1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo tồn và phát huy giá trị tài liệu mộc bản triều nguyễn vào việc phục vụ nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay

34 29 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 608,11 KB

Nội dung

Nhận xét, đánh giá về công tác bảo tồn và phát huy giá trị tài liệu Mộc bản triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV .... Với sự hỗ trợ của Nhà nước và Chi cục Văn thư Lưu trữ, Mộc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BỘ MÔN: LƯU TRỮ HỌC VÀ QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

Sinh viên thực hiện:

Chủ nhiệm : Hà Minh Minh Đức Lớp: Lưu trữ - Quản trị văn phòng

Khóa: 2010 - 2014

Người hướng dẫn: Thạc sĩ Đỗ Văn Học

Trang 2

TÓM TẮT ĐỀ TÀI 1

MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Sơ lược tình hình nghiên cứu 3

6 Đóng góp của đề tài 3

7 Kết cấu của đề tài 3

CHƯƠNG 1 5

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHỐI TÀI LIỆU MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN 5

1.1 Sự hình thành tài liệu Mộc bản trong triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945) 5

1.1.1 Sơ lược về triều Nguyễn (1802 – 1945) 5

1.1.2 Quốc sử quán triều Nguyễn – nơi hình thành tài liệu Mộc bản 8

1.1.2.1 Khái quát Quốc sử quán triều Nguyễn 8

1.1.2.2 Sự hình thành Mộc bản triều Nguyễn 11

1.2 Quá trình di dời và bảo quản Mộc bản triều Nguyễn từ 1945 đến nay 14

1.2.1 Giai đoạn từ Cách mạg tháng tám 1945 đến khi đất nước thống nhất 14

1.2.2 Giai đoạn từ sau 1975 đến nay 16

CHƯƠNG 2 18

CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHỐI TÀI LIỆU MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN VÀO VIỆC PHỤC VỤ NHU CẦU XÃ HỘI 18

2.1 Công tác bảo tồn tài liệu Mộc bản triều Nguyễn 18

2.2 Phát huy giá trị tài liệu Mộc bản phục vụ cho các nhu cầu xã hội 21

2.2.1 Khu trưng bày đặc biệt 21

2.2.2 Ấn phẩm và các bài viết trên tạp chí khoa học về Mộc bản triều Nguyễn 24 2.2.3 Giá trị Mộc bản triều Nguyễn đối với quần đảo Hoàng Sa 25

CHƯƠNG 3 27

Trang 3

CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KHỐI TÀI LIỆU MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN 273.1 Nhận xét, đánh giá về công tác bảo tồn và phát huy giá trị tài liệu Mộc bản triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV 273.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác bản tồn và phát huy giá trị Mộc bản triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV 28KẾT LUẬN 29

Trang 4

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Mộc bản triều Nguyễn là bản gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in thành sách, mô tả mọi mặt về hoạt động chính trị và đời sống xã hội của nước ta dưới triều đại nhà Nguyễn Ngoài các tài liệu hình thành dưới thời Nguyễn còn có các tài liệu quý hiếm của thế kỷ trước được triều đình nhà Nguyễn tập hợp và lưu giữ Khối tài liệu này là cơ sở khoa học quan trọng để nghiên cứu về nhiều mặt của đời sống chính trị và xã hội Việt Nam từ đầu thế XIX đến giữa thế kỷ XX

Trải qua nhiều chế độ cầm quyền lưu giữ và bảo quản, hiện nay Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Đà Lạt – Lâm Đồng) là nơi lưu trữ Mộc bản triều Nguyễn Ngày 31 tháng 7 năm 2009, Mộc bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới và là di sản tư liệu thế giới đầu tiên tại Việt Nam Với sự hỗ trợ của Nhà nước và Chi cục Văn thư Lưu trữ, Mộc bản triều Nguyễn đã và đang được Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV bảo quản, lưu giữ và sử dụng một cách khoa học để có thể phát huy được tối đa giá trị của khối tài liệu quý giá này

Xuất phát từ tầm quan trọng trong công tác lưu trữ tài liệu Mộc bản triều Nguyễn, tôi đã chọn đề tài: “Bảo tồn và phát huy giá trị tài liệu Mộc bản triều Nguyễn vào việc phục vụ nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay” Đề tài giải quyết 3 công việc chính sau đây:

