0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Biện pháp liên quan đến yếu tố con người

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ QUÁ HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO VAY TÍN CHẤP CÁ NHÂN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP TƯ NHÂN TẠI TP.HCM (Trang 68 -68 )

Vai trò của con người trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành NH nói riêng là không thể phủ nhận. Thực tế cho thấy NH nào có đội ngũ cán bộ, nhân viên nhanh nhạy, sáng tạo trong công việc, có tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao, vì lợi ích của NH thì NH đó sẽ đứng vững và không ngừng phát triển trước những điều kiện khó khăn, sóng gió của cơ chế thị trường. Để xây dựng được đội ngũ nhân viên đó, có một số biện pháp cấp thiết mà các NHTMCP tư nhân tại TP.HCM cần áp dụng như sau:

 Thực hiện việc tổ chức, sắp xếp, tuyển dụng đội ngũ cán bộ nhân viên một cách hợp lý nhằm phát huy tốt nhất năng lực của từng cá nhân, tuân theo các nguyên tắc:

 Bố trí cán bộ, nhân viên trên tinh thần đúng người đúng việc, giao nhiệm vụ cụ thể, hình thành mạng lưới quản trị, tham mưu, thừa hành giỏi về nghiệp vụ, từ đó tổ chức nên một hệ thống thật sự có hiệu quả với độ an toàn cao.

 Thực hiện nghiêm túc công tác tuyển dụng NH, gắn chiến lược nhân sự với các trường đại học trọng điểm, bổ sung đội ngũ cán bộ ngân hàng trẻ, có năng lực, nhiệt tình, hăng hái. Có chính sách đãi ngộ thích hợp để thu hút những cán bộ có

chuyên môn cao và giữ lại những cán bộ giỏi trước sự thu hút của các ngân hàng nước ngoài.

 Phải lập ra một hệ thống tiêu chuẩn về trình độ, thâm niên kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân cho từng chức danh cụ thể. Khi đó việc bổ nhiệm cán bộ đã có tiêu chuẩn để xét duyệt nhằm đảm bảo yêu cầu công tác, từng bước chuẩn hóa cán bộ.

 Cần lưu ý việc luân chuyển cán bộ sau một thời gian thích hợp. Việc bố trí một cán bộ phụ trách một công tác quá lâu có thể dẫn đến những quan hệ tình cảm riêng tư hoặc quá tin cậy dẫn đến mất cảnh giác. Tuy nhiên nếu việc luân chuyển cán bộ thực hiện trong một thời gian ngắn sẽ dẫn đến thiếu hiểu biết về khách hàng, không có lợi cho việc thu hút, giữ quan hệ với khách hàng, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của NH. Ngoài ra việc luân chuyển cán bộ sẽ có lợi ở chỗ tạo được một dàn cán bộ có kinh nghiệm, hiểu biết nhiều nghiệp vụ, khả năng giao dịch, đàm phán tốt; suy nghĩ chín chắn, cẩn thận; khả năng nắm bắt và xử lý vấn đề nhanh, kiến thức phong phú, đồng thời các hồ sơ hoạt động cũng thường xuyên được kiểm tra lại thông qua bàn giao công tác.

 Bên cạnh việc tổ chức, sắp xếp nhân sự hợp lý còn phải quan tâm đến đẩy mạnh công tác đào tạo và tái đào tạo cán bộ. Muốn vậy phải thường xuyên xây dựng phong trào tự đào tạo, tìm hiểu kiến thức trong cán bộ NH thông qua sách báo, tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng trình độ chuyên môn, tổ chức trắc nghiệm đánh giá trình độ cán bộ, cập nhật các thông tin với sự chỉ bảo, giảng dạy của các chuyên gia, các nhà giáo có uy tín, có kinh nghiệm của các trường đại học; gửi cán bộ đi du học ở nước ngoài để tiếp thu những kiến thức mới, phương pháp mới của các nước có công nghệ NH tiên tiến…

 Một vấn đề tế nhị khác nhưng lại được thể hiện rất rõ qua các vụ án có liên quan đến hoạt động NH trong thời gian qua là vấn đề rủi ro đạo đức (moral hazard):hối lộ và nhận hối lộ, quan liêu, tiêu cực của các quan chức và nhân viên NH. Có một nghịch lý là những người làm công tác cho vay tín dụng NH, nhất là ở những bộ phận nhạy cảm như cán bộ thẩm định hồ sơ vay và duyệt cho vay,….luôn phải đối mặt với

những gợi ý hấp dẫn từ phía khách hàng cũng như những bất trắc có thể xảy ra từ chính môi trường công tác, lại có mức thu nhập khá khiêm tốn so với nhiều ngành sản xuất kinh doanh khác.

Để giải quyết vấn đề này trước hết NH cần phải nâng cao tư cách, phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng; đầu tư chiều sâu vào con người khả năng chịu áp lực từ môi trường hoạt động và xây dựng văn hóa NH lành mạnh. Đồng thời, NHTMCP phải quan tâm đúng mức cả về vật chất lẫn tinh thần để khuyến khích tính liêm khiết và lòng tự trọng của các cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng. Cụ thể như cần phải có chính sách thưởng phạt nghiêm minh thoả đáng, trả lương cao hơn cho các cán bộ tín dụng thông qua các khoản phụ cấp trách nhiệm, tiền “dưỡng liêm”,…. khen thưởng cho cán bộ, nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, tạo động lực cho họ làm việc hiệu quả hơn. Bên cạnh đó cần phải xử lý nghiêm khắc những trường hợp sai phạm cố ý, nhận hối lộ,…

Tóm lại, một khi các NHTMCP tư nhân VN áp dụng được tốt các biện pháp trên để cải thiện lực lượng cán bộ, nhân viên và bộ máy quản lý thì chắc chắn chất lượng hoạt động của NH sẽ được nâng cao rõ rệt và rủi ro phát sinh nợ quá hạn do cho vay tín chấp sẽ không có nhiều điều kiện để phát sinh ở các NH này.

3.1.2. Biện pháp liên quan đến hoạt động quản trị trong ngân hàng

Cùng với những biện pháp liên quan đến con người, các NHTMCP tư nhân Việt Nam cũng cần phải có những biện pháp quản trị rủi ro cho chính mình để có thể vững vàng phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế. Cụ thể như sau:

Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý:

Bất kỳ một NHTM nào muốn đạt được các mục tiêu kinh doanh thì cũng phải hoạch định cho mình một chính sách tín dụng thích hợp để sử dụng các nguồn vốn hiện có một cách có hiệu quả. Công việc hoạch định đó đòi hỏi các NH phải thực hiện những công tác sau:

 Trước hết các NHTMCP cần chú ý đến ba mục tiêu chiến lược: Tăng trưởng, mở rộng khối lượng tín dụng, tăng lợi nhuận cho NH; Đảm bảo an toàn trong hoạt

động, hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất; Hướng tới sự lành mạnh và hiệu quả của các khoản tín dụng.

 Tổ chức lại mô hình tổ chức và quy trình cấp tín dụng, quản trị rủi ro đảm bảo sự độc lập giữa các chức năng bán hàng, phân tích và quản trị rủi ro tín dụng. Định kỳ tổ chức đánh giá lại mức độ rủi ro của khoản vay, …

 Các NHTMCP cần xây dựng chính sách cho vay tín dụng phù hợp đối với các ngành kinh tế, các thành phần kinh tế, các vùng kinh tế trọng điểm, như vùng kinh tế trọng điểm phía nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương), vì các vùng kinh tế này tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều dự án đầu tư nước ngoài… rất cần vốn, đây là khu vực thị trường đầy hứa hẹn cho các NHTMCP tư nhân.

 Các chính sách tín dụng của NH chỉ phù hợp trong một khoảng thời gian ngắn nên các NHTMCP cần phải thường xuyên nghiên cứu, phân tích và dự đoán sự thay đổi và các tác động có thể xảy ra khi đường lối, chính sách, luật pháp của chính phủ, môi trường kinh tế, xã hội thay đổi. Trên cơ sở đó cần phải sửa đổi, bổ sung một số điều cho phù hợp với tình hình mới.

 Cuối cùng, các NHTMCP cần tổ chức các buổi họp giữa NH với khách hàng, để nghe phản ánh từ phía khách hàng những điểm hợp lý và chưa hợp lý trong chính sách tín dụng, trên cơ sở đó sẽ có kế hoạch để chỉnh sửa các điểm chưa hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và khai thác khách hàng bền vững hơn.

Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn:

Vốn có thể được huy động bằng nhiều hình thức khác nhau như huy động trực tiếp từ nguồn tiền nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế thông qua hệ thống các chi nhánh/SGD, hoặc thông qua phát hành trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi… NH cần đề ra khung lãi suất áp dụng cho từng kỳ hạn linh hoạt để đáp ứng cho các khách hàng có kỳ gửi khác nhau, nhằm huy động tối đa nguồn vốn. Bởi hiện nay các NH đang cạnh tranh gây gắt mở rộng thị phần nên nếu áp dụng mức lãi suất cứng thì dẫn đến khả năng ít thu hút khách hàng gửi tiền, gây khó khăn trong hoạt động cho vay tín chấp. Đồng thời, các NHTMCP tư nhân cần nỗ lực tìm kiếm các nguồn tài trợ, uỷ thác của các chính phủ,

các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức kinh tế,…. khi họ muốn chuyển vốn để thực hiện các hoạt động phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá …. trong và ngoài nước.

Nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ vay tín chấp cá nhân:

Các NHTMCP cần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ phân tích, thẩm định hồ sơ vay tín chấp cá nhân. Thu thập thông tin từ các nguồn khác nhau, từ tầm vĩ mô đến vi mô. Có ba nguồn cơ bản để cán bộ NH thu thập thông tin đó là từ hồ sơ giấy tờ của khách hàng cung cấp; qua các trung tâm cung cấp thông tin tin cậy; qua việc xem xét thực tế tại đơn vị của khách hàng ngoài ra còn thu thập từ các nguồn khác. Trong thu thập thông tin cần nắm bắt được tình hình tài chính của cá nhân khách hàng cũng như DN, cơ quan, đơn vị mà cá nhân này công tác hoặc sở hữu, trên cơ sở đó sớm có quyết định về khả năng cho vay đối với khách hàng, tránh kéo dài mất thời gian cho cả hai bên.

Tư vấn cho khách hàng về các dịch vụ liên quan và thường xuyên gần gũi hỗ trợ khách hàng:

Các cán bộ NH có khả năng nắm bắt được nhiều thông tin chính xác, có ích và có tính hệ thống cao, như các thông tin về thị trường, thông tin về các chính sách kinh tế, luật pháp của chính phủ… Dựa trên tiềm lực đó NH có thể giới thiệu, tư vấn cho khách hàng các dịch vụ, sản phẩm liên kết của NH đối với các khoản vay tín chấp để khách hàng dễ dàng lựa chọn như vay tín chấp tiêu dùng, vay tín chấp du học, vay tín chấp kinh doanh,.... giúp các khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm, dịch vụ này với chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo tính an toàn hiệu quả cho nguồn vốn.

Ngoài ra trong công tác tổ chức giao dịch, NH nên thường xuyên tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi nhất cho khách hàng như giải quyết nhanh thủ tục cho vay, hướng dẫn tận tình những yêu cầu của khách, rút ngắn các thủ tục rờm rà không cần thiết,... .Thực hiện tốt chính sách khuyến khích đối với các khách hàng. Ưu tiên cho những khách hàng truyền thốngnhư cung cấp các dịch vụ với giá rẻ hơn bình thường, tặng quà cho khách hàng... nhằm giữ khách sử dụng các dịch vụ của NH một cách thường xuyên. Đối với các khách hàng mới quan hệ và khách hàng tiềm năng mà NH đang ngắm đến trong tương lai thì NH cần thực hiện tốt việc cung cấp các dịch vụ nhanh chóng, thuận

tiện, có chất lượng cao và tích cực tuyên truyền để khách hàng thấy được lợi ích khi quan hệ với NH.

Đồng thời, NH phải tiếp xúc thường xuyên, tìm hiểu nhu cầu của của khách hàng, khuyến khích họ mở tài khoản tiền gửi, thực hiện thanh toán qua NH, từng bước nâng cao chất lượng các dịch vụ vay tín chấp để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của NH.

Thiết lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro tín dụng của ngân hàng:

Việc thiết lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đối với vay tín chấp cá nhân không phải chỉ trên cơ sở nợ quá hạn. Đó là vì có những khoản vay mặc dù chưa tới hạn nhưng đã tiềm ẩn khả năng mất vốn rất cao, cần được dự phòng rủi ro song lại ít khi được các NHTMCP tư nhân trích lập. Cho nên việc cần thiết hiện nay là phải mở rộng đối tượng trích lập rủi ro, cho cả các khoản nợ tìm ẩn nguy cơ mất vốn cao, để góp phần đưa hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung trên địa bàn TP.HCM tăng trưởng bền vững, chất lượng tín dụng dần được nâng cao.

Ngoài ra, NHTMCP tư nhân cũng cần áp dụng thêm các công cụ phái sinh để phòng ngừa hiệu quả hơn rủi ro tín dụng như: chứng khoán hoá các khoản cho vay, hợp đồng trao đổi tín dụng (credit swap), hợp đồng quyền lựa chọn tín dụng, trái phiếu ràng buộc, mua bảo hiểm cho các khoản tiền gửi, tiền vay…

Thực hiện phân chia rủi ro và tổ chức phân loại dư nợ quá hạn để sớm có biện pháp giải quyết.

Các NHTMCP khi cho vay tín chấp cá nhân cần phân chia rủi ro tín dụng, không tập trung vốn cho nhiều khách hàng cùng một công ty, cơ quan hay đơn vị mà nên cho nhiều cá nhân thuộc các tổ chức khác nhau vay. Đồng thời, NH cũng cần chú ý phân tán rủi ro theo từng ngành nghề hoạt động kinh doanh theo xu thế phát triển và mức độ tăng trưởng của từng ngành.

Ngoài ra, NHTMCP tư nhân còn phải thực hiện việc phân loại dư nợ quá hạn theo một số tiêu thức sau:

- Chất lượng tín dụng: tính tỷ lệ nợ quá hạn so với tổng dư nợ - Thời gian vay: tính tỷ lệ nợ quá hạn ngắn hạn, quá hạn trung hạn

- Thời gian quá hạn: tính tỷ lệ nợ quá hạn dưới 3 tháng, dưới 6 tháng, dưới 12 tháng, trên 12 tháng.

- Tính chất món vay quá hạn: nợ quá hạn bình thường, nợ quá hạn chờ xử lý, nợ quá hạn khó đòi

- Nợ quá hạn phân theo nguyên nhân hoặc khả năng thu hồi - Nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế, thành phần kinh tế,…

- Nợ quá hạn phân theo cán bộ thẩm định hoặc người ký duyệt cho vay,…

Tùy theo yêu cầu thực tế có thể thực hiện một hay nhiều bảng phân loại theo các tiêu thức khác nhau để phân loại dư nợ quá hạn do vay tín chấp, tạo điều kiện xử lý rủi ro nhanh chóng và chính xác, giúp giảm chi phí và thời gian xử lý công nợ. Đồng thời, các NHTM cũng cần chú ý hơn việc định kỳ hạn nợ và gia hạn nợ phù hợp với khả năng tài chính của từng khách hàng. Tập trung thu hồi nợ đến hạn và nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với khách hàng đến hạn trả nợ nếu không có lý do chính đáng để gia hạn nợ.

Đẩy mạnh hoạt động hợp tác tín dụng giữa các NH, góp phần giữ gìn sự ổn định và bền vững của hệ thống.

Các NHTMCP tư nhân nên liên kết chặt chẽ với nhau hơn trên tinh thần hợp tác về nhiều mặt, nhất là thông tin về thị trường và khách hàng. Điều này góp phần hạn chế trường hợp một khách hàng vay tín chấp cá nhân ở nhiều NHTMCP khác nhau mà tình hình tài chính của khách hàng này không đủ khả năng trả tất cả các khoản nợ trên. Cạnh đó, theo xu hướng thị trường luôn thay đổi, việc chia sẻ thông tin cũng giúp cho các NH điều chỉnh được chính sách cho vay phù hợp, tránh tỷ lệ nợ quá hạn quá cao ở một số NH, gây rối loạn ở NH và gây khủng hoảng cho toàn hệ thống.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hiện nay tại nhiều NHTMCP tư nhân được thực hiện còn chưa nghiêm túc, còn nặng về việc đối phó các quy định của NHNN về công tác kiểm soát nội bộ, việc kiểm soát nghiệp vụ còn hời hợt, qua loa lấy lệ. Nhưng đây lại là công tác vô cùng quan trọng. Thực tế ở những NH thực hiện tốt công tác kiểm

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NỢ QUÁ HẠN TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO VAY TÍN CHẤP CÁ NHÂN CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP TƯ NHÂN TẠI TP.HCM (Trang 68 -68 )

×