1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại NHNN PTNT huyện lộc hà tỉnh hà tĩnh

104 8 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 741,27 KB

Nội dung

Ý kiến đánh giá của các hộ vay vốn về hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà ...74 Trường Đại học Kinh tế Huế... DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮTNHNo & PTNT : Ngân hàng nông nghi

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN HUYỆN LỘC HÀ, TỈNH HÀ TĨNH

Sinh viên thực hiện:

Phan Thị Mỹ Nhụy

Lớp: K42A - KTNN

Niên khĩa: 2008-2012

Giáo viên hướng dẫn:

TS Phan Văn Hịa

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 2

Lời Cảm Ơn!

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực hết mình của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhiệt tình từ các tổ chức và cá nhân Do đó tôi đã có những điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình Đó là nguồn động viên lớn nhất dành cho tôi Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người.

Đầu tiên, cho tôi bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến tất cả quý thầy cô Trường Đại học Kinh Tế - Đại Học Huế nói chung và thầy cô Khoa Kinh tế - Phát Triển nói riêng đã truyền đạt những kiến thức quý báu để cho tôi hoàn thành tốt chương trình học này Đặc biệt, em xin gửi lời cảm

ơn chân thành đến thầy Phan Văn Hòa – người đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình.

Đồng thời, tôi cũng trân trọng cảm ơn Ban Giám Đốc cùng toàn thể nhân viên NHNo & PTNT chi nhánh huyện Lộc Hà đã tạo điều kiện cho tôi được thực tập, xâm nhập thực tế và tìm hiểu tình hình của ngân hàng.

Và sau cùng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, và tất cả bạn bè đã luôn ủng hộ, khuyến khích, chia sẻ những khó khăn cùng với tôi trong suốt quá trình học tập Kiến thức những ngày còn ở giảng đường sẽ là hành trang cho tôi đi tiếp con đường phía trước Dù có đi đến đâu, làm được điều gì cho xã hội tôi vẫn không quên những người đã nâng bước cho tôi hòa vào cuộc sống.

Kính chúc Quý thầy cô trường Đại Học Kinh Tế - Đại Học Huế và thầy Phan Văn Hòa gặt hái được nhiều thành công trong công tác giảng dạy!

Kính chúc NHNo & PTNT huyện Lộc Hà ngày càng phát triển và thành công trên con đường hội nhập!

Chúc các bạn thành công!

Chân thành cảm ơn!

Sinh viên: Phan Thị Mỹ Nhụy

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

MỤC LỤC

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

2.1 Mục tiêu chung 2

2.2 Mục tiêu cụ thể 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

3.1 Đối tượng nghiên cứu 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Giới hạn: 3

Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .5

1.1 Cơ sở lý luận 5

1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về hộ nông dân 5

1.1.1.1 Khái niệm hộ nông dân 5

1.1.1.2 Đặc điểm của hộ nông dân 5

1.1.1.3 Tiềm năng nội tại của hộ nông dân 6

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về tín dụng, tín dụng Ngân hàng 6

1.1.2.1 Khái niệm tín dụng, tín dụng Ngân hàng 6

1.1.2.2 Phân loại tín dụng Ngân hàng 7

1.1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân 8

1.1.2.4 Những quy định về hoạt động tín dụng của ngân hàng 11

1.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu 14

1.1.3.1 Đối với ngân hàng 14

1.1.3.2 Đối với hộ nông dân 15

1.2 Cơ sở thực tiển 15

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LỘC HÀ 17

2.1 Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lộc Hà 17

2.2 Tình hình chung của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lộc Hà .21

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lộc Hà .21

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

2.2.2 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT huyện Lộc

Hà .23

2.2.2.1 Vai trò của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà 24

2.2.2.2 Chức năng hoạt động .24

2.2.2.3 Nhiệm vụ 26

2.2.2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà 26

2.2.3 Tình hình lao động của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà 30

2.2.4 Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng 32

2.3 Khái quát về hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà qua 3 năm (2009-2011) 33

2.3.1 Tình hình huy động vốn của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lộc Hà 33

2.3.2 Hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng qua 3 năm (2009-2011) 36

2.3.3 Phân tích biến động dư nợ hộ nông dân theo ngành nghề kinh tế qua 3 năm 2009-2011 .41

2.3.4 Hoạt động tín dụng hộ nông dân của chi nhánh Ngân hàng qua 3 năm (2009-2011) 44

2.4 Tình hình kinh tế - xã hội địa phương ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng 47 2.5 Tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các hộ điều tra tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà 49

2.5.1 Tình hình chung của các hộ điều tra 49

2.5.1.1 Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra 49

2.5.1.2 Tình hình đất đai của các hộ điều tra 50

2.5.1.3 Tình hình tư liệu sản xuất của các hộ điều tra 54

2.5.2 Tình hình vay vốn của các hộ điều tra tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà 57

2.5.2.1 Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho từng lĩnh vực sản xuất của các hộ điều tra 57

2.5.2.2 Mức vay vốn của các hộ điều tra 60

2.5.2.3 Tình hình vay vốn của các hộ điều tra tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà 61

2.5.2.4 Tình hình vay vốn phân theo thời gian của các hộ điều tra 63

2.5.3.1 Mục đích sử dụng vốn của các hộ điều tra 66

2.5.3.2 Khả năng hoàn trả vốn của các hộ điều tra 70

2.5.3.3 Nhu cầu vay vốn của các hộ trong tương lai 72

2.5.4 Ý kiến đánh giá của các hộ vay vốn về hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà 74

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY VỐN VÀ SỬ

DỤNG VỐN VAY CỦA CÁC HỘ NÔNG DÂN 79

TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LỘC HÀ .79

3.1 Các giải pháp đối với các cấp, các ngành chính quyền 79

3.2 Giải pháp đối với NHNo & PTNT huyện Lộc Hà 80

3.2.1 Về công tác quản trị điều hành 80

3.2.2 Về công tác nguồn vốn 80

3.2.3 Về việc nâng cao chất lượng tín dụng .82

3.2.4 Về việc nâng cao trình độ cán bộ tín dụng .83

3.2.5 Đối với hộ nông dân .83

Phần 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾNNGHỊ 85

1 KẾT LUẬN 85

2 Kiến nghị 86

2.1 Đối với chính quyền địa phương .86

2.2 Đối với ngân hàng 87

2.3 Đối với hộ nông dân .87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

NHNo & PTNT : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

NHNo : Ngân hàng nông nghiệp

NHNo VN : Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam

NHTM : Ngân hàng thương mại

NHNo & PTNT VN: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ViệtNam

KDNN-DV phi NN : Kinh doanh ngành nghề dịch vụ phi nông nghiệp

SXNN : Sản xuất nông nghiệp

CNH-HĐH : Công nghiệp hóa-hiện đại hóa

DSCV : Doanh số cho vay

DSDN HND : Doanh số dư nợ hộ nông dân

TLSX : Tư liệu sản xuất

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình cho vay tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà 12

Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lộc Hà 27

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Diện tích đất đai huyện Lộc Hà năm 2010 phân theo mục đích sử dụng 18

Bảng 2: Cơ cấu lao động của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà 30

Bảng 3: Tình hình huy động vốn của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà qua 3 năm 2009-2011 34 Bảng 4: Hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà qua 3 năm 2009-2011 37

Bảng 5: DSDN HND theo ngành nghề kinh tế tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà qua 3 năm 2009-2011 42

Bảng 6: Hoạt động tín dụng hộ nông dân theo loại cho vay tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà qua 3 năm 2009-2011 45

Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra năm 2011 49

Bảng 8: Tình hình đất đai của các hộ điều tra năm 2011 52

Bảng 9: Tình hình tư liệu sản xuất của các hộ điều tra năm 2011 55

Bảng 10: Nhu cầu vốn và mức độ đáp ứng theo lĩnh vực sản xuất của các hộ điều tra năm 2011 58

Bảng 11: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra năm 2011 phân theo mức vay 60

Bảng 12: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà năm 2011phân theo ngành nghề 62

Bảng 13: Tình hình vay vốn của các hộ điều tra năm 2011 theo kỳ hạn và ngành nghề 64

Bảng 14: Mục đích sử dụng vốn vay của các hộ điều tra năm 2011 theo ngành nghề 67

Bảng 15: Tình hình sử dụng vốn sai mục đích của các hộ điều tra năm 2011 69

Bảng 16: Tình hình hoàn trả vốn của các hộ điều tra năm 2011 71

Bảng 17: Nhu cầu vay vốn của các hộ điều tra trong thời gian tới 73

Bảng 18: Đánh giá của các hộ điều tra về hoạt động tín dụng tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà năm 2011 75

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

Để tìm hiểu các hộ nông dân sử dụng nguồn vốn vay như thế nào, tôi đã chọn đề tài:

“Tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại NHNo & PTNT huyện

Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh” để nghiên cứu.

Lộc Hà là huyện mới thành lập, còn nghèo nàn, môi trường tự nhiên kinh tế xãhội còn nhiều khó khăn, phần lớn thu nhập của người dân từ hoạt động sản xuất nôngnghiệp Nhu cầu về vốn của các hộ nông dân ngày càng tăng Để đáp ứng được nhucầu đo cho người dân cần phải có sự đóng góp to lớn của NHNo & PTNT huyện Lộc

Hà Mặc dù mới thành lập nhưng trong khoảng thời gian ngắn đó mà Ngân hàng đãgóp phần không nhỏ cho sự phát triển của huyện, thúc đẩy nền kinh tế của huyện nhàngày một đi lên từng bước đáng kể Chi nhánh đã và đang thực hiện tốt vai trò củamình trong phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn Với nguồn vốn vay nôngnghiệp ngày càng tăng đã đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời giúp cho hộ nôngdân có điều kiện mở rộng sản xuất, đem lại lợi nhuận và nâng cao đời sống cho ngườidân Tuy nhiên, hoạt động sản xuất nông nghiệp mang nhiều rủi ro không lường trướcđược, khó thu hồi vốn, hiệu quả kinh tế mang lại thấp Hơn nữa, người nông dân cònmang tâm lý sợ không dám mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất lớn Vì vậy, đểhoạt động cho vay và sử dụng vốn vay thế nào cho phù hợp để an toàn và đạt hiệu quảcao nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của huyện trên thực tế còn nhiều nội dung cầnphải đặt ra Trong quá trình thực tập tại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà tôi đã phần nàohiểu được vấn đề mà mình nghiên cứu Mục tiêu nghiên của đề tài là tìm hiểu tình hìnhcho vay của ngân hàng và tình hình sử dụng vốn của các hộ nông dân tại Chi nhánh để

từ đó đưa ra các giải pháp có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả cho vay của Ngânhàng và hiệu quả sử dụng vốn của các hộ nông dân Trong quá trình nghiên cứu tôi đãthu thập số liệu từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo &Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

PTNT huyện Lộc Hà qua 3 năm từ 2009 đến 2011, báo cáo tình hình kinh tế xã hội củahuyện Lộc Hà và vận dụng các phương pháp ngiên cứu sau:

- Phương pháp điều tra thống kê

- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo

- Phương pháp thống kê phân tích

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã khái quát được các điểm cơ bản về hộ nôngdân, tín dụng và tín dụng ngân hàng, một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động ngân hàng Đềtài đã phân tích được tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm 2009-

2011, tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân Và qua đó tôi đã đề xuất

ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vay và sử dụng vốn vay tại Ngân hàng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

Phần 1: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam là một nước nông nghiệp, có đến 70% dân số sống phụ thuộc vàonghề nông Nông nghiệp luôn là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong nền kinh tế.Nền kinh tế nước ta đã và đang bước vào giai đoạn hội nhập với nền kinh tế quốc tế,

sự chuyển biến về kinh tế và xã hội đang phát huy và có nhiều thành tựu to lớn, đưađất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho giai đoạnphát triển mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa và nâng cao vị thế của ViệtNam trên trường quốc tế Đảng ta luôn khẳng định vai trò to lớn và vị trí quan trọngcủa vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn Sự phát triển kinh tế nông thônđóng vai trò rất lớn trong nền kinh tế quốc dân Sự phát triển này của nền kinh tế có sự

hỗ trợ lớn về vốn của các tổ chức tín dụng khác nhau như ngân hàng thương mại, ngânhàng chính sách xã hội… Trong đó NHNo & PTNT là một tổ chức tín dụng quantrọng không thể thiếu trong việc đầu tư vốn cho việc phát triển kinh tế

Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, tuynhiên đời sống người dân ở một số nơi vẫn chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt lànhững vùng nông thôn Nhiều vùng nông thôn tình trạng đói nghèo vẫn còn tồn tại,nền kinh tế còn lạc hậu, do đó để phát triển họ cần phải có vốn đầu tư, vốn là mộttrong những nguồn lực quan trọng nhất

Trong sản xuất nông nghiệp để có khả năng kinh doanh tốt cũng như tạo ra ưuthế và quy mô kinh doanh phù hợp hay để mua sắm tư liệu sản xuất cần thiết, muagiống, phân bón hay thức ăn gia súc có chất lượng tốt đòi hỏi các hộ nông dân, cácdoanh nghiệp nông nghiệp cần phải đầu tư thêm nhiều vốn Nhưng lượng vốn baonhiêu thì đủ đáp ứng cho nhu cầu của hộ nông dân Đó là vấn đề mà Đảng và Nhànước ta đang cố gắng đáp ứng Tổ chức tín dụng là những người cần phải tìm hiểu kỹ

về người dân, mức vốn, nhu cầu vay vốn và phương pháp kinh doanh của họ để từ đó

có kế hoạch cung ứng vốn kịp thời, đầy đủ và có hiệu quả nhất cho hộ nông dân

Huyện Lộc Hà là huyện mới được thành lập không lâu, từ năm 2006 đến nayvới sự gộp lại từ 6 xã của huyện Thạch Hà và 7 xã của huyện Can Lộc Mới đượcthành lập nên cơ sở hạ tầng vật chất còn kém, còn thiếu thốn rất nhiều thứ, nhưngTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

không vì thế mà làm trì trệ sự phát triển của huyện Cán bộ cũng như nhân dân toànhuyện không ngừng cố gắng xây dựng huyện nhà ngày càng vững mạnh Nguồn thunhập chủ yếu của người dân là từ hoạt động sản xuất nông nghiệp Nguồn thu phi nôngnghiệp còn ít Để phát triển người dân cần một khoản vốn đầu tư lớn Do đó nhu cầuvay vốn của các hộ nông dân ngày càng cao NHNo & PTNT huyện Lộc Hà đã gópphần to lớn về việc cung câp nguồn vốn cho các hộ nông dân vay với các mức lãi suấthợp lý Với việc cung cấp vốn của Ngân hàng nên kinh tế huyện nhà ngày môt pháttriển hơn, người dân đở vất vã đói khổ hơn, cải thiện cuộc sống xã hội Chi nhánhNHNo & PTNT huyện Lộc Hà đã thành lập và đóng vai trò quan trọng trong phát triểnkinh tế nông nghiệp - nông thôn nước nhà Với nguồn vốn ngày càng tăng Ngân hàng

đã đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của người dân giúp họ có điều kiện mở rộng sản xuất,nâng cao thu nhập do vậy đời sống sẽ cao hơn Tuy nhiên việc đầu tư cho sản xuâtnông nghiệp thường rủi ro cao, thu hồi vốn lâu, và hiệu quả kinh tế thấp Để việc vay

sử dụng vốn vay như thế nào cho hợp lý, an toàn và đat hiệu quả kinh tế cao cần phải

có các phương án cụ thể Để hiểu sâu về vấn đề tôi xin chọn đề tài nghiên cứu :”Tình

hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lộc Hà”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung

Phân tích tình hình vay và sử dụng vốn vay của các hộ nông dân tại NHNo &PTNT huyện Lộc Hà Đánh giá nhu cầu vay và hiệu quả sử dụng vốn để từ đó đưa racác giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của hộ nông dân

Trang 13

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

- Các hộ nông dân vay vốn ở huyện Lộc Hà

- Tín dụng của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà đối với hộ nông dân

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu số liệu về tình hình vay và sử dụng vốn vaycủa các hộ nông dân tai NHNo & PTNT huyện Lộc Hà qua 3 năm 2009-2011

Số liệu điều tra thực tế lấy tập trung vào năm 2011

- Phạm vi không gian: Địa điểm nghiên cứu đề tài tại chi nhánh NHNo & PTNThuyện Lộc Hà Địa bàn thực hiện điều tra số liệu là 2 xã Thạch Mỹ và Hộ Độ

- Phạm vi nội dung: Phân tích, đánh giá tình hình vay vốn của hộ nông dân vàviệc sử dụng vốn vay của họ vào công tác sản xuất, kinh doanh như thế nào

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp duy vật biện chứng

- Phương pháp thu thập số liệu

+ Số liệu sơ cấp: Thông qua việc điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ nông dântại địa bàn huyện Lộc Hà Số liệu điều tra được lấy từ việc phỏng vấn 60 hộ vay vốntại NHNo & PTNT huyện Lộc Hà

+ Số liệu thứ cấp: Được thu thập thông qua các báo cáo tổng kết hoạt động kinhdoanh của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà qua các năm, đề án kinh doanh, các tài liệu,

số liệu liên quan của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà, báo cáo kinh tế xã hội của huyệnLộc Hà

- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Tham khảo ý kiến của các thầy côgiáo, các cán bộ ngan hàng, và ý kiến kinh nghiệm của bà con nông dân

Trang 14

địa bàn huyện Lộc Hà Xã Thạch Mỹ người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, vayvốn dùng cho việc chăn nuôi, trồng trọt và nuôi trông thủy sản Xã Hộ Độ người dânvay vốn chủ yếu cho hoạt đông kinh doanh dịch vụ, buôn bán.

- Do hộ nông dân có thể vay từ nhiều nguồn khác nhau như: từ ngân hàng, bạn

bè, người thân, vay nặng lãi…nhưng đưa vào cùng một hoạt động sản xuất nên khôngthể lượng hóa được đâu là hiệu quả từ nguồn vốn nào mang lại Do đó trong phạm vi

đề tài này tôi xin dừng lại ở chổ phân tích tình hình vay và sử dụng vốn chứ khôngđánh giá hiệu quả của việc sử dụng vốn

+ Nội dung:

 Phân tích tình hình vay vốn và sử dụng vốn của các hộ nông dân tại NHNo &PTNT huyện Lộc Hà

 Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Với thời gian thực tập có hạn và trình độ khả năng còn hạn chế, khóa luận chắcchắn không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy rất mong sự góp ý, giúp đỡ của thầy

cô cùng các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.

1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Một số vấn đề cơ bản về hộ nông dân

1.1.1.1 Khái niệm hộ nông dân

Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp vàphát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp ở nôngthôn chủ yếu được thực hiện qua sự hoạt động của hộ nông dân

Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, baogồm cả nghề rừng, nghề cá và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn

Trong các hoạt động phi nông nghiệp, khó phân biệt các hoạt động liên quanvới nông nghiệp và không liên quan với nông nghiệp.Gần đây có một số khái niệmrộng hơn là hộ nông thôn, tuy vậy giới hạn giữa nông thôn và thành thị cũng đang làvấn đề còn tranh luận

Hộ nông dân được định nghĩa như sau: “Nông dân là các nông hộ thu hoạch cácphương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu là lao động gia đình trong trang trại,nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việctham gia một phần trong thị trường hoạt động với trình độ hoàn cảnh không cao”

1.1.1.2 Đặc điểm của hộ nông dân

Theo tạp chí ngân hàng số 75/2003: Hộ nông dân có các đặc điểm sau

- Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là một đơn vị sản xuất vừa làmột đơn vị tiêu dùng

- Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tựcung tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hoàn toàn.Trình độ này quyết định quan hệ giữa hộnông dân và thị trường

- Các hộ nông dân ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia vào các hoạtđộng phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau, khiến cho khó giới hạn thế nào làmột nông hộ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

-Khả năng của hộ nông dân chỉ có thể thỏa mãn nhu cầu tái sản xuất giản đơnnhờ sự kiểm soát tư liệu sản xuất là ruộng đất và lao động.

- Sản xuất kinh doanh chịu nhiều rủi ro, nhất là rủi ro khách quan, trong khi đókhả năng khắc phục lại hạn chế

- Hộ nghèo và hộ trung bình chiếm tỷ trọng cao, khó khăn của hộ là thiếu vốn

Từ các đặc điểm cơ bản trên, ta có thể đưa ra nhận xét: Hộ nông dân là đốitượng cho vay mang tính tổng hợp, bao gồm nhiều lĩnh vực, mức độ và hiệu quả sửdụng vốn từng loại hộ cũng khác nhau.Chính vì vậy, việc xem xét, thẩm định cho vay

là một khâu rất quan trọng, không thể thiếu và là khâu quyết định đến sự an toàn vốncũng như sự phát triển bền vững của tổ chức tính dụng

1.1.1.3 Tiềm năng nội tại của hộ nông dân

Nước ta là một nước nông nghiệp, có tới 80% dân số là nông dân Đây là lựclượng lao động rất hùng hậu, mặc dù lao động trong nông thôn trình độ không caonhưng họ là những người cần cù, chăm chỉ, chịu khó và đặc biệt họ có một kinhnghiệm thực tế rất đáng khâm phục Hiện nay, vấn đề thiếu việc làm đã dẫn đến tìnhtrạng dư thừa lao động ở nông thôn ngày càng tăng, phong trào lên thành phố kiếmviệc làm ngày càng lớn Do đó, để tận dụng nguồn lao động này, Đảng và Nhà nướccần phải có những chính sách đầu tư thích đáng vào nông thôn nhằm tạo điều kiện chongười dân mở rộng sản xuất và phát triển ngành nghề phụ để thu hút lao động

Người nông dân là những người có kinh nghiệm thực tế, chỉ qua thực tế trongsản xuất họ đã rút ra được những kinh nghiệm rất quý báu, mặt khác họ là nhữngngười thật thà, chăm chỉ và rất ham học hỏi

Nguồn vốn trong dân còn rất lớn nhưng hầu hết bà con chưa mạnh dạn đầu tư vì

sợ thua lổ Hiện nay, nhờ có chính sách cho vay vốn để sản xuất nên bà con đã mạnhdạn góp phần vốn của mình vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên còn chưađáng kể

1.1.2 Những vấn đề cơ bản về tín dụng, tín dụng Ngân hàng

1.1.2.1 Khái niệm tín dụng, tín dụng Ngân hàng

Vốn là một trong những nguồn lực có vai trò quan trọng không chỉ đối với cácngành kinh tế nói chung mà cả trong nông nghiệp nói riêng Hiện nay, nhu cầu về vốnTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

là rất lớn nhưng khả năng đáp ứng lại rất hạn chế Để giải quyết những khó khăn đó,Nhà nước đã mở rộng và hoàn thiện dần hệ thống tín dụng từ trung ương đến địaphương Từ đó ta có định nghĩa sau.

- Tín dụng : Là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay(Ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp vàcác chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụngtrong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vôđiều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán

- Quan hệ tín dụng là việc huy động vốn và cho vay vốn tại các Ngân hàng,theo đó ngân hàng có vai trò trung gian trong việc “đi vay để cho vay”

- Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng,được cấp chủ yếu dưới hình thái tiền tệ

1.1.2.2 Phân loại tín dụng Ngân hàng

Các nhà kinh tế dựa vào các tiêu thức sau để phân loại tín dụng:

 Căn cứ vào thời hạn tín dụng: có 3 loại

- Tín dụng ngắn hạn: Là tín dụng có thời hạn dưới một năm, được xác định phùhợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, loại tín dụngnày chiếm chủ yếu trong các Ngân hàng thương mại Tín dụng ngắn hạn thường đượcdung để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và cho vay phục vụ nhu cầusinh hoạt cá nhân

- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ 1-5 năm Dùng để cho vayvốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng cáccông trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh

- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm Được sử dụng đểcấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn

 Căn cứ vào đối tượng tín dụng: có 2 loại

- Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưuđộng như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên liệu cho sản xuất

- Là loại tín dụng cung cấp để hình thành vốn cố định Loại tín dụng này đượcthực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn Tín dụng vốn cố định thường đượcTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

cấp phát phục vụ việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mởrộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới.

 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng: có 2 loại

- Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: Là loại tín dụng cung cấp cho cácnhà doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân để iến hành sản xuất và kinh doanh

- Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứngnhu cầu tiêu dung

 Căn cứ vào chủ thể quan hệ tín dụng:

- Tín dụng thương mại: Phản ánh các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa nhữngngười sản xuất kinh doanh được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hóa

- Tín dụng Nhà nước: Phản ánh mối quan hệ tín dụng giữa Nhà nước với dân cư

và các chủ thể kinh tế khác Trong đó Nhà nước đi vay và cũng đồng thời là người chovay để đảm bảo thực hiện chức năng nhiệm vụ của Nhà nước trong quản lý KT-XH

- Tín dụng Ngân hàng: Phản ánh quan hệ vay mượn vốn tiền tệ giữa các Ngânhàng với các chủ thể kinh tế khác trong nền kinh tế

- Tín dụng thuê mua: Tín dụng thuê mua phản ánh những quan hệ tín dụng nảysinh giữa công ty tài chính (công ty cho thuê tài chính) với những người sản xuất kinhdoanh dưới hình thức cho thuê tài sản

1.1.2.3 Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nông dân

 Vai trò của tín dụng trong sản xuất kinh doanh

- Đắp ưng nhu cầu vay vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục đồng thờigóp phần đầu tư phát triển kinh tế

- Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hòa vốn trong toàn bộ nền kinhtế.Tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục.Tín dung còn là cầu nối giữa tiếtkiệm và đầu tư Nó là động lực kích thích tiết kiệm đồng thời là phương tiện đáp ứngnhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển

- Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn vốnhình thành vốn lưu động và vốn cố định của doanh nghiệp, đẩy nhanh quá trình tái sảnxuất xã hội

- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng, trên cơ sở

đó cho vay các đơn vị kinh tế Mặt khác quá trình đầu tư tín dụng được thực hiện mộtcách tập trung, chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh doanh hiệu quả

- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển, ngành kinh

tế mũi nhọn

- Trong thời kỳ phát triển nền nông nghiệp hóa nông thôn… Nhà nước đã tậptrung tín dụng để tài trợ phát triển các ngành kinh tế mang lại hiệu quả kinh tế ,từ đótạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế khác

- Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài

- Trong điều kiện kinh tế mở, tín dụng đã trở thành một trong những phươngtiện nối liền các nền kinh tế các nước với nhau

 Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với hộ nông dân

- Tín dụng góp phần nâng cao đời sống của người dân và thực hiện chính sách

xã hôi khác của Nhà nước

Hiện nay, đại bộ phận nông dân đều có mức thu nhập thấp Họ không có đủ vốn

để đầu tư thâm canh mở rộng sản xuất kinh doanh Vì vậy, năng suất cây trồng vậtnuôi không cao kéo theo thu nhập không cao Vòng luẩn quẩn đó sẽ kéo dài mãi nếukhông có “cú huých” từ bên ngoài Thông qua các chính sách ưu đãi về vốn vay, lãisuất, điều kiện và thời hạn đối với các hộ nông dân, tín dụng đã đóng một vai trò quantrọng trong việc thực hiện các chính sách việc làm, dân số, y tế, giáo dục, các chươngtrình xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội

- Tín dụng góp phần tạo ra và duy trì quy mô sản xuất kinh doanh phù hợp.Trong hầu hết các cơ sở sản xuất nông nghiệp luôn tồn tại sự lệch pha giữa nhu cầu vàkhả năng về vốn Tín dụng ra đời như một tất yếu khách quan để giải quyết sự lệch phanày Từ nguồn vốn tín dụng các cơ sở sản xuất nông nghiệp sẽ có thể đầu tư các yếu

tố đầu vào còn thiếu để thực hiện các hoạt động sản xuất của mình, đồng thời duy trìcác hoạt động đó một cách liên tục

- Tín dụng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, khai thác tốt cácnguồn lực địa phương Tính chất thời vụ thể hiện rất rõ nét trong hoạt động sản xuấtnông nghiệp Nguồn vốn từ các khoản tín dụng sẽ giúp các cơ sở sản xuất nông nghiệpTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

bù đắp các chi phí ở thời kỳ chưa có thu nhập, làm cho quá trình sản xuất được liêntục, tự chủ trong các cơ sở sản xuất kinh doanh cũng được mở rộng Ngoài việc bù đắpcác khoản thiếu hụt, vốn tín dụng còn giúp người sản xuất có thể mua sắm các máymóc, trang thiết bị, mở rộng quy mô, đầu tư thâm canh để nâng cao chất lượng, khốilượng sản phẩm đem lại thu nhập cao hơn…

- Tín dụng góp phần thực hiện điều chỉnh kinh doanh Trong nền kinh tế thịtrường hiện nay, nhu cầu về hàng hóa của khách hàng thường xuyên có sự biến đổi.Chính những thay đổi của thị trường buộc các nhà sản xuất phải có sự điều chỉnh tronghoạt động sản xuất kinh doanh của mình Với các nguồn tín dụng, họ có thể đầu tưmua con giống mới để có sản phẩm chất lượng cao hơn, đầu tư một mô hình sản xuấtmới, một dây chuyền sản xuất mới…nhằm đem lại hiệu quả sản xuất cao hơn

- Tín dụng góp phần giải quyết các biến động và hạn chế những rủi ro trong sảnxuất kinh doanh Những biến động về giá cả, yếu tố đầu vào thường có biến động rấtmạnh đến người sản xuất Lúc này nguồn vốn tín dụng sẽ giúp họ khắc phục nhữngkhó khăn về vốn, đảm bảo được hoạt động sản xuất theo dự định Ngoài ra, nguồn vốngiúp các hộ nông dân có thể dự trữ hàng hóa phục vụ vào lúc trái mùa

- Tín dụng ngân hàng còn góp phần hạn chế và xóa bỏ dần nạn cho vay nặng lãi

Ngoài những ảnh hưởng về giá, sản xuất nông nghiệp còn chịu tác động rất lớncủa điều kiện tự nhiên như thời tiết, thiên tai, dịch bệnh Tín dụng là yếu tố ngăn ngừanhững bất lợi trong sản xuất kinh doanh, chống lại những hạn chế rủi ro có thể xảyra.Như vậy, ta thấy rằng vai trò của tín dụng đối với hộ nông dân trong nền kinh tếhiện nay đặc biệt quan trọng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

1.1.2.4 Những quy định về hoạt động tín dụng của ngân hàng

 Nguyên tắc cho vay

Nguyên tắc cho vay là các điều khoản được sử dụng để đảm bảo việc thực hiệnđúng yêu cầu đã ký kết Khách hàng vay vốn của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà phảiđảm bảo các nguyên tắc sau:

- Vốn vay phải được hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi vay theo đúng thời hạn đãcam kết trong hợp đồng tín dụng

- Vốn vay phải phù hợp theo phương hướng mục tiêu sản xuất kinh doanh củangười có nhu cầu vay vốn, đồng thời phải phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xãhội của nhà nước và phải có hiệu quả

- Vay vốn phải có sự đảm bảo theo quy định của pháp lệnh Ngân hàng nhànước Việt Nam

- Cho vay phải gắn liền với các biện pháp chống rủi ro

 Điều kiện cho vay

Khách hàng được Ngân hàng xem xét cho vay phải có đầy đủ các điều kiện sau:

- Cá nhân hoặc người đại diện của hộ gia đình phải có năng lực pháp luật dân

sự, năng lực hành vi dân sự đầy đủ Người đại diện của hộ gia đình có thể là chủ hộhoặc một thành viên khác của hộ gia đình được chủ hộ ủy quyền

- Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp

- Có phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc phương án, dự án đầu tư khảthi có hiệu quả, phù hợp với pháp luật

- Có khả năng hoàn trả nợ vay trong thời hạn cam kết với Ngân hàng

- Có vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặcphương án, dự án đầu tư

- Có tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Ngân hàng

- Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn (KT3) và hoạt động sản xuất kinhdoanh trên địa bàn Tỉnh, Thành phố nơi Ngân hàng hoạt động

- Các trường hợp cho vay ngoài địa bàn quy định phải được Tổng Giám đốcchấp thuận

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

 Mức cho vay

Ngân hàng quyết định mức cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn, vốn tự có, khảnăng hoàn trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay (nếu khoản vay ápdụng đảm bảo bằng tài sản), và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng Mức cho vay củaNHNo & PTNT huyện Lộc Hà như sau:

- Đối với trường hợp cho vay hộ không có tài sản đảm bảo (món vay ≤ 30 triệuđồng) thì cán bộ tín dụng xem xét uy tín và tư cách của khách hàng, đủ điều kiện trả

nợ để quyết định mức cho vay thích hợp

- Đối với trường hợp cho vay có đảm bảo bằng tài sản thì mức cho vay tối đa là80% giá trị tài sản đảm bảo, đồng thời mức cho vay cũng chỉ chiếm tối đa 90% tổngnhu cầu vốn của khách hàng đối với món vay ngắn hạn và 80% tổng nhu cầu vốn đốivới món vay trung hạn

- Đối với trường hợp cho vay theo tín chấp, mức cho vay là số tiền tối đa màcác tổ chức tín dụng có thể cho người cần vốn vay

 Quy trình cho vay

Sơ đồ quy trình cho vay

(6)

(1) (2) (5)

(3)(4)

Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình cho vay tại NHNo & PTNT huyện Lộc HàCác bước của quy trình:

(1) Khách hàng trực tiếp đến ngân hàng gặp cán bộ tín dụng phụ trách địa bàntrình bày nhu cầu xin vay vốn

Khách hàng Phòng KT - NQ

Phòng tín dụng Giám Đốc

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

(2) Cán bộ tín dụng xuống địa bàn nơi khách hàng sản xuất kinh doanh để thẩmđịnh những điều kiện cần thiết Đối với những món vay trên 30 trđ thì phải có banGiám đốc đi cùng cán bộ phu trách địa bàn để thẩm định.

(3) Nếu thẩm định đủ điều kiện vay thì cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hànglập hồ sơ vay vốn và trình lên Giám Đốc Đối với những món vay ≤ 100 trđ thì có thểtrình lên phó Giám Đốc hoặc trưởng phòng Tín Dụng

(4) Ban Giám đốc kiểm tra phê duyệt cho vay hay không dựa trên cơ sở hồ sơcho vay và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng sau đó trả hồ sơ được duyệt về cho cán

bộ tín dụng

(5) Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho vay sang phòng Kế Toán

(6) Phòng Kế Toán khi nhận hồ sơ vay vốn có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ vay vốn,

mở sổ cho vay, làm thủ tục phát vay cho khách hàng, sau đó chuyển hồ sơ cho vay sangThủ Quỹ Kho quỹ nhận lệnh chi tiền sẽ làm thủ tục giải ngân cho khách hàng

 Thời hạn cho vay

Là một khoảng thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận tiền vay chođến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi tiền vay đã được thỏa thuận trong hợp đồng tíndụng giữa tổ chức tín dụng và khách hàng

NHNo nơi cho vay và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cho vay căn cứ vào:

- Chu kỳ sản xuất kinh doanh

- Thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư

- Khả năng trả nợ của khách hàng

- Nguồn vốn cho vay của Ngân hàng

Thời hạn cho vay bao gồm:

- Cho vay ngắn hạn: Dưới 12 tháng Đối với khách hàng vay vốn ngắn hạnnhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống, được xác địnhphù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng tối đa đến

12 tháng

- Cho vay trung hạn: 12 đến 60 tháng Đối với khách hàng vay vốn trung, nhằmthực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống Thời hạnTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

cho vay được xác định phù hợp với thời hạn thu hồi vốn của dự án đầu tư, khả năng trả

nợ của khách hàng và tính chất nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng ( >12 tháng)

- Cho vay dài hạn: Trên 60 tháng Khách hàng vay dài hạn phải có sự đồng ýcủa Tổng Giám Đốc

 Lãi suất cho vay

- Lãi suất cho vay là tỷ lệ phần trăm (%) giữa số lợi tức thu được trong kỳ sovới số vốn cho vay phát ra trong một thời kỳ nhất định Thông thường lãi suất tính chonăm, quý, tháng

- Lãi suất cho vay thực hiện theo quy định của NHNo & PTNT cấp trên trongtừng thời kỳ

- Cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất áp dụng tại thời điểm nhận nợ, chovay lưu vụ lãi suất áp dụng tại thời điểm lưu vụ

- Trường hợp gia hạn nợ, giảm nợ thì lãi suất cho vay áp dụng lãi suất hiện hành

- Mức lãi suất đối với các khoản vay bị chuyển sang nợ quá hạn bằng 150% lãisuất cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng tín dụng

1.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

1.1.3.1 Đối với ngân hàng

- Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền mà ngân hàng chokhách hàng vay, chỉ tiêu này phản ánh quy mô đầu tư của ngân hàng

Doanh số cho vay = Dư nợ cuối kỳ - Dư nợ đầu kỳ + Doanh số thu nợ trong kỳ

- Doanh số thu nợ trong kỳ: Là chỉ tiêu phản ánh việc thu hồi vốn có tốt haykhông, đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng

Doanh số thu nợ trong kỳ = Dư nợ đầu kỳ - Dư nợ cuối kỳ + Doanh số cho vaytrong kỳ

- Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số tiền vay mà khách hàng còn nợ ngân hàng chođến cuối kỳ, chỉ tiêu này vừa phản ánh quy mô tín dụng vừa phản ánh kết quả hoạtđộng cho vay và thu nợ của ngân hàng

Dư nợ cuối kỳ = Doanh số cho vay trong kỳ - Doanh số thu nợ trong kỳ + Dư

nợ đầu kỳ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

- Nợ quá hạn: Là số lượng vốn vay đã đến hạn mà khách hàng chưa thực hiệnthanh toán cho ngân hàng theo thời hạn quy định trong hợp đồng tín dụng

1.1.3.2 Đối với hộ nông dân

Với lượng vốn ban đầu khi mới thành lập vào năm 1988 là 1046 tỷ đồng Đếntháng 9/2011 tổng tài sản của Ngân hàng đã lên tới 524 nghìn tỷ VNĐ

Từ chổ chỉ có một vài nghìn khách hàng đến vay vốn tín dụng năm 1991 đếnnay đã có hơn 10 triệu khách hàng, với trên 70% tổng dư nợ (242.102 tỷ đồng) củaNHNo & PTNT dành cho kinh tế hộ nông dân và nông thôn có quan hệ tín dụng vớiNHNo & PTNT, tương đương với 90% tổng dư nợ tín dụng của toàn ngành ngân hàngViệt Nam tại khu vực nông nghiệp và nông thôn

Ngân hàng nông nghiệp đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân thõa mãn các nhucầu về vốn Ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh NHNo & PTNT còn tạo điềukiện cho các hộ nông dân vay vốn đầu tư vào các lĩnh vực phi nông nghiệp như: XuấtTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

khẩu lao động, các nhu cầu về đời sống, phục vụ nhu cầu tiêu dùng, xây dựng sữachữa nhà cửa…

Đa dạng hóa phương thức cho vay giúp hộ nông dân thuận lợi, dể dàng khi vayvốn NHNo & PTNT đã áp dụng các phương thức cho vay thuận tiện cho người vaynhư cho vay theo hạn mức tín dụng (là cho vay theo từng hạn mức, nhận tiền vay theotừng đợt, trong mức vay quy định mỗi lần vay không phải làm thủ tục đơn từ), cho vaytừng lần, cho vay lưu vụ (các vùng trồng lúa có 2 vụ liền kề được duy trì nợ vay,không phải trả gốc từng lần)

Chất lượng tín dụng được đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn ngày càng giảm, luôn dữ ởmức dưới 2% Các hộ nông dân trả nợ tốt, ngay trong lúc gặp khó khăn vẫn cố gắng trả

nợ đúng hạn Ngân hàng gia hạn, khoanh nợ, sau đó khi khôi phục và phát triển trở lại,người vay luôn cố gắng trả nợ sòng phẳng

NHNo & PTNT đã tạo được lòng tin trong nhân dân, trong lãnh đạo Đảng vàNhà nước với hình ảnh một ngân hàng nông nghiệp luôn chia sẽ với bà con nông dân,chung thủy với nông nghiệp, nông thôn Ra đời vì nông nghiệp và phát triển, phục vụcác hoạt đông nông nghiệp, phát triển nông thôn và trưởng thành cũng từ nông nghiệp.Đây là yếu tố tạo ra sự phát triển bền vững đồng thời khẳng định NHNo VN lúc nàocũng còn sức sống ở nông nghiệp nông thôn

NHNo & PTNT luôn đồng hành và phát triển với nông nghiệp, nông thôn Luônsát cánh bên người dân, giúp người dân phát triển, cải thiện cuộc sống

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VAY VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY TẠI NHNo &

PTNT HUYỆN LỘC HÀ 2.1 Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Lộc Hà

* Vị trí địa lý:

Huyện Lộc Hà nằm ở Đông Bắc tỉnh Hà Tĩnh, Phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân,phía Nam giáp huyện Thạch Hà và thị xã Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Can Lộc vàphía Đông giáp Biển Đông với chiều dài bờ biển hơn 12 km, diện tích tự nhiên11.830,85 ha

Là huyện mới được thành lập từ tháng 3/2007 Huyện Lộc Hà có vị trí đặc biệtquan trọng và thuận lợi không chỉ với hai huyện Thạch Hà và Can Lộc sau khi chiatách, với thị xã Hà Tĩnh và khu mỏ sắt Thạch Khê, mà còn với chiến lược phát triểnkinh tế - xã hội của tỉnh, địa hình hội đủ cả sông biển núi non và đồng bằng Lộc Hà cóđiều kiện trở thành cầu nối phát triển du lịch sinh thái biển, du lịch các danh lam thắngcảnh và di tích lịch sử của Hà Tĩnh và điểm đầu mối giao thông quan trọng trên trụchành lang nối thị xã Hà Tĩnh ra biển Đây được xem là một huyện ven biển đầy tiềmnăng và phát triển kinh tế xã hội mang thính bền vững

