Trồng trọt

Một phần của tài liệu Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở Huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 93 - 103)

4 (1805)

3.1. Trồng trọt

Nói về kinh tế Thái Nguyên nói chung và Đại Từ nói riêng, Ngô Thì Sĩ khi làm chức Đốc đồng ở Thái Nguyên (1763 – 1767) có viết như sau:

“Ngẫu nhân công cán nhất quan phong Nhất vật trình đồ chỉ chưởng trung Khoáng địa vô đa sơn dữ giản Cư dân thao bán Thổ tham Nùng Mộc hy giá sạn đông tây hướng Thủy cứu tùy cơ nhật dạ thung Đáo xứ khiến điền giai khẩn tịch

Tuyên truyền niên đại cốc thường phong”

Dịch nghĩa:

“Nhân đi việc công, được xem phong tục ở chốn này. Nhân vật, đường đi thấy rõ như trong lòng bàn tay Phần nhiều đất không ruộng, toàn là núi và khe Nhân dân quá nửa là người Thổ và người Nùng Nhà là tre, gỗ gác làm sàn theo hướng đông tây Chỗ nước chảy, đặt cối giã gạo suốt đêm ngày. Đến đâu cũng thấy ruộng đất đều khai khẩn

Trong phần phong tục, Đại Nam nhất thống chí chép về hoạt động kinh tế của cư dân Thái Nguyên như sau: “Về nghề nghiệp thì làm ruộng buôn bán, chài lưới đẵn cây tùy tiện sinh nhai, không có chuyên nghiệp” [24, tr .

163]. Đồng Khánh dư địa chí nhấn mạnh cư dân huyện Đại Từ “chỉ làm nghề nông, nghề rừng” [3, tr. 811].

3.1.1 Canh tác lúa nước

Cùng với các huyện khác trong khu vực xung quanh như Định Hóa, Phú Lương, Võ Nhai… việc canh tác lúa nước của huyện ít nhiều thuận lợi hơn. Mặc dù là đất loại 3, thu điền đặc trưng cho khu vực miền núi nhưng việc trồng lúa ở đây lại có điểm đặc biệt: “Làm ruộng, thì có 2 vụ, cũng giống tỉnh Bắc Ninh, duy các châu huyện Định Châu, Văn Lãng, Đại Từ và Phú Lương có cấy lúa 4 mùa, cứ 3 tháng 1 lần thu hoạch, đấy là một điều hơi khác” [24, tr. 163].

Nhận định trên đưa đến 2 giả định: Một là, chất lượng đất đai và điều kiện tự nhiên nơi đây rất thuận lợi cho canh tác lúa nước (những yếu tố khách quan). Hai là, cư dân Đại Từ biết tích lũy kinh nghiệm sản xuất về giống lúa, mùa vụ (chủ quan)…để tạo ra năng suất cây trồng. Giả định thứ nhất loại bỏ vì qua phân tích địa bạ nhưđã trình bày ở chương 2, đất đai ởĐại Từ chủ yếu là đất loại 3 không màu mỡ lắm. Như vậy, ở đây chúng ta nhấn mạnh đến yếu tố con người trong canh tác lúa nước.

Khi tìm hiểu về địa bạ thời Nguyễn có điểm nổi bật là ở 2 thời điểm 1805 và 1840 diện tích ruộng tư luôn chiếm trên 97%. Điều đó cho thấy kinh tế trồng trọt trong đó canh tác lúa nước là chủ yếu có vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống người dân Đại Từ.

Ruộng ở Đại Từ có 2 loại: Ruộng nước, loại ruộng này có thể chủ động điều hòa được nước thông qua các hình thức thủy lợi của đồng bào (Kí Phú, Văn

Yên, Tiên Hội, bản Ngoại …). Loại ruộng thứ hai là ruộng chờ nước mưa là chủ yếu, có một số ít dẫn nước từ các khe về hỗ trợ thêm (Cù Vân, An Khánh).

Trong quá trình phát triển của nghề nông trồng lúa, người dân Đại Từ đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm và hình thành quy trình sản xuất lúa nước từ khâu khai phá ruộng, làm đất, gieo mạ, cấy lúa, chăm bón đến thu hoạch theo đó là các biện pháp thủy lợi, dụng cụ làm đất và thu hoạch biểu hiện rõ những nét đặc sắc của cư dân nơi đây.

- Kĩ thut khai phá và làm đất.

Khác với các khu vực khác, ở Đại Từ ít ruộng bậc thang. Do vậy cách làm đất khác với các huyện miền núi cao khác. Trong việc chọn đất canh tác, đồng bào thường chọn đất làm ruộng ở những nơi tương đối bằng phẳng, chất đất tốt và ưu tiên gần nguồn nước. Sau đó san phẳng rồi đắp bờ phát cỏđể giữ nước. Với những ruộng đã canh tác nhiều vụ, sau vụ thu hoạch còn có nhiều gốc rạ, nếu đất và rạ khô thì đồng bào sẽ đốt rạ cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho đất và phần nào diệt những loại sâu bọ hại lúa. Nếu đất và rạ đều ướt, đồng bào sẽ cấy úp luôn thân cây rạ tạo thành “phân bón tự nhiên” giúp

cho đất thêm màu mỡ.

Sau phần làm sạch ruộng, theo phong tục địa phương cư dân bắt đầu cày ải qua đông và kết thúc vào trước tết âm lịch như tục ngữ Tày – Nùng có

câu: “Thây nà bươn lạp, thư háp nắc” (cày ruộng tháng chạp, gánh nặng vai). Theo cư dân nơi đây, cày ải có vai trò quan trọng là làm đất tốt đất được phơi khô vừa diệt được sâu bọ có trong đất vừa làm cho đất khô, tơi khi gặp mưa đất sẽ “nhừ” canh tác thuận lợi.

Ruộng đã được cày ải, ngâm nước một thời gian cho mềm đất, người ta bừa lần thứ nhất cho kỹ, để một thời gian người ta cày lại (cày lật) sau đó bừa lần thứ hai. Sau lần bừa này cũng để một thời gian rồi người ta lại cày lật một lần nữa. Sau đó người ta gánh phân chuồng rải ra ruộng (bón lót) hoặc dùng

các loại thân cây mềm băm nhỏ vãi ra ruộng rồi bừa kỹ lại. Đợt bừa cuối cùng sẽ được làm kĩ hơn để chuẩn bị cấy.

Công cụ làm đất có cày, bừa, cuốc… và dùng sức trâu kéo. Chiếc cày phổ biến là cây chìa vôi. Cày của đồng bào được làm từ loại gỗ tốt, lưỡi cày bằng gang được đúc to bản và dày, bắp cày to phù hợp với các loại đất miền núi. Bừa có 2 loại là bừa đơn và bừa kép. Trong đó bừa đơn là phổ biến hơn vì ruộng ở Đại Từ chủ yếu là những mảnh nhỏ. Bừa đơn rộng chừng 1m, cao 90 cm có khoảng 10 đến 13 răng bằng gỗ, hoặc bằng tre, rất dễ dàng để thay thế nếu bị gãy. Ngoài 2 công cụ nói trên còn có dao để phát những cây bụi xung quanh bờ và cuốc để vạc bờ.

Với những ruộng trũng, nhiều bùn, lầy thụp họ dùng bừa mà không cày để dìm cỏ thối rồi cấy. Nếu không cày bừa được dùng cuốc úp đất xuống hoặc dùng trâu, bò sục nát bùn và sau đó cấy.

- Thy li.

Trong canh tác lúa nước, với kinh nghiệm “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” thì thủy lợi sẽ chiếm vị trí dặc biệt quan trọng. Người dân ở Đại Từ thường sử dụng nguồn nước chính là nước mưa và nước suối cùng với các khe mạch. Theo kinh nghiệm cổ truyền hệ thống mương, phai (đập) và cọn nước được đồng bào đặc biệt coi trọng.

