Trong cuộc sống hằng ngày, con người ta ai cũng có niềm tin (croyance). Nếu niềm tin được đặt vào cái siêu nhiên (le surnaturel) vượt ra khỏi thế giới tự nhiên bình thường thì niềm tin ấy được gọi là “Tín ngưỡng”. Các tôn giáo gọi là “đức tin” (la foi), tức là niềm tin vào cái thiêng liêng (le sacré), cái siêu việt (le transcendantal).
Trang 1I XUNG QUANH VẤN ĐỀ TÔN GIÁO:
1 Tín ngưỡng, tâm linh, tôn giáo và mê tín dị đoan:
Tín ngưỡng, tâm linh, tôn giáo là những hiện tượng xã hội có tính phổ biến, gắn liền với đời sống của con người và xã hội loài người từ hàng ngàn năm nay
* Tín ngưỡng:
Trong cuộc sống hằng ngày, con người ta ai cũng có niềm tin (croyance).Nếu niềm tin được đặt vào cái siêu nhiên (le surnaturel) vượt ra khỏi thế giới tựnhiên bình thường thì niềm tin ấy được gọi là “Tín ngưỡng” Các tôn giáo gọi là
“đức tin” (la foi), tức là niềm tin vào cái thiêng liêng (le sacré), cái siêu việt (letranscendantal)
Thông thường, thuật ngữ “tín ngưỡng” bao gồm cả tín ngưỡng tôn giáo và tín ngưỡng dân gian:
Tín ngưỡng dân gian là niềm tin vào thần linh thông qua các lễ nghi mang
tính đơn giản, thường gắn liền với tập tục, thói quen truyền thống; nó là bộ phậncủa văn hoá dân gian, phản ánh những ước nguyện tâm linh của con người vàcộng đồng
Tín ngưỡng tôn giáo là niềm tin vào lực lượng siêu nhiên theo những
nguyên tắc thực hành tôn giáo nhất định Với nghĩa này, thì tín ngưỡng là gốccủa tôn giáo Mỗi tôn giáo lại có tín ngưỡng riêng, tuy nhiên mọi tôn giáo đều đề
cập đến “thế giới bên kia” - một thế giới tâm linh mà các đấng giáo chủ đã từng
mạc khải (reveltion)
Trang 2* Tâm linh:
Với thuật ngữ “Tâm linh”, thì giới khoa học ở các nước khác trên thế giới
ít sử dụng, nội hàm của thuật ngữ này hoàn toàn chưa rõ; tuy nhiên thuật ngữ này
ở nước ta được dùng khá phổ biến trong dân gian Bước đầu có thể hiểu “Tâmlinh” là những trạng thái tâm thức tôn giáo; hoặc có khi được hiểu là ý tưởng củangười sống nhớ tới người đã khuất, “uống nước, nhớ nguồn”…
* Tôn giáo:
Trước đây, người ta thường dùng lẫn lộn giữa tín ngưỡng và tôn giáo Thật
ra thì tôn giáo có hai nghĩa:
Nếu xét về mặt ý thức, thì tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội (nằmtrong kiến trúc thượng tầng), được xây dựng trên một tín ngưỡng nhất định Hơnthế nữa, tôn giáo còn là một hiện tượng xã hội
Nếu xét về mặt tổ chức, thì tôn giáo là một cộng đồng xã hội được thiếtchế theo một hệ thống nhất định về giáo lý, giáo luật, giáo lễ, giáo hội
* Hoạt động mê tín, dị đoan:
Đây là cụm từ bao gồm mê tín và dị đoan Trước hết phải kể đến là bóitoán, đồng bóng, đây là những hình thức mê tín dị đoan thường thấy nhất “Mê”:
có nghĩa là không tỉnh, nhầm lẫn, mơ hồ Ví dụ: tin một người lấy dầu hoả đốt,nhưng lại khoe rằng mình có pháp thuật đốt cháy được nước; tin vào những giảithích không tri thức khoa học như động đất thì cho là rồng chạy bên dưới, sấmsét chớp loè thì bảo là thiên lôi giáng búa…
Điều đáng quan tâm hơn ở đây là “Dị đoan”: những điều khác với giáo lýchính thức của các tôn giáo
Trang 3Mê tín dị đoan cũng được hiểu là: Người theo tôn giáo này nói về tôn giáokhác: Tôn giáo của mình thì mình coi là tôn giáo chân chính, còn tôn giáo khácthì bị xem như là sai lầm, tà nguỵ…
Tóm lại: Mê tín là niềm tin mù quáng vào các lực lượng siêu nhiên như
thần thánh, ma quỷ… không dựa trên cơ sở thế giới quan khoa học, do đó mang
tính mê muội, thần bí Dị đoan là mê tín ở mức độ cuồng tín, mất lý trí.
Như vậy, hoạt động mê tín dị đoan là những hoạt động phản khoa học,nhân danh tôn giáo nhưng không phải vì mục đích tôn giáo, gây tác hại nghiêmtrọng cho xã hội, cho nhân dân, như vậy bài trừ mê tín dị đoan cũng là một cáchbảo vệ cho tôn giáo thực sự được chân chính mà thôi
2 Về tôn giáo:
* Hiện nay có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tôn giáo:
- Từ điển Tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1977 định nghĩa:
“Tôn giáo là sự công nhận một sức mạnh coi là thiêng liêng quyết định một hệ thống ý nghĩ và tư tưởng của con người về số phận của mình trong và sau cuộc đời hiện tại, do đó quyết định phần nào hệ thống đạo đức, đồng thời thể hiện bằng những tập quán lễ nghi tỏ thái độ tin tưởng và tôn sùng sức mạnh đó”.
- Từ điển Tiếng Việt của Trung tâm Từ điển và ngôn ngữ, Hà Nội, 1992định nghĩa tôn giáo là:
“1 Hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bài những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ
2 Hệ thống những quan niệm tín ngưỡng một hay những vị thần linh nào
đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái đó”.
Trang 4- Paden, William, Tiến sĩ, Giáo sư Đại học Vermont, viết:
“Tôn giáo là sự cam kết thiêng liêng với một cái gì đó được tin là một thực tại thần linh Trong mọi nền văn hóa, con người thực hành sự tương tác với cái được coi là những lực lượng thần linh Những lực lượng này có thể có hình thức là thần thánh, linh hồn, tổ tiên, hay bất cứ một thực tại thiêng liêng mà con người cho là có liên quan đến họ Đôi khi lực lượng thần linh này được hiểu một cách rộng rãi như là một thực tại bao trùm (Phiếm thần luận), đôi khi lực lượng này được tiếp cận thông qua sự biểu hiện ở những vật tượng trưng đặc biệt Nó có thể được xem như tồn tại ở bên ngoài cái tôi, hoặc ở bên trong hoặc
cả hai Người ta tương tác với một tồn tại như vậy với một cách thức thiêng liêng- nghĩa là, với sự sùng kính và cẩn trọng” (Encarta Encyclopedia,
Microsoft Corp, 2001)
Những định nghĩa trên đây đều đúng nhưng chưa đầy đủ Những địnhnghĩa trên mới nêu lên hai yếu tố: 1) niềm tin (hay sự thừa nhận) một lực lượngthần bí, siêu tự nhiên; 2) nghi thức thể hiện sự tôn sùng và thực hành sự tươngtác giữa con người với lực lượng thần bí đó
- C Mác viết:
“Tôn giáo là thế giới quan lộn ngược”,
“Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy
Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giớikhông có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinhthần
Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.
Theo Mác:
Trang 5Căn cứ của sự phê phán chống tôn giáo là: con người sáng tạo ra tôn giáo,
chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người
Cụ thể là: tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưatìm thấy bản thân mình hoặc đã lại đánh mất bản thân mình một lần nữa
Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở
ngoài thế giới
Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội
Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược,
vì chính bản thân chúng là thế giới quan lộn ngược
Tôn giáo là lý luận chung của thế giới ấy, là cương yếu bách khoa của nó,
là lô gích của nó dưới hình thức phổ cập, là point d’honneur duy linh luận của
nó, là nhiệt tình của nó, là sự chuẩn y về mặt đạo đức của nó, là sự bổ sung trangnghiêm của nó, là căn cứ phổ biến mà nó dựa vào để an ủi và biện hộ
Tôn giáo biến bản chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng vì bản chất con người không có tính hiện thực thật sự Do đó, đấu tranh chống tôn giáo
là gián tiếp đấu tranh chống cái thế giới mà lạc thú tinh thần của nó là tôn giáo.
Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy
Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giớikhông có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh
thần Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.
Xóa bỏ tôn giáo, với tính cách là xóa bỏ hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là yêu cầu thực hiện hạnh phúc thực sự của nhân dân
Yêu cầu từ bỏ những ảo tưởng về tình cảnh của mình cũng là yêu cầu từ
bỏ cái tình cảnh đang cần có ảo tưởng
Trang 6Do đó, việc phê phán tôn giáo là hình thức manh nha của sự phê phán cuộc sống khổ ải, mà tôn giáo là vòng hào quang thần thánh của nó.
Sự phê phán đã vứt bỏ khỏi những xiềng xích các bông hoa giả trang điểmcho chúng, không phải là để loài người cứ tiếp tục mang những xiềng xích ấydưói cái hình thức chẳng vui thích và thú vị gì, mà để loài người vứt bỏ chúng đi
và giơ tay hái lấy những bông hoa thật
Việc phê phán tôn giáo đang làm cho con người thoát khỏi ảo tưởng, đểcon người suy nghĩ, hành động, xây dựng tính hiện thực của mình, với tư cách làcon người thoát khỏi ảo tưởng, trở nên có lý tính; để con người xoay quanh bảnthân mình và cái mặt trời thật sự của mình
Tôn giáo chỉ là cái mặt trời ảo tưởng xoay quanh con người chừng nào conngười chưa bắt đầu xoay quanh bản thân mình
Tóm lại, nói đến tôn giáo dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp đều phải đụng
chạm đến vấn đề hai thế giới: Thế giới hiện hữu và thế giới phi hiện hữu, thế giới của người sống và thế giới sau khi chết - thế giới của các vật thể vô hình.
Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng; được chấp nhận một cách trực giác và tác động qua lại một cách siêu thực (hay hư ảo) với con người, nhằm lý giải những điều trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia Niềm tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý, văn hoá khác nhau, phụ thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng cộng đồng xã hội / tôn giáo khác nhau (Đặng Nghiêm Vạn).
* Bản chất, nguồn gốc tôn giáo:
Tôn giáo là hệ thống những quan điểm tín ngưỡng, sùng bái một haynhiều vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy
Trang 7Chủ nghĩa Mác Lê nin cho rằng, về bản chất, tôn giáo chỉ là một hình thái ýthức xã hội phản ánh tồn tại xã hội Trong tác phẩm "Chống Đuy-rinh", Ph.Ăng
ghen đã viết: "Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những thế lực trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế".
Như vậy, về mặt bản chất, tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, phảnánh hư ảo thực tại xã hội bằng những lực lượng siêu nhiên nào đó Về mặt hìnhthức biểu hiện, một tôn giáo bao gồm hệ thống các quan niệm tín ngưỡng (giáolý) các quy định về hình thức lễ nghi (giáo luật) và những cơ sở vật chất đểthực hiện các nghi lễ tôn giáo
Tôn giáo có 3 nguồn gốc tôn giáo sau:
+ Nguồn gốc kinh tế - xã hội:
Trong xã hội công xã nguyên thuỷ, do trình độ lực lượng sản xuất thấpkém, con người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí
ẩn Vì vậy, họ đã gián cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thầnthánh hoá những sức mạnh đó
Khi xã hội xuất hiện giai cấp đối kháng, bên cạnh cảm giác yếu đuốitrước sức mạnh của tự nhiện, con người lại cảm thấy bất lực trước sức mạnh tựphát của xã hội Không giải thích được nguồn gốc sự phân hoá giai cấp và xãhội, của những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, con người lại ảo tưởng vào thế giới
sự bần cùng về kinh tế, áp lực về chính trị, nổi thất vọng, bất lực trước nhữngbất công xã hội là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo
+ Nguồn gốc nhận thức:
Trang 8Sự lúng túng, nảy sinh từ tình trạng hạn chế trong trình độ nhận thức củacon người, đã dẫn tới sự thừa nhận tồn tại của linh hồn sau khi thể xác chết đi.
Ở giai đoạn lịch sử nhất định, nhận thức của con người về tự nhiên, xãhội và bản thân mình là có giới hạn Khoa học có nhiệm vụ khám phá nhữngđiều chưa biết Song khoảng cách giữa biết và chưa biết luôn luôn tồn tại Điều
gì mà khoa học chưa giải thích được thì điều đó dễ bị tôn giáo thay thế
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo còn gắn liền với đặc điểm nhận thứccủa con người Con người ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn thếgiới khách quan, khái quát hoá thành các khái niệm, quy luật Nhưng càng kháiquát hoá, trừu tượng hoá, thì sự vật hiện tượng được con người nhận thức càng
có khả năng xa rời hiện thực và phản ánh sai lệch hiện thực Sự nhận thức bịtuyệt đối hoá, cường điệu hoá của chủ thể nhận thức sẽ dẫn đến thiếu kháchquan, mất dần cơ sở hiện thực để trở thành siêu nhiên thần thánh
+ Nguồn gốc tâm lý:
Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm "Sự sợ hãi sinh ra thầnlinh" V.l.Lê nin tán thành và phân tích thêm "sợ hãi trước thế lực mù quángcủa tư bản, sự phá sản "đột ngột", "bất ngờ", "ngẫu nhiên", làm họ bị diệtvong , dồn họ vào cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáohiện đại
Ngoài sự sợ hãi trước sức mạnh tự phát của tự nhiên và xã hội, nhữngtình cảm tích cực như lòng biết ơn, sự kính trọng, tình yêu trong quan hệ giữcon người với tự nhiên và con người với con người cũng được thể hiện qua tínngưỡng tôn giáo
Tín ngưỡng tôn giáo đã đáp ứng nhu cầu của một bộ phận nhân dân, gópphần bù đắp những hụt hẫng trong cuộc sống, xoa dịu lúc sa cơ, lỡ vận Vì thế
Trang 9tôn giáo dù chỉ là hạnh phúc hư ảo, song người ta vẫn viện dẫn đến nó, vẫn bámrúc vào nó Đúng như Các Mác nói về tôn giáo: "là trái tim của thế giới không
có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những điều kiện xã hội không cótinh thần"
* Các hình thức tôn giáo trong lịch sử:
- Tôn giáo trong xã hội chưa có giai cấp là tôn giáo mang hình thức
nguyên thuỷ, sơ khai, thể hiện niềm tin bản năng của con người, không gắn liềnvới những lợi ích kinh tế, xã hội Hình thức nguyên thuỷ của tôn giáo phổ biếnlà: Tô tem giáo, Ma thuật giáo, Bái vật giáo, Vật linh giáo
- Tôn giáo trong xã hội có giai cấp: Từ khi xã hội phân chia thành giai
cấp nhà nước, các quốc gia và vùng lãnh thổ riêng, giai cấp bóc lột thống trịthường lợi dụng tôn giáo để duy trì sự thống trị của mình, áp bức, bóc lột quầnchúng Đối với bên ngoài, chúng lợi dụng tôn giáo, núp dưới danh nghĩa tôngiáo để thể hiện sự bành trướng, xâm lược Vì vậy, tôn giáo trong xã hội có giaicấp thường gắn với chính trị và bị dân tộc hoá, xuất hiện tôn giáo thế giới vàtôn giáo dân tộc
Đặc trưng của tôn giáo dân tộc là tính chất quốc gia dân tộc của nó Các
vị thần được tạo lập mang tính quốc gia dân tộc và quyền lực giới hạn trongphạm vi quốc gia Một số tôn giáo thế giới lớn cũng được dân tộc hoá ở mỗiquốc gia, thành tôn giáo có tính chất quốc gia, như Anh giáo hoặc các dòngkhác nhau của Hồi giáo
Khác với tôn giáo dân tộc, tôn giáo thế giới có tính chất đa quốc gia, ảnhhưởng đến nhiều khu vực rộng lớn trên thế giới như Thiên chúa giáo, Hồi giáo
* Tính chất chung của tôn giáo:
+ Tính lịch sử:
Trang 10Mặc dù tôn giáo còn tồn tại lâu dài nhưng nó chỉ là một phạm trù lịch sử.Tôn giáo không phải xuất hiện cùng với sự xuất hiện của con người Con ngườisáng tạo ra tôn giáo Tôn giáo tư duy trừu tượng của con người đạt tới một mức
độ nhất định Là sản phẩm của lịch sử, tôn giáo trong từng thời kỳ có sự biếnđổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó Cải cách tôngiáo của Thiên chúa giáo ở thế kỷ XVI là một thí dụ Đến một giai đoạn lịch sử,khi những nguồn gốc sản sinh ra tôn giáo bị loại bỏ, khoa học và giáo dục giúpcho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất của các hiện tượng
tự nhiên và xã hội, tôn giáo sẽ dần dần mất đi vị trí của nó trong đời sống xãhội và trong nhận thức, niềm tin của mỗi người
+ Tính quần chúng: Thể hiện ở số lượng tín đồ các tôn giáo chiếm tỷ lệ
cao trong dân số thế giới Nếu chỉ tính các tôn giáo lớn, đã có tới từ 1/3 đến 1/2dân số thế giới chịu ảnh hưởng của tôn giáo
+ Tính chính trị: Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã
phân chia giai cấp, có sự khác nhau về lợi ích và các giai cấp bóc lột thống trịlợi dụng tôn giáo phục vụ cho mục đích của mình
Những cuộc chiến tranh tôn giáo trong lịch sử và hiện tại, như các cuộcthập tự chinh thời trung cổ ở châu Âu hay xung đột tôn giáo ở bán đảo BanCăng, ở Pakixtan, Ấn Độ, Angiêri, Bắc Ai len, Bắc Capcaz (thuộc Nga) đềuxuất phát từ những ý đồ của những thế lực khác nhau trong xã hội, lợi dụng tôngiáo để thực hiện mục tiêu chính trị của mình
Chỉ trong xã hội xã hội chủ nghĩa, tôn giáo mới độc lập với chính trị.Nhà nước thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, sinh hoạt tôn giáo mang tính tôngiáo thuần tuý không gắn liền với chính trị Chính sách tôn giáo của Nhà nước
xã hội chủ nghĩa đã loại bỏ hoàn toàn tính chất chính trị của tôn giáo
Trang 11+ Tính chất phản khoa học: Tôn giáo phản ánh hư ảo thế giới thực tại
bằng các lực lượng siêu nhiên vào đầu óc con người, giải thích một cách duytâm, thần bí những thực tại xã hội mà con người đang gặp phải Vì vậy, tôngiáo mang tính chất duy tâm, phản khoa học
Trong thời đại cách mạng công nghệ phát triển nhanh chóng hiện nay,tôn giáo có sử dụng những thành tựu của khoa học để phát triển tôn giáo, đồngthời vẫn tìm cách giải thích sai lệch những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, gieo vàođầu óc con người những định mệnh không thể cưỡng lại Tính chất phản khoahọc của tôn giáo đã kìm hãm sự phát triển và tiến bộ xã hội
II VẤN ĐỀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY:
1 Về tình hình tôn giáo:
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội và là một hiện tượng xã hội, ra đời vàphát triển từ hàng ngàn năm nay Quá trình tồn tại và phát triển của tôn giáo ảnhhưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hoá, xã hội, đến tâm lý, đạo đức,lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia
Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo Với vị tríđịa lý nằm ở khu vực Đông Nam Á có ba mặt giáp biển, Việt Nam rất thuận lợitrong mối giao lưu với các nước trên thế giới và cũng là nơi rất dễ cho việc thâmnhập các luồng văn hoá, các tôn giáo trên thế giới
Về mặt dân cư, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc anh em.Mỗi dân tộc, kể cả người Kinh (Việt) đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng,tôn giáo riêng của mình Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian nhưthờ cũng ông bà tổ tiên, thờ Thành hoàng, thờ những người có công với cộngđồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp
Trang 12lúa nước Đồng bào các dân tộc thiểu số với hình thức tín ngưỡng nguyên thuỷ(còn gọi là tín ngưỡng sơ khai) như Tô tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo.
Ở Việt Nam, do đặc điểm lịch sử liên tục bị xâm lược từ bên ngoài nênviệc Lão giáo, Nho giáo - những tôn giáo có nguồn gốc ở phía Bắc thâm nhập;Công giáo - một tôn giáo gắn với văn minh Châu Âu vào truyền đạo và sau nàyđạo Tin lành đã khai thác điều kiện chiến tranh ở miền Nam để truyền giáo thuhút người theo đạo là điều dễ hiểu
Ở Việt Nam có những tôn giáo có nguồn gốc từ phương Đông như Phậtgiáo, Lão giáo, Nho giáo; có tôn giáo có nguồn gốc từ phương Tây như Thiênchúa giáo, Tin lành; có tôn giáo được sinh ra tại Việt Nam như Cao Đài, Phậtgiáo Hoà Hảo; có tôn giáo hoàn chỉnh (có hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và
tổ chức giáo hội), có những hình thức tôn giáo sơ khai Có những tôn giáo đãphát triển và hoạt động ổn định; có những tôn giáo chưa ổn định, đang trong quátrình tìm kiếm đường hướng mới cho phù hợp
Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tínngưỡng, tôn giáo, trong đó có khoảng gần 20 triệu tín đồ của 6 tôn giáo đanghoạt động bình thường, ổn định, chiếm 25% dân số Cụ thể:
- Phật giáo: Gần 10 triệu tín đồ (những người quy y Tam Bảo), có mặt hầuhết ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tập trung đông nhất ở Hà Nội,Bắc Ninh, Nam Định, Hải Phòng, Hải Dương, Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng,Quảng Ngãi, Bình Định, Khánh Hoà, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Lâm Đồng,Sóc Trăng, Trà Vinh, thành phố Cần Thơ
- Thiên chúa giáo: Hơn 5,5 triệu tín đồ, có mặt ở 50 tỉnh, thành phố, trong
đó có một số tỉnh tập trung đông như Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, HảiPhòng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Kon Tum, Đắk Lắk, Khánh Hoà, Bình
Trang 13Thuận, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Vĩnh Long, An Giang, thànhphố Cần Thơ
- Đạo Cao Đài: Hơn 2,4 triệu tín đồ có mặt chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộnhư Tây Ninh, Long An, Bến Tre, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Tiền Giang,Cần Thơ, Vĩnh Long, Kiên Giang, Cà Mau, An Giang
- Phật giáo Hoà Hảo: Gần 1,3 triệu tín đồ, tập trung chủ yếu ở các tỉnhmiền Tây Nam Bộ như: An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp, VĩnhLong
- Đạo Tin lành: khoảng 1 triệu tín đồ, tập trung ở các tỉnh: Đà Nẵng,Quảng Nam, TP Hồ Chí Minh, Bến Tre, Long An, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai,Đắk Nông, Bình Phước và một số tỉnh phía Bắc
- Hồi Giáo: Hơn 60 nghìn tín đồ, tập trung ở các tỉnh: An Giang, TP HồChí Minh, Bình Thuận, Ninh Thuận
Ngoài 6 tôn giáo chính thức đang hoạt động bình thường, còn có một sốnhóm tôn giáo địa phương, hoặc mới được thành lập có liên quan đến Phật giáo,hoặc mới du nhập ở bên ngoài vào như: Tịnh độ cư sỹ, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ
Ân Hiếu Nghĩa, Tổ Tiên Chính giáo, Bàlamôn, Bahai và các hệ phái tin lành
Với sự đa dạng các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo nói trên, người tathường ví Việt Nam như bảo tàng tôn giáo của thế giới Về khía cạnh văn hoá, sự
đa dạng các loại hình tín ngưỡng tôn giáo đã góp phần làm cho nền văn hoá ViệtNam phong phú và đặc sắc Tuy nhiên đó là những khó khăn đặt ra trong việcthực hiện chủ trương, chính sách đối với tôn giáo nói chung và đối với từng tôngiáo giáo cụ thể
Ở Việt Nam có một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo.Đến tháng 12/2005, Ngoài dân tộc Kinh, Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số với
Trang 14khoảng trên 10 triệu người, sống tập trung ở ba khu vực chính là Tây Bắc, TâyNguyên và Tây Nam Bộ: Khu vực Tây Bắc có hơn 30 dân tộc thiểu số sinh sốngvới khoảng trên 6 triệu người; Khu vực Tây Nguyên có 46 dân tộc thiểu số cư trúvới gần 2 triệu người, kể cả các dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi phía Bắc vàoTây Nguyên sinh sống làm cho thành phần các dân tộc ở đây càng thêm đa dạng;Khu vực Nam Bộ nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long với ba dân tộc:Khơme, Hoa và Chăm với số dân khoảng trên 1 triệu.
Về mặt văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, đồng bào các dân tộc thiểu số ở bakhu vực nói trên có những nét riêng, độc đáo tạo nên nền văn hóa Việt Nam đadạng Hầu hết các dân tộc thiểu số vẫn giữ tín ngưỡng nguyên thủy thờ đa thầnvới quan niệm vạn vật hữu linh và thờ cúng theo phong tục tập quán truyềnthống Sau này, theo thời gian các tôn giáo dần dần thâm nhập vào những vùngđồng bào các dân tộc thiểu số hình thành các cộng đồng tôn giáo, cụ thể:
- Cộng đồng dân tộc Khơme theo Phật giáo Nam tông Hiện nay có1.043.678 người Khơme, 8.112 nhà sư và 433 ngôi chùa trong đồng bào Khơme
- Cộng đồng người Chăm theo Hồi giáo Có khoảng gần 100 nghìn ngườiChăm, trong đó số người theo Hồi giáo chính thống (gọi là Chăm Ixlam) là25.703 tín đồ, Hồi giáo không chính thống (Chăm Bàni) là 39.228 tín đồ Ngoài
ra còn có hơn 30 nghìn người theo đạo Bàlamôn (Bà Chăm) Hồi giáo chính thứctruyền vào dân tộc Chăm từ thế kỷ XVI Cùng với thời gian, Hồi giáo đã gópphần quan trọng trong việc hình thành tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục tậpquán, văn hóa của người Chăm
- Toàn vùng Tây Nguyên hiện nay có 4 tôn giáo chính: Công giáo, Phậtgiáo, Tin lành và Cao đài, với tổng số 1.582.617 tín đồ (chiếm 33,6% dân số),
Trang 15trong đó có hơn 500.500 tín đồ là người dân tộc thiểu số Tín đồ người dân tộcthiểu số chủ yếu theo đạo Công giáo và Tin lành Trong đó:
Công giáo: 704.202 tín đồ, trong đó tín đồ là người dân tộc thiểu số là233.911 (chiếm 21,08%); Phật giáo 557.590 tín đồ, tín đồ người dân tộc thiểu số
là 13.083; Tin lành có 12 hệ phái với 301.149 tín đồ, trong đó có 282.799 tín đồ
là người dân tộc thiểu số (chiếm 93,53%); Cao đài có 5 hệ phái, với 19.676 tín
đồ (không có tín đồ người dân tộc thiểu số)
Hiện nay, toàn vùng có 283.611 tín đồ hệ phái Tin lành Việt Nam (miềnNam), chiếm 91,94% tổng số tín đồ Tin lành toàn vùng, có 100.527 tín đồ chínhthức (đã bắp tem) Có 4 tỉnh, trừ Kon Tum công nhận 25 chi hội với 37.018 tín
đồ, chiếm 14,07% tổng số tín đồ Tin lành Việt Nam (miền Nam) và 12,93% sốtín đồ Tin lành của toàn vùng Gia Lai có 38 chi hội với 69.355 người, đã côngnhận 11 chi hội với 15.946 người (chiếm 22,99%) Dak Lak tổng số tín đồ105.486 người, đã công nhận 4 chi hội với 7.330 người (chiếm 0,7%) Tỉnh DakNông tổng số tín đồ 27.051 người, đã công nhận 1 chi hội với 982 người (chiếm3,63) Lâm Đồng tổng số tín đồ 60.529 người, đã công nhận 9 chi hội với 13.643người (chiếm 22,54%)
Những năm qua, số lượng tín đồ tăng cao, trong đó, tín đồ người dân tộcthiểu số tăng khá nhanh trong cộng đồng Công giáo và chiếm tỷ lệ tuyệt đốitrong cộng đồng đạo Tin lành Một số điểm đáng lưu ý là người dân tộc thiểu sốbản địa chiếm 83% tổng số tín đồ người dân tộc thiểu số nói chung Đây cũng làmục tiêu truyền giáo của các giáo hội Kitô giáo ở Tây Nguyên
- Cộng đồng dân tộc thiểu số ở Tây Bắc một số theo Công giáo, Tin lành.Hiện nay ở Tây Bắc có 38 nghìn người dân tộc thiểu số theo Công giáo; đặc biệt,khoảng 20 năm trở lại đây có đến trên 100 nghìn người Mông theo đạo Tin lành
Trang 16dưới tên gọi Vàng Chứ và khoảng 15 nghìn người Dao theo đạo Tin lành dướitên gọi Thìn Hùng.
Đa số tín đồ các tôn giáo là người lao động, trong đó chủ yếu là nông dân.Ước tính, số tín đồ là nông dân của Phật giáo, Thiên chúa giáo chiếm đến 80-85%, của Cao Đài, Phật giáo, Hòa Hảo: 95% và của đạo Tin lành là 65% Làngười lao động, người nông dân, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam rất cần cù tronglao động sản xuất và có tinh thần yêu nước Trong các giai đoạn lịch sử, tín đồcác tôn giáo cùng với các tầng lớp nhân dân làm nên những chiến thắng to lớncủa dân tộc
Tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam có nhu cầu cao trong sinh họat tôn giáo,nhất là những sinh họat tôn giáo cộng đồng mang tính chất lễ hội Một bộ phậntín đồ của một số tôn giáo vẫn còn mê tín dị đoan, thậm chí cuồng tín dễ bị cácphần tử thù địch lôi kéo, lợi dụng
Ngày nay, các thế lực thù địch ở trong nước và nước ngoài đang thực hiệnchiến lược diễn biến hòa bình để chống phá cách mạng nước Việt Nam Trongchiến lược này, các thế lực thù địch đặc biệt quan tâm lợi dụng vấn đề tôn giáo.Vấn đề tôn giáo được chúng gắn với vấn đề dân chủ nhân quyền và được thựchiện qua nhiều thủ đoạn
Thông qua việc trình bày một số đặc điểm tình hình tôn giáo Việt Nam cóthể thấy phần nào bức tranh toàn cảnh về tôn giáo ở Việt Nam Đó cũng chính là
cơ sở thực tiễn để Đảng và Nhà nước họach định chủ trương, chính sách đối vớitôn giáo ở tầm vĩ mô
2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách tôn giáo:
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo là sự vận dụng sáng tạoquan điểm mácxít về tín ngưỡng, tôn giáo trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam