Việc thiết kế các dạng đồ dùng trực quan như đã nêu trên hầu như bài nào giáo viên cũng phải làm song trong đề tài này tôi chỉ giới hạn trong việc trình bày kinh nghiệm của bản thân về v[r]
Trang 1A : ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sử là khoa học nghiên cứu, tái hiện lại một cách chân thực quá khứ của xã hội loài người Trong phạm vi nhà trường , lịch sử là môn học
có tác dụng tốt nhất trong việc giáo dục đạo đức, truyền thống yêu nước của dân tộc cho học sinh , hơn thế nữa là sự biết ơn , kính trọng không chỉ đối với cha ông, các vị anh hùng dân tộc mà còn là sự biết ơn , kính trọng đối với những người có cống hiến lớn cho nhân loại
Học tốt lịch sử giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện hơn về quá khứ , rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho hiện tại và từ đó đưa ra những
dự báo chính xác cho tương lai Nhấn mạnh tầm quan trọng của môn lịch
sử trong nhà trường , một nhà văn dân chủ Nga thế kỷ XIX đã nói : “Có thể không biết , không cảm thấy say mê học toán , tiếng Hi Lạp hoặc chữ La tinh , hóa học Có thể không biết hàng ngàn môn học khác nhưng dù sao đã
là người có giáo dục mà không yêu thích lịch sử thì chỉ có thể là một con người không phát triển đầy đủ về trí tuệ ”
Thế nhưng một nghịch lý , thực tế là hiện nay thế hệ trẻ , những chủ nhân tương lai lại khá thờ ơ đối với môn học lịch sử vì rất nhiều lý do như : lịch sử chỉ là những sự kiện , con số khô khan , rất khó hình dung , ngoài ra một bộ phận không nhỏ phụ huynh và học sinh cho rằng học lịch sử
sẽ không có nhiều cơ hội lựa chọn nghành nghề cho tương lai, vì vậy học sinh không mặn mà lắm với môn học lịch sử dẫn đến hậu quả là một bộ phận lớn không chỉ học sinh mà thậm chí cả sinh viên đại học khá mơ hồ về lich
sử dân tộc Thực tế đó thể hiện rất rõ trong kết quả các kỳ thi tốt nghiệp THPT , đại học gần đây và trên cả các chương trình trò chơi truyền hình của đài truyền hình Việt Nam có sự tham gia của sinh viên Nguyên nhân của thực tế đau lòng đó theo chúng tôi ,ngoài những yếu tố vừa nêu trên còn có
lý do không nhỏ xuất phát từ phía người dạy môn học lịch sử đó là việc dạy
Trang 2chay , đọc chép đã biến giờ học lịch sử thành một giờ học nhàm chán đối với học sinh đương độ tuổi hiếu kỳ , ham thích yếu tố mới lạ Tôi xin nhắc lại , lịch sử là khoa học nghiên cứu , tái hiện lại quá khứ của loài người do đó chúng ta không thể làm thí nghiệm đối với lịch sử giống các môn học khác , như vật lý , hóa học , sinh học để học sinh quan sát nhưng chúng ta hoàn toàn có thể gây hứng thú học tập lịch sử đối với học sinh bằng việc sử dụng đồ dùng trực quan ( bao gồm : hình ảnh , bản đồ , sơ đồ , hiện vật) Có thể nói hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử là rất lớn do đó một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc đổi mới phương pháp dạy học là sử dụng đồ dùng trực quan , là chống dạy chay trong dạy học lịch sử Vì vậy hiện nay các nhà trường đã được trang bị một số lượng thiết bị khá lớn bao gồm những tranh ảnh , lược đồ , bản đồ bao gồm cả bằng giấy và dưới dạng những phần mềm để trình chiếu trên máy chiếu Tuy nhiên số lượng trang thiết bị đó không phải là không có những hạn chế Thứ nhất : số lượng tranh ảnh , lược đồ, bản đồ còn quá ít so với nhu cầu thực tế của bộ môn Thứ hai : những thiết bị dưới dạng phần mềm được sử dụng để trình chiếu cũng rất ít , lại phụ thuộc vào điện năng Do đó để đáp ứng nhu cầu sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử , giáo viên phải tự thiết kế , tự làm rất nhiều Vấn đề là làm và sử dụng như thế nào Như vậy xuất phát từ vị trí của môn học lịch sử , từ hiệu quả của việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử và để đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay , tôi đã quyết định lựa chọn đề tài này
B: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.CƠ SỞ THỰC HIỆN
1.Cơ sở thực tiển:
Sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học nói chung và dạy học lịch
sử nói riêng không còn là vấn đề mới mẽ, thiết kế và sử dụng đồ dùng trực
Trang 3quan theo ý đồ của mình có lec cũng có nhiều người cũng đã và đang làm Song đúc rút các việc lam trên thành đề tài hoàn chỉnh thì có thế nói là chưa có
2 Cơ sở lí luận :
Đây là phương pháp chắc chắn đã có rất nhiều người làm vì không phải bài học nào cũng có sẵn thiết bị Theo tôi phương pháp này có 2 dạng : Thứ nhất : Phóng to những lược đồ , sơ đồ đã có sẵn trong sách giáo
khoa nhưng chưa có thiết bị Ví dụ : Hình 12 Lược đồ thuộc địa của các nước đế quốc ở châu Phi đầu thế kỷ XX Đây là dạng lược đồ đã có sẵn
chúng ta chỉ việc vẽ lại hoặc hiện đại và chính xác hơn thì dùng máy quét để quét Đối với dạng lược đồ này thì việc tự làm của chúng ta khá đơn giản Thứ hai :Những bài học chưa có sẵn thiết bị dạng được cấp và không có
cả hình ảnh thể hiện trong sách nhưng yêu cầu của bài dạy là phải có ,đối với loại này chúng ta phải tự thiết kế để trình bày theo nội dung của bài và theo
ý đồ của chúng ta Ví dụ : Muốn cho học sinh thấy vị trí và vai trò của kênh đào Xuy ê trong bài 5 “ Châu Phi và khu vực Mĩ la tinh” , ( phần lịch sử 11
cơ bản ) , sự phân chia Nam - Bắc triều và Đàng Trong - Đàng Ngoài … đương nhiên giáo viên phải tự làm
Đối với cả hai dạng này chúng ta hoàn toàn có thể thiết phục vụ cho việc trình chiếu
II NỘI DUNG
Việc thiết kế các dạng đồ dùng trực quan như đã nêu trên hầu như bài nào giáo viên cũng phải làm song trong đề tài này tôi chỉ giới hạn trong việc trình bày kinh nghiệm của bản thân về vấn đề thiết kế đồ dùng trực quan nói chung và một số bài cụ thể như ví dụ ở trên
.1 Sơ đồ, bảng biểu
Trang 4Sơ đồ, bảng biểu là dạng đồ dùng trực quan rất quen thuộc đối với chúng
ta đó thực ra chỉ là kiến thức được chuyển từ dạng kênh chữ sang dạng bảng biểu (bao gồm : niên biểu , bảng thống kê ) và sơ đồ Đây là dạng đồ dùng trực quan khá đơn giản và dễ làm và chắc chắn có rất nhiều người đã từng làm
Trên cơ sở kiến thức trong sách giáo khoa hoặc giáo viên sưu tầm từ các tài liệu liên quan ( các giáo trình ) trình bày thành bảng biểu hoặc sơ đồ
1.1Sơ đồ
1.1.1 Dạng sơ đồ thể hiện sự biến chuyển Ví dụ : Để trình bày quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc ( bài 5 “ Trung Quốc thời Tần – Hán” ) , giáo viên có thể chuẩn bị trước ra giấy A0 sơ đồ sau (đã có trong sách giáo viên)
Với sơ đồ này học sinh sẽ hiểu rất nhanh và rõ về sự phân hóa, chuyển biến từ xã hội cổ đại lên xã hội phong kiến ở Trung Quốc
Ngoài sơ đồ cụ thể này ra còn rất nhiều bài có nội dung có thể trình bày ở dạng sơ đồ này như : về sự tiến hóa của loài người , ở bài 1: “ Sự xuất hiện loài người và bầy người nguyên thủy” Quá trình hình thành xã hội phong kiến Tây Âu ở bài 13 “ Sự hình thành các quốc gia phong kiến Tây Âu”
Nông dân
công xã
Nông dân giàu Nông dân tự canh
Nông dân nghèo Nông dân lĩnh
canh
Trang 51.1.2 , Dạng sơ đồ thể hiện tổ chức bộ máy nhà nước: Ví dụ : để trình bày chức bộ máy nhà nước phong kiến thời nhà Nguyễn ( cụ thể là thời Minh Mạng ), giáo viên trên cơ sở nghiên cứu tư liệu và kiến thức trong sách giáo khoa chuẩn bị trước sơ đồ sau:
Kèm theo sơ đồ này giáo viên có thể thuyết minh về sơ đồ như sau :
Đứng đầu nhà nước là vua , có quyền tối cao
Dưới vua là các cơ quan bao gồm :
- Nội các : giúp vua giải quyết giấy tờ , văn thư và ghi chép
- Viện cơ mật : lo việc quân quốc trọng sự
- Tôn nhân phủ : phụ trách các việc của Hoàng gia
Bên dưới nữa là các cơ quan :
- Hàn lâm viện : phụ trách sắc dụ , công văn
Trang 6- Đô sát viện : phụ trách việc thanh tra quan lại
- Ngũ quân đô thống : phụ trách quân đội
- 6 bộ ( Lễ , Binh , Hình , Công , Lại , Hộ ) : chịu trách nhiệm chỉ đạo các công việc chung của nhà nước
- Phủ nội vụ : phụ trách kho tàng
- 5 tự : phụ trách một số công tác, sự vụ
- Quốc tử giám : phụ trách giáo dục
Rõ ràng với sự cụ thể hóa bộ máy nhà nước thành sơ đồ như trên giúp học sinh thuận tiện hơn trong việc tiếp thu kiến thức và giáo viên tiết kiệm được thời gian ngoài sơ đồ cụ thể này , trong chương trình sử 10 cơ bản và nâng cao còn có rất nhiều bài đề cập đến nội dung nhà nước phong kiến như : thời Đinh , tiền Lê , Lý ,Trần , hậu Lê ( thời Lê sơ ) phần lịch sử Việt nam Thời Tần , Hán, Đường , Tống , Minh , Thanh ở Trung Quốc Giáo viên có thể diễn giải ở dạng như trên
1.2 Bảng biểu
Bảng biểu là hình thức tổng hợp , khái quát nội dung kiến thức cơ bản của một bài , một chương hoặc của một vấn đề nào đó như diễn biến của các cuộc chiến tranh , các cuộc cách mạng hay một cuộc cách mạng cụ thể … Với việc chuẩn bị trước các bảng biểu này giáo viên hoàn toàn có thể chủ động hơn về mặt thời gian, kiến thức trên lớp Sau đây tôi xin đưa ra một ví
dụ cụ thể về các giai đoạn phát triển của thời nguyên thủy trên đất nước ta (bài 21 : “ Các giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy” Đối với vấn đề này giáo viên có thể sử dụng bảng thống kê sau :
Các giai
đoạn
Thời gian
Địa bàn
cư trú
Công cụ lao động
Hoạt động
Tổ chức
xã hội
Trang 7kinh tế
Người tối
cổ ở Việt
Nam
30 đến
40 vạn năm
Lạng Sơn , Thanh Hóa, Đồng Nai, Bình Phước
Đồ đá cũ Săn bắt ,
hái lượm
Sống thành bầy đàn
Người
Sơn Vi
15 đến
20 vạn năm
Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang , Thanh Hoá , Nghệ An , Quãng Trị
Đá cuội được ghè đẽo ở rìa cạnh tạo thành lưỡi sắc
Săn bắt , hái lượm
Sống thành tong bầy trong các hang động mái đá Người
Hoà
Bình ,
Bắc Sơn
7000 đến 12000 năm
Hoà Bình,Sơn
La, Lai Châu, Hà Giang, Ninh Bình, Bắc Giang, ThanhHoá,Nghệ
An , Quãng Bình, Quãng Trị
Đá được ghè đẽo hai mặt , xương tre
gỗ
Săn bắn , hái lượm , đánh cá , chăn nuôi , bắt đầu sản xuất nông nghiệp
Sống trong các thị tộc
Người Hạ
Long ,
Cái Bèo ,
Đa Bút ,
Cầu Sắt
5000 đến 6000 năm
Lạng Sơn, Sơn
La, Lai Châu, Hà Giang, Hải Phòng,Quãng Ninh,ThanhHoá, Nghệ An , Hà Tĩnh, Quãng Bình, Quãng Nam , Đắc Lắc ,
Đá được mài cưa , khoan lỗ
Nông nghiệp lúa nước
Bộ lạc , gia đình mẫu hệ
Trang 8Đồng Nai
Về việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan này : Giáo viên chuẩn bị trước ở nhà trên giấy lớn khổ A0 Trong quá trình giảng dạy , căn cứ vào nội dung bài giảng , giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện trước trên phiếu học tập ( theo nhóm) hoặc trình bày trực tiếp trên bảng Sau đó giáo viên đưa bảng biểu đã chuẩn bị sẵn ra để đối so sánh là cơ sở để học sinh tự đánh giá kết quả của mình và các học sinh khác đánh giá kết quả của bạn
2 Bản đồ , lược đồ
- Dạng bản đồ , lược đồ có sẵn trong sách giáo khoa
Đối với dạng này giáo viên chỉ cần phóng to ra khổ giấy A0 như trong sách giáo khoa
- Dạng bản đồ , lược đồ chưa có trong sách giáo khoa nhưng nội dung bài học có liên quan đến
VD : Bài 33 “chiến tranh phong kiến và sự chia cắt đất nước”(phần nâng cao) Trong nội dung bài học đề cập đến nội chiến , phạm vi ảnh hưởng của Nam – Bắc triều , nội chiến Trịnh – Nguyễn và sự phân chia Đàng Trong -Đàng Ngoài, song trong sách không hề có một lược đồ nào thể hiện nội dung
đó Vì vậy học sinh sẽ không nắm được một cách cụ thể phạm vi ảnh hưởng , sự phân chia Nam – Bắc triều , Đàng Trong - Đàng Ngoài Do đó để bài giảng có hiệu quả , học sinh nắm chắc được vấn đề bắt buộc giáo viên phải
có sự chuẩn bị , phải vẽ được lược đồ thể hiện các nội dung trên
Để làm được việc này đòi hỏi giáo viên phải có những kiến thức nhất định về địa lý Việt Nam , nếu không thì phải có bản đồ hành chính Việt Nam Thực hiện cụ thể các bước như sau :
- Vẽ lại lược đồ khu vực đó ( phần thô)
- Dựa vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa xác định sự phân chia , phạm vi ảnh hưởng Tức là hoàn thiện lược đồ theo ý đồ của mình
Trang 9Việc làm này thực ra là thao tác chuyển kiến thức từ kênh chữ cụ thể thành lược đồ Với việc làm này giáo viên hoàn toàn có thể chủ động được các lược đồ bản đồ mà trong sách không có nhưng yêu cầu của bài học phải
có
C KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
I Kết quả đạt được
Với việc sử dụng đồ dùng trực quan trong việc dạy học , ngoài những đồ dùng sẵn có cộng với việc thiết kế thêm đồ dùng để đáp ứng yêu cầu dạy học ,đặc biệt trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để thiết kế đồ dùng trực quan đã tạo nên được những hình ảnh mới , sinh động đã đạt được những kết quả tốt hơn rất nhiều so với việc dạy chay Học sinh hứng thú , hăng hái và tích cực học tập , xây dựng bài và yêu thích bộ môn hơn Từ đó kết quả học tập cao hơn
Cụ thể trong năm học qua (2007 - 2008) như sau :
Đây là kết quả cụ thể của 2 lớp 10 , là những lớp tôi đã tích cực thực hiện phương pháp trên nhiều nhất Qua đó có thể thấy tỷ lệ học sinh khá , giỏi đã tăng lên đáng kể trong học kỳ 2 so với học kỳ 1
II Bài học kinh nghiệm
Từ kết quả thu được tôi nhận thấy việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học là rất cần thiết , đặc biệt đối với môn lịch sử Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng mang tính chất bắt buộc của việc đổi mới phương pháp dạy học Điều đó cho thấy đổi mới phương pháp dạy học là một định hướng đúng đắn
Trang 10Chuẩn bị tốt đồ dùng trực quan cho một giờ học giúp giáo viên cảm thấy
tự tin, chủ động , tránh được sự nhầm lẫn thiếu sót trong quá trình dạy học Học sinh yêu thích bộ môn, hứng thú và tích cực học tập hơn , như vậy sẽ cho kết quả cao hơn
Giáo viên tiết kiệm được thời gian trên lớp , giành nhiều thời gian cho việc rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh
III Kiến nghị đề xuất :
- Tăng thêm thời gian thực hành cho học sinh
- Bổ sung thêm các đồ dùng trực quan còn thiếu, các sơ đồ , lược đồ tương ứng với nội dung kiến thức trong sách giáo khoa
Kbang,Ngày 12 thỏng 3 nam 2010
Người viết
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Tài liệu tham khảo
1 Sách giáo viên lịch sử 10 nâng cao Nxb Giáo dục
2 Câu hỏi và bài tập lịch sử 10 Nxb Giáo dục
3 Bài tập và câu hỏi trắc nghiệm lịch sử 10 Nxb Giáo dục
4.Sách đại cương lịch sử Việt Nam, tập 1.2 Nxb Giáo dục
5.Sách giáo khoa lịch sử 10, Nxb Giáo dục
Trang 11MỤC LỤC
C KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 9
Trang 122 Bài học kinh nghiệm 10