Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

86 826 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của Doanh Nghiệp ngành Xây dựng trên thị trường chứng khoán

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH

-ĐỖ DƯƠNG THANH NGỌC

CÁC YẾU TỐ TÀI CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanhMã số: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS NGUYỄN QUANG THU

TP Hồ Chí Minh – Năm 2011

Trang 2

Tôi xin cam đoan đề tài “Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện, với sự

hướng dẫn, hỗ trợ từ Cô PGS.TS Nguyễn Quang Thu Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.

TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2011Đỗ Dương Thanh Ngọc

Trang 3

Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cám ơn Quý Thầy Hiệu Trưởng và Ban Giám Hiệu trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh đã tổ chức và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi được có cơ hội dự học lớp Cao học Quản trị kinh doanh khóa 17 năm 2007 – 2010 tại nhà trường

Đồng thời tôi xin chân thành cám ơn đến Quý Thầy Cô - những người đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt hai năm học cao học vừa qua tại trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh

Và tôi rất vô cùng cám ơn Cô PGS.TS Nguyễn Quang Thu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Cám ơn tất cả các bạn đồng môn trong lớp vì cơ duyên được gặp nhau, cùng nhau học tập, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, niềm vui trong công việc và cuộc sống

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn đến gia đình tôi, những người thân luôn luôn hỗ trợ và thường xuyên động viên tinh thần tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu này

TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2011Đỗ Dương Thanh Ngọc

Trang 4

Xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một chủ đề rất quan trọng, thu hút được sự quan tâm của các nhà quản trị doanh nghiệp cũng như các nhà nghiên cứu khoa học Trong những thập niên vừa qua ở các nước phát triển đã có nhiều cuộc nghiên cứu về vấn đề này Tuy nhiên, vấn đề này được nghiên cứu áp dụng riêng đối với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng thì trên thế giới chưa có nhiều và ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào.

Mục tiêu của tác giả trong nghiên cứu này là xem xét các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn của tác giả sẽ trả lời các câu hỏi: Yếu tố nào tác động? Mức độ tác động của từng yếu tố? Kết quả nghiên cứu ở Việt Nam có giống với kết quả nghiên cứu ở các nước trên thế giới?

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận về hoạt động, sản phẩm xây dựng, đặc thù của các doanh nghiệp ngành xây dựng, các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh, các yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh và một số nghiên cứu có liên quan trên thế giới Nghiên cứu sử dụng số liệu của 40 doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Các số liệu được truy xuất từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của các doanh nghiệp trong kỳ nghiên cứu từ năm 2006 – 2010 Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để xử lý dữ liệu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong các biến xem xét (tỷ lệ nợ - TDTA/TDTE/STDTA/LTDTA, quy mô doanh nghiệp – SIZE, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản – GROWTH, tỷ trọng tài sản cố định – TANG) thì có 1 biến tác động đến hiệu quả kinh doanh được đo lường bởi chỉ số ROA là biến tỷ lệ nợ (TDTA/TDTE/STDTA) Trong đó biến tỷ lệ nợ có tác động rất mạnh theo chiều âm

Trang 5

Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu có liên quan trên thế giới và phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2010 Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất các kiến nghị phù hợp đối với doanh nghiệp xây dựng và đối với Nhà nước nhằm cải thiện cơ cấu vốn và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trang 6

LỜI CAM ĐOANLỜI CẢM ƠN

TÓM TẮT NỘI DUNGMỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1 Lý do nghiên cứu 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp thực hiện 2

5 Kết cấu của đề tài nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG 4

1.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh DN ngành xây dựng 4

1.2 Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh các DN xây dựng 5

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh các DN xây dựng 6

1.3.1Nhóm yếu tố khách quan 6

1.3.2Nhóm yếu tố chủ quan 9

1.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh của các DN ngành xây dựng từ năm 2007 – 2011.121.5 Đặc thù hoạt động kinh doanh của DN ngành xây dựng 14

1.6 Một số nghiên cứu trên thế giới 16

1.6.1Nghiên cứu của Weixu (2005) 16

1.6.2Nghiên cứu của Dimitris Margaritis và Maria Psillaki (2007) 17

1.6.3Nghiên cứu của Zeitun & Tian (2007) 17

1.6.4Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola (2010) 19

Trang 7

2.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến HQKD 21

2.2 Giả thuyết nghiên cứu 24

2.3 Mô tả số liệu và phương pháp thực hiện 23

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29

3.1 Mô tả thống kê 29

3.2 Mô tả hệ số tương quan 31

3.3 Xây dựng mô hình ROA 32

3.3.1Khảo sát các dạng hàm hồi quy 32

3.3.2Xây dựng hàm hồi quy ROA 34

3.3.3Kiểm định mô hình ROA 35

3.4 Kết quả nghiên cứu 48

CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG 53

4.1 Đối với Doanh nghiệp xây dựng 53

4.2 Đối với Nhà nước 56KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1: Danh sách 40 DN ngành xây dựng và tỷ trọng doanh thu xây lắp PHỤ LỤC 2: Hình dáng phân phối của dữ liệu

PHỤ LỤC 3: Khảo sát các dạng hàm hồi quy có thể có giữa từng biến độc lập và ROAPHỤ LỤC 4: Kết quả ước lượng mô hình 1

PHỤ LỤC 5: Kết quả ước lượng mô hình 2PHỤ LỤC 6: Kết quả ước lượng mô hình 3

PHỤ LỤC 7: Các số liệu tính toán dùng trong cuộc nghiên cứu

Trang 8

TDTE : Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữuSTDTA : Tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng vốnLTDTA : Tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốnSIZE : Quy mô của doanh nghiệp

GROWTH : Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sảnTANG : Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản LIN : Hàm hồi quy tuyến tính

LOG : Hàm logaristicQUA : Hàm hồi quy bậc 2CUB : Hàm hồi quy bậc 3EXP : Hàm số mũ/lũy thừa

res_1 : Biến phần dư của mô hình 1

BPres_1 : Biến bình phương phần dư của mô hình 1 ABSres_1 : Biến trị tuyệt đối của phần dư mô hình 1 res_2 : Biến phần dư của mô hình 2

BPres_2 : Biến bình phương phần dư của mô hình 2 ABSres_2 : Biến trị tuyệt đối của phần dư mô hình 2 res_3 : Biến phần dư của mô hình 3

BPres_3 : Biến bình phương phần dư của mô hình 3 ABSres_3 : Biến trị tuyệt đối của phần dư mô hình 3µ : Hạng nhiễu/Sai số

β : Hệ số độ dốc

Trang 9

Hình 2.1 : Mô hình nghiên cứu đề nghịBảng 2.1 : Mô tả các biến

Bảng 3.1 : Mô tả thống kê các biếnBảng 3.2 : Mô tả hệ số tương quanBảng 3.3 : Các biến đưa vào mô hình

Bảng 3.4 : Hệ số tương quan Spearman giữa biến TDTA3 và ABSres_1Bảng 3.5 : Hệ số tương quan Spearman giữa biến LOG_TDTE và ABSres_2Bảng 3.6 : Hệ số tương quan Spearman giữa biến STDTA và ABSres_3

Trang 10

Biểu đồ 1.1 : Tốc độ tăng trưởng GDP và ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2002 – 2011

Biểu đồ 1.2 : So sánh tỷ lệ nợ của ngành xây dựng và một số nhóm ngành khác ở Việt Nam

Biểu đồ 3.1 : Biểu đồ bình phương phần dư theo ROA (mô hình 1)

Biểu đồ 3.2 : Biểu đồ tần số Histogram khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 1)Biểu đồ 3.3 : Biểu đồ tần số Q-Q Plot khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 1)Biểu đồ 3.4 : Biểu đồ phân tán phần dư chuẩn hóa theo thứ tự quan sát (mô hình 1)Biểu đồ 3.5 : Biểu đồ bình phương phần dư theo ROA (mô hình 2)

Biểu đồ 3.6 : Biểu đồ tần số Histogram khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 2)Biểu đồ 3.7 : Biểu đồ tần số Q-Q Plot khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 2)Biểu đồ 3.8 : Biểu đồ phân tán phần dư chuẩn hóa theo thứ tự quan sát (mô hình 2)Biểu đồ 3.9 : Biểu đồ bình phương phần dư theo ROA (mô hình 3)

Biểu đồ 3.10: Biểu đồ tần số Histogram khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 3)Biểu đồ 3.11: Biểu đồ tần số Q-Q Plot khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 3)Biểu đồ 3.12: Biểu đồ phân tán phần dư chuẩn hóa theo thứ tự quan sát (mô hình 3)

Trang 11

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.Lý do nghiên cứu

Hiệu quả là vấn đề cơ bản sản xuất kinh doanh của một hình thái kinh tế xã hội Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế tiến hành sản xuất kinh doanh phải đặt mục tiêu hiệu quả lên hàng đầu cùng với nâng cao năng suất và chất lượng Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả là doanh nghiệp thỏa mãn tối đa nhu cầu về hàng hóa – dịch vụ của xã hội trong giới hạn cho phép của các nguồn lực hiện có và thu được nhiều lợi nhuận nhất, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất Như vậy, có thể nói mục đích chính của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu trước mắt, lâu dài và thường xuyên của hoạt động sản xuất kinh doanh.

