Nghi lễ và tín ngưỡng liên quan đến trồng trọ t

Một phần của tài liệu Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở Huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 108 - 134)

4 (1805)

3.4. Nghi lễ và tín ngưỡng liên quan đến trồng trọ t

Các dân tộc thiểu số ở nước ta quan niệm rằng “vạn vật hữu linh” và cũng như các loại hoa màu cũng vậy. Cư dân Đại Từ trong sản xuất nông nghiệp có một số nghi lễ với mong muốn các lực lượng siêu nhiên phù hộ cho sản xuất nông nghiệp. Nói về những nghi lễ của người dân Thái Nguyên nói chung và ở Đại Từ nói riêng, Đồng Khánh dư địa chí viết:

“Hàng năm đầu mùa xuân mở hội tế thần. Các tết nguyên đán, đoan ngọ, trung thu, trừ tịch, trung nguyên, đông chí cùng là việc cưới xin, tang ma thì dân ở vùng thượng du chỉ làm qua loa, đơn giản. Ở hạ du cũng theo tục lệ miền xuôi”. [3; tr . 759].

Qua khảo sát tại địa phương, chúng tôi thấy đồng bào các dân tộc ở Đại Từ có một số nghi lễ liên quan đến trồng trọt nhằm biểu hiện ước nguyện về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

* Lễ đón mùa hoa màu mới (mồng 3 tháng 3 âm lịch): Vào ngày lễ này đồng bào làm bánh, thịt gà và cầu khấn trước bàn thờ tổ tirn để cầu cho một vụ hoa màu mới được bội thu. Đặc trưng là món bánh ngải của dân tộc Tày. Bánh ngải có màu xanh đặc trưng của thiên nhiên, hình thù và cách làm gần giống với bánh dày của người miền xuôi.

Để làm bánh ngải, người Tày chọn nếp nương và không được lẫn gạo tẻ. Đường để làm nhân bánh cũng phải lựa chọn rất cẩn thận, phải chọn đường phên có màu vàng, ngọt và không có sạn.

Lá ngải rửa sạch, đun trong nước tro bếp từ 2 đến 3 giờ. Để có nước tro tốt, người ta chọn tro sạch, tốt nhất là tro tre nứa, hoặc tro vỏ đậu xanh. Tro sạch được lèn vào rá tre, để rá trên chậu tạo khoảng cách cho nước từ rá chảy xuống. Người ta đổ nước từ từ vào tro cho ngấm dần rồi chảy xuống chậu. Nước tro lúc đầu đặc có màu cà phê, sau loãng dần. Lá ngải đun trong nước tro rất chóng nhừ. Sau khi đun nhừ, đổ lá ngải ra rá, rửa nhiều lần cho sạch nước tro, nhặt bỏ sơ (gân lá, cuống lá già), vắt kiệt nước rồi nắm thành từng nắm bằng nắm tay.

Gạo làm bánh được ngâm từ tối hôm trước rồi đem đồ chín thành xôi vừa độ dẻo. Trong quá trình đồ, khi lên hơi, người ta thường tưới thêm lần nước để khi giã bánh sẽ dẻo hơn.

Trong khi chờ xôi chín sẽ chuẩn bị nhân bánh, người ta đun đường phên lên thành mật sau đó trộn mật với vừng đen rang chín giã nhỏ. Nhân bánh chính là bí quyết tạo ra hương vị thơm ngon cho chiếc bánh. Xôi đồ chín giã ngay lúc còn nóng cùng với lá ngải để bánh mềm, mịn và dẻo. Sau khi xôi giã nhuyễn, các bà, các mẹ sẽ nhanh tay múc ra mâm để nặn bánh. Bánh được nặn thành hình tròn sau đó ấn dẹt ra, cho thìa nhân vào giữa, rồi gói vỏ bánh lại bọc kín lớp nhân bên trong thành hình như chiếc bánh dày là được.

Bánh ngải dễ ăn, mát và không ngấy. Vị hăng hăng, thơm thơm là lạ của lá ngải như dung hòa cái dẻo, cái ngọt của nếp, của đường, miếng bánh có sự tươi non của đồi nương, cái hoang dã của lá rừng như gói cả mùa xuân trong mát.

* Lễ diệt sâu bọ: Vào sáng ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, các thành viên trong gia đình đều ăn các loại hoa quả chua chát với mong muốn diệt trừ các loại sâu bọ gây hại.

* Lễ mừng cơm mới: Khi đến mùa thu hoạch, đồng bào ở Đại Từ lại có lễ mừng cơm mới. Lễ cơm mới được tổ chức vào ngày 10 tháng 10 âm lịch (còn gọi là tết tháng 10) mừng một mùa thu hoạch mới và tạ ơn các thần linh đã phù hộ cho mưa gió thuận hòa, mùa màng tốt tươi, nhà nhà no đủ. Vào ngày lễ mừng cơm mới, mọi nhà đều chọn gạo nếp ngon nhất để làm bánh dày, vừa để thắp hương, vừa là món ăn thết khách tới chơi nói chuyện ngày tết.