* Thời tiết – khí hậu:

Lộc Hà có Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên rất thuận lợi đối vớiphát triển kinh tế - xã hội Lộc Hà có 13 xã được tách ra từ 2 huyện là Thạch Hà vàCan Lộc vì vậy cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông lưới điện, cũng như cơ sở y tế -giáo dục đã mang tính kế thừa Ngoài ra, một số công trình, dự án lớn ngày một đượcđầu tư mạnh mẽ như công trình thủy lợi Đò Điệm, tuyến đường từ mỏ sắt Thạch Khênối quốc lộ 1A đi qua huyện, tuyến đường nối TP Hà Tĩnh với trung tâm huyện lỵđang được tiến hành thi công như đang mở ra những triển vọng lớn

Là một Huyện Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa và còn chịu ảnh hưởng củakhí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, nên ở Huyện Lộc Hà có nhiều thuận lợicho việc phát triển nông lâm thủy sản, trồng trọt chủ yếu là cây lạc và lúa, mang lại năngsuất cao, tuy nhiên điều kiện khí hậu của vùng trong những năm qua hạn hán và rét lạnhkéo dài và một phần do sự biến đổi khí hậu chung trên toàn thế giới nên cũng ảnh hưởngtiêu cực nhiều đến đời sống và sản xuất của người dân trong vùng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

* Đất đai:

Diện tích đất tự nhiên của huyện là 11.830,85 ha, bằng 1,96% tổng diện tích cảtỉnh Diện tích đất đã đưa vào sử dụng 10.178,55 ha, bằng 86% diện tích đất tự nhiên.Trong đó, đất đã đưa vào sử dụng sản xuất nông-lâm-ngư-diêm nghiệp là 7.110,48, đấtđược sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp là 3.069,86 Diện tích đất chưa sửdụng hiện còn khá lớn, bằng 14% diện tích đất tự nhiên Diện tích đất bằng chưa sửdụng chủ yếu tập trung ở các dải cát ven biển từ Thịnh Lộc đến Thạch Bằng và cácvùng bãi ven sông thuộc các xã Hậu Lộc, Hồng Lộc, Thạch Mỹ, Hộ Độ, Thạch Châu,Mai Phụ, Thạch Bằng…Khả năng có thể khai thác đưa vào sử dụng sản xuất nông-ngư-lâm nghiệp và phi nông nghiệp khoảng 90% diện tích đất bằng chưa sử dụng Đấtđồi núi chưa sử dụng tập trung chủ yếu tại các xã Thịnh Lộc, Thạch Bằng, có thể khaithác sử dụng trong sản xuất lâm nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng khoảng 75%

Lộc Hà có 1.560,88 ha đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng có khả năng lâmnghiêp khoảng 800 ha Rừng tự nhiên hiện chủ yếu rừng nghèo

Diện tích rừng trồng tập trung chủ yếu là thông, phi lao và keo Trồng cây phântán được 200 ha Nhiều diện tích rừng đang bước vào thời kỳ khai thác nguyên liệucho công nghiệp chế biến Với nguồn đất đai quý giá không thể thiếu được, đó là cơ sở

và tiềm năng phát triển cho vùng

Bảng 1: Diện tích đất đai huyện Lộc Hà năm 2010 phân theo mục đích sử dụng

TT Loại đất Diện tích (ha) Tỷ trọng (%)

2 Đất phi nông nghiệp 3.069,86 25,95

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Đất ở 437,50 14,25

Đất tôn giáo tín ngưỡng 25,56 0,83Đất nghĩa trang, nghĩa địa 204,63 6,66Đất sông suối và mặt nước 1.194,93 38,92

3 Đất chưa sử dụng 1.652,30 13,96

( Nguồn: Kết quả kiểm kê đất đai tỉnh Hà Tĩnh năm 2010 và Sở Thuỷ sản)

Huyện có bờ biển dài 12 km, là tài nguyên vô giá mà thiên nhiên ban tặng Cửasót - một cửa biển có vùng bãi ngập nước mặn lợ với hơn 700 ha, rất thuận lợi chonuôi trồng các loại hải sản tôm, cua, hến và các nước mặn Cửa sót - Một cửa sông lớn

đổ ra biển tạo ra tiềm năng to lớn trong việc phát triển toàn diện kinh tế biển (giaothông vận tải biển, du lịch và nuôi trồng, đánh bắt hải sản, công nghiệp chế biến hảisản xuất khẩu Nơi đây không chỉ là cảng cá mà có thể phát triển thành một thươngcảng sầm uất của cả tỉnh Hà Tĩnh Tuy vậy, ven biển Huyện Lộc Hà cũng có một sốyếu tố không thuận lợi cho phát triển kinh tế:

- Mức độ khai thác nguồn lợi hải sản ở vùng ven bờ đã sát hoặc thậm chí caohơn mức sản lượng bền vững cho phép;

- Nguồn lợi hải sản vùng bờ cũng có xu hướng giảm dần về trữ lượng, sản ợng và kích thước cá đánh bắt Các hoạt động giao thông phát triển ở vùng ven biển vàtrên lưu vực sông tiếp tục gia tăng

lư Hàng năm Hà Tĩnh nói chung và huyện Lộc Hà nói riêng chịu ảnh hưởng trựctiếp của 1-2 cơn bão, thường làm mực nước biển dâng cao đến 7-8 m gây hậu quảnghiêm trọng cho dân sinh và kinh tế, đặc biệt cho nuôi trồng thủy sản

Tiềm năng phát triển công nghiệp và dịch vụ- thương mại: Mục tiêu thời giantới, lĩnh vực công nghiệp ở huyện Lộc Hà sẽ được tập trung vào khai thác vật liệu xâydựng chủ yếu cung cấp cho TP Hà Tĩnh cũng như khu công nghiệp mỏ sắt Thạch Khê

và phục vụ nhu cầu xây dựng trên địa bàn huyện

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

Công nghiệp bảo quản và chế biến thủy hải sản cũng được xác định là ngànhkinh tế mũi nhọn ở các xã vùng biển như Thạch Kim, Thạch Bằng Tại đây đã đượchình thành các cụm công nghiệp bảo quản, chế biến thủy hải sản như kho đông lạnh,hằng năm sẽ cung cấp sản lượng khoảng 30.000 tấn cá ra thi trường, chiếm khoảng 1/3sản lượng của cả tỉnh Các tổ hợp chế biến nước mắm, ruốc, thủy hải sản khô đangdần khẳng định được thương hiệu của mình trong thị trường trong nước và xuất khẩu.

* Về du lịch, dân số:

Huyện Lộc Hà tương đối giàu tài nguyên du lịch: có tiềm năng di sản văn hoáphong phú, đa dạng, có gía trị và mang bản sắc riêng, độc đáo Hiện tại trên địa bànhuyện có Cửa Sót - núi Nam Giới, bãi tắm Thịnh Lộc, Thạch Bằng có thể kết hợp vớinhau thành các tuyến du lịch Huyện có các di tích lịch sử như Chùa Chân Tiên, ChùaKim Dung, Đền Lê Khôi Có nhiều lễ hội như hội chùa Hương Tích, Chiều Trưng, HạThủy, hội đua thuyền ở Thạch Kim, Thạch Bằng, Mai Phụ, Hộ Độ Đây cũng là điểm

du lịch quan trọng trên tuyến du lịch xuyên Việt có tính chất trung chuyển Bắc - Nam,Tây - Đông

Về dân số và lao động thì Dân số trong độ tuổi lao động khoảng 17.747 người,chiếm 20,58% dân số Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp Cơcấu lao động so với cơ cấu kinh tế có sự chênh lệch lớn Tỷ trọng lao động nông lâmngư nghiệp chiếm trên 99% trong tổng số

Với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội như vậy nên huyện Lộc Hà có nhiều tồntại và khó khăn Phần lớn diện tích của huyện là đất bạc màu, giữ nước kém Thời tiếtkhắc nghiệt, diễn biến ngày càng phức tạp và thường gây ra các thiên tai khó lườngtrước như hạn hán, bão, lũ đe dọa đến cuộc sống người dân ở nhiều vùng Thách thứclớn nhất do hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới và khu vực là môi trườngcạnh tranh ngày càng khốc liệt, trong khi đó Hà Tĩnh nói chung cũng như huyện mớinói riêng chưa chuẩn bị đầy đủ chuẩn bị cho quá trình đó Vốn đầu tư, công nghệ và kỹnăng quản lý còn nhiều bất cập, lao động rẻ nhưng chưa được đào tạo phần lớn không

có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, yếu ngoại ngữ ( tiếng Anh) … là những yếu tố hạnchế sự hội nhập kinh tế của huyện Trình độ phát triển, mức thu nhập bình quân đầungười hiện thấp hơn rất nhiều so trung bình của cả tỉnh là hạn chế lớn để phát triển.Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

Đời sống một bộ phận dân cư còn khó khăn, tuy đã thoát khỏi đói nghèo nhưng nguy

cơ tái nghèo còn cao, nhất là các xã vùng bãi ngang và một số đối tượng chính sách; tỷ

lệ lao động thiếu việc làm còn cao, gây áp lực lớn cho phát triển kinh tế

2.2 Tình hình chung của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lộc Hà.

2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lộc Hà.

NHNo & PTNT VN được thành lập theo quyết định số 53/HĐBT ngày26/03/1988 của Hội Đồng Bộ trưởng(nay là Thủ trưởng Chính Phủ)

Tên gọi đầy đủ là Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn ViệtNam, viết tắt là NHNo & PTNT VN

Tên Tiếng Anh là : Vietnam Bank For Agriculture And Rural Development,viết tắt là AGRIBANK

& PTNT đã có hơn 2300 chi nhánh và phòng giao dịch, nhiều trung tâm điện tử lớnhoạt động với nhiều tiện ích Tính đến tháng 9/2011 tổng tài sản của ngân hàng đạt

524 Nghìn tỷ, dư nợ cho vay là 414,464 tỷ VNĐ Lợi nhuận năm 2011 là 5477 tỷVNĐ đến năm 2011 là 5792 tỷ VNĐ NHNo & PTNT Việt Nam mà còn với bạn bèquốc tế NHNo & PTNT VN đã trải qua các mốc lịch sử phát triển sau:

Năm 1988, NHNo & PTNT VN được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBTngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng(nay là chính phủ) với tên gọi là Ngân hàngphát triển Nông nghiệp Việt Nam

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

Ngày 14/11/1990, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng(nay là thủ tướng chinh phủ) kýquyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế ngân hàngPhát triển Nông nghiệp Việt Nam.

Ngày 01/03/1991 Thống đốc ngân hàng nhà nước có quyết định số 18/NH-QĐthành lập văn phòng đại diện Ngân hàng Nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh vàngày 24/6/2994, thống đốc có văn phòng miền trung tại Thành Phố Quy Nhơn- tĩnhBình Định

Ngày 22/12/1992, thống đốc ngân hàng Nhà nước có quyết định số 603/NH-QĐ

về việc thành lập chi nhánh Nông nghiệp các tĩnh thành phố trực thuộc Ngân hànggồm có 3 sở giao dịch ( Sở giao dịch I tại Hà Nội và sở giao dịch II tại văn phòng đạidiện khu vực miền Nam và sở giao dịch III tại Văn phòng Miền Trung) và có 42 chinhánh ngân hàng nông nghiệp tĩnh, thành phố Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệpquận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh

Ngày 30/07/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NNN9, thống đốc ngân hàng Nhànước chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của ngân hàng Nông nghiệp ViệtNam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cụ thể hóabằng văn bản số 927/TCCB/ ngân hàng Nông nghiệp ngày 16/08/1994 xác định: Ngânhàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mưu và cấp trực tiếp kinh doanh

Ngày 7/3/1994 theo quyết định số 90/TTg của thủ tướng chính phủ, Ngân hàngNông nghiệp Việt Nam hoạt động theo mô hình Tông công ty Nhà nước với cơ cấu tổchức bao gồm Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, bộ máy giúp việc bao gồm bộ máykiểm soát nội bộ, các đơn vị thành viên bao gồm các đơn vị thành phần bao gồm cácđơn vị hoạch toán phụ thuộc, hạch toán độc lập, đơn vi sụ nghiệp, phân biệt rõ chứcnăng quản lý và chức năng điều hành, Chủ tịch Hội đồng quản trị không kiêm TổngGiám đốc

Ngày 15/11/1996, được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc ngân hàngNhà nước Việt Nam ký quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng nông nghiệpViệt Nam thành ngan hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Ngày 07/5/2003, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Namđược phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kì đổi mới Ngày 28/6/2010,Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

Agribank chính thức công bố thành lập Trường đào tạo Cán Bộ (tiền thân là trung tâmĐào tạo) vào dịp 20/11/2010.

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hoạt động theo mô hình Tổngcông ty, là doanh ngiệp Nhà nước hạng đặc biệt, hoạt động theo luật các tổ chức tíndụng và chịu sự quản lý trực tiếp của ngân hàng Nhà nước Việt Nam Với tên gọi mới,ngoài chức năng của một ngân hàng thương mại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnNông thôn được xác định thêm nhiệm vụ đầu tư phát triển đối với khu vực nông thônthong qua việc mỡ rộng đầu tư vốn trung, dài hạn để xây dựng chất kỹ thuật cho sảnxuất nông, lâm, thủy hái sản góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệphóa-hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn

Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lộc Hà làmột Ngân hàng thương mại trực thuộc hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Lộc Hàđược thành lập theo quyết định số 343 ngày 20/06/2007 của Hội Đồng Quản TrịNHNo Việt Nam và đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 với trụ sở chính tại

xã Thạch Châu- huyện Lộc Hà- Tĩnh Hà Tĩnh với số lượng nhân viên ban đầu là 20cán bộ CNV

Trong những năm vừa qua, chi nhánh đã có những hoạt động tích cực trongviệc cơ cấu lại bộ máy quản lý cũng như các phòng ban Với một mô hình tổ chức hợp

lý, chi nhánh đã tập trung vào việc phát huy vai trò và năng lực của từng bộ phận cũngnhư từng cá nhân trong việc thúc đẩy hoạt động của chi nhánh ngày càng phát triển.Đội ngũ cán bộ được trẻ hóa và có trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ vững vàng

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công cuộc CNH-HĐH đấtnước,chi nhánh luôn lấy hoạt động tín dụng là chiến lược kinh doanh hàng đầu củamình Vượt qua những khó khăn thách thức, đóng góp của chi nhánh NHNo & PTNThuyện Lộc Hà trong thới gian qua rất đáng trân trọng

2.2.2 Vai trò, chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy tổ chức của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà.

Ngân hàng thương mại nói chung và Chi nhánh Ngân hàng phát NHNo&PTNTnói riêng là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhậnTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

tiền gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, làmphương tiện thanh toán.

Trên cơ sở đó có thể nhận thấy: Chi nhánh Huyện Lộc Hà là một trong nhữngđịnh chế tài chính mà đặc trưng là cung cấp các dịch vụ tài chính với nhiệm vụ cơ bản

là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ thanh toán, ngoài ra Chi nhánh Lộc

Hà còn thực hiện các dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụcủa xã hội

2.2.2.1 Vai trò của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà

NHNo & PTNT huyện Lộc Hà đóng một vai trò quan trong phát triển kinh tếhuyện nhà Là đơn vị cung cấp vốn sản xuất cho nông nghiệp, cung cấp vốn cho cáchoạt động kinh doanh của các hộ, các tổ chức, hợp tác xã sản xuất kinh doanh tronghuyện, giúp cho hộ nông dân cá thể, hộ kinh tế nhỏ có nhu cầu vốn sản xuất

2.2.2.2 Chức năng hoạt động.

Cũng như các NHTM khác, chức năng hoạt động của Chi nhánh Lộc Hà đượcthể hiện ở những mặt sau:

- Trung gian tín dụng: Đây là chức năng quan trọng nhất của Chi nhánh

NHNo Lộc Hà vì doanh thu của hoạt động tín dụng tại các tổ chức tín dụng thườngchiếm tỷ lệ lớn so với các mặt nghiệp vụ khác Khi thực hiện chức năng này, Chinhánh Lộc Hà đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốncũng như vai trò của người đi vay và người cho vay và hưởng lợi nhuận từ khoảnchênh lệch lãi suất giữa nhận tiền gửi và lãi suất cho vay, góp phần tạo lợi ích cho tất

cả các bên tham gia

- Trung gian thanh toán: Cũng giống như các ngân hàng thương mại khác,

Chi nhánh Lộc Hà đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiệncác thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như: trích tiền từ tài khoản tiền gửi củakhách hàng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi củakhách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ Chi nhánh Lộc

Hà cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán như séc, ủy nhiệm chi, ủynhiệm thu, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọncho mình những phương thức thanh toán phù hợp nhất

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 35

Những hoạt động chủ yếu của chi nhánh:

* Huy động vốn

Khai thác và nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế, các cá nhân, tổ chức tíndụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, các loại tiền quỷ thanhtoán khác của các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài bằng VNĐ và ngoại tệ

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và các giấy tở có giá khác đểhuy động vốn của các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài vào ngân hàng theoquy định của NHNo Việt Nam

Nhận ủy thác cho vay ngắn hạn, trung hạn từ các tổ chức tài chính

* Cung ứng các dịch vụ thanh toán ngân quỹ

Cung ứng các phưng tiện thanh toán

Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và nước ngoài cho khách hàng,dịch vụ thu hộ chi hộ, dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng và các dịch vụthanh toán khác theo quy định của ngân hàng Nhà nước và NHNo & PTNT Việt Nam

* Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác

Thu, phát tiền mặt, kinh doanh ngoại tệ, vàng, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ,két sắt, nhận bảo quản cất giữ, chiết khấu các giấy tờ có giá, cho thuê tài chính và cácdịch vụ ngân hàng khác khi được NHNo & PTNT Việt Nam cho phép Hướng dẫn tưvấn Khách hàng xây dựng dự án, thẩm định các dự án tín dụng vượt quyền phán quyếttrình Ngân hàng cấp trên Thực hiện kiểm tra kiểm toán nội bộ, chấp hành thể lệ, chế

độ, nghiệp vụ trọng phạm vi địa bàn quy định Chấp hành đầy đủ các báo cáo thống kêtheo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Giám đốc chi nhánh cấp trên Thựchiện thông tin tuyên truyền, tiếp thị, quảng cáo phục vụ cho hoạt động kinh doanh củađơn vị và quảng bá thương hiệu NHNo & PTNT Việt Nam Thực hiện các nhiệm vụkhác được Giám đốc chi nhánh cấp trên giao

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

2.2.2.3 Nhiệm vụ

Nhiệm vụ cơ bản của Chi nhánh Lộc Hà là huy động vốn và cho vay vốn, là cầunối giữa các cá nhân và tổ chức, thu hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khanhiếm Hoạt động của Chi nhánh phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớpnhân dân, các loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội để mang lại lợinhận cao nhất

Hoạt động huy động vốn tại Chi nhánh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm số

1, từ đó Ban giám đốc Chi nhánh đã quán triệt, tổ chức triển khai thực hiện tích cựcđến từng tập thể, cá nhân trong Chi nhánh nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

2.2.2.4 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà

 Cơ cấu bộ máy quản lý

Trụ sở giao dịch của Chi nhánh Ngân hàng NHNo&PTNT Huyện Lộc Hà (gọitắt là Chi nhánh Lộc Hà) được đặt tại Thị Tứ Thạch Châu - Huyện Lộc Hà – Tỉnh HàTĩnh với tổng số lao động toàn Chi nhánh tính đến đầu tháng 1/2011 là 24 cán bộ, chủyếu có trình độ từ Cao đẳng, Đại học trở lên Bộ máy tổ chức của chi nhánh gồm 2phòng ban khác nhau: Phòng Kinh doanh, phòng Kế toán - Ngân quỹ; và 2 phòng giaodịch: Phòng giao dịch Thạch Châu, phòng giao dịch Phù Lưu Bộ máy quản lý gồm:

- Cùng với 18 cán bộ nhân viên của Ngân hàng

Nơi đặt trụ sở Chi nhánh là nơi có hệ thống giao thông thuận tiện, tập trungnhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ và các hộ kinh doanh cá thể nên rất thuận lợi cho việcthu hút khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

Bên cạnh đó, Chi nhánh đã trang bị đầy đủ cơ sở vật chất kỹ thuật, đồ dùng, công

cụ làm việc cho từng cán bộ nhân viên trong Chi nhánh để tạo ra môi trường làm việcnăng động, chuyên nghiệp, hiện đại, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

Bộ máy quản lý của NHNo Lộc Hà được thể hiện qua sơ đồ sau

Sơ đồ 2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lộc HàChú thích: Quan hệ trực tuyến:

Quan hệ chức năng:

 Nhiệm vụ của các phòng chuyên môn:

* Giám đốc: Là người quản lý điều hành chung mọi hoạt động của Ngân hàng

Là người nắm quyền cao nhất của chi nhánh Ngân hàng, do Tổng Giám đốc NHNotỉnh Hà Tỉnh bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Ngân hàng tỉnh về toàn bộhoạt động của chi nhánh về thực hiện các chủ trương, thể lệ Nhà nước

Hoạch định chiến lược kinh doanh, phương hướng hoạt động đúng đắn cho chinhánh, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương và chiến lược kinh doanh củachi nhánh

BAN GIÁM ĐỐC

Phòng kinh

doanh

Phòng kế toánngân quỹ

Phòng giao dịchThạch Châu

Phòng giaodịch Phù Lưu

Bộphậntíndụng

Cácgiaodịchviên

Bộphậntíndụng

Cácgiaodịchviên

CácgiaodịchviênKT

Trang 38

Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của chi nhánh theo quy định của NHNo &PTNT tỉnh Hà Tỉnh, kiến nghị và chủ động đề xuất với Ngân hàng cấp trên.

Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các bộ phận nghiệp vụ nhân viên dưới quyền, báocáo lên Giám đốc Ngân hàng tỉnh về những tiêu cực (nếu có) tại chi nhánh mình, cóquyền tham gia tố tụng, tranh chấp mà chi nhánh có liên quan

* Phó Giám đốc:

Phó Giám đốc được Giám đốc chi nhánh ủy quyền chỉ đạo điều hành một sốcông việc, ký thay Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụđược phân công

Khi Giám đốc vắng mặt, Phó Giám đốc thay thế giải quyết công việc của chinhánh, phải chịu trách nhiệm và báo cáo lại Giám đốc về công việc đã giải quyết trongthời gian Giám đốc vắng mặt

Bàn bạc và tham gia ý kiến với giám đốc trong việc thực hiện các nghiệp vụ củachi nhánh theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng

* Phòng Kinh doanh:

Phòng Kinh doanh gồm một trưởng phòng và các giao dịch viên, có nhiệm vụtiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nươc, nướcngoài; Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ ngành khác vàcác tổ chức kinh tế các nhân trong và ngoài nước; Nghiên cứu xây dựng chiến lượckhách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối vớitừng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tý tín dụng khép kín; Phân tíchtình hình và sự phát triển của các ngành nghề kinh tế kỹ thuật, của các khách hàng từ

đó lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao; Thu thập, quản lý, cungcấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và phòng ngừa rủi ro tín dụng; Thẩmđịnh và đề xuất cho vay đối với các dự án tín dụng, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàngcấp trên theo phân cấp thẩm quyền; đồng thời thẩm định các khoản vay do giám đốcChi nhánh cấp ba quy định, chỉ định theo uỷ quyền của tổng giám đốc, đồng thời theodõi đánh giá, sơ kết; Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh

* Phòng Kế toán- Ngân quỹ:

Phòng kế toán- Ngân quỹ gồm một trưởng phòng, một phó phòng và các giaodịch viên,có chức năng trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quyTrường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

định của Chi nhánh; Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thuchi tài chính; Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo &PTNT trên địa bàn; Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định củaPháp luật.

* Phòng giao dịch :

Phòng giao dịch gồm có một giám đốc, bộ phận tín dụng và các giao dịch viên:

có chức năng chính là thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, đáp ứng cácnhu cầu về gửi tiền tiết kiệm, nhận tiền gửi từ nước ngoài, giải ngân các khoản vay,phát hành và thanh toán thẻ ,thực hiện các nghiệp vụ thanh toán bù trừ, chuyển tiềnđiện tử, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác quản lý tài chính, lập các báocáo tài chính theo tháng, quý, năm, quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giaodịch trên máy

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

2.2.3 Tình hình lao động của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà

Bảng 2: Cơ cấu lao động của NHNo & PTNT huyện Lộc Hà

(Đơn vị tính: người, %)

Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%)

( Nguồn: Phòng Kinh doanh NHNo & PTNT huyện Lộc Hà )

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 20/04/2021, 07:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ngân hàng nông nghiệp, quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN về quy chế cho vay Khác
2. NHNo & PTNT huyện Lộc Hà, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009-2011 Khác
3. UBND huyện Lộc Hà, báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội huyện từ năm 2009-2011 Khác
6. Lê Thành Trung - Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng Khác
7. Giáo trình ngân hàng thương mại – Nhà xuất bản học viện Ngân hàng Quốc Gia Khác
8. Phạm Anh Ngọc - Giáo trình kinh tế hộ nông dân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - Trường ĐH kinh tế quản trị kinh doanh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w