1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát nhu cầu cần chăm sóc và sự hài lòng về công tác chăm sóc của sản phụ sau sinh thường tại khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản trung tâm y tế hoài nhơn năm 2020

39 43 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 269,84 KB

Nội dung

Đối với bất cứ người phụ nữ nào, cuộc sinh nở tuy là hiện tượng tự nhiên nhưng cũng là một thử thách. Để giúp sản phụ bớt lo âu và sợ hãi, người hộ sinh cần tỏ ra tận tụy, thân mật, khéo léo. Nên thông báo cho sản phụ phương pháp làm việc của mình, lắng nghe ý kiến đề đạt của họ, cho biết những dấu hiệu bình thường và không bình thường của cuộc chuyển dạ. Nữ hộ sinh cần hướng dẫn tỉ mỉ cho sản phụ cách rặn đẻ, cách thở để thai không bị ngạt, cách giảm đau khi có cơn co......, giải thích cho họ biết tiếp xúc da kề da là một cách tuyệt vời nhất để mẹ con hòa nhập, truyền cho nhau tình yêu thương, sẵn sàng một quá trình nuôi nấng, chăm sóc con của mẹ bắt đầu, kết nối tình mẫu tử và mang đến rất nhiều lợi ích lớn lao từ cái chạm da kề da giữa mẹ và trẻ. Ở Việt Nam, hằng năm có khoảng 3000 phụ nữ tử vong do liên quan đến thai nghén và sinh đẻ. Tỷ lệ tử vong mẹ giữa các vùng miền rất khác nhau. Những nguyên nhân dẫn tới tử vong mẹ là băng huyết, đẻ khó, sản giật, nhiễm trùng,....Vì vậy, chăm sóc sức khỏe sau sinh là một vấn đề hết sức quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Đó không chỉ là nhiệm vụ của người cán bộ y tế, mà còn cần sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là các bà mẹ. Nếu chăm sóc sức khỏe sau sinh tốt sẻ giảm được tình trạng bệnh tật cho mẹ và cho con. Do đó, cần nâng cao hiểu biết và thực hành chăm sóc sức khỏe sau sinh cho các bà mẹ, tư vấn thêm cho sản phụ sau khi sinh biết được cách tự chăm sóc cho bản thân sau sinh và chăm sóc trẻ tránh xảy ra tình trạng xấu ảnh hưởng đến tính mạng mẹ và con – điều mà không ai mong muốn. Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao, việc đáp ứng được nhu cầu của sản phụ mới đem lại sự hài lòng cho họ. Để đạt được điều này, chúng ta phải xác định được nhu cầu thiết yếu nhất, kịp thời khắc phục những tồn tại thì mới nâng cao được hiệu quả của công tác chăm sóc và ngược lại, phải luôn luôn nâng cao chất lượng chăm sóc mới đem đến sự hài lòng cho sản phụ. Với những lý do trên, tôi thực hiện đề tài “ Khảo sát nhu cầu cần chăm sóc và sự hài lòng về công tác chăm sóc của sản phụ sau sinh thường tại khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản – Trung Tâm y tế Hoài Nhơn” với 2 mục tiêu: 1. Xác định nhu cầu cần chăm sóc của các sản phụ sau sinh thường 2. Khảo sát sự hài lòng về công tác chăm sóc của sản phụ sau sinh thường.

Trang 1

TRUNG TÂM Y TẾ THỊ XÃ HOÀI NHƠN KHOA CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN

oOo

-ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

“ Khảo sát nhu cầu cần chăm sóc và sự hài lòng về công tác chăm sóc của sản phụ sau sinh thường tại khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản

Trung Tâm y tế Hoài Nhơn” năm 2020

Người thực hiện:

