1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại huyện lộc hà tĩnh hà tĩnh

84 7 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 813,56 KB

Nội dung

Nhưng với các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước, sự rađời của NHCSXH huyện Lộc Hà đã phần nào giải quyết khó khăn cho người dân địaphương nơi đây, nguồn vốn giảm nghèo được huy

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA

HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH

XÃ HỘI HUYỆN LỘC HÀ

TRẦN THỊ QUYÊN

NIÊN KHĨA 2008- 2012

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành tốt đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy, cô trong trường, các cô chú trong ban lãnh đạo của cơ quan cùng toàn thể bà con ở 3 xã Thạch Châu, Thạch Bằng, Thạch Kim huyện Lộc Hà.

Cho phép tôi dược bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:

Các thầy cô giáo trong trường Đại Học Kinh Tế Huế đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học ở trường, trang bị cho tôi những kiến thức cần thiết để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, đặc biệt là thầy giáo Thạc sỹ Lê Sỹ Hùng đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập.

Tôi xin chân thành cảm ơn ông Trần Văn Bé Giám đốc Ngân hang chính sách xã hội huyện Lộc Hà cùng các cô chú trong cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình thực tập tại Ngân hàng.

Tôi xin cảm ơn các hộ vay vốn ở xã Thạch Châu, Thạch Bằng, Thạch Kim huyện Lộc Hà đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình điều tra.

Xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể bạn bè cùng gia đình đã luôn là nguồn động viên, khích lệ cho tôi trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực tập để tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.

Do thời gian và kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận khó trành khỏi những thiếu sót, kính mong sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2012 Sinh viên thực hiện Trần Thị Quyên

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4

A/ CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 CƠ SỞ KHOA HỌC 4

1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về tín dụng chính sách 4

1.1.2 Khái niệm về hộ nghèo và xóa đói giảm nghèo 7

1.1.3 Một số nội dung chính trong hoạt động cho vay hộ nghèo ở NHCSXH 8

1.1.4 Các tổ chức chính trị xã hội đối với công cuộc xóa đói giảm nghèo 13

1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động tín dụng chính sách 13

1.1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình cho vay và sử dụng vốn vay hộ nghèo 19

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN 21

1.2.1.Tổng quan về môi trường hoạt động của NHCSXH huyện Lộc Hà 21

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY 30

CỦA CÁC HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN LỘC HÀ 30

I./THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN LỘC HÀ 30

I.1 Tình hình cho vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH huyện Lộc Hà 30

2.1 Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Lộc Hà 30

2.2 Hiệu quả từ hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Lộc Hà 38

I.2 Tình hình sử dụng vốn vay trên địa bàn huyện 40

2.1 Tình hình cơ bản của hộ 40

2.1.1 Tình hình lao động và nhân khẩu của hộ vay vốn 40

2.1.2 Tình hình đất đai của hộ vay vốn 42

2.2 Quy mô vay vốn của hộ 44

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

2.4 Tình hình thu nhập của hộ vay vốn 47

2.5 Tình hình hoàn trả vốn vay của hộ nghèo 49

2.6 Một số ý kiến của hộ vay vốn 51

II/ ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO TAI NHCSXH HUYỆN LỘC HÀ 54

2.1 Thuận lợi và khó khăn về tình hình thực hiện nhiệm vụ cho vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH huyện Lộc Hà 54

2.2 Những kết quả đạt được 57

2.3 Những mặt còn hạn chế 58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY VÀ 62

SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN LỘC HÀ 62 I/ MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHCSXH HUYỆN LỘC HÀ 62

3.1 Định hướng chung 62

II/ MỘT SỐ QUAN ĐIỂM VỀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH 64

III/ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI NHCSXH HUYỆN LỘC HÀ 65

3.1 Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ nghèo đối với NHCSXH huyện Lộc Hà 65

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả vay và sử dụng vốn vay đối với hộ nghèo 71

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73

3.1 KẾT LUẬN 73

3.2 KIẾN NGHỊ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Lãi suất cho vay hộ nghèo 11

Bảng 2: Diện tích đất đai phân theo mục đích sử dụng năm 2011 22

Bảng 3: Tình hình lao động của NHCSXH huyện Lộc Hà giai đoạn 2010- 2011 28

Bảng 4:Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH huyện Lộc Hà qua 3 năm 2009-201131 Bảng 5: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ hộ nghèo qua 3 năm 2009-2011 33

Bảng 6: Tình hình ủy thác vốn vay hộ nghèo thông qua các tổ chức chính trị xã hội 36

Bảng 7: Tình hình dư nợ cho vay hộ nghèo NHCSXH Lộc Hà qua 3 năm 2009-2011 38

Bảng 8: Số hộ vay vốn thoát nghèo qua 3 năm 2009-2011 39

Bảng 9: Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ vay vốn 42

Bảng 10: Tình hình đất đai của hộ vay vốn 44

Bảng 11: Phân tổ các hộ vay vốn từ NHCSXH Lộc Hà theo quy mô vay vốn 45

Bảng 12: Tình hình sử dụng vốn vay thực tế so với khế ước 47

Bảng 13:Tình hình thu nhập BQ của hộ điều tra năm 2011 49

Bảng 14: Tình hình hoàn trả vốn vay của hộ nghèo năm 2011 51

Bảng 15: Một số ý kiến của hộ vay vốn 53

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Quy trình thủ tục cho vay hộ nghèo 12

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của NHCSXH huyện Lộc Hà 27

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI

1 SÀO = 500M 2

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Trong thời gian thực tập tại NHCSXH huyện Lộc Hà tôi đã chọn đề tài: “ Tình

hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo ở Ngân hàng chính sách xã hội huyện Lộc Hà”

1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Tìm hiểu và làm rõ tình hình cho vay vốn của ngân hàng cũng như tình hìnhvay và sử dụng vốn của các hộ nghèo tại NHCSXH huyện Lộc Hà để từ đó một phầnnào đưa ra các giải pháp có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của

hộ nghèo

2 Dữ kiệu phục vụ cho nghiên cứu

- Thu thập số liệu từ “Báo cáo tổng kết hoạt động” của NHCSXH huyện Lộc

Hà qua các năm 2009, 2010, 2011

- Báo cáo kinh tế và niên giám thống kê huyện Lộc Hà qua Các năm 2009 – 2011

3 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu

- Phương pháp thống kê, phân tích

- Phương pháp phỏng vấn, điều tra hộ

4 Các kết quả đạt được

- Về mặt lý luận: Đề tài đã khái quát được những luận điểm cơ bản về tíndụng và tín dụng Ngân hàng; một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động của Ngân hàng chínhsách xã hội huyện Lộc Hà

- Về mặt nội dung: Đề tài đã phân tích được tình hình huy động vốn và chovay của NHCSXH huyện Lộc Hà trong 3 năm từ năm 2009 – 2011, tình hình vay và sửdụng vốn vay của các hộ nghèo Qua đó tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằmnâng cao hoạt động cho vay vốn hộ nghèo tại NHSXH huyện Lộc Hà

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

đó là vấn đề được đảng và nhà nước quan tâm.

Một nền kinh tế muốn phát triển được thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đóvốn là một yếu tố quan trọng Việc sử dụng vốn hiệu quả sẽ đem lại cho người dâncuộc sống ấm no Tuy nhiên sử dụng vốn sao cho hiệu quả là vấn đề luôn được đặt racho mọi cá nhân và tổ chức khi sử dụng vốn

NHCSXH ra đời đó là một sự rất được quan tâm của chính phủ đối với các hộnghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm giúp đỡ họ về nguồn vốn để sản xuất,tăng thu nhập, ổn định đời sống cũng như góp phần phát triển kinh tế, ổn định chính trịquốc gia

Trong những năm qua với sự cộng tác nhiệt tình của NHCSXH nước ta đã nhanhchóng thoát ra khỏi danh sách các nước nghèo và được xếp vào các nước đang pháttriển, cho đến nay ngân hàng vẫn đang đồng hành cùng người dân trong công cuộcXĐGN và đang đóng góp tích cực, giúp cải thiện đời sống của người nghèo ở mỗi địaphương trong cả nước

NHCSXH được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTg ngày04/10/2002 của thủ tướng chính phủ nhằm cấp tín dụng chính sách cho người nghèo vàcác đối tượng chính sách khác Đến nay mạng lưới hoạt động của ngân hàng đã phủkhắp nơi trong cả nước, trung bình mỗi huyện đều có một phòng giao dịch, các xãphường đều có điểm giao dịch của ngân hàng Đây là môt chủ trương đúng đắn củanhà nước để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo và các đốitượng chính sách hiện nay trong cả nước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

Lộc Hà là một huyện mới được thành lập năm 2007 của Tỉnh Hà Tĩnh, địa bàngồm 13 xã, với dân số 94.680 người, diện tích đất tự nhiên 11.830 ha, nền kinh tếhuyện phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp Là một trongnhững huyện có nền kinh tế đang còn nhiều khó khăn của tĩnh, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cậnnghèo còn cao Nhưng với các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước, sự rađời của NHCSXH huyện Lộc Hà đã phần nào giải quyết khó khăn cho người dân địaphương nơi đây, nguồn vốn giảm nghèo được huy động cho vay để triển khai thựchiện qua các tổ chức chính trị xã hội như hội nông dân, hội phụ nữ…nguồn vốn mộtphần đã phát huy được hiệu quả, góp phần tạo công ăn việc làm, tạo thu nhập chongười dân, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi đối với người nghèo, giúp họ làm giàumột cách chính đáng bằng sức lao động của mình, thực hiện có hiệu quả chương trìnhXĐGN, thúc đẩy phát triển kinh tế, đưa đất nước vững bước trên con đường côngnghiệp hóa, hiện đại hóa Tuy đạt được nhiều kết quả đáng mừng đó nhưng trong vấn

