Động cơ là một trong những vấn đề quan trọng và phức tạp nhất của tâm lý học. Khi bàn về vấn đề này có rất nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau không chỉ giữa các trường phái mà ngay cả trong cùng một trường phái tâm lý học. Sự đấu tranh diễn ra rất quyết liệt trên nhiều mặt như: quan niệm về động cơ, nguồn gốc và sự hình thành động cơ.... Tuy nhiên, hầu hết các nhà tâm lý học đều cho rằng, nghiên cứu hoạt động của con người không thể không nghiên cứu động cơ, động cơ là phạm trù không thể thiếu của tâm lý học. Song do cách thức tiếp cận, lập trường và phương
Trang 1Động cơ là một trong những vấn đề quan trọng và phức tạp nhất của tâm lý học Khi bàn về vấn đề này có rất nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau không chỉ giữa các trường phái mà ngay cả trong cùng một trường phái tâm lý học Sự đấu tranh diễn ra rất quyết liệt trên nhiều mặt như: quan niệm về động cơ, nguồn gốc và sự hình thành động cơ Tuy nhiên, hầu hết các nhà tâm lý học đều cho rằng, nghiên cứu hoạt động của con người không thể không nghiên cứu động cơ, động cơ là phạm trù không thể thiếu của tâm lý học Song do cách thức tiếp cận, lập trường và phương pháp luận khác nhau nên các trường phái tâm lý học đều có sự lý giải khác nhau về động cơ Đến khi tâm lý học hoạt động ra đời, dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận của triết học Mác và phương pháp tiếp cận hoạt động thì hiện tượng tâm lý phức tạp này mới từng bước được làm sáng tỏ Nhưng đây là một vấn đề hết sức phức tạp cả về lý luận và thực tiễn nên hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi và cần phải tiếp tục đi sâu nghiên cứu làm
rõ Chính vì vậy, nghiên cứu tìm hiểu những quan điểm khác nhau về động
cơ của các nhà tâm lý học nói chung, các nhà tâm lý học hoạt động nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đó là cơ sở khoa học để nhận thức và
đề xuất biện pháp phù hợp hình thành động
1 Những quan điểm về động cơ trong tâm lý học phương Tây
Ý tưởng nghiên cứu động cơ hoạt động của con người đã tồn tại rất lâu trong lịch sử tâm lý học Đối với các nhà tâm lý học phương Tây, họ đặc biệt chú ý đến hiện tượng tâm lý thúc đẩy hành vi con người và đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về động cơ Có thể nêu lên một số quan điểm tiêu biểu sau:
Trường phái Phân tâm học đứng đầu là S.Freud (1856 - 1939), ông đã
tuyệt đối hoá vai trò của bản năng, coi đó là động lực cơ bản của hành vi con
Trang 2người Trong tác phẩm “Ba tiểu luận về lý thuyết tính dục”, ông đã khẳng định năng lượng “libido” là căn nguyên, cội nguồn của mọi hành vi con người Freud đã xem xét con người nói chung và vấn đề động cơ nói riêng dưới góc độ sinh vật thuần tuý mà chưa chú ý đến bản chất xã hội của nó
A.Adler (1870 - 1937) đã đưa ra ý kiến thay yếu tố bản năng tình dục bằng yếu tố quyền lực Theo ông, động lực cơ bản của hành vi con người là ý chí quyền lực, ý chí hùng mạnh
Một số nhà tâm lý học trong trường phái Phân tâm mới như R.Horney, E.Fromm đã bắt đầu chú ý đến sự ảnh hưởng của xã hội tới hành vi của con người Tuy nhiên, trong cách giải thích của họ thì yếu tố bản năng vẫn còn bộc lộ vai trò chủ đạo đối với việc thúc đẩy hành vi con người
Trường phái tâm lý học hành vi mà đại diện là J.Watson (1878 - 1958)
cho rằng: phải lấy hành vi làm đối tượng nghiên cứu của mình Ông chủ trương đi tìm mô hình động cơ và những quy luật của nó trong việc nghiên cứu động vật và sử dụng những kết quả thu được để giải thích hành vi con người, đưa đến lý do giải thích hành vi con người theo công thức S – R (kích thích – phản ứng) Đồng thời, tính tích cực, tính chủ thể của con người sống thực đã bị tước bỏ Điều này dẫn đến kết luận: không cần thiết phải nghiên cứu động cơ Có thể nói thuyết hành vi cổ điển chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề động cơ
Chủ nghĩa hành vi mới (E.Tolman, K.Hull, B.F.Skinner) muốn nghiên cứu khâu trung gian giữa S và R mà chủ nghĩa hành vi cổ điển bỏ qua Các tác giả này cho rằng, yếu tố trung gian bao gồm ý định, chương trình, hình ảnh, tri thức, kỹ xảo Tuy nhiên, cái quy định động cơ vẫn là những kích thích vật
lý từ bên ngoài và những nhu cầu của cơ thể lúc tiếp nhận kích thích đó Chủ nghĩa hành vi mới tuy chưa giải thích thấu đáo về động cơ, nhưng đã để lại một bước tiến trong lịch sử tâm lý học khi nghiên cứu hiện tượng tâm lý này
Dòng phái tâm lý học nhân văn với những đại diện tiêu biểu như
A.Maslow, C.Rogers, lấy nhân cách làm đối tượng nghiên cứu của mình,
Trang 3điểm xuất phát là xem nhân cách như là hệ thống trọn vẹn, với cái tôi vốn có, bẩm sinh Trong thuyết “Tự khẳng định”, A.Maslow đã cho rằng: Động lực chính của nhân cách là mong muốn trở thành cái nó có thể thực hiện bằng tất
cả khả năng, ý chí của mình A.Maslow cho rằng nhu cầu với hệ thống thứ bậc của nó là cơ sở tiền đề, là động lực của sự định hướng, phát triển nhân cách Đây là một quan niệm đúng đắn vì nó đã đề cập đến nhu cầu với tư cách
là nguồn gốc của động cơ nhưng ông đã quá đề cao nhu cầu “tự khẳng định” đối với sự phát triển của nhân cách dẫn đến không lý giải một cách khách quan về động cơ hoạt động của con người
Tác giả Gordon Allport (1897 - 1969) lại quan niệm : những động cơ
thúc đẩy hoạt động của con người theo xu hướng “tự do cá nhân” Ông cho rằng động cơ cá nhân là cái chủ đạo, sự chi phối, thúc đẩy hành vi con người
và được phát triển theo một chiều hướng nhất định của cá nhân dựa trên cái
“tự thân”, “cái cá tính” với tư cách là những hạt nhân cốt lõi của tự điều chỉnh nhân cách Gordon Allport đã không hề tính đến, thậm chí phủ nhận vai trò của xã hội và hoạt động thực tiễn đối với việc hình thành động cơ cá nhân Đây là quan niệm hết sức sai lầm khi đề cao và tuyệt đối hoá vai trò của yếu
tố sinh học thuần tuý
Khác với Maslow, trong thuyết hai yếu tố của mình, F Heizberg cho rằng không phải nhu cầu nào cũng đóng vai trò là động cơ thúc đẩy Những nhu cầu khi được đáp ứng chỉ tạo ra cảm giác hài lòng, không phải là động cơ thúc đẩy, mà chỉ là những yếu tố duy trì.Chỉ những nhu cầu nào khi đáp ứng tạo ra cảm giác thoả mãn thì mới là động cơ thúc đẩy Theo Heizberg: những yếu tố duy trì bao gồm: chính sách của tổ chức, sự giám sát công việc, điều kiện làm việc, các mối quan hệ công việc, lương, chức vụ và sự an toàn; những yếu tố tạo động cơ thúc đẩy gồm: sự thành đạt, sự công nhận và thừa nhận thành tích, sự thăng tiến và tính hấp dẫn của công việc…
Mặc dù có những cách luận giải khác nhau, nhưng các quan niệm trên đều thống nhất cho rằng: hoạt động của con người phải do những động lực
Trang 4thúc đẩy và hướng tới những mục đích nhất định Đây là những đóng góp quan trọng vào việc làm rõ nguồn gốc tính tích cực hoạt động của con người Nhưng sai lầm quan trọng nhất của các nhà tâm lý học phương Tây là khi xác định bản chất của động cơ họ đều nghiêng về bản năng sinh vật, hay còn
bó hẹp trong năng lượng thuần tuý nằm bên trong cơ thể của mỗi cá nhân
Từ đó đi đến phủ nhận vai trò của ý thức con người và đồng nhất cái tâm lý với cái bản năng sinh lý, không nhận thức được vai trò của xã hội và hoạt động thực tiễn của con người là nguồn gốc trực tiếp, động lực thúc đẩy sự phát triển tâm lý - ý thức và nhân cách
