Chăn nuôi

Một phần của tài liệu Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở Huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 103 - 105)

4 (1805)

3.2. Chăn nuôi

Chăn nuôi được phát sinh và phát triển từ săn bắt. Trải qua hàng ngàn năm, hàng trăm thế hệ những giống loài mới đã được hình thành. Nhìn chung, ở những nơi định canh việc chăn nuôi gia súc, gia cầm mang lại hiệu quả hơn

so với dân du cư du canh. Đồng bào chủ yếu chăn nuôi trâu, bò, ngựa, gà, lợn, vịt, ngan, ngỗng, cá… để phục vụ cho sản xuất hoặc cải thiện bữa ăn hàng ngày.

- Nuôi trâu, bò: Đời sống của cư dân chủ yếu làm ruộng nên vai trò của con trâu hết sức quan trọng trong việc tạo ra sức kéo. Ở Đại Từ việc chăn nuôi trâu bò khá đơn giản ở những xã ít rừng núi, hàng ngày đồng bào dồn trâu vào khu đồi cỏ, tối đến lùa về nhà buộc ở cột nhà sàn. Ở những nơi núi rừng rậm rạp hầu hết sau vụ thu hoạch, trâu bò đều được thả rông, đến mùa cày cấy mới lùa trâu về nhà. Hiện nay, hầu hết các gia đình đã có chuồng trại, nuôi trâu bò thực sự trỏ thành ngành chăn nuôi quan trọng của gia đình không chỉ cung cấp sức kéo mà còn là nguồn hàng bán ra thị trường.

- Nuôi lợn: Hầu hết nhà nào cũng nuôi lợn vì lợn là động vật cung cấp thịt ăn, lấy mỡ sử dụng vào nấu nướng các món ăn hàng ngày không thể thiếu được. Nuôi lợn còn phục vụ việc hiếu hỉ, ngày giỗ tế, cúng thần, cúng ma, cúng mụ trẻ con. Đồng Khánh dư địa chí viết: “Mán Đeo Tiền, lập đền thờ thần ở trong nhà, gọi là Bàn Cổ thành vương, khi sinh con trai, con gái đều giết lợn cúng thần” [3, tr. 759].

Nhìn chung chăn nuôi lợn của đồng bào vẫn theo phương pháp cổ truyền lạc hậu, sáng cho ăn rồi thả rông ra ngoài để lợn tự kiếm thức ăn, tối về chăn và nhốt vào chuồng. Kỹ thuật chăn nuôi quá đơn giản, chỉ dùng rau vườn, rau rừng, chuối rừng, ngô sắn băm nhỏ đem nấu chín hoặc cho ăn sống. Do chăn nuôi chưa được đầu tư kĩ thuật, nên tăng trưởng lợn rất thấp, mỗi con lợn nuôi 1 năm cũng chỉđược 50 – 60 kg hơi. Hiện nay, cư dân đã bước đầu biết cải tiến kĩ thuật chăn nuôi theo phương pháp mới từ khâu chọn giống đến phương thức cho ăn nên đã đem lại hiệu quả kinh tế bước đầu đã tăng trưởng hơn trước.

- Nuôi gà, vịt: Ngoài việc chăn nuôi trâu, bò, lợn, đồng bào còn nuôi gà, vịt, ngan, ngỗng… nhưng kĩ thuật chăn nuôi đơn giản, lạc hậu. Đồng bào nuôi gà, vịt để ăn thịt, trứng và để trao đổi ngoài chợ. Gà được sử dụng nhiều

trong việc hiếu hỉ, ma chay, cưới xin, mừng trẻ sơ sinh, mừng nhà mới, cúng tổ tiên, ăn hỏi. Vịt cũng được nuôi phổ biến, thịt vịt được dùng nhiều trong rằm tháng bảy. Họ thường nuôi vịt đàn thả rông quanh vườn ao, suối và sông gần nhà.

- Nuôi cá: Là một trong những nghề truyền thống của đồng bào như đồng bào thường nói: có nước có cá, có ruộng có lúa. Là khu vực ít sông nhưng nhiều suối nên việc nuôi cá khá thuận lợi gồm 2 hình thức: thả cá ở ao và thả cá ở ruộng.

Nuôi cá ở ruộng đã trở thành tập quán của đồng bào. Khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3 âm lịch hàng năm đồng bào chọn cá giống, cho cá đẻ trứng ở một góc ruộng sau đó tháo nước để lấy cá bố mẹ thả vào ao hay ruộng, trứng cá được phơi ráo tại ruộng, sau đó thả nước sạch vào, lấy đó làm nơi nuoi cá con (cá bột). Sau cùng cá con được đem thả vào ruộng, nuôi tại ruộng từ 1 – 2 tháng cho đến khi tháo nước để lúa bén rễ, cũng có trường hợp đồng bào còn tiếp tục nuôi cá ở ruộng lúa cho đến khi lúa sắp chín mới tháo nước bắt cá.

Nhìn chung, việc chăn nuôi những gia súc ăn ngũ cốc như lợn, gà, vịt phát triển tương đối mạnh hơn và phổ biến hơn các loài gia súc khác. Tiền đề kinh tế cơ bản của việc chăn nuôi những gia súc đó phải là trồng trọt đã phát sinh và phát triển tơi mức sản xuất được một số lương thực lớn hơn nhu cầu của bản thân con người. Do đó, việc chăn nuôi của đồng bào lệ thuộc vào trồng trọt. Tuy nhiên, kinh tế trồng trọt còn lạc hậu kéo theo chăn nuôi chậm phát triển. Để phục vụđời sống hàng ngày, đồng bào vẫn phải dựa vào kinh tế tự nhiên như săn bắt, hái lượm.

Một phần của tài liệu Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở Huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)