đề cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại NHCSXH huyện vẫn còn nhiều bấtcập dẫn đến lãng phí nguồn vốn, hạn chế hiệu quả có thể mang lại như mong muốnhiện nay Chính vì vậy, để có thể thấy rõ những khó khăn vướng mắc và một phần nào

đó tìm ra các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ nghèo tôi đã chọn

đề tài " Tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo tại huyện Lộc Hà tĩnh

Hà Tĩnh" để nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp của mình Khóa luận này tập trung

vào việc tìm hiểu tình hình cho vay và sử dụng vốn vay của các hộ nghèo từ đó cốgắng đưa ra các giải pháp thiết thực nhất phù hợp với tình hình phát triển kinh tế vàhoạt động của NHCSXH Việt Nam nói chung và NHCSXH địa phương nói riêng qua

đó góp phần nhỏ vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại chi nhánh này

Mục đích nghiên cứu của đề tài

Tìm hiểu và làm rõ tình hình cho vay vốn cũng như tình hình sử dụng vốn vaycủa NHCSXH huyện Lộc Hà để từ đó một phần nào đưa ra các giải pháp có thể ápdụng nhằm nâng cao hiệu quả đồng vốn vay của hộ nghèo

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

Nội dung của đề tài

Để đạt được những mục đích trên, đề tài nghiên cứu những nội dung sau:

- Tình hình cho hộ nghèo vay vốn của NHCSXH huyện Lộc Hà

- Tình hình vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo

- Tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay và sử dụng vốn vaycủa hộ nghèo

- Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay và sử dụng vốn vay của hộ nghèo

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu

- Phương pháp thống kê, xử lý, phân tích

- Phương pháp phỏng vấn điều tra hộ

lệ hộ nghèo ở đây tương đối cao trong huyện Xã Thạch Kim là xã chủ yếu ngư nghiệp

và buôn bán, dịch vụ, ngành nghề, hộ nghèo ở mức trung bình Xã Thạch Châu là xãchủ yếu sản xuất nông nghiệp, cây lạc là cây trồng chủ yếu, là xã có tỷ lệ hộ nghèothấp nhất huyện

Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ phân tích tình hình vay và sử dụng vốn vay của hộnghèo chứ không đánh giá hiệu quả sử dụng của nguồn vốn đi vay bởi lẽ ngoài việc sửdụng vốn vay của ngân hàng thì hộ nghèo còn đi vay từ nhiều nguồn khác nữa do đókhông thể đánh giá chính xác hiệu quả thật sự mà nguồn vốn vay mang lại mà tôi chỉ

đề cập đến một phần hiệu quả qua tình hình cho vay của ngân hàng

Với thời gian thực tập có hạn và trình độ khả năng còn hạn chế, khóa luận chắcchắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy rất mong sự góp ý, giúp đỡ của thầy

cô cùng các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

A/ CƠ SỞ LÝ LUẬN

- Khái niệm tín dụng chính sách: Tín dụng ưu đãi của NHCSXH là quan hệ kinh tế

giữa NHCSXH với các khách hàng là đối tượng chính sách, trong đó NHCSXH chuyển giao tiền cho khách hàng trong một thời gian nhất định với những thỏa thuận hoàn trả cả gốc và lãi (ưu đãi) trong một thời gian nhất định giữa khách hàng và ngân hàng.

Ngân hàng thương mại ra đời và phát triển như một tổ chức trung gian tài chínhhuy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho sựphát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia Hoạt động của ngân hàng là kinh doanh tiềntệ; ngân hàng tồn tại và phát triển vì tạo ra một mức chênh lệch dương giữa lãi suất chovay và lãi suất huy động.Lợi nhuận chủ yếu được hình thành từ nghiệp vụ này

Ngày nay, ngân hàng đã mở rộng những nghiệp vụ mới đồng thời áp dụng các dịch

vụ như: dịch vụ thanh toán, dịch vụ tư vấn tài chính, bão lãnh, dịch vụ thuê mua bảohiểm, mua giới đầu tư chứng khoán….Song nghiệp vụ truyền thống cơ bản của ngânhàng vẫn là huy động vốn và cho vay Trong hoạt động của mình, các ngân hàng luônquan tâm đến lợi nhuận, tạo sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường Lãi suất đầu vàođầu ra do thị trường định đoạt Vì vậy, mỗi ngân hàng phải tự tính toán để có được mứcchi phí thấp nhất thông qua việc tìm kiếm các nguồn vốn rẻ, thực hiện các dự án đầu tư

có hiệu quả và kết hợp với công nghệ ngân hàng hiện đạị Đây là các biện pháp mà ngânhàng đều phải thực hiện để tồn tại và phát triển

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

Tuy nhiên, trong thực tiễn, có một số loại hình hoạt động ngân hàng, chủ yếu làcác ngân hàng thuộc sỡ hữu của nhà nước hoặc ngân hàng chính phủ như:NHCSXH…được thực hiện theo chỉ định của chính phủ để hỗ trợ chính sách phát triểnkinh tế xã hội theo từng vùng hoặc theo từng thời kỳ mà các tiêu chí của ngân hàngthương mại không đáp ứng được Chính phủ sử dụng phương thức hoạt động của ngânhàng, cho vay và hoàn trả để cung ứng vốn nhằm đạt mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hộiquan trọng.

1.1.1.2 Đặc điểm của tín dụng chính sách

Tín dụng ngân hàng có các đặc trưng sau:

- Tài sản giao dịch trong quan hệ tín dụng bao gồm 2 hình thức; cho vay bằngtiền và cho thuê bằng tài sản

- Khi chuyển giao tài sản cho người đi vay sử dụng phải có thế chấp đảm bảo

- Gía trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay

Tín dụng ưu đãi hộ nghèo và các đối tượng chính sách Loại hình tín dụng này cónhững đặc trưng riêng biệt:

- Một là: Tài sản giao dịch chỉ là tiền mặt để cho các đối tượng chính sách vay;các hộ vay vốn nhận tiền vay trực tiếp từ ngân hàng

- Hai là: Người vay vốn không phải thế chấp tài sản làm đảm bảo tiền vay, nhưngphải được thôn, xóm bình xét đưa vào danh sách đề nghị vay vốn và được UBND xãxác nhận

- Ba là: Món vay nhỏ lẽ, do đối tượng phục vụ là hộ nghèo và các đối tượngchính sách, đối tượng cho vay và mức cho vay do chính phủ quyết định

- Bốn là: Lãi suất ưu đãi thấp hơn lãi suất trên thị trường tín dụng thương mại,phần chênh lệch lãi suất được nhà nước cấp bù hằng năm, lãi suất cho vay củaNHCSXH được chính phủ quy định từng kỳ

- Năm là: Đặc điểm của tín dụng ưu đãi ủy thác qua các tổ chức chính trị xã hội

Ngoài những đặc điểm ở trên còn có đặc điểm sau: tiền vay được chuyển tải trựctiếp đến người vay, những người vay phải là thành viên của tổ TK&VV, tham gia tựnguyện vào tổ TK &VV, hỗ trợ lẫn nhau trong sản suất, kinh doanh và liên đới chịutrách nhiệm trả nợ, trả lãi ngân hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

1.1.1.3 Các hình thức tín dụng chính sách

Có thể phân loại tín dụng chính sách theo nhiều loại hình khác nhau tùy theo tiêuthức phân loại:

* Căn cứ theo mục đích cho vay:

- Cho vay nhằm mục tiêu xóa đói giảm nghèo đặc biệt là cho vay hộ nông dânnghèo Đây là một chương trình kinh tế xã hội rộng lớn, trở thành mục tiêu của nhiềunước trên thế giới, nhất là các nước Đông Nam Á

- Cho vay hỗ trợ các chính sách xã hội như: giáo dục , y tế, tạo công ăn việc làm

- Chính phủ hỗ trợ các đối tượng thuộc chính sách xã hội thông qua cho vay vớicác điều kiện ưu đãi, giúp hộ có cơ hội về học tập, học nghề hoặc xuất khẩu lao động

- Cho vay các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công ích không

đủ các điều kiện vay thương mại Đây là các khoản cho vay theo chỉ định của chínhphủ nhằm trợ giúp các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế công ích của nhà nướcbuộc phải duy trì vì lợi ích quốc gia

* Căn cứ theo thời hạn tín dụng:

- Tín dụng ngắn hạn: là các khoản vay có thời hạn tối đa đến 12 tháng, được xácđịnh phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng

- Tín dụng trung, dài hạn: là các khoản vay có thời hạn 12 tháng trở lên Cáckhoản tín dụng này chủ yếu để cung cấp nguồn tài chính cho các hộ vay trong việc đầu

tư vào sản xuất kinh doanh, tạo việc làm

* Căn cứ chính sách cho vay:

- Tín dụng ưu đãi: là khoản tín dụng được nhà nước hỗ trợ về lãi suất, ưu đãitrong thủ tục cho vay và các ưu đãi khác

- Tín dụng thông thường: là các khoản tín dụng theo lãi suất thị trường, người vay

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

1.1.2 KHÁI NIỆM VỀ HỘ NGHÈO VÀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Đói nghèo là vấn đề lớn của mọi quốc gia Người nghèo dễ bị tổn thương và tácđộng bởi cuộc sống Phần lớn người nghèo đang sống tại các quốc gia đang phát triển

và kém phát triển, nơi những phong tục tập quán lạc hậu cung như sức sản xuất kémvẫn đang tồn tại

Nghèo là một lượng dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bảncủa con người mà những nhu cầu đó đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ pháttriển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương Các nhu cầu cơ bản của conngười được nói ở đây là các nhu cầu ăn, mặc, ở, học hành…

Nghèo đói là một khái niệm tương đối mang tính chất tâm lý, đánh giá nghèo đóiphụ thuộc vào đặc điểm kinh tế xã hội của từng nơi

Khái niệm nghèo đói được hiểu theo hai quan điểm: Nghèo đói tuyệt đối vànghèo đói tương đối