CNHS Nguyễn Thị Tuyết CNHS Phạm Thị Thúy Thu

Trang 2

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đối với bất cứ người phụ nữ nào, cuộc sinh nở tuy là hiện tượng tự nhiênnhưng cũng là một thử thách Để giúp sản phụ bớt lo âu và sợ hãi, người hộ sinhcần tỏ ra tận tụy, thân mật, khéo léo Nên thông báo cho sản phụ phương pháp làmviệc của mình, lắng nghe ý kiến đề đạt của họ, cho biết những dấu hiệu bình thường

và không bình thường của cuộc chuyển dạ Nữ hộ sinh cần hướng dẫn tỉ mỉ cho sảnphụ cách rặn đẻ, cách thở để thai không bị ngạt, cách giảm đau khi có cơn co ,giải thích cho họ biết tiếp xúc da kề da là một cách tuyệt vời nhất để mẹ con hòanhập, truyền cho nhau tình yêu thương, sẵn sàng một quá trình nuôi nấng, chăm sóccon của mẹ bắt đầu, kết nối tình mẫu tử và mang đến rất nhiều lợi ích lớn lao từ cáichạm da kề da giữa mẹ và trẻ

Ở Việt Nam, hằng năm có khoảng 3000 phụ nữ tử vong do liên quan đếnthai nghén và sinh đẻ Tỷ lệ tử vong mẹ giữa các vùng miền rất khác nhau Nhữngnguyên nhân dẫn tới tử vong mẹ là băng huyết, đẻ khó, sản giật, nhiễm trùng, Vìvậy, chăm sóc sức khỏe sau sinh là một vấn đề hết sức quan trọng trong hệ thốngchăm sóc sức khoẻ sinh sản Đó không chỉ là nhiệm vụ của người cán bộ y tế, màcòn cần sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là các bà mẹ Nếu chăm sóc sứckhỏe sau sinh tốt sẻ giảm được tình trạng bệnh tật cho mẹ và cho con Do đó, cầnnâng cao hiểu biết và thực hành chăm sóc sức khỏe sau sinh cho các bà mẹ, tư vấnthêm cho sản phụ sau khi sinh biết được cách tự chăm sóc cho bản thân sau sinh

và chăm sóc trẻ tránh xảy ra tình trạng xấu ảnh hưởng đến tính mạng mẹ và con –điều mà không ai mong muốn

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao, việc đápứng được nhu cầu của sản phụ mới đem lại sự hài lòng cho họ Để đạt được điềunày, chúng ta phải xác định được nhu cầu thiết yếu nhất, kịp thời khắc phục nhữngtồn tại thì mới nâng cao được hiệu quả của công tác chăm sóc và ngược lại, phảiluôn luôn nâng cao chất lượng chăm sóc mới đem đến sự hài lòng cho sản phụ

Trang 3

Với những lý do trên, tôi thực hiện đề tài “ Khảo sát nhu cầu cần chăm sóc và sự hài lòng về công tác chăm sóc của sản phụ sau sinh thường tại khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản – Trung Tâm y tế Hoài Nhơn” với 2 mục tiêu:

1 Xác định nhu cầu cần chăm sóc của các sản phụ sau sinh thường

2 Khảo sát sự hài lòng về công tác chăm sóc của sản phụ sau sinh thường

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Trang 4

Khoảng thời gian 6 tuần sau sinh (thời kỳ hậu sản), các cơ quan trong cơ thểngười mẹ, nhất là những cơ quan sinh dục sẽ dần dần trở về trạng thái bình thườngnhư trước khi có thai trừ tuyến vú vẫn tiếp tục phát triển để tiết ra sữa Trong khoảng thời gian này, có những vấn đề cần theo dõi là sự thu hồi tửcung, sự tiết sản dịch, sự lên sữa và tiết sữa, những thay đổi tổng quát khác và pháthiện nhiễm trùng hậu sản.