Do là khu vực nhiều suối nhỏ, chảy xiết (toàn huyện hiện nay khoảng 53 con suối) để dẫn nước vào ruộng, đồng bào thường đắp các phai là đập ngăn suối, cho nước dâng lên rồi dần vào hệ thống mương. Rồi từ mương chia nước vào các xứđồng hoặc thửa ruộng. Nhiều đoạn mương phải vượt qua khe bằng hệ thống “máng” được làm từ thân cây gỗ, cây mai khoét rỗng bắc liền với nhau dài hàng trăm mét điển hình như ở các xã Cát Nê, Bản Ngoại, Hoàng Nông…

Ngoài ra, còn có chiếc cọn nước. Đại Nam nhất thống chí có chép về phong tục của cư dân trong tỉnh: “Làm ăn thì dùng sức nước để giã gạo, làm

cái cọn để lấy nước vào ruộng” [24, tr. 164]. Cọn nước (hay guồng nước) thể hiện sự sáng tạo của đồng bào trong việc cung cấp nước tưới cho ruộng cày cấy ở những nơi không đủ điều kiện đắp đập, làm mương phai. Cọn nước được làm bằng những vật liệu tự nhiên như tre, gỗ, nứa, mây,… có hình bánh xe đường kính rộng hẹp khác nhau trên dưới chục mét tùy theo sự cao thấp của mặt ruộng so với mặt nước sông hay suối. Ở bánh có những cánh quạt cản nước vào các ống bương đựng nước buộc chếch ở ngoài vành bánh xe, nước chảy đầy bánh quay, đưa nước vào ống bương và khi ống bương quay lên phía trên tự đổ vào máng dẫn nước đặt ngang và nước theo các ống máng chảy vào ruộng. Cọn nước chỉ tưới cho các vùng ruộng gần sông suối, các ruộng ở xa phải đào mương dẫn nước.

Với những sáng tạo về thủy lợi của cư dân Đại Từ đã phần nào giải quyết được những khó khăn về nước tưới cho ruộng cày cấy nơi đây. Đồng thời thể hiện đặc trưng văn hóa của đồng bào.

- Kĩ thut gieo m

Để có được mạ tốt thì việc chọn giống là rất cần thiết. Đồng bào thường chọn những ruộng lúa tốt, đều cây, bông dài, quả tròn, mẩy giữ lại làm giống cho mùa sau. Sau khi đã ngắt từng bông lúa đẹp chọn trên ruộng, mang về nhà buộc thành từng bó rồi phơi khô dưới nắng, treo trên sàn nhà hoặc gác bếp để tránh bịẩm, mốc.

Đất để gieo mạ là khu ruộng màu mỡ nhất và là thường là khu ruộng quen để gieo mạ theo kinh nghiệm “Khoai đất lạ, mạđất quen”. Vì thế ruộng làm mạ thường được dùng cốđịnh qua nhiều vụ. Ruộng mạ được làm kĩ hơn, bừa nhiều lần cho thật nhuyễn rồi gieo hạt.

Để gieo mạ, đồng bào ngâm thóc giống một đêm hoặc hơn rồi vớt ra ủ. Khi thời tiết rét lạnh phải ủ kĩ hơn, mỗi ngày dội nước ấm một đến hai lần. Thóc nảy mầm đầu mới đem vãi. Thóc đã nảy mầm dài và gieo vào trong đất

đã được làm sạch có nơi để nước sâu 5 – 7 phân để tránh chim chóc phá hoại. Khi mạ được khoảng 2 tháng tuổi người ta nhổ thành từng bó đem ra ruộng cấy. Mạ được cắt phần ngọn để chóng bén rễ và nhanh phát triển lá non.

- Chăm sóc lúa

Khi cấy được khoảng 20 – 40 ngày, người ta làm cỏ lần thứ nhất bằng cách sục bùn, ít nhất một lần. Ở những chân ruộng sẵn cỏ dại, đồng bào làm cỏ lần thứ hai. Dùng chiếc lạo làm sạch cỏ, lấp bùn lên cỏ. Sau đó tháo nước ra khỏi ruộng để cho ruộng khô nứt rồi tháo nước vào nhằm mục đích làm chết cỏ, giúp cây cứng hơn.

