Kinh tế tự nhiên

Một phần của tài liệu Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở Huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 105 - 108)

4 (1805)

3.3.Kinh tế tự nhiên

C. Mac nói: “Thiên nhiên quá hào phóng, khi nó dắt tay người ta đi như dắt tay trẻ con” [21; tr. 266]. Quả đúng như vậy bên cạnh trồng trọt, chăn

nuôi chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh tế của Đại Từ nhưng không phải lúc nào việc trồng trọt chăn nuôi cũng có hiệu quả, đảm bảo cuộc sống. Vì vậy đồng bào vẫn phải dựa nhiều vào tự nhiên thông qua hoạt động săn bắt săn bắn và hái lượm. Đồng Khánh dư địa chí cho chúng ta biết hoạt động đó như sau: “Nghề nghiệp làm ruộng, hoặc vào rừng đốn gỗ, hoặc thả lưới bắt cá hoặc săn bắn thú rừng” [3; tr. 759].

- Hái lượm: Là ngành kinh tế khai thác của thiên nhiên. Do địa bàn cư trú dựa vào núi rừng nên hoạt động hái lượm của đồng bào có phần thuận lợi. Đối tượng lao động chủ yếu của hái lượm là những thức ăn thực vật có sẵn trong tự nhiên. Ngoài ra, đối tượng của hái lượm còn bao gồm cả một số sản phẩm động vật nhưng bất động như trứng chim, mật ong, nhộng.

Tùy từng mùa, mà đồng bào kiếm các loại rau rừng khác nhau: các loại cây củ, quả có chất bột có ý nghĩa trong đời sống nhất là vào những tháng giáp hạt và những năm mất mùa như củ mài, củ bán…; các loại rau rừng như rau dớn, rau muối, rau sam, má, rêu đá, lá khoai môn, lá chua me, lá lốt, cà, bầu…

“Bao giờ cho đến tháng tư Lên đất Đại Từăn bát canh mon”

“Ra đi nhớ vợ cùng con

Về nhà nhớ bát canh mon Đại Từ” [23, tr. 84]

Cùng với các loại rau là măng, mộc nhĩ, nấm rừng… thường vào mùa xuân đồng bào đi hái măng vầu, mùa hè hái măng tre, giang. Những nơi có sẵn măng, đến mùa đông bào lấy măng đểăn tươi, muối chua và làm măng khô.

Các loại tre, nứa, giang, song mây được đồng bào khai thác để phục vụ hỗ trợ cho kinh tế nông nghiệp.

“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá đan sàng lên trăng

Đại Từ em thiếu gì giang

Sao anh lại hỏi đan sàng bằng tre” [23, tr. 85]

Bên cạnh đó đồng bào còn hái lượm cả các loại côn trùng nhộng tằm, nhộng ong, trứng kiến… các loại nhuyễn thể nhưốc, trai, hến, cua đá.

- Săn bắt, săn bắn: Từ xa xưa, các cụ truyền rằng ven bờ sông Công là những cánh rừng rậm rạp, bò tót đi hàng đàn, chúng thường xuyên qua sông để phá phách lúa ngô của dân làng. Dân bản phải lấy nứa vót nhọn làm bẫy, cắm xuống lòng sông để đuổi chúng. Ngoài ra, Đại Từ còn có các loại thú khác như hươu, gấu, trăn…Trong thời gian nhàn rỗi, ngoài vụ cày cấy, phát nương, trồng lúa và những ngày thu hoạch, đồng bào vào rừng săn bắt săn bắn. Săn bắn của họ không chỉ để cải thiện cuộc sống mà còn bảo vệ mùa màng, cho thú rừng không phá hoại lúa, hoa màu trên nương bãi.

Dụng cụđể săn bắn là cạm, bẫy, sập, cung tên, nỏ…Điển hình là bẫy cần bật với nguyên tắc dùng sức bật cần tre để bắt hoặc giết con mồi. Tre khi uốn cong có thế năng mạnh. Người ta lợi dụng thế năng đó để rút dây thòng lọng, thắt cổ hoặc buộc chân con vật hoặc bật các thanh tre kẹp con vật, phóng lao hoặc tên giết con vật. Đây là loại bẫy phong phú và áp dụng phổ biến.

Săn bắn thú tựu chung có 2 loại săn: săn đuổi và săn rình. Săn đuổi phổ biến sau các vụ gặt hái, khi phát hiện thấy dấu chân thú về phá hoại lúa hoa màu trên nương thì từng thôn bản tổ chức đội săn. Sản phẩm thu được chia đều cho các thành viên đi săn. Săn rình áp dụng cho từng cá nhân đi săn với cây súng cây nỏ…. khi biết nơi nào có chân thú ra ăn các loại hoa quả rụng hoặc thú ra uống nước ở các khe lạch, suối thì người săn rình sẵn chờ thú đến là bắn.

Tuy nhiên, khi hoạt động của loài người tăng lên số lượng chim và thú cũng giảm do đó hiện nay nghề săn bắt của đồng bào giảm đi rất nhiều.

Ở Đại Từ đánh cá cũng có vai trò kinh tế rất lớn là vùng đất có nhiều suối nên những lúc nhàn rỗi, cư dân Đại Từ đi đánh bắt cá ở ven sông Công và những con suối, khe lạch. Dụng cụ đánh bắt cá có nhiều loại như chài, lưới, vó, đó, ruốc cá… mỗi loại dụng cụ lại tích hợp với những mùa nước khác nhau. Nhìn chung, nghề đánh bắt cá của đồng bào chỉ giúp cải thiện bữa ăn hàng ngày trong gia đình, không phải là nghề mang tính chuyên nghiệp trong trao đổi hàng hóa .

Một phần của tài liệu Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở Huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 105 - 108)