 1840 74 Bảng 2.18: Quy mô sở hữu ruộng đất của các nhóm họ năm 1805 và 1840 77 Bảng 2.19: So sánh tình hình sở hữu ruộng đất của các chức sắc năm 1805 và 1840 80 Bảng 2.20: Biểu thuế ruộng công, tư năm 1803 82 Bảng 2.21: Biểu thuế thời Minh Mạng (1840) 84 6Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Sự phân bố các loại ruộng đất ở Đại Từ năm 1805 44 Biểu đồ 2.2: Quy mô sở hữu ruộng tư của Đại Từ (1805) 48 Biểu đồ 2.3: Mối tương quan giữa ruộng đất của chức sắc và các tầng lớp xã hội khác năm 1805 58 Biểu đồ 2.4: Sự phân bố các loại ruộng đất của Đại Từ năm 1840 62 Biểu đồ 2.5: Quy mô sở hữu ruộng tư ở Đại Từ năm 1840 63 Biểu đồ 2.6: Mối tương quan giữa ruộng đất của chức sắc và các tầng lớp xã hội khác năm 1840 71 Biểu đồ 2.7: Sự thay đổi các loại ruộng đất năm 1805, 1840 73 Biểu đồ 2.8: Quy mô sở hữu ruộng đất của 7 xã thôn tại thời điểm 1805 và 1840 75 Biểu đồ 2.9: So sánh quy mô sở hữu theo nhóm họ giữa 2 thời điểm 1805, 1840 78 7Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Chúng ta đang được hưởng một món quà vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng đó là đất đai. Từ xa xưa, ruộng đất như gắn liền với cuộc sống của nhân loại. Bước phát triển vĩ đại nhất trong lịch sử loài người đó là chuyển từ săn bắt hái lượm sang trồng trọt chăn nuôi mà ruộng đất là một trong những điều kiện tiên quyết cho cuộc cách mạng này. Và kể từ sau cuộc cách mạng này ruộng đất luôn gắn liền với lịch sử của nhân loại, gắn liền với cuộc sống con người. Ruộng đất là một bộ phận không thể thiếu để con người tồn tại và phát triển. Những vấn đề như phân chia giai cấp, hình thức sở hữu, địa tô thuế khóa… là những vấn đề nổi cộm trong lịch sử nhân loại. Nước ta dưới chế độ phong kiến, nông nghiệp luôn giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Vấn đề ruộng đất cùng với các vấn đề khác như thuỷ lợi, tập quán sản xuất…được coi là những yếu tố kinh tế cơ bản của quốc gia., là thứ tài sản vô giá, thiêng liêng và trường tồn với thời gian. Vì vậy, mà các vương triều phong kiến bằng cách trực tiếp hay gián tiếp đều cố gắng nắm lấy ruộng đất.Và thông qua chính sách ruộng đất của các triều đại sẽ cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt Nam nhất là chế độ phong kiến Việt Nam trong lịch sử. Chính sách ruộng đất sẽ góp phần phản ánh tình hình kinh tế xã hội của nước ta qua các triều đại khác nhau, từ đời sống của nhân dân cũng như của giai cấp địa chủ phong kiến, cho đến tình hình văn hoá xã hội diễn ra và biến đổi như thế nào. Thông qua chính sách ruộng đất dưới triều đại này sẽ là một minh chứng cụ thể, sắc nét phản ánh tình hình của quốc gia, vai trò của Nhà nước đối với nông dân, đồng thời cũng cho thấy bản chất bóc lột mang tính triệt để của giai cấp phong kiến và sự bần cùng hoá của người nông dân. 8Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Mặt khác, vấn đề ruộng đất ở mỗi địa phương bên cạnh những nét chung còn chứa đựng những nét đặc thù mà chúng ta cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu. Chính vì lẽ đó mà việc tìm hiểu tình hình ruộng đất của một địa phương trong một giai đoạn lịch sử nhất định sẽ giúp chúng ta có cái nhìn và sự hiểu biết khá căn bản và toàn diện về tình hình kinh tế - xã hội địa phương đó đặt ra. Có như vậy mới có thể rút ra được những bài học để có phương hướng đúng xử lí vấn đề, tạo cơ sở cho sự phát triển sản xuất. Việc nghiên cứu địa bạ nhằm tìm hiểu vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp còn mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn như giáo sư Trương Hữu Quýnh đã từng cho rằng việc nghiên cứu chế độ ruộng đất là phương pháp luận trong việc nghiên cứu khái quát tiến trình phát triển của xã hội Việt Nam. Đồng thời ta thấy rằng “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Do đó sự tồn tại của mỗi triều đại lịch sử bao giờ cũng gắn liền với việc giải quyết vấn đề ruộng đất của xã hội trước đó đặt ra. Vì vậy, lịch sử đã để lại cho chúng ta những bài học bổ ích chừng nào nước ta còn là một nước nông nghiệp. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn khẳng định vị thế chiến lược của vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Ngày nay chúng ta đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh trong đó công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn giữ vị trí quan trọng. Nói một cách khác tìm hiểu nông nghiệp cổ truyền Việt Nam không chỉ để giải quyết những vấn đề của quá khứ mà trên một mức độ không kém phần quan trọng trong công cuộc xây dựng và cải tạo nông thôn mới, bảo đảm kết hợi hài hoà giữa văn minh hiện đại với bản sắc truyền thống. Đó cũng là nguyên lý của việc nghiên cứu lịch sử: Muốn hiểu biết hiện tại, cần nắm vững quá khứ, hiểu biết quá khứ càng sâu sắc thì nhận thức hiện tại càng chính xác, là mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại. 9Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 Với những lý do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: “Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỉ XIX” làm vấn đề nghiên cứu. Thông qua đó, chúng tôi hi vọng góp phần nhỏ bé của mình vào việc tìm hiểu cơ cấu sử dụng và khai phá đất đai, các hình thái sở hữu ruộng đất, sự phân hoá xã hội, mức độ sở hữu điền thổ của các giai tầng trong xã hội cũng như tập quán sản xuất nông nghiệp của địa phương. Từ đó chúng ta có thể hình dung được phần nào bức tranh làng xã ở huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên nửa đầu thế kỉ XIX và kết hợp với những tư liệu khác có thể nghiên cứu về dân số học lịch sử. Bên cạnh đó, tác giả mong muốn góp thêm cơ sở khoa học cho Đảng bộ và chính quyền địa phương trong việc quản lý ruộng đất, phát triển kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn cách mạng hiện tại. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp từ lâu đã được các sử gia. Có thể ra các tác phẩm tiêu biểu có đề cập đến vấn đề nông nghiệp và ruộng đất như: Lịch triều hiến chương loại chí, Kiến văn tiểu lục, Vân đài loại ngữ, Đại Nam nhất thống chí, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đồng Khánh dư địa chí Vào cuối thập kỉ 50 và đầu thập kỉ 60 xuất hiện cuốn “Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ”(1959) của tác giả Phan Huy Lê. Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày những nét lớn về chính sách ruộng đất – nông nghiệp của Nhà nước Lê sơ thế kỉ XV. Nguồn tư liệu chủ yếu của tác phẩm là những bộ sử cũ của các sử gia phong kiến. Từ những năm cuối thập kỉ 70, đầu thập kỉ 80 đến nay xuất hiện một số chuyên khảo khá quy mô, đánh dấu một bước tiến mới trong việc nghiên cứu vấn đề ruộng đất. Tác giả Đặng Phong (1970) trong tác phẩm “Kinh tế thời nguyên thủy ở Việt Nam” trình bày, phân tích một cách sâu sắc về các ngành kinh tế ở Việt Nam như hái lượm, săn bắt, trồng trọt, chăn nuôi, các nghành thủ công… 10Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn [...]... về huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên (25 trang) Chương 2: Sở hữu ruộng đất ở huyện Đại Từ nửa đầu thế kỷ XIX (50 trang) Chương 3: Kinh tế nông nghiệp huyện Đại Từ nửa đầu thế kỷ XIX (21 trang) 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH THÁI NGUYÊN 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 16Số hóa bởi... sách đã trình bày cụ thể về kinh tế, văn hoá, xã hội của tỉnh Thái Nguyên cũng như của các huyện trên địa bàn tỉnh Như vậy, cho đến nay chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỉ XIX Chính vì vậy, vẫn còn nhiều vấn đề về chế độ sở hữu ruộng đất, thành phần dân tộc, tình hình kinh tế nông nghiệp của vùng này còn trống... cứu: Tình hình ruộng đất và kinh tế nông nghiệp huyện Đại Từ nửa đầu thế kỷ XIX - Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn về không gian: vấn đề được tìm hiểu là huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX gồm 7 tổng với 27 xã, trang Giới hạn về thời gian nghiên cứu của đề tài là huyện Đại Từ ở hai thời điểm Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840) Tuy nhiên vấn đề hành chính của huyện được xem... địa bạ huyện Đại Từ góp phần làm rõ tình hình ruộng đất của huyện nửa đầu thế kỉ XIX Trên cơ sơ phân tích địa bạ, đề tài tìm hiểu phong tục 13Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 tập quán liên quan đến ruộng đất và nông nghiệp của đồng bào các dân tộc huyện Đại Từ nửa đầu thế kỷ XIX - Học hỏi kinh nghiệm của cha, ông trong việc quản lý và khai thác đất đai... tình hình kinh tế - xã hội huyện Đại Từ 1.4.1 Về kinh tế Nền kinh tế của huyện Đại Từ chủ yếu làm “nghề nông, nghề rừng” [3; tr 811] Cũng giống như các huyện khác trong tỉnh, Đại Từ là một huyện thuần nông với 95% dân số sống ở nông thôn, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 50% Đại Từ được khẳng định là vựa lúa của Thái Nguyên cả về diện tích và sản lượng Diện tích lúa gieo cấy hàng năm từ 12.000 ha... trình lịch sử của tỉnh Thái Nguyên từ khi lập nước (thời Hùng Vương) cho đến hiện tại - Nội dung nghiên cứu: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư, đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện trong quá khứ và hiện tại Nội dung chính cần phải làm rõ là tình hình sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp của huyện Đại Từ nửa đầu thế kỉ XIX 12Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn... điểm cơ bản và diễn biến của chế độ ruộng đất ở huyện Kim Sơn nửa đầu thế kỉ XIX Huyện Quảng Hòa (tỉnh Cao Bằng) từ khi thành lập đến giữa thế kỉ XIX của tiến sĩ Đàm Thị Uyên đã trình bày khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và kinh tế xã hội của huyện Đồng thời luận án cũng làm rõ tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện từ khi thành lập đến giữa thế kỉ XIX Đặc biệt... huyện Tư Nông vào huyện An Định, huyện Đồng Hỉ vào huyện Phú Lương, huyện Đại Từ vào huyện Tuyên Hóa (còn 8 huyện) Đầu nhà Lê, huyện Đại Từ thuộc phủ Thái Nguyên, năm Quang Thuận thứ 7 (1466) chia nước ta thành 12 đạo, Đại Từ thuộc phủ Phú Bình đạo Thái Nguyên Năm Quang thuận thứ 10 (1469) trên cơ sở hoạch định lại bản đồ hành chính, nhà Lê chia nước ta thành 12 thừa tuyên Đại Từ và những đơn vị hành... Phúc (1979), Tìm hiểu chế độ ruộng đất Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX, đã hệ thống hoá những chính sách lớn về ruộng đất của nhà Nguyễn, thiết chế và kết cấu ruộng đất được hình thành từ chính sách đó, cũng như tác động và hậu quả của nó đối với yêu cầu phát triển của lịch sử Trương Hữu Quýnh trong công trình gồm 2 tập“Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỉ XI – XVIII” (1982 và 1983), tác giả đã phác ra những... hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Chương 1 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 1.1.1 Vị trí địa lý Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên Địa giới của huyện vào nửa đầu thế kỉ XIX đã được sách Đại Nam nhất thống chí chép lại như sau: Huyện Đại Từ ở cách phủ 60 dặm về phía nam, . hình kinh tế - xã hội huyện Đại Từ 28 1.5. Truyền thống lịch sử huyện Đại Từ 31 Chương 2. SỞ HỮU RUỘNG ĐẤT Ở HUYỆN ĐẠI TỪ NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX 36 2.1. Địa bạ huyện Đại Từ nửa đầu thế kỉ XIX. Chương 2: Sở hữu ruộng đất ở huyện Đại Từ nửa đầu thế kỷ XIX (50 trang) Chương 3: Kinh tế nông nghiệp huyện Đại Từ nửa đầu thế kỷ XIX (21 trang) 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học. sánh sở hữu ruộng đất ở Đại Từ nửa đầu thế kỉ XIX theo địa bạ Gia Long 4 (1805) và Minh Mạng 21 (1840) 72 2.5. Chế độ tô thuế 81 Chương 3. KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐẠI TỪ NỬA ĐẦU THẾ KỈ XIX

Ngày đăng: 09/11/2014, 19:51

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w