1.1 SỰ CO HỒI TỬ CUNG

Bình thường ngay sau khi lấy nhau ra, tử cung co hồi thành một khối cầu antoàn Ngày đầu sau sinh, đáy tử cung cao khoảng 13cm trên khớp vệ, trung bìnhmỗi ngày nhỏ đi 1cm Sau ngày thứ 12 - 13, tử cung thu hồi nhỏ nằm trong vùngchậu, không còn sờ thấy đáy tử cung trên bụng nữa Sự thu hồi tử cung ở con sonhanh hơn ở con rạ, ở người cho con bú nhanh hơn ở người không cho con bú Khi

tử cung bị nhiễm trùng, sự thu hồi tử cung sẽ chậm hơn bình thường

1.1.2.Vết may tầng sinh môn

Nếu tầng sinh môn bị rách hay cắt khi sinh thì được may lại Vết may tầngsinh môn cần được kiểm tra (xem có bị sưng nề, bầm tím, đỏ đau nhiều, có tụ máu

âm hộ, âm đạo, chân chỉ có mủ ) và làm thuốc 2 lần mỗi ngày bằng thuốc sáttrùng, sản phụ nên tự rửa thêm khi tiêu tiểu, thay băng vệ sinh sạch nhiều lần trongngày, tránh tình trạng ẩm ướt kéo dài vết thương sẽ chậm lành và dễ nhiễm trùng,tập đi tiểu, ngồi dậy đi lại, tránh bị táo bón Kháng sinh thường được Bác sĩ cho

Trang 5

sử dụng trong 5 ngày Nếu vết may tốt và lớp da may bằng chỉ không tiêu thìthường sẽ được cắt chỉ vào ngày thứ 5 sau sinh.

1.1.3 Sự tiết sữa

Sau khi sinh, lượng sữa non tăng dần lên Vào khoảng ngày thứ 3 sau sinh cóhiện tượng lên sữa (ở người đẻ con so là từ 3 - 5 ngày, người đẻ con rạ là từ 2 - 3ngày sau đẻ) Sản phụ sẽ thấy vú căng cứng, đau nhức, có thể sốt nhẹ (38 - 38,50C),đôi khi kèm nhức đầu, khó chịu Tình trạng căng sữa có thể kéo dài 24 - 48 giờ, sau

đó sữa thực sự chảy ra Nếu căng sữa nên cho trẻ bú thường xuyên hơn, bú đúngcách và vắt sữa dư

1.1.4 Những thay đổi tổng quát

- Bình thường, tổng trạng sản phụ tốt, thân nhiệt bình thường (trừ lúc lên sữa

có thể có sốt nhẹ) Sản phụ có thể có rét run sau khi sinh do sự mất nhiệt và mệtmỏi khi rặn sinh, rét run ngắn hạn và mau hết

Sau sinh, sản phụ có thể cảm giác lạnh và trẻ cũng cần hơi ấm vì trẻ mới sinh

dễ mất nhiệt ra môi trường ngoài nên phải giữ ấm đủ cho cả con và mẹ Tuy nhiên,

ở các nơi nhiệt độ môi trường cao, việc nằm hơ lửa như xưa là không cần thiết, đôikhi còn có thể mang lại những điều tai hại như làm mẹ và con đổ mồ hôi suốt cảngày làm cho cơ thể mất nước, da ẩm thường xuyên khiến bị hăm lở, vi trùng dễphát triển gây viêm da hoặc gây ra tai nạn ngoài ý muốn như tàn lửa có thể gâyphỏng cho mẹ và con nếu sơ ý Nếu ở những nơi lạnh như ở vùng núi, cao nguyênhay vào mùa đông lạnh có gió bấc Sản phụ có thể nằm phòng kín đáo tránh giólùa sau sinh hoặc đặt một mẻ than nhỏ hơ ấm dưới gầm giường về ban đêm, nhưngkhông nên cách ly với môi trường ngoài quá lâu

- Sản phụ và trẻ nên ra ngoài phòng phơi nắng vào buổi sáng (trước 9 giờ)khoảng một vài tuần sau sinh, hít thở không khí trong lành và vận động nhẹ nhàng

Sau khi sinh chỉ nằm bất động trên giường 8 - 10 giờ (24 giờ với ngườisinh mổ), sau đó nên đi lại nhẹ nhàng Tuy nhiên, ban đầu, sản phụ cần ngồi dậy

Trang 6

từ từ, hít thở sâu, rồi chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi đứng thẳng dậy.Nếu thấy chóng mặt, sản phụ cần nằm xuống để máu lưu thông lên não, tránhhiện tượng choáng ngất, bị ngã.