-Nghèo đói tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không được thỏa mãn

những nhu cầu cơ bản cho cuộc sống con người, nhu cầu này đã được xã hội thừa nhậntùy thuộc vào mức độ phát triển kinh tế xã hội và các phong tục tập quán của địaphương

Tình trạng nghèo đói tuyệt đối xảy ra khi thu nhập hay mức tiêu dùng của mộtngười hay hộ gia đình giảm xuống thấp hơn giới hạn nghèo đói được định nghĩa

-Nghèo đói tương đối là tình trạng được xác định khi so sánh mức sống của cộng

đồng hay nhóm dân cư này với cộng đồng hay nhóm dân cư khác hoặc giữa các vùngvới nhau

Hộ nghèo là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người thấp so với mức trungbình chung của xã hội,tùy theo từng thời kỳ các tiêu chí và mức quy định được chínhphủ công bố khác nhau

Cụ thể theo quyết định số 09/2011/QĐ- TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướngChính phủ, hộ nghèo được quy định theo tiêu chí sau:

- đối với khu vực thành thị: hộ nghèo là những hộ gia đình có mức thu nhập bìnhquân đầu người một tháng dưới 500.000đ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

- Đối với khu vực nông thôn: hộ nghèo là những hộ gia đình có mức thu nhậpbình quân đầu người một tháng dưới 400.000đ

- Đối với hộ nghèo để nâng cao đời sống thì vốn là một yếu tố hết sức cần thiếtcho việc phát triển sản xuất của họ Hộ nghèo chủ yếu sống dựa vào sản xuất nôngnghiệp, mà trong các hoạt đông sản xuất nông nghiệp thì nhu cầu về vốn để đầu tưthâm canh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật là rất quan trọng Nếu thiếu vốn thìquá trình sản xuất sẽ bị ngưng trệ, sản xuất không có điều kiện mở rộng, không có khảnăng tốt để áp dụng kỹ thuật mới Như vậy vốn là yếu tố cần thiết và không thể thiếutrong quá trình sản xuất tạo ra thu nhập của người dân, là sự sống còn của người nghèo.Nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, nền kinh tế nông nghiệp nôngthôn đã có những bước tiến rõ rệt và đạt được những thành tựu đáng khích lệ Bộ mặtnông nghiệp và nông thôn đã thay đổi hẳn, số lượng các hộ gia đình có mức sống caongày càng tăng Bên cạnh đó tình trạng nghèo đói vẫn còn cao, giải quyết vấn đềnghèo đói và phát triển xã hội là một yêu cầu có tính chiến lược và thật sự cần thiết vì

nó không chỉ mang tính chất kinh tế xã hội mà còn mang tính nhân đạo

1.1.3 MỘT SỐ NỘI DUNG CHÍNH TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO Ở NHCSXH.

1.1.3.1 Chức năng của ngân hàng chính sách xã hội

-Tổ chức huy động vốn trong và ngoài nước có trả lãi của mọi tổ chức và từnglớp dân cư bao gồm: tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tổ chức huy động tiết kiệmtrong cộng đồng người nghèo

- Phát hành trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ

có giá khác; vay các tổ chức tài chính trong và ngoài nước; vay tiết kiệm bưu điện, bảohiểm xã hội Việt Nam; vay ngân hàng nhà nước

- Được nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện không có lãi hoặc không hoàn tảgốc của các cá nhân hoặc các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chứcchính trị xã hội, các hiệp hội các tổ chức phi chính phủ trong nước và ngoài nước

- Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và ngoài nước

- NHCSXH được thực hiện các dịch vụ ngân hàng về thanh toán và ngân quỹ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạoviệc làm, cải thiện đời sống; góp phần thực hiện mục tiêu quốc gia về XĐGN, ổn định

a) Nguyên tắc cho vay vốn

Nguyên tắc tín dụng: người vay phải sử dụng đúng mục đích, trả nợ đúng hạn cảgốc lẫn lãi

Cũng như bất kỳ ngân hàng nào khi cho vay NHCSXH cũng phải tuân theonhững nguyên tắc nhất định nhằm bảo toàn được vốn, đẩy nhanh công tác cho vay, tạođiều kiện thuận lợi nhất cho ngân hàng cũng như đối tượng cho vay

- Nguyên tắc 1: cho vay phải đảm bảo sự hài hòa giữ phương hướng mục tiêu kếhoạch sản xuất của người vay vốn đối với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước

- Nguyên tắc 2: cho vay phải hoàn trả cả vốn lẫn lãi Nguyên tắc này đòi hỏi cáckhoản tiền vay sau khi sử dụng vào mục đich sản xuất kinh doanh phải hoàn trả chongân hàng theo đúng thời gian quy định cộng thêm một khoản lợi tức nhất định

- Nguyên tắc 3: Cho vay phải đề phòng và có biện pháp tránh rủi ro

b) Điều kiện để được vay vốn:

Phải có địa chỉ cư trú hợp pháp tại địa phương, phải có tên trong danh sách hộnghèo xã do bộ lao động thương binh xã hội công bố; Phải tham gia tổ TK&VV trênđịa bàn

c) Những hộ nghèo không được vay vốn của NHCSXH.

- Những hộ không còn sức lao động

- Những hộ độc thân trong thời gian thi hành án

- Những hộ nghèo được chính quyền địa phương loại ra khỏi danh sách vay vốn

Trang 17

d) Mục đích sử dụng vốn vay của hộ nghèo

Để đảm bảo cho việc vay và sử dụng vốn vay có hiệu quả, khi vay chỉ được sửdụng vào những mục đích sau:

* Để sản xuất kinh doanh dịch vụ

- Mua sắm các loại giống cây trồng vật nuôi, phân bón thuốc trừ sâu, thức ăn giasúc gia cầm… phục vụ cho các ngành trồng chăn nuôi

- Mua sắm các công cụ nhỏ như: cày bừa, quốc thuổng, bình phun thuốc trừ sâu…

- Các chi phí thanh toán cung ứng lao động như: thuê làm đất, bơm nước, dịch vụthú ý, bảo vệ thực vật…

- Đầu tư làm các nghề thủ công trong gia đình như: mua nguyên vật liệu sản xuất,công cụ lao động thủ công ,máy móc nhỏ…

- Chi phí nuôi trồng đánh bắt,chế biến thủy hải sản như đào ao hồ, mua sắm cácphương tiện ngư cụ

* Để sửa chữa nhà ở

* Để lắp điện sinh hoạt

* Để xây dựng công trình nước sạch

* Để hỗ trợ cho con em đi học phổ thông

e) Mức cho vay và lãi suất cho vay

Mức cho vay: Mức cho vay đối với hộ nghèo được xác định căn cứ vào nhu cầu

vay vốn, vốn tự có và khả năng hoàn trả vốn vay Một hộ có thể vay vốn một hoặc nhiềulần nhưng tổng dư nợ không vượt quá mức dư nợ cho vay tối đa với một hộ nghèo dohội đồng quản trị của NHCSXH quyết định và công bố trong từng thời kỳ

cụ thể:

- Cho vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ tối đa 30 triệu đồng/ hộ

- Cho vay giải quyết 1phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở tối đa 3 triệu đồng/hộ

- Cho vay nước sạch tối đa 4 triệu đồng / hộ

- Cho vay điện thắp sáng tối đa 1,5 triệu đồng/ hộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

Lãi suất cho vay:

- Lãi suất cho vay ưu đãi đối với người nghèo do Thủ Tướng Chính Phủ quyếtđịnh trong từng thời kỳ, thống nhất một mức trong phạm vi cả nước, mức lãi suất chovay cụ thể sẽ thông báo riêng của từng ngân hàng chính sách xã hội

- Ngoài lãi suất cho vay, hộ nghèo vay vốn không phải trả thêm một khoản chiphí nào khác Lãi suất cho vay từ nguồn vốn do chi nhánh NHCSXH nhận ủy thác từchính quyền địa phương, của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước thực hợptheo hợp đồng ủy thác

- Lãi suất nợ quá hạn tính bằng 130% lãi suất khi cho vay

Bảng 1: Lãi suất cho vay hộ nghèo

Đơn vị: (%/ tháng)

Lãi suất cho vay hộ nghèo 1/1/2006 - 30/06/2007 Từ 01/07/2007 - nay1.Các xã vùng III, xã đặc biệt khó khăn 0,6 0,65

2.Các xã còn lại 0,65 0,65

(Nguồn: ngân hàng chính sách xã hội huyện Lộc Hà)

f) Quy tình thủ tục cho vay

* Đối với hộ nghèo

Tự nguyện gia nhập tổ TK&VV

Hộ nghèo viết giấy đề nghị thanh toán( theo mẫu in sẵn do NHCSXH cấp) gửi tổtrưởng tổ TK&VV

Khi giao dịch với ngân hàng, chủ hộ hoặc người thừa kế hợp pháp được ủy quyềnphải có chứng minh nhân dân, nếu không có chứng minh nhân dân thì phải có ảnh dántrên sổ vay vốn để nhận tiền vay

* Đối với tổ TK&VV

- Nhận giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèo

- Tổ chức họp tổ để bình xét những hộ nghèo có đủ điều kiện để vay vốn, lậpthành danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn kèm giấy đề nghị vay vốn của hộ nghèotrình UBND xã, phường,thị trấn được ban xóa đói giảm nghèo xác nhận thuộc diệnnghèo, cư trú hợp pháp tại địa phương và được UBND xã phường, thi trấn phê duyệtdanh sách hộ nghèo để gửi ngân hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

- Thông báo kết quả phê duyệt danh sách cho các hộ được vay, lịch giải ngân vàđịa điểm giải ngân tới từng hộ nghèo.

- Cùng ngân hàng giải ngân trực tiếp tới hộ vay vốn

Sơ đồ 1: Quy trình thủ tục cho vay hộ nghèo

(Theo hướng dẫn của cán bộ tín dụng)

1 Hộ nghèo viết giấy đề nghị vay vốn gửi tổ tiết kiệm và vay vốn

2 Tổ tiết kiệm và vay vốn bình xét hộ được vay, lập danh sách hộ nghèo đề nghịvay vốn và gửi danh sách lên ban XĐGN và UBND xã

3.Ban XĐGN xã ,UBND xã xác nhận và chuyển danh sách lên ngân hàng

4 Ngân hàng xét duyệt và thông báo danh sách các hộ được vay,lịch giải ngân,địa điểm giải ngân cho UBND xã

5.UBND xã thông báo kết quả phê duyệt của ngân hàng đến tổ chức chính trị xã hội

6 Tổ chức chính trị xã hội thông báo kết quả đến tổ TK & VV

7 Tổ TK& VV thông báo cho hộ vay biết kết quả phê duyệt của ngân hàng,thông báo thời gian và địa điểm giải ngân đến các hộ vay vốn

8 Ngân hàng cùng tổ TK&VV giải ngân đến từng hộ gia đình được vay vốn

xã hội

Bán xóa đóigiảm nghèo xã,UBND xã

Tổ chứcchính trị

xã hội

Hộ nghèo

56

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

1.1.4 CÁC TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÔNG CUỘC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

Các tổ chức chính trị xã hội là những tổ chức của hội đoàn thể được thành lập đểbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên đoàn thể đó phù hợp với pháp luật củanhà nước

Tổ chức chính trị xã hội là những thành viên trong khối đại đoàn kết dân tộc,thành viên của mặt trận tổ quốc Việt Nam; là những tổ chức được thành lập và hoạtđộng theo luật pháp, chịu sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam Tổ chức chính trị

xã hội có đặc điểm là hội viên đông, thuộc, thuộc mọi từng lớp nhân dân lao động hoạtđộng theo điều lệ riêng độc lập với chính quyền, phối hợp cùng chính quyền để lãnhđạo , chỉ đạo nhân dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu của đảng ta đề ra Tổ chứcchính trị xã hội là tổ chức của quần chúng hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện màmọi người tham gia đều chấp thuận và tự giác chấp hành

Xuất phát từ những đặc điểm trên mà tổ chức chính trị xã hội có vai trò to lớntrong công cuộc xóa đói giảm nghèo Là tổ chức của quần chúng với lực lượng đôngđảo, màng lưới rộng khắp, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện nên tổ chức chính trị

xã hội dễ dàng quy tụ được quần chúng xóa đói giảm nghèo và tinh thần tương thântương ái “ lá lành đùm lá rách” Mặt khác tổ chức chính trị xã hội (đặc biệt hội phụ nữ,hội nông dân) có vai trò to lớn trong việc chuyền tải vốn tín dụng ưu đãi tới người nghèo,cũng như việc truyền đạt những kinh nghiệm, những kiến thức trong sản xuất kinh doanhcho hội viên để sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn vươn lên thoát nghèo Tổ chức chínhtrị xã hội có vai trò to lớn trong việc xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo

1.1.5 HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH.

1.1.5.1.Hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách

Hiệu quả hoạt động bao gồm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội

Hiệu quả kinh tế được tính bằng thương số giữa kết quả kinh tế thu được và chiphí bỏ ra để có được kết quả đó Hiệu quả xã hội được tính bằng thương số giữa kếtquả xã hội thu được và chi phí bỏ ra để có được kết quả xã hội đó

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

Đối với ngân hàng chính sách xã hội, thu nhập của ngân hàng chủ yếu là từ thulãi từ hoạt động tín dụng Còn chi phí mà ngân hàng bỏ ra chủ yếu là chi phí tiền lươngcho cán bộ, nhân viên, phí ủy thác cho các tổ chức hội, chi phí huy động vốn.

Ngân hàng chính sách xã hội là tổ chức tín dụng nhà nước, hoạt động không vìmục tiêu lợi nhuận, nhằm góp phần thắng lợi các mục tiêu quốc gia về xóa đói giảmnghèo, vì mục tiêu công bằng xã hội, nêu cao tinh thần tương thân tương ái, truyềnthống nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam Do đó ngân hàng chính sách xã hội luôn chovay lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường trong khi vẫn phải huy động vốn với lãi suấtbằng với lãi suất thị trường Điều này dẫn đến tình trạng chi phí bỏ ra luôn lớn hơn thunhập từ hoạt động cho vay của ngân hàng chính sách xã hội Để bù đắp phần chênhlệch, nhà nước có chính sách cấp bù lãi suất cho ngân hàng chính sách xã hội trongphạm vi kế hoạch mà bộ tài chính cho phép

Như vậy, xét về kía cạnh kinh tế, hiệu quả kinh tế của ngân hàng chính sách xãhội là không cao Tuy nhiên đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính sách xãhội chủ yếu được xem xét trên khía cạnh xã hội mang lại từ đồng vốn chính sách nhànước cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn để xóa đói giảmnghèo, tạo việc làm

Hiệu quả xã hội của ngân hàng chính sách xã hội là việc thực hiện tín dụng đốivới người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng nguồn lực tài chính

do nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tựng chính sách khác vay ưu đãi

để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chươngtrình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội

1.1.5.2 Hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách ủy thác thông qua các tổ chức chính trị xã hội.

Uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tựng chính sách khác của NHCSXH: Là việcNHCSXH ủy thác cho các tổ chức tín dụng hay tổ chức chính trị xã hội thực hiện toàn

bộ hay một phần công việc trong quy trình nghiệp vụ cho vay ưu đãi hộ nghèo của ngânhàng chính sách xã hội với một mức phí nhất định được thỏa thuận giữa ngân hàngchính sách xã hội và các tổ chức tín dụng hay tổ chức chính trị xã hội

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

- Uỷ thác cho vay hộ nghèo qua các tổ chức tín dụng là việc NHCSXH ký kết cácvăn bản thỏa thuận, hợp đồng ủy thác cho vay hộ nghèo với các tổ chức tín dụng Theophương thức này NHCSXH giao vốn cho các tổ chức tín dụng để họ thực hiện giảingân cho các hộ nghèo vay vốn theo các quy định của NHCSXH và tổ chức tín dụngđược hưởng phí ủy thác do NHCSXH trả cho họ Loại hình ủy thác cho vay này gọi là

ủy thác toàn phần Trong thực tế trước đây khi NHCSXH chưa ra đời thì ngân hàngphục vụ người nghèo Việt Nam do bộ máy còn quá nhỏ bé không thể trực tiếp quản lýđược nên đã thực hiện phương thức ủy thác cho vay hộ nghèo toàn phần cho NHNN &PTNT Phương thức này có ưu điểm khắc phục được tình trạng quá tải của ngân hàngphục vụ người nghèo, nhưng nó cũng bộc lộ nhiều tồn tại và hạn chế đó là: ngân hàng

ủy thác không quản lý được vốn, nên vốn đến tay người nghèo khó khăn, nhiều khivốn tồn động lớn, hay được sử dụng vào việc làm lành mạnh dư nợ của ngân hàngthương mại, một tồn tại nữa là chất lượng hiệu quả tín dụng thấp , nợ quá hạn, nợ xấuchiếm tỷ lệ cao và phí ủy thác lớn, gây tốn kém cho ngân sách nhà nước

- Cho vay ủy thác một phần qua các tổ chức chính tri xã hội là việc NHCSXH ủyquyền cho các tổ chức chính trị xã hội thực hiện một số công đoạn trong quy trìnhnghiệp vụ cho vay hộ nghèo của NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội đượcNHCSXH trả một khoản phí ủy thác theo các văn bản thỏa thuận và hợp đồng ủy thác

đã được hai bên ký kết Có những ưu điểm rõ rệt, nó khắc phục được những tồn tại hạnchế của phương thức cho vay ủy thác toàn phần qua các tổ chức tín dụng đólà:NHCSXH trực tiếp quản lý nguồn vốn , quản lý dư nợ nên chủ động trong quá trìnhcho vay, không để tồn động lãng phí vốn, với phương thức cho vay này hiệu quả tíndụng hộ nghèo được nâng cao rõ rệt, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ sấu thấp hơn nhiều Đồng thờiphương thức cho vay này tiết kiệm được chi phí cho ngân sách nhà nước, thực hiện tốtcông tác xã hội hóa chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, huy động được sức mạnh tổnghợp của toàn xã hội vào công cuộc xóa đói giảm nghèo

1.1.5.3 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả cho vay hộ nghèo của NHCSXH

Hoạt động của NHCSXH mang tính đặc thù, là công cụ của nhà nước để thựchiện tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách mà không vì mụctiêu lợi nhuận, cho nên việc xem xét kết quả và hiệu quả của tình hình cho vay củaNHCSXH cũng có những đặc thù riêng với những chỉ tiêu cơ bản sau đây:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

a) Nhóm chỉ tiêu định tính

Bao gồm các chỉ tiêu sau đây:

- Quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh, thủ tục giản đơn, khả năng đáp ứng vốn chongười nghèo nhanh chóng, tiện lợi, kịp thời, an toàn, hiệu quả Vì trình độ của các đốitượng vay là hộ nghèo có hạn, hơn nữa món vay nhỏ lẽ nên cần nghiên cứu để đơngiản hóa thủ tục, hồ sơ sao cho hộ nghèo dễ hiểu, dễ thực hiện nhưng vẫn đảm bảonguyên tắc tín dụng và an toàn vốn Việc giải ngân phải nhanh gọn chính xác, kịp thời

và thuận tiện cho người nghèo, tạo dựng được lòng tin với họ, nâng cao uy tín vớikhách hàng nhất là hộ nghèo

- Hiệu quả về mặt kinh tế xã hội: Thể hiện vai trò mức độ đóng góp củaNHCSXH thông qua việc cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sáchđóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương như thế nào.NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, không như các ngân hàng thươngmại lấy lợi nhuận ra làm thước đo chủ yếu của hiệu quả tín dụng, mà hiệu quả tín dụngchính sách được thể hiện qua việc đầu tư vốn của NHCSXH đã giúp cho bao nhiêu hộnghèo làm ăn có hiêu quả vươn lên thoát nghèo, hòa nhập cộng đồng, góp phần mụctiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo của địa phương của quốc gia Ngày nay trong nềnkinh tế thị trường thì sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc, khoảng cách giàunghèo ngày càng rộng ra và tăng lên với tốc độ chóng mặt Hậu quả của nó làm chomột bộ phận người dân không có công ăn việc làm dẫn đến thất nghiệp nghèo đói, tệnạn xã hội gia tăng.Thực hiện tốt cho vay ưu đãi góp phần tích cực vào phát triển kinh

tế và ổn định xã hội

- Đối với bản thân các tổ chức chính trị xã hội: việc ủy thác qua các tổ chức chínhtrị xã hội đã góp phần tích cực xây dựng và cũng cố các tổ chức chính trị xã hội khôngngừng phát triển lớn mạnh, nâng cao vị thế của các tổ chức chính trị xã hội, cũng cốlòng tin các hội viên vào tổ chức hội, thu hút đông đảo hội viên tham gia, tạo ra nguồnkinh phí lớn cho các tổ chức chính trị xã hội hoạt động và làm cho hoạt động của các

tổ chức này ngày càng phong phú và hiệu quả hơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

- Đối với NHCSXH: Phương thức cho vay ủy thác từng phần thông qua các tổchức chính trị xã hội giúp cho NHCSXH khắc phục được tình trạng quá tải trong khibiên chế có tăng nhưng không nhiều, đồng thời giúp cho NHCSXH truyền tải vốn kịpthời đến đúng đối tượng không để tồn động, lãng phí vốn, góp phần nâng cao chấtlượng, hiệu quả của đồng vốn

-Đối với hộ nghèo và các đối tựng chính sách: Là các đối tựơng thụ hưởng chínhsách tín dụng ưu đãi của nhà nước để vươn lên xóa đói giảm nghèo làm đến tay ngườinghèo được nhanh hơn, kịp thời hơn, đi lại gần hơn tiết kiệm được thời gian và chi phí

đi lại của người vay Mặt khác qua phương thức này các đối tượng chính sách còn họctập được kinh nghiệm làm ăn, được tập huấn khuyến nông…từ đó sử dụng đồng vốnhiệu quả hơn, nhanh thoát nghèo vươn lên hòa nhập với cộng đồng

b) Nhóm chỉ tiêu định lượng

Ta có thể căn cứ dựa trên các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh lượng vốn được ngân hàng giải ngântrong một thời gian cụ thể

Doanh số cho vay trong kỳ= Dư nợ cuối kỳ- Dư nợ đầu kỳ+ Doanh số thu nợ trong kỳ

- Doanh số thu nợ: Là lượng tiền mà ngân hàng thu được sau một chu kỳ cho vay

Nó đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng Chỉ tiêu này càng lớn thì kết quả hoạtđộng tín dụng càng tốt và ngược lại

Doanh số thu nợ trong kỳ = Dư nợ đầu kỳ - Dư nợ cuối kỳ + Doanh số cho vay trong kỳ

- Dư nợ: Là chỉ tiêu thể hiện số tiền khách hàng còn nợ lại ngân hàng đến mộtthời điểm nhất định

- Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu cho biết số tiền khách hàng vay ở ngân hàng đã đến hạntrả nhưng ngân hàng chưa thu được Chỉ tiêu này càng lớn cho thấy ngân hàng cho vay

ít có hiệu quả, gặp nhiều khó khăn trong công tác thu nợ

- Ngoài ra khi phân tích kết quả và hiệu quả xã hội của NHCSXH cần được căn

cứ trên các chỉ tiêu sau:Thu nhập bình quân hộ vay vốn, hiệu quả kinh tế từ một đồng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

vốn tạo ra cho hộ vay vốn, tỷ lệ hộ có thu nhập tăng lên, tỷ lệ hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộnghèo được tiếp cận tín dụng, thu nhập bình quân một lao động vay vốn.

- Để đánh giá chất lượng, hiệu quả , tình hình cho vay hộ nghèo, bên cạnh việc sửdụng các chỉ tiêu định lượng như: tổng nguồn vốn , tổng dư nợ, doanh số cho vay,doanh số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng, tỷ lệ nợ quá hạn… cần bổ sung thêm các chỉtiêu sau:

 Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo

Là chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng chính sách dưới góc

độ xóa đói giảm nghèo Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo được tính bằng tỷ lệ % giữa số

hộ vay vốn thoát nghèo và tổng số hộ nghèo trên địa bàn Chỉ tiêu này cho biết hiệuquả mang lại từ đồng vốn cho vay xóa đói giảm nghèo đã giảm được bao nhiêu tỷ lệ

hộ nghèo trên địa bàn

Tỷ lệ này càng cao, hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội càng hiệu quả

Tổng số hộ vay vốn thoát nghèo

Tỷ lệ hộ vay vốn thoát nghèo= -* 100%

Tổng số hộ nghèo còn dư nợ

 Mức vốn cho vay BQ/ 1 hộ nghèo

Để đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng chính sách xã hội dưới gốc độxóa đói giảm nghèo người ta sử dụng chỉ tiêu mức vốn cho vay bình quân một hộnghèo Mức vốn cho vay bình quân một hộ nghèo được tính bằng thương số giữa tổng

dư nợ cho vay hộ nghèo tại thời điểm phân tích và tổng số hộ nghèo còn dư nợ Chỉtiêu này phản ánh mức bình quân một hộ nghèo được vay hay phản ánh mức độ đápứng nhu cầu vay vốn của hộ nghèo của ngân hàng chính sách xã hội, từ đó xác địnhđược mức vốn cần thiết để nâng cao mức vốn cho hộ nghèo vay

Tổng dư nợ CV hộ nghèo Mức vốn CV bình quân 1 hộ nghèo = -

Tổng số hộ nghèo còn dư nợ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

 Số lao động có việc làm bình quân

Hiệu quả xã hội dưới góc độ việc làm, người ta sử dụng chỉ tiêu định lượngdưới dạng trực tiếp như:

Số lao động có việc làm bình quân: là thương số giữa tổng số lao động có việclàm và tổng số lao động vay vốn Chỉ tiêu này cho biết, trong 100 lao động vay vốn thìbình quân tạo ra được bao nhiêu chỗ làm cho người lao động

- Thứ nhất là: Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước, đây là nhân tố

quan trọng vì Đảng và Nhà Nước có những chủ trương chính sách đúng đắn giúp đỡ

hộ nghèo và các đối tượng chính sách thì NHCSXH sẽ hỗ trợ tích cực, hoạt động ngàycàng được mở rộng và hiệu quả

- Thứ hai là: Môi trường tự nhiên có tác động to lớn đến hoạt động sản xuất kinh

doanh nói chung và của hộ nghèo nói riêng Nếu môi trường thuận lợi “mưa thuận, gióhòa” thì hoạt đông sản xuất kinh doanh của người nghèo và các đối tượng chính sáchkhác sẽ đem lại hiệu quả Ngược lại nếu không thuận lợi, thiên tai dịch bệnh xảy ra thìhoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, đồng vốn của NHCSXH cho vay sẽ khôngđem lại hiệu quả

- Thứ ba là: Môi trường pháp lý là nền tảng cho các hoạt động sản xuất kinh

doanh diễn ra an toàn.Vì vậy để hoạt động NHCSXH an toàn hiệu quả thì đòi hỏi môitrường pháp lý phải đồng bộ và hoàn thiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

- Thứ tư là: Năng lực, nhận thức, kinh nghiệm của khách hàng, năng lực quản lý,

năng lực kinh doanh của khách hàng nhất là người nghèo là nhân tố rất quan trọng ảnhhưởng trực tiếp đến kết quả và hiệu quả cho vay ưu đãi của NHCSXH Nếu ngườinghèo và các đối tượng chính sách vay vốn của NHCSXH mà không có kinh nghiệm,năng lực sản xuất kinh doanh thì đồng vốn khó phát huy hiệu quả, thậm chí còn mất vốn

do thua lỗ làm cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác càng nghèo thêm

- Thứ hai: Chiến lược hoạt động của NHCSXH ; đây là nhân tố quan trọng ảnhhưởng đến chất lượng, hiệu quả cho vay hộ nghèo và hoạt động của NHCSXH, đòi hỏiNHCSXH phải nghiên cứu, hoạch định một cách khoa học tới các đối tượng kháchhàng của mình trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn để hoạt động của ngân hàngchính sách xã hội đạt hiệu quả cao

- Thứ ba: Chính sách tín dụng, quy trình nghiệp vụ ngày càng phải hoàn thiện, phùhợp với thực tế trong từng thời kỳ như mức cho vay, lãi suất và thời hạn cho vay

- Thứ tư: Phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực của đội ngủ cán bộ nhân viênngân hàng và các tổ chức chính trị xã hội; Vì đối tượng phục vụ của NHCSXH làngười nghèo và các đối tượng chính sách, họ dễ mặc cảm, dễ tự ti Vì vậy cán bộ nhânviên ngân hàng, cán bộ hội đoàn thể phải luôn trau dồi đạo đức, kiến thức phục vụ tậntình, tư vấn giúp hộ nghèo sử dụng vốn hiệu quả

- Thứ năm: Cơ sở vật chất kỹ thuật, NHCSXH cần phải tập trung đầu tư xây dựng

cơ sở vật chất kỹ thuật, trụ sở làm việc, máy móc thiết bị, chú trọng đến hiện đại hóacông nghệ tin học để phát huy hoạt động của ngân hàng tốt hơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

- Thứ sáu: Sự phối hợp của NHCSXH và các tổ chức chính trị xã hội trong việctriển khai thực hiện các văn bản thỏa thuận, các hợp đồng ủy thác, ủy nhiệm đã ký kết.Các bên cần nổ lực phấn đấu làm hết trách nhiệm của mình và phải cùng nhau thườngxuyên kiểm điểm, đánh giá rút kinh nghiệm để năng cao chất lượng cho vay hộ nghèo.

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.2.1.TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHCSXH HUYỆN LỘC HÀ

1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại huyện Lộc Hà

Huyện Lộc Hà nằm ở Đông Bắc tỉnh Hà Tĩnh, phía Bắc giáp huyện NghiXuân, phía Nam giáp huyện Thạch Hà và thị xã Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện CanLộc và phía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển hơn 12 km, diện tích tự nhiên11.830,85 ha

Là một huyện mới được thành lập từ tháng 3/2007 Huyện Lộc Hà có vị trí đặcbiệt quan trọng và thuận lợi không chỉ với hai huyện Thạch Hà và Can Lộc sau khichia tách, với thị xã Hà Tĩnh và khu mỏ sắt Thạch Khê, mà còn với chiến lược pháttriển kinh tế-xã hội của tỉnh, địa hình hội đủ cả sông biển núi non và đồng bằng Lộc

Hà có điều kiện trở thành cầu nối phát triển du lịch sinh thái biển, du lịch các danh lamthắng cảnh và di tích lịch sử của Hà Tĩnh và điểm đầu mối giao thông quan trọng trêntrục hành lang nối thị xã Hà Tĩnh ra biển Đây được xem là một huyện ven biển đầytiềm năng và phát triển kinh tế xã hội mang tính bền vững

Lộc Hà có Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất thuận lợi đối với pháttriển kinh tế - xã hội Lộc Hà có 13 xã được tách ra từ 2 huyện là Thạch Hà và CanLộc vì vậy cơ sở hạ từng như hệ thống giao thông lưới điện, cũng như cơ sở y tế- giáodục đã mang tính kế thừa Ngoài ra, một số công trình, dự án hạ từng lớn như côngtrình thủy lợi Đò Điệm, tuyến đường từ mỏ sắt Thạch Khê nối quốc lộ 1A đi quahuyện, tuyến đường nối Thành Phố Hà Tĩnh với trung tâm huyện lỵ đang được tiếnhành thi công như đang mở ra những triển vọng lớn

Là một Huyện Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và còn chịu ảnh hưởng củakhí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, nên ở Huyện Lộc Hà có nhiều thuậnlợi cho việc phát triển nông lâm thủy sản, trồng trọt chủ yếu là cây lạc và lúa, mang lạinăng suất cao, tuy nhiên điều kiện khí hậu của vùng trong những năm qua hạn hán và rét

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

lạnh kéo dài và một phần do sự biến đổi khí hậu chung trên toàn thế giới nên cũng ảnhhưởng tiêu cực nhiều đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng.

Diện tích đất tự nhiên1 của huyện là 11.830,85 ha, bằng 1,96% tổng diện tích cảtỉnh Diện tích đã đưa vào sử dụng 10.178,55 ha, bằng 86% diện tích đất tự nhiên.Trong đó, đất đã đưa vào sử dụng sản xuất nông-lâm-ngư-diêm nghiệp là 7.110,48, đấtđược sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp là 3.069,86 Diện tích đất chưa sửdụng hiện còn khá lớn, bằng 14% diện tích đất tự nhiên Diện tích đất bằng chưa sửdụng chủ yếu tập trung ở các dải cát ven biển từ Thịnh Lộc đến Thạch Bằng và cácvùng bãi ven sông thuộc các xã Hậu Lộc, Hồng Lộc, Thạch Mỹ, Hộ Độ, Thạch Châu,Mai Phụ, Thạch Bằng…Khả năng có thể khai thác đưa vào sử dụng sản xuất nông-ngư-lâm nghiệp và phi nông nghiệp khoảng 90% diện tích đất bằng chưa sử dụng Đấtđồi núi chưa sử dụng tập trung chủ yếu tại các xã Thịnh Lộc, Thạch Bằng, ThạchKim có thể khai thác sử dụng trong sản xuất lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựngkhoảng 75%

Bảng 2: Diện tích đất đai phân theo mục đích sử dụng năm 2011

Đất tôn giáo tín ngưỡng 25,56 0,83

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 204,63 6,66

Đất sông suối và mặt nước 1.194,93 38,92

Nguồn: Kết quả kiểm kê đất đai tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 và Sở Thuỷ sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

Lộc Hà có 1.560,88 ha đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng có khả năng lâmnghiêp khoảng 800 ha Rừng tự nhiên hiện chủ yếu rừng nghèo Với nguồn đất đaiquý giá không thể thiếu được, đó là cơ sở và tiềm năng phát triển cho vùng.

Huyện có bờ biển dài 12 km, là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng Cửa

sót - một cửa biển có vùng bãi ngập nước mặn lợ với hơn 700 ha, rất thuận lợi chonuôi trồng các loại hải sản tôm, cua, hến và các nước mặn Cửa sót - Một cửa sônglớn đổ ra biển) tạo ra tiềm năng to lớn trong việc phát triển toàn diện kinh tế biển(giao thông vận tải biển, du lịch và nuôi trồng, đánh bắt hải sản, công nghiệp chế biếnhải sản xuất khẩu Nơi đây không chỉ là cảng cá mà có thể phát triển thành mộtthương cảng sầm uất của cả tĩnh Hà Tĩnh Tuy vậy, ven biển Huyện Lộc Hà cũng cómột số yếu tố không thuận lợi cho phát triển kinh tế:

- Mức độ khai thác nguồn lợi hải sản ở vùng ven bờ đã sát hoặc thậm chí caohơn mức sản lượng bền vững cho phép;

- Nguồn lợi hải sản vùng bờ cũng có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản ợng và kích thước cá đánh bắt Các hoạt động giao thông phát triển ở vùng ven biển

lư-và trên lưu vực sông tiếp tục gia tăng

- Hàng năm Hà Tĩnh nói chung và huyện Lộc Hà nói riêng chịu ảnh hưởng trựctiếp của 1-2 cơn bão, thường làm mực nước biển dâng cao đến 7-8 m gây hậu quảnghiêm trọng cho dân sinh và kinh tế, đặc biệt cho nuôi trồng thủy sản

Tiềm năng phát triển công nghiệp và dịch vụ- thương mại: Mục tiêu thời gian

tới, lĩnh vực công nghiệp ở huyện Lộc Hà sẽ được tập trung vào khai thác vật liệu xâydựng chủ yếu cung cấp cho Thành Phố Hà Tĩnh cũng như khu công nghiệp mỏ sắtThạch Khê và phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện

Công nghiệp bảo quản và chế biến thủy hải sản cũng được xác định là ngànhkinh tế mũi nhọn ở các xã vùng biển như Thạch Kim, Thạch Bằng Tại đây đã đượchình thành các cụm công nghiệp bảo quản, chế biến thủy hải sản như kho đông lạnh,hằng năm sẽ cung cấp sản lượng khoảng 30.000 tấn cá ra thi trường, chiếm khoảng 1/3sản lượng của cả tĩnh Các tổ hợp chế biến nước mắm, ruốc, thủy hải sản khô đangdần khẳng định được thương hiệu của mình trong thị trường trong nước và xuất khẩu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Phát triển thương mại dịch vụ, đây là lĩnh vực quan trọng, là mục tiêu lớn vàquyết tâm của đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện nhà Sớm nhanh chóng hìnhthành cảng thương mại cũng như trung tâm thương mại Cữa Sót Thach Kim, nhằm gópphần quan trọng, tạo tiền đề cho việc phát triển du lịch biển- núi.

Huyện Lộc Hà tương đối giàu tài nguyên du lịch: có tiềm năng di sản văn hoá

phong phú, đa dạng, có gía trị và mang bản sắc riêng, độc đáo Hiện tại trên địa bànhuyện có Cửa Sót - núi Nam Giới, bãi tắm Thịnh Lộc, Thạch Bằng có thể kết hợp vớinhau thành các tuyến du lịch Huyện có các di tích lịch sử như Chùa Chân Tiên, ChùaKim Dung, Đền Lê Khôi Có nhiều lễ hội như hội chùa Hương Tích, Chiều Trưng, HạThủy, hội đua thuyền ở Thạch Kim, Thạch Bằng, Mai Phụ, Hỗ Độ Đây cũng là điểm

du lịch quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt có tính chất trung chuyển Bắc - Nam,Tây - Đông

Về dân số và lao động: Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 17.747 người,

chiếm 20,58% dân số Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp Cơcấu lao động so với cơ cấu kinh tế có sự chênh lệch lớn Tỷ trọng lao động nông lâmngư nghiệp chiếm trên 99% trong tổng số

Nhìn chung Thế mạnh nền kinh tế huyện là nông, lâm, ngư nghiệp và thươngmại du lịch Vị trí địa lý của huyện cho phép phát triển toàn diện về các loại cây trôngvật nuôi cũng như khai thác đánh bắt nuôi trồng thuỷ hải sản và phát triển du lịch, tạonguồn hàng cho công nghiệp chế biến, vùng màu cho thành phố Hà Tĩnh và khu côngnghiệp khai thác mỏ Là huyện ven biển, nằm liền kề với khu vực khai thác mỏ vàThành phố Hà Tĩnh, có sự quan tâm đặc biệt của nhà nước theo Chương trình 134,nhất là sau khi có đường 1B đi qua là điều kiện thuận lợi cho phép huyện chuyển dịch

cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn theohướng giảm dần tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành Thương mại Dulịch - Dịch vụ và Công nghiệp chế biến trong tương lai

Với tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội như vậy nên huyện Lộc Hà có nhiềutồn tại và khó khăn- Phần lớn diện tích của huyện là đất bạc màu, giữ nước kém Thờitiết khắc nghiệt, diễn biến ngày càng phức tạp và thường gây ra các thiên tai khó lường

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

lớn nhất do hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực là môi trườngcạnh tranh ngày càng khốc liệt, trong khi đó Hà Tĩnh nói chung cũng như huyện mớinói riêng chưa chuẩn bị đầy đủ chuẩn bị cho quá trình đó Vốn đầu tư, công nghệ và kỹnăng quản lý còn nhiều bất cập, lao động rẻ nhưng chưa được đào tạo phần lớn không

có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, yếu ngoại ngữ (tiếng Anh) … là những yếu tố hạnchế sự hội nhập kinh tế của huyện Trình độ phát triển, mức thu nhập bình quân đầungười hiện thấp hơn rất nhiều so trung bình của cả tỉnh là hạn chế lớn để phát triển.Đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn, tuy đã thoát khỏi đói nghèo nhưng nguy

cơ tái nghèo còn cao, nhất là các xã vùng bãi ngang và một số đối tượng chính sách; tỷ

lệ lao động thiếu việc làm còn cao, gây áp lực lớn cho phát triển kinh tế

1.2.1.2 Hộ nghèo tại huyện Lộc Hà

Nghèo đói là vấn đề chung mà các nước đang phát triển phải đối mặt, do vậy giảiquyết vấn đề đói nghèo luôn được các nước này quan tâm cùng với chiến lược pháttriển kinh tế xã hội “ Tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo” Vì vậy

để giải quyết vấn đề đói nghèo các nước cần xây dựng kế hoạch, đề ra các giải phápxóa đói giảm nghèo cụ thể và triển khai thực hiện nghiêm túc

Ở nước ta những năm qua đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, chínhsách xóa đói giảm nghèo hữu hiệu, chính nhờ vậy mà nghèo đói đã từng bước đượcđẩy lùi, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh chóng, sớm đưa Việt Nam ra khỏi những nướcchậm phát triển

Hà Tĩnh được cả nước biết đến là vùng đất nghèo, phần lớn dân cư sống ở khuvực nông thôn Năm 1992 Hà tĩnh được đánh giá là một trong những tĩnh nghèo nhấttoàn quốc

Hiện nay theo điều tra mới nhất của Sở lao động thương binh và xã hội Tĩnh, tỷ

lệ hộ nghèo của toàn tĩnh còn 13,1% Trong đó Lôc Hà là một huyện mới được xem làhuyện nghèo có tỷ lệ hộ nghèo cao của tĩnh, theo báo cáo tổng kết tình hình xóa đóigiảm nghèo của phòng lao động thương binh xã hội huyện Lộc Hà năm 2011 thì tỷ lệ

hộ nghèo qua các năm được giảm rõ rệt năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo của huyện là 33,69%thì đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn 16,05%, năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo 15,3% Nhưvậy nhờ sự cộng tác giúp đỡ của chính phủ, các cấp chính quyền địa phương,

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

NHCSXH, và sự cố gắng của bà con nông dân tỷ lệ hộ nghèo đã được giảm rõ rệt xongHuyện Lộc Hà vẫn còn là Huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao so với mặt bằng chung củatoàn tĩnh Các giải pháp để giảm nghèo triển khai chưa mạnh, hiệu quả chưa cao trênđịa bàn huyện NHCSXH huyện là một tổ chức đang hoạt động quan trọng hỗ trợ thúcđẩy phát triển kinh tế nhất là tổ chức đắc lực trong vấn đề về vốn tập trung cho côngcuộc XĐGN của huyện.

1.2.1.3 Tình hình hoạt động tại NHCSXH huyện Lộc Hà

1.2.1.3.1 Sự ra đời và mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của NHCSXH huyện Lộc Hà

Ngân hàng chính sách xã hội được thành lập theo quyết định số 131/2002/QĐ-TTgngày 04/10/2002 của thủ tướng chính phủ nhằm tách tín dụng chính sách ra khỏi tíndụng thương mại trên cơ sở tổ chức lại ngân hàng phục vụ người nghèo

Lộc Hà là một huyện nghèo của Tỉnh Hà Tĩnh, mới được thành lập năm 2007nên đang còn gặp khó khăn về nhiều mặt, tỷ lệ đó nghèo còn ở mức cao Vì vậy, việcthành lập NHCSXH nơi đây là vô cùng cần thiết để trở thành kênh tín dụng quan trọngđối với người nghèo và đối tượng chính sách khác

NHCSXH huyện Lộc Hà trực thuộc sự quản lý của NHCSXH Tĩnh Hà Tĩnh rađời đi vào hoạt động ngày 01/06/2007 tách ra từ 2 ngân hàng là: NHCSXH HuyệnThạch Hà và NHCSXH Huyện Can Lộc, quản lý với số lượng 13 xã Trụ sở đóng tại

xã Thạch Bằng là nơi tập trung các cơ quan chức năng của huyện, với mạng lưới rộngkhắp toàn huyện, thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn, các tổ chức chính trị xã hội.Tuy tuổi đời còn trẻ và điều kiện còn khó khăn nhưng trong nhiều năm qua đã trởthành một địa chỉ tin cậy của bà con nông dân, cũng như ngân hàng đang ngày càng

mở rộng quy mô hoạt động để đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng lớn của hộ nghèo

và các đối tượng chính sách, giúp cho hàng ngàn hộ nghèo và các đối tượng chính sách

có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững

Để đáp ứng nhu cầu vay vốn xuống đến tận cơ sở phòng giao dịch NHCSXHhuyện Lộc Hà đã đặt địa điểm giao dịch ở 13/13 xã và 273 tổ TK&VV làm dịch vụ ủythác tại các thôn xóm các xã trong toàn huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

 Công tác chỉ đạo điều hành và triển khai cơ chế, nghiệp vụ.

Điều hành tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Lộc Hà là giám đốc, giúp việccho giám đốc có một phó giám đốc kiêm công tác kiểm tra, quản lý hai tổ nghiệp vụ.NHCSXH huyện Lộc Hà tổ chức bộ máy quản lý theo nguyên tắc tập trung dânchủ, theo chế độ một thủ trưởng, hoạt động thống nhất từ trên xuống và chịu sự điềuhành trực tiếp từ giám đốc

Ban lãnh đạo của NHCSXH huyện bao gồm: 1 Giám Đốc, 1 Phó Giám Đốc cùngchỉ đạo trực tiếp đến các phòng ban sau: phòng kế toán-ngân quỹ và phòng kế hoạchnghiệp vụ tín dụng, kiểm tra, kiểm toán nội bộ

Với quy mô còn nhỏ song lại hoạt động trong một địa bàn khá rộng nên vẫn còngặp nhiều khó khăn trong thực tế

Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của NHCSXH huyện Lộc Hà.

-: Quan hệ chỉ đạo

- : Quan hệ chức năng

1.2.1.3.2.Tình hình lao động của NHCSXH huyện Lộc Hà

Lao động và việc bố trí nguồn lao động là một yếu tố quan trọng quyết định

đến kết quả, hiệu quả hoạt động của một tổ chức Với đặc thù hoạt động của ngân hàng

có sự tiếp súc trực tiếp thường xuyên với khách hàng cũng như các nghiệp vụ ngânhàng phức tạp thì việc bố trí hợp lý nguồn lực lao động là rất được chú trọng

Giám đốc

Phó giám đốc

Phòng tín dụngPhòng kế toán ngân quỹ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

Bảng 3: Tình hình lao động của NHCSXH huyện Lộc Hà giai đoạn 2010- 2011

Chỉ tiêu

Số lượng(người)

Cơ cấu(%)

Số lượng(người)

Cơ cấu(%) +/- %Tổng số lao động 8 100 9 100 1 11,111.Phân theo giới tính

-Ban giám đốc 2 25 2 22,22 0 0

-Kế toán và ngân quỹ 3 37,5 4 44,44 1 33,33-Tín dụng 3 37,5 3 33,33 0 0

(Nguồn ngân hàng chính sách xã hội huyện Lộc Hà)

Hiện nay tại NHCSXH huyện Lộc Hà có 9 người, biên chế cả 9,đạt tỷ lệ 100%,không có nhân viên hợp đồng Số lượng cán bộ không biến động trong thời gian qua.Qua bảng ta thấy tổng số cán bộ công nhân viên của ngân hàng còn rất ít tronglúc đó khối lượng công việc lại khá lớn với địa bàn hoạt động 13 xã với hơn 11.070 (

số liệu báo cáo từ ngân hàng năm 2011) đối tượng cho vay Số cán bộ thuộc phòng tíndụng chỉ có 4 người trong đó bao gồm cả phó giám đốc kiêm trưởng phòng tín dụngphải quản lý tổng số hộ vay vốn thuộc nhiều chương trình nên chất lượng quản lýnguồn vốn thuộc các chương trình không được chặt chẽ Do đó mỗi nhân viên phảiđảm đương nhiều chức năng khác nhau Trung bình một nhân viên tín dụng phải quản

lý khoảng 1230 hộ Đây là một khó khăn thách thức cho sự hoạt động của ngân hàng

Do khối lượng cán bộ còn ít nên dẫn đến hiệu quả hoạt động của một số lĩnh vực còn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

điều tra tình hình vốn có đúng mục đích hay không, việc đi thu nợ…cần nhiều nhânviên Do vậy đây là một vấn đề cần xem xét.

Xét về mặt chất lượng, trình độ của các cán bộ là một yếu tố rất quan trọng ảnhhưởng đến chất lượng cũng như chất lượng công việc

Số lượng cán bộ không biến động trong năm vừa qua, có 55,55% có trình độ đạihọc, 22,22% có trình độ cao đẳng và 11,11% có trình độ trung cấp Đây là một con sốkhông cao lắm, điều này đòi hỏi phải có sự đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cao hơnnữa Tuy nhiên thời gian qua nhờ sự nổ lực và nhiệt tình của mọi cán bộ NHCSXHhuyện đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Hiện nay ngân hàng huyện được cho phép vay 8 chương trình là: vay hộnghèo,vay giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động, nước sạch và môi trường nôngthôn,hộ sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, hộ nghèo làm nhà ở, thương nhân hoạtđộng vùng, nhưng chiếm tỷ lệ cho vay cao vẫn chủ yếu là hộ nghèo Các chương trìnhtín dụng của NHCSXH đã đóng góp nhiều trong công tác xóa đói giảm nghèo củaquốc gia noi chung và huyện Lộc Hà nói riêng Theo báo cáo tổng kết huyện thì tỷ lệ

hộ nghèo qua các năm được giảm rõ rệt, năm 2007 tỷ lệ hộ nghèo của huyện là33,69% thì đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo còn 16,05% cho thấy vai trò của ngân hàngchính sách xã hội huyện đã góp phần quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY

CỦA CÁC HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN LỘC HÀ

I./THỰC TRẠNG CHO VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN LỘC HÀ

I.1 TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH HUYỆN LỘC HÀ

2.1 Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH huyện Lộc Hà

Để triển khai thực hiện chính sách cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượngchính sách khác, NHCSXH huyện Lộc Hà đã tập trung khai thác nguồn vốn từ TW bởi

lẽ hoạt động với mục đích xã hội là chính nên nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu phảilấy từ ngân sách của TW theo nghi định 78/2002/N Đ-CP của chính phủ

Hằng năm NHCSXH huyện Lộc Hà căn cứ kế hoạch tín dụng để kế hoạch hóa cácnguồn vốn trình NHCSXH tỉnh Đến ngày 31/12/2011 tổng nguồn vốn đạt 186.451triệu đồng, tăng hơn so với các năm trước Năm 2010 nguồn vốn đạt 136.206 triệuđồng tăng 32.040 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với 30,75% Đến năm 2011tiếp tục tăng lên 186.451 triệu đồng tăng 50.245 triệu đồng (36,88%) so với 2010.Điều này cho ta thấy quy mô của ngân hàng ngày càng được mở rộng hay sự quan tâmcủa nhà nước đối với người nghèo càng nhiều hơn Nguồn vốn tăng phản ánh mức độđáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của ngân hàng, các hộ vay vốn sẽ có điềukiện phát triển các kế hoạch sản xuất của hộ

Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn cho vay trên ta thấy nguồn vốn TW chiếm tỷ trọnglớn (chiếm 99%) còn nguồn huy động lại rất ít chỉ chiếm gần 1% trong tổng nguồnvốn, Mặc dù ít nhưng các năm sau tăng hơn so với những năm trước,đó cũng là mộtkết quả đáng mừng, cụ thể : năm 2011 tăng 455,5% so với năm 2010 với số tiền tănghơn là 2.050 triệu đồng Điều này cho thấy mức thu nhập ngày càng tăng của các nông

hộ Khác với một số NHCSXH huyện khác là nguồn huy động ở đây chỉ từ tổ TK &

VV và chỉ là một số tiền rất ít bởi vì Lộc Hà là một huyện mới thành lập, mặt kháccuộc sống người dân ở đây còn nhiều khó khăn, là một huyện được đánh giá là huyệnnghèo của Tỉnh nên nguồn huy động từ bên ngoài ra ít

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

SVTH: Trần Thị Quyên - K42A KTNN 31

Bảng 4:Cơ cấu nguồn vốn của NHCSXH huyện Lộc Hà qua 3 năm 2009-2011

Tr đ % Tr.đ % Tr.đ % +/- % +/- %Tổng số 104.166 100,00 136.206 100,00 186.451 100,00 32.040 30,75 50.245 36,881.Vốn TW 103.936 99,77 135.756 99,66 183.951 98,65 31.820 30,61 48.195 35,502.Huy đông từ tổ TK&VV 230 0,22 450 0,33 2.500 1,34 220 95,65 2.050 455,55

(Nguồn: ngân hàng chính sách xã hội huyện Lộc Hà)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

 Doanh số cho vay và chỉ tiêu hệ số quay vòng vốn cho vay hộ nghèo

 Doanh số cho vay

Là một trong những chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng Doanh

số cho vay lớn chứng tỏ ngân hàng càng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân.Đối tượng chủ yếu của NHCSXH là hộ nghèo do đó trong các chương trình cho vaythì cho vay hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, đối với hộ nghèo nhất là huyên nghèo như Lộc

Hà thì vay chủ yếu sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và phát triển chăn nuôi) là chính.Tùy theo mỗi ngành, mỗi quy mô sản xuất mà nhu cầu phát triển về vốn là khác nhau,nhưng nhìn chung thì lượng vốn mà hộ nghèo vay và trả là rất nhỏ so với các hộ sảnxuất kinh doanh khác

Căn cứ vào bảng ta thấy doanh số cho vay biến động không đều qua các năm.Năm 2010 doanh số cho vay giảm xuống còn 13.107 triệu đồng , giảm 5.163 triệuđồng tương ứng với giảm 28,25% so với năm 2009.Tuy nhiên đến năm 2011 lại tănglên 21.200 triệu đồng tức tăng 8.093 triệu đồng so với năm 2010 do đó tương ứng tăngcao 61,74% Doanh số cho vay tăng thì doanh số hộ nghèo được vay tăng và hộ cónhiều cơ hội hơn để thoát nghèo

Nguồn vốn vay phụ thuộc vào ngân sách của nhà nước nên cũng không thể chủđộng trong điều chỉnh doanh số cho vay hộ nghèo Trong doanh số cho vay hộ nghèocủa NHCSXH chủ yếu là vay trung hạn vì nó phụ thuộc vào chu kỳ sản xuất kinhdoanh của hộ, người dân vay vốn chủ yếu để đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi Khikết thúc chu kỳ sản xuất người dân trả nợ cho ngân hàng và tùy nhu cầu của hộ mà cóthể tiếp tục vay hoặc không Do đó hầu hết hộ nghèo xin vay vốn theo hình thức trunghạn, còn ngắn hạn thì rất ít

Cùng với sự tăng lên về doanh số cho vay thì số lượng hộ vay vốn biến độnggiảm đáng kể, cụ thể năm 2009 là 1947 hộ, năm 2010 là 1302 hộ, giảm 645 hộ haygiảm 33,12% so với 2010.Trong năm 2010 số hộ vay vốn giảm là do ngoài vay vốn hộnghèo còn nhiều chương trình vay khác như vay nước sạch…mặt khác nguồn vốn

2010 cũng giảm hơn so với năm 2009 nên không thể đáp ứng được nhu cầu của các hộnghèo Sang năm 2011 có 1594 hộ vay vốn tăng 292 hộ so với 2010 do chính sách ưuđãi có nhiều thay đổi tích cực theo hướng có lợi cho người dân cũng như nguồn vốn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

Lượng vay vốn bình quân trên hộ cũng biến động do doanh số cho vay và số hộvay vốn thay đổi qua các năm Lượng vay vốn bình quân trên hộ có xu hướng tăng lên,

cụ thể : năm 2009 bình quân/hộ là 9,38 triệu đồng, năm 2010 là 10,06 triệu đồng tăng0,68 triệu đồng hay tăng 07,24% so với 2009 Đến năm 2011 là 13,29 triệu đồng tăng3,23 triệu đồng tương ứng tăng 32,10% so với 2010 Như vậy lượng vốn vay bìnhquân / hộ tăng chứng tỏ khả năng đáp ứng được nguồn vốn của ngân hàng và cũngchứng tỏ các hộ nghèo đã mạnh dạn vay vốn để sản xuất, đây là một tín hiệu lạc quanđối với công tác XĐGN

Bảng 5: Doanh số cho vay và doanh số thu nợ hộ nghèo qua 3 năm 2009-2011

+/- % +/- %1.Tổng doanh số

cho vay (tr.đ) 18.270 13.107 21.200 -5.163 -28,25 8.093 61,742.Số hộ vay vốn (hộ) 1947 1302 1594 -645 -33,12 292 22,423.Lượng vốn vay

BQ/ hộ (tr.đ) 9,38 10,06 13,29 0,68 07,24 3.23 32,104.Doanh số thu nợ (tr.đ) 11.716 10.571 18.500 -1.145 -9,77 7.929 75,005.Tổng dư nợ (tr.đ) 53.408 57.940 68.676 4.532 08,48 10.736 18,526.Hệ số quay

vòng vốn (%) 21,93 18,24 26,93 -0,037 - 0,087

-(Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội huyện Lộc Hà)

 Chỉ tiêu hệ số quay vay vòng vốn

Hệ số quay vòng vốn phản ánh doanh số thu hồi nợ so với tổng dư nợ trong kỳ.Hằng năm chi nhánh đưa ra các chỉ tiêu cụ thể để làm mục tiêu phấn đấu Đây cũng làmột chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng, hiệu quả tín dụng của chi nhánh

Năm 2009 hệ số quay vòng vốn đạt 21,93%; năm 2010 đạt 18,24%; năm 2011đạt 26,93% So với chỉ tiêu chi nhánh đưa ra hằng năm là 25% thì Hệ số quay vòngvốn không cân đối giữa các năm Nguyên nhân phụ thuộc chủ yếu vào các năm trướcmức tăng trưởng dư nợ lớn hay nhỏ mặc dù doanh số thu nợ trong những năm qua có

xu hướng tăng trừ năm 2010 có giảm hơn 2009 vì doanh số cho vay ít hơn và do thời

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 20/04/2021, 07:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Ninh Kiều( 1998), Tiền tệ -Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội Khác
2. Các Mác( 1987), tập 3-phần 1, nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội Khác
3. NHCSXH Lộc Hà, báo cáo kết quả hoạt động năm 2011, kế hoạch nhiệm vụ năm 2012 Khác
7.Nghiệp vụ Tín Dụng ngân hàng dành cho các cán bộ mới tuyển dụng.( lưu hành nội bộ). NHCSXH Việt Nam Khác
8. Báo cáo tổng hợp chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của huyện mới đến năm 2020- UBND (huyện Lộc Hà- Tĩnh Hà Tĩnh.)Websites tham khảo Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w