Khi cây lúa sắp ra đòng, đồng bào bón thúc bằng phân chuồng hoai mục để cho cây lúa sinh sôi nảy nở và sinh trưởng mạnh, khi cây lúa đã trổ đòng và phơi màu thì không được bón phân nữa vì theo kinh nghiệm của cư dân, làm như vậy lúa sẽ bị lép và gây sâu bệnh cho lúa. Nguồn phân bón chủ yếu là phân chuồng đã được ủ và thân cây xanh dễ phân hủy.

- Thu hoch

Đồng bào ở Đại Từ thu hoạch mùa màng trong khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 âm lịch, vụ chiêm vào tháng 4 đến tháng 5 âm lịch. Dụng cụ để thu hoạch phổ biến là liềm, hái. Dùng quang treo, đòn gánh, đòn sóc để vận chuyển. Sau khi gặt, lúa được bó lại thành từng bó nhỏ, mỗi bó gồm 4 – 5 nắm. Khi vận chuyển về nhà, đồng bào bó lúa thành những bó lớn, dùng đòn sóc xuyên qua rồi gánh về. Cũng có khi đồng bào đập lúa ngay trên ruộng sau khi gặt. Dụng cụ đập lúa là máng đóng bằng gỗ (loỏng). Cũng có khi dùng trâu quần trên sân cho đến khi thóc rụng hết ra khỏi rơm. Thóc được loại sạch rơm rác, phơi trên sân cho khô rồi dùng quạt tay hoặc quạt hòm quạt cho sạch những hạt thóc lép. Sau đó đem cất trữ vào bồ. Khi ăn đem giã thành gạo theo kiểu mà Đại Nam nhất thống chí chép “dùng sức nước để giã gạo”.

3.1.2 Nương ry

Bên cạnh việc trồng lúa nước, đồng bào các dân tộc ở Đại Từ còn làm nương rẫy. Đại Nam nhất thống chí mô tả khái quát về canh tác nương rẫy:

“đốt nương rồi dùng dao moi đất để tra hạt giống” [24, tr. 164]. Đồng Khánh dư địa chí mô tả thêm: “Mán Sơn Miêu quần cộc ở nơi đất bằng, lợp lều lá, phát nương làm rẫy trong rừng, thu hoạch được thoc ước tính để lại đủ ăn, còn thừa thì mang đổi lấy bạc”; “Mán Cao Lang…tìm chọn chỗ đất thích nghi mà gieo trồng thóc ngô, sau 2 – 3 năm thì bảo là đất hết chất màu mỡ, lại dời đi khai khẩn nơi khác” [2; tr. 759].

Với những ghi chép tản mạn như thế, phần nào giúp chúng ta hình dung về phương thức canh tác nương rẫy cổ truyền của đồng bào trong huyện.

Nông nghiệp nương rẫy là một hệ nông nghiệp đặc trưng của cư dân miền núi nói chung và ở Đại Từ nói riêng. Quy trình canh tác nương rẫy luôn tuân theo một chu trình khép kín gồm các khâu: Tìm chọn đất, phát, đốt, dọn, làm đất, gieo trồng, chăm sóc và cất trữ sản phẩm.

- Tìm chọn đất

Là khâu công việc hết sức quan trọng, tìm được đất tốt thì mùa màng bội thu, chọn đất kém màu mỡ thì năng suất mùa màng sẽ kém. Đồng bào đều muốn làm nương ở nơi có địa hình ít dốc để đỡ phải leo trèo vất vả, hạn chế sự xói mòn, rửa trôi bạc màu của đất và có thể canh tác được lâu dài hơn. Khu vực được chọn làm nương thường là rừng già có nhiều mùn, tơi, xốp. Những khu đất thịt sẽ được trồng lúa còn những nơi đất pha cát dùng để trồng hoa màu (ngô, bí…).