2 Vấn đề động cơ trong tâm lý học hoạt động
Kế thừa những thành tựu đã đạt được, các nhà tâm lý học Mác-xít đã đứng trên lập trường duy vật triệt để và phương pháp luận biện chứng để nghiên cứu về động cơ Xuất phát điểm khi nghiên cứu về vấn đề này là từ quan niệm về con người và bản chất xã hội của con người Các nhà tâm lý học hoạt động coi con người với tư cách là một thực thể tự nhiên, đồng thời là một thực thể xã hội; con người vừa là sản phẩm của quá trình phát triển của tự nhiên, và sự phát triển của xã hội; nhưng đó không phải là sản phẩm thụ động
mà là chủ thể tích cực tác động trở lại quá trình phát triển của xã hội - lịch sử
Từ luận điểm của C Mác : “…bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội”(1); chúng ta nhận thấy rằng: Con người Mác nêu ra trong luận điểm này là một cá nhân (con người hiện
thực-có thực), đang sống và hoạt động trong những điều kiện xã hội - lịch sử cụ thể; con người đó thực chất tồn tại với tư cách là một nhân cách Điều này đã chỉ ra cho chúng ta một phương pháp tiếp cận khi nghiên cứu về động cơ là phải gắn với con người, gắn với nhân cách cụ thể và gắn với những hành vi, hoạt động cụ thể của mỗi cá nhân trong xã hội Chính vì vậy, mà nhiều nhà tâm lý học hoạt động đã đi đến khẳng định rằng: “Động cơ có liên quan đến
1 Các Mác và Ph Ăng ghen, Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật H 1980, tr 257
Trang 5tất cả những cái gì thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người để hướng tới đối tượng chiếm lĩnh nó, nhằm thoả mãn nhu cầu sống và hoạt động của họ”(2) Như vậy động cơ hoạt động của con người là những cái gì đó mà nhằm đáp ứng hay thoả mãn một hay nhiều nhu cầu nào đó của họ khi họ với tư cách là chủ thể của hoạt động và cảm thấy nó thúc đẩy chính hoạt động của mình Đối với một chủ thể nhất định, động cơ là lực đẩy trực tiếp, là nguyên nhân trực tiếp của hành vi hoạt động; mặt khác, động cơ không chỉ thúc đẩy
mà còn định hướng cho hoạt động, tạo cho hoạt động mang một ý nghĩa cá nhân nào đó Do vậy cùng thực hiện một hành động như nhau nhưng ở mỗi chủ thể hoạt động khác nhau lại mang những động cơ khác nhau Nguồn gốc của động cơ không phải bắt nguồn từ sự tư biện của tư duy cá nhân hay ý thức con người mà nó được bắt nguồn từ những nhu cầu được ý thức mà nguồn gốc của nó là từ bên ngoài Động cơ hoạt động của con người là sự cụ thể hoá những nhu cầu (cá nhân và xã hội) thành động lực thúc đẩy, định hướng hoạt động của họ trong đời sống xã hội Bởi vậy, nội dung và tính bức thiết của các nhu cầu chi phối rất sâu sắc tới hệ thống động cơ hoạt động của con người Vì vậy, để hiểu được động cơ trước hết cần hiểu một cách sâu sắc về nhu cầu, nhu cầu là nguồn gốc làm nảy sinh động cơ
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học Mác-xít thì: “Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu khách quan, biểu hiện sự cần thiết về một cái gì đó cần được thoả mãn của con người trong cuộc sống và hoạt động”(3) Hiểu nhu cầu cần phải hiểu vấn đề mấu chốt nhất đó là: tính khách quan; tính khách quan của nhu cầu được biểu hiện trên hai mặt: mặt thứ nhất là sự cần thiết của chủ thể phải được thoả mãn các nhu cầu để đảm bảo sự sống và tồn tại (như ăn, mặc,
ở, đi lại, vui chơi - giải trí ); mặt thứ hai của việc thoả mãn các nhu cầu đó của con người phải được thực hiện bằng các đối tượng của hoạt động thực tiễn - tức là tính thực tiễn, khách quan của đối tượng Điều đó cho thấy nhu
2 A.N Lêonchiev, Những vấn đề phát triển tâm lý , Nxb Tư tưởng M.1965, tr 273 (Tiếng Nga).
3 3 Tâm lý học quân sự, Nxb QĐND, H.1998, tr 248
Trang 6cầu được nảy sinh bởi mối quan hệ biện chứng giữa hoàn cảnh bên ngoài với điều kiện bên trong của con người, nó biểu hiện sự phụ thuộc của con người vào hoàn cảnh sống cụ thể, nhưng đó không phải là sự lệ thuộc một cách máy móc vào điều kiện hoàn cảnh, mà đó là sự thể hiện mối tác động tích cực trở lài điều kiện hoàn cảnh, cải tạo chính hoàn cảnh đó Như vậy, nhu cầu có nguồn gốc từ hiện thực khách quan và thông qua quá trình hoạt động thực tiễn
mà nó được nảy sinh Vì vậy, nhu cầu không tách rời hoạt động, nhờ hoạt động mà sự cần thiết trừu tượng nào đó được vật chất hoá và trở thành nhân
tố kích thích trực tiếp đối với hoạt động sống của con người; mặt khác, nhu cầu không chỉ là sự đòi hỏi, sự cần thiết phải được thoả mãn trong hoạt động
mà còn là điều kiện, là tiền đề của hoạt động, đóng vai trò hướng dẫn điều chỉnh hoạt động Nói về vấn đề này, A.N Leonchiev viết: “Nhu cầu với tư cách là điều kiện bên trong, là tiền đề bắt buộc của hoạt động và nhu cầu với
tư cách là cái hướng dẫn và điều chỉnh hoạt động cụ thể của chủ thể trong môi trường đối tượng”(4) Với quan niệm như vậy, xét trong mối quan hệ gắn bó mật thiết với môi trường xung quanh, con người không chỉ phụ thuộc một cách thụ động, mà nhờ có nhu cầu, hoạt động của con người trở nên tích cực, chủ động và sáng tạo; điều này thể hiện rất rõ tính chất chủ thể trong quá trình hoạt động Tuy nhiên, tính tích cực của nhu cầu đó chỉ tồn tại ở dạng tiềm tàng, chứ chưa phải đã thúc đẩy hành vi và hoạt động đạt hiệu quả, mà muốn biến thành những hành động cụ thể, nhu cầu đó phải được chuyển hoá thành động cơ - khi đó nhu cầu với tư cách là động lực thúc đẩy hành vi và hoạt động của con người một cách tự giác, tích cực, đạt hiệu quả cao
Quá trình chuyển hoá nhu cầu thành động cơ được diễn ra trong quá trình đạt đến sự thoả mãn nhu cầu của cá nhân; ở quá trình này, lúc đầu nhu cầu chỉ là trạng thái thiếu thốn, cần thiết phải thoả mãn một cái gì đó, về phương hướng để đạt tới nhưng chưa được hình thành một cách rõ rệt, chỉ đến
44 A.N Lêonchiép, Hoạt động - Ý thức - Nhân cách, Nxb Giáo Dục, H.1989, tr 99, tr 4.
Trang 7khi chủ thể gặp được đối tượng đáp ứng được nhu cầu (quá trình đối tượng hoá nhu cầu), thì nhu cầu mới trở thành động cơ trực tiếp thúc đẩy hoạt động A.N Leonchiev mô tả quá trình này là: “Trước khi được thoả mãn, lần đầu tiên thì nhu cầu “chưa biết đến” đối tượng của nó, đối tượng này còn cần phải được phát lộ ra Chỉ nhờ kết quả của sự phát lộ như vậy, nhu cầu mới có được tính vật thể (đối tượng) của nó, còn cái vật được nhận biết (được hình dung, được tư duy ra) ấy thì có được chức năng thúc đẩy, chức năng hướng dẫn hoạt động, tức là trở thành động cơ” Tuy nhiên, sự hình thành động cơ hoạt động của con người không phải là sự dịch chuyển máy móc, cơ học của điều kiện khách quan có tính áp đặt từ bên ngoài vào bên trong con người, mà đó là một quá trình được chủ thể ý thức hoá đối tượng với những mức độ nông sâu khác nhau là do tri thức, kinh nghiêm, vốn sống, thái độ, tình cảm của chính chủ thể Vì vậy, trước khi trở thành đối tượng để con người chiếm lĩnh, thoả mãn nhu cầu của mình, những yêu cầu khách quan phải được ý thức - tức là “cái vật được nhận biết (được hình dung, được tư duy ra )” thì động cơ hoạt động của con người mới được hình thành Từ sự phân tích trên đây cho thấy: động
cơ của con người mang đặc trưng bởi tính lịch sử - xã hội rất rõ nét, phản ánh sâu sắc đặc điểm xã hội - lịch sử Luận điểm này có ý nghĩa phương pháp luận rất sâu sắc trong việc giáo dục nhân cách theo những yêu cầu khác nhau của xã hội Bản chất của động cơ được thể hiện trước hết ở bản chất xã hội và hoạt động là cơ sở của động cơ Như vậy, các động cơ đặc trưng của con người nảy sinh và hình thành trong quá trình phát triển cá thể thông qua quá trình hoạt động và giao tiếp xã hội mà có, chứ không phải là một cái gì đó sẵn
có từ lúc con người mới sinh ra đã sẵn có Như vậy, vấn đề có ý nghĩa thực tiễn trong giáo dục là phải nghiên cứu các cơ sở qui định, chi phối đến quá trình hình thành các động cơ đặc trưng của con người; đồng thời nghiên cứu các cơ chế của quá trình đó Cho đến nay, mặc dù còn có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này, song phần lớn các nhà tâm lý học hoạt động đều thừa nhận rằng: hệ thống động cơ của con người được hình thành trên cơ sở
Trang 8quá trình hoạt động và giao tiếp của chủ thể trong hệ thống các quan hệ xã hội, các nhóm xã hội nhất định mà cá nhân đó chiếm giữ các vị trí xã hội và thực hiện vai trò của mình Bản chất xã hội của nhân cách được thể hiện rõ nét tính chất lịch sử - xã hội; tính lịch sử - xã hội của động cơ con người biểu hiện ở chỗ: đối tượng thoả mãn các nhu cầu của con người là những sản phẩm của quá trình sản xuất xã hội - lịch sử do các thế hệ người đi trước để lại và tác động vào chủ thể làm xuất hiện các nhu cầu ngày càng cao trong quá trình sống và hoạt động Với tư cách là kết quả phản ánh tâm lý về các đối tượng
đó, nên các động cơ đặc trưng của con người có nguồn gốc xã hội- lịch sử, mang đặc điểm của điều kiện xã hội lịch sử Ngay cả đối với những động cơ
có nguồn gốc sinh vật thì việc đáp ứng chúng cũng mang tính xã hội chứ không phải thuần tuý đáp ứng nhu cầu về mặt sinh lý, phụ thuộc vào điều kiện sống cụ thể, đặc biệt là vào văn hoá - lối sống đặc trưng cho mỗi nhóm người, mỗi dân tộc Việc khẳng định tính lịch sử - xã hội của các động cơ đặc trưng của con người cũng chính là sự khẳng định vị trí, tầm quan trọng của giáo dục đối với quá trình hình thành nhu cầu - động cơ của nhân cách
Để hiểu động cơ phải nghiên cứu cấu trúc của nó; cấu trúc của động cơ, theo quan điểm của nhiều nhà tâm lý học thì có thể phân biệt hai loại cấu trúc: cấu trúc của hệ động cơ (chuỗi động cơ liên tục nối tiếp nhau xuyên suốt một quá trình hoạt động nhất định của con người) và cấu trúc của động cơ hoạt động (một hoạt động cụ thể) như là một tiểu hệ thống trong hệ thống động cơ của con người Khi nghiên cứu động cơ như một hiện tượng tâm lý, các nhà tâm lý học đã đề cập đến tính hệ thống, chỉnh thể trong hệ động cơ của con người và đi đến khẳng định rằng, các động cơ của con người có tính hệ thống (chỉnh thể thống nhất) Điều này có nghĩa là các động cơ khác nhau của con người không tách biệt nhau mà chúng nằm trong các mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tạo nên một hệ thống trọn vẹn Trong mỗi giai đoạn phát triển của cá thể hay mỗi thời điểm khác nhau của cuộc sống, thì có những động cơ giữ vai trò chủ đạo, định hướng, chi phối các động cơ khác và ngược lại Vai trò của
Trang 9các động cơ trong hệ thống là không ngang bằng nhau, mà chúng thay đổi tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cũng như vào các hoạt động sống cụ thể của mỗi người Tính hệ thống của động cơ đã làm cho các hoạt động của con người mang tính đa phong phú, nhiều vẻ Một hoạt động có thể được thực hiện do sự thôi thúc của nhiều động cơ khác nhau; song một động cơ cũng có thể được thoả mãn bởi nhiều dạng hoạt động khác nhau của chủ thể Sự thay đổi mối quan hệ và vai trò của các động cơ khác nhau trong hệ thống động cơ theo thời gian, theo điều kiện sống hay theo hoạt động của con người cho phép chúng ta khẳng định rằng: bất kỳ một đối tượng nào cũng chứa đựng trong nó “lực động cơ tiềm năng” đối với hoạt động của con người Điều này phản ánh tính chất liên tục, kế tiếp nhau của hoạt động của con người được tạo lập bởi những động cơ bên trong của họ
Đối với động cơ của hoạt động cụ thể nào đó, về cấu trúc khía cạnh lực
và khía cạnh nội dung trong của động cơ Khía cạnh nội dung của động cơ phản ánh cái mà con người muốn vươn tới, muốn đạt được, liên quan đến quá trình hoạt động của con người mà nó có nguồn gốc từ hiện thực khách quan Khía cạnh nội dung của động cơ vừa có tính khái quát vừa có tính cụ thể; tuy nhiên, điều đó còn tuỳ thuộc vào các điều kiện khách quan với tư cách là môi trường mà con người đang sống hay đang thực hiện hoạt động Khía cạnh lực của động cơ phản ánh độ mạnh của động cơ, nó thể hiện ở chỗ, một động cơ nhất định có khả năng thúc đẩy chủ thể thực hiện những hoạt động khác nhau nhằm thoả mãn động cơ đó hay không ? nếu có thì nó có thể duy trì hoạt động
đó một cách tích cực, mạnh mẽ, lâu dài; ngược lại, nó làm cho hoạt động đó của con người thiếu quyết tâm hay cầm chừng, nửa vời Trong tương quan giữa khía cạnh nội dung và khía cạnh lực của động cơ con người luôn thay đổi và chuyển hoá cho nhau Sự thay đổi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau Khía cạnh lực của một động cơ nào đó có thể lúc này tồn tại dưới dạng
là lực tiềm năng, nhưng lúc khác lại trở thành lực thúc đẩy có hiệu lực hoạt động của họ Nếu như lực tiềm năng chỉ bao gồm các yếu tố xúc cảm thì
Trang 10ngoài các yếu tố đó, thì lực thúc đẩy có hiệu lực còn chứa đựng nhiều yếu tố hành động tích cực Độ mạnh của khía cạnh lực được xác định bằng cường độ các trải nghiệm xúc cảm và mức độ tham gia của yếu tố hành động tích cực vào quá trình thoả mãn động cơ cũng như số lượng các hao phí về mặt năng lượng - chức năng, mức độ nỗ lực ý chí con người
Quá trình hình thành động cơ diễn ra tuân theo một quy trình có sự kiểm soát và chỉ đạo của ý thức Động cơ và ý thức có mối quan hệ thống nhất biện chứng với nhau Tuy nhiên khi luậm giải về mối quan hệ này có nhiều quan niệm khác nhau do cách thức và phương pháp tiếp cận Nhưng nhìn chung có hai khuynh hướng cơ bản đó là:
Khuynh hướng lý giải động cơ của con người theo hướng sinh vật hoá động cơ, xem các bản năng có sẵn từ bên trong con người ngay từ khi con người mới sinh ra đã có các lực thúc đẩy con người hoạt động; hoặc khuynh hướng thường nhấn mạnh tính vô thức của động cơ con người như: (W.Mc.Dougall, S.Freud…) Phần vô thức được xem là phần có vai trò quyết định, tạo nên sắc thái của toàn bộ đời sống con người, trong khi đó phần ý thức chỉ là một phần rất nhỏ bé trong nhân cách nên có vai trò không lớn trong hoạt động sống của họ Con người đây được nhìn nhận như một cái máy hiện thực hoá các bản năng vô thức bởi các cơ chế vô thức khác nhau mà thôi
Đối lập với các quan điểm trên, Tâm lý học hoạt động khẳng định rằng: cũng như các hiện tượng tâm lý khác, động cơ hoạt động của con người là sự phản ánh chủ quan các giá trị xã hội - lịch sử một cách khách quan Trong quá trình phát triển cá thể, hệ thống động cơ - nhu cầu đặc trưng của con người được hình thành trên cơ sở cá nhân lĩnh hội các giá trị
xã hội- lịch sử khác nhau - dần dần thẩm thấu và tiếp nhận chúng như những giá trị của bản thân, đem lại cho chúng những ý nghĩa nhân cách riêng Đây
là một quá trình tích cực hoá, được thực hiện trên cơ sở cá nhân nhận thức sâu sắc ý nghĩa của hoạt động của bản thân từ đó tích cực tham gia vào các dạng hoạt động xã hội khác nhau, giao tiếp với những người xung quanh,