- Khái quát lịch sử hình thành và bảo quản Mộc bản triều Nguyễn từ năm 1802 đến nay

- Tìm hiểu công tác bảo tồn và phát huy giá trị Mộc bản triều Nguyễn phục vụ các nhu cầu xã hội tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Đà Lạt – Lâm Đồng)

- Nhận xét, đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác bảo tồn và phát huy giá trị khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Mộc bản triều Nguyễn là bản gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in thành sách vào đầu thế kỷ XIX cho đến giữa thế kỷ XX ở nước ta Nội dung của khối tài liệu Mộc bản này rất phong phú, đa dạng phản ánh mọi mặt hoạt động quản lý của

bộ máy chính quyền Trung ương cũng như xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn (1802 - 1945) Trải qua quá trình hình thành và nhiều lần di chuyển địa điểm bảo quản, hiện nay tài liệu Mộc bản triều Nguyễn đang được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia

IV (tại Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) với mục đích là bảo quản an toàn, hoàn chỉnh và phục

vụ khai thác, sử dụng một cách có hiệu quả nhất của xã hội hiện nay cũng như mai sau đối với khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn - di sản tư liệu thế giới

Xuất phát từ lý do trên, tôi chọn đề tài: Bảo tồn và phát huy giá trị tài liệu Mộc

bản vào việc phục vụ các nhu cầu xã hội trong giai đoạn hiện nay nhằm mục đích

nghiên cứu có hệ thống lịch sử hình thành và phát triểu khối tài liệu Mộc bản, từ đó tìm hiểu được công tác bảo tồn và phát huy giá trị khối tài liệu Mộc bản của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV để phục vụ các nhu cầu xã hội Kết quả nghiên cứu sẽ giúp tác giả bước đầu có những nhận xét, đánh giá và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa công tác phát huy giá trị khối tài liệu Mộc bản

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Đề tài gồm 3 mục tiêu:

Thứ nhất, khái quát được sự hình thành và phát triển của Mộc bản trong triều

đại nhà Nguyễn (1802 – 1945) và từ 1945 cho đến hiện nay được lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV

Thứ hai, tìm hiểu được công tác bảo tồn và tổ chức sử dụng tài liệu Mộc bản

triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV hiện nay

Thứ ba, đưa ra những nhận xét về công tác tổ chức sử dụng Mộc bản triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV và đề xuất những hướng giải pháp hoàn thiện công tác này hơn

Trang 6

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là khối tài liệu Mộc bản hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV (Đà Lạt – Lâm Đồng)

Khách thể nghiên cứu là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV và các cán bộ, nhân viên làm việc tại Trung tâm

Phạm vi không gian của đề tài là Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV

Phạm vi thời gian của đề tài là từ năm 1802 đến nay

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chính để thực hiện đề tài là phương pháp thu thập thông tin Thêm vào đó, phương pháp nghiên cứu tài liệu giúp tôi tổng hợp được những thông tin quan trọng và hữu ích để giải quyết vấn đề Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp quan sát, phỏng vấn, khảo sát thực tiễn nhằm làm rõ và giải quyết vấn đề

5 Sơ lược tình hình nghiên cứu

Các đề tài nghiên cứu về Mộc bản triều Nguyễn còn khá ít Tiêu biểu có thể kể

đến đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo quản tài liệu Mộc bản của Thạc sĩ Nguyễn

Thị Hà; các bài viết về công tác lưu trữ và giá trị Mộc bản triều Nguyễn của Tiến sĩ Phạm Thị Huệ đăng trên tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam qua các năm Các tài liệu trên là cơ sở dữ liệu quan trọng trong việc nghiên cứu đề tài này

7 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm ba chương Cụ thể là:

Chương 1 Lịch sử hình thành và phát triển khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn

Trang 7

Nội dung chương khái quát về lịch sử triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945) và sự hình thành Mộc bản dưới triều đại này cùng với quá trình di chuyển và bảo quản Mộc bản triều Nguyễn từ năm 1945 đến nay

Chương 2 Công tác bảo tồn và phát huy giá trị khối tài liệu Mộc bản triều Nguyễn phục vụ các nhu cầu xã hội

Chương 2 sẽ tìm hiểu được công tác bảo tồn và tổ chức sử dụng Mộc bản triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV

Chương 3 Nhận xét, đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công

tác bảo tồn và phát huy giá trị khối tài liệu Mộc bản

Chương cuối tổng kết và đưa ra những nhận xét về công tác bảo tồn và phát huy giá trị Mộc bản triều Nguyễn tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV

Trang 8

CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHỐI TÀI

LIỆU MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN

1.1 Sự hình thành tài liệu Mộc bản trong triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945) 1.1.1 Sơ lược về triều Nguyễn (1802 – 1945)

Vương triều Nguyễn (1802-1945) được tính từ vua Gia Long - người sáng lập nên triều Nguyễn, đến vua Bảo Đại - vị hoàng đế cuối cùng ở Việt Nam Tuy nhiên, khi nói đến vương triều Nguyễn, người ta không thể không nói đến 9 đời chúa Nguyễn

- tổ tiên của các vị vua Nguyễn sau này, và cũng là những người đã có công khai phá,

mở mang bờ cõi về phương Nam

Tháng 10 năm Mậu Ngọ (1558), vị chúa đầu tiên - Đoan quận công Nguyễn Hoàng vào trấn thủ đất Thuận Hóa, mở ra một trang sử mới cho vùng đất này Cùng với sự phát triển và củng cố quyền lực của họ Nguyễn ở Đàng Trong, mâu thuẫn với

họ Trịnh ở Đàng Ngoài cũng ngày càng gay gắt, gây nên cuộc chiến tranh chia cắt đất nước trong suốt hơn 200 năm Bên cạnh đó, công cuộc Nam tiến để mở rộng bờ cõi cũng được đẩy mạnh Đến năm 1757, các chúa Nguyễn đã xác lập chủ quyền trên toàn

bộ vùng đất Nam bộ như chúng ta thấy ngày nay1

Cùng với quá trình xây dựng và phát triển chính quyền xứ Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã nhiều lần dời lập thủ phủ từ Ái Tử (1558-1570) đến Trà Bát (1570-1600), Dinh Cát (1600-1626), Phước Yên (1626-1636), Kim Long (1636-1687), Phú Xuân (1687-1712), Bác Vọng (1712-1738) để rồi trở về dừng chân ở Phú Xuân một lần nữa (1738-1775)2 Năm 1775, dưới nhiều tác động của bối cảnh chính trị-xã hội, vị chúa Nguyễn cuối cùng đã để mất Phú Xuân vào tay quân Trịnh, tiếp đó là sự sụp đổ hoàn toàn trước sức mạnh của quân Tây Sơn cho đến khi một hậu duệ của họ Nguyễn khôi phục lại cơ đồ, dựng nên vương triều Nguyễn sau này

Trước đó, ngay từ năm 1788, lợi dụng sự bất hòa trong anh em Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã bí mật đưa lực lượng trở lại Gia Định Thất vọng trước sự bất lực của quân Xiêm, Nguyễn Ánh tăng cường tìm kiếm sự giúp đỡ của người Pháp Dựa vào sự

Trang 9

giúp đỡ của Pháp và các thế lực đại địa chủ ở Gia Định, lực lượng của Nguyễn Ánh ngày càng mạnh lên Năm 1793, Nguyễn Ánh tấn công ra Quy Nhơn Lực lượng của Nguyễn Nhạc bị tổn thất nặng nề, buộc phải cầu cứu quân Phú Xuân Quân Quang Toản vào giải cứu, nhưng sau đó lại chiếm lấy Quy Nhơn khiến Nguyễn Nhạc uất ức

mà chết, nội bộ nhà Tây Sơn bị rạn nứt nghiêm trọng Lực lượng Tây Sơn ngày càng rệu rã Năm 1801, lực lượng nòng cốt của thủy quân Tây Sơn bị đánh ở cửa Thị Nại Tháng 6 năm đó, Nguyễn Ánh chiếm được thành Phú Xuân, quân Tây Sơn tan vỡ, Quang Toản phải bỏ chạy ra Thăng Long Tháng 7 – 1802, thành Thăng Long rơi vào tay Nguyễn Ánh

Năm 1802, sau khi đánh bại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh - hậu duệ của các chúa Nguyễn đã thâu tóm giang sơn về một mối, lập nên vương triều Nguyễn, lấy niên hiệu

là Gia Long Phú Xuân trở thành kinh đô của cả nước trong suốt 143 năm tồn tại của triều đại này

Kế tục sự nghiệp của ông, lần lượt 12 vị vua Nguyễn sau đó đã xây dựng Phú Xuân thành trung tâm chính trị, văn hóa, quyền lực của một nhà nước Việt Nam thống nhất từ Bắc đến Nam, phản ánh bước phát triển cao hơn của lãnh thổ quốc gia, quy tụ được các giá trị văn hóa của cả lãnh thổ rộng lớn

Là triều đại phong kiến cuối cùng của lịch sử phong kiến Việt Nam Có thể nói, trong các triều đại thì triều Nguyễn là triều đại đã gây ra nhiều tranh luận nhất trong giới sử học về cách đánh giá triều đại này Nếu như hầu hết các nhà sử học đều công nhận và đánh giá công lao của các triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê Sơ thì riêng đối với triều Nguyễn, những nhận định lại không đồng nhất, thậm chí trong cùng một vấn

đề thì lại có sự đối lập hoàn toàn nhau giữa những người tham gia công tác nghiên cứu

sử học Tuy nhiên, cũng có một sự thật là theo thời gian, với độ lùi của tâm lý nhận thức của nhiều người, xu hướng giảm nhẹ sự bất đồng để xích lại gần nhau trong cách đánh giá triều Nguyễn cũng diễn ra đáng kể

Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau khi đánh gia về triều Nguyễn, tuy nhiên có một thực tế cần nhìn nhận đó là trong quá trình tồn tại, vương triều Nguyễn đã để lại di sản lớn lao nhất là một giang sơn đất nước trải rộng trên lãnh thổ thống nhất từ bắc chí nam gần như tương ứng với lãnh thổ Việt Nam hiện đại, bao gồm cả đất liền và hải

Trang 10

đảo trên Biển Đông Lãnh thổ đó là sản phẩm của cả tiến trình lịch sử bắt đầu từ lúc hình thành Nhà nước đầu tiên, nước Văn Lang-Âu Lạc thời Hùng Vương, An Dương Vương, rồi tiếp tục với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước qua các thời kỳ lịch sử cho đến giữa thế kỷ XVI đã mở rộng vào đến vùng Thuận Quảng Thời kỳ các chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn kế thừa thành quả đó và mở mang vào đến tận đồng bằng sông Cửu Long

Trên lãnh thổ đó là một di sản văn hóa đồ sộ bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể Di sản đó một phần đang hiện hữu trên đất nước Việt Nam với những di tích kiến trúc, thành lũy, lăng mộ… và tất cả đã hòa đồng với toàn bộ di sản dân tộc cùng đồng hành với nhân dân, với dân tộc trong cuộc sống hôm nay và mãi mãi về sau, góp phần tạo nên bản sắc và bản lĩnh dân tộc, sức sống và sự phát triển bền vững của đất nước

Triều Nguyễn cũng đã để lại một di sản cực kỳ đồ sộ bao gồm một khối lượng lớn các bộ quốc sử, địa chí, hội điển, văn bia, châu bản, địa bạ, gia phả Cống hiến to lớn nhất của thời Nguyễn nói chung chính là những thành tựu văn hóa mang giá trị nổi bật toàn cầu với những di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận

Trong di sản văn hóa vật thể, có thể nói rất nhiều đình, đền, miếu, nhà thờ họ trong tín ngưỡng dân gian, chùa tháp của Phật giáo, đạo quán của Đạo giáo…, còn lại đến nay phần lớn đều được xây dựng hay ít ra là trung tu trong thời nhà Nguyễn Tất

cả di sản này rải ra trên phạm vi cả nước từ bắc chí nam

Về di sản chữ viết, triều Nguyễn để lại một kho tàng rất lớn với những bộ chính

sử, những công trình biên khảo trên nhiều lĩnh vực, những sáng tác thơ văn của nhiều nhà văn hóa lớn, những tư liệu về Châu bản triều Nguyễn, văn bia, địa bạ, gia phả, hương ước, những sắc phong, câu đối trong các kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng, những văn khắc trên hang núi, vách đá… Nổi bật khối tài liệu Mộc bản với nội dung rất phong phú, đa dạng, phản ánh mọi mặt của xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn như: lịch sử, địa lý, chính trị - xã hội, quân sự, pháp chế, văn hóa giáo dục, tôn giáo – tư tưởng – triết học, văn thơ, ngôn ngữ - văn tự Giá trị của khối tài liệu Mộc bản này đã được thừa nhận khi năm 2007, thông qua Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước đã trình UNESCO hồ sơ "Mộc bản triều Nguyễn" để

Trang 11

đăng ký di sản tư liệu thế giới thuộc Chương trình Ký ức thế giới của UNESCO Sau nhiều phiên họp thẩm định, đánh giá, ngày 30-7-2009, hồ sơ "Mộc bản triều Nguyễn"

đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới và chính thức được công bố trong danh sách 35 Di sản tư liệu thế giới được UNESCO công nhận năm 2009 trên trang tin điện tử của Chương trình Ký ức thế giới Đây là tài liệu đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là "Di sản tư liệu thế giới"

Có thể nói vương triều Nguyễn đã đi vào lịch sử, nhưng di sản văn hóa mà thời

kỳ lịch sử đó đã tạo dựng nên, kết tinh những giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc, thì mãi mãi trường tồn cùng non sông đất nước Đó là bộ phận quan trọng của di sản văn hóa dân tộc luôn luôn giữ vai trò động lực tinh thần nội tại của công cuộc phục hưng dân tộc, của sự phát triển bền vững của đất nước, nhất là trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của đất nước hiện nay

1.1.2 Quốc sử quán triều Nguyễn – nơi hình thành tài liệu Mộc bản

1.1.2.1 Khái quát Quốc sử quán triều Nguyễn

Quốc sử quán (chữ Hán: 國史館) triều Nguyễn là cơ quan biên soạn lịch sử

chính thức duy nhất ở Việt Nam trong suốt 125 năm từ năm 1821 tới năm 1945

Tháng 7 năm 1820, Quốc Sử quán bắt đầu được xây dựng và hoàn tất sau đó 1 tháng, tọa lạc tại phường Phú Văn trong Kinh thành Huế (nay thuộc phường Thuận Thành, thành phố Huế) Sau đó nửa năm, vua Minh Mạng cho xây dựng và cải tạo lại hai dãy nhà bên tòa nhà chính thành nơi làm việc của quan lại, đồng thời ở cổng chính cho dựng hai tấm bia "Khuynh cái hạ mã" ở hai bên Tới ngày 5 tháng 6 năm 1821, vua Minh Mạng cho làm lễ khai mạc Quốc sử quán tại điện Cần Chánh và chính thức đưa nó vào hoạt động

Đến tháng 11 năm 1841, Quốc Sử Quán có thêm hai tòa nhà phụ nữa nằm ở hai bên do vua Thiệu Trị xây: tòa nằm bên trái dành cho các toản tu tên là Công thự, bên phải dành cho các biên tu tên là Giải vũ đài Tháng 10 năm 1957, vua Tự Đức cho xây thêm Tàng bản đường nằm ở phía sau tòa nhà chính để đáp ứng nhu cầu chứa các tài liệu biên soạn và in ấn Đến tháng 2 năm 1884, một dãy nhà ngói 7 gian 2 chái được xây thêm để dùng cho việc viên soạn Đại Nam thực lục chính biên kỷ thứ tư

Trang 12

Năm 1890, một số nhà quan tản cư được sửa chữa, đồng thời cho đóng thêm một số tủ gỗ sơn son để lưu trữ tư liệu và sách vở Đến thời vua Thành Thái, một số tòa nhà phụ được tu bổ lại Năm 1902, hầu hết Quốc sử quán được trùng tu lại Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Quốc sử quán ngưng hoạt động hoàn toàn

Quốc sử quán trong suốt 125 năm hoạt động đã để lại rất nhiều công trình lịch

sử địa lý quy mô, được biên soạn một cách chặt chẽ nhất theo phong cách viết sử Việt Nam kết hợp Trung Quốc Số công trình có thể được chia thành các nhóm:

Nhóm 1: Địa chí, bao gồm Quốc chí và Địa phương chí

Quốc chí:

Hoàng Việt nhất thống địa dư chí của Lê Quang Định soạn năm 1806 nhưng chưa được in: nội dung chủ yếu về các trấn sở và hệ thống giao thông Việt Nam thời bấy giờ

Hoàng Việt địa dư chí của Phan Huy Chú in lần đầu năm 1833 thời Minh Mạng, viết về thay đổi về địa lý hành chính, người nổi tiếng, sản vật, nghề thủ công các địa phương Việt Nam

Đại Việt địa dư toàn biên (hay Phương Đình dư địa chí) do Nguyễn Văn Siêu và Bùi Quỹ soạn thời Tự Đức, in năm 1900 với phần lời tựa do Nguyễn Trọng Hợp đề Tóm tắt danh sách chính sử Trung Quốc, lịch sử thay đổi địa lý lãnh thổ Việt Nam

Đại Nam nhất thống chí do Hoàng Hữu Xứng, Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình, Nguyễn Thuật, Hoàng Hữu Thường soạn thời Tự Đức Viết về từng tỉnh trong cả Việt Nam và một số lãnh thổ kề cận bấy giờ

Đồng Khánh địa dư chí lược soạn từ 1886 đến 1886, nội dung lấy từ Đại Nam nhất thống chí và sắp xếp lại

Địa phương chí:

Bắc thành địa dư chí của Lê Chất và Nguyễn Văn Lý;

Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức;

Hải Dương địa dư và Hải Đông chí lược của Ngô Thời Nhậm;

Trang 13

Bắc Ninh tỉnh chí;

Hưng Yên nhất thống chí;

Hưng Hóa chí lược;

Sơn Tây tỉnh chí;

Nam Định tỉnh địa dư chí;

Hoan Châu phong thổ chí;

Nghệ An ký của Bùi Dương Lịch;

Thanh Hóa tỉnh chí;

Quảng Nam tỉnh chí lược;

Cam Lộ phủ chí

Nhóm 2: Lịch sử, văn học, pháp luật, bao gồm :

Đại Nam thực lục (tiền biên và chính biên);

Đại Nam liệt truyện;

Minh Mệnh chính yếu;

Khâm định Việt sử thông giám cương mục;

Đồng Khánh Khải Định chính yếu;

Quốc triều sử toát yếu;

Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ;

Khâm định tiễu bình lưỡng kỳ nghịch phỉ chính biên;

Minh Mệnh ngự chế văn;

Minh Mệnh ngự chế thi tập;

Ngự đề đồ hội thi tập;

Trang 14

Dưới triều Nguyễn, sách quốc sử, thực lục của các triều vua và các sách chuyên khảo về giáo dục, địa chí, văn học… được biên soạn ở Quốc Sử quán Quốc Sử quán

có nhiệm vụ biên soạn quốc sử, thực lục các triều vua và những sách chuyên khảo về giáo dục, địa chí, văn học v.v…Quốc Sử quán làm việc trên các sách cổ và những tài liệu được hình thành trong quá trình hoạt động của nhà vua và các bộ, nha, trấn, thành v.v…Đó là những chiếu, dụ, chỉ của Hoàng đế đã được đưa ra thi hành, còn các phiến, tấu, sớ, sách của các cơ quan thuộc các bộ ở triều đình và địa phương đã được Vua phê duyệt và hầu bửu (bản chính của các văn bản này gọi là Châu bản)

Mộc bản là khối tài liệu đặc biệt quý hiếm, do giá trị về mặt nội dung, đặc tính

về phương pháp chế tác và những quy định rất nghiêm ngặt của triều đình phong kiến

về việc ấn hành và san khắc Những tài liệu này được coi là quốc bảo, chỉ những người

có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại Quốc sử quán mới được tiếp xúc và làm việc với chúng

Chế tác tài liệu này phải trải qua một quy trình chặt chẽ tốn nhiều thời gian công sức Trước hết, vua ban dụ cho phép biên soạn sách Sau đó cơ quan biên soạn dâng tấu xin được nghiên cứu châu bản để biên soạn sách bản thảo hoàn thành dâng lên vua ngự lãm Bản thảo được giao trở lại cơ quan biên soạn bổ sung chỉnh sửa theo

Trang 15

ý của vua Bản thảo được chép rõ ràng Cơ quan biên soạn lập biểu dâng sách lên vua ngự phê Sách sau khi được ngự phê chuyển xuống giao cho cơ quan san khắc dưới sự kiểm soát của các quan theo chỉ dụ của vua Mộc bản sau khi khắc xong các quan dâng biểu xin cho in thành sách Mỗi bộ sách chỉ được khắc in khi có lệnh của vua

Để chế tác tài liệu Mộc bản, Quốc sử quán đã phải tuyển nhiều thợ chạm khắc giỏi Thợ khắc Mộc bản được lựa chọn từ các địa phương trong cả nước có nghề chạm khắc gỗ nổi tiếng, và kỹ thuật khắc được sử dụng thì hoàn toàn là thủ công Những chữ được khắc lên mộc bản như chứa đựng tất cả tâm huyết của mỗi người thợ Mỗi chữ Hán - Nôm trên mộc bản được khắc rất tinh xảo, sắc nét Mỗi tấm Mộc bản không những là một trang tài liệu quý giá mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo

Theo một số tài liệu, những bản khắc Mộc bản chủ yếu sử dụng gỗ thị và gỗ cây nha đồng để khắc, bởi 2 loại gỗ có màu trắng, thớ gỗ mịn, nhẹ, thường được dùng để khắc dấu không nứt mẻ, không cong vênh Sách Đại Nam nhất thống chí có ghi: “Gỗ cây nha đồng tục danh là Sống mật có sớ gỗ trắng, sáng ngời như ngà voi…”3 Ngoài

ra gỗ lê, gỗ táo cũng được dùng để khắc mộc bản Nét chữ khắc trên tài liệu Mộc bản rất điêu luyện, tinh xảo và sắc nét Mỗi nét chữ như rồng bay phượng múa, chuyển tải tâm tư, tình cảm và tâm huyết của người thợ khắc in Có thể nói, Mộc bản triều Nguyễn không chỉ là tài liệu quý có giá trị lịch sử mà còn là một tác phẩm nghệ thuật

Mộc bản triều Nguyễn gồm 34.619 tấm Mộc bản, với 55.318 mặt khắc, chứa

đựng nội dung của 152 đầu sách với 1.935 quyển do Quốc sử quán triều Nguyễn biên

soạn trong giai đoạn 1802 – 19454 Kho tàng mộc bản triều Nguyễn có nội dung đa dạng, phản ánh mọi mặt xã hội Việt Nam dưới thời Nguyễn, ghi chép về lịch sử và ngôn ngữ văn tự, chính trị xã hội cho đến các vấn đê về pháp chế, về văn hóa – giáo dục, về tư tưởng triết học – tôn giáo cho đến các thể loại văn thơ truyện ký và về lịch

sử quan hệ quốc tế, phản ánh mọi mặt trong đời sống xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn Nội dung, bao hàm nội hàm các giá trị có ảnh hưởng lớn mang tính lịch sử tới đời sống xã hội

Trang 16

Về lịch sử: có 30 bộ sách, gồm 836 quyển; ghi chép về lịch sử Việt Nam từ thời Hùng Vương dựng nước cho đến triều Nguyễn

Về địa lý: có 2 bộ sách, gồm 20 quyển; ghi chép về địa lý đã thống nhất ở Việt Nam và ghi chép về Hoàng thành Huế

Về chính trị - xã hội: có 5 bộ sách, gồm 16 quyển; ghi chép về sách lược của các triều đại phong kiến Việt Nam

Về quân sự: có 5 bộ sách, gồm 151 quyển; ghi chép về việc đánh dẹp các cuộc nổi dậy ở Bắc Kỳ, Nam Kỳ, Bình Thuận và một số nơi khác

Về pháp chế: có 12 bộ sách gồm 500 quyển; ghi chép về các điển chế và pháp luật triều Nguyễn

Về tư tưởng, triết học, tôn giáo: có 13 bộ sách, gồm 22 quyển; ghi chép về phương pháp tiếp cận kinh điển Nho gia

Về văn thơ: có 39 bộ, gồm 265 quyển; ghi chép thơ văn của các bậc đế vương

và Nho gia nổi tiếng Việt Nam

Về ngôn ngữ văn tự: có 14 bộ sách, gồm 50 quyển; giải nghĩa Luận ngữ bằng thơ Nôm

Về quan hệ quốc tế: tài liệu Mộc bản triều Nguyễn còn có giá trị khi tìm hiểu lịch sử và văn hóa các nước khác trên thế giới như: Lào, Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Pháp

Về sau, Mộc bản được đưa về bảo quản ở Nhà Giám (bên trong kinh thành Huế), do nhân viên Quốc Tử giám coi giữ và thường xuyên kiểm tra, xem xét, đồng thời cho sinh viên học ở quán xét xem những sách công cũ, những chữ in có chữ nào mất nét, sai lầm, cần phải khắc lại, thì lấy của công ra viết lại giao cho Viên Đốc công

Vũ khố, đốc sức cho thợ khắc lại bản in Qua đó, cho thấy việc lưu trữ Mộc bản của Quốc Tử giám được thực hiện khá chu đáo, từ khâu thu thập, lưu trữ đến bảo quản, tu

bổ (đôi khi phục chế bằng cách khắc lại các bản bị hư hỏng) và in ấn để phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập của nhà trường và xã hội

Trang 17

Năm 1933, Quốc Tử giám (Huế) bị bãi bỏ, nhà trường được dùng làm trụ sở thư viện đầu tiên của Nam triều Sau đó, cơ sở này được tiến hành sửa chữa, nâng cấp với quy mô lớn, biến nơi đây thành một Tổng Thư viện Trung ương Năm 1937, công việc hoàn thành, thư viện được đặt tên Thư viện Bảo Đại, tập trung tất cả những sách vở, những tài liệu của các khố văn thư lớn nhỏ, từng được thiết lập tại Huế, kể cả kho sách

và tài liệu của Nội các Về sau, thư viện này một lần nữa được đổi tên là Viện Văn hóa Trung phần

Như vậy, trải qua 143 năm dưới triều Nguyễn, Mộc bản đã được hình thành, bảo quản, lưu trữ và đưa vào khai thác như một nguồn tài liệu để tham khảo và nghiên cứu phục vụ cho tầng lớp quan lại trong triều và các sĩ tử tham gia vào các kì thi do triều đình tổ chức Mộc bản triều Nguyễn là khối tài liệu chính văn gốc, độc bản, không chỉ có giá trị về mặt lịch sử văn hóa mà còn có giá trị lớn về mặt nghệ thuật thư pháp và kĩ thuật in ấn thời bấy giờ Đây là kho tư liệu quý hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu lịch sử nước ta thời cận đại và là kho tư liệu khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Việt Nam đối với biển đảo Hoàng Sa

1.2 Quá trình di dời và bảo quản Mộc bản triều Nguyễn từ 1945 đến nay

1.2.1 Giai đoạn từ Cách mạg tháng tám 1945 đến khi đất nước thống nhất

Năm 1945, sau khi triều Nguyễn cáo chung, toàn bộ các thư tịch, tài liệu châu bản, Mộc bản đã trải qua nhiều lần di dời Do đó, một phần đã bị mất mát hư hỏng, cộng với thiên nhiên khắc nghiệt ở Huế đã làm mai một nhiều Nhận thấy việc mộc bản và các thư tịch có nguy cơ bị hủy hoại, nếu không di chuyển sớm sẽ có nguy cơ mất hoàn toàn Năm 1959, một ban dự thảo quyết định di chuyển khối Mộc bản đồ sộ

ra khỏi Huế Địa điểm được lựa chọn là thành phố Đà Lạt - nơi có điều kiện lý tưởng

về khí hậu, địa hình

Năm 1960, trước tình hình chiến sự căng thẳng và để tránh những sự xung đột

có thể xảy ra gần vĩ tuyến 17, cùng với Châu bản, Địa bạ… Mộc bản triều Nguyễn ở

Cố đô Huế đã được chuyển vào Đà Lạt Việc di chuyển Mộc bản triều Nguyễn và các thùng tài liệu lưu trữ từ Huế về Đà Lạt bằng xe lửa được thi hành một cách kín đáo và mau lẹ Để có thể vận chuyển tài liệu lưu trữ từ Viện Bảo tàng Huế ra ga xe lửa phải

Ngày đăng: 25/04/2021, 13:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w