- Nếu chuyển dạ kéo dài hay trong những trường hợp sinh khó có thể bị bítiểu (ở đầu thai nhi đè lên bàng quang trong một thời gian lâu làm liệt bàng quang).Trong trường hợp bị bí tiểu, sản phụ có thể chườm nóng, xoa bụng dưới

- Nhu động ruột có thể giảm nên sản phụ dễ bị táo bón sau sinh Nên tránh để

bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nhiều nước Trong trường hợp bịtrĩ, có thể dùng thuốc bôi để đỡ đau

- Da là một cơ quan rất nhạy cảm và cần được bảo vệ Nếu cữ nước, khôngtắm rửa sạch sẽ thường xuyên, các lỗ chân lông sẽ bị bít và vi trùng có cơ hội pháttriển gây viêm da, ngứa ngáy và có thể có mùi hôi rất khó chịu Nên tấm bằng nước

ấm, trong phòng kín, tránh gió lùa, không nên ngâm mình lâu trong nước, lau khô

và mặc đủ ấm sau khi tắm Có thể tắm gội sau vài ngày sinh nhưng không nên tắmbồn Nếu mệt, sản phụ không nên tắm gội cùng một lúc và đừng đứng cúi lomkhom sẽ dễ gây chóng mặt, ngã quỵ

- Trong tháng đầu trẻ thường hay thức nhiều về đêm và sản phụ phải thứctheo, vì vậy nên tranh thủ ngủ những lúc trẻ ngủ Có thể vắt sữa cho vào bình tiệttrùng bảo quản trong tủ lạnh vài giờ nhờ người thân cho trẻ uống một vài lần

1.1.5 Cho con bú

- Sản phụ nên cho con bú sữa mẹ vì sữa mẹ kinh tế hơn, tiện dụng, dễ bảoquản, cho con bú sẽ thắt chặt tình cảm mẹ con, giúp tử cung co hồi tốt hơn trongthời kỳ hậu sản, có thể phòng thiếu máu, mẹ chậm có kinh lại 8 tháng sau sinh, cóthể ngừa thai được 6 tháng đầu sau sinh, giảm nguy cơ ung thư vú ở mẹ

- Trước và sau mỗi lần cho bú nên làm vệ sinh vú sạch sẽ bằng nước ấm

1.2 MỘT SỐ CÁCH GIÚP BÌNH PHỤC NHANH SAU KHI SINH

- Nghỉ ngơi đầy đủ:

Trang 7

Do bị tổn thất nhiều năng lượng nên việc nghỉ ngơi sau khi sinh ở phụ nữđóng vai trò quan trọng, tốt cả cho sức khỏe thể chất lẫn tinh thần, nhất là những bà

mẹ trẻ sinh con lần đầu

Trong thời gian nghỉ ngơi, được mọi người quan tâm hỏi thăm là liệu pháptinh thần tốt, giúp sản phụ khỏe và hồi phục nhanh

- Về dinh dưỡng: Sau khi sinh, các bà mẹ thường bị mất máu nhiều nên cần

được bồi dưỡng, ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng Sản phụ không cần phảikiêng khem bất cứ thứ gì, nhưng nên ăn thức ăn dễ tiêu, tránh ăn nhiều các gia vịnhư ớt, hạt tiêu , không uống bia, rượu vì sẽ ảnh hưởng đến tiết sữa, hạn chế đồlạnh, hải sản lạnh trong 6 tuần đầu sau sinh Để có đủ sữa, ngoài việc tích cực chocon bú, các bà mẹ nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày (bên cạnh nước lọc có thể uốngnước nhân trần, sữa đậu nành, nước hoa quả, sữa )

- Chú ý đến các vết mổ:

Những người phải mổ khi sinh hoặc phải qua thủ thuật cắt tầng sinh môn thìphải giữ vệ sinh để tránh viêm nhiễm, đặc biệt là phải thường xuyên vệ sinh, laukhô để tránh nhiễm trùng

Một khi xuất hiện hiện tượng sưng tấy, rỉ máu phải đi thăm khám bác sĩ

- Phụ nữ sau khi sinh nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng:

Những bài tập thể thao này sẽ giúp co khít cơ niệu đạo, cơ âm đạo, tránh bịsón tiểu sau này, trường hợp bị táo bón có thể chườm nước nóng, tắm nước nóng,massage vùng xương mu, massage vùng bụng

Nhiệt độ phòng ngủ nên duy trì ở mức 28oC, phù hợp cho cả mẹ lẫn con

1.3 CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU SINH THƯỜNG

Trang 8

* Ăn uống: Đủ sinh dưỡng (Theo tháp thức ăn) dễ tiêu tăng cả số lượng và

chất lượng, để đủ dinh dưỡng giúp bà mẹ hồi phục sức khoẻ và cung cấp dinhdưỡng để giúp cho vấn để tiết sữa nuôi con

* Nuôi con bằng sữa mẹ:

- Cho bú sớm sau sinh trong vòng 1h sau đẻ để tận dụng nguồn sữa non

- Cho con bú đúng tư thế

- Chế độ ăn uống và sử dụng thuốc khi cho con bú: Ăn đủ 4 thành phần như

ô vuông thức ăn, hợp khẩu vị, luôn thay đổi để không bị chán, cần uống nhiều nước

để tiết sữa tốt Khi sử dụng thuốc cần theo đúng chỉ định của thầy thuốc

- Cho trẻ bú theo nhu cầu

- Cai sữa khi trẻ 24 tháng trở lên, không được cai khi trẻ đang ốm, khi trời rétquá hoặc nóng quá Trong trường hợp cần cai sớm thì cũng chỉ nên cai sữa khi trẻtối thiểu 12 tháng

- Trong vòng 6 tháng đầu cho trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, không cho trẻ

ăn thêm thức ăn khác, không cần cho trẻ uống nước

- Vệ sinh núm vú trước và sau khi cho bú

* Nghỉ ngơi:

- Phụ nữ sau đẻ phải được nghỉ lao động trong vòng từ 4-6 tháng để lấy lạisức, đồng thời có thời gian và sức khoẻ để chăm sóc con

- Mỗi ngày được ngủ ít nhất 7-8h

* Tình dục sau đẻ: Không sinh hoạt tình dục khi chưa sạch sản dịch Nhưng

giai đoạn hậu sản cùng đồ, âm đạo mềm, khi quan hệ tình dục nên nhẹ nhàng, đểtránh rách cùng đồ và chỉ nên quan hệ tình dục khi hai vợ chồng cảm thấy ngườikhoẻ mạnh, phải áp dụng biện pháp tránh thai (BPTT) để tránh có thai sớm

* Vệ sinh:

-Trong giai đoạn có sản dịch người phụ nữ cần được rửa bộ phận sinh dục(BPSD) và thay băng ngày 3-4 lần

Trang 9

- Sau khi sạch sản dịch vẫn phải vệ sinh BPSD ngoài, mỗi ngày nên rửangoài và thay quần lót 2 lần/ ngày

- Mỗi ngày nên tắm 1 lần: Tắm nơi kín gió, tắm nước ấm, tắm nhanh

* Tránh thai sau đẻ: Khi sinh hoạt tình dục phải áp dụng BPTT, người phụ

nữ sau đẻ có thể dùng bao cao su, thuốc tránh thai đơn thuần, hoặc cho bú vô kinh

* Vận động sau đẻ:

- Trong sáu giờ đầu sau sinh nên nghỉ ngơi tại giường, sau đó ngồi dậy và cóthể làm lấy các việc vệ sinh cá nhân, nên vận động nhẹ nhàng những ngày sau đẻ,

để giúp tử cung co hồi

- Trong giai đoạn hậu sản không nên tập thể dục gắng sức, mà chỉ nên ápdụng các động tác nhẹ nhàng như tập co cơ vùng đáy chậu, xoa thành bụng giúp tửcung co hồi

* Chế độ dùng thuốc sau đẻ: Khi cần phải sử dụng thuốc phải được sự chỉ

định của thầy thuốc, tuân thủ đúng y lệnh

Trang 10

2.1.1 Tiêu chuẩn chọn mẫu

- Các bà mẹ sinh thường đồng ý trả lời phỏng vấn tại Khoa Chăm sóc sức

khỏe sinh sản - TTYT Hoài Nhơn

- Bà mẹ nghe và hiểu được câu hỏi

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Bà mẹ có khiếm khuyết khả năng nghe nói

- Bà mẹ không đồng ý tham gia phỏng vấn

1.1.3 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

-Thời gian: Từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2020

- Địa điểm: Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản - TTYT Hoài Nhơn

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1 Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu

Chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện

2.2.3 Phương pháp điều tra số liệu

- Dùng phiếu điều tra

- Phỏng vấn trực tiếp

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1.Biến số nghiên cứu

- Biến số về đặc điểm dân số xã hội của mẫu nghiên cứu

- Biến số về nhu cầu cần chăm sóc của các sản phụ sau sinh thường

- Biến số khảo sát sự hài lòng về công tác chăm sóc sản phụ sau sinh thường tại Khoa CSSKSS – TTYT Hoài Nhơn

2.3.2 Nội dung nghiên cứu:

Trang 11

Khảo sát nhu cầu cần chăm sóc và sự hài lòng về công tác chăm sóc của sản phụ sau sinh thường tại khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản – Trung Tâm y tế Hoài Nhơn

2.4 XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU

- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê thông thường với Excel 2007

- Số liệu được trình bày dưới dạng số và tỷ lệ %

2.5 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu này cần được sự cho phép của Ban giám đốc Trung tâm Y tếHoài Nhơn, thông qua hội đồng NCKH

- Giải thích về mục đích và nội dung của nghiên cứu trước khi tiến hànhnghiên cứu và chỉ tiến hành khi có sự chấp nhận hợp tác tham gia của đối tượngnghiên cứu

- Người tham gia nghiên cứu là tự nguyện và họ có thể từ chối tham gia hoặc rútkhỏi nghiên cứu

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trang 12

Qua điều tra, phỏng vấn 135 các sản phụ sau sinh thường 24 giờ đang nằmtại Khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản - TTYT Hoài Nhơn, chúng tôi có kết quả nhưsau:

3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

3.1.1 Đặc điểm theo nhóm tuổi:

Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ sản phụ theo tuổi

Nhận xét: Nhóm sản phụ < 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (86,7%) cao gấp 6,5

lần nhóm ≥ 30 tuổi (13,3%) Lớn nhất là 36 tuổi và nhỏ nhất là 16 tuổi

Trang 13

3.1.4 Số con trong gia đình

Biểu đồ 3.2 Số con trong gia đình

Nhận xét:

Các gia đình có từ 1-2 con, chiếm tỷ lệ 84,4%

3.2 NHU CẦU CHĂM SÓC CỦA CÁC SẢN PHỤ SAU SINH THƯỜNG 3.2.1 Tâm lý sản phụ sau khi sinh

Bảng 3.3 Tâm lý sản phụ sau khi sinh

Trang 15

Nhận xét: Đa số các sản phụ hướng dẫn, động viên, quan tâm, giáo dục từ điều

dưỡng với tỷ lệ lần lượt là 84,4%; 82,2%; 77,8% và cao nhất là GDSK (86,7%)

3.2.4.Tư vấn ăn uống sau sinh

Bảng 3.6 Tư vấn ăn uống sau sinh

Tư vấn ăn uống sau sinh n Tỷ lệ %

Nhận xét: 91,1% sản phụ được tư vấn nên ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng

3.2.5.Tình hình theo dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu sản

Bảng 3.7 Tình hình theo dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu sản

3.2.6.Tiến hành theo dõi co hồi tử cung, sản dịch, đại tiểu tiện

Bảng 3.8 Tiến hành theo dõi co hồi tử cung, sản dịch, đại tiểu tiện

Hằng ngày chị có được theo dõi n Tỷ lệ %

Nhận xét: Hằng ngày 100% sản phụ được theo dõi về sự go hồi tử cung, sản dịch

và tiểu tiện

3.2.7 Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

Bảng 3.9 Chăm sóc vết khâu tầng sinh môn, vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài

Trang 16

Nội dung chăm sóc n Tỷ lệ %

Nhận xét: 100% sản phụ được chăm sóc vết khâu tầng sinh môn và được

hướng dẫn vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài

3.2.8 Hướng dẫn chăm sóc theo dõi sau sinh

Dấu hiệu bất thường Vệ sinh cá nhân Nghỉ ngơi và vận động 86.0

88.0 90.0 92.0 94.0 96.0 98.0

Trang 17

Nhận xét: Hầu hết sản phụ đều được hướng dẫn chăm sóc sau sinh về nhận

biết các dấu hiệu bất thường (97,8%), vệ sinh cá nhân (93,3%), nghỉ ngơi, và vậnđộng sau đẻ (91,1%)

3.2.9.Hướng dẫn cho con bú sớm: sau sinh 30 phút, sau 1 giờ, khi mẹ đã khỏe

77.8%

8.9%

13.3%

Sau sinh 30 phút Sau 1 giờ Khi mẹ mạnh khỏe

Biểu đồ 3.4 Hướng dẫn cho con bú sớm

Nhận xét: Tất cả sản phụ đều được hướng dẫn cho trẻ bú sớm; trong đó có

77,8% sản phụ cho trẻ bú sau sinh 30’, sau 1 giờ 8,9%

3.2.10 Hướng dẫn, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ

Bảng 3.10 Hướng dẫn, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ

Hướng dẫn, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ n Tỷ lệ %

Nhận xét: 100 % sản phụ được hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ

3.2.11 Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Bảng 3.11 Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sơ sinh n Tỷ lệ %

Trang 18

Nhận xét: 100% sản phụ được hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh

3.3 KHẢO SÁT SỰ HÀI LÒNG VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC SẢN PHỤ SAU SINH THƯỜNG

3.3.1.Thực hiện chăm sóc thiết yếu (da kề da tại phòng sinh)

Bảng 3.12 Mức độ hài lòng việc thực hiện da kề da

Thực hiện chăm sóc thiết yếu (da kề

Nhận xét: 100% các sản phụ sau khi sinh xong đều rất hài lòng với việc thực

hiện da kề da với bé tại phòng sinh

3.3.2 Hài lòng việc theo dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu sản

Bảng 3.13 Mức độ hài lòng việc dõi dấu hiệu sinh tồn tại phòng hậu sản

Theo dõi dấu hiệu

sinh tồn

Không hài lòng

Nhận xét: Phần lớn các sản phụ rất hài lòng với việc theo dõi dấu hiệu sống

tại phòng hậu sản 2 lần/ ngày, chiếm tỷ lệ 88,9%

3.3.3.Theo dõi co hồi tử cung, sản dịch, đại tiểu tiện

Bảng 3.14 Mức độ hài lòng việc theo dõi co hồi tử cung, sản dịch, đại tiểu tiện

Theo dõi sự co hồi tử Hài lòng Không Rất Không Tỷ lệ

Trang 19

Nhận xét:100% sản phụ rất hài lòng với việc theo dõi về sự go hồi tử cung,

sản dịch và đại tiểu tiện

3.3.4 Vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

Bảng 3.15 Mức độ hài lòng về việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn, vệ sinh bộ

phận sinh dục ngoài

Nội dung chăm sóc

Không hài lòng

Hài lòng

Rất hài lòng

Khôn

g ý kiến

Nhận xét: Hằng ngày 100% sản phụ rất hài lòng với việc vệ sinh bộ phận sinh

dục ngoài, 74,07 sản phụ hài lòng việc chăm sóc vết khâu tầng sinh môn

3.3.5 Hài lòng việc hướng dẫn, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ

Bảng 3.16 Mức độ hài lòng về việc tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ

Hướng dẫn, tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ n Tỷ lệ %

Ngày đăng: 12/04/2021, 21:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w