- Tạo không khí trong giờ học,vận dụng vốn hiểu biết của học sinh để khai thác bài Trên đây là “ Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức cho học sinh l[r]
Trang 1Môn Toán có tầm quan trọng to lớn Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệthống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người Môn Toán còn làmôn học rất cần thiết để học các môn học khác, nhận thức thế giới xung quanh đểhoạt động có hiệu quả trong thực tiễn Môn Toán có khả năng giáo dục rất lớntrong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận logic, thao tác tưduy … Trong chương trình dạy- học toán ở Tiểu học, chương trình toán lớp 3 đóngmột vai trò trọng yếu Lớp 3 là lớp kết thúc giai đoạn đầu của bậc tiểu học, phảichuẩn bị đầy đủ kiến thức cho cơ sở ban đầu, để học sinh học tốt giai đoạn cuối củabậc Tiểu học và tiếp các cấp học sau này Không những vậy môn học này nhằmcung cấp kỹ năng tính toán rất cơ bản và thiết thực thông qua việc giải toán, họcsinh sẽ có điều kiện phát triển trí tuệ Và việc nghiên cứu đưa ra các giải pháp, rènkỹ năng tính toán là việc hết sức cần thiết, yêu cầu học sinh tính đúng, hiểu nhiềuvà nắm chắc chắn các dạng toán đơn giản đã học được ở lớp 2- 3 để vận dụng vàogiải toán về tính giá trị biểu thức.
Trong nhiều năm dạy Tiểu học, bản thân tôi được liên tục giảng dạy lớp 3.Trên thực tế của từng lớp đều có một số em giỏi toán và một số em yếu toán, nănglực học tập của học sinh chưa đồng đều Những em giỏi thì say mê học tập Nhữngem yếu thì lười học, sợ học và chán học Muốn đảm bảo chất lượng học tập của cácem trong một lớp, một khối lớp…, đồng đều như nhau Học sinh phát huy trí tưởngtượng, rèn luyện tính tư duy, trừu tượng và nâng cao dần kiến thức học sinh yếu,kém tiến kịp học sinh khá, giỏi về thực hiện giải các bài toán dạng tính giá trị biểu
thức Nên tôi đã chọn chuyên đề “ Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toándạng tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3” nhằm nâng cao kết quả dạy học
môn toán lớp 3 Đây có thể coi là giai đoạn học tập cơ bản vì ở giai đoạn này họcsinh được chuẩn bị kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất, được chuẩn bị về phương pháptự học toán dựa vào các hoạt động tích cực chủ động sáng tạo và góp phần khôngnhỏ vào việc học tốt môn toán sau này.
Trang 2PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: A Thực trạng
1 Thuận lợi
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình, ham học hỏi nên việc tiếp cận với chương trình mới,với việc đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học hiện đại khá nhanh chóng,thành thạo
- Giáo viên được trang bị đầy đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo.- Giáo viên đã sử dụng phương pháp và hình thức dạy học linh hoạt để phát huytính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh một cách hiệu quả.
- Học sinh khối 3 đều được học 2 buổi /ngày Vì vậy có nhiều thời gian cho việcluyện tập thực hành ở buổi 2.
- Sự quan tâm của phụ huynh học sinh cũng góp phần nâng cao chất lượng các mônhọc nói chung và môn Toán nói riêng.
2 Khó khăn
a Những tồn tại của HS trong từng dạng bài tính giá trị biểu thức:
* Đối với các biểu thức đơn: (Biểu thức chỉ có 2 số và 1 dấu phép tính)
cộng, trừ, nhân có nhớ đa số HS sai do quên không nhớ khi thực hiện tính hoặc dokhông thuộc các bảng cộng, trừ, nhân, chia đã học nên tính sai kết quả.
* Đối với các biểu thức có 2 dấu phép tính: Học sinh hay làm sai do học sinh
không biết thứ tự thực hiện các phép tính
c Nguyên nhân của những tồn tại:
Từ những tồn tại của các em khi thực hành các dạng bài tính giá trị biểu thức, tôiđã tìm ra một số nguyên nhân cơ bản như sau:
+ Một số em có lực học không ổn định và nhanh quên kiến thức, do đó cácem không thể có kiến thức vững chắc ở lớp dưới làm cơ sở học tiếp ở lớp trên.Bên cạnh đó, kĩ năng tính toán của một số em còn sai Vẫn còn tình trạng HS chưathuộc bảng cộng, trừ, nhân, chia hoặc thuộc một cách máy móc
Trang 3+ Lên đến lớp 3, các em được thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân có nhớ nhưngkhi thực hiện các em thường quên không nhớ hoặc cộng, trừ, nhân sai Do đó giátrị của cả biểu thức sai.
+ HS chưa hiểu bản chất của từng quy tắc trong từng dạng bài tính giá trịbiểu thức.
+ Chương trình SGK Toán lớp 3 mới cung cấp những dạng bài tập cơ bản về tínhgiá trị biểu thức minh họa cho phần lý thuyết, chưa có hệ thống các kiểu bài tậpphong phú để HS được luyện tập và rèn cho các em kĩ năng về tính giá trị biểu thứcsau mỗi dạng bài Do đó vẫn còn những HS thực hiện sai thứ tự phép tính và nhầmlẫn cách làm các dạng bài về tính giá trị biểu thức.
+ HS chưa được làm quen với các dạng bài tập mở rộng về tính nhanh (tínhthuận tiện, tính hợp lý) giá trị biểu thức nên hầu hết các em tính sai hoặc tính chưahợp lý khi thực hiện yêu cầu.
+ Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS tiểu học, các em còn nhỏ nên ngạingồi lâu tính toán với những con số lớn, trong khi các biểu thức ở lớp 3 đa số đềucó 2 dấu phép tính với các số từ 3 đến 5 chữ số, đòi hỏi học sinh phải có tính kiêntrì và cẩn thận mới thực hiện tốt được bài tập.
Từ thực trạng như trên, để học sinh có được các kĩ năng tính giá trị biểu thứcmột cách chắc chắn, tôi đã tích cực học tập, tham khảo các tài liệu môn Toán và đãtìm ra cách hình thành kĩ năng tính giá trị biểu thức cho HS lớp 3 Vậy tôi đã làmthế nào? Sau đây tôi xin trình bày các giải pháp mà tôi đã thực hiện như sau.
B Giải pháp
- Dạy học trên cơ sở tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập tích cực chủđộng, sáng tạo của học sinh là định hướng chung của phương pháp dạy học toánhiện nay Mặt khác cần khai thác tính đặc trưng của việc hình thành khám phá kiếnthức về nội dung yếu tố hình học.
- Cần phát huy tính độc lập sáng tạo của học sinh.
- Giáo viên cần sáng tạo các bài tập khác phù hợp với đối tượng học sinh của lớpmình nhằm gây được hứng thú học tập.
1 Các phương pháp dạy học
+ Phương pháp trực quan
+ Phương pháp gợi mở vấn đáp+ Phương pháp thực hành luyện tập + Phương pháp phân tích tổng hợp
2 Các hình thức dạy học
+ Tổ chức dạy học theo cặp, theo nhóm+ Tổ chức dạy học theo lớp
Trang 4+ Tổ chức trò chơi
+ Tổ chức thi đua giữa các cá nhân, nhóm, tổ
3 Phương tiện, đồ dùng dạy học
+ Việc sử dụng tốt các phương tiện đồ dùng dạy học quan trọng trong việcđảm bảo thực hiện có hiệu quả phương pháp mới.
+ Bảng con, bảng phụ Sử dụng phiếu học tập.
4 Một số biện pháp cụ thể rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểuthức cho học sinh lớp 3
4.1 Rèn kĩ năng từ dễ đến khó, từ kiến thức đã học đến kiến thức mới.
- Đây là dạng toán có tính khái quát, tổng hợp Đối với học sinh học yếu, trung bìnhvà một số em khá giỏi vẫn chưa thông thạo phương pháp giải bài tập này Tôi dựavào cơ sở rèn luyện kĩ năng cộng, trừ, nhân, chia và cho học sinh học thuộc bảngnhân, chia Tôi đã ôn luyện các em giải dạng toán này trong những buổi học phụđạo, bồi dưỡng, tiết học phụ đạo bồi dưỡng cụ thể hoá từng cách của từng nhómtính giá trị biểu thức trong phạm vi 100, 1000 Vận dụng các biện pháp học sinhthực hành, luyện tập từng bước, nắm bắt và hiểu cụ thể:
4.2 Dạy, ôn tập các dạng bài tính giá trị biểu thức trong chương trình SGKtoán lớp 3 (Biểu thức có 2 dấu phép tính):
Để rèn cho HS lớp 3 có kĩ năng tốt về tính giá trị biểu thức, cũng như vậndụng làm tốt các dạng bài toán khác, ngoài việc ôn tập lại các biểu thức đơn là cơsở để học tốt các dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 3 (biểu thức có 2 dấu phéptính) thì HS phải nắm chắc cách làm từng dạng bài trong chương trình SGK đã xâydựng Vì vậy, để khắc phục những tồn tại đã nêu trong phần thực trạng sau khi họccác dạng bài tính giá trị biểu thức ở lớp 3, tôi tiến hành ôn tập củng cố lại kiến thức,lưu ý những lỗi sai trong quá trình làm bài và ra hệ thống bài tập củng cố giúp cácem nắm vững kiến thức từng dạng bài và rèn cho các em có kĩ năng tốt về tính giátrị biểu thức.
- Các dạng bài tính giá trị biểu thức được xây dựng trong chương trìnhSGK Toán 3 gồm có 3 dạng cơ bản như sau:
+ Dạng 1: Biểu thức chỉ có dấu (cộng, trừ) hoặc (nhân, chia)+ Dạng 2: Biểu thức có dấu cộng, trừ, nhân, chia.
+ Dạng 3: Biểu thức có dấu ngoặc.
- Đối với dạng bài này, GV tiến hành ôn tập, củng cố lại theo các bước như sau:+ Bước 1: Củng cố lại kiến thức cơ bản đã học, lưu ý cách làm dạng bài.
Trang 5bài này, GV đưa ra ví dụ, cách làm, chốt kiến thức cho HS một cách chắc chắn nhưsau:
- Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải có 4 dạng biểu thức: (+, -), (- , +), (+ , +), (- , -)
Một số em học yếu, không có trí tưởng tượng, tư duy, sáng tạo thì các emchậm hiểu Cứ nghĩ rằng biểu thức có phép tính cộng, trừ mới thực hiện từ trái sangphải được Còn biểu thức có phép tính: (- , +), ( + , +), (- , -), thì các em lúng túngkhông biết cách tính Từ đó, tôi phân nhóm của từng cách tính giá trị của biểu thứccụ thể hơn, để hướng dẫn các em thực hiện dễ dàng:
Ví dụ: 60 + 20- 5 = 80- 5 = 7560 - 20 + 5
60 + 20 + 5 Học sinh học yếu chậm hiểu thì lúng túng60 - 20 - 5
Vậy tôi cho học sinh thực hiện 4 cách (có 2 dấu phép tính/1 cách) tính giá trịbiểu thức của (+, -), rèn luyện theo nhóm học tập, bảng con, kể cả học tập ở bảngnhóm Khi các bạn trong nhóm hổ trợ, giúp đỡ mà các em không thực hành được,các em mạnh dạn giơ bảng cứu trợ để thầy ( cô) giáo hướng dẫn các em chia sẻ sựhiểu biết và khắc sâu được kiến thức Đây là một biện pháp đơn giản nhưng phải cótính kiên trì, nhẫn nại thì đối với lứa tuổi học sinh lớp 3 mới thực hiện được cáchgiải thành thạo Giáo viên hướng dẫn với học sinh rằng: Không chỉ có biểu thức(+ , -) mà cả (- , +), (+ , +), (- , -) Đều là 1 nhóm của qui tắc, biểu thức (+ , -) trên Từ đó học sinh hiểu sâu về kiến thức và rèn luyện được kĩ năng giải toán dạng nàyvà kể cả kĩ năng sống mà học sinh học được ở nhóm
- Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải có 4 biểu thức:
* Biểu thức chỉ có dấu nhân, chia:
Ví dụ: (x, : ), (: , x), (x , x), (: , :)
- Bốn cách trên cùng một quy tắc Tương tự như cộng và trừ, nên giáo viên táchtừng nhóm cụ thể để khắc sâu vào trí nhớ của học sinh, phân biệt, nhớ kĩ, nhớ lâuvà dễ dàng vận dụng vào luyện tập, rèn được kĩ năng giải toán dạng
Cách tiến hành:
- Bước 1: Nhận xét biểu thức:- Bước 2: Cách trình bày:- Bước 3: Cách làm dạng bài:
+ Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện cácphép tính theo thứ tự từ trái sang phải (Cộng, trừ).
+ Nếu trong biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phéptính theo thứ tự từ trái sang phải (nhân, chia).
Trang 6+ Lưu ý HS: Nếu trong 1 biểu thức chỉ có 1 dấu phép tính ta vẫn thực hiện tính theothứ tự từ trái sang phải Biểu thức có dấu (nhân, chia) hoặc (cộng, trừ) có thể dấuchia đứng trước dấu nhân, dấu trừ đứng trước dấu cộng ta vẫn thực hiện tính theothứ tự từ trái sang phải.
c Biểu thức có dấu cộng, trừ, nhân, chia:
- Thực hiện nhân, chia trước cộng, trừ sau có 8 biểu thức:(x , +), (+ , x), (: , +), (+ , :)
(x , - ), (- , x), (: , -), (- , :)
- Tám cách tính (biểu thức) trên cùng một quy tắc.
Ngoài ra, nếu chúng ta không hướng dẫn cụ thể cho các em Nhiều em sẽ ghi kếtquả thực hiện sai, kết quả đúng nhưng cách thực hiện sai hoặc không đúng kết quả.Ví dụ: 60 + 35 : 5 = 60 + 7
= 67 (Thực hiện tính giá trị biểu thức đúng)
60 + 35 : 5 = 7 + 60
= 67 (kết quả đúng nhưng bước thực hiện sai)
- Nếu các em có thói quen thực hiện sai lệch này, về mặt toán học, lập luận giảitrình không đúng, lúng túng Vậy cần chú ý trường hợp này
Hoặc:86- 10 x 4 = 76 x 4
= 304 Sai ( học sinh không hiểu bài, không nắm kiến
thức, lúng túng) 86 – 10 x 4 = 40- 86
Vậy thực hiện đúng là:
86- 10 x 4 = 86- 40 = 46
Trường hợp này giáo viên phải hướng dẫn cụ thể như sau:
- Nếu biểu thức có nhân hoặc chia thì phải thực hiện nhân hoặc chia trước rồi phảiviết đúng kết quả vừa tính và dấu phép tính còn lại (chưa thực hiện) sang bên phảidấu (=) đúng vị trí.
- Còn phép tính (cộng hoặc trừ) chưa thực hiện thì phải viết lại đúng vị trí như ở đềbài thì kết quả mới đúng Đồng thời cũng hướng dẫn, rèn luyện cách thực hành ởlớp bằng nhiều hình thức học tập Bằng phương pháp dạy học này đã thực thi, cácđối tượng học tập của lớp đã thành thạo kĩ năng giải toán dạng tính giá trị của biểuthức.
Cách tiến hành:
- Bước 1: Nhận xét biểu thức:
+ Các biểu thức trên đều có 2 dấu phép tính cộng trừ, nhân chia.
- Bước 2: Cách trình bày:- Bước 3: Cách giải dạng toán:
Trang 7+ Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiệncác phép tính nhân, chia trước, rồi thực hiện phép tính cộng, trừ sau.
+ Trong biểu thức có phép nhân, chia đứng sau phép cộng, trừ ta thực hiệnphép nhân chia trước nhưng vẫn viết kết quả đứng sau số thứ nhất (số hạng hoặc sốbị trừ,…) như biểu thức ban đầu.
d Biểu thức có dấu ngoặc đơn:
Ví dụ: Tính giá trị của biểu thức: (SGK- trang 82)
- Bước 3: Cách làm dạng bài:
+ Nếu trong một biểu thức mà có dấu ngoặc thì ta thực hiện tính trong ngoặc trước,
ngoài ngoặc sau.
+ Lưu ý HS: Biểu thức trong ngoặc bất kể là phép tính gì cũng được ưu tiên tính
trước, rồi mới tính phép tính ngoài ngoặc Tuy nhiên, cần viết đúng thứ tự giá trịcủa biểu thức khi tính (Biểu thức trong ngoặc viết sau thì khi tính kết quả ta cũngviết sau, giữ nguyên vị trí số thứ nhất theo biểu thức ban đầu).
+ HS khá, giỏi có thể vận dụng giải bài toán kép bằng 1 phép tính.
- Do thói quen không quan tâm đến việc học thuộc nên đa số các em không thuộccác qui tắc tính giá trị của biểu thức Xét đến yêu cầu giải bài tập ở lớp 3, việcthuộc qui tắc trên cũng rất cần thiết đặc biệt đối với những em học sinh còn yếukém Khi đã hình thành bảng, chúng ta cho các em chép lại qui tắc và yêu cầu phảihọc thuộc Các quy tắc đó bao gồm:
+ Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ ta thực hiện các phép tính từ tráisang phải.
+ Nếu trong biểu thức có các phép tính nhân, chia ta thực hiện các phép tính từ tráisang phải
+ Nếu trong biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện cácphép tính nhân chia trước cộng trừ sau.
Trang 8+ Khi tính giá trị biểu thức có dấu ngoặc ( ) thì trước tiên ta thực hiện các phép tínhtrong ngoặc.
- Đối với các quy tắc lớp 3, tôi chú trọng đến việc thực hiện đúng quy tắc, mạnhdạn tổ chức giờ học tập thể lớp đồng thời bổ sung các quy tắc dễ hiểu, dễ nhớ
4.3 Nhận xét- đánh giá
- Việc nhận xét, chữa bài cụ thể, thường xuyên, kịp thời của giáo viên theo thông tư22 có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chất lượng học sinh Giáo viên sẽ đánhgiá được hiệu quả giảng dạy của mình để có hướng điều chỉnh nội dung, phươngpháp dạy cho phù hợp Đồng thời qua đó giáo viên biết được mặt mạnh, mặt yếucủa từng học sinh để có biện pháp phát huy mặt mạnh, khắc phục mặt yếu, bổ sung“lấp đầy” những lỗ hổng cho từng đối tượng học sinh.
- Ngoài ra, giáo viên cho học sinh tự nhận ét bài của mình, của bạn để học sinh biếtkhắc phục chỗ chưa đung, học tập được cách làm hay, cách trình bày ngắn gọn củabạn.
PHẦN III KẾT THÚC VẤN ĐỀ :
Tôi đã áp dụng những biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trịbiểu thức cho học sinh lớp 3 Học sinh đã ghi nhớ qui tắc và tìm ra được cách giải,nâng dần hiệu quả tiết dạy môn toán, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi đã tổchức cho học sinh hoạt động dưới nhiều hình thức phong phú, thu hút các em hứngthú học tập, coi trọng sự cộng tác của phụ huynh trong việc nhắc nhở và quan tâmtạo điều kiện cho con em đi học chuyên cần, có ý thức tự học, tự tìm tòi Trên cơ sởnày, chắc chắn một điều, chất lượng học sinh không còn là nỗi lo Với một số biệnpháp này học sinh sẽ đạt được hiệu quả cao trong học tập môn học toán nói chung,phần tính giá trị biểu thức nói riêng Góp phần làm cho các em say mê học tập vàcàng yêu thích học môn toán.
Để nâng cao hiệu quả khi dạy học toán nói chung và trong dạy học phần tínhgiá trị biểu thức nói riêng thì giáo viên cần lưu ý:
- Giáo viên không ngừng học hỏi nâng cao hiểu biết về chuyên môn, nắm vững vềđặc trưng bộ môn toán Tiểu học nói chung, toán lớp 3 nói riêng, cập nhật thông tinkịp thời theo chỉnh sửa về dạy học của ngành cấp trên
- Tăng cường thời gian nghiên cứu, thường xuyên vận dụng các biện pháp rèn kĩnăng học tập, giải toán theo hướng tích cực
- Trong từng tiết học giáo viên cần cho học sinh làm việc cá nhân và nhóm nhiềuhơn để khai thác kiến thức toán học theo hướng phát huy tính tích cực của HS.- Phải chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.
- Phải nắm vững nội dung, mục tiêu, yêu cầu bài học và cần phải xác định rõ trọngtâm của bài học.
- Nắm vững các đối tượng học sinh trong lớp để có kế hoạch giảng dạy phù hợp.
Trang 9- Quan tâm đến vấn đề soạn bài trước khi lên lớp, mức đầu tư thể hiện rõ ràng đốivới các bài tính giá trị biểu thức có 4 phép tính và trong trường hợp biểu thức chứadấu ngoặc.
- Xây dựng kế hoạch dạy học một cách khoa học và sáng tạo.
- Xây dựng hệ thống bài tập cho học sinh luyện tập phù hợp nhằm tăng cường khảnăng thực hành giải toán có lời văn cho học sinh.
- Giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các hình thức học tập theo định hướng đổimới phương pháp dạy học toán.
- Giáo viên cần phải chú ý đến ngôn ngữ diễn đạt của mình để thể hiện được rõtrọng tâm của bài dạy
- Tạo không khí trong giờ học,vận dụng vốn hiểu biết của học sinh để khai thác bài
Trên đây là “ Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng giải toán dạng tính giá trị biểu thức cho học sinh lớp 3”, kính mong các thầy (cô) cùng góp ý, bổ sung để chuyên đề hoàn thiện hơn.
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
Đã duyệt và thông qua HĐSP trường.
TM BGH
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Hoàng Thị Lan Giang
TT Yên Lạc, ngày 20 tháng 12 năm 2018
NGƯỜI VIẾT CHUYÊN ĐỀ
Đại Thị Loan
Trang 10BÀI DẠY MINH HỌA
Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2018Toán
TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BIỂU THỨC ( Tiếp theo) I.Mục tiêu:
- Kiến thức,kỹ năng: Học sinh biết thực hiện biểu thức có các phép tính cộng,
trừ ,nhân, chia Áp dụng được cách tính giá trị của biểu thức để xác định giá trị đúng, sai của bểu thức
- Năng lực: Học sinh tự giác học tập, biết giải quyết vấn đề.- Phẩm chất: Học sinh ham học hỏi, yêu thích giải toán.II.Đồ dùng dạy- học
- Giáo viên: Máy tính trình chiếu.
+ Phiếu ghi nội dung phần b bài tập 1, Bảng phụ có ghi sẵn nội dung bài tập 2.+ 8 miếng bìa hình tam giác dùng cho bài tập 4( Bộ đồ dùng Toán giáo viên)
- Học sinh: Bộ đồ dùng Toán.
III Các hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viênHoạt động của học sinh
* Khởi động:- Lớp hát 1 bài.
1 Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 2 HS tính giá trị của 2 biểu thức sau:
60+ 29- 42 88: 2 x 3- GV nhận xét.
2.Bài mới: a.Giới thiệu bài:
- Giáo viên giới thiệu tên bài, mục tiêu bài học
b Dạy bài mới
- Cả lớp hát.
- 2HS làm bảng lớp, dưới lớp làm nháp.
- HS nhận xét bài bạn.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
Hướng dẫn thực hiện tính giá trị củabiểu thức có các phép tính cộng, trừ,nhân, chia.