Với đồng bào canh tác trên nương rẫy, ngoài những nghi lễ đã kể trên đồng bào còn nhiều tín ngưỡng khác. Đồng bào Dao ở xã Hoàng Nông đã thực hiện các nghi thức và tín ngưỡng nhằm hạn chế những rủi ro trong quá trình canh tác nương rẫy. Khi bị rắn cắn, bị dao phát người…đồng bào cho rằng cái hồn của mình đã bỏ mình ra đi, do đó phải mời thầy cúng gọi hồn về. Thầy cúng phải là người cao tuổi, có uy tín và đã được cấp sắc. Lễ vật chuẩn bị để cúng hồn gồm: một bát gạo, một con gà, một chén rượu, một quả trứng gà, một que hương. Lễ vật đó được đặt ở goc ruộng, nơi gia chủ có người bị nạn. Thày cúng cầm que hương đọc bài cúng gọi hồn về nhập người bị hại để người đó nhanh khỏe lại và tiếp tục công việc đồng áng.

Hiện nay, cùng với những thay đổi trong đời sống, cư dân nơi đây vẫn có những lễ hội dân gian đậm chất của cư dân nông nghiệp được tổ chức hàng năm.

Hội tung còn ở Phú Xuyên

Cứ mỗi độ xuân về, vào ngày mùng 6 tết nhân dân xã Phú Xuyên lại nô nức kéo nhau đi chơi hội tung còn. Không biết trò chơi tung còn ra đời từ khi nào, chỉ biết rằng các cụ già kể lại, đã lâu lắm rồi, trai gái đi làm ruộng,

con trai nhổ mạ gánh đến cho con gái cấy. Con trai thích ai thì ném mạ cho người ấy, may mắn bắt được thì yêu. Từ ngày ấy, tung còn không thể thiếu được trong các dịp lễ tết.

Để chuẩn bị cho ngày hội tung còn, các cô gái chuẩn bị khâu còn từ trước tết. Gần đến ngày hội, những chàng trai vạm vỡ đi tìm những cây tre (cây mai) thật dài, đẹp, chưa ra lá đem dựng trên nền đất rộng, bằng phẳng. Trên đỉnh cột, uốn một vòng tròn có đường kính rộng khoảng 30 đến 50 cm được phong kín bằng giấy đỏ. Trên cột tre còn có một lá cờ ngũ sắc phấp phới bay, biểu hiện của ngày hội xuân.

Lúc khai hội, người chủ hội là người tung còn mở màn, lấy quả còn ném tượng trưng lên trời. Khi chiếc vòng được ném thủng, những người tung còn chia làm hai phe, một bên nam, một bên nữ. Các chàng trai, các cô gái say sưa tung còn... Các cô gái mê nhất khi được tung còn cho người yêu. Họ cảm nhận được hương vị ngọt ngào của tình yêu qua hình ảnh quả còn bay đi bay lại... Quả còn ném trúng đích sẽ được người chủ hội rạch ra, lấy thóc chia cho mọi người làm giống. Kết thúc ngày hội, mọi người ra về, buổi tối quây quần bên bếp lửa rực hồng, cùng nhau nâng chén rượu nồng, chúc nhau một năm mới hạnh phúc, nhà nhà đầy thóc đầy ngô, lợn đầy chuồng, gà đầy sân. Qua ngày hội tung còn tình yêu lúa đôi nảy nở, gắn kết bền chặt. Đây là lễ hội nông nghiệp tràn đầy tính phồn thực, nó không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của người dân Đại Từ.

Hội xuống đồng ở Hùng Sơn

Hội xuống đồng được tổ chức ba năm một lần vào một ngày đầu năm mới tại xã Hùng Sơn, huyện Đại Từ. Hội xuống đồng theo nguyên văn tiếng Tày gọi là hội Lồng Tồng. Đây là lễ hội truyền thống của dân tộc Tày với ý nghĩa là sự mở đầu tốt đẹp cho một năm lao động nông nghiệp, cầu mong

thần nông ban cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, xóm làng yên vui, gia đình no ấm.

Trước ngày hội, mọi gia đình đều quét dọn nhà cửa, chuẩn bị đồ tế lễ chu đáo. Ngày chính hội được mở đầu bằng nghi thức thiêng liêng, lễ tế thần nông. Mặt trời bắt đầu lên cũng là lúc rước mâm tồng ra làm lễ. Đi đầu là bẩy thanh niên trai tráng khỏe mạnh, mỗi người cầm trên tay một cành lá cây vừa đi vừa vung vẩy. Dân làng quan niệm làm như vậy là đểđuổi tà khí, rủi ro.

Đi sau đoàn lễ là đoàn múa lân, tiếp đó là thầy cúng của buổi lễ và các mâm lễ vật được các thiếu nữ đội lên đầu. Lễ vật gồm có gà luộc, xôi, các loạibánh, hoa quả, rượu trắng. Khi cỗđược bày xong, người được dân làng tín cử thể hiện nghi lễ cầu cúng, tế thần. Sau đó ban tổ chức cử một bô lão khỏe mạnh, giỏi nghề nông, con cháu đông vui hòa thuận xuống cày một đường cày tượng trưng.

Xong phần tế lễ là đến phần hội. Mở đầu phần hội là màn thi cấy lúa

nhanh. Người chơi là các cô gái đại diện cho các làng và được chia làm hai hay

nhiều đội. Người chơi được dân làng và ban tổ chức lựa chọn khá kĩ trên các tiêu

chuẩn như nhanh nhẹn, giỏi giang, khỏe mạnh, xinh xắn, đặc biệt là cấy giỏi. Trong những đám ruộng được bừa mượt, tiếng trống lệnh nổi lên các cô gái của các đội bắt đầu thi cấy. Trên bờ tiếng trống hội rồn rập như thúc giục các cô gái nhanh tay thể hiện tài năng của mình cùng với tiếng reo hò động viên cổ vũ của bà con thôn xóm. Kết thúc cuộc thi đôi nào cấy trong thời gian ngắn nhất, cấy thẳng, đều, đúng quy định thì đội đó sẽ thắng cuộc.

Phần thưởng là những chiếc nón lá rất đẹp. Dân làng quan niệm, nhà nào có con gái tham gia thi thắng cuộc thì năm đó sẽ gặp nhiều may mắn. Sau phần thi cấy, dân làng giao lưu văn nghệ và tổ chức các trò chơi như kéo co, chọi gà, cờ tướng.

Kết thúc ngày hội, mọi người ra về hân hoan, vui vẻ, hứa hẹn một năm làm ăn nhiều phúc lộc.

Lễ rước kiệu ở Bình Thuận

Năm nào cũng vậy, cứ độ trưa ngày mồng năm tết, bà con nhân dân huyện Đại Từ lại nô nức rủ nhau về chùa Sơn Dược xã Bình Thuận để dự lễ rước kiệu, Đây là lễ hội lớn, có từ rất lâu đời ở vùng Đại Từ. Nó gắn bó máu thịt với người dân Đại Từ.

Chuẩn bị cho lễ rước chính vào trưa ngày mùng 5 hôm sau, dân làng xóm Chùa tập trung từ buổi chiều hôm trước, náo nức quét dọn chùa, trang trí cổng chùa để đón khách đến dự. Các cụ già và đám thanh niên tập trung tại nhà chứa cỗđể làm lễ rửa kiệu, chọn người khênh kiệu, chuẩn bịđồ tế lễ. Mỗi năm Ban tổ chức chọn một nhà chứa cỗ ở một xóm trong xã, các xóm luân phiên nhau. Mỗi xóm trong năm ấy phải chọn nhà chứa cỗ. Nhà được chọn chứa cỗ, phải có người cụ già có tâm với phật, sống đức độ với bà con hàng xóm, con cháu ngoan ngoãn, trưởng thành. Người dân ở đây cho rằng nhà nào, cụ nào được chọn chứa cỗ thì năm đó gia đình làm ăn phát đạt, con cháu gặp nhiều may mắn. Dân làng chuẩn bị hai kiệu, kiệu ông, kiệu bà. Kiệu ông rước thành hoàng làng. Kiệu bà rước Phật bà. Hai kiệu được rước bắt đầu từ nhà chứa cỗ. Nhóm người khênh kiệu là 8 cháu học sinh gồm 4 nam, 4 nữ, tuổi từ 16 đến 18, chưa lập gia đình, đạo đức tốt.

Trưa ngày mùng 5, dân làng đã tề tựu đông đủ, lễ rước kiệu được bắt đầu. Kiệu ông, kiệu bà được rước từ nhà chứa cỗ đi ra đình và chùa. Cỗ trên kiệu có lễ chay đặt ở kiệu bà gồm có xôi nếp, các loại bánh và hoa quả. Còn cỗ trên kiệu ông là lễ mặn xôi, gà, rượu, hoa quả. Có một điều đặc biệt mà năm nào cũng vậy, khi kiệu vào gần đến cửa chùa thì quay tròn. Có khi quay cả vào bờ rào tre mà kiệu không bị xuy xuyển, đồ tế lễ vẫn được giữ nguyên. Thời gian quay khá lâu rồi mới vào được trong chùa. Dân làng cho rằng kiệu

quay càng nhiều mà quay lan ra đó là điềm tốt. Nhân dân làm ăn được mùa, cầu được ước thấy. Sau lễ rước kiệu là lễ cúng tế và tổ chức các trò chơi như đánh vật, đánh đu, chọi gà, kéo co.

Lễ rước kiệu thể hiện ước nguyện về một cuộc sống thanh bình no ấm, mùa màng tốt tươi, cây trồng vật nuôi sinh sôi nảy nở của nhân dân xã Bình Thuận nói riêng, của người dân Đại Từ nói chung.

Tiu kết: Đại Từ có nhiều dân tộc anh em sinh sống. Mỗi dân tộc lại có phương thức canh tác nông nghiệp truyền thống riêng. Những phương thức canh tác đó đã làm đa dạng hoá các loại hình sản xuất nông nghiệp truyền thống, trên cơ sở canh tác lúa nước là cơ bản. Tuy nhiên, kinh tế nông nghiệp của huyện còn lạc hậu, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng ngược lại với cuộc sống thiếu thốn đó, đồng bào các dân tộc huyện Đại Từ sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần độc đáo gắn liền với kinh tế trồng trọt thể hiện qua các tín ngưỡng, lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa tộc người.

KẾT LUẬN

Địa bạ là nguồn tư liệu vô cùng phong phú và quý báu góp phần giúp chúng ta có thể nghiên cứu về nông thôn cũng như một số đô thị Việt Nam dưới nhiều góc độ khác nhau.

Đại Từ là một trong số các huyện của tỉnh Thái Nguyên có địa bạ lập năm 1805 và 1840. Sau khi trích dẫn, thống kê và phân tích địa bạ huyện Đại Từ ta có thể hiểu biết thêm về tình hình ruộng đất, bức tranh toàn cảnh về đặc điểm của chế độ sở hữu ruộng đất, cũng như một sốđặc điểm về kinh tế - xã hội đầu thế kỷ XIX của Đại Từ. Qua đó, tác giả xin đưa ra vài lời nhận xét như sau:

1. Huyện Đại Từ có vị trí thuận lợi, có nguồn tài nguyên phong phú là điều kiện để phát triển nhiều ngành nghề. Đây là điều kiện tiên quyết cho con người sớm chọn nơi đây để sinh cơ, lập nghiệp. Và do đó Đại Từ có thành phần dân cư đa dạng, có nhiều dân tộc cùng sinh sống như: Kinh, Tày, Nùng, Dao…trong đó dân tộc Kinh luôn chiếm đa số. Chính điều này làm cho huyện có một nền kinh tếđa dạng và một nền văn hóa đặc trưng của các dân tộc anh em.

2. Về quy mô các loại ruộng đất chúng ta thấy rằng Đại Từ chủ yếu là tư điền. Các loại đất thần từ, phật tự, thổ trạch viên trì chiếm tỷ lệ nhỏ. Ruộng đất hoang chiếm tỷ lệ khá lớn. Đó là hiện tượng phổ biến ở hầu hết các địa phương lúc bấy giờ. Nguyên nhân của tình trạng hoang hoá có thể là do sau nhiều năm chiến tranh kéo dài và thiên tai, mất mùa liên tiếp xảy ra làm cho các hộ nông dân phải bỏ làng ra đi dẫn đến bỏ hoang đất đai. Ngoài ra còn phải kể tới các nguyên nhân khác như Đại Từ là vùng đất rộng, người thưa nên ruộng đất không thể canh tác hết được. Thêm vào đó còn phải kể tới nguyên nhân do điều kiện tự nhiên gây ra. Mặc dù đến giữa thế kỉ XIX trong một chừng mực nhất định vấn đề này đã được giải quyết. Điều đó chúng tỏ

nhà Nguyễn cũng như chính quyền địa phương đã có những biện pháp tích cực để khai hoang phục hoá, phát triển sản xuất.

3. Về quy mô sở hữu ruộng đất tư, chúng ta thấy rằng chế độ sở hữu ruộng đất của Đại Từ nửa đầu thế kỉ XIX là sự thắng thế của sở hữu tư nhân. Ruộng đất tư hữu chiếm 100% tổng diện tích ruộng đất các loại. Tuy nhiên sở hữu tư không lớn và không ổn định. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên là truyền thống kế thừa mang tính chia đều – công bằng cho con cái đã dẫn đến hiện tượng tập trung – phân tán - tập trung – phân tán. Do vậy tài sản không ổn định, diện tích đất đai vụn ra sau những lần kế thừa và thậm chí còn bị mất đi do cầm cố, bán chác…Trong sở hữu tư nhân nổi bật lên là đặc điểm xu hướng tập trung ruộng đất vào tay giai cấp địa chủ.

4. Về quy mô sở hữu ruộng đất của các nhóm họ, điểm đáng chú ý ở

Một phần của tài liệu Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở Huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 108 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)