Theo tập quán của người Dao ở Quân Chu và Bản Ngoại, họ thích canh tác ở sườn đồi và chân núi nơi có ánh mặt trời chiếu tới. Để kiểm tra xem đất có màu mỡ hay không, người ta thường xem đất đó màu nâu, có nhiều mùn và nhiều giun. Trên khoảnh đất đã chọn, họ kiểm tra xem đất đó có tốt hay không

bằng cách cắm lên mạt đất một cái cọc (hoặc cắm dao) sau đó nhổ nó lên. Nếu đất dính vào đầu cọc nhiều, họ thấy hài lòng là tìm được đám đất làm nương tốt. Khi đã chọn được đất ưng ý, công việc tiếp theo là phát, đốt cây cỏ trên mảnh đất đã chọn.

- Phát đốt

Phát và đốt là hai khâu công việc quan trọng và tất yếu của quá trình làm nương rẫy. Công cụ phổ biến để phát nương là con dao quắm và chiếc rìu sắt. Phương pháp canh tác này thường được gọi là “đao canh hỏa chủng”

(cày bằng dao, đốt cỏ bằng lửa rồi gieo hạt), “đao canh hỏa nậu” (cày bằng dao, bừa bằng lửa) hoặc “hỏa canh” (cày bằng lửa). Cày bằng dao có lẽ không phải dùng dao cày đất mà là dùng dao phát cây cỏ, dọn quang đất trồng. Sau đó đốt cháy (hỏa chủng, hỏa nậu, hỏa canh) rồi chọc lỗ tra hạt.

Trên mảnh rừng già đã chọn, đồng bào tiến hành phát nương. Họ thường phát 1 – 2 tháng trước mùa để gieo hạt (khoảng tháng 12 hay tháng 1 âm lịch). Việc phát nương được tiến hành từ thấp lên cao, mới đầu dùng dao quắm chặt các cây bụi, dây leo, rồi nam giới dùng rìu chặt các cây lớn. Nương phát từ rừng già có nhiều cây cổ thụ, chặt hạ rất vất vả, họ chỉ bóc đi vài khoang vỏđể cho cây tự chết.

Nương rẫy sau khi phát xong sẽ được phơi dưới ánh mặt trời khoảng một tháng. Đồng bào nhằm vào ngày nắng và đốt nương vào buổi chiều để cho cháy kỹđỡ các công đoạn sau này. Trước khi đốt, họ dọn đường biên để lửa khỏi cháy lan vào rừng. Mặt khác đốt vào buổi chiều nếu lửa có lan vào rừng thì sương đêm buông xuống đám cháy cũng đỡ dữ dội hơn. Đồng bào đốt nương ngược chiều gió đốt từ cao xuống thấp để ngọn lửa khỏi tạt mạnh, hạn chế cháy rừng.

- Làm đất và gieo hạt

Đốt rẫy xong, đồng bào để 5 đến 7 ngày cho đất nguội rồi sẽ dọn nương. Những thân cây gỗ to mà chưa cháy hết sẽ được để mục, còn những cành chưa cháy sẽ được dùng làm củi. Đồng thời, đồng bào thu dọn những cành cây còn sót lại và chặt những rễ cây to dưới đất.

Đối với nương phát từ rừng già hoặc rừng tái sinh, đất còn tương đối tơi xốp, sau khi đốt dọn xong là có thể tra hạt được ngay. Phương thức tra hạt thường là chọc lỗ, tra hạt trên nền đất phủđầy tro đó, người đàn ông cầm gậy chọc lỗ, người phụ nữ theo sau gieo hạt vào rồi lấy chân lấp với một tập đoàn cây trồng trên nương khá hoàn thiện như lúa, ngô, lạc, các loại rau xanh…

Với những nương làm lần thứ hai, thứ ba sau khi thu hoạch, người dân

Một phần của tài liệu Sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở Huyện Đại Từ (Thái Nguyên) nửa đầu thế kỷ XIX (Trang 93 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)