Có rất nhiều các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Các yếu tố có thể xuất phát từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp như: tình hình kinh tế - chính trị - xã hội, chính sách quy định của Nhà nước … Hoặc các yếu tố đó có thể xuất phát từ bản thân nội tại của doanh nghiệp như: năng lực tài chính, việc huy động và sử dụng vốn, công nghệ, con người, cách thức quản lý … Và tùy theo từng ngành nghề kinh doanh mà các doanh nghiệp hoạt động trong những ngành khác nhau thì chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tác động khác nhau.

Đất nước ta đang đổi mới và bước vào thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế Từ đây sẽ tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là các doanh nghiệp trong ngành xây dựng; bởi lẽ đây là ngành đi tiên phong, tạo thế và lực cho công cuộc đổi mới Sự thay đổi to lớn về môi trường kinh doanh có thể đồng thời tạo ra những cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp ngành xây dựng Thách thức lớn nhất đó chính là sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, với các đối thủ mạnh hơn về vốn, về công nghệ, khôn ngoan hơn trong việc sử dụng vốn, cách thức quản lý Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như vậy, làm thế nào để duy trì hiệu quả hoạt động kinh doanh, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Đây là một câu hỏi lớn và không dễ trả lời đối với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng.

Trang 12

Xuất phát từ tầm quan trọng cũng như tính cấp bách của vấn đề hiệu quả hoạt động kinh doanh và sự cần thiết phải tìm hiểu các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong

ngành xây dựng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các Doanh nghiệp trong ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam” để nghiên cứu.

2.Mục tiêu nghiên cứu

− Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh

− Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu, từ đó xác định các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

− Đề xuất các kiến nghị để nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

− Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

− Phạm vi nghiên cứu: các Doanh nghiệp trong ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

4.Phương pháp thực hiện

Nguồn dữ liệu: báo cáo tài chính đã được kiểm toán từ năm 2006 – 2010 của

40 công ty trong ngành xây dựng niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Phương pháp thực hiện: trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phương pháp định lượng và phương pháp định tính Trong phương pháp định lượng, tác

giả sử dụng công cụ kinh tế lượng hồi quy để thực hiện ước lượng, kiểm định mô hình và từ đó xác định được các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả

Trang 13

hoạt động kinh doanh Phương pháp định tính được sử dụng để thống kê, so sánh kết quả nghiên cứu với các kết quả của các nghiên cứu liên quan, cũng như đề xuất các kiến nghị phù hợp.

5.Kết cấu của đề tài: gồm 4 chương

− Tổng quan về đề tài nghiên cứu

− Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng

− Chương 2: Mô hình nghiên cứu

− Chương 3: Kết quả nghiên cứu

− Chương 4: Đề xuất kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngành xây dựng

− Kết luận

Xác định các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh

– Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh

– Nghiên cứu (trên thế giới) về các yếu tố tác động hiệu quả kinh doanh

– Thực trạng hoạt động kinh doanh của DN ngành xây dựng từ 2007 - 2010

– Xây dựng mô hình các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh

– Ước lượng, kiểm định mô hình

– Phân tích, kết luận

– Dữ liệu thứ cấp.

– Phương pháp định lượng: mô hình hồi quy

Kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DN ngành xây dựng

Trang 14

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH XÂY DỰNG

1.1Hiệu quả hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp ngành xây dựng

Hiệu quả hoạt động kinh doanh (HQKD) là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của DN nhằm đạt kết quả cao nhất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) với chi phí thấp nhất HQKD của DN biểu hiện mối tương quan giữa kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình và chi phí đầu vào Nếu gọi H là HQKD thì H được thể hiện theo công thức toán học như sau1:

H = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu vàoH = Kết quả đầu ra / Chi phí đầu vào

Như vậy HQKD của DN ngành xây dựng biểu hiện mối tương quan giữa kết quả đầu ra là thu nhập của DN và chi phí đầu vào cụ thể như sau:

Thu nhập của Doanh nghiệp xây dựng: là toàn bộ khoản tiền thu được từ

các hoạt động SXKD của DN Các khoản thu nhập của DN xây dựng bao gồm2:

− Thu nhập bán hàng hay còn gọi là doanh thu từ hoạt động bàn giao công trình, hạng mục hoàn thành cho đơn vị giao thầu, đây là nội dung chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng thu nhập của DN xây dựng

− Thu nhập về tiêu thụ sản phẩm từ các hoạt động SXKD phụ của DN xây dựng

− Thu nhập từ các hoạt động đầu tư tài chính vào các đơn vị khác, bao gồm các khoản thu từ hoạt động liên doanh, góp vốn, đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp

− Thu nhập từ các hoạt động tài chính, bao gồm các khoản thu được từ các hoạt động có liên quan đến huy động, quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của DN

1 Bùi Xuân Phong (2007), Phân tích hoạt động kinh doanh, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, trang 72 - 73

2 Nguyễn Thị Thu Thủy (2008), Giáo trình tài chính trong DN xây dựng, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, tr.50

Trang 15

− Thu nhập từ các hoạt động khác (hoạt động bất thường) bao gồm các khoản thu nhập không thường xuyên, không ổn định, khó dự kiến trước như thu nhập về thanh lý, nhượng bán tài sản cố định … thu từ các khoản nợ không ai đòi.

Chi phí của Doanh nghiệp xây dựng: Chi phí SXKD của DN là toàn bộ

chi phí mà DN phải bỏ ra để thực hiện hoạt động SXKD trong một thời kỳ nhất định Có rất nhiều cách để phân loại chi phí, nếu phân loại chi phí theo khoản mục tính giá thành thì chi phí bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung Chi phí/Giá thành toàn bộ công trình xây lắp bao gồm: giá thành sản phẩm xây lắp + chi phí bán giá thành sản phẩm Trong đó, giá thành sản phẩm xây lắp gồm 4 khoản mục: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung3

1.2Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng

Thông thường hiệu quả kinh doanh của DN ngành xây dựng được phản ánh qua các chỉ số4:

Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN = Doanh thu – Tổng chi phí Chỉ số này phản

ánh hiệu quả tuyệt đối phần lợi nhuận, tức là phần chênh lệch giữa kết quả đầu ra và chi phí đầu vào và là số tiền DN thực thu được sau một quá trình hoạt động SXKD Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của chỉ số này là rất khó để so sánh HQKD giữa các DN trong cùng ngành nghề với nhau Ví dụ, những DN xây dựng có quy mô lớn (tổng tài sản, nguồn vốn lớn) thì tất nhiên sẽ tạo ra lợi nhuận lớn hơn những DN có quy mô nhỏ, nhưng điều này không có nghĩa là các DN lớn hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn các DN nhỏ Như vậy, chỉ số hiệu quả tuyệt đối không cho biết khả năng sử dụng tiết kiệm hay lãng phí các chi phí đầu vào Để khắc phục được nhược điểm này, người ta có thể sử dụng các chỉ số hiệu quả sau:

3 Nguyễn Thị Thu Thủy (2008), Giáo trình tài chính trong DN xây dựng, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, tr.544 Nguyễn Thị Thu Thủy (2008), Giáo trình tài chính trong DN xây dựng, Đại học Bách khoa Đà Nẵng, tr.55-56

Trang 16

ROE = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ số này cho biết

bình quân 1 đồng vốn CSH được bỏ vào đầu tư thì sau quá trình hoạt động SXKD, chủ sở hữu thu lại được bao nhiêu đồng lời Đây là một chỉ số được sử dụng rất phổ biến bởi tính đơn giản, dễ hiểu và dễ so sánh giữa các DN trong cùng ngành nghề với quy mô khác nhau, hoặc giữa các DN trong nhiều ngành nghề khác nhau, hoặc giữa nhiều hoạt động đầu tư khác nhau như tiền gửi tiết kiệm, bất động sản, chứng khoán, vàng, ngoại tệ, dự án kinh doanh … chính vì vậy nó sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định tài trợ nhanh chóng

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của chỉ số ROE là nó có thể dễ dàng bị bóp méo bởi các chiến lược tài chính của nhà quản trị DN Ví dụ, nhà quản trị có thể dự đoán được vì một lý do gì đó mà lợi nhuận của DN có khả năng bị ảnh hưởng và suy giảm nên DN sẽ tăng đầu tư vào dư nợ hoặc mua lại cổ phiếu từ nguồn tiền mặt tích trữ, và chính những hoạt động này sẽ giúp DN cải thiện được đáng kể chỉ số ROE.

ROA = Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân Chỉ số này cho biết bình

quân 1 đồng tài sản bỏ vào đầu tư thì sau quá trình hoạt động SXKD DN sẽ thu lại được bao nhiêu đồng lời Đây là thước đo có thể tránh được những bóp méo có thể có do các chiến lược tài chính của nhà quản trị DN tạo ra giống như chỉ số ROE Chỉ số ROA có tính đến số lượng tài sản được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động kinh doanh Chỉ số này xác định công ty có thể tạo ra một tỷ suất lợi nhuận ròng đủ lớn trên những tài sản của mình.

1.3Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng

1.3.1 Nhóm yếu tố khách quan1.3.1.1Môi trường kinh tế

Ngành xây dựng là ngành mang đặc tính chu kỳ Cụ thể, sự phát triển của ngành này gắn liền với từng chu kỳ và từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế

Trang 17

Việt Nam là nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển Do đó, sự phát triển của nền kinh tế có tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành xây dựng Trong giai đoạn 2002 – 2011, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân duy trì ở mức 7.11%/năm, trong khi đó tốc độ tăng trưởng Ngành công nghiệp – xây dựng bình quân ở mức 8.77%/năm Chi tiết tốc độ tăng trưởng của GDP và ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2002 – 2011 được thể hiện thông qua biểu đồ 1.1 sau:

Biểu đồ 1.1: Tốc độ tăng trưởng GDP và ngành công nghiệp – xây dựng giai đoạn 2002 – 2011

Nguồn: Tổng cục Thống kê năm từ năm 2002 đến 2010 và 6 tháng năm 2011

Kinh tế tăng trưởng sẽ dẫn đến tới nhu cầu về xây dựng cơ sở hạ tầng, khu đô thị, nhà ở, khu công nghiệp, cao ốc văn phòng tăng cao, nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cũng tăng lên Tuy nhiên hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang rơi vào chu kỳ trì trệ, một phần do ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế thế giới, phần còn lại do nguyên nhân nội tại của nền kinh tế trong nước Khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái sẽ kéo theo nguồn vốn đầu tư, nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng và xây dựng dân dụng giảm Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các DN ngành xây dựng.

Trang 18

1.3.1.2Lạm phát

Khi lạm phát ở mức cao, giá cả leo thang, giá nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất như xi măng, sắt thép … sẽ tăng lên dẫn đến giá thành công trình tăng cao hơn mức dự kiến Tỷ số lạm phát5 năm 2008: 22.97%, năm 2009: 9%, năm 2010: 11.75% và 9 tháng năm 2011: 18% Giá cả các loại mặt hàng đều gia tăng đã gây rất nhiều khó khăn cho các DN nói chung và ngành xây dựng nói riêng.

1.3.1.3Tỷ giá hối đoái

Trong lĩnh vực xây dựng, một số nguyên vật liệu phải nhập khẩu và chiếm một tỷ trọng tương đối cao Ví dụ như tỷ lệ sắt thép chiếm khoảng 20% trong công trình xây dựng nhà ở và chiếm gần 40% trong công trình xây dựng công nghiệp Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam mới sản xuất được 50% phôi thép, 50% quặng, 30% thép phế, còn lại đều phải nhập khẩu6 Do vậy hoạt động của DN phần nào chịu ảnh hưởng của biến động tỷ giá giữa VND với các loại ngoại tệ.

1.3.1.4Yếu tố luật pháp

Pháp luật và môi trường pháp luật có tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các DN Các DN hoạt động trong ngành xây dựng chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, Luật Đất đài và các pháp luật khác có liên quan Tuy nhiên, hệ thống pháp luật Việt Nam cũng như cơ chế quản lý hiện vẫn đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện nên sự điều chỉnh có thể xảy ra Ngoài ra, các văn bản pháp luật liên quan đến chính sách về xây dựng cơ bản, đất đai, phát triển các khu đô thị, cơ sở hạ tầng … còn chồng chéo, thiếu tính ổn định và nhất quán, gây khó khăn cho các DN trong việc hoạch định chiến lược và chính sách kinh doanh.

5 Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2008, 2009, 2010 và 9 tháng năm 2011

6 Thép và xi măng tăng giá: Sức ép lớn trong ngành xây dựng [http:\\inconco6.com/index.php?option=com_content&view=article&id=62 truy cập ngày 20/10/2011]

Trang 19

1.3.2 Nhóm yếu tố chủ quan 1.3.2.1Cơ cơ vốn

Lý thuyết Modigliani & Miller (1958) giả định rằng khi các DN hoạt động trong một môi trường không có thuế, không có chi phí giao dịch, không có chi phí phá sản và không có bất cân xứng thông tin thì cơ cấu vốn không có ảnh hưởng gì đến giá trị DN hay nói cách khác DN không thể tăng giá trị của mình bằng cách thay đổi cơ cấu vốn Rõ ràng lý thuyết này không thể áp dụng được vào thực tế vì môi trường hoạt động kinh doanh của bất kỳ DN ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng tồn tại thông tin bất cân xứng, chi phí giao dịch và thuế thu nhập

Lý thuyết Modigliani & Miller (1963) trong trường hợp có thuế thu nhập DN, cơ cấu vốn có liên quan đến giá trị của DN Ưu điểm của việc sử dụng nợ là có thể tiết kiệm được thuế bởi vì chi phí nợ là chi phí hợp lý được khấu trừ khỏi phần lợi nhuận trước thuế Trong khi đó chi phí vốn CSH không có được ưu điểm này, vì cổ tức là yếu tố chi phí sau thuế Chính vì vậy mà giá trị DN được tăng lên là nhờ lợi ích từ lá chắn thuế.

Theo lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu, khi một DN bắt đầu vay nợ, DN có lợi thế về thuế Chi phí nợ thấp kết hợp với lợi thế về thuế sẽ làm cho chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) giảm khi nợ tăng Tuy nhiên, khi tỷ lệ giữa nợ và vốn CSH tăng, buộc các chủ sở hữu phải tăng lợi tức yêu cầu của cổ đông (nghĩa là chi phí vốn CSH tăng) Đồng thời, ở mức tỷ lệ nợ và vốn CSH cao, chi phí nợ cũng tăng bởi khả năng DN không trả được nợ là cao hơn (nguy cơ phá sản cao hơn) Vì vậy, ở mức tỷ lệ nợ và vốn CSH cao hơn, WACC sẽ tăng Do đó, lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu cho rằng, cơ cấu vốn có tác động đến WACC và giá trị công ty hay nói khác đi có một tỷ lệ nợ tối ưu, ở đó WACC của DN là nhỏ nhất và giá trị của DN lớn nhất.

Như vậy, theo lý thuyết Modigliani & Miller và lý thuyết cơ cấu vốn tối ưu chúng ta có thể thấy được việc lựa chọn và sử dụng vốn như thế nào sẽ có tác động

Trang 20

đến HQKD của DN Hay nói một cách khác là tồn tại mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và HQKD của DN Tỷ lệ nợ trên tổng vốn của ngành xây dựng được so sánh với các ngành khác tại Việt Nam thông qua biểu đồ 1.2 sau:

Biểu đồ 1.2: So sánh tỷ lệ nợ của ngành xây dựng và một số nhóm ngành khác tại Việt Nam

Nguồn: Công ty chứng khoán phố Wall

Biểu đồ này cho thấy ở Việt Nam, ngành xây dựng là ngành có tỷ lệ nợ cao nhất, bình quân ở mức 67% Do đó, đối với các DN trong ngành xây dựng thì mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và HQKD càng trở nên chặt chẽ, rõ ràng hơn.

1.3.2.2Công nghệ, máy móc thiết bị

Lợi nhuận của DN là phần chênh lệch giữa Doanh thu thuần và toàn bộ chi phí bỏ ra Thông thường để tăng lợi nhuận, các DN tập trung vào vấn đề cắt giảm chi phí Tuy nhiên, trong thực tế các biện pháp này rất khó thực hiện Bởi lẽ, DN không thể cắt giảm chi phí mà vẫn giữ nguyên được chất lượng sản phẩm Hơn nữa, quan niệm cạnh tranh bằng giá cả gần đây đã được thừa nhận là không còn phù hợp và các DN đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề cạnh tranh bằng khác biệt hóa sản phẩm Chính vì vậy để lợi nhuận không ngừng tăng lên đòi hỏi DN chẳng những

Trang 21

không cắt giảm chi phí mà còn phải tăng chi phí lên Với nguyên vật liệu tốt hơn, lao động có tay nghề cao hơn, máy móc công nghệ hiện đại hơn, DN sẽ giảm đi được lượng hao phí nguyên vật liệu/năng lượng/thiết bị trên từng sản phẩm và đây là điều kiện để có những sản phẩm với số lượng, chất lượng cao hơn, giá thành hạ Như vậy một trong những biện pháp để tăng HQKD là không ngừng đầu tư vào công nghệ, máy móc thiết bị, nguồn nhân lực, phương pháp tổ chức quản lý … thì mới giảm được chi phí, nâng cao năng lực sản xuất, từ đó tăng chất lượng sản phẩm và nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình7

1.3.2.3Quy mô của Doanh nghiệp

Quy mô của DN có thể được hiểu là quy mô nguồn vốn, quy mô tài sản, quy mô mạng lưới tiêu thụ … Mô hình lý thuyết Lợi thế kinh tế theo quy mô hay còn gọi là lợi nhuận tăng dần theo quy mô được thể hiện khi chi phí bình quân trên một sản phẩm sản xuất ra sẽ giảm dần theo mức tăng của sản lượng sản phẩm Lợi thế kinh tế theo quy mô có được bởi các lý do sau:

− Giảm thiểu chi phí cố định: chi phí cố định là các chi phí máy móc thiết bị và một số các yếu tố đầu vào để duy trì hoạt động của DN Chi phí cố định phụ thuộc vào việc DN có sản xuất hay không, chi phí cố định không thay đổi theo mức sản lượng, nó bắt đầu từ những mức sản lượng thấp và không tăng cùng với mức tăng của sản lượng Vì vậy khi sản lượng tăng, DN sẽ đạt được tính kinh tế nhờ quy mô Vì các chi phí cố định này có thể chia cho một số lượng nhiều hơn các đơn vị sản phẩm và như vậy nó làm giảm chi phí bình quân trên một đơn vị sản phẩm.

− Hiệu quả của tính chuyên môn hóa, khi quy mô sản xuất của DN tăng thì DN sẽ thuê thêm lao động Mỗi người công nhân có thể tập trung vào một công việc cụ thể và giải quyết công việc đó hiệu quả hơn, từ đó góp phần làm giảm chi phí bình quân Đồng thời do chuyên môn hóa nên việc đào tạo người lao động cũng tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo hơn

7 Nguyễn Văn Tạo (2006), Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường [http://na.gov.vn/htx/vietnamese/default.asp?Newid=1218#LwpnuK0gqy8B, truy cập ngày 05/07/2011]

Trang 22

Bên cạnh đó các DN có quy mô lớn sẽ có điều kiện thuận lợi về uy tín, thương hiệu, thị phần, sức mạnh tài chính nên có khả năng tiếp cận với nguồn vốn tốt hơn (ví dụ như dễ dàng huy động hơn, mức vay cao hơn, lãi suất vay thấp hơn).

1.3.2.4Năng lực quản trị tài chính doanh nghiệp

Các hoạt động chủ yếu mà người phụ trách về tài chính của DN phải làm là dự báo và lên kế hoạch tài chính, phân tích các dự án để ra quyết định đầu tư dài hạn, phân tích các nguồn tài trợ sẵn có để quyết định phương án huy động vốn Để làm tốt chức năng này, nhà quản trị tài chính cần những hiểu biết về thị trường vốn và thị trường tiền tệ Tuy nhiên, thực tế cho thấy có nhiều nhà quản trị tài chính thiếu kinh nghiệm, do đó các quyết định tài chính còn nhiều bất cập:

− DN sử dụng hoàn toàn vốn CSH, do đó không khai thác được lợi thế của lá chắn thuế và đòn bẩy tài chính để nâng cao HQKD

− DN không xác định được nguồn vốn vay, sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn, do đó thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh

− DN áp dụng một chính sách tín dụng thương mại (bán chịu) khá thoải mái khiến cho dòng vốn của mình bị người mua chiếm dụng trong khi DN phải đi vay và trả lãi cho ngân hàng

− DN đang trong thời kỳ tiền nhàn rỗi, không biết đầu tư vào đâu đành để tiền mặt tại quỹ hoặc gửi tiết kiệm ngân hàng dẫn đến lãng phí cơ hội kinh doanh v.v…

Có rất nhiều tình huống cho thấy nhiều nhà quản lý DN không coi trọng hoặc không biết việc quản trị tài sản có và tài sản nợ một cách hiệu quả để nâng cao HQKD.

1.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh của các DN ngành xây dựng từ năm 2007 – 20118

8 Thanh Phương (2009), Những thăng trầm của doanh nghiệp ngành xây dựng [http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/18514 truy cập ngày 20/07/2011] và

Ngô Hoàng Diễm Chi (2011), Phân tích ngành xây dựng [http://www.vndirect.com.vn truy cập ngày 20/07/2011]

Trang 23

Năm 2007, GDP của Việt Nam tăng gần 8.5% so với năm 2006, được Ngân hàng phát triển châu Á đánh giá là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong khu vực và cao nhất trong lịch sử 10 năm của Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam năm 2007 có sự tăng trưởng toàn diện trong hầu hết các lĩnh vực và dẫn đầu là lĩnh vực xây dựng, bất động sản (ngành bất động sản là ngành tạo cầu của ngành xây dựng) Thị trường bất động sản phát triển khá nhanh và mạnh trong năm 2007, lượng BĐS được đầu tư xây dựng và giao dịch tăng lên khá nhiều, cung không đủ cầu Một điều kiện thuận lợi không kém phần quan trọng, góp phần vào thành công của các DN trong ngành xây dựng là việc các DN dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn Sự phát triển rực rỡ của thị trường chứng khoán cùng với các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước, các DN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng Hội tụ những điều kiện thuận lợi trên, dẫn đến năm 2007 các DN trong ngành xây dựng làm không hết việc và luôn đạt tốc độ tăng trưởng bình quân hơn 30%/năm, cao gấp gần ba lần so với mức tăng trưởng chung của khu vực công nghiệp và xây dựng cả nước (10.6%)9

Giai đoạn từ năm 2007 sang năm 2008, khủng hoảng kinh tế và lạm phát tăng cao, gây tác động mạnh lên cả ba lĩnh vực có quan hệ mật thiết với nhau đó là: xây dựng, vật liệu xây dựng và kinh doanh bất động sản Một trong những khó khăn lớn nhất của năm 2008 là giá cả trên thị trường vật liệu xây dựng tăng cao trong 6 tháng đầu năm: sắt thép tăng 90%, gạch tăng 300% … khiến chi phí vật liệu xây dựng chiếm đến 60% - 70% giá thành xây lắp Song song đó, chi phí nhân công cũng tăng 30% - 55% và đặc biệt là lãi suất cho vay tăng mạnh (cao nhất là 21%/năm), trong khi đó vốn vay ngân hàng lại chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn của các DN ngành xây dựng Tất cả đều tăng khiến cho chi phí đầu vào vượt quá sức chịu đựng của phần lớn DN

Thị trường chứng khoán sụt giảm, Nhà nước siết chặt tín dụng và tác động của cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra khiến các chủ đầu tư càng cạn kiệt nguồn vốn triển khai dự án, kể cả những dự án đang thi công dở dang Hàng loạt công

9 Nguồn: Vụ quản lý hoạt động xây dựng – Bộ xây dựng

Trang 24

trường nhà xưởng, công nghiệp, dự án căn hộ hoặc ngưng hẳn hoặc chỉ thi công cầm chừng Các DN xây dựng có việc làm nhưng phải chấp nhận việc thanh toán bị chậm hoặc không biết khi nào được thanh toán bởi phía đối tác cũng không xoay xở được vốn do nguồn vốn tín dụng bị hạn chế Chưa bao giờ các DN trong ngành xây dựng lại trải qua những thử thách ở mức độ mạnh và trên diện rộng như năm 2008 Phần lớn các DN quy mô nhỏ, yếu vốn và yếu công nghệ hầu như không có doanh thu, lợi nhuận và gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động kinh doanh của mình.

Từ năm 2009 cho đến nay, tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng đã có sự phục hồi đáng kể Theo báo cáo của Vụ công nghiệp và xây dựng (Tổng cục thống kê): tốc độ tăng trưởng của ngành xây dựng năm 2009 # 9%, năm 2010 # 18.7% và 6 tháng đầu năm 2011 # 23.8%, là ngành có tốc độ tăng trưởng dẫn đầu trong khối sản xuất Vào năm 2009, tại thành phố Hồ Chí Minh có hàng chục dự án như River Garden, Hoang Anh Riverview, Sunrise City, The Fleminhton … Bên cạnh đó, những dự án ODA cũng như nhiều dự án đầu tư hạ tầng từ vốn ngân sách nhà nước vẫn đang tiếp tục được thúc đẩy triển khai Đây là cơ hội cho các DN chuyên thầu xây lắp hạ tầng Ngoài ra, nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà tư nhân cũng sôi động trở lại Một nguyên nhân quan trọng khác là do tình hình kinh tế, lạm phát trong nước đã được kiểm soát, giá các mặt hàng vật liệu xây dựng cơ bản đã giảm, lãi suất cho vay giảm nên DN dễ dàng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng.

1.5Đặc thù hoạt động kinh doanh của các DN ngành xây dựng

Qua phân tích thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của các DN trong ngành xây dựng, có thể nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh của các DN ngành xây dựng có một số đặc thù riêng10 như sau:

Nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô Khi nền kinh tế

tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của DN trong ngành sẽ tăng cao Ngược lại, tình

Trang 25

hình kinh doanh sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường hợc, bệnh viện … điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của các DN trong ngành xây dựng sụt giảm nhanh chóng.

Là ngành kinh tế thâm dụng vốn Trong hoạt động xây dựng, thời gian thi

công của các công trình thường kéo dài, việc nghiệm thu, bàn giao được thực hiện từng phần Hiện nay, việc giải ngân vốn thường chậm, quá trình hoàn tất hồ sơ thi công cũng như thống nhất phê duyệt quyết toán giữa chủ đầu tư và nhà thầu thường mất nhiều thời gian, dẫn tới tình trạng chủ đầu tư chậm thanh toán cho các DN xây dựng, từ đó công nợ của các DN xây dựng rất cao Ngoài ra, các DN trong ngành xây dựng tăng lợi nhuận chủ yếu dựa vào tăng doanh số Chính vì vậy mà các DN xây dựng thường sử dụng đòn bẩy tài chính để giải quyết vấn đề về xoay xở đồng vốn và tăng doanh số Các DN xây dựng Việt Nam hiện nay lệ thuộc quá sâu vào hệ thống ngân hàng Không có tín dụng từ ngân hàng, các DN xây dựng không thể trụ lâu được, hoặc nếu có trụ lâu được thì cũng khó tăng trưởng được Trong thời gian gần đây, nhà nước với chính sách thắt chặt tiền tệ, các ngân hàng siết chặt tín dụng, áp dụng lãi suất ở mức cao dẫn tới chi phí đầu vào của các DN xây dựng bị ảnh hưởng rất nặng bởi chi phí lãi vay của tỷ lệ nợ cao.

Trình độ công nghệ quyết định lợi thế cạnh tranh Đứng trên giác độ của

người sử dụng khi có nhu cầu xây dựng một công trình thì đa số họ có tâm lý quan tâm nhiều đến chất lượng công trình Bởi lẽ, chất lượng công trình quyết định mức độ an toàn của người sử dụng Còn đứng trên giác độ của chủ đầu tư, khi tham gia gọi thầu từ các DN xây dựng thì bên cạnh chất lượng, họ quan tâm nhiều đến giá cả Đối với các công trình có khối lượng thi công lớn, một sự biến đổi nhỏ về giá cả có thể làm cho chi phí của công trình thay đổi đáng kể Để giải quyết bài toán nâng cao chất lượng công trình, hạ giá thành sản phẩm thì công nghệ là yếu tố đóng vai trò

Trang 26

then chốt để tạo nên thế mạnh kinh tế của công ty Đầu tư vào công nghệ, năng lực máy móc thiết bị hay nói cách khác chính là đầu tư vào danh mục tài sản cố định của DN sẽ làm giảm giá thành sản phẩm, từ đó hạ giá bán và tăng tính cạnh tranh về giá.

1.6Một số nghiên cứu trên thế giới

1.6.1 Nghiên cứu của Weixu11 (2005)

Weixu thực hiện nghiên cứu “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và hiệu quả kinh doanh” vào năm 2005 Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 1,130 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thượng Hải, ngoại trừ các công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính như ngân hàng, bảo hiểm, công ty tài chính.

Các biến được đưa vào mô hình nghiên cứu như sau:

Biến phụ thuộc (Biến HQKD): tỷ suất sinh lời trên vốn CSH (ROE)

Biến độc lập (Yếu tố tác động): tỷ lệ nợ/vốn CSH (D), tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (GROWTH), quy mô công ty (SIZE)

Weixu nghiên cứu tác động của biến tỷ lệ nợ và một số biến khác đến biến HQKD, trong đó ông xây dựng 3 mô hình: quan hệ tuyến tính, quan hệ phi tuyến bậc 2 và quan hệ phi tuyến bậc 3 Kết quả nghiên cứu cho thấy:

− HQKD bị tác động rất lớn bởi biến tỷ lệ nợ HQKD có mối tương quan mạnh phi tuyến bậc 2, bậc 3 khi tỷ lệ nợ < 100% Tỷ lệ nợ có tác động dương (+) đến HQKD khi ở mức tỷ lệ nợ thấp và tác động âm (-) khi ở mức tỷ lệ nợ cao

− HQKD không có tương quan mạnh với tỷ lệ nợ dài hạn, lý do là các công ty ở Trung Quốc thích sử dụng nợ ngắn hạn hơn là sử dụng nợ dài hạn

− Biến SIZE có tác động dương (+) đến HQKD khá mạnh ở mô hình tuyến tính, còn mô hình phi tuyến thì SIZE không có tác động

− Biến GROWTH không có tác động đến HQKD ở cả 3 mô hình

11 Weixu, An empirical study on relationship between corporation performance and capital structure, 2005

Trang 27

1.6.2 Nghiên cứu của Dimitris Margaritis & Maria Psillaki12 (2007)

Dimitris Margaritis & Maria Psillaki thực hiện nghiên cứu “Mối quan hệ giữa cơ cấu vốn, quyền sở hữu và hiệu quả kinh doanh của công ty” vào năm 2007 Dữ liệu nghiên cứu bao gồm các công ty ở Pháp thuộc các lĩnh vực sản xuất công nghiệp truyền thống như: ngành dệt may, dược phẩm và lĩnh vực công nghiệp phát triển như máy tính, nghiên cứu và phát triển.

Biến được đưa vào mô hình cũng tương tự như nghiên cứu của Weixu nhưng

có thêm các biến yếu tố tác động: tỷ trọng tài sản cố định (TANG), tỷ trọng tài sản lưu động (INT), cấu trúc vốn sở hữu (OWN)

Trong khi Weixu chỉ nghiên cứu tác động một chiều giữa biến tỷ lệ nợ và một số yếu tố tác động đến HQKD thì Dimitris Margaritis & Maria Psillaki thực hiện nghiên cứu 2 chiều, 2 mô hình hồi quy được họ xây dựng như sau: mô hình 1 - tỷ lệ nợ và các yếu tố tác động đến HQKD; Mô hình 2 - HQKD và các yếu tố tác động đến tỷ lệ nợ Kết quả nghiên cứu cho thấy:

− Mối quan hệ nhân quả giữa tỷ lệ nợ và HQKD của DN cho thấy HQKD tác động đến tỷ lệ nợ và ngược lại tỷ lệ nợ cũng có tác động đến HQKD

− Mô hình 1: tỷ lệ nợ có mối quan hệ tuyến tính và mối quan hệ bậc 2 với HQKD Tỷ lệ nợ có tác động dương (+) đến HQKD khi tỷ lệ nợ ở mức nợ trung bình.

− Mô hình 2: HQKD có tác động dương (+) đến tỷ lệ nợ và sự tác động này có ý nghĩa khi tỷ lệ nợ ở mức nợ từ thấp đến trung bình.

1.6.3 Nghiên cứu của Zeitun & Tian13 (2007)

Trong khi Weixu, Dimitris Margaritis & Maria Psillaki thực hiện nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến HQKD xét trên phương diện tài chính (các chỉ số tài chính dựa trên sổ sách, báo cáo tài chính của DN) thì Zeitun & Tian vào năm 2007 đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến HQKD trên cả 2 phương diện

12 Dimitris Margaritis and Maria Psillaki, Capital structure, equity ownership and firm performance, 200813 Zeitun, R.and Tian, G.G, Capital structure and corporate performce: evidan from Jordan, Autralasian

Accounting Business and Finance Journal, 2007

Trang 28

là tài chính và thị trường Dữ liệu nghiên cứu được thực hiện từ năm 1989 – 2003 của 167 công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Amman – Jordan thuộc 16 ngành nghề kinh doanh khác nhau trong lĩnh vực phi tài chính.

Trên phương diện tài chính – biến HQKD được đại diện bởi chỉ số: tỷ suất

sinh lời trên tổng tài sản (ROA) Trên phương diện thị trường – biến HQKD được

đại diện bởi các chỉ số: tỷ số giữa giá trị thị trường của vốn cổ phần và giá trị sổ

sách của nợ trên giá trị sổ sách của tổng tài sản (Tobin’s Q); tỷ số giữa giá trị thị trường của vốn cổ phần trên giá trị sổ sách của vốn cổ phần (MBVR) Biến yếu tố

tác động cũng tương tự như những nghiên cứu trước và có đưa thêm một số biến

vào mô hình như: mức sai lệch của dòng tiền trong 3 năm qua (STDVCF), thuế thu nhập (TAX), tỷ trọng tài sản cố định (TANG), khủng hoảng chính trị (POLITICAL CRISIS) và ngành nghề kinh doanh (INDUST)

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

− Các yếu tố có tác động đến HQKD bao gồm: tỷ lệ nợ (D), tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản (GROWTH), quy mô công ty (SIZE), thuế (TAX), ngành nghề kinh doanh (INDUST), tỷ trọng tài sản cố định (TANGIBILITY) Trong đó, biến tỷ lệ nợ có tác động mạnh nhất, kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đó

− Các yếu tố có tác động dương (+) đến HQKD gồm: GROWTH, SIZE, TAX

− Tỷ trọng tài sản cố định có tác động âm (-) đến HQKD Công ty có tỷ trọng tài sản cố định cao thì HQKD thấp do các công ty đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định mà không cải tiến được HQKD.

Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động mạnh đến yếu tố HQKD ở một số lĩnh vực sau: bất động sản, dịch vụ giáo dục, hóa học và dầu mỏ, thuốc

lá.

Trang 29

1.6.4 Nghiên cứu của Onaolapo & Kajola14 (2010)

Vào năm 2010, Onaolapo & Kajola thực hiện nghiên cứu các yếu tố tác động đến HQKD Nghiên cứu của các tác giả cũng giống với những nghiên cứu trước đó của Weixu, Dimitris Margaritis & Maria Psillaki và chỉ nghiên cứu biến HQKD dưới góc độ tài chính, được đại diện bởi chỉ số ROA, ROE Biến yếu tố tác động

cũng tương tự, gồm: SIZE, TANG, GROWTH, vòng quay tài sản (TURN), số năm thành lập của công ty (AGE), ngành nghề kinh doanh (IND)

Dữ liệu nghiên cứu gồm 30 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nigeria từ năm 2001 – 2007 Kết quả nghiên cứu cho thấy:

− Mức độ giải thích của mô hình hồi quy đa biến (R2 hiệu chỉnh) ở mức khá: R2

ROA = 35.5% và R2

ROE = 47%

− Tỷ lệ nợ tác động âm (-) với HQKD.

− TURN tác động dương (+) tới ROA, ROE

− SIZE và AGE tác động dương (+) đến ROE

− TANG tác động âm (-) tới ROA, tức là công ty có tỷ lệ TSCĐ càng cao thì hiệu quả HQKD càng thấp, kết quả này ngược với lý thuyết nhưng lại giống với nghiên cứu của Zeitun & Tian.

