Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc của các công ty trong ngành xây dựng trên sàn HOSE

31 612 1
Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc của các công ty trong ngành xây dựng trên sàn HOSE

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tài chính doanh nghiệp nâng cao Năm học 2011-2012 LỜI MỞ ĐẦU Bất kì một doanh nghiệp nào khi hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Vì vậy việc xác định các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính của Công ty có ý nghĩa sống còn đối với công tác quản trị tài chính trong doanh nghiệp. Điều này không những giúp cho các doanh nghiệp xác định cho mình một cấu trúc tài chính hợp lí mà còn nâng cao hiệu quả tài chính. Để phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các doanh nghiệp, bài viết này sử dụng phương pháp phân tích hồi qui dựa trên nguyên tắc bình phương nhỏ nhất nhằm tạo ra mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập. Theo phương pháp này chúng em thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của 43 doanh nghiệp được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán HoSE giai đoạn 2007-2010, sử dụng công cụ thống kê toán với sự hỗ trợ của phần mềm Excel tiến hành chạy và kiểm định mô hình hồi qui các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính. Cấu trúc tài chính được đo lường qua các chỉ tiêu: tỷ lệ nợ (tổng nợ/tổng tài sản), tỷ lệ nợ ngắn hạn (nợ ngắn hạn/tổng tài sản), tỷ lệ nợ dài hạn (nợ dài hạn/tổng tài sản). Các nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính gồm: tổng tài sản, vốn điều lệ, tổng tài sản cố định trên tổng tài sản, ROA, ROE, hệ số biến thiên doanh thu, hệ số biến thiên của lãi trước thuế, độ lệch chuẩn của ROA, độ lệch chuẩn ROE, lãnh vực hoạt động. Sau đây là danh sách các Công ty trong từng ngành: 1. Nhóm ngành Xây dựng và vật liệu xây dựng: Mã CK Tên Công ty Mã CK Tên Công ty BT6 CTy CP beton 6 NAV CTy CP Nam Việt CTI CTy CP đầu tư phát triển Cường Thuận IDICO CDC CTy CP Chương Dương DHA CTy CP Hóa An CII CTy CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM KSB CTy CP khoáng sản và xây dựng Bình Dương CTD CTy CP xây dựng Cotec GVHD: PGS- TS Nguyễn Ngọc Vũ Trang 1/31 Tài chính doanh nghiệp nâng cao Năm học 2011-2012 NNC CTy CP đá Núi Nhỏ DCC CTy CP Xây dựng Công nghiệp DCT CTy CP tấm lợp vật liệu xây dựng Đồng Nai HBC CTy CP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình DIC CTy CP đầu tư và thương mại DIC LGC CTy CP Cơ khí - Điện Lữ Gia SRF CTy CP Kỹ nghệ lạnh LGL CTy CP Đầu tư và Phát triển Đô thị Long giang THG CTy CP đầu tư và xây dựng Tiền Giang PTC CTy CP Đầu tư và Xây dựng Bưu điện UDC CTy CP xây dựng và phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu REE CTy CP Cơ điện lạnh VNE Tổng CTy CP Xây dựng Điện Việt Nam SC5 CTy CP Xây dựng số 5 LBM CTy CP khoáng sản và vật liệu xây dựng Lâm Đồng TCR CTy CP công nghiệp gốm sứ Taicera 2. Nhóm ngành Năng lượng, dầu và gas Mã CK Tên Cty Mã CK Tên CTy ASP CTy CP Tập đoàn Dầu khí An Pha SBA CTy CP Sông Ba COM CTy CP Vật tư Xăng dầu SJD CTy CP Thủy điện Cần Đơn PIT CTy CP Xuất nhập khẩu PETROLIMEX TBC CTy CP Thủy điện Thác Bà PVD Tổng CTy CP Khoan và Dịch vụ Khoan dầu khí VSH CTy CP Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh MTG CTy CP MT GAS UIC CTy CP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Idico PGC CTy CP Gas Petrolimex KHP CTy CP Điện lực Khánh Hòa PGD CTy CP Phân phối Khí thấp áp Dầu khí Việt Nam TIC CTy CP Đầu tư Điện Tây nguyên 3. Nhóm ngành Nhựa và hóa chất Mã CK Tên CTy GVHD: PGS- TS Nguyễn Ngọc Vũ Trang 2/31 Tài chính doanh nghiệp nâng cao Năm học 2011-2012 BMP CTy CP Nhựa Bình Minh DAG CTy CP tập đoàn nhựa Đông Á RDP CTy CP Nhựa Rạng Đông 4. Nhóm ngành May mặc và giày da Mã CK Tên CTy GMC CTy CP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn TCM CTy CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công * Tiêu chí phân ngành các Công ty niêm yết tại Sở GDCK TP Hồ chí Minh: a.Giới thiệu về Chuẩn phân ngành Việt Nam VSIC 2007 Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam 2007 ( VietNam Standard Industrial Classification 2007 – VSIC 2007) được Tổng cục Thống kê xây dựng trên cơ sở Phân ngành chuẩn quốc tế (phiên bản 4.0) đã được Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc thông qua tại kỳ họp tháng 3 năm 2006 chi tiết đến 4 chữ số (ISIC Rev.4)và khung phân ngành chung của ASEAN chi tiết đến 3 chữ số (ACIC). Đồng thời căn cứ trên tình hình thực tế sử dụng hệ thống ngành kinh tế quốc dân ban hành năm 1993 và nhu cầu điều tra thống kê, Tổng cục Thống kê đã phát triển Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam đến 5 chữ số. Quy định về nội dung các ngành kinh tế thuộc Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam đã được Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt và ban hành tại Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007. b. Tiêu chí phân ngành các Công ty niêm yết tại Sở GDCK Tp.HCM Sở GDCK Tp.HCM tiến hành phân ngành cho 1 Công ty niêm yết tại Sở vào một ngành cấp 3 duy nhất trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC 2007) dựa trên hoạt động kinh doanh chính của Công ty đó. Doanh thu là tiêu chí được Sở GDCK Tp.HCM xem xét để quyết định hoạt động kinh doanh chính của Công ty niêm yết. Theo đó, hoạt động kinh doanh nào mang lại doanh thu lớn nhất trong tổng doanh thu của 1 Công ty niêm yết tại Sở sẽ được xem là hoạt động kinh doanh chính của Công ty đó. c.Nguyên tắc phân ngành: GVHD: PGS- TS Nguyễn Ngọc Vũ Trang 3/31 Tài chính doanh nghiệp nâng cao Năm học 2011-2012 Dựa trên số liệu thu thập được từ Phiếu thu thập thông tin về doanh nghiệp, Bản cáo bạch và các báo cáo tài chính hằng năm của Công ty niêm yết, Sở GDCK Tp.HCM tiến hànhphân tích và xác định hoạt động kinh doanh chính của Công ty theo nguyên tắc sau: Hoạt động kinh doanh nào mang lại doanh thu bình quân lớn nhất trong 3 năm liền kề năm phân ngành và chiếm trên 50% trở lên trong tổng doanh thu bình quân của Công ty niêm yết thì xếp Công ty vào một ngành cấp 3 duy nhất trong VSIC 2007 tương ứng với hoạt động đó; Trong trường hợp không có hoạt động kinh doanh nào có doanh thu bình quân 3 năm liền kề năm phân ngành chiếm trên 50% trong tổng doanh thu bình quân của Công ty niêm yết, Sở GDCK Tp.HCM áp dụng nguyên tắc từ trên xuống (top-down) để xếp Công ty đó vào một ngành cấp 3 duy nhất trong VSIC 2007 theo hướng:  Nhóm các hoạt động kinh doanh đơn lẻ cấp 3 tương đồng rồi sắp xếp vào ngành cấp 2 và cấp 1 tương ứng ;  Xác định ngành cấp 1 có doanh thu bình quân cao nhất;  Trong ngành cấp 1, xác định ngành cấp 2 có doanh thu bình quân cao nhất;  Trong ngành cấp 2, xác định ngành cấp 3 có doanh thu bình quân cao nhất. Đây được xem là ngành hoạt động chính của Công ty niêm yết. Nguyên tắc trên cũng được áp dụng để phân ngành cho các tập đoàn hay tổng Công ty niêm yết tại Sở GDCK Tp.HCM dựa trên các báo cáo tài chính hợp nhất của các Công ty này. Đối với các Công ty mới niêm yết, Sở GDCK Tp.HCM sẽ tiến hành thu thập thông tin trong ba năm trước đó để có cơ sở phân ngành. Ngoài ra, khi phân ngành, Sở GDCK Tp.HCM sẽ áp dụng một số quy định chung trong việc phân ngành các Công ty niêm yết có hoạt động hỗn hợp theo chiều dọc và hỗn hợp theo chiều ngang được thống nhất cho các quốc gia sử dụng ISIC Rev.4 cũng như áp dụng các quy ước phân ngành một số hoạt động kinh tế cụ thể của Việt Nam theo VSIC 2007 (tham khảo tài liệu “Hướng dẫn áp dụng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam 2007” của Tổng cục thống kê Việt Nam) . GVHD: PGS- TS Nguyễn Ngọc Vũ Trang 4/31 Tài chính doanh nghiệp nâng cao Năm học 2011-2012 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU I. Tình hình chung về kinh doanh kinh doanh của Công ty niêm yết 1. Tình hình kinh doanh chung Bảng : Tình hình chung về doanh thu và lãi trước thuế của các Công ty niêm yết (ĐVT: triệu đồng) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Doanh thu 24,931,210 29,670,529 32,593,499 45,113,673 Lãi trước thuế 3,037,908 2,963,492 4,718,656 5,145,330 % tăng doanh thu(%) 100 119 110 138 % Tăng lãi trước thuế(%) 100 98 159 109 GVHD: PGS- TS Nguyễn Ngọc Vũ Trang 5/31 Tài chính doanh nghiệp nâng cao Năm học 2011-2012 Trong giai đoạn 2007-2010, tổng doanh thu qua các năm của các Công ty trong các nhóm ngành đều tăng. Năm 2008 có tổng doanh thu tăng 19% so với năm 2007. Tốc độ tăng doanh thu năm 2009 là 110%, tuy tổng doanh thu tăng 10% nhưng tốc độ tăng lại giảm 9% so với năm 2008. Đặc biệt năm 2010 tổng doanh thu tăng mạnh nhất với mức tăng 12,5 tỷ đồng và tỷ lệ tăng 38% so với năm 2009. Đối với lãi trước thuế, trong năm 2008, tổng lãi trước thuế của các Công ty trong các nhóm ngành giảm 74.4 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 2% so với năm 2007. Sau năm 2008 lãi trước thuế đã tăng đều hơn qua các năm 2009 và 2010. Đáng chú ý trong năm 2009 có tổng lãi trước thuế tăng đến 59% so với năm 2008. Tuy có sự biến động của tổng doanh thu và tổng lãi trước thuế qua nhưng qua các năm, tổng lãi trước thuế đều dương. Điều đó thể hiện sự cố gắng của công ty trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận. Nguyên nhân của sự biến động này là do khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng nổ vào tháng 9/2008 và nền kinh tế thế giới lún sâu vào suy thoái, làm cho nền kinh kế Việt Nam có những chuyển biến tiêu cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta năm 2008 đã chậm lại, còn 6,2% so với 8,5% năm 2007. Đây là mức tăng trưởng thấp nhất kể từ năm 2000, cùng với tỷ lệ lạm phát tăng. Bước sang năm 2009 nền kinh tế Việt Nam trở nên lạc quan hơn, với sự góp phần không nhỏ từ gói kích thích nền kinh tế của chính phủ. Chính phủ lại chuyển hướng chính sách, tập trung chống suy giảm kinh tế cùng tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Chính sách tiền tệ được nới lỏng dần và từ tháng 12/2008, một gói 6 tỷ USD kích thích kinh tế được chính thức triển khai nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phát triển kết cấu hạ tầng, kích thích tiêu dùng và giảm thiểu khó khăn xã hội. Tính đến cuối tháng 12/2009, gần 500.000 tỷ đồng đã được giải ngân đến với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể. Đây chính là điều kiện tiên quyết giúp họ vượt qua khó khăn, vực dậy năng lực cạnh tranh và sản xuất. 2. Tình hình tăng doanh thu theo ngành Bảng : Tốc độ tăng doanh thu theo ngành của các Công ty niêm yết Ngành 2007 2008 2009 2010 Xây dựng và vật liệu xây dựng (%) 100 113 116 125 GVHD: PGS- TS Nguyễn Ngọc Vũ Trang 6/31 Tài chính doanh nghiệp nâng cao Năm học 2011-2012 Năng lượng, dầu và gas (%) 100 127 104 149 Nhựa và hóa chất (%) 100 114 128 128 May mặc và giày da (%) 100 102 102 169 Tốc độ chung (%) 100 119 110 138 Qua bảng trên cho thấy: doanh thu của các nhóm ngành đều tăng qua các năm. Nhóm ngành Xây dựng và vật liệu xây dựng, Nhựa và hóa chất đều có tốc độ tăng trưởng doanh thu khá ổn định. Tuy nhiên trong năm 2008 và 2010, 2 nhóm ngành này có tốc độ tăng trưởng doanh thu thấp hơn tốc độ chung. Trong năm 2009, tốc độ tăng trưởng doanh thu chung giảm 9% so với năm 2008 nhưng tốc độ tăng doanh thu của 2 nhóm ngành này lại cao hơn cao hơn tốc độ chung với tỷ lệ lần lượt là 6% và 18%. Nguyên nhân là do Việt Nam vừa gia nhập WTO nên có nhiều thử thách hơn đối với mặt hàng xuất khẩu, trong đó 2 nhóm ngành này bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự cạnh tranh. Năm 2008, bong bóng bất động sản phát nổ, lãi suất leo thang do thực hiện chính sách bình ổn kinh tế cùng với giá xi măng, sắt thép tăng vọt đã làm cho doanh thu của ngành xây dựng sụt giảm, tăng rất thấp so với 2007. Năm 2009, do giá vật liệu xây dựng đã giảm, lãi suất thấp nên đây là thời điểm tốt cho các công trình xây dựng đang triển khai kể cả các dự án FDI. Ngành nhựa khó khăn do phải phụ thuộc vào nguyên liệu nên giá bán của doanh nghiệp Việt Nam luôn cao hơn Trung Quốc, Ấn Độ 10%-15%. Hết năm 2008, các doanh nghiệp nhựa đã phải nhập khẩu tới hơn 1,7 triệu tấn nguyên liệu. Điều này cho thấy tuy mặt hàng nhựa trong nước có mức tăng trưởng tốt nhưng trên thị trường quốc tế còn thiếu tính cạnh tranh. Nhóm ngành May mặc và giày da có doanh thu biến động mạnh, riêng năm 2010 có tốc độ tăng doanh thu cao hơn năm 2008 và 2009 với tỷ lệ tăng 67%, và cao hơn tốc độ chung. Đây là ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ tác động của cuộc khủng hoảng toàn cầu do nhu cầu của các mặt hàng này giảm mạnh. Trong những tháng đầu năm 2009, xuất khẩu các mặt hàng dệt may, da giày, đồ gỗ đều gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ bị thu hẹp, các đơn hàng xuất khẩu dệt may, đồ gỗ, giày dép vào Mỹ và EU đều giảm, nhiều hàng rào phi thuế quan và các biện pháp bảo hộ mậu dịch của các nước được dựng lên. GVHD: PGS- TS Nguyễn Ngọc Vũ Trang 7/31 Tài chính doanh nghiệp nâng cao Năm học 2011-2012 Nhóm ngành Năng lượng, dầu và gas cũng có tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ chung trong năm 2008 và 2010, riêng năm 2009 có biến động thấp hơn tốc độ chung. Do trong năm 2009 giá dầu tăng mạnh và giá lương thực leo thang đã làm cho sản xuất trong nước có phần chậm lại nhưng bước sang năm 2010 nền kinh tế đã có những chuyển biến tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh trở nên lạc quan hơn. 3. Tỷ suất sinh lời theo doanh thu theo ngành Bảng: Tỷ suất sinh lời theo doanh thu theo ngành(%) Ngành 2007 2008 2009 2010 Xây dựng và vật liệu xây dựng 10.86 5.82 13.45 11.74 Năng lượng, dầu và ga 11.88 12.34 12.30 7.59 Nhựa và hóa chất 9.54 7.12 15.08 13.24 May mặc và giày da 6.19 1.38 5.41 9.36 Tỷ suất trung bình 11.01 8.94 12.61 9.54 Giai đoạn 2007-2008: Tỷ suất sinh lời theo doanh thu trong năm 2008 của các nhóm ngành đều thấp hơn so với năm 2007,và cả trong 2 năm này tỷ suất sinh lời trên doanh thu của các nhóm ngành đều thấp hơn tỷ suất trung bình (năm 2007: 11.01% và năm 2008: 8.94%), chỉ trừ ngành Năng lượng, dầu và gas có tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2009 (11.88%) thấp hơn năm 2008 (12.34%) với tỷ lệ giảm không đáng kể là 0.47%. Trong giai đoạn 2008-2009, tỷ suất sinh lợi bình quân tăng mạnh hơn, năm 2009 là 12.61%, cao hơn 3.67% so với năm 2008. Nhóm ngành Năng lượng, dầu và gas có thay đổi không đáng kể. Nhóm ngành Nhựa và hóa chất có tỷ suất sinh lời cao nhất là 15.08%, cao hơn tốc độ bình quân 2.47%. Nhóm ngành Xây dựng và vật liệu xây dựng có tỷ suất sinh lợi tăng đáng kể với tỷ lệ tăng là 7.64% và cao hơn tỷ suất trung bình là 0,84%. Nhóm ngành May mặc và giày da cũng tăng 4.02% so với năm 2008 nhưng vẫn là ngành có tỷ suất sinh lời theo doanh thu thấp nhất (5.41%). Các Công ty ở Việt Nam hoạt động có hiệu quả hơn sau khủng hoảng. Sau năm 2009 với mục tiêu kích thích kinh tế bằng động thái nới lỏng chính sách tiền tệ và hỗ trợ lãi suất đã gây ra áp lực lạm phát cao trong giai đoạn cuối 2009 và đầu năm 2010 khiến cho tỷ suất sinh lời bình quân giảm trong giai đoạn 2009-2010 với tỷ lệ GVHD: PGS- TS Nguyễn Ngọc Vũ Trang 8/31 Tài chính doanh nghiệp nâng cao Năm học 2011-2012 giảm 3.07%, đáng chú ý là ngành Năng lượng, dầu và gas với tỷ lệ giảm đáng kế là 4.70%, trong khi đó ngành May mặc và giày da vẫn tiếp tục tăng với tỷ lệ tăng 3.95%. 4. Tốc độ tăng doanh thu theo qui mô của các Công ty niêm yết Bảng: tốc độ tăng doanh thu theo quy mô (%) Ngành 2007 2008 2009 2010 Từ 10 đến 50 tỷ đồng 100 142 96 127 Trên 50 đến 100 tỷ đồng 100 107 98 136 Trên 100 tỷ đồng 100 119 116 141 Tốc độ chung 100 119 110 138 Qua bảng trên ta thấy: các công ty có qui mô vốn điều lệ lớn hơn 100 tỷ đồng hoạt động hiệu quả hơn 2 nhóm công ty còn lại, được chứng minh rằng doanh thu qua các năm đều tăng và có tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ chung, tuy rằng trong năm 2009 tốc độ có giảm so với năm 2008 với tỷ lệ giảm 3%. Nhóm công ty này có tiềm lực kinh tế khá vững chắc nên ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Đối với các công ty có qui mô vốn điều lệ từ 10 đến 50 tỷ đồng và trên 50 đến 100 tỷ đồng, trong năm 2009 có doanh thu giảm so với năm 2008 với tỷ lệ giảm lần lượt là 4% và 2%. Nhìn chung trong năm 2009 các nhóm công ty theo qui mô đều có tốc độ tăng trưởng doanh thu thấp hơn 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu đều có tác động đến hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam. 5. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu theo qui mô vốn điều lệ Bảng: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu theo quy mô vốn điều lệ (%) Ngành 2007 2008 2009 2010 Từ 10 đến 50 tỷ đồng 3.82 3.69 5.93 5.06 Trên 50 đến 100 tỷ đồng 5.29 3.29 5.04 5.00 Trên 100 tỷ đồng 13.79 11.37 15.30 11.13 Tỷ suất trung bình 11.01 8.94 12.61 9.54 Tương tự như tốc độ tăng doanh thu theo qui mô của các Công ty niêm yết, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu theo qui mô vốn điều lệ của nhóm công ty có qui mô trên 100 tỷ đồng đều cao hơn tỷ suất trung bình qua các năm. Điều đó khẳng định lại rằng nhóm công ty này có tiềm lực kinh tế khá vững chắc nên ít bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. GVHD: PGS- TS Nguyễn Ngọc Vũ Trang 9/31 Tài chính doanh nghiệp nâng cao Năm học 2011-2012 Đối với các công ty có qui mô vốn điều lệ từ 10 đến 50 tỷ đồng và trên 50 đến 100 tỷ đồng, trong năm 2008, tuy có doanh thu có tăng so với năm 2007 nhưng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của 2 nhóm ngành này lại thấp nhất trong các năm. Nguyên nhân là do khủng hoảng kinh tế làm cho giá cả của các mặt hàng đều tăng mạnh, tuy doanh thu của doanh nghiệp có tăng nhưng cũng không bù lại được chi phí tăng cao làm cho lợi nhuận giảm nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thấp. II. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT Cấu trúc nguồn vốn phản ảnh cơ cấu tỷ lệ của các loại nguồn vốn hình thành nên vốn hoạt động của doanh nghiệp. Nguồn vốn có 2 bộ phận lớn là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn nợ. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp bao gồm: tỷ lệ nợ, trong đó gồm tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn; tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu. Kết quả nghiên cứu cho thấy các chỉ tiêu này đối với các doanh nghiệp được thể hiện như sau: 1. Tỷ lệ nợ của Công ty niêm yết trong giai đoạn 2007 – 2010 Bảng: tỷ lệ nợ của các công ty niêm yết (%) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 GTTB 45.98 51.86 52.31 53.23 GTTN 6.82 6.94 8.21 0.26 GTCN 82.08 84.50 86.6 84.54 ĐLC 18.62 21.25 20.35 20.17 Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay. Qua đây biết được khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Nhìn chung tỷ lệ nợ của các Công ty giai đoạn 2007-2010 đều cao và nợ chiếm một tỷ trọng lớn trong cấu trúc tài chính của Công ty. Giá trị trung bình của tỷ lệ tăng dần qua các năm, từ 45.98% vào năm 2007 lên đến 53.23% vào năm 2010. Giá trị tỷ lệ nợ cao nhất qua các năm đều rất cao, lớn hơn 80% trong đó có Công ty có tỷ lệ nợ trên tổng tài sản cao nhất lên đến 86.60% vào năm 2009, nhưng có Công ty tỷ lệ nợ chỉ bằng 0.26% vào năm 2010. Độ lệch chuẩn tỷ lệ nợ bình quân đều lớn từ 18,62% (năm 2007) lên đến 21.25% GVHD: PGS- TS Nguyễn Ngọc Vũ Trang 10/31 [...]... kinh doanh của doanh nghiệp (ROA=LN sau thuế/ tổng tài sản) - Số lượng + Công ty có ROA >15% chỉ có 5 Công ty + Công ty có ROA trung bình có 6 Công ty + Còn lại các Công ty khác thì ROA đều thấp đạt dược 10% Qua bảng phân tích trên cho thấy nhân tố hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA) của các Công ty cũng ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc tài chính của chúng, cụ thể là ảnh hưởng của tỷ lệ nợ trên tổng tài... nhóm ngành năng lượng, dầu và gas với các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng, vật liệu xây dựng là -2.7% Mức chênh lệch giữa tỷ lệ nợ dài hạn bình quân của các công ty thuộc nhóm ngành may mặc, giày da với các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng, vật liệu xây dựng là -6.72% KẾT LUẬN: • Trong bài viết này chúng em sử dụng số liệu trong 4 năm 2007-2010 xem xét cơ cấu vốn của 43 công ty thuộc 4 ngành: xây dựng. .. Nhận xét: Nhân tố ROA tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ Mô hình giải thích được 27.179% sự thay đổi của tỷ lệ nợ theo các biến độc lâp  Mức chênh lệch giữa tỷ lệ nợ bình quân của các công ty thuộc nhóm ngành nhựa và hóa chất với các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng, vật liệu xây dựng là -6.2%  Mức chênh lệch giữa tỷ lệ nợ bình quân của các công ty thuộc nhóm ngành năng lượng, dầu và gas với các công ty thuộc... kê mô tả 1 Nhân tố qui mô Bảng: ảnh hưởng của nhân tố quy mô(vốn điều lệ) tới tỷ lệ nợ (%) Qui mô GTTB GTTN GTCN ĐLC Từ 10 đến 50 tỷ đồng 38.12 20.32 62.54 17.23 Trên 50 đến 100 tỷ đồng 50.8 38.50 70.43 10.63 Trên 100 tỷ đồng 51.86 8.25 83.72 21.2 Theo phân tích sự ảnh hưởng của nhân tố qui mô vốn điều lệ đến tỷ lệ nợ (tỷ lệ nợ trên tổng tài sản) của 43 Công ty thuộc 4 nhóm ngành khác nhau trong giai... Nhận xét: Các nhân tố tỷ lệ TSCĐ/ TTS, ROA, độ lệch chuẩn của ROA, tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ ngắn hạn Mô hình giải thích được 38.48% sự thay đổi của tỷ lệ nợ theo các biến độc lâp Mức chênh lệch giữa tỷ lệ nợ NH bình quân của các công ty thuộc nhóm ngành nhựa và hóa chất với các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng, vật liệu xây dựng là 3.57% Mức chênh lệch giữa tỷ lệ nợ NH bình quân của các công ty thuộc... 0.507282 +0.065829 = 0.573111 Tỷ lệ nợ bình quân của các công ty thuộc nhóm xây dựng và vật liệu xây dựng: E( Y1/D1=0, D2=0, D3=0) = β1 = 0.507282  Nhận xét: các công ty trong 4 ngành trên đều có tỷ lệ nợ khá cao và chênh lệch nhau không nhiều, trong đó các công ty thuộc nhóm ngành may mặc, giày da có tỷ lệ nợ bình quân cao nhất, các công ty thuộc nhóm ngành nhựa và hóa chất có tỷ lệ nợ bình quân thấp... xét: Các nhân tố tổng tài sản, tỷ lệ TSCĐ/ TTS, tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ dài hạn Mô hình giải thích được 44.96% sự thay đổi của tỷ lệ nợ dài hạn theo các biến độc lâp Mức chênh lệch giữa tỷ lệ nợ dài hạn bình quân của các công ty thuộc nhóm ngành nhựa và hóa chất với các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng, vật liệu xây dựng là -10.06% Mức chênh lệch giữa tỷ lệ nợ dài hạn bình quân của các công ty thuộc... là 3.57% Mức chênh lệch giữa tỷ lệ nợ NH bình quân của các công ty thuộc nhóm ngành năng lượng, dầu và gas với các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng, vật liệu xây dựng là -6.22% Mức chênh lệch giữa tỷ lệ nợ NhHbình quân của các công ty thuộc nhóm ngành may mặc, giày da với các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng, vật liệu xây dựng là 12.37% 4 Mô hình hồi quy đối với tỷ lệ nợ dài hạn (Y3) 4.1 Mô hình hồi... 0.382569 + 0.077675= 0.460244 Tỷ lệ nợ NH bình quân của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng và vật liệu xây dựng: E( Y2/D1=0, D2=0, D3=0) = β1 = 0.382569 Nhận xét: các công ty có tỷ lệ nợ ngắn hạn sai khác nhau nhiều, trong đó các công ty thuộc nhóm ngành may mặc, giày da có tỷ lệ nợ ngắn hạn bình quân cao nhất, thấp nhất là các công ty thuộc nhóm ngành năng lượng, dầu và gas 3.2 Mô hình hồi quy bội... 0.124713 -0.01185 = 0.11228 Tỷ lệ nợ DH bình quân của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng và vật liệu xây dựng: E( Y3/D1=0, D2=0, D3=0) = β1 = 0.124713  Nhận xét: các công ty có tỷ lệ nợ dài hạn sai khác nhau nhiều, trong đó các công ty thuộc nhóm ngành năng lượng, dầu và gas có tỷ lệ nợ dài hạn bình quân cao nhất, thấp nhất là các công ty thuộc nhóm ngành nhựa và hóa chất 4.2 Mô hình hồi quy bội đối . lên đến 32.47%, cao nhất trong giai đoạn 2007-2010. III. Phân tích nhân tố ảnh hưởng tới cấu trúc tài chính của các Công ty niêm yết A- Phân tích thống kê mô tả 1. Nhân tố qui mô Bảng: ảnh hưởng. 10%. Qua bảng phân tích trên cho thấy nhân tố hiệu quả hoạt động kinh doanh (ROA) của các Công ty cũng ảnh hưởng nhiều đến cấu trúc tài chính của chúng, cụ thể là ảnh hưởng của tỷ lệ nợ trên tổng. cho các doanh nghiệp xác định cho mình một cấu trúc tài chính hợp lí mà còn nâng cao hiệu quả tài chính. Để phân tích cấu trúc tài chính và các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của các

Ngày đăng: 14/08/2014, 09:46

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan