Ví dụ:- Dựa vào hình thức âm thanh: các từ giống nhau toàn bộ hay gần toàn bộ về hình thức âm thanh tập hợp thành từ đồng âm hay từ gần âm.- Dựa vào đặc điểm cấu tạo: các từ cócùng một k
Trang 1tiếng Việt thực hành
Biên tập bởi:
Đại học sư phạm Hà Nội
Trang 3MỤC LỤC
1 Giới thiệu chung
2 Các cách phân loại vốn từ tiếng Việt
Trang 4Giới thiệu chung
Mục tiêu cần đạt
- Có những hiểu biết cơ bản về lịch sử vấn đề từ loại tiếng Việt;
- Nắm được các các tiêu chí phân chia từ loại tiếng Việt theo quan điểm của giáo trình;
- Nắm được hệ thống từ loại tiếng Việt;
- Có khả năng vận dụng các kiến thức đã học về từ loại để giải quyết các vấn đề có liênquan
Điều kiện tiên quyết
- Sinh viên đã hoàn thành các đơn vị kiến thức: Dẫn luận ngôn ngữ học, Ngữ âm học,
Từ vựng - Ngữ nghĩa học, Đại cương về Ngữ pháp;
- Sinh viên đọc giáo trình và các tài liệu tham khảo
Đề cương bài giảng
Các quan niệm về từ loại tiếng Việt
Các cách phân loại vốn từ tiếng Việt
Lịch sử vấn đề từ loại tiếng Việt
Kết quả phân chia từ loại tiếng Việt theo các quan niệm khác nhau
Hệ thống từ loại tiếng Việt
Trang 5Hiện tượng chuyển loại từ
Tài liệu tham khảo
<! [if !supportLists] >1 <! [endif] >Diệp Quang Ban - Hoàng Dân, Ngữ pháp tiếng Việt (Sách dùng cho hệ Cao đẳng sư phạm), Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2000.
<! [if !supportLists] >2 <! [endif] >Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung, Ngữ pháp tiếng Việt, tập một, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.
<! [if !supportLists] >3 <! [endif] >Lê Biên, Từ loại tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo
Trang 6Các cách phân loại vốn từ tiếng Việt
Các quan niệm về từ loại tiếng Việt
Các cách phân loại vốn từ tiếng Việt
Trả lời câu hỏi
Từ nhanh và từ mĩ lệ có những điểm nào khác nhau, những điểm nào giống nhau? Khác nhau:
- Về âm thanh và cấu tạo : nhanh là từ một tiếng, còn mĩ lệ là từ nhiều tiếng, hơn
nữa mỗi từ có thành phần âm thanh (các phụ âm, nguyên âm, thanh điệu) khác
nhau - Về nghĩa từ vựng (tạm thời giới hạn trong nghĩa gốc): từ nhanh chỉ đặc điểm về tốc độ của hoạt động (trên mức trung bình), còn từ mĩ lệ chỉ đặc điểm về hình thức của sự vật (đẹp) - Về nguồn gốc: nhanh là một từ Việt còn mĩ lệ là từ gốc Hán Nhanh là một từ đa phong cách, trong khi mĩ lệ thiên về phong cách văn
chương
Giống nhau :
Về các phương diện trên nhanh và mĩ lệ không cùng một loại, một hệ thống Nhưng
nếu xem xét về đặc điểm ngữ pháp thì hai từ đó lại có nhiều điểm giống nhau :
+ Cả hai đều có ý nghĩa thuộc phạm trù nghĩa khái quát chỉ đặc điểm + Cả hai đều
có thể đóng vai trò trung tâm của một cụm từ chính phụ : kết hợp ở phía trước với phụ từ chỉ mức độ (cực kỳ nhanh, cực kỳ mĩ lệ ) + Cả hai đều có thể làm vị ngữ trong câu một cách trực tiếp :
Ví dụ : Nó nhanh lắm.
Phong cảnh ở đây thật là mĩ lệ.
Nhận xét
Số lượng từ trong mỗi ngôn ngữ là rất lớn Nhưng không phải mỗi từ đều hoàn toàn
khác với những từ khác Vốn từ trong mỗi ngôn ngữ hình thành những loại, những lớp,
những hệ thống lớn nhỏ có những đặc điểm giống nhau Những từ có đặc điểm giống
nhau tạo nên một loại Đặc điểm giống nhau của các từ có thể thuộc về ngữ âm, có
thể thuộc về cấu tạo, có thể thuộc về ngữ nghĩa, có thể thuộc về ngữ pháp,…
Trang 7Ví dụ:
- Dựa vào hình thức âm thanh: các từ giống nhau toàn bộ hay gần toàn bộ về hình thức
âm thanh tập hợp thành từ đồng âm hay từ gần âm.- Dựa vào đặc điểm cấu tạo: các từ cócùng một kiểu cấu tạo hợp thành từ đơn, từ ghép (từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ);
từ láy (từ láy hoàn toàn, từ láy phụ âm đầu, từ láy bộ phận vần).- Các từ có thể giốngnhau về nghĩa, từ đó hình thành các hệ thống ngữ nghĩa với các mức độ lớn nhỏ khácnhau: các từ cùng trương nghĩa, các từ gần nghĩa, các từ đồng nghĩa, các từ trái nghĩa -Dựa vào nguồn gốc: từ gốc Việt, từ gốc Hán, từ có nguồn gốc Ấn Âu
Khái niệm từ loại
Từ loại là lớp các từ có sự giống nhau về các đặc điểm ngữ pháp Muốn phân định được
từ loại thì cần xác định được đặc điểm ngữ pháp của từ
Trang 8Lịch sử tiếng việt
Lịch sử vấn đề từ loại tiếng Việt
Đọc các tài liệu tham khảo đã cho và trả lời câu hỏi:
Các nhà Việt ngữ học có những xu hướng nhìn nhận vấn đề từ loại tiếng Việt như thếnào? Vì sao lại có những quan niệm trái ngược nhau như vậy về vấn đề từ loại tiếngViệt?
- Xu hướng 1: phủ nhận sự tồn tại của từ loại tiếng Việt
- Xu hướng 2: Nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận sự tồn tại của từ loại tiếng Việt
Nguyên nhân: Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, từ tiếng Việt không biến đổi hình tháitrong hoạt động sử dụng ngôn ngữ Đặc điểm này khiến cho việc xác định từ loại trongtiếng Việt có những điểm khác biệt so với các ngôn ngữ hòa kết (tiêu biểu là các ngônngữ Ấn - Âu)
Hãy cho biết:
Giữa các nhà Việt ngữ học theo xu hướng thừa nhận sự tồn tại của từ loại tiếng Việt,quan niệm phân chia từ loại tiếng Việt có hoàn toàn thống nhất không?
Hint
So sánh các tiêu chí phân chia từ loại tiếng Việt được các tác giả Trương Vĩnh Kí, Trần
Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Lân, Lê Văn Lí Nguyễn Phú Phong, Nguyễn Tài
Cẩn, nêu ra.
Có
Trang 9Sai
Đúng
Khái quát về lịch sử vấn đề từ loại tiếng Việt
Vì tiếng Việt thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái nên việc nghiêncứu về từ loại không thể tránh khỏi những ý kiến bất đồng Có 2 quan điiểm trái ngược
nhau trong vấn đề phân chia từ loại tiếng Việt:- Xu hướng 1: phủ nhận sự tồn tại của
từ loại tiếng Việt Đó là các tác giả: M.Grammont, Lê Quang Trình, Hồ Hữu Tường, Nguyễn Hiến Lê." Tiếng Việt cơ cấu theo một lối khác hẳn với ngôn ngữ phương Tây nên không có từ loại " và " không nên phân biệt từ loại bởi vì không phân loại được và cũng chẳng để làm gì"( Lịch sử văn chương Việt Nam 1.Paris Hồ Hữu
Tường)
- Xu hướng 2: Nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận sự tồn tại của từ loại tiếng Việt.Song
tuỳ theo quan điểm và tuỳ theo các phương pháp khác nhau, các ý kiến đó tập hợp thành
3 nhóm chính: +Phân loại từ loại xuất phát từ ý nghĩa của từ: Đây là xu hướng của ngữpháp truyền thống, với các đại diện như Trương Vĩnh Kí, Trần Trọng Kim, Bùi ĐứcTịnh, Nguyễn Lân… Áp dụng khuôn mẫu sẵn có của ngữ pháp Latinh, họ đã chia vốn
từ tiếng Việt theo đúng các từ loại của ngôn ngữ Ấn - Âu Các nhà ngôn ngữ sau nàygọi cách phân chia của buổi đầu nghiên cứu ấy là phân loai từ theo lối “tiên nghiệm chủnghĩa”.+Phân loại từ loại dựa vào khả năng kết hợp của từ: Đây là xu hướng của nhómtác giả theo trường phái cấu trúc luận với các đại diện là Lê Văn Lí Nguyễn Phú Phong,Nguyễn Tài Cẩn.Chịu ảnh hưởng của trường phái cấu trúc luận Mĩ về thế phân bố (chucảnh), các tác giả đã tiến hành phân loại tiếng Việt dựa vào khả năng kết hợp của từ Lê
Văn Lí trong tác phẩm Le parler vietnamien Hương Canh Paris 1948 đã khẳng định
“ Chính nhờ sự phân tích tỉ mỉ tất cả các yếu tố của chu cảnh 1 từ trong tất cả các
vị trí của nó mà người ta đi tới chỗ xác định được những tiêu chí khu biệt cho phép
ta tìm ra các từ, khiến cho 1từ này vì có những tiêu chí này nên không trùng với từ khác vốn có tiêu chí khác.” Những từ dùng để khu biệt từ này với từ khác ông gọi
là từ làm chứng ( mots – témoins) + Phân loại từ dựa vào cả ý nghĩa và khả năng kết
hợp của từ.Với phương pháp này vốn từ Tiếng Việt được phân loại khá triệt để song nóvẫn không thể rạch ròi 1 số nhóm từ và 1 số tiểu loại trong mỗi nhóm Nhằm khắc phục
điều đó, trong cuốn Văn phạm Việt Nam- NXB Phạm Văn Tươi Sài Gòn 1952, tác giả Bùi Đức Tịnh đã bổ sung thêm tiêu chí “chức năng mà từ đảm nhận trong câu” nhằm
phân định từ loại
Trang 10Phân chia từ loại tiếng Việt
Kết quả phân chia từ loại tiếng Việt theo các quan niệm khác nhau
Theo quan niệm phân chia từ loại xuất phát từ ý nghĩa của từ
• Loại tự: cây, quả, hoa, cá, chim
• Chỉ thị tự: nay, này, kia, nào
• Đại danh tự: tôi, tao, mày nó, ai, gì ,chi…
• Tính tự: to, nhỏ, cao ,thấp
• Động tự: ăn, uống, nói, cười
• Trạng tự: rất, quá, lắm, thậm, cũng, đều
• Giới tự: của, bởi, bằng, với…
• Liên tự: và, với, cùng, hay, hoặc, vì…
• Tán thán tự: chà, a, ô, ôi, hỡi…
Trang 11Hãy cho biết hệ thống từ loại tiếng Việt được tác giả phân chia như thế nào?
Tác giả Lê Văn Lí chia vốn từ tiếng Việt thành 3 nhóm:
So sánh hệ thống từ loại tiếng Việt theo quan điểm phân chia của các tác giả: Đinh Văn
Đức, Diệp Quang Ban - Hoàng Thung, Lê Biên, Nguyễn Tài Cẩn.
Gợi ý: Hãy vẽ sơ đồ hệ thống từ loại tiếng Việt theo quan điểm của mỗi tác giả
Kiến thức cần đạt
Sơ đồ hệ thống từ loại tiếng Việt theo quan niệm của tác giả Đinh Văn Đức
Tác giả Đinh Văn Đức (“Ngữ pháp Tiếng Việt” -Từ pháp học NXB
HTHCN.HN.1986 tr100-186) đã chia từ loại tiếng Việt thành 3 nhóm lớn với các tiểu
Trang 12loại nhỏ như sau:- Thực từ: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ.- Hư từ: từ phụ, từnối.- Tình thái từ: tiểu từ, trợ từ.
Sơ đồ hệ thống từ loại tiếng Việt theo quan điểm của các tác giả Diệp Quang Ban Hoàng Văn Thung
-Trong cuốn "Ngữ pháp Tiếng Việt”, các tác giả Diệp Quang Ban - Hoàng Văn Thung
đã chia thành 2 nhóm lớn với các từ loại cụ thể sau:- Thực từ: danh từ, động từ, tính từ,đại từ, số từ - Hư từ: phụ từ( định từ, phó từ), kết từ, tiểu từ( trợ từ, tình thái từ) Trong
đó số từ và đại từ là trung gian giữa thực từ và hư từ
Sơ đồ hệ thống từ loại tiếng Việt theo quan điểm của tác giả Lê Biên
Trang 13Sơ đồ hệ thống từ loại tiếng Việt theo quan điểm của tác giả Nguyễn Tài Cẩn
Trang 14Thực từ và hư từ
Từ loại thực từ và từ loại hư từ
Thực từ
Ví dụ 1
Hãy nêu ý nghĩa từ vựng khái quát của các từ sau:bàn, ghế, ăn, ngủ, vui, buồn, tốt, xấu
- Các từ bàn, ghế có ý nghĩa từ vựng khái quát là (gọi tên) sự vật;
- Các từ ăn, ngủ có ý nghĩa từ vựng khái quát là (gọi tên) hoạt động;
- Các từ vui, buồn có ý nghĩa từ vựng khái quát là (gọi tên) trạng thái;
- Các từ tốt, xấu có ý nghĩa từ vựng khái quát là (gọi tên) tính chất.
Ví dụ 2
Các từ được gạch chân trong ví dụ sau đây giữ vai trò gì trong các cụm từ chính phụ:Những bông sen đẫm sương đêm
- Từ sen giữ vai trò thành tố trung tâm của cụm từ chính phụ những bông sen.
- Từ sương giữ vai trò thành tố phụ bổ sung ý nghĩa cho từ trung tâm trong cụm từ chính
phụ đẫm sương đêm.
Ví dụ 3
Trang 15Hãy cho biết các từ được gạch chân trong các ví dụ sau có chức vụ ngữ pháp gì trongcâu:
a Chim hót
b Gió thổi
- Từ chim giữ chức vụ chủ ngữ trong câu Chim hót.
- Từ thổi giữ chức vụ vị ngữ trong câu Gió thổi.
Định nghĩa
Những từ được đề cập đến trong các ví dụ trên được gọi là thực từ Hãy rút ra những
đặc điểm của thực từ
Người ta gọi những từ có ý nghĩa chân thực như từ "nhà" là thực từ Nhưng thực
từ có giá trị đầy đủ và có vị trí độc lập, rõ ràng, không cần bàn cãi (Nguyễn Văn
Tu "Từ vựng học tiếng Việt hiện đại" Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1968, tr.31)
Những từ có ý nghĩa từ vựng chân thực và có thể làm thành phần câu gọi là thực
từ (Nguyễn Kim Thản "Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt" Tập 1 Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1963 Tr.147)
Từ thực là những từ có khả năng một mình tạo thành câu, một mình làm phần nêu hoặc phần báo trong phần chính của câu; đồng thời có chức năng gọi tên (hoặc trỏ)
sự vật, thuộc tính sự vật (Hồng Dân "Bước đầu tìm hiểu vấn đề từ hư trong tiếng Việt" Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, năm 1970 Tr.68)
Tiếng độc lập, thực, chính là những yếu tố xưa nay ta thường quen gọi là thực
từ (Nguyễn Tài Cẩn "Ngữ pháp tiếng Việt" Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp Hà Nội, 1975 Tr.33)
Trong bản thân ý nghĩa của mỗi từ loại, thực từ bao giờ cũng chứa đựng sự thống nhất của các nhân tố "từ vựng" và nhân tố "ngữ pháp" (Đinh Văn Đức "Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong tiếng Việt" Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, năm 1978 Tr.39)
Thực từ là từ có "nghĩa thực" (hoặc nghĩa từ vựng) về sự vật, hiện tượng, loại nghĩa mà nhờ nó có thể làm được sự liên hệ giữa các từ với sự vật, hiện tượng nhất định Ví dụ: cơm, bánh, ăn, sản xuất, ngon, giỏi, tích cực Thực từ có thể dùng
Trang 16làm phần đề và phần thuyết trong một nòng cốt câu Với hai thực từ đã có thể cấu tạo được một nòng cốt câu đơn Ví dụ: Xe // chạy Lúa // tốt (UBKHXHVN "Ngữ pháp tiếng Việt" Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1983 Tr.68)
Hư từ
Ví dụ 1
Nêu nhận xét về ý nghĩa từ vựng của các từ được gạch chân trong các ví dụ sau đây:
a đang học
b tôi với anh
Các từ được gạch chân trong các ví dụ trên không có ý nghĩa từ vựng chân thực, không có khả năng định danh sự vật, hiện tượng, trạng thái, tính chất mà chỉ có khả năng làm dấu hiệu bổ sung một số ý nghĩa ngữ pháp cho thực từ.
Cụ thể:- Từ đang bổ sung ý nghĩa thời gian hiện tại cho động từ học;- Từ với bổ sung ýnghĩa quan hệ bình đẳng cho các từ tôi - anh
Trang 17dục, Hà Nội, 1996 Tr.123)
Hư từ dùng để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp và không có ý nghĩa từ vị.(Nguyễn Văn
Tu "Khái luận ngôn ngữ học" Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1960 Tr.196)
Hư từ không tồn tại độc lập nếu không có những thực từ Tuy vậy, chúng vẫn khác với các từ tố ở chỗ không gắn chặt với thực từ, chúng vẫn có đời sống riêng giữa các thực từ, thậm chí giữa các mệnh đề nữa.Hư từ vẫn biểu thị khái niệm: đó là khái niệm về sự tương quan giữa các sự vật Bởi vậy, hư từ - là những từ - quan hệ
- tuy không làm thành phần của câu nhưng rất cần thiết cho việc xây dựng câu.(Đỗ
Hữu Châu "Giáo trình Việt ngữ" Tập 2 - Từ hội học Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1962.Tr.20)
Theo nghĩa dùng trong ngôn ngữ học, hư từ là những từ không có ý nghĩa từ vựng chân thực, mà chỉ có tác dụng làm công cụ ngữ pháp để chỉ các ý nghĩa ngữ pháp khác nhau của các từ.(Nguyễn Kim Thản "Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt" Tập
Hư từ là những từ dùng để biểu thị một số những quan hệ cú pháp nhất định (UBKHXHVN "Ngữ pháp tiếng Việt" Nxb KHXH, Hà Nội, 1983 Tr.29)
Đó là tập hợp không lớn về số lượng các từ, bản chất của ý nghĩa hư từ là tính chất ngữ pháp, là phương tiện biểu đạt mối quan hệ giữa các khái niệm trong tư duy theo cách thức phản ánh bằng ngôn ngữ của người bản ngữ (Đinh Văn Đức "Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại)" Nxb ĐH và THCN, Hà Nội, 1986 Tr.43)
Trang 18Hư từ chân chính thì không thể thay thế bằng từ khác trong một văn cảnh cụ thể được Thuộc vào đây có các chỉ tố về số (những, các), các mạo từ (mọi, mỗi, từng, cái), các chỉ tố thời gian (đã, sẽ, đang, vừa, mới, từng), hệ từ (là), giới từ (cùng, bằng, với), liên từ (nếu, tuy, nên), liên giới từ (của, vì, bởi) (Nguyễn Minh Thuyết.
"Thảo luận về vấn đề xác định hư từ trong tiếng Việt" Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, năm 1986 Tr.43).
Lưu ý
- Sự phân loại thực từ - hư từ chỉ mang tính chất tương đối.- Số lượng thực từ nhiềuhơn hư từ nhưng hư từ lại có tần số sử dụng cao hơn - Trong quá trình sử dụng, có sựchuyển hóa giữa thực từ sang hư từ và ngược lại
Trang 19Hệ thống từ loại tiếng Việt
Hệ thống tiếng Việt
Sơ đồ khái quát hệ thống từ loại tiếng Việt
DANH TỪ
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA DANH TỪ
Danh từ là một từ loại lớn, bao gồm một số lượng từ rất lớn và đóng vai trò quan trọngtrong họat động nhận thức, tư duy và giao tiếp của con người
Hoạt động đọc
Cho đoạn văn sau:
“Tôi lắng nghe tiếng xôn xao từ cánh đồng Những âm thanh ấy tác động thật mạnh mẽđến tốc độ chín vàng của lúa Mới đây thôi đồng lúa phơi một màu vàng chanh , còn lúcnày nó đã rực lên một màu vàng cam rồi Mặt trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờxa.Dường như đồng lúa và mặt trời đang có một sự đua tài thầm kín nào đấy.”
SV tìm các DT có trong đoạn văn trên?
“Tôi lắng nghe tiếng xôn xao từ cánh đồng Những âm thanh ấy tác động thật mạnh mẽđến tốc độ chín vàng của lúa Mới đây thôi đồng lúa phơi một màu vàng chanh , còn lúc
Trang 20này nó đã rực lên một màu vàng cam rồi Mặt trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờxa.Dường như đồng lúa và mặt trời đang có một sự đua tài thầm kín nào đấy.”
Trả lời câu hỏi
Em dựa vào những tiêu chí nào để nhận ra DT? Từ đó hãy rút ra đặc điểm của DT?
SV xét danh từ trên 3 tiêu chí nhận diện từ loại nói chung:ý nghĩa khái quát, khả năngkết hợp, chức vụ cú pháp.Cụ thể là:
Ý nghĩa khái quát: danh từ là từ thường chỉ sự vật, chỉ người, chỉ hiện tượng tự nhiên - xã hội và các khái niệm trừu tượng thuộc phạm trù tinh thần.
VD: cánh đồng, dãy núi, âm thanh,xã hội, tư tưởng
-Khả năng kết hợp: thường kết hợp với từ chỉ lượng ở đằng trước và từ chỉ định ở đằng sau Tức là,danh từ có khả năng làm thành tố chính trong cụm danh từ.
Chức vụ cú pháp: đảm nhận vai trò của các thành phần câu (thành phần chính
Thực hành
Hãy tìm các thành phần câu mà danh từ ( cụm danh từ) đảm nhận
Trang 21Tôi lắng nghe tiếng xôn xao từ cánh đồng Những âm thanh ấy tác động thật mạnh mẽđến tốc độ chín vàng của lúa Mới đây thôi đồng lúa phơi một màu vàng chanh , còn lúcnày nó đã rực lên một màu vàng cam rồi Mặt trời từ từ trôi về phía những dãy núi mờxa.Dường như đồng lúa và mặt trời đang có một sựđua tài thầm kín nào đấy.”
Danh từ có thể đảm nhận mọi thành phần câu nhưng thường xuyên nhất là danh từthường giữ chức vụ chủ ngữ và bổ ngữ
Kiến thức cần đạt
Danh từ là một loại thực từ biểu thị sự vật tính (sinh vật, vật thể, hiện tượng, sự việc trong đời sống thực tại và tư duy), có những đặc trưng ngữ pháp sau đây: a) Không trực tiếp làm vị ngữ Do đó, khi làm vị ngữ phải có hệ từ "là" (câu khẳng định) hoặc "không phải", "không phải là" (câu phủ định), không đặt sau các từ như "đừng", "hãy", "sẽ" b) Có thể kết hợp với một trong những từ loại sau đây
và được các từ loại này xác định, hạn chế: số từ (một, hai, ), đại từ chỉ số (tất cả), lượng từ (những, các), phó danh từ (con, cái, ), đại từ chỉ định (này, ấy, kia, ) (Nguyễn Kim Thản, "Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt" Nxb Khoa học, Hà Nội,
1963 Tr 162)
Danh từ là từ chỉ người, sự vật Danh từ có thể kết hợp với những từ chỉ số lượng
ở trước nó và những từ để trỏ ở sau nó Khi dùng vị ngữ, danh từ thường phải đặt sau từ "là" (Trương Dĩnh "Về vấn đề hình thành khái niệm ngữ pháp cho học sinh phổ thông" Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, năm 1974 Tr 19)
Nói chung danh từ thường chỉ sự vật (bao gồm đồ vật, động vật, thực vật), chỉ người (bao gồm tên người và cả tên các nghề nghiệp,chức vụ của con người), chỉ các hiện tượng tự nhiên, hiện tượng xã hội, và các khái niệm (Nguyễn Anh Quế.
"Giáo trình lí thuyết tiếng Việt" Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, 1976 Tr 19)
Danh từ là loại từ không thể độc lập làm vị ngữ Đó là một từ loại không có vị ngữ tính (Nguyễn Tài Cẩn "Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại" Nxb KHXH.
Hà Nội, 1975 Tr 29) Trên phương diện ý nghĩa có thể coi danh từ là lớp từ chỉ các khái niệm sự vật cụ thể, các khái niệm trừu tượng và tất cả các khái niệm khác được nhận thức một cách độc lập (Đinh Văn Đức "Về một cách hiểu ý nghĩa các
từ loại trong tiếng Việt" Tạp chí Ngôn ngữ, số 2, năm 1978 Tr.37)
Về mặt ý nghĩa, danh từ là những từ có ý nghĩa từ vựng khái quát chỉ sự vật và các khái niệm trừu tượng (Hữu Quỳnh "Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại" Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1980 Tr.55) Danh từ là những từ có khả năng đứng giữa và kết hợp hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp với số từ (hay những phụ từ chỉ lượng - những, các,
Trang 22mọi, mỗi, mấy; hay những đại từ chỉ lượng - bao nhiêu, bấy nhiêu, ) và với từ chỉ định (này, kia, ấy, đó, nọ, ) để tạo ra cấu trúc danh ngữ (Hồ Lê "Một số vấn đề xung quanh vị trí bắt buộc và vị trí tùy ý trong danh ngữ tiếng Việt hiện đại" Tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1983 Tr.37)
Các tiểu loại của danh từ
Các nhà nghiên cứu thường chia danh từ thành 2 loại lớn là: danh từ chung và danh từriêng
Danh từ riêng- Chỉ tên riêng của người, vật, địa điểm
VD: Lan, Hoa, Hà Nội, Sài Gòn,
-Khả năng kết hợp: kết hợp hạn chế với từ chỉ số lượng và từ chỉ định
VD: Không thể nói: ba Hà NộiHà Nội ấy
Bởi vì tên riêng của một cá thể đã được xác định nên danh từ riêng không cần và khôngthể được xác định về mặt lượng và được chỉ định để khu biệt với các cá thể khác có tênchung.[1]
- Tuy nhiên, khi có sự trùng tên riêng thì ta cũng có thể nói "Lan này" hay "Lan Đôi khi ta gặp trường hợp:(1) Đó là một Điện Biên Phủ trên không đối với nước Mỹ.(2)
kia".-Đó là những Hoạn Thư thời nay.=>các danh từ riêng trên, nghĩa đã bị chuyển theophương thức ẩn dụ
Danh từ chung
Trả lời câu hỏi
Danh từ chung phân biệt với danh từ riêng ở đặc điểm nào?Danh từ chung là nhữngdanh từ gọi tên chung tất cả các cá thể trong cùng một lớp sự vật
VD: ghế, bàn, nhà, sách, vở, bảng, bút
Từ ghế là một tên chung cho tất cả các vật do con người tạo ra, có chân, có một mặtphẳng, để con người có thể ngồi trên đó Các cá thể ghế có thể khác nhau về các phươngdiện : hình dáng, kích thước, chất liệu,mầu sắc, nhưng đều được con người gọi tênbằng một tên chung là ghế
Trang 23Trả lời câu hỏi
Hãy nêu các tiểu loại của danh từ chung và đặc điểm của chúng?
Trả lời câu hỏi
Dựa vào đặc điểm chung của danh từ, anh (chị) hãy cho biết những từ sau đây có gì đặcbiệt?
quần áo, vợ chồng, nhà cửa, binh lính, sách vở, bếp núc, máy móc, bạn bè,
Danh từ tổng hợp hay tổng thể (đối lập với đanh từ không tổng hợp, hoặc danh từ đơnthể)
- Chúng chỉ gộp các sự vật khác nhau nhưng gần gũi với nhau, thường đi đôi với nhau
và hợp thành một loại sự vật
- Chúng không kết hợp trực tiếp với số từ (chính xác), không kết hợp với danh từ chỉ
đơn vị cá thể, nhưng có thể kết hợp với các từ chỉ tổng thể (tất cả, cả, toàn thể, hết thảy ), và các từ chỉ đơn vị tổng thể (bộ, đàn, tốp, đống, đoàn, lũ,…).
VD: - Không nói :+ hai quần áo, năm nhà cửa, + chiếc máy móc, cây tre pheo, - Cóthể nói :+ tất cả quần áo, hết thảy bạn bè, + tốp binh lính , chồng sách vở,
Về cấu tạo, danh từ tổng hợp có cấu tạo theo kiểu từ ghép đẳng lập , có thể có một tiếng
mờ nghĩa hoặc một tiếng có gốc thuộc ngôn ngữ khác ( như đất nước, quần áo,xe cộ, trepheo,…) hoặc từ láy (máy móc, bạn bè, gai góc, )
Thảo luận
Những từ dưới đây có điểm gì khác biệt với danh từ nói chung?
VD: tư tưởng, thái độ, quan điểm lập trường, ý nghĩ, đạo đức, ý nghĩa, cuộc sống, sứcsống, niềm vui, nỗi buồn, cái ăn, cái đẹp,
Trang 24Danh từ trừu tượng (đối lập với các danh từ cụ thể)- Chúng chỉ các khái niệm trừu
tượng thuộc phạm trù tinh thần (không thể cảm nhận được bằng các giác quan)
- Chúng có thể kết hợp trực tiếp với các từ có ý nghĩa số lượng (số từ hoặc lượng từ) :hai, ba những, các, vài, mấy, mọi, mỗi,
VD: hai quan điểm, một thái độ, vài ý nghĩ, những nỗi buồn, các ý nghĩa, mỗi cái đẹp, Đôi khi giữa danh từ trừu tượng và từ chỉ số lượng có thể dùng một danh từ đơn vị
Tìm hiểu tài liệu
Qua việc đọc giáo trình, anh (chị) hãy trình bày các tiểu loại của danh từ chỉ đơn vị?
Danh từ chỉ đơn vị tự nhiênĐó là các danh lừ chỉ rõ dạng tồn tại tự nhiên của sự vật.
Chúng vừa có ý nghĩa chỉ đơn vị, vừa có ý nghĩa chỉ loại sự vật (được phân biệt theoquan niệm của người bn ngữ) Vì vậy các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên còn được gọi làloại từ hay danh từ chỉ loại, danh từ loại thể.Đó là các danh từ như : cái, con, chiếc , cây,tấm, bức , tờ, quyển, cục, hòn, giọt, sợi, hạt, Trong đó tiêu biểu cho việc thể hiện loạibất động vật là các loại từ cái, chiếc, còn tiêu biểu cho việc thể hiện ý nghĩa động vật làloại từ con
Các danh từ chỉ đơn vị tự nhiên mang mầu sắc hình tượng và biểu cảm.Chúng thể hiệncách nhìn, cách cảm đối với sự vật của người Việt Nam Vì vậy có nhiều danh từ khácnhau chỉ đơn vị tự nhiên được dùng để biểu hiện một sự vật, tuỳ thuộc vào cách nhìnnhận sự vật trong từng tình huống
VD: cái cờ, chiếc cờ, cây cờ, ngọn cờ, lá cờ
+ Danh từ chỉ đơn vị đo lường, tính toánĐó là các danh từ chỉ đơn vị đo lường, tính
toán với các sự vật là chất liệu.Các đơn vị này có tính quy ước chính xác
VD: cân, lít, mét, tạ, tấn, mẫu, sào ,
Chúng được dùng trực tiếp sau số từ và trước các danh từ chất liệu :
VD:hai lít nước ; ba cân đường ; năm cân thịt,
+ Danh từ chỉ đơn vị tập thểChúng chỉ đơn vị cho các sự vật tồn tại dưới dạng tổng
thể Vì vậy chúng thường dùng trước các danh từ tổng hợp (tổng thể) và sau các từ chỉlượng.Đó là các từ như : bộ, cặp, bọn, tụi, đàn, đoàn, tốp, lũ, chồng, đống,
Trang 25VD: vài bộ bàn ghế, một đàn trâu bò, mấy tốp binh lính, những đống máy móc.
+ Danh từ chỉ đơn vị thời gianĐó là các từ : giờ, phút, giây, ngày, tháng, năm, tuần, quý, mùa, thế kỷ, thiên niên kỉ, , + Danh từ chỉ đơn vị tổ chức hành chínhĐó là các
từ : làng, xã, tỉnh, huyện, thôn, xóm, quận, phường, tổ, nhóm , đoàn, tiểu đội, đại đội, +
Danh từ chỉ đơn vị hành động, sư việcChúng được dùng để chỉ đơn vị hành động sự
việc như : lần, lượt, trận, chuyến, phen, cuộc, cú, nắm, bó, gánh, vốc, ngụm,…
Các danh từ đơn vị trên đây dễ dàng dùng trực tiếp sau số từ nên được quy vào các danh
từ đếm được.Thuộc vào số các danh từ đếm được còn có các danh từ chỉ sự vật đơn thể
mà mục sau đây sẽ trình bày(tuy rằng muốn đếm được, danh từ đơn thể thường phải cómột danh từ đơn vị đứng giữa nó và số từ)
Trang 26ở tiếng Nga, tính từ có quan hệ chặt chẽ với danh từ, và luôn tương hợp với danh từ vềcác phạm trù giống số, cách Hơn nữa tính từ hạn chế trong vai trò làm vị ngữ độc lập(khi làm vị ngữ tính từ cần biến đổi thành hình thức ngắn đuôi, hoặc cần có sự trợ giúpcủa trợ động từ).Ở tiếng Việt, tính từ và động từ gần gũi với nhau về nhiều phương diện
:- Về ý nghĩa, có thể quan niệm cả hai từ loại đó đều biểu hiện ý nghĩa đặc trưng của
thực thể, đối lập với danh từ là từ loại biểu hiện thực thể Ta có sự lưỡng phân :Thực
thể // Đặc trưng của thực thểDanh từ // Động từ và tính từ.- Về khả năng kết hợp trong cụm từCả hai (động từ và tính từ) đều có thể kết hợp với các nhóm phụ từ, tuy rằng
động từ dễ dàng kết hợp với các phụ từ chỉ mệnh lệnh (hãy, từng, chớ) hơn, còn tính từthì phần nhiều dễ kết hợp với các phụ từ chỉ mức độ (rất, hơi, khí, khá lắm, cực kỳ, vô
cùng ) hơn.- Về khả năng đảm nhiệm các thành phần câuCả hai từ loại động từ và
tính từ đều có thể đảm nhiệm được chức năng của các thành phần câu, đặc biệt là cácchức năng vị ngữ định ngữ bổ ngữ Hơn nữa cả hai đều có thể làm vị ngữ một cáchtrực tiếp Còn danh từ, không thể làm vị ngữ trực tiếp
VD: so sánh khả năng kết hợp từ của động từ và tính từ
VD: so sánh khả năng làm vị ngữ trực tiếp :Con ngựa ấy // đi.Con ngựa ấy// đẹp
Chính vì sự gần gũi giữa tính từ và động từ như vậy, nên đã từng có ý kiến cho rằng
Trang 27từ) Còn trong nhiều ngôn ngữ thuộc họ Ấn - Âu thì tính từ cùng với danh từ có thể họpthành một từ loại lớn là tĩnh từ, đối lập với động từ.
Trả lời câu hỏi
Theo bạn, hai từ loại này còn có những điểm khác biệt nào?
Tuy động từ và tính từ trong tiếng Việt có sự gần gũi như vậy, nhưng chúng vẫn cónhững sự khác biệt Vì vậy, trong phần lớn các công trình nghiên cứu hoặc giảng dạytiếng Việt, động từ và tính từ vẫn được xem xét như hai từ loại riêng biệt Giáo trìnhnày, một mặt chỉ ra sự gần gũi của động từ và tính từ trong tiếng Việt, mặt khác vẫn thừanhận sự khác biệt của chúng, và xem xét chúng như những từ loại riêng biệt
Đặc điểm cơ bản của động từ
Hoạt động đọc
Cho đoạn văn sau:
“ Mặt trời lên cao dần Gió đã thổi mạnh Gió lên, nước biển càng dữ Khoảng mênhmông ầm ĩ càng lan rộng mãi Bãi vẹt đã ngập lưng lưng Biển cả như ơ muốn nuốt tươicon đê mỏng manh như con mập đớp con cá chim nhỏ bé
Trống giục thùng thùng Từ hai bên, đất đơợc đổ xuống thành từng dòng.Đất cao dần,
đã nổi trên mặt lòng sông thành những vệt đỏ.Sọt đất dựa vào cọc tre, cọc tre giữ chặtsọt đất Dòng nơớc bị chặn lại.Tiếng reo hò nổi lên ầm ĩ: chúng ta thắng biển rồi Cố lênanh em ơi! ”
( Trích “Bão biển” – Chu Văn)
Yêu cầu: Tìm các động từ có trong đoạn văn trên
“ Mặt trời lên cao dần Gió đã thổi mạnh Gió lên, nươớc biển càng dữ Khoảng mênhmông ầm ĩ càng lan rộng mãi Bãi vẹt đã ngập lương lơng Biển cả nhươ muốn nuốttươơi con đê mỏng manh nhươ con mập đớp con cá chim nhỏ bé
Trang 28Trống giục thùng thùng Từ hai bên, đất đơợc đổ xuống thành từng dòng.Đất cao dần,
đã nổi trên mặt lòng sông thành những vệt đỏ.Sọt đất dựa vào cọc tre, cọc tre giữ chặtsọt đất Dòng nươớc bị chặn lại.Tiếng reo hò nổi lên ầm ĩ: chúng ta thắng biển rồi Cốlên anh em ơi! ”
( Trích “Bão biển” – Chu Văn)
Trả lời câu hỏi
Các động từ trên có ý nghĩa khái quát là gì?
Động từ có ý nghĩa ngữ pháp khái quát là chỉ hoạt đông, trạng thái (trạng thái vật
lí, tâm lí sinh lí)
Trả lời câu hỏi
Các động từ trên thường kết hợp với những từ loại nào?
Chúng có khả năng kết hợp với các phó từ, đặc biệt là, khác với các tính từ chúng
có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ mệnh lệnh (hãy đừng, chớ) Nói khác đi động từ có khả năng làm thành tố chính của cụm từ chính phụ, mà các thành tố phụ tiêu biểu của nó là các phụ từ, trong đó có các phụ từ chỉ mệnh lệnh.
Trả lời câu hỏi
Các động từ (cụm động từ) nêu trên thường giữ chức vụ gì trong câu?
- Ở trong câu, động từ đảm nhiệm được chức năng của các thành phần câu, thành phần phụ cũng như thành phần chính Riêng chức năng vị ngữ, động từ có thể đảm nhiệm được một cách trực tiếp.
Đôi khi , động từ có thể đảm nhiệm chức vụ chủ ngữ , hoặc làm vị ngữ mà vẫn cần có
Trang 29Chức năng tiêu biểu nhất của động từ trong câu là vị ngữ Nhưng động từ có thể hoànthành nhiệm vụ của thành phần bổ ngữ, định ngữ, trạng ngữ và cả chủ ngữ.
Các tiểu loại của động từ
Đọc và trả lời câu hỏi
Qua việc đọc giáo trình và các tài liệu tham khảo, anh chị hãy hệ thống lại các cách phânloại động từ trong tiếng Việt
Theo ngữ pháp chức năng, mỗi sự tình (sự thể sự kiện) trong hiện thực mà câu phảnánh tạo nên nghĩa miêu tả của câu Nội dung của mỗi sự tình đó có một cái lõi được biểuhiện bằng một vị từ, và có các tham tố (tham thể).Tuyệt đại đa số các vị từ được biểuhiện bằng động từ hoặc tính từ, còn các tham tố - bằng các danh từ, cụm danh từ, đạitừNgữ pháp chức năng phân biệt các sự tình theo hai đặc trưng (+-động), ( + - chủ ý).Mỗi loại sự tình có một loại vị từ biểu hiện Do đó, cùng với sự phân loại các sự tình là
sự phân loại các vị từ theo hai đặc trưng ( +- động) và ( +- chủ ý) Có thể hình dung sựphân loại như sau :
Vị từ hành động : mang đặc trưng ( + động), ( + chủ ý)
Ví dụ : (tôi) đi ; (nó) học : (họ) làm việc
- Vị từ quá trình : mang đặc trưng ( + động) ( - chủ ý)
Ví dụ : (lá) rơi ; (nước) chảy(bom) nổ ; (củi) cháy
- Vị từ trạng thái : mang đặc trưng ( - động), ( - chủ ý)
Các tính từ của quan niệm truyền thống thuộc về vị từ trạng thái
Ví dụ : (núi) cao ; (ao thu) lạnh lẽo(tay) mỏi ; (đầu) nhức
Vị từ tư thế : mang đặc trưng ( - động), ( + chủ ý)
Ví dụ : (con nhỏ) nằm ; (họ) quỳ ; (đứa bé) đứng
* Có tác giả phân loại động từ thành 2 mảng lớn: Nội động từ và ngoại động từ
*Có tác giả phân loại động từ theo khả năng chi phối các thành tố phụ đi sau
Trang 30thường không dùng một mình để làm thành phần câu, mà phải dùng với một từ khác (có
cả động từ khác) hoặc một cụm từ đi sau làm thành tố phụ
Tính chất không độc lập của động từ nhóm này không phải hoàn toàn tuyệt đối Trongnhững điều kiện về ngữ cảnh và văn cảnh nhất định động từ không độc lập vẫn có thểdùng một mình làm thành phần câu
- Nhóm động từ tình thái : chỉ sự cần thiết (cần, nên, phi, cần phi ), chỉ khả năng
(có thể, không thể, chẳng thể, chưa thể), chỉ ý nghĩa tình thái về ý chí (định, toan, dám,quyết, nỡ, ), chỉ tình thái nguyện vọng, mong muốn (mong, muốn, ước…), chỉ tìnhtrạng tiếp thụ chịu đựng (bị được, phải mắc, )
VD: Anh nên giữ sức khoẻ Tôi không thể nói với anh dượcHọ phải làm việc mười haitiếng một ngày
- Nhóm động từ chỉ sự biến hoá : hoá, thành, biến thành, hoá thành, trở nên , trở thành
, hoá ra, sinh ra,
VD: Nó đã trở thành người tốtAnh ấy sinh ra lười biếng
- Nhóm động từ chỉ diễn tiến của hoạt động: bắt đầu, tiếp tục, thôi, ngừng, bỏ, kết
thúc,…
VD:Tôi mới bắt đầu công việc.Nó đã bỏ học.Anh ấy thôi làm việc ở đây rồi
- Nhóm động từ quan hệ :+ Quan hệ đồng nhất : là, làm+ Quan hệ sở hữu, sở thuộc
: có, gồm, thuộc về, thuộc, bao gồm,.+ Quan hệ so sánh : như, bằng, hn, kém, giống,khác, tựa, y như, hệt như+ Ngoài ra còn một số loại quan hệ khác như quan hệ sự vật
- chất liệu ( bằng ), quan hệ sự việc - nguyên nhân (vì, tại, bởi, do,nhờ…), quan hệ sựkiện - mục đích (để, cho, đặng)
Động từ độc lập Đó là các động từ có thể được dùng một mình trong một chức năng cú
Trang 31Nội động từ (động từ vô tác ) - Ý nghĩa : chỉ hoạt động, trạng thái tự thân, không tác
động đến một đối tượng nào khác.- Hình thức kết hợp : ở trong câu, chúng không thể cóthành tố phụ chỉ đối tượng chịu sự tác động
VD : đi, đứng,nằm, ngồi, nghỉ, nghỉ ngơi, lo lắng, hồi hộp
+ Nhóm chỉ tư thế : đứng, nằm, ngồi, quỳ, + Nhóm chỉ sự tự di chuyển : đi, chạy, bò,bay, nhảy, bơi, lăn, lê, trườn….Trong nhóm này có các động từ chỉ sự tự di chuyển cóhướng : ra, vào, lên, xuống, sang, qua, về, lại, đến, tới, lui, tiến +Nhóm động từ chỉ quátrình : chảy, rơi, cháy, rụng, úa, héo, chết , sống,…+ Nhóm chỉ trạng thái tâm lí, sinh lí :băn khoăn, hồi hộp, lo sợ, đau đớn, mỏi mệt, ray rứt, thao thức…+ Nhóm chỉ trạng tháitồn tại : có, còn, mất, hết,mọc, lặn, tàn, tan, tan tác…
Ngoại động từ (động từ chuyển tác )- ý nghĩa : chỉ những hoạt đông có chuyển đến,
tác động đến một đối tượng nào đó.- hình thức kết hợp : khi dùng trong câu, các động từnày thường đòi hỏi thành tố phụ chỉ đối tượng chịu sự tác động
VD : (động từ + thành tố phụ chỉ đối tượng) đá bóng, xây nhà, diệt giặc, phá hàng rào,kiến thiết đất nước, lập chính quyền xây dựng quan điểm tư tưởng,
+ Các động từ tác động : chỉ hành động tác động vào đối tượng hoặc làm hình thành đốitượng , hoặc huỷ diệt đối tượng hay làm biến đổi đối tượng
VD : đánh người ,đóng một cái tủxé rách quyển sách
Sau các động từ này luôn có thành tố phụ chỉ đối tượng
+ Các động từ chỉ sự di chuyển đối tượng trong không gian
VD: kéo thuyền (vào bờ);ném đá (vào cửa sổ)
Sau các động từ này, ngoài bổ ngữ chỉ đối tượng còn có bổ ngữ chỉ hướng và đích dichuyển
+ Các động từ chỉ hoạt động phát nhận (cho, lấy) như : cho, tặng, trả, vay, lấy cướp, hiếndâng, thí biếu, thu, nộp, lấy trộm, lấy cắp,…
Đó là các hoạt động cho ai cái gì, hoặc nhận của ai cái gì.Trong câu, các động từ này đòihỏi hai thành tố phụ đi sau để được trọn nghĩa : thành tố phụ chỉ vật nhận(hoặc vật phát)và thành tố phụ chỉ kẻ được nhận hoặc chịu tổn thất (kẻ phát )
VD:Nó cho tôi cái bút.Họ mượn thư viên rất nhiều sách.Anh ấy chuyển bức thư cho tôi
Trang 32+ Các động từ chỉ hoạt động nối kết các đối tượng(ít nhất là hai) như : nối, hoà, trộn ,pha, liên kết, kết hợp, hợp nhất, thống nhất, sáp nhập,…
Chúng đòi hỏi hai thành tố phụ chỉ các đối tượng được nối kết với nhau
VD: Tôi trộn bột với đườngNó pha sữa với cà phê.Tôi nối điểm A với điểm B,
+ Các động từ chỉ hoạt động cầu khiến, sai khiến như : bắt, sai, khiến, mời, đề nghị, yêucầu, khuyên bảo, rủ, lệnh, cử, cắt, bảo,…
Đây là các hoạt động tác động đền một đối tượng khác và khiến đối tượng này phải thựchiện (hoặc không thực hiện ) một hành động , hay phải chuyển sang một trạng thái nàođó.Vì vậy trong câu, động từ loại này đòi hỏi hai thành tố phụ để trọn nghĩa : - Thành tốphụ thứ nhất chỉ đối tượng chịu sự sai khiến, thường được biểu hiện bằng danh từ (cụmdanh từ) hoặc đại từ.- Thành tố phụ thứ hai chỉ nội dung sai khiến thường được biểu
hiện bằng động từ (cụm động từ).Chúng trả lời cho các câu hỏi sai khiến ai?, làm gì '?
Ví dụ : Nó bảo tôi làm việc này.Ông yêu cầu cơ quan cấp nhà ở.Chúng tôi mời anh đếnchơi.Chị khuyên tôi đừng đến
Hoạt động sai khiến, cầu khiến có thể có nhiều mức độ khác nhau : bắt - yêu cầu đề nghị
- mời - khuyên Gần với hoạt động sai khiến là hoạt động gây khiến : gây ra cho đốitượng một trạng thái nào đó, một hệ quả nào đó Các động từ gây khiến cũng đòi hỏi haithành tố phụ đi sau, nhưng thành tố phụ chỉ đối tượng có thể biểu hiện các vật.Ví dụ :
Nó bẻ cái bút gãy làm đôi.Tôi chặt khúc cây làm hai đoạn.Họ chia số hàng hoá đó thànhhai phần
+ Các động từ chỉ hoạt động đánh giá đối tượng Các động từ này cũng đòi hỏi hai thành
tố phụ đi sau :- Thành tố phụ chỉ đối tượng chịu sự đánh giá, thường được biểu hiệnbằng danh từ (cụm danh từ) hoặc đại từ.- Thành tố phụ chỉ nội dung đánh giá, thườngđược biểu hiện bằng các kết cấu : là (làm) + danh từ (cụm danh từ), hoặc tính từ (cụmtính từ)
Ví dụ : cho, gọi, coi, công nhận, tôn, bầu, thừa nhận, đánh giá, Lão gọi con chó là Cậuvàng.Chúng tôi bầu ông ấy làm chủ tịch.Họ công nhận anh ấy rất tích cực
+ Các động từ chỉ các hoạt động cảm giác, tri giác, nhận thức, suy nghĩ, nói năng: biết,nghĩ, nói, nhận thấy, thấy, phát biểu,
Các động từ này có thể chỉ có thành tố phụ chỉ đối tượng đi sau (được biểu hiện bằngdanh từ, cụm danh từ, đại từ), chẳng hạn :Tôi biết nó.Tôi thấy cái ô tô.Nhưng các động
từ này có thể có thành tố phụ chỉ nội dung cảm nghĩ nói năng Loại thành tố phụ này cóđặc điểm :- Có cấu tạo là một cụm chủ vị ;- Có thể liên kết với động từ nhờ các quan hệ
Trang 33từ như rằng hoặc là.Ví dụ :Tôi biết là nó đi vắng.Nó thấy rằng cái ô tô chở đầy hàng.Ôngtuyên bố rằng nó vô tội.
Trang 34Tính từ
Đặc điểm cơ bản của tính từ
Phân tích ví dụ
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
(Nguyễn Khuyến - Thu điếu)
Tìm các tính từ trong bài thơ trên Vì sao anh, chị xác định được đó là các tính từ?
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bétẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được