− Yếu tố ngành nghề kinh doanh có tác động đến HQKD, cụ thể:

• Ngành rượu bia, thực phẩm và đồ uống, ngành hóa học, ngành in ấn và xuất bản, ngành thuốc lá, ngành máy tính và thiết bị văn phòng có tác động mạnh đến HQKD - ROA

Ngành rượu bia, thực phẩm và đồ uống, ngành xây dựng, ngành thuốc lá

có tác động mạnh đến HQKD - ROE.

14 Onaolapo & Kajola, Capital structure and firm performce: evidan from Nigeria, European Journal of

Economics, Finance and Administrative Sciences, 2010

Trang 30

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 tác giả đã khái quát chung lý thuyết về HQKD của các DN ngành xây dựng Tác giả cũng đã trình bày các chỉ số đánh giá HQKD cũng như các yếu tố tác động đến HQKD của các DN ngành xây dựng Ngoài ra, tác giả đã tổng hợp và trình bày một số kết quả nghiên cứu trên thế giới về các yếu tố tác động đến HQKD Chương tiếp theo tác giả sẽ trình bày mô hình nghiên cứu, gồm có xây dựng mô hình và lựa chọn các biến đại diện cho mô hình.

Trang 31

CHƯƠNG 2

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.1Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngành xây dựng

Thực trạng tình hình hoạt động kinh doanh của các DN trong ngành xây dựng đã cho thấy bên cạnh một số yếu tố khách quan tác động đến HQKD của các DN ngành xây dựng như: tình hình kinh tế, yếu tố lạm phát, tỷ giá; còn có các yếu tố chủ quan xuất phát từ bản thân nội tại của DN như: cách thức huy động và sử dụng nguồn vốn, quyết định về tỷ lệ nợ, quy mô của DN, mức độ đầu tư vào tài sản

cố định, vào công nghệ Trong phạm vi của đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ xem xét các yếu tố chủ quan, cụ thể là các yếu tố tài chính tác động đến HQKD của các DN xây dựng bao gồm: tỷ lệ nợ, quy mô của DN và tốc độ tăng trưởng của DN và tỷ trọng của tài sản cố định

Nghiên cứu này được thực hiện trong giai đoạn thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm, giá cổ phiếu trên thị trường không phản ánh đúng giá trị thị trường thực mỗi cổ phần của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Do đó nghiên cứu

chỉ xem xét các yếu tố tác động đến HQKD được đo lường ở góc độ tài chính tức

là các số liệu/chỉ số được truy suất từ sổ sách kế toán của DN.

Như đã trình bày ở chương 1, chỉ số hiệu quả tương đối đã khắc phục được nhược điểm rất lớn của chỉ số hiệu quả tuyệt đối và các chỉ số này rất thuận tiện cho việc so sánh HQKD của các DN ngành xây dựng có quy mô/đặc điểm khác nhau

Chính vì vậy, chỉ số mà tác giả lựa chọn sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá hiệu quả HQKD của các DN ngành xây dựng là: ROA, ROE.

Các tác giả như Wei Xu, Margaritis & Psillaki, Zeitun & Tian, Onaolapo & Kajola đã thực hiện nghiên cứu đo lường trên cả phương diện tài chính và phương diện thị trường về mối quan hệ giữa HQKD và một số yếu tố có khả năng tác động

Trang 32

như: tỷ lệ nợ, quy mô của DN, tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản, tỷ trọng tài sản cố định, tỷ lệ sở hữu, ngành nghề kinh doanh, yếu tố khủng hoảng … Các nghiên cứu này đã chứng minh rằng các yếu tố này có tác động đến HQKD của DN và tùy theo từng yếu tố mà mức độ tác động khác nhau và tác động này có thể là tác động dương (+) hoặc tác động âm (-).

Một điểm chung nữa của các nghiên cứu trước đây là dữ liệu xử lý bao gồm

các công ty hoạt động trong lĩnh vực phi tài chính, gồm nhiều ngành nghề/lĩnh vực kinh doanh khác nhau, trong đó có ngành bất động sản và ngành xây dựng

Nghiên cứu của Zeitun và Onaolapo & Kajola cho thấy yếu tố ngành nghề có tác động mạnh đến HQKD HQKD được biểu hiện bằng 2 chỉ số ROA và ROE Theo

kết quả nghiên cứu thì ngành bất động sản có tác động đến ROA (Zeitun, 2007), còn ngành xây dựng có tác động đến ROE (Onaolapo & Kajola, 2010)

Căn cứ vào cơ sở lý thuyết và các kết quả nghiên cứu có liên quan, tác xây dựng mô hình nghiên cứu như sau:

Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề nghị

Tỷ lệ nợ (cơ cấu vốn)

Quy mô của DN (tổng tài sản)Tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản

Hiệu quả kinh doanh

(ROA, ROE)Tỷ trọng TSCĐ trên tổng tài sản

Trang 33

2.1.1 Mô tả các biến

Các biến sử dụng trong mô hình được mô tả chi tiết trong bảng sau:

Bảng 2.1: Mô tả các biếnLoại

Quan hệ với biến phụ thuộc

Biến phụ thuộc

ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

= Lợi nhuận sau thuế / Tổng tài sản bình quân

[Tổng tài sản bình quân = (Tổng tài sản đầu kỳ + Tổng tài sản cuối kỳ)/2]

Biến phụ thuộc

ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn CSH

= Lợi nhuận sau thuế / Vốn CSH bình quân

[Vốn CSH bình quân = (Vốn CSH đầu kỳ + Vốn CSH cuối kỳ)/2]Biến độc

Tỷ lệ nợ/tổng vốn

= Tổng Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn

TDTA thấp: +TDTA cao : -Biến độc

Tỷ lệ nợ/vốn CSH

= Tổng Nợ phải trả / Tổng vốn CSH

TDTE thấp: +TDTE cao : -Biến độc

Tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng vốn

= Tổng Nợ ngắn hạn / Tổng nguồn vốn

STDTA thấp: +STDTA cao : -Biến độc

Tỷ lệ nợ dài hạn/tổng vốn

= Tổng Nợ dài hạn / Tổng nguồn vốn

LTDTA thấp:+LTDTA cao : -Biến độc

TANG Tỷ trọng của TSCĐ

= Tài sản cố định / Tổng tài sản+

2.1.2 Thiết lập dạng hàm mô hình

Mô hình được xây dựng để phản ánh các yếu tố tài chính tác động đến

HQKD là mô hình hồi quy bội Dạng của mô hình hồi quy có thể là tuyến tính hoặc

phi tuyến Đây là một vấn đề quan trọng, một trong những yếu tố cơ bản quyết định

đối với kết quả nghiên cứu Tuy nhiên, vấn đề “dạng của hàm hồi quy” không có

một cơ sở lý thuyết nào đủ mạnh để khẳng định dạng của hàm hồi quy là dạng này mà không phải dạng khác Dạng của hàm hồi quy là một vấn đề thực nghiệm Theo

Trang 34

kết quả nghiên cứu thực nghiệm các nhà khoa học trên thế giới về tỷ lệ nợ và các yếu tố tài chính tác động đến HQKD thì mối quan hệ này có thể tồn tại dưới dạng mô hình hồi quy tuyến tính và phi tuyến bậc 2, bậc 3 Trong nghiên cứu, tác giả sẽ tiến hành khảo sát từng dạng hàm có thể có và tiến hành kiểm định từng dạng hàm Do chưa biết trước được dạng hàm hồi quy nào sẽ được sử dụng nên tác giả xây dựng dạng hàm hồi quy tổng quát đối với từng biến HQKD như sau:

ROA = ƒ (D, SIZE, GROWTH, TANG)ROE = ƒ (D, SIZE, GROWTH, TANG)

Biến độc lập D đại diện cho tỷ lệ nợ và sẽ được thay thế lần lượt bởi TDTA,

TDTE, STDTA, LTDTA khi chạy mô hình.

Phương pháp sử dụng để ước lượng các tham số của mô hình là phương pháp bình phương nhỏ nhất – OLS (Ordinary Least Squares) Theo quan điểm của kinh tế lượng, sự vận động của một biến kinh tế (biến phụ thuộc) chịu tác động của 2 yếu tố: thứ nhất là các yếu tố tác động một cách có hệ thống tới nó (các biến độc lập) và thứ nhì, chính là các tác động ngẫu nhiên khác có ảnh hưởng phi hệ thống tới biến phụ thuộc – thành phần này được gọi là sai số Khi sử dụng số liệu của mẫu để ước lượng các tham số của mô hình kinh tế lượng thì sai số ngẫu nhiên được đại diện bằng các giá trị của phần dư trong hàm hồi quy mẫu Các phần dư có giá trị tuyệt đối càng nhỏ thì các ước lượng càng chính xác Vì vậy, tiêu chuẩn ước lượng của phương pháp OLS là dựa trên tổng bình phương các phần dư đạt giá trị cực tiểu.

2.2Giả thuyết nghiên cứu

2.2.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh và Tỷ lệ nợ

Các lý thuyết về cấu trúc vốn cho rằng khi một DN bắt đầu vay nợ, DN sẽ có lợi thế về lá chắn thuế Chi phí nợ thấp kết hợp với lợi thế về lá chắn thuế sẽ khiến chi phí vốn bình quân gia quyền (WACC) giảm khi nợ tăng Tuy nhiên, khi tỷ lệ nợ trên vốn CSH tăng, tác động của tỷ lệ nợ buộc các CSH tăng lợi tức yêu cầu của họ, nghĩa là chi phí vốn CSH tăng Ở mức tỷ lệ nợ trên vốn CSH cao, chi phí nợ cũng

Trang 35

tăng bởi vì khả năng DN không trả được nợ là cao hơn (nguy cơ phá sản cao hơn).Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy: tỷ lệ nợ có tác động đến HQKD, nhưng ở các mức tỷ lệ nợ khác nhau có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến HQKD (Zeitun & Tian - 2007, Onaolapo & Kajola - 2010, Margaritis & Psillaki - 2007, Weixu - 2005)

Vì vậy tác giả đưa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa HQKD và tỷ lệ nợ như sau:

Giả thuyết 1: Tỷ lệ nợ có tác động dương (+) đến HQKD khi ở mức tỷ lệ nợ thấp

Giả thuyết 2: Tỷ lệ nợ có tác động âm (-) đến HQKD khi ở mức tỷ lệ nợ cao2.2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh và Quy mô của doanh nghiệp

Phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của các DN xây dựng cho thấy các DN có quy mô lớn sẽ có nhiều lợi thế hơn các DN có quy mô nhỏ Bởi lẽ, ngành xây dựng có đặc thù là người mua chọn người bán thông qua đấu thầu cạnh tranh hoặc chỉ định thầu Các DN có quy mô lớn trước hết phải là các DN có thương hiệu, có uy tín và được nhiều người biết tới Thứ hai, DN có quy mô lớn với sức mạnh về tài chính, về tài sản, về kỹ thuật công nghệ và khả năng quản lý sẽ dễ dàng khai thác lợi thế theo quy mô nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu vào và gia tăng hiệu quả đầu ra nhằm giảm thiểu giá thành sản phẩm Vì vậy các DN có quy mô lớn dễ trúng thầu hoặc được chỉ định thầu hơn là các DN nhỏ, từ đó có cơ hội tăng doanh số, tìm kiếm lợi nhuận, nâng cao HQKD Theo nghiên cứu của Onaolapo & Kajola - 2010 thì: Quy mô của DN có tác động dương (+) đến HQKD

Từ những cơ sở trên, tác giả phát biểu giả thuyết về mối quan hệ giữa HQKD và Quy mô của DN như sau:

Giả thuyết 3: Quy mô của DN có tác động dương (+) đến HQKD

2.2.3 Hiệu quả hoạt động kinh doanh và Tốc độ tăng trưởng của doanh

Trang 36

Tốc độ tăng trưởng của DN có tác động đến HQKD của DN (Zeitun & Tian – 2007) Vì vậy tác giả phát biểu giả thuyết về mối quan hệ giữa HQKD và Tốc độ tăng trưởng của DN như sau:

Giả thuyết 4: Tốc độ tăng trưởng của DN có tác động dương (+) đến HQKD2.2.4 Hiệu quả hoạt động kinh doanh và Tỷ trọng tài sản cố định

Đứng trên góc độ là người sử dụng các sản phẩm xây dựng, đa số họ có tâm lý quan tâm nhiều đến chất lượng và giá cả công trình Công nghệ kỹ thuật là yếu tố đóng vai trò then chốt để tạo nên thế mạnh của các DN xây dựng Đầu tư vào công nghệ sẽ giúp DN tăng chất lượng sản phẩm đầu ra, từ đó sẽ tăng tính cạnh tranh về giá Do đó, các công ty có tỷ trọng tài sản cố định cao được mong đợi sẽ có HQKD cao hơn

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy: tỷ trọng tài sản cố định có tác động đến HQKD (Zeitun & Tian – 2007, Onaolapo & Kajola – 2010) Do đó, tác giả phát biểu giả thuyết về mối quan hệ giữa HQKD và tỷ trọng tài sản cố định như sau:

Giả thuyết 5: Tỷ trọng tài sản cố định tác động dương (+) đến HQKD2.3Mô tả số liệu và phương pháp thực hiện:

Một trong những yếu tố then chốt quyết định đến thành công của một nghiên cứu thực nghiệm đó là việc lựa chọn và sử dụng dữ liệu để phân tích Tùy vào từng mục đích nghiên cứu mà dữ liệu được lựa chọn sao cho phù hợp nhất Trong nghiên cứu này, các số liệu được lựa chọn và thu thập như sau:

Nguồn dữ liệu: Từ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của doanh nghiệp15, cụ thể từ Bảng cân đối kế toán và Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của các DN

Thời gian: từ năm 2006 – 2010

15 Báo cáo tài chính được tải từ các website: www.hsx.vn, www.hnx.vn, www.cafef.vn, www.dnsc.com.vn,

Trang 37

− Danh sách16: 40 doanh nghiệp trong ngành xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam Hiện nay lĩnh vực xây dựng, sản xuất vật

liệu xây dựng và kinh doanh bất động sản là 3 lĩnh vực có mối quan hệ mật thiết với nhau Các DN kinh doanh những lĩnh vực này thì trong hoạt động kinh doanh hay trong cơ cấu doanh thu/lợi nhuận của DN đều có ít nhất 2 trong 3 hoặc cả 3 lĩnh vực và được phân bổ theo những tỷ trọng khác nhau tùy theo từng DN Phạm vi của nghiên cứu này là các DN trong ngành xây dựng nên 40 DN được lựa chọn là những DN có tỷ trọng doanh thu xây lắp khá cao ( > 70%) trong tổng doanh thu của DN.

− Đặc điểm dữ liệu: Có 40 DN được thu thập số liệu trong vòng 5 năm từ 2006 - 2010 Đây là dữ liệu được thu thập theo thứ tự thời gian hay còn gọi là dữ liệu chuỗi thời gian Các thành phần của chuỗi thời gian gồm có17: thành phần xu thế, yếu tố mùa, yếu tố có tính chất chu kỳ và thành phần bất quy tắc Chính vì vậy mà dữ liệu chuỗi thời gian rất dễ xảy ra hiện tượng tương quan chuỗi Tức là hạng nhiễu/sai số (µ) ở giai đoạn này có thể ảnh hưởng đến hạng nhiễu/sai số ở giai đoạn kế tiếp hoặc một số giai đoạn kế tiếp nhau Do đó, nhằm đơn giản hóa và làm cho chuỗi thời gian dễ phân tích, dễ giải thích và nhằm loại bỏ sự ảnh hưởng của các thành phần chuỗi thời gian ra

khỏi kết quả nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phương pháp tính trung bình,

như vậy các chỉ số của 40 DN sẽ được tính trung bình trong 5 năm và như

vậy nghiên cứu sẽ có 40 quan sát.

− Ước lượng trong nghiên cứu này được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5 Do dạng hàm của mô hình chưa được xác định trước nên tác giả sẽ khảo sát các dạng hàm có thế có giữa từng biến độc lập với biến phụ thuộc, rồi sau đó mới ước lượng mô hình hồi quy phù hợp nhất Các giả thuyết của mô hình hồi quy bội cũng sẽ lần lượt được kiểm định để tìm ra được mô hình tốt nhất

16 Chi tiết xem tại Phụ lục 1: Danh sách 40 DN ngành xây dựng và tỷ trọng doanh thu xây lắp theo từng DN17 Nguyễn Quang Đông, Kinh tế lượng (chương trình nâng cao), Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội,

2002

Trang 38

phản ánh đúng mối quan hệ giữa HQKD và các yếu tố tài chính tác động.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Dựa trên cơ sơ lý luận đã trình bày ở Chương 1, tại Chương 2 tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tài chính tác động đến HQKD của các DN ngành xây dựng Mô hình nghiên cứu được xây dựng là mô hình hồi quy bội; biến phụ thuộc là biến HQKD được đại diện bởi chỉ số ROA, ROE; biến độc lập bao gồm các biến tỷ lệ nợ, quy mô của DN, tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản và tỷ trọng TSCĐ trên tổng tài sản Trong đó biến tỷ lệ nợ được đại diện bởi các chỉ số: tỷ lệ nợ trên tổng vốn, tỷ lệ nợ trên vốn CSH, tỷ lệ nợ ngắn hạn trên tổng vốn và tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng vốn.

Tác giả đã xây dựng mô hình, giả thuyết nghiên cứu và trình bày các nội dung liên quan đến việc xử lý dữ liệu Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 40 DN xây dựng trong khoảng thời gian 5 năm từ năm 2006 – 2011 Việc xử lý dữ liệu sẽ được thực hiện trên phần mềm SPSS 11.5 và kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể trong chương 3

Trang 39

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU3.1Mô tả thống kê

Kết quả thống kê các biến được trình bày chi tiết trong bảng sau:

Bảng 3.1: Mô tả thống kê các biến

Số lượng

.0416.1965.74493.3404.6508.0558321809453408.3224.1259Yếu vị

.0159(a).0628(a).7618.4267(a).2867(a).0002(a)23612066767(a)-.0090(a).0268(a)Độ lệch chuẩn

.0312.0641.14862.5096.1487.0747367216460578.2886.1106Chỉ số Skewness

Tỷ lệ nợ: dựa trên bảng mô tả thống kê có thể thấy được các DN trong ngành xây

dựng có tỷ lệ nợ khá cao – đây cũng là một trong những đặc thù của ngành

Trang 40

TDTA – tỷ lệ tổng nợ trên tổng tài sản ở mức trung bình là 70%, ở mức cao nhất 92% và mức thấp nhất 29% Trong đó nợ ngắn hạn (STDTA) chiếm tỷ trọng rất cao

trong tổng nợ, chiếm tới 90%; còn nợ dài hạn rất thấp chỉ chiếm 10% Có thể thấy được các DN trong ngành xây dựng ở Việt Nam sử dụng nợ ngắn hạn để tài trợ phần lớn hoạt động kinh doanh của mình.

TDTE - tỷ lệ tổng nợ trên tổng vốn CSH của các DN ở mức trung bình là 3.77 lần

Tỷ lệ này giữa các DN cũng có sự khác biệt rất lớn, có DN tổng nợ chỉ bằng 0.4 vốn CSH, trong khi đó có DN tỷ lệ này lên tới 13 lần

GROWTH - tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các DN bình quân là 39%, cao nhất

có DN đạt tới 149% và thấp nhất là 0.9%.

TANG - tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản ở mức trung bình là 17%, cao nhất

49% và thấp nhất 3%.

Các tham số đặc trưng cho dạng phân phối xác xuất:

Hệ số bất đối xứng Skewness18 – hệ số cho biết phân phối đang xét có bị lệch so với phân phối chuẩn không, nếu có thì là lệch trái hay lệch phải, kết quả như sau:ROA, TDTE, LTDTA, SIZE, GROWTH và TANG: chỉ số Skewness > 0 => Phân phối bị lệch phải

ROE, TDTA, STDTA: chỉ số Skewness < 0 => Phân phối bị lệch trái

Hệ số nhọn Kurtosis19 – hệ số đo độ nhọn hình chóp, cho biết mức độ dao động của một phân phối, kết quả cho thấy biến ROA và GROWTH có độ nhọn khá cao, tức là mức độ dao động mạnh.

18 Chi tiết xem tại Phụ lục 2: Hình dáng phân phối của dữ liệu19 Chi tiết xem tại Phụ lục 2: Hình dáng phân phối của dữ liệu

Ngày đăng: 08/11/2012, 18:52

Hình ảnh liên quan

− Chương 2: Mô hình nghiên cứu - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

h.

ương 2: Mô hình nghiên cứu Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu đề nghị - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

Hình 2.1.

Mô hình nghiên cứu đề nghị Xem tại trang 32 của tài liệu.
Các biến sử dụng trong mô hình được mô tả chi tiết trong bảng sau: - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

c.

biến sử dụng trong mô hình được mô tả chi tiết trong bảng sau: Xem tại trang 33 của tài liệu.
Kết quả thống kê các biến được trình bày chi tiết trong bảng sau: - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

t.

quả thống kê các biến được trình bày chi tiết trong bảng sau: Xem tại trang 39 của tài liệu.
Kết quả mô tả hệ số tương quan giữa các biến được trình bày trong bảng sau: - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

t.

quả mô tả hệ số tương quan giữa các biến được trình bày trong bảng sau: Xem tại trang 41 của tài liệu.
Mô hình hồi quy mẫu xây dựng được có hệ số độ dốc β≠ 0, nhưng ta chưa thể chắc chắn hệ số độ dốc của mô hình tổng thể β ≠ 0, vì vậy ta phải kiểm định để  kết luận về β của tổng thể - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

h.

ình hồi quy mẫu xây dựng được có hệ số độ dốc β≠ 0, nhưng ta chưa thể chắc chắn hệ số độ dốc của mô hình tổng thể β ≠ 0, vì vậy ta phải kiểm định để kết luận về β của tổng thể Xem tại trang 46 của tài liệu.
(BPres_1: biến bình phương phần dư của mô hình 1) - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

res.

_1: biến bình phương phần dư của mô hình 1) Xem tại trang 47 của tài liệu.
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ tần số Q-Q Plot khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 1) - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

i.

ểu đồ 3.3: Biểu đồ tần số Q-Q Plot khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 1) Xem tại trang 48 của tài liệu.
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ tần số Histogram khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 1) Standardized Residual3.002.502.001.501.00.500.00-.50-1.00-1.50-2.0020100 - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

i.

ểu đồ 3.2: Biểu đồ tần số Histogram khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 1) Standardized Residual3.002.502.001.501.00.500.00-.50-1.00-1.50-2.0020100 Xem tại trang 48 của tài liệu.
Giá trị d của mô hình là 1.654 (Phụ lục 4). Tra bảng Durbin – Watson 2 biến độc lập, 40 quan sát và mức ý nghĩa 5% ta có dL = 1.39, dU  = 1.60 - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

i.

á trị d của mô hình là 1.654 (Phụ lục 4). Tra bảng Durbin – Watson 2 biến độc lập, 40 quan sát và mức ý nghĩa 5% ta có dL = 1.39, dU = 1.60 Xem tại trang 49 của tài liệu.
Biểu đồ 3.5: Biểu đồ bình phương phần dư theo ROA (mô hình 2) - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

i.

ểu đồ 3.5: Biểu đồ bình phương phần dư theo ROA (mô hình 2) Xem tại trang 52 của tài liệu.
Biểu đồ 3.7: Biểu đồ tần số Q-Q Plot khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 2) - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

i.

ểu đồ 3.7: Biểu đồ tần số Q-Q Plot khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 2) Xem tại trang 53 của tài liệu.
Biểu đồ 3.6: Biểu đồ tần số Histogram khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 2) - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

i.

ểu đồ 3.6: Biểu đồ tần số Histogram khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 2) Xem tại trang 53 của tài liệu.
Giá trị d của mô hình là 1.844 (Phụ lục 5). Tra bảng Durbin – Watson 2 biến độc lập, 40 quan sát và mức ý nghĩa 5% ta có dL = 1.442, dU  = 1.544 - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

i.

á trị d của mô hình là 1.844 (Phụ lục 5). Tra bảng Durbin – Watson 2 biến độc lập, 40 quan sát và mức ý nghĩa 5% ta có dL = 1.442, dU = 1.544 Xem tại trang 54 của tài liệu.
Biểu đồ 3.11: Biểu đồ tần số Q-Q Plot khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 3) - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

i.

ểu đồ 3.11: Biểu đồ tần số Q-Q Plot khảo sát phân phối của phần dư (mô hình 3) Xem tại trang 57 của tài liệu.
0.99, gần bằng 1. Do đó có thể kết luận rằng giả định phân phối chuẩn không bị vi phạm. - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

0.99.

gần bằng 1. Do đó có thể kết luận rằng giả định phân phối chuẩn không bị vi phạm Xem tại trang 57 của tài liệu.
Giá trị d của mô hình là 1.870 (Phụ lục 6). Tra bảng Durbin – Watso n1 biến độc lập, 40 quan sát và mức ý nghĩa 5% ta có dL = 1.442, dU  = 1.544 - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

i.

á trị d của mô hình là 1.870 (Phụ lục 6). Tra bảng Durbin – Watso n1 biến độc lập, 40 quan sát và mức ý nghĩa 5% ta có dL = 1.442, dU = 1.544 Xem tại trang 58 của tài liệu.
Ta thấy giá trị R2 của mô hình bậc 3 là cao nhất (55.6%) thể hiện khả năng giải thích của dạng mô hình này mạnh nhất - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

a.

thấy giá trị R2 của mô hình bậc 3 là cao nhất (55.6%) thể hiện khả năng giải thích của dạng mô hình này mạnh nhất Xem tại trang 79 của tài liệu.
Ta thấy giá trị R2 của mô hình log là cao nhất (53.5%) thể hiện khả năng giải thích của dạng mô hình này mạnh nhất - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

a.

thấy giá trị R2 của mô hình log là cao nhất (53.5%) thể hiện khả năng giải thích của dạng mô hình này mạnh nhất Xem tại trang 80 của tài liệu.
Ta thấy giá trị R2 của mô hình bậc 3 là cao nhất (46.3%) thể hiện khả năng giải thích của dạng mô hình này mạnh nhất - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

a.

thấy giá trị R2 của mô hình bậc 3 là cao nhất (46.3%) thể hiện khả năng giải thích của dạng mô hình này mạnh nhất Xem tại trang 81 của tài liệu.
Mô hình Các biến đưa vào một lượt Các biến loại bỏ một lượt Phương pháp - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

h.

ình Các biến đưa vào một lượt Các biến loại bỏ một lượt Phương pháp Xem tại trang 83 của tài liệu.
Tóm tắt mô hình(b) - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

m.

tắt mô hình(b) Xem tại trang 84 của tài liệu.
Mô hình Các biến đưa vào một lượt Các biến loại bỏ một lượt Phương pháp - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

h.

ình Các biến đưa vào một lượt Các biến loại bỏ một lượt Phương pháp Xem tại trang 84 của tài liệu.
Mô hình Các biến đưa vào một lượt Các biến loại bỏ một lượt Phương pháp - Các yếu tố tài chính tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN ngành Xây dựng trên TTCK

h.

ình Các biến đưa vào một lượt Các biến loại bỏ một lượt Phương pháp Xem